8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - PHẢI CÓ THẾ GIỚI MAI SAU

Phải có thế giới mai sau!

Thế giới đang ngày một đối mặt với thiên tai dồn dập. Hết động đất, sóng thần, lại đến bão lũ cuồng phong. Ngày xưa không có siêu động đất, siêu sóng thần, cũng chẳng có siêu bão như ngày nay. Ngày nay thứ gì cũng có thêm chữ “siêu” đàng trước cả: siêu vi, siêu phẩm, siêu phẳng, siêu mỏng, siêu nhân, siêu sao, siêu mẫu, siêu giàu, siêu nghèo, v.v… Dường như bão lụt thiên tai cũng ăn theo chữ “siêu”, đủ thứ “siêu tai”: siêu thiên tai, siêu nhân tai. Trước kia ở Việt Nam bão thường được dự báo cấp 12 là hết cỡ, nay thang số 16, 17 vẫn chưa đủ để đo lường cấp độ của các cơn siêu bão, chẳng hạn như siêu bão Haiyan.

Sau khi tàn phá đảo quốc Philippin, khiến ít nhất 4 người chết, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa, hàng triệu người phải sơ tán, 90% cơ sở hạ tầng ở những nơi mà nó đi qua bị phá huỷ, siêu bão Haiyan giờ đang trực chỉ Miền Trung Việt Nam. Người dân Miền Trung đang phải gồng mình khắc phục hậu quả của các cơn bão số 10, và 11, nay lại phải đối mặt với siêu bão Haiyan. Sau siêu bão sẽ còn lũ lụt tồi tệ nữa. Thiên tai chồng thiên tai, khiến cho người dân Miền Trung dường như không ngước mặt lên được.

Người ta có thể nói không sai rằng ngày nay không còn nơi nào trên trái đất là an toàn, an ninh tuyệt đối. Sàigòn từng một thời được mệnh danh là “hòn ngọc” viễn đông, nay không còn là hòn ngọc nữa, mà là “hòn than”, theo nghĩa là nơi mà người ta phải “than trời”. Than trời vì ô nhiễm môi trường sống tràn lan; than trời vì nạn trộm cướp hoành hành; than trời vì thực phẩm, đồ ăn thức uống mất an toàn nghiêm trọng vì bị nhiễm đủ thứ hoá chất độc hại; nhất là than trời vì mỗi lúc triều cường hay mưa lớn (hoặc cả hai kết hợp) thì đường phố thành sông, nước ngập lênh láng, mùi xú uế nồng nặc… Đời sống dân tình vì thế mà ngày một điêu linh.

Tuy nhiên, với cái nhìn lạc quan, thì những thực tại thương đau do thiên tai hay nhân tai đó cũng cho người ta thấy rằng trái đất này, thế giới này là giới hạn, là bất toàn, và rằng đời sống con người nơi trần gian này cũng chỉ là tạm bợ, vô thường và chóng qua. Chắc hẳn phải có một đời sống khác, một thế giới khác không còn đau khổ, vô thường và chết chóc, một thế giới mà con người sẽ trở nên “như các thần tiên”. Đó là Niết Bàn theo quan niệm của Phật giáo, hay Thiên Đàng của Do thái giáo, Hồi giáo, và Kitô giáo chúng ta.

Dĩ nhiên, vấn đề có hay không một thế giới mai sau và cuộc sống trong thế giới mai sau ấy như thế nào, vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi đối với nhiều người, nhất là với người xưa. Như ta biết, vào thời Chúa Giêsu, một nhóm có tên gọi là Sađốc chủ trương không tin có sự sống lại và họ cũng không tin các Thiên thần. Bởi đó, họ đến gặp Chúa Giêsu để hỏi thử và đồng thời cũng tìm cách để chế diễu Ngài. Qua câu chuyện tưởng tượng về “người đàn bà có bảy đời chồng”, họ đặt ra cho Chúa Giêsu hai vấn nạn: có sự sống lại hay không, và nếu có sự sống lại thì sự sống đó như thế nào?

Chúa Giêsu lần lượt trả lời cách rõ ràng hai vấn nạn mà những người Sađốc đã nêu lên. Dĩ nhiên, Ngài là Đấng từ trời xuống, chắc chắn câu trả lời của Ngài là chính xác và đáng tin nhất.

– “Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống”: Qua lời khẳng định này, Chúa Giêsu cho họ biết rằng có đời sau, có sự sống lại và có các Thiên Thần. Ngài dựa vào Ngũ Kinh vốn là 5 cuốn sách đầu của Kinh Thánh mà nhóm Sađốc nhìn nhận để khẳng định với họ về sự sống lại. Hơn nữa, chính việc Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết là câu trả lời thuyết phục hơn cả đối với họ.

– “Họ sẽ nên giống như các Thiên thần”: Nghĩa là không còn sống đời sống hôn nhân, không còn việc cưới vợ gả chồng. Vì một khi đã sống lại thì không bao giờ chết nữa, và vì thế mà việc duy trì nòi giống là không còn cần thiết nữa. Họ sẽ nên “như các Thiên thần”, câu này mang hai ý nghĩa: một là thân xác hoàn toàn được biến đổi, như thân xác phục sinh của Đức Kitô; hai là không còn sống cuộc sống đời này mà chỉ còn việc phụng thờ Thiên Chúa và sống với Ngài mà thôi.

Có em thiếu nhi hỏi: “Thưa cha, khi sống lại thì được lên trời. Vậy thì ở trên trời có đá banh, có câu cá, có trò chơi điện tử, có nhảy dây… không cha? Vì con rất thích những thứ đó. Nếu không có thì buồn lắm. Chắc con không lên đâu. Hehe!”

Tôi trả lời với em: “Trên trời sẽ có những trò chơi khác vui hơn con ạ. Mai mốt lên đó, con sẽ biết”.

Thực sự khi đươc sống với Chúa là hạnh phúc tròn đầy rồi. Các em học sinh không còn phải lo lắng học bài làm bài, không còn phải sợ thi rớt hay ở lại lớp; tất cả mọi người không còn phải sợ bệnh tật đau khổ, không còn phải đối mặt với tội lỗi, nhất là không bao giờ phải chết nữa. Mà chỉ có niềm vui và hạnh phúc trong Chúa mà thôi. Dĩ nhiên niềm vui và hạnh phúc trong Chúa thì hơn gấp trăm gấp ngàn lần niềm vui và hạnh phúc ở trần gian này. Nếu không thì Chúa đã không tha thiết mời gọi chúng ta cố gắng hy sinh để đạt được.

Ông bà ta thường nói: “Con vua thì được làm vua” con sãi ở chùa thì quét lá đa”! Những ai tin vào Thiên Chúa sẽ được “Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa”, mà Thiên Chúa là “Thiên Chúa của kẻ sống” thì con cái của Thiên Chúa, là kẻ tin và sống trong Người thì làm sao bị diệt vong được.

Trong tháng Các Đẳng linh hồn, Giáo Hội mời gọi ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất. Khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta đang tuyên xưng niềm tin của mình vào sự sống lại và sự sống đời đời, sự sống mà chính Đức Kitô đã khai mở cho chúng ta, vì “Ngài là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc”.

Nếu không tin vào sự sống mai sau thì chẳng ai cầu nguyện cho các linh hồn làm gì và cũng chẳng có lễ cầu hồn, như người Công giáo chúng ta vẫn thường dâng. Nếu không tin vào sự phán xét cá nhân và sự thưởng phạt ngay sau khi chết, thì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa. Bởi thế bên Giáo hội Tin lành không có chuyện cầu hồn hay xin lễ cho Các Đẳng, bởi vì họ không tin vào sự phán xét cá nhân, và sự thưởng phạt ngay sau khi chết. Còn chúng ta khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống, sự thưởng phạt ngay sau khi chết, và sự sống đời đời.

Bà mẹ và bảy người con trong Bài đọc I là những người tin có sự sống đời sau, và họ đã làm chứng cho niềm tin ấy bằng cách dám hy sinh mạng sống đời này. Còn chúng ta, chúng ta tuyên xưng có sự sống đời sau, thì chúng ta cũng phải làm chứng cho người khác thấy là chúng ta thực sự tin như thế. Có như vậy họ mới có thể tin theo chúng ta.

Nhưng thế nào là chứng tỏ mình thực sự tin vào cuộc sống đời sau? Thưa là trong khi còn sống, chúng ta không chỉ tìm kiếm những giá trị vật chất để bảo đảm cho đời này, mà còn tìm kiếm cách hăng say hơn những giá trị tinh thần và đạo đức để bảo đảm cho cuộc sống đời sau. Đó là hết lòng kính mến Chúa qua việc học hỏi Lời Chúa, siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích. Đó còn là hết lòng sống công bằng, bác ái yêu thương mọi người, và nỗ lực xa lánh mọi tội lỗi làm mất lòng Chúa.

Hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã mạc khải cho ta biết về thế giới mai sau qua Đức Giêsu Kitô. Xin Chúa cho ta biết sống xứng đáng là con cái của Chúa trong cuộc sống hôm nay, để mai ngày ta cũng được sống lại và hưởng niềm vui vĩnh cửu trong tình yêu của Chúa. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NHÌN THẤU LÒNG NGƯỜI

  •  
    Hung Dao
    Oct 30 at 1:15 PM
     
     
     
     
     
    Subject: Re : VAN HOA :Nhìn thấu lòng người chỉ cần 4 chữ
     

    Nhìn thấu lòng người chỉ cần 4 chữ

    image.png
     

    Để nhìn thấu một người là chuyện không hề đơn giản, nếu dùng tâm để cảm nhận thì có thể thấy được một vài phần. Giá trị và phẩm chất của một người như thế nào, có lúc chỉ cần nhìn là biết, nghe là rõ. Hãy dùng 4 chữ này để đo lường, bạn sẽ thấu tỏ lòng người ngay thôi.

    1. Chữ “Quả”

    Chữ “Quả” này trong từ “kết quả”, “thành quả”, là chỉ những điều đạt được sau cùng. Bạn có thể quan sát cách một người bước đi, lắng nghe lời người đó nói và theo dõi kết quả, không phải chỉ để biết người đó đang làm gì, làm ra sao hay nói những gì, mà quan trọng hơn cả là nhìn vào kết quả cuối cùng. Tất nhiên, quá trình cũng rất quan trọng, nhưng thường quá trình thực sự rất tốt, thì kết quả theo sau cũng sẽ tốt đẹp, còn quá trình có sơ suất, thì kết quả sẽ tồi tệ. 

    Có một vài người, trông bề ngoài giản dị, lời lẽ không khoa trương nhưng trên thực tế lại rất có năng lực, làm được những việc phi thường, nhìn vào kết quả của họ quả thực khiến người khác cảm phục bội phần. Lại có những người nói thì rất hay, biểu hiện có vẻ cũng rất tốt nhưng cuối cùng lại chẳng làm nên chuyện gì. Hãy trao cho một người hai đến ba cơ hội, và rồi quan sát “Quả”. Người đó có năng lực thật sự không? Có khác biệt giữa lời nói và việc làm thực tế không? Có lẽ bạn đã đánh giá được phần nào rồi. 

    2. Chữ “Cơ”

    Chữ “Cơ” ở đây là nói đến “cơ duyên” và “động cơ”.

    Trước hết về “cơ duyên”, ý nói đến “cơ hội” và “nhân duyên” để có thể gặp nhau, để có thể xây dựng nên mối quan hệ giữa hai người. Nhưng liệu mối quan hệ đó có hòa hợp hay không? Dù người ấy có ngoại hình xấu hay đẹp đều không quan trọng. Đôi khi, bạn nhìn một người chẳng có ấn tượng đặc biệt nào cả nhưng tâm hồn và tính cách của người ấy và bạn lại rất đỗi đồng điệu. Ấy là cơ duyên, hãy trân quý. Tận dụng cơ duyên này và tạo cơ hội để cả hai có thể khám phá được những nét tính cách của nhau, qua những cơ hội đó, bạn sẽ hiểu người kia rõ hơn.

    Còn một điều cần lưu tâm là “động cơ”, chính là điều đã thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ này. Nếu như tâm đầu ý hợp, trân trọng lẫn nhau, “động cơ” tốt đẹp là cùng nhau chia sẻ những vui buồn, suy nghĩ, tình cảm trong cuộc sống thì đó là lương duyên, càng phải trân trọng. Tuy nhiên, nếu đối phương vì một mục đích không tốt nào đó mà kết giao với chúng ta thì sớm muộn cũng sẽ đến lúc ý đồ ấy lộ ra. Nếu rơi vào trường hợp này và đã có thể nhận ra, thì tốt nhất bạn nên chấm dứt sớm, bởi càng dây dưa sẽ càng phiền phức mà thôi.

    Vì thế, có chữ “Cơ”, bạn sẽ hiểu một người hơn và biết nên làm gì với mối quan hệ đó.

    image.png

    3. Chữ “Tàng”

    “Tàng” là chỉ sự ẩn giấu. Có câu “thâm tàng bất lộ”, tức là điều cao thâm thường không dễ hiển hiện, bộc lộ, biểu lộ ra. Người xưa cũng nói: “Chân nhân bất lộ tướng”, hiểu là bậc cao nhân không dùng thân phận chân thật của mình để thể hiện ra trước mặt người khác. Người càng tài hoa thì càng ít thể hiện, người càng xuất chúng thì càng không khoe khoang mà có thể che giấu được tài năng của mình, không tùy tiện phô trương tài nghệ của bản thân. Có những người rất tinh tế, nội tâm rất phong phú, sâu sắc, nhưng lại rất kiệm lời.

    Vậy nên, khi kết giao với người khác, nhất định phải lưu ý chữ “Tàng” này. Đừng nhìn biểu hiện bên ngoài để đánh giá một người. Vẻ ngoài hào nhoáng, xinh đẹp hay lời nói hoa mỹ đều có thể là cái bẫy, khiến bạn đưa ra những nhận định không chính xác. Chỉ khi có những cuộc trò chuyện thực sự, hay thông qua một số tình huống cụ thể, lúc ấy bạn mới thấu tỏ trái tim của đối phương.

    4. Chữ “Tưởng”

    Chữ “Tưởng” này bao hàm “lý tưởng”, “ý nguyện” và “ước mơ”, cũng chỉ “tư tưởng” nói chung của một người. Để đánh giá một người, có thể quan sát những gì mà người đó đang theo đuổi. Nếu có mục đích sống lớn lao thì mỗi ngày, người đó sẽ rất chăm chỉ và nỗ lực làm việc. Cũng có những người chỉ mong có một cuộc sống bình an, tĩnh lặng, không bon chen, tuy nhiên không phải họ buông xuôi, họ vẫn sống rất có nguyên tắc, chỉ là không mưu cầu danh lợi.

    Lại có những người sống mà không có mục tiêu, buông thả cho qua ngày đoạn tháng. Với những người như vậy, có lẽ chúng ta chỉ nên duy trì mối quan hệ xã giao mà thôi.

    Chúng ta không ai giống ai, suy nghĩ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, từ đó mà chọn cho mình lý tưởng, ước mơ và lập ra những nguyên tắc sống riêng. Khi chúng ta kết bạn giao lưu với một người, hãy nhìn vào ước mơ và những điều mà họ đang theo đuổi để hiểu hơn về họ, tức là nhìn vào chữ “Tưởng” này.

    “Quả”, “Cơ”, “Tàng”, “Tưởng” là bốn từ phản ánh hành vi, động lực và lý tưởng, qua đó cho thấy đặc điểm tính cách của mỗi người. Với 4 chữ này, mong rằng bạn sẽ thấu tỏ lòng người và tìm được những người bạn tâm giao.

    Ngọc Linh

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -NGƯỜI THU THUẾ KHỎI TỘI

  •  
    Tinh Cao
    Oct 26 at 12:35 AM
     
     

    Chúa Nhật 30 Quanh Năm

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa: KHIÊM NHƯỜNG CẦU NGUYỆN

     

    Bài Ðọc I: Hc 35, 15b-17. 20-22a

    "Lời cầu nguyện của người khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây".

    Trích sách Huấn Ca.

    Chúa là quan án, Người không xem sao vinh quang loài người. Chúa không vì nể kẻ nghịch với người nghèo khó, và Người nhậm lời kẻ bị áp bức kêu cầu. Người không khinh rẻ kẻ mồ côi khẩn nguyện, cũng không khinh rẻ người goá bụa, khi nó bày tỏ lời than van.

    Nỗi hồn đắng cay, của lễ được nhận, và tiếng kêu oan kíp thấu tầng mây. Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây: nó sẽ không yên lòng cho đến khi lời nguyện nó đến nơi, và nó chẳng rút lui cho đến khi Ðấng Tối Cao đoái nhìn. Chúa sẽ không trì hoãn, Người sẽ xét đoán những người công chính và sẽ ra lời phán quyết.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 17-18. 19 và 28

    Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).

    Xướng: 1) Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

    2) Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. - Ðáp.

    3) Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát. Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Người, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Người, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 2 Tm 4, 6-8. 16-18

    "Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha".

    Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.

    Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy; nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện.

    Lần đầu tiên cha đứng ra biện hộ cho cha, thì chẳng ai bênh đỡ cha, trái lại mọi người đều bỏ mặc cha: xin chớ chấp tội họ. Nhưng Chúa đã phù hộ cha và ban sức mạnh cho cha, để nhờ cha mà lời rao giảng được hoàn tất, và tất cả các Dân ngoại được nghe: vậy cha đã thoát khỏi miệng sư tử. Chúa đã giải thoát cha khỏi mọi sự dữ và cứu lấy cha để đưa vào nước Người trên trời. Nguyện chúc Người được vinh quang muôn đời! Amen.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Ga 14, 5

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 18, 9-14

    "Người thu thuế ra về được khỏi tội".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi'. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: 'Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội'. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Lc 18, 9-14

    Suy Nghiệm Lời Chúa:

    Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm C hôm nay vẫn tiếp tục chiều hướng của Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm C tuần trước. Nếu Phụng Vụ Lời Chúa Năm C tuần trước nhấn mạnh đến sự kiện Thiên Chúa sẽ giải oan cho những ai trông đợi Ngài, một sự kiện liên quan đến ngày cùng thánh tận của Mầu Nhiệm Cánh Chung, thì Phụng Vụ Lời Chúa Năm C tuần này nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những ai khốn khổ và trung kiên với Ngài.

    Thật vậy, Sách Huấn Ca ở Bài Đọc 1 hôm nay đã cho thấy rõ chân dung đầy lòng thương xót của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đối với những tâm hồn khốn khổ khiêm cung tin tưởng cầu khẩn cùng Ngài như sau: "Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường vọng lên tới các tầng mây: nó sẽ không yên lòng cho đến khi lời nguyện nó đến nơi, và nó chẳng rút lui cho đến khi Ðấng Tối Cao đoái nhìn. Chúa sẽ không trì hoãn, Người sẽ xét đoán những người công chính và sẽ ra lời phán quyết".

    Hai bức Thư của Thánh Phaolô gửi người môn đệ Timôthêu của ngài, một cặp thư đã được Giáo Hội chọn đọc liên tục suốt 7 Chúa Nhật Năm C liền, từ Chúa Nhật XXIV đến XXX hôm nay, với Thư Thứ 2, ở đoạn cuối cùng, trong Bài Đọc 2 hôm nay, về những nỗ lực của một vị tông đồ dân ngoại suốt cuộc đời thừa sai cam go chiến đấu cho tới tận cùng sứ mệnh của mình, bằng một niềm tin tưởng vào "Chúa là Đấng phán xét chí công", "đã giải thoát cha khỏi mọi sự dữ và cứu lấy cha để đưa vào nước Người trên trời":

    "Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy; nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện. Lần đầu tiên cha đứng ra biện hộ cho cha, thì chẳng ai bênh đỡ cha, trái lại mọi người đều bỏ mặc cha: xin chớ chấp tội họ. Nhưng Chúa đã phù hộ cha và ban sức mạnh cho cha, để nhờ cha mà lời rao giảng được hoàn tất, và tất cả các Dân ngoại được nghe: vậy cha đã thoát khỏi miệng sư tử. Chúa đã giải thoát cha khỏi mọi sự dữ và cứu lấy cha để đưa vào nước Người trên trời. Nguyện chúc Người được vinh quang muôn đời! Amen".

    Theo chiều hướng của chung Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, thì cho dù bài Phúc Âm về dụ ngôn 2 người lên đền thờ cầu nguyện, nhưng chính yếu vẫn là lòng thương xót Chúa đối với con người cầu nguyện một cách khiêm tốn: "Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên". Ai là vị có thẩm quyền để "hạ xuống" "tất cả những ai tự nâng mình lên", và "nâng lên" những "ai hạ mình xuống", nếu không phải là Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tất cả mọi sự, Đấng chỉ tỏ mình ra cho những tâm hồn nhận biết mình và tỏ ra tin tưởng vào Ngài, như người thu thuế trong bài Phúc Âm hôm nay, chứ không phải là con người kiêu căng ngạo mạn và khinh người như người biệt phái trong cùng bài Phúc Âm.

    Đúng thế, cho dù là theo quan điểm trần gian chăng nữa, thái độ kiêu căng ngạo mạn và khinh người của nhân vật biệt phái trong bài Phúc Âm cũng đủ đáng ghét rồi, huống chi trước Đấng Tối Cao toàn tri và toàn thiện, mà nếu không vì lòng thương xót thì nhân vật kiêu căng ngạo mạn và khinh người này đã bị Ngài hủy diệt rồi. Thái độ của nhân vật biệt phái này còn bao gồm ý nghĩa cho rằng Thiên Chúa chẳng biết lòng dạ con người gì hết, hay có biết thì Ngài cũng thích những gì nhân vật này làm: "ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi", bởi những việc đó là những gì được lề luật qui định theo đúng như ý muốn của Ngài.

    Thế nhưng, rất tiếc, cho dù nhân vật kiêu căng ngạo mạn và khinh người này: "không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia", nhưng kết quả của những việc lành theo lề luật qui định do nhân vật biệt phái này thực hiện là gì, nếu không phải, trong khi người thu thuế bị nhân vật này khinh bỉ "ra về được khỏi tội", còn chính bản thân hắn "thì không". Có nghĩa là chính việc cầu nguyện một cách kiêu căng ngạo mạn và khinh người của nhân vật biệt phái này đã làm cho hắn càng mắc thêm tội, và vì mù quáng nên tội hắn không thể chừa cải hay khó lòng chừa cải, nếu hắn không biết hạ mình xuống như kẻ bị hắn khinh thường, một con người có lòng tan nát khiêm cung, nhờ tội lỗi đã biết mình và tin vào Chúa hơn bao giờ hết và hơn ai hết: "Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: 'Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội'".

    Những con người có tấm lòng tan nát khiêm cung như người thu thuế trong bài Phúc Âm hôm nay, nhờ "hạ mình xuống", ở chỗ nhận mình "là kẻ có tội" mà đã "được nâng lên", ở chỗ chẳng những "ra về được khỏi tội", mà còn cảm nghiệm được lòng lòng thương xót Chúa hơn ai hết và hơn bao giờ hết, đúng như tâm tình của Thánh Vịnh 33 (2-3. 17-18. 19 và 28) được Giáo Hội chọn đọc cho bài Đáp Ca hôm nay về Vị Thiên Chúa tối cao, Đấng thấu biết tất cả mọi sự và bênh chữa "người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe" (Câu họa) như sau:

    1) Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.

    2) Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo.

    3) Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát. Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Người, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Người, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.CNXXX-C.mp3  

     

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NGÀY 28-10-2019

 

  •  
    Tuyen Pham - Oct 27 at 5:22 PM
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: Bạn Đường Linh Thao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Sun, Oct 27, 2019 at 6:45 AM
    Subject: [TĐCN] TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 28-10
    To: <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>


    Tông Đồ Cầu Nguyện, ngày 28-10-2019

     “Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta, nếu Thiên Chúa không thường xuyên ban cho chúng ta cơ hội để làm lại từ đầu?(ĐGH Phanxicô)   
     
     
     
     Phụ trách Tông Đồ Cầu Nguyện: 
    Lm. Phê-rô Danh, S.J., và Nhóm Bạn Đường Linh Thao.
     
    --

    "Điều quan trọng là chúng ta không mỏi mệt gieo hạt giống tốt lành" 

                                                                                           (ĐGH. Phanxicô) 

    Lạy Chúa, xin cho con trở nên người gieo sự tốt lành trong mọi việc con làm.


              




     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "tongdocaunguyen".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/tongdocaunguyen/CAAfUZCUSMQws-M4iJr2gwKYLMi57MMMa9pw1otszd%3D4R5VoaDA%40mail.gmail.com.

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "photevn" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/photevn/CALr8wJv3KQ8FFV-0bfqhY53BaK433bS77%2BwxZDeAKvg1g%3DzOMg%40mail.gmail.com.
    Download all attachments as a zip file
    • TDCN 28-10.jpg
      3.5MB
    •  
      TDCN 28-10.docx
      16.4kB
    • TDCN 28-10 Thumbnail.jpg
      928.3kB

 

ĐỜI SÔNG`TÂM LINH -UỐN LƯỠI 7 LẦN

  •  
    Hung DaoOct 22 at 3:19 PM
     

    Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra: Trước khi nói hãy uốn lưỡi 7 lần

    Nguồn gốc câu 'Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra'
     

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”, nhưng nguồn gốc của câu nói nổi tiếng này thì lại là một ẩn đố đối với nhiều người.

    Câu nói “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra” bắt nguồn từ cuốn sách Thái bình ngự lãm  được biên soạn từ thời nhà Tống, Trung Hoa, câu nói này có nghĩa là bệnh tật là do ăn uống vô độ mà rước vào thân, còn tai họa là do lời nói vô ý mà tạo thành, đây cũng là châm ngôn sống để tu thân và tâm của cổ nhân.

    Thái bình ngự lãm được viết bởi 14 học giả thời nhà Tống, trong đó có Lý Mục, Từ Huyền. Nó được biên soạn trong bảy năm, bao gồm 1.000 tập và 55 phân môn, chuyên mục. Trong mục dành riêng cho cái miệng thuộc “Nhân sinh” trong Thái bình ngự lãm có viết:

    “Phúc khí đến sẽ có điềm báo trước, tai họa đến cũng có nguyên nhân. Đừng nuông chiều cảm xúc để làm những điều không phù hợp, cũng đừng để bản thân không để ý mà nói quá nhiều lời. Ổ kiến có thể làm cho cả bờ sông sụp đổ, dòng nước nhỏ có thể cuốn trôi cả ngọn núi. Bệnh tật là do ăn uống mà vào, còn họa là do lời nói mà ra”.

    Trong cuộc sống có thể nhìn thấy rất nhiều minh chứng cho việc họa từ miệng mà ra, nếu ai ai cũng có thể suy nghĩ trước khi nói, thì thế giới này sẽ ít đi rất nhiều tai họa.

    Trong cuốn “Thuật xử thế của người xưa” do nhà văn Nguyễn Duy Cần viết, có kể ví dụ về việc một lời nói khinh suất dù là đối với người đang yếu thế hơn mình, cũng sẽ tạo thành nguyên nhân dẫn tới cái họa của bản thân.

    Khi vua Philippe của Macédoine đem quân vây thành Méthone, có một cung thủ đại tài tên Aster xin được gia nhập vào đội quân tinh nhuệ của nhà vua. Người ấy khoe tài nghệ bắn cung rất giỏi, chim bay dầu lẹ đến mấy y cũng bắn trúng. Vua ghét người khoe mẽ nên phán rằng: “Được, để bao giờ ta đánh trận với chim sẻ, bấy giờ sẽ dùng đến tài ngươi”. 

    Aster nghe câu nói mỉa mai ấy lấy làm căm tức vô cùng, liền chạy thẳng vào thành bị vây chờ dịp trả thù. Một hôm Aster đứng trên bờ thành, thấy vua đi thị sát các trại quân đóng ngoài thành, liền lấy một cây tên, viết lên đó mấy chữ: “Gửi con mắt bên phải của vua Philippe”, rồi bắn xuống. Tên trúng giữa mắt phải của vua. Vua sai quân đưa mũi tên vào trong thành, trên đó viết: “Ta mà lấy được thành này, Aster sẽ bị xử trảm”. Sau này việc đúng như vậy. Có thể thấy, cả Aster và nhà vua Philippe đều chỉ vì khẩu khí mà chuốc họa vào thân, quả thật chính là họa từ miệng mà ra vậy.

    Có lẽ hiểu được cái lý này, nên Hoàng đế Khang Hy thường khuyên các con mình phải suy nghĩ kỹ trước khi nói.

    Trong cuốn Đình Huấn Cách Ngôn mà Hoàng đế Khang Hy để lại có ghi: “Hiện nay kẻ nhàn rỗi phẩm hạnh không đoan chính và hoạn quan quen thói trách mắng người khác, hơn nữa động một chút là thề độc. Nhưng lời thề độc cũng giống hệt như đang mắng người, đều là dùng miệng nói ra. Chúng ta thân ở địa vị trên cao, tuyệt đối không thể làm như vậy. Cho dù người bên cạnh có sai sót, việc nhỏ thì trách vấn, việc lớn thì dùng roi đánh phạt, tại sao phải nhục mạ người khác đến mức không chịu được? Những lời nhục mạ bẩn thỉu chà đạp người khác khi nói ra rất nhẹ nhàng, nhưng sẽ khiến cho phẩm hạnh của chúng ta tổn thất lớn. Các con nhất định phải nhớ rõ không được làm như vậy”.

    Lời khôn lời dại đều từ miệng bay ra, phúc họa trong đời chính là từ khẩu nghiệp

    Thuở xưa ở trong một cái hồ kia có một con rùa và hai con cò trắng thường lui tới làm bạn với nhau…

    Năm ấy trời đại hạn, suốt một năm trời ròng rã không có cơn mưa nào cả. Nước hồ cứ cạn dần dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Cỏ lác trong hồ cũng vàng úa tàn tạ. Chút nước còn sót lại nơi đáy hồ thì nóng hầm hập như một chảo nước sôi, vì thế mà các loài thủy tộc chết lần chết hồi gần hết cả.

    Tình thế quá nguy nan, Rùa ta ngồi đứng không yên và trong đầu óc luôn luôn suy nghĩ một phương kế thoát thân khỏi cái địa ngục trần gian này. Đang bồn chồn lo lắng thì may thay lúc ấy hai vợ chồng nhà Cò Trắng đến chơi. Thấy bộ dáng thiểu não của chàng Rùa, hai vợ chồng Cò ân cần hỏi thăm:

    – Chắc có chuyện gì buồn chăng? Mà trông bác có dáng lo nghĩ thế?

    Rùa rầu rầu đáp:

    – Hai bác ơi, tôi đang gặp phải đại hoạn nạn, phen này chắc chết mà không còn được gặp mặt hai bác nữa.

    Cò Trắng chồng an ủi:

    – Chúng ta là bạn bè thân thiết với nhau, sung sướng cùng chia thì hoạn nạn cùng chịu. Vậy bác hãy cho chúng tôi biết nguyên nhân nào làm cho bác phiền muộn, may ra chúng tôi có thể giúp đỡ bác chăng?

    Rùa trả lời với một giọng lâm ly thống thiết:

    – Không biết hai bác hồi này làm ăn thế nào, chứ tôi đây hai hôm nay chưa hề được lót dạ đến một nửa con tép chứ đừng nói gì là tôm cá, vì chúng đã chết hết cả rồi! Mà nước thì cứ cạn dần thế này, có lẽ sớm muộn gì thì tôi cũng không thoát khỏi bàn tay độc ác của lũ trẻ chăn trâu. Cách đây ba năm tôi đã bị chúng bắt một lần, may nhờ một bà già mua tôi về và đem đến chùa phóng sinh nên Rùa tôi mới sống sót đến ngày hôm nay. Vì thế mỗi lần nghĩ đến tai nạn, chết chóc, là tôi lại rùng mình, sợ đến buốt cả óc!

    Trong lúc chàng Rùa đang vò đầu bứt tai than thở thì chị Cò vợ thương hại hỏi:

    – Sao bác không di chuyển đi ở một nơi khác xem sao?

    Rùa ta chạnh lòng đáp:

    – Hai bác biết đấy, xưa nay tôi chưa từng đi đâu xa, đường sá thì muôn trùng hiểm nguy mà sự đi lại của tôi lại quá chậm chạp, nên tôi nghĩ thà chết tại nơi chôn nhau cắt rốn này còn hơn. Ngẫm cho cùng, đời chúng ta ai chẳng có một lần phải chết.

    Bỗng chàng Cò chồng ngóng cổ nói lớn lên với một giọng đầy khảng khái và hy vọng:

    – Thôi bác khỏi lo! Cách đây mười dặm, có một hồ sen không khi nào cạn, mặc dù là lúc trời hạn hán. Chúng tôi sẽ đem bác đến đấy, trước là giải quyết sinh kế cho bác mà sau nữa là anh em ta được gần gũi nhau trong lúc tối lửa tắt đèn. 


    Bỗng chàng Cò chồng ngóng cổ nói lớn lên với một giọng đầy khảng khái và hy vọng. 

    Nhưng chàng rùa vẫn lo ngại nói với vẻ thất vọng:

    – Trời ơi! Mười dặm! Một dặm mà cả đời tôi đã chưa đi đến, huống nữa là mười dặm, thôi tôi đành chịu chết vậy!

    – Ðiều ấy bác cũng không nên lo, chàng cò tin tưởng nói. Chúng tôi đã có phương án; nhưng có điều hơi khó là bác cần phải bình tĩnh và can đảm.

    – Bác nói thử xem, chàng rùa vội vàng hỏi, khó thế nào tôi cũng cố gắng!

    Cò chồng chùng giọng xuống nói với vẻ mặt đầy nghiêm trọng:

    – Phương án là như thế này: Hai vợ chồng tôi sẽ tha một mẩu cành cây nhỏ mỗi người một đầu. Còn bác thì ngậm ở ngay đoạn giữa, chúng tôi sẽ tha bác đến cái hồ kia. Nhưng có một điều tối quan trọng, để không xảy ra nguy hiểm bác nên nhớ: trong lúc chúng tôi bay bác phải ngậm chặt vào khúc cây và không được nói năng hay hỏi han gì cả mặc dù có gặp phải tình huống thế nào đi chăng nữa. Chỉ cần bay trong vòng nửa giờ là chúng ta đến nơi. Bác nhớ nhé! Tôi dặn lại: Dầu gặp tình huống ra sao bác cũng phải ngậm miệng không nói, đó chính là vấn đề sinh tử.

    Rùa ta ra vẻ hiểu biết, nói:

    – Vâng tôi nhớ rồi, hai bác cứ yên tâm, tôi sống đến chừng này tuổi đời rồi, nay không còn hồ đồ nữa.

    Sau khi sửa soạn xong xuôi, hai vợ chồng Cò Trắng lại thiết tha căn dặn Rùa lần cuối cùng:

    – Ðó, bây giờ bác có muốn ho hen, đằng hắng hay nói gì thì nói đi. Chứ chốc nữa mà mở miệng thì nguy hiểm lắm đấy!

    Nói xong, cả ba làm theo kế hoạch, bốn cánh Cò vỗ gấp gáp, hai cặp chân Cò duỗi thẳng đạp mạnh lấy đà, rồi từ từ bay lên khỏi mặt đất.

    Rùa ta cắn chặt vào chính giữa mẩu cành cây, thấy mình được kéo lên cao dần, cao dần, rồi bay cao bay xa tít tắp… chẳng khác nào trong câu chuyện cổ tích vậy!

    Bay được một lát, mặc dù lần đầu tiên thấy những cảnh kỳ lạ hiện ra trước mắt: đây cánh đồng xanh rì gợn sóng như tấm lụa màu ngọc bích khổng lồ, kia con sông trắng phau nằm vòng vèo như con bạch xà uốn khúc, và cây cối, và nhà cửa v.v… bao nhiêu là cảnh đẹp mắt.

    Ðã bao lần chàng Rùa định mở miệng để hỏi cho thỏa tính tò mò, nhưng may thay mỗi lần định hỏi, Rùa ta lại sực nhớ đến lời dặn quan trọng của vợ chồng anh Cò Trắng tốt bụng. Nếu sự đời yên ổn thì nói làm chi, rủi thay, cuộc hành trình của vợ chồng Cò trắng và Rùa không qua khỏi cặp mắt tinh quái của lũ trẻ mục đồng!

    Một đứa trong đám trẻ chăn trâu phát hiện chuyện lạ trước tiên, nó lập tức la lớn:

    – Chúng bay ơi! Nhìn lên xem kìa! Hai con cò trắng tha một con rùa!

    – A ha! A ha! Vui quá! Bọn trẻ đồng thanh hét ầm lên. Vừa hét chúng vừa nghển mặt lên trời mà chạy theo cổ vũ. Có đứa bất cẩn vì mải ngóng tuồng vui mà giẫm cả vào phân trâu nữa.


    Cuộc hành trình của vợ chồng Cò trắng và Rùa không qua khỏi cặp mắt tinh quái của lũ trẻ mục đồng, một đứa trong đám trẻ chăn trâu phát hiện chuyện lạ trước tiên, nó lập tức la lớn. 

    Một thằng bé to đầu nhất trong bọn hét lớn:

    – A ha! Thật giống hai thằng què dắt một ông thầy bói mù. A ha! Thầy bói! Thầy bói! Thầy bói rùa bị cò bắt tha đi!

    – Cả bọn trẻ trâu lại hùa theo đồng thanh hét toáng: Rùa bay! Rùa bay! Rùa thầy bói! Rùa vô dụng!

    Không dằn được tức giận, Rùa ta bèn mở miệng, định bụng hét lớn:

    – Mặc kệ tao, mắc mớ gì đến chúng mày. Ðồ trẻ trâu!

    Nhưng than ôi! Rùa vừa mới mới mở miệng ra, còn chưa kịp hét tròn vành một từ: “Mặc…” thì cậu ta đã vùn vụt rơi xuống, đụng vào một tảng đá và chết tan thây.

    Lời bàn:

    Người xưa vẫn có câu: “Bệnh nhập tùng khẩu; Họa xuất tùng khẩu”, ý tứ là: Bệnh nhập vào thân là từ cái miệng; Hiểm họa xuất hiện cũng là từ cái miệng.

    Rùa kia vốn đã hồ đồ không biết giữ mồm giữ miệng lại thêm cái tật nóng nảy và cái tâm ưa tranh tranh đấu đấu với đời nữa thì đúng là: đại họa bên mình, thình lình khởi phát. Dù sao thì Rùa kia cũng đã chết rồi, nên thiết nghĩ không bàn thêm gì nữa.

    Đường Tân