8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SÁM HỒI - JOHN TORNADO-

  •  
    John Tornado
    Tue, Mar 17 at 10:25 AM
     
     
    Mau mau SÁM HỐI ai ơi
    Hồi tâm chuyển ý...Chúa Trời xót thương
    Lánh xa tội ác, quỷ vương
    Xin Chúa thương xót...Thiên đường chờ mong
     
    Inline-BildBÀI CA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
     
    Về đây con gặp được nơi Chúa
    Là nguồn hạnh phúc và an vui.

    Về đây tin tưởng và phó thác
    vào lòng từ ái Chúa xót thương.
    Về đây con tràn ngập vui sướng
    Dạt dào trong suối ngàn yêu thương.
    Về đây tin tưởng và phó thác

    Vào lòng Chúa xót thương nhân từ.


    ------------------------------------------------------
     
     

ĐỜI SỐNG TAM LINH - GIỚI TRẺ - CN3MC-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Mar 12 at 2:15 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 Mùa Chay A

    • In trang này
    • Lượt xem: 138

    KHÁT VỌNG

    Ga 4, 5-30. Chúa Nhật III Mùa Chay

    (Dành cho Giới trẻ)

     

     

     

    Suy niệm

     

    Khi đi trong sa mạc khô cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung, đoàn dân Chúa xưa trong hoang địa mới cảm thấy cái khát hành hạ người ta đến độ nào, và nhu cầu được uống nước mới bức xúc làm sao. Chính khi bị cơn khát dày vò mà họ vùng lên nổi loạn, đổ lỗi cho Môsê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy, và đòi đem vị lãnh tụ nầy ra mà ném đá. (Xh 17, 3-7).

     

    Ngoài những cơn khát tự nhiên, con người còn có một khao khát siêu nhiên, là một khát vọng vô biên, mà không có gì làm cho no thoả. Dù có được tất cả thế gian này, thì cũng chỉ là bụi bay trong phút chốc.

     

    Người phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng, nhưng rồi phải lần lượt chia tay, để ở tiếp với người thứ sáu. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi lấy nước. Ngày nào cũng phải lặn lội đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát.

     

    Ông tổ triết hiện sinh là Arthur Schopenhauer (1788-1860) cho rằng: “Những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói”.

     

    Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: “Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao - thoả mãn, thoả mãn - khát khao…  cứ tiếp diễn mãi không cùng”, càng về sau lại càng tăng “đô” hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì ngọn lửa khao khát trong lòng mình. 

     

    Chúa Giêsu đã chỉ cho phụ nữ Samari cũng như cho chúng ta một Nguồn Suối hạnh phúc: “Ai uống nước nầy sẽ lại khát, còn ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4, 13-14). Chúa Giêsu chính là Mạch Nước trường sinh. 

     

    Thánh Augustinô sau những năm mê man tìm kiếm lạc thú trần gian, rồi cũng đến những ngày chê chán, vì chẳng thấy gì có thể lấp đầy trái tim mình. Cuối cùng, nhờ ơn Chúa qua lời nguyện cầu liên lỉ của người mẹ thánh thiện, Augustinô mới khám phá ra Thiên Chúa là suối nguồn hạnh phúc của đời mình. Ngài đã thốt lên với lòng đầy hy vọng: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên hồn con luôn thao thức băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.”

     

    Nhân loại hôm nay vẫn còn đây cơn khát vô tận, cho dù loài người có văn minh tiến bộ đến đâu thì cũng thế. Chỉ cần dành vài phút giây để nhìn vào thế giới, ta thấy biết bao điên đảo trong kiếp người, cũng vì chưa nhận ra chân giá trị của đời mình nơi Thiên Chúa. 

     

    Cầu nguyện

     

    Lạy Chúa!
    Tuổi trẻ chúng con đầy những khát khao,
    nhưng mấy khi hiểu được điều mình khao khát,
    có ý nghĩa gì và sẽ đưa cuộc sống đến đâu,
    hay lại vùi lấp mình trong bùn sâu danh vọng,
    vì không nghe được tiếng Chúa tự cõi lòng,
    đang khơi nguồn cho khát vọng vô biên.

     

    Con háo hức muốn chiếm ngay điều trước mắt,
    muốn làm bằng mọi giá để nắm bắt thành công,
    nên có những khát vọng đã biến thành tham vọng,
    khi con chỉ tìm sở hữu và thỏa mãn nhất thời.

     

    Ít khi con dành giờ đối diện với chính mình,
    để thấy những gì đang diễn biến trong tâm,
    và khi mất đi những giây phút lặng trầm,
    con biến mình thành cuộc đua không đích điểm.

     

    Con chỉ nhắm tới những gì mình tìm kiếm,
    nên con tim như hoang vắng im lìm,
    khiến tâm hồn khô cạn, lối sống khô khan,
    trí não khô cứng, tình yêu khô cằn.

     

    Nội tâm con không thiếu những uẩn khúc,
    những nhập nhằng, cả những ô nhơ hoen ố,
    Con xấu hổ và tìm cách che lấp bản thân,
    nhưng rồi ánh sáng của Chúa đã phơi trần.

     

    Xin Chúa đến làm mới lại đời con,
    cho con biết được điều con phải trở bước,
    hiểu được điều con phải trở về,
    nghe được điều con phải trở nên,
    thấy được điều con phải trở thành.

     

    Xin cho con vượt lên những khát khao tầm thường,
    đừng để mình bị lụy vướng vào tình trường thế tục,
    mà lo đạt tới Chúa, nguồn mạch của tình thương,
    là Đấng làm cho con được no thỏa miên trường. Amen.

    (Trích sách: Lời nguyện của người trẻ, số 40)

     

    Lm. Thái Nguyên

     

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CẦU NGUYỆN LÀ SỨC SỐNG

 

  •  
    Kristie Phan
     
     
    Sun, Mar 8 at 7:48 PM
     
     
     
     
     
    KHI BẠN CẦU NGUYỆN: NÂNG NHAU LÊN TRONG MÙA CHAY
         Một người vợ chẩn đoán bị ung thư.  Một người con rời khỏi Giáo Hội.  Một đồng nghiệp bị nhập viện sau một cú va chạm trên xa lộ.  Một người thân cận mất việc làm.  Hàng triệu người ngủ mà không có của ăn, không được chăm sóc y tế, và không nhà cửa.  Hàng ngàn phụ nữ trẻ bị buộc lao vào tình trạng nô lệ tình dục.  Một đất nước từ chối quyền sống của một thai nhi.  Toàn thể người dân chịu sự thống trị của một bạo chúa.
     
       Có quá nhiều nỗi thống khổ trên thế giới tưởng chừng như không thể vượt thắng được.  Nhưng rồi Kinh Thánh lại dạy chúng ta hãy có niềm hy vọng vì điều dường như không thể đối với chúng ta lại có thể đối với Thiên Chúa (Lc 18:27).  Đây rõ ràng là lý do vì sao việc cầu nguyện chuyển cầu lại trở nên quá giá trị.  Và đây là lý do vì sao chúng ta muốn nhìn đến lời chuyển cầu trong Mùa Chay này.
     
    Giá Trị Của Sự Chuyển Cầu. 
        Chuyển cầu không giống với việc thờ phượng, việc soi sáng thiêng liêng, hay tạ ơn.  Đó không chỉ là việc cầu nguyện cho những người đang cần giúp đỡ.  Chuyển cầu là một sự kết hợp của việc xin Thiên Chúa đi vào một hoàn cảnh khó và việc tin rằng Chúa sẽ giải quyết gian khó ấy.
     
        Bạn có muốn biết việc cầu nguyện chuyển cầu quan trọng thế nào đối với Thiên Chúa không?  Chỉ cần nhìn vào Kinh Lạy Cha có lẽ là tất cả mọi điều bạn cần.  Trong lời kinh ấy, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin nhiều điều quan trọng: cho người ta thấy vinh quang của Thiên Chúa và thờ phượng Người; cho người ta được đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa; để Thiên Chúa ban cho chúng ta lương thực hằng ngày, tha thứ tội lỗi, và bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ.  Còn gì nữa, theo Thánh Luca, Chúa Giêsu đính kèm với lời cầu nguyện này bằng lời hứa là nếu chúng ta xin, thì chúng ta sẽ nhận lãnh (Lc 11:9). 
     
    Việc chuyển cầu là quá giá trị đến nỗi chính Chúa Giêsu cũng cầu nguyện cách này.  Trong Bữa Tiệc Ly, chỉ vài giờ trước khi Ngài chịu chết, thì Ngài đã cầu nguyện cho các tông đồ của Ngài và cho chúng ta: bảo vệ chúng ta, ân sủng để chiến thắng cơn cám dỗ, thánh hoá chúng ta, và sự hiệp nhất của chúng ta (Ga 17:9-21).
     
    Rõ ràng, lời cầu nguyện chuyển cầu không phải là một việc thiêng liêng hạng hai.  Đặc biệt là trong mùa đầy ân sủng như Mùa Chay, chuyển cầu có thể là một vũ khí mạnh mẽ chống lại tội lỗi, và sự sợ hãi ở nơi những người thân yêu của chúng ta và trong thế giới.
     
    Sự Kiên Định
       
        Sự kiên định là trung tâm của việc cầu nguyện chuyển cầu.  Người liên lỉ sẽ dành được sự chú ý của Thiên Chúa.  Chẳng phải đây là điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta qua dụ ngôn người bạn kiên định sao (Lc 1:5-13)?  Vào giữa đêm, một người thân cận đến xin giúp đỡ, nhưng người kia thì không muốn đi ra khỏi giường.  Bất chấp sự kháng cự của ông, cuối cùng thì người kia cũng ra khỏi giường và giúp người hàng xóm của ông - vì sự kiên định của người hàng xóm của ông.  Cùng một cách, Chúa hứa rằng rằng nếu chúng ta kiên định trong việc cầu nguyện chuyển cầu của chúng ta, thì Thiên Chúa sẽ đáp trả.
     
        Hai câu chuyện khác từ Kinh Thánh cũng dạy cùng một thông điệp tương tự.  Một là câu chuyện dụ ngôn về một bà góa đã đến khẩn xin ông thẩm phán cho đến khi ông ta chấp nhận yêu cầu của bà thì thôi.  Chúa Giêsu nói với những người nghe Ngài rằng ông quan tòa không nhất thiết phải quyết định theo hướng có lợi cho bà vì bà đúng; mà chỉ vì bà ấy làm cho ông ta mỏi mệt (Lc 18:1-8).
    Câu chuyện còn lại là một cuộc gặp gỡ thật sự mà Chúa Giêsu có với người phụ nữ Ca-na-an (Mt 15:21-28).  Con gái của bà đang cần chữa lành, nhưng vì bà là một người dân ngoại, nên Chúa Giêsu gần như là không sẵn lòng giúp.  Bất chấp việc nghe thấy Chúa Giêsu coi dân của bà như những con chó, bà vẫn kiên định.  Bà đã không bị từ chối.  Sau cùng, Chúa Giêsu đồng ý “Này bà, niềm tin của bà mạnh thật!” (15:8).  Những câu chuyện này thật đơn giản nhưng rõ ràng: hãy nhẫn nại!
     
    Chúa Giêsu Chuyển Cầu Cho Chúng Ta
         Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài rằng các ông sẽ bỏ Ngài trong giờ Ngài cần giúp đỡ.  Rồi Ngài quay sang Phê-rô và nói, “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.  Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh (Lc 22:32).  Ngài biết Phê-rô sẽ cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa sau khi ông từ chối là biết Chúa Giêsu, và Ngài đã cầu nguyện cụ thể cho sự trợ giúp ấy.
        Chúa Giêsu không chỉ cầu nguyện cho Phê-rô hay các tông đồ.  Trong Thư Gửi Tín Hữu Do Thái, chúng ta đọc thấy rằng Ngài “sống mãi mãi để chuyển cầu” cho mỗi người chúng ta (7:25).  Hãy ghi lại hình ảnh này: Chúa Giêsu, giờ đây đã sống lại trong vinh quang và vẻ đẹp của Thiên Đàng, đang dành toàn bộ thời gian của Ngài - mãi mãi - để cầu nguyện cho chúng ta.  Ngay bây giờ, Ngài đang cầu nguyện cho bạn và cho những người thân yêu của bạn.
         Theo cùng một cách thế, chúng ta là những người Công Giáo được dạy ngay từ rất sớm là hãy xin Mẹ Maria “chuyển cầu cho chúng con trong giờ lâm tử.  Chúng ta tin rằng Đức Đồng Trinh Maria có một vai trò chuyển cầu đặc biệt trên thiên đàng.  Giống như bất cứ một người mẹ tốt lành nào, Mẹ có thể bước vào căn phòng của con trai mình bất cứ lúc nào và xin sự trợ giúp của Ngài.  Mẹ biết những thách đố và những vết thương và những nhu cầu của con cái Mẹ, và Mẹ hằng tiếp tục cầu nguyện cho họ.  Và giống như bất cứ một người mẹ tốt lành nào, Mẹ an ủi chúng ta khi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta.  Mẹ tái đảm bảo với chúng ta rằng Mẹ ở cùng chúng ta, cầu nguyện ngay cạnh chúng ta.
         Đây không phải là những sự thật ủi an sao?  Chúa Giêsu đã hứa rằng nếu chúng ta xin, thì chúng ta sẽ lãnh nhận.  Ngài đã hứa rằng nếu chúng ta kiên định trong việc cầu nguyện của chúng ta, thì chúng ta sê thấy Thiên Chúa hành động.  Và Ngài hứa rằng Ngài sẽ cùng chúng ta, cùng với Mẹ của Ngài, trong việc cầu nguyện cho hết mọi nhu cầu và bận tâm mà chúng ta dâng lên Ngài.  Chúng ta không bao giờ đơn độc trong cầu nguyện!
     
    Ý Muốn Nhiệm Mầu Của Thiên Chúa
       
        Nhưng chúng ta sẽ nói, “Tôi kiên định.  Nhưng tại sao một số lời cầu nguyện của tôi lại không được đáp trả?”  Đây là một trong những mầu nhiệm lớn lao của niềm tin nơi chúng ta.  Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu luôn yêu thương chúng ta.  Chúng ta biết rằng Ngài không muốn thấy bất cứ ai đau khổ.  Nhưng chúng ta không luôn thấy những đáp trả cho những lời nguyện cầu của chúng ta, bất luận là ý hướng tốt lành thế nào và chúng ta đang kiên định cỡ mấy.  Câu trả lời tốt nhất chúng ta có thể mang lại là Thiên Chúa luôn đáp trả lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng chúng ta không luôn biết cách nào và khi nào.
     
          Joe Difato, nhà xuất bản của tạp chí này, là một gương của sự nhẫn nại.  Ông có một cô con gái lớn bị mù kể từ khi cô bé lên bốn.  Joe cầu nguyện thường xuyên cho con gái mình được chữa lành.  Giống như bất cứ người cha mẹ nào, ông muốn con gái ông sáng mắt.  Đồng thời, ông thấy chính bản thân mình bị thoái lui vào khả năng là con gái ông sẽ luôn mù.  “Tôi tin rằng Chúa Giêsu muốn chữa lành con gái tôi, và tôi cầu xin điều này”, ông nói.  “Nhưng con gái tôi vẫn cứ mù.  Đôi khi tôi mất niềm hy vọng là con gái tôi sẽ sáng mắt.  Đôi khi tất cả mọi điều tôi có thể làm là nỗ lực kiên định bất chấp sự hoài nghi của tôi.
     
    Bốn Mươi Ngày Cầu Nguyện
          Trước sự bất lực của chúng ta để hiểu trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa, thì cách duy nhất là chúng ta tiếp tục tiến bước trong niềm tin của mình bằng việc kiên định.  Cách duy nhất để tiến bước là tin rằng Thiên Chúa sẽ đáp trả lại lời cầu nguyện của chúng ta theo sự khôn ngoan của Ngài và theo thời gian của Ngài.
         Vì thế, khi Mùa Chay bắt đầu, tại sao lại không đặt ra một danh mục cầu nguyện của riêng chúng ta?  Hãy nghĩ về những người mà bạn biết là đang đau đớn, bất luận về thể lý hay tinh thần.  Hãy nghĩ về một hoặc hai hoàn cảnh trên thế giới đang lôi cuốn sự chú ý của bạn nhất - nạn dịch virus corona - và thêm chúng vào danh mục của bạn.  Rồi hãy nhìn vào danh mục mỗi ngày và cầu nguyện cho những nhu cầu này.
     
    Chớ gì tất cả chúng ta “cầu nguyện không ngừng” trong Mùa Chay này (1 Tx 5:17).  Ai mà biết?  Có khi vào Chúa Nhật Phục Sinh, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta một câu trả lời đặc biệt cho một trong những lời cầu nguyện sâu thẳm nhất của chúng ta cho ai đó trên danh mục của chúng ta!
     
    Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ The Word Among Us)
     
    thumbnail.jpg


 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH- CUỘC CHIẾN ĐẤU TÂM LINH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Mar 11 at 12:47 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    CUỘC CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG LÀ GÌ?
     
    Đối với nhiều người, cuộc chiến đấu thiêng liêng là như thánh Antôn lăn mình vào bụi gai để thoát khỏi cám dỗ thú vui xác thịt. Cuộc chiến đấu thiêng liêng, trước hết là từ bỏ để giải thoát chúng ta khỏi những gì làm chúng ta nô lệ.
     
    Đối với nhiều người, cuộc chiến đấu thiêng liêng là như thánh Antôn lăn mình vào bụi gai để thoát khỏi cám dỗ thú vui xác thịt. Hoặc bằng nhiều cách hành xác khác nhau của một số nhà thần nghiệm. Như thử tự khổ chế thân xác là vũ khí hoàn hảo chống lại cám dỗ ngăn cản chúng ta đi theo Chúa Kitô.
     
    May mắn thay, một số lớn các thánh, và không phải là ít, đã cho chúng ta thấy có thể làm theo cách khác. Chẳng hạn với Thánh Phanxicô Assisi, ngài xúc động vì sợi dây thắt lưng hành xác của anh em mình, ngài xin họ bỏ chúng. Như thế cho thấy cuộc chiến có thể ở nơi khác. Và vì thế cuộc chiến sẽ tốt hơn.
     
    Đúng vậy, làm thế nào chúng ta nghĩ, có thể tiến bộ trong tình yêu Chúa mà không làm chúng ta đau khổ vì phải từ bỏ một số chuyện? “Người không cám dỗ ai, nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt” (Gc 1,14). Cuộc đối đầu là ở đây, ở trong chính chúng ta, ở trong muôn vàn ham muốn của chúng ta, mà với mỗi người nó có một tên khác nhau, tấn công chúng ta, đôi khi rất dữ dội. Những ham muốn này, chúng ta biết rõ chúng: tiền bạc, muốn được người khác biết, danh dự, nhục dục… Ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó.
     
    Nhưng chúng ta cũng có thể thêm vào đó bao nhiêu bận tâm lo lắng, làm chúng ta quay mặt với Chúa, Đấng là đối tượng thiết yếu duy nhất trong các mối quan tâm của chúng ta. Cuộc chiến thiêng liêng là ở đó, và thật thiếu sót khi cho đó là một thử thách. Cụ thể là qua việc từ bỏ đam mê tình ái, từ bỏ các giấc mơ không thể đạt được, để khiêm tốn chấp nhận các giới hạn của mình.
     
    Kiềm chế các đam mê, cấm các lo lắng, chế ngự tính ghen tị, đó là sự hung bạo mà chính mình làm cho mình. Nhưng đó là lại là sự hung bạo tốt lành mà dần dần sẽ làm cho chúng ta được bình yên và được gặp Chúa.
     
    Pacôme Hồng Phước dịch
     
    (phanxico.vn 09.03.2020/ croire.la-croix.com, Sophie de Villeneuve
     
    Đối với nhiều người, cuộc chiến đấu thiêng liêng là như thánh Antôn lăn mình vào bụi gai để thoát khỏi cám dỗ thú vui xác thịt. Cuộc chiến đấu thiêng liêng, trước hết là từ bỏ để giải thoát chúng ta khỏi những gì làm chúng ta nô lệ.
     
    Đối với nhiều người, cuộc chiến đấu thiêng liêng là như thánh Antôn lăn mình vào bụi gai để thoát khỏi cám dỗ thú vui xác thịt. Hoặc bằng nhiều cách hành xác khác nhau của một số nhà thần nghiệm. Như thử tự khổ chế thân xác là vũ khí hoàn hảo chống lại cám dỗ ngăn cản chúng ta đi theo Chúa Kitô.
     
    May mắn thay, một số lớn các thánh, và không phải là ít, đã cho chúng ta thấy có thể làm theo cách khác. Chẳng hạn với Thánh Phanxicô Assisi, ngài xúc động vì sợi dây thắt lưng hành xác của anh em mình, ngài xin họ bỏ chúng. Như thế cho thấy cuộc chiến có thể ở nơi khác. Và vì thế cuộc chiến sẽ tốt hơn.
     
    Đúng vậy, làm thế nào chúng ta nghĩ, có thể tiến bộ trong tình yêu Chúa mà không làm chúng ta đau khổ vì phải từ bỏ một số chuyện? “Người không cám dỗ ai, nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt” (Gc 1,14). Cuộc đối đầu là ở đây, ở trong chính chúng ta, ở trong muôn vàn ham muốn của chúng ta, mà với mỗi người nó có một tên khác nhau, tấn công chúng ta, đôi khi rất dữ dội. Những ham muốn này, chúng ta biết rõ chúng: tiền bạc, muốn được người khác biết, danh dự, nhục dục… Ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó.
     
    Nhưng chúng ta cũng có thể thêm vào đó bao nhiêu bận tâm lo lắng, làm chúng ta quay mặt với Chúa, Đấng là đối tượng thiết yếu duy nhất trong các mối quan tâm của chúng ta. Cuộc chiến thiêng liêng là ở đó, và thật thiếu sót khi cho đó là một thử thách. Cụ thể là qua việc từ bỏ đam mê tình ái, từ bỏ các giấc mơ không thể đạt được, để khiêm tốn chấp nhận các giới hạn của mình.
     
    Kiềm chế các đam mê, cấm các lo lắng, chế ngự tính ghen tị, đó là sự hung bạo mà chính mình làm cho mình. Nhưng đó là lại là sự hung bạo tốt lành mà dần dần sẽ làm cho chúng ta được bình yên và được gặp Chúa.
     
    Pacôme Hồng Phước dịch
     
    (phanxico.vn 09.03.2020/ croire.la-croix.com, Sophie de Villeneuve
     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHA BRIAN-CN2MC-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Mar 5 at 2:26 PM
     
     
    hinh.jpg

     

               HIS FACE SHONE LIKE THE SUN

     

                      SECOND SUNDAY OF LENT - YEAR A - 08 MARCH 2020

                              LISTENING TO JESUS: 2nd SUNDAY OF LENT (A)

                                                          (Matthew 17:1-9)

     

    St Augustine is one of the most famous saints of the Church. Early in his life he felt drawn to the person of Jesus Christ and to the Christian way of life. But for a long time both lust and pride got in the way of his taking the plunge and getting baptised. Eventually, however, both he and his fifteen year old son, born out of marriage but named Adeodatus (meaning Gift of God), were baptised together in the Church of Milan. This happened on April 25th, 387.

     

    Augustine has recorded in his memoirs called the Confessions two religious experiences which transformed his attitudes and his whole way of life. One has to do with a text from the bible, the other with music.

     

    In the first incident, Augustine has thrown himself under a fig tree. He is depressed to the point of tears at the remembrance of his sins. He asks God how much longer can God put up with him. Then suddenly from a house near by, he hears the voice of a child calling out over and over again, 'Tolle, lege! Take it up, read it! Take it up, read it!' Immediately Augustine stops crying, his whole face lights up, and he goes to the bible to take and read the first words he finds there. On opening the book his eyes fall on these words of St Paul: 'Let us conduct ourselves properly, as people who live in the light of day - no orgies or drunkenness, no immorality or indecency, no fighting or jealousy. But take up the weapons of the Lord Jesus Christ, and stop paying attention to your sinful nature and satisfying its desires' (Letter to the Romans 13:12-13). The message is overpowering. He can resist the Lord no longer.

     

    Some time later his determination to live as a Christian is reinforced by a second experience. This time it’is the singing of the Christians in the Church of Milan. He remembers the deep impression the singing made on him. He says to God in his memoirs: 'I wept at the beauty of your hymns and canticles, and was powerfully moved at the sweet sound of your [people] singing. These sounds flowed into my ears and truth streamed into my heart.' Through the grace of God coming to Augustine in those two experiences, he was transfigured, transformed, changed. He became a new person, and later a priest, bishop, and writer. On a wall of his house he had the following sentence written in large letters: ‘Here we do not speak evil of anyone.’

     

    It’s obvious from the gospels that people around Jesus expected him to change all kinds of situations. So they brought him their sick, their crippled, their mentally disturbed, their children, and their other worries. He healed some. He comforted and supported others. But as a general rule Jesus did not usher in an age of instant, total, and permanent change of situations. The grass did not grow any greener. The trees did not grow bigger fruits. The wheat in the fields did not yield bigger crops. The rain did not fall more abundantly. The sun did not shine any brighter. And not every sick person he met went home feeling better.

     

    But some changes did occur, changes in people themselves, including the changes that came over Jesus himself first of all. There on the top of the mountain he begins to shine like the sun with the splendour and glory of God. In his new condition, he receives encouragement from those great spokespersons for God, Moses and Elijah. In effect they tell him: 'Keep going. Keep up your good work. Persevere with your mission. Even if it leads to the agony of the cross, it will end in glory, the glory you are now glimpsing.'

     

    Change comes over the friends of Jesus, Peter, James and John as well, who have seen the change in Jesus and who are awe-struck, puzzled and perplexed by it. The change that happens to them is deepened when they hear God saying to them in the voice from the cloud: 'This is my Son, the Beloved; he enjoys my favour. Listen to him!’ So God is telling them: 'Do what he tells you. Live his teachings.' From that moment those first friends of Jesus see him in a new light. They take him more seriously as messenger of God and saviour. They also understand that a new world, a better world, must start with them, must start with their heeding that message of God to them: 'Listen to Jesus!’

     

    'Listen to Jesus!' It’s a message for you and me too. Is there, e.g. someone right now who is driving us crazy? Is there someone we are fighting? Is there some group we are fed up with? How would Jesus see them? How does Jesus see them?  What would Jesus do? What words of his can help? What do we hear him saying to us in his words and example?

     

    Listen to Jesus! Can we do that especially during our Holy Communion today, when he visits us as our nourishment, our strength, our light, our help, coming to us to transfigure and transform us for the better? Only if we change and become better people ran we hope to rise with him to a new, transformed and glorious life. In our Holy Communion with him today, then, may he influence us to overcome all fear and indifference, all selfishness and laziness, all harshness and hardness of heart! May he help us, in fact, to overcome anything and everything, that may be stopping us from walking with him along the road to Jerusalem, and listening to him along the way!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    LISTEN TO THE LORD JESUS, Fun Christian kids songs, Christian kids Bible songs about hearing Jesus:

    https://www.youtube.com/watch?v=ZBXHTYkuLMs 

     

     

    hat.jpg

     

    Lắng nghe tiếng Chúa - Việt Dũng:

    https://www.youtube.com/watch?v=Q0lVxLmBPt