8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - MỘT THOÁNG SUY TƯ- PT VĂN

  •  
    Van Nguyen
    Tue, Apr 28 at 12:47 PM
     
    Xin chia se suy tư nhỏ nhỏ của V về cơn dich cúm Covid-19 của thế kỷ 
    ++++++++++++++++++++++++++++++
    Inline image
    Suy tư về đại dịch Coronnavirus
     
    Cơn đại dịch cúm coronavirus đã đến như một cú sốc lớn đối với nhân loại chúng ta. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, nó đã thách đố thái độ và cách hành xử của con người một cách triệt để. 
     
    Theo một ý nghĩa nào đó, cuộc sống của con người vẫn tiếp tục như bình thường – nhưng thật ra thì nó không bình thường chút nào cả. Cái không bình thường ở đây là nó làm cho chúng ta phải đặt câu hỏi lựu chọn cho những sinh hoạt rất bình thường mỗi ngày trong đời sống.  Thí  dụ như  là: Có nên tiếp tục đi làm bằng xe buýt, xe lửa và subway không?  Có thể đi dạo ngoài cộng viên, quanh khu xóm một cách an toàn không?  Tôi có nên tiếp tục đến viếng những bệnh nhân “bác sĩ chê – hospice care” của tôi mỗi tuần hay không?  Tôi có nên đến thăm hàng xóm, bạn bè không?  Khi tôi ho, hoặc một ai đó ho, tôi có sợ là cái ho đó có thể chứa con vi khuẩn Coronavirus không?  Việc học hành của con cái tôi rồi sẽ ra sao?  Nếu tôi bị mất việc làm, thất nghiệp thì sao?  Liệu sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế hay không?  Cơn đại dịch cúm này sẽ kéo dài trong bao lâu?  Con vi khuẩn cúm này có thể trở lại trong một tương lại gần như dịch cúm hàng năm không?  Không biết xã hội của chúng ta có thật sự trở lại bình thương một lần nữa hay không?

    Đôi khi, những tin tức về cơn dịch cúm được thông tin qua TV, internet, Youtube v.v.. cũng dễ dàng lây lan như chính con Corona virus vậy, vì những tin tức này có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, hoang mang và lo lắng trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng, v.v...  Thế giới của chúng ta sinh sống hiện đang ở trong một cơn sốc lớn lao. Bằng nhiều cách thức, con người ta đã và đang tin là họ có thể kiểm soát đời sống của mình. Chúng ta đinh ninh rằng khoa học và y khoa có cách chữa trị mọi căn bệnh. Chúng ta có phương cách để chống lại tất cả những nguy hiểm có thể đe dọa sự an ninh vể  môi trường mà chúng ta đang sinh sống. Chúng ta đã xây dựng những bức tường vững chắc (border wall) để không cho những người khách lạ, những di dân mà họ không được đón mời sinh sống trong xã hội của chúng ta.  Nhưng hỡi ơi, những bức từng chắn này đã bị phá vỡ, và vị khách lạ (coronavirus) mà chúng ta không chào đón, không mong muốn hiện đang ở đây, vây quanh chúng ta, và làm cho chúng ta không ngớt lo âu.  Môi trường sống của chúng ta dường như không còn an toàn nữa. Một cái gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta đã xẩy ra trong thế giới của chúng ta; sự việc này làm cho nhiều người trong chúng ta hụt hẫn và chưng hững không biết nơi nào để có thể nương tựa vào nữa.

    Chúng ta có thể tìm thấy những tình huống của nỗi lo âu, sợ hải, thất vọng, v.v… của các tông đồ ngày xưa, đã trở thành những nổi vui mừng, hoan hỉ và hy vọng qua những bài Phúc Âm diễn tả lại những câu chuyện về sư sống lại của Chúa Kitô Phục Sinh.  Chúa Phục Sinh hiện ra với bà Maria khi bà ta ra thăm mộ vào sáng sớm hôm ấy.  Ngài hiện đến chúc bình an cho các tông đồ trong căn phòng đòng kín cửa. Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra tám ngày sau đó để giải tỏa sự nghi ngờ không tin của ông Tôma.  Ngài đã đồng hành và giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ trên đường Em-mau khi họ thất vọng bỏ vể quê cũ , v.v..  Tất cả những tâm tình cần  Thiên Chúa của các tín hữu thời sơ khai có tương tự như tình huống mà con người nay hôm nay đang gặp phải không khi đang phải đương đầu với cơn đại dich Coronavirus?

    Chúa Kitô Phục Sinh đã cho các môn đệ thấy những dấu chỉ của sự sống lại, để đẩy lui niềm lo âu, thất vọng ra khỏi tâm trí của họ.  Giống như các ông tông đồ ngày xưa, ngay lúc này đây, chúng ta cũng rất cần thấy những dấu chỉ này để chúng ta có thể thấy được Chúa Giêsu Phục Sinh đang đồng hành và lo âu với chúng ta trong đại dịch cúm Coronavirus này.  Mỗi người chúng ta hãy tự hỏi lòng mình rằng chúng ta có thấy được sự đồng hành hiên diện của người Thầy Giêsu thân yêu của chúng ta trong những ngày đại dịch vừa qua hay không?

    Câu trả lời là thưa CÓ. Chúa Giêsu Phục Sinh đã và đang thầm lặng lo lắng với con người chúng ta trong nạn cúm Covid-19 này.  Xin đang cử một vài thí dụ điển hình:  Qua những tin tức trên Tivi, Youtube, v.v.. chúng ta thấy có rất nhiều người đang theo dõi và tuân theo những hướng dẫn cách ly ở trong nhà không ra ngoài đường của chính phủ địa phương,ngõ hầu có thể làm giảm thiểu sự lây lan của con vi trùng Covid-19. Đã có rất nhiều bác sĩ, y tá, khoa học gia, những nhân viên cấp cứu, và những công nhân viên của các siêu thị đã và đang giúp đỡ người khác cho dù họ cảm thấy không thoải mái và có thể nguy hiểm, vì họ biết rằng họ có thể bị lây bệnh có theery nguy hiểm đến mạng sống của họ. Ở các nước bên Âu Châu, đã có vô số các linh mục và các tu sĩ nam nữ đã qua đời trong khi phục vụ bệnh nhân. Họ chứng tỏ cho chúng ta thấy một thí dụ về điều Chúa Giêsu nói, “Ta là mục tử nhân lành. Người mục tử nhân lành hi sinh mạng sống mình vì đàn chiên” (Gioan 10:11) Tình yêu của người Mục Tử Nhân Lành chiếu sáng vô tận.  Tất cả những điều này qủa thật là sự hiện diện đồng hành và là một dấu chỉ  ơn lành từ Đức Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh của chúng ta.

    Mỗi một cuộc điện thoại, gọi điện qua hình ảnh (facetime), tin nhắn (text mesage), hay một nghĩa cử tử tế nào đó mà chúng ta dành cho những người chung quanh, đặc biệt trong gian đoạn này, là một dấu chỉ rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đang hiện diện. Chúng ta được mời gọi hãy hồi tưởng lại lần cuối cùng khi chúng ta tham dự thánh lễ trong nhà thờ mà chúng ta được trực tiếp rước Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, để Chúa Kitô giúp chúng ta vươn lên khỏi những rắc rối của sự sợ hãi và trống vắng mà chúng ta đang đối diện ngay bây giờ đây. Người ta sẽ biết rằng chúng ta là Kitô hữu qua những hành động diễn tả "TÌNH YÊU" của chúng ta.  Tình yêu này vừa là một mệnh lệnh và là một dấu chỉ. Chúng ta không còn phải sợ sệt và buồn sầu nữa, thay vào đó, chúng ta hãy định tâm lại và vui lên. Cuộc sống của chúng ta sẽ được phục hồi lại vì Đức Giêsu Kitô Sống Lại của chúng ta đang sống giữa chúng ta.

    Chúng ta cầu nguyện và hy vọng rằng y khoa sẽ sớm tìm ra một loại thuốc để chửa lành và chủng ngừa cho căn bệnh cúm Corona này; và nó sẽ được phân phát rộng rãi cho tất cả mọi người giầu hay nghèo. Nhưng trong lúc này đây, mỗi người chúng ta có thể suy nghĩ về nỗi hoang màng và sợ hãi của riêng mình. Cơn đại dịch này là một lời nhắc nhở cho chính bản thân tôi rằng, tôi không bao giờ kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của tôi. 

    Tôi không bao giờ có thể chối bỏ mọi bất hạnh hoặc con người có thể chữa được mọi thứ bệnh tật.  Như thế thì cuối cùng niềm tin của con người phải được đặt để ở một cái gì đó vững chắc hơn là những thứ mà chúng ta có thể tìm thấy ở trên trái đất này. 

    Câu trả lời chỉ có một mình Thiên Chúa là nơi an toàn cho chúng ta mà thôi. Như thánh vịnh 46 đã viết: “Thiên Chúa là nơi ta ẩn náu, là sức mạnh của ta.Người luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ta phải ngặt nghèo.” 

    Hãy hy vọng và tin tưởng nơi Chúa Kitô Phục Sinh

     
    Phó-tế Giuse Nguyễn Xuân Văn
    Dịch Cúm Covid-19

    -------------------------------------------

     
    --

    ====================

     

     

    --
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THỨC ĂN NHANH CHO TÂM HỒN

 

  •  
    Quang Tran
    Mon, Apr 27 at 6:08 AM
     
     

    Số 178: Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday of April 27, 2020

     


    ĐỒNG HÀNH

    “Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán,

     thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ” (Lc 24: 15)

     

    Đồng hành là gì? 

    Là cùng bước với nhau, bước song song với nhau thì được gọi là đồng hành. Nếu một người bước nhanh, một người bước chậm, người bước trước, người bước sau thì không còn gọi là đồng hành nữa.

    Làm thế nào để có thể đồng hành với người khác?

    Chuyện kể rằng: một ngày nọ, sau lễ Vượt Qua, có hai người lữ khách đang bước đi bên nhau từ Giêrusalem về Emmaus. Họ đang lê những bước chân nhọc nhằn giữa chặng đường dài hun hút vì mộng vàng của họ tan thành mây khói, vì vị tôn sư, vị “đảng trưởng” của họ bị bắt, bị đóng đinh treo trên thập giá chết tức tưởi trong tủi nhục. Đang trên đường lữ hành, thì có một vị khách lạ, chính là Đức Giêsu TIẾN ĐẾNCÙNG BƯỚC ĐI VỚI HỌ. Rồi, Người hỏi chuyện, giải thích cho họ về những điều trong Kinh Thánh nói về Người… Rồi, khi ĐỒNG BÀN với họ thì họ nhận ra Người lúc Người “bẻ bánh.” Người biến mất. Họ liền quay trở lại Giêrusalem để kể cho các tông đồ nghe chuyện họ gặp gỡ Đức Giêsu đã phục sinh (x. Lc 24: 13-35). 

    Từ đoạn Tin Mừng Lc 24: 13-35, Chúa Giêsu có thể trở nên một kiểu mẫu cho chúng ta học cách SONG HÀNH cùng những người khác trong cuộc sống.

    Tiên vàn, Chúa Giêsu TIẾN ĐẾN với hai môn đệ. Khi đi bước trước đến với ai đó mời gọi chúng ta phải KHIÊM TỐN, giả thiết ở vị trí thấp kém, thua thiệt hơn họ. Ví dụ: mở lời xin lỗi trước thì giả thiết ta sai. Đang bình thường, cầm điện thoại thăm ai đó giả thiết ta muốn đi vào tương quan với họ… Phải có tâm tình khiêm tốn chúng ta mới làm được những chuyện này. Bỏ cái tôi! Bỏ cái địa vị vai vế của chúng ta đi!

    Khiêm tốn là khởi đầu cho tương quan của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmaus. Nhưng để tương quan ấy kéo dài, Chúa Giêsu đã PHẢI CÙNG BƯỚC ĐI VỚI HỌ. Cùng bước đi hay song hành với những người khác không bao giờ là chuyện dễ dàng. Vì lẽ, trong cõi nhân gian này không có ai tự nhiên sinh ra đã có cùng “tốc độ” với những người mình thương mến. Mỗi người là độc đáo và duy nhất. Ví dụ: Tại sao dễ như vậy mà không làm được à? Để tôi làm cho khỏi ngứa mắt! Đơn giản như thế mà không biết à?... Hay chiều ngược lại: Đợi với? Nhanh quá tôi không hiểu?... Những ngôn ngữ, cảnh huống: kẻ nhanh người chậm trong cuộc sống thường ngày của chúng ta nhiều lắm! 

    Đồng hành không phải là người chỉ đường, người hướng dẫn, mà là cùng bước đi, cùng song hành. Để có thể cùng song hành thì điều thiết yếu là phải có cùng một “tốc độ” với nhau. Nếu người kia đi nhanh, người này muốn đồng hành với người kia thì phải cố gắng đi nhanh lên, để cùng “tốc độ” với người kia, đồng hành với họ. Nếu người kia đi chậm thì người này phải đi chậm lại. 

    Chúng ta không thể nói: tôi khỏe thì tôi đi nhanh, và họ yếu thì họ đi chậm, mặc kệ họ. Cũng không thể: họ khỏe họ đi nhanh, tôi yếu tôi đi chậm, tôi không cần cố gắng để theo kịp. Để có thể đồng hành, tôi phải điều chỉnh “tốc độ” của tôi, để phù hợp với người tôi muốn đi với họ, dù tôi đang đi nhanh hay đi chậm. Tôi phải là người điều chỉnh “tốc độ.” Kỹ năng để có thể đồng hành là PHẢI BIẾT CHỜ ĐỢI NHAU. Nếu người tôi muốn đồng hành đi chậm, thì tôi đi chậm lại. Nếu người tôi muốn đồng hành đi nhanh thì tôi phải tăng tốc để đến gần họ. 

    Có lẽ, vì không chấp nhận điều chỉnh “tốc độ” nên cho dù nhiều người chúng ta thương mến, nhưng họ không thể bước đi cùng chúng ta được. Để có thể song hành với những người thương mến, mỗi người chúng ta tự tìm cho mình một cách thức phù hợp vào mỗi hoàn cảnh cụ thể.

    Kinh nghiệm mục vụ cá nhânTrong danh bạ điện thoại của học trò, khi lưu ai vào danh bạ, học trò thường lưu tên vợ kèm với chồng, hoặc chồng kèm với vợ, và những người khác thì tên với thành phố nơi người đó sinh sống… Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ, sau tên của một số người học trò thêm chữ “vui tính” vào đằng sau (chắc quý vị những người đọc được bài này thì không có chữ “vui tính” vào đằng sau được. Vì quý vị là người bình thường.). Thêm chữ “vui tính” vào để khi học trò gọi đến hay nhận những cuộc gọi từ họ như một lời nhắc nhở: hãy điều chỉnh “tốc độ” của mình để phù hợp với người “vui tính” này. Đừng la lối, đừng nổi nóng với họ khi ta giải thích ngàn lần mà họ vẫn không hiểu, không biết, và không… không.

    Có một bà cụ già đạo đức nọ đang sống với một người con “vui tính” được chính phủ chu cấp mọi sự. Mấy tháng nay bà bị bệnh nên không đi nhà thờ, không đi lễ được. Mỗi Chúa Nhật học trò thường đến cho bà rước Mình Thánh Chúa. Trước khi đi, học trò luôn gọi điện cho người con “vui tính” của bà để hẹn giờ cho chàng xuống mở cửa (vì apartment của họ không tự ra vào được). Một Chúa Nhật, học trò đến trước tòa nhà, gọi điện hoài, gọi đến trên 10 lần mà chàng không bắt điện thoại (rõ ràng trước khi đi học trò đã làm cuộc giao kèo với anh “vui tính” rồi). Đợi khoảng chừng 30 phút không được, học trò lái xe về lại nhà dòng. 

    Về đến nhà dòng một lúc thì anh chàng “vui tính” gọi. Học trò vừa mở điện thoại thì anh chàng “vui tính” hỏi: sao cha gọi con nhiều thế! Con để quên điện thoại ở phòng con và sang phòng mẹ con ngồi xem Tivi…

    Nếu không có tính từ “vui tính” ở đằng sau tên của anh thì hôm đó chắc sấm sét đã nổ ra!!! 

    Song hành với người khác không bao giờ là dễ dàng. Nhưng, vì như trong một cuốn sách khá danh tiếng của Thomas Merton: Không Ai Là Một Hòn Đảo (No Man is an Island). Sống là cùng bước đi, cùng song hành. Thậm chí ngay con vật: chim bay có bầy, ngựa chạy có bạn. Là con người, ta không thể không bước cùng với người khác. Ngày nay quan niệm về các vị thánh cũng có cái nhìn nhân học khác thời xưa. Xưa ai đó muốn nên thánh thì phải vào sa mạc, hay kiếm các đan viện sống cô tịch. (Ở đây không nên lầm lẫn giữa đời sống cô tịch nơi hoang vu để có kinh nghiệm thần bí, có kinh nghiệm thiêng liêng với chiều kích nhân học). Ngày nay, ai đó muốn nên thánh là phải nên thánh giữa những người khác, với những người khác và cùng nhau nên thánh. Như thế, song hành là điều phải có để thành người và nên thánh.

     

    Cùng Suy Nghĩ và Hành Động: Trong đời sống tương quan: vợ - chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình tôi, tôi là người đang có “tốc độ” nhanh hay chậm? Đâu là phương pháp tôi nên thiết lập tùy theo mỗi người trong gia đình tôi để điều chỉnh “tốc độ” của tôi? Tôi đang điều chỉnh “tốc độ” của tôi hay đòi người khác điều chỉnh “tốc độ” của họ để phù hợp với tôi?

     

    Hành Trình Trên đường Emmaus chính là hành trình cuộc đời của mỗi người chúng ta. 

    --------------------------------------

     

     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BÁM VÀO ĐÂU TRƯỚC ĐẠI DỊCH?

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Apr 20 at 10:13 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    NGƯỜI TA BÁM VÀO ĐÂU TRONG CƠN ĐẠI DỊCH?

    Để trả lời cho câu hỏi của bạn trên đây, thiết tưởng là những người trong cuộc mới rõ. Nghĩa là thử nhìn những người vô tín, chắc họ cũng có nhiều thứ để bám vào. Họ cũng vẫn nhiều hy vọng một ngày rất gần, khoa học sẽ tìm ra phương thuốc chữa trị.

    Khi trò chuyện với các bạn sinh viên, tôi nhận được một câu hỏi khá thú vị: “Thầy ơi, nếu không tin vào Thiên Chúa, không tin vào tôn giáo, vậy người ta bám vào đâu trong đại dịch?” Hỏi như thế vì bạn sinh viên Công Giáo này thấy mình may mắn, vì có Thiên Chúa và Giáo Hội. Đó là nguồn an ủi rất nhiều để nâng đỡ đời sống tâm linh cho bạn đó. Khi buồn sầu, nhất là khi dịch bệnh khiến nhiều người hoang mang, bạn ấy được rất nhiều bình an khi chạy đến với Thiên Chúa.

    Để trả lời cho câu hỏi của bạn trên đây, thiết tưởng là những người trong cuộc mới rõ. Nghĩa là thử nhìn những người vô tín, chắc họ cũng có nhiều thứ để bám vào. Họ cũng vẫn nhiều hy vọng một ngày rất gần, khoa học sẽ tìm ra phương thuốc chữa trị. Người ta vẫn bám vào những mối tương quan trong gia đình. Họ thảo luận với bạn bè, khuyến khích nhau trước cú sốc này; và họ cũng bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram, v.v. Cuộc sống vẫn êm trôi đối với nhiều người. Bởi trước giờ, Thiên Chúa hay tôn giáo không thuộc lãnh vực của người vô tín. Khi khó khăn hoặc dịch bệnh xảy đến, họ cũng đang tiếp tục cuộc sống mưu sinh.

    Các nhà tâm lý phát hiện ra rằng, tôn giáo có thể giúp người ta được bình an để vượt qua khó khăn thử thách hơn. Ngược lại, những người không có đời sống tâm linh, thường bất an nhiều hơn khi họ phải đương đầu với sóng gió. Khoa tâm thần phân liệt cũng cho thấy tâm linh có thể giúp người bệnh vượt qua bệnh tật dễ dàng hơn. Đó là những nghiên cứu phần nào cho chúng ta câu trả lời trong thời gian đại dịch này.

    Khi trò chuyện với một chuyên viên tâm lý về vấn đề này, câu hỏi trên phần nào sáng lên hơn. Vị ấy chia sẻ với tôi về những chỗ người ta có thể bám víu. Đó là tiền bạc, địa vị hoặc danh vọng, những thú vui của nhân tình thế thái. Tuy vậy, dịch bệnh dường như đang kéo đổ mọi điểm tựa ấy của nhiều người. Virus không phân biệt đẳng cấp xã hội, không kén chọn giàu nghèo, ai cũng có thể nhiễm và ai cũng có nguy cơ tử vong. Trước nguy hiểm nhãn tiền ấy, lắm người vô tín đang để ý đến đời sống nội tâm của mình hơn. Không ít người cũng suy nghĩ về hậu vận của mình. Nhiều người đến với những phương pháp thiền, Yoga hoặc trầm mặc hơn để lòng bất biến giữa dòng đời vạn biến. Họ trò chuyện với gia đình, người thân nhiều hơn. Họ tìm đến những điều ý nghĩa hơn. Lúc này tiền bạc, quyền lực dường như không quá quan trọng bằng sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

    Dĩ nhiên người vô tín là người không biết và không tin vào Thiên Chúa. Họ cũng chẳng tin Thiên Chúa có thể giúp họ đạt được những điều họ ước ao không? Tựu trung, họ chưa có kinh nghiệm về Thiên Chúa, hoặc rất ít tâm tình thiêng liêng về Đấng Siêu Việt nào đó. Họ tự sức tin rằng mình có thể làm cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa và bình an hơn. Hẳn là ai cũng có quyền tin và phủ nhận Thiên Chúa. Nhưng nếu để ý, những điều họ đang khao khát, Thiên Chúa của chúng ta, hoặc tôn giáo nói chung, có thể cho họ câu trả lời thỏa đáng hơn. Đó là đạo, là con đường mà không phải ai cũng thích bước vào!

    Để tiếp cận gần hơn câu hỏi trên, chúng ta thử đi sâu hơn một chút. Chắc ai cũng biết Blaise Pascal (1623–1662). Ông là nhà toán học và là triết gia nổi tiếng người Pháp. Khi bàn luận về vấn đề tôn giáo hoặc Thiên Chúa có cần thiết hay không, ông giải thích bằng “một phiên đánh cược”. Nghĩa là trước vấn đề thiện ác, con người không thể tự sức mình giải quyết được. Ông cho rằng người ta có thể làm một cuộc đánh cược, mà kết quả chỉ có thể biết được sau khi người tham gia trò chơi lìa đời. Nếu một tín hữu tin vào Thiên Chúa mà Thiên Chúa không có thật thì số phận của anh cũng giống như một người vô tín. Ngược lại, nếu Thiên Chúa có thật thì người ấy lại được tất cả. Như vậy, vấn đề lo âu và khắc khoải trong đời sống con người không được giải quyết bằng lý trí đơn thuần, nhưng còn được giải quyết bằng niềm tin.

    Là người Công Giáo sùng đạo, Pascal tin rằng Thiên Chúa luôn cho người ta những điều tốt đẹp. Nhất là trong hoàn cảnh khốn cùng, niềm tin tôn giáo hoặc tương quan với Thiên Chúa luôn cho họ sức mạnh để vượt qua dễ dàng hơn. Thật dễ thấy khi đại dịch bùng phát, cả Giáo Hội Công Giáo nói riêng, các tôn giáo nói chung, mọi tín hữu đều muốn bám vào Đấng họ đang tôn thờ. Các Kitô hữu thì bám vào Thiên Chúa; các phật tử thì bám vào Đức Phật; người đạo Hồi thì bám vào Đấng Allah; người theo đạo Do Thái thì bám vào Đấng Gia–vê; hoặc người không theo đạo cũng có thể cầu khẩn trời phật. Nói chung, người tin vào Đấng Siêu Việt, nghĩa là tuy sống dưới đất, nhưng lòng họ vẫn hướng về trời cao. Đó là nguồn sức mạnh để họ vượt qua mọi sóng gió phong ba.

    Thật khó để đo được mức độ bình an và hạnh phúc của mỗi người. Hẳn là người không tin vào Thiên Chúa cũng đang có những cách phòng chống dịch bệnh. Với họ, Thiên Chúa vẫn còn xa vời. Nếu người tín hữu bám vào Thiên Chúa, thì người vô tín vẫn bám vào những thứ cần thiết trên mặt đất này. Nếu Thiên Chúa cho ta sức mạnh, hy vọng, bình an và phó thác để vượt qua cơn đại dịch này, thì người vô tín chắc cũng bám vào những điều ấy; nhưng với họ, những giá trị ấy không đến từ Thiên Chúa.

    Dẫu sao trong đại dịch lần này, người tín hữu nói chung, người Công Giáo nói riêng, may mắn vì còn Thiên Chúa để bám vào. Thiên Chúa không phù phép cho dịch bệnh hết ngay lập tức. Ngài cũng chẳng biến hóa cuộc sống nhân loại để bình thường như trước. Ngài cũng chẳng ép buộc ai tin theo Ngài. Chắc một điều, Thiên Chúa thì gần gũi, Ngài là con đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14,6). Ai tin yêu nơi Ngài thì được hơn là mất, lợi ích nhiều hơn thiệt hại, và may mắn hơn là rủi ro.

    Chút giải thích trên đây có thể chưa đi vào ngọn nguồn câu trả lời; nhưng đó là dịp để chúng ta tạ ơn Chúa. Cảm ơn Ngài vì hồng ân đức tin. Bởi chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà chúng ta được cứu độ, đây không phải bởi sức lực của ta mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc ta đang làm, để không ai có thể hãnh diện. (Ep 2,8–9). Nhất là trước hiểm nguy của virus, chúng ta không mất niềm tin và hy vọng vì có Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài đã sống lại và chiến thắng tử thần. Đó là sứ điệp Phục Sinh.

    Sau Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh, khi ban phép lành toàn xá cho Rôma và toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc mỗi người tín hữu: Đây không phải là thời điểm của sự vô tâm, không phải thời gian của ích kỷ, của chia rẽ và cũng chẳng phải thời điểm của lãng quên. Trong tâm tình đó, thật cao đẹp biết bao để cầu nguyện cho những người chưa tin vào Thiên Chúa. Mong họ cũng được nhiều bình an, và biết bám vào những gì là chân, thiện, mỹ.
    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ (dongten.net)
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐẠI DỊCH GIÚP NHIỀU CHO TA

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Apr 23 at 4:11 PM
     
     

    "Đại dịch là cơ hội cho ta làm lại, sửa chữa lại, sống lại. và Lời Khuyên Nhủ của Đức Thánh Cha Francis:

    Đây là thời gian quí báu.

     

    1/  Đại Dịch là cơ hội cho ta làm lạiĐơn vị nhỏ nhất là mỗi cá nhân đủ trí khôn trong Đại Gia Đình Nhân Loại đã, đang trong lúc mù quáng không nhìn thấy cửa hoả ngục rộng mở trong đường tơ kẽ tóc chỉ còn một bước cuối cùng.

    Chủ nghiã vật chất, chạy theo nhu cầu 'the more you need the more you want'. Lòng ích kỉ trong mỗi cá nhân lớn nhanh kỉ lục che lấp mọi thứ thuộc về tâm linh. Đơn vị gia đình là một giáo hội nhỏ nhất bao gồm cha mẹ và con cái khôn lớn hầu hết đều chạy theo nhu cầu làm thoả mãn cho riêng mình. Trong khi Đại Gia Đình Nhân Loại xây trên nền tảng của triệu triệu những viên gạch mong manh làm toàn 

    bằng những hạt cát tụm lại, thử hỏi làm sao Căn Nhà Nhân Loại có thể tồn tại??? Như vậy, Đại Dịch chính là cơ hội cho mỗi người chúng ta phản tỉnh tức thời để làm lại cuộc đời tránh đánh mất chính mình.

    Return to God:

    https://www.youtube.com/watch?v=xAPlnHgg62c

     

    [Music Video] Nên Một Với Chúa (Huỳnh Minh Kỳ - Đinh Công Huỳnh) - Trình bày: Lan Anh

    https://www.youtube.com/watch?v=jPFMiJm79ug

    2/ Đại Dịch là cơ hội cho ta sửa chữa lại. Căn phòng tâm linh của riêng mỗi người chúng ta xem ra đã xuống cấp thê thảm, chỉ vì chúng ta không có một giây phút nào trong một ngày thèm ngó ngàng gì đến mức tàn phá thảm khốc của nó theo thời gian. Những bề bộn trong tâm hồn đã xếp nếp lộn xộn tưởng như quen mắt dần, nên chúng ta trở thành vô cảm. Chúng ta thường nguỵ biện, đổ lỗi cho công việc bận rộn hằng ngày và những việc không tên cứ như những cơn sóng cả thay phiên nhau vùi lấp, xô lấn chúng ta. Vậy thì Đại Dịch chính là cơ hội có một không hai cảnh tỉnh chúng ta lo tu sửa lại căn phòng nội tâm trước khi qúa muộn.

    Change My Heart Oh God - Don Moen (with Lyrics):

    https://www.youtube.com/watch?v=B5BdxEf3EgY

     

    TRÁI TIM MỚI - Mp4. Phong Sương:

    https://www.youtube.com/watch?v=yjcpsVW3AhI

    3/Đại Dịch là cơ hội làm cho ta sống lại. Ngồi ngẫm nghĩ, chúng ta cứ yên trí rằng phần xác của mình đang sống, trong khi phần nội tâm thực sự đã chết. Lý do duy nhất là do chúng ta chỉ sống cho phần xác, lo toan công ăn việc làm, ngược lại chúng ta chẳng đoái hoài gì đến phần tâm linh. Nếu thân xác cần thức ăn, của uống để nuôi thân – phần tâm linh cũng có những nhu cầu cần nuôi sống. Một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện là như vậy (A healthy mind in a healthy body). Cho nên, Đại Dịch này hẳn nhiên là cơ hội ngàn năm một thuở đánh động lương tâm chúng ta cần kíp trở về với chính mình để hồi sinh tâm hồn mình đã bất động từ lâu rồi.

    John 11:25-26 Song "I am the Resurrection and the Life" (Esther Mui) Christian Worship Praise:

    https://www.youtube.com/watch?v=7N0rDTsSSeI

    CHẠM LÒNG CON:

    https://www.youtube.com/watch?v=1RqhiJXZtvE

     

    *****************************************************************************************************************************************

    Đây là thời gian quí báu đó là Lời Khuyên nhủ của Đức Giáo Hoàng Francis. Ý nghĩa lời khuyên nhủ của Người Cha Chung của toàn thể Giáo Hội Công 

    Giáo trên khắp điạ cầu có lẽ gói gọn trong ba điều mà Mẹ Fatima đã nhắn nhủ Nhân loại khi Mẹ hiện ra tại Fatima, Nước Bồ Đào Nha, Năm 1917: Hãy năng lần hạt 

    Mân Côi – Tôn sùng Trái Tim Chúa & Đức Mẹ - Cải thiện đời sống. Chúng ta làm sao có thể đoan chắc rằng mình không thể bị lây nhiễm Corona Vũ Hán. Một khi bất 

    ngờ chúng ta bị lây nhiễm rồi, giờ lâm chung đến thật lẹ trong cô đơn và chúng ta không còn được phép gặp lại những người thân yêu nhất để từ giã nữa lần cuối 

    cùng. Vì thế, ai không tận dụng thời gian quí báu này để lo sửa mình, chuẩn bị sẵn sàng để đi về đời sau, e rằng chúng ta sẽ tuyệt vọng.

    Our Lady of Fatima Song:

    https://www.youtube.com/watch?v=KUQ4jgbxtNQ

     

    Lạy Mẹ Fatima - Vũ Khanh:

    https://www.youtube.com/watch?v=iLVOxlNmUT

     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHÚA TIÊU DIỆT SỰ DỮ

Chúa Phục Sinh tiêu diệt mọi sự dữ khi chúng ta cầu nguyện và yêu thương nhau

— Cả thế giới ai cũng biết, cũng có khái niệm là Thiên Chúa luôn có thể tiêu diệt được mọi sự dữ và mọi vũ khí giết chết người khi chúng ta chìm đắm trong sự Cầu Nguyện và yêu thương nhau. Mà ngày hôm nay sự dữ ấy là loại virus Covid-19 đã và đang giết chết hàng loạt con người trên khắp cùng thế giới; chúng không trừ một ai. Từ con nít cho đến trai trẻ lực lưỡng đầy năng lực.
 
— Họ có thể là những lực sĩ trong các môn thể thao. Họ có thể thuộc mọi nghành nghề; giàu có cũng như nghèo khổ; người thông thái cũng như người dốt đặc cán mai, v.v… Mà điều cần thiết cho Hòa Bình ấy là phương thức cần phải yêu thương nhau như hai giới răn muôn đời không thay đổi; mà Thiên Chúa đã thiết lập từ thời ông Môsê đó là “Kính Chúa & yêu người như yêu chính mình” . Nhưng thưa rằng con người cho đến ngày hôm nay vẫn luôn ưa chuộng chiến tranh.
 
— Đối với tầm cỡ thế giới thì chúng ta ngày nay rất cần những người thông minh như các tướng lãnh thời xa xưa của nước VN ta. Dù là đất nước nhỏ bé nhưng anh Tầu rất ái ngại để cho quân qua xâm lăng vì nghĩ rằng cả nước VN ta rất thông minh, toàn là những người có mưu kế giỏi. Nhưng giữa con người và con người hằng ngày tiếp cận nhau thì sao?. Có phải thường ta chơi với bạn cũng phải phân loại xem nhóm bạn của ta chơi ai là bạn và ai là bè?.
 
— Ai bạn thuộc thành phần xã giao? Bạn gặp quán cà phê nói chuyện tào lao cho qua ngày?. Rồi bạn trong cộng đoàn của giáo xứ, bạn học và bạn ở xa bần trên facebook, v.v….. Có phải ai càng có bạn nhiều thì người ấy càng gặp nhiều chuyện phiền nhiễu như lời phê bình không đáng có; như lời chê bai dạy đời từ miệng của người trẻ, v.v… phức tạp hơn ta tưởng!?.
 
— Vì thưa rằng càng có bạn đông không chóng thì chầy ta phải chọn đứng về phe đối tượng nào để chơi? Hoặc khi chơi mà cảm thấy chiến tranh bùng nổ của cả nhóm thì có thể ta sẽ quyết định không chơi nhóm nào nữa và là cách giải quyết êm thắm nhất, tốt đẹp nhất …. Là gạch tên ta ra khỏi hội. Đây là một điều thật đáng buồn thường xẩy ra ở khắp mọi nơi trong nhóm, trong hội hè.
 
— Ấy là vì chúng ta ai nấy cũng đều sống thiếu Chúa, thiếu khiêm nhường trong cuộc đời, trong tâm hồn và trong trái tim trống rỗng của chúng ta. Đồng ý rằng Thiên Chúa có hiện diện trong từng nhà thì nhiều lắm; đủ kiểu, đủ size nhưng chỉ để chưng trên bàn thờ thôi. Còn Chúa để đeo trên cổ thì lại càng nhiều hơn nữa. Chúa được trạm trổ bằng hột xoàn lóng lánh có, bằng vàng, bằng ngọc quý, v.v… Đối với một số người thì Chúa vô tình trở thành một thứ trang sức để đeo.
 
— Bởi thế mà Thiên Chúa bị đứng ngoài lề cuộc đời của chúng ta là vậy – Là lạy Chúa, xin Chúa chỉ ở trong nhà thờ hay trong gian phòng mà chúng con đặt riêng cho Chúa ở trong đó thôi nhé; còn ngoài ra xin Chúa chớ có đi lung tung qua những phòng khác. Vì thưa những phòng khác ấy là chỗ chúng con chứa đủ thứ chúng quỷ trong đó. Nào là quỷ bài bạc, quỷ mãi dâm, quỷ buôn đồ lậu, quỷ buôn cần xa ma túy, v.v.…
 
— Chỉ buồn là khi chúng ta thường xem Chúa như một ông Thần Đèn không hơn không kém. Là lúc cần thì lại đứng trước bàn thờ lạy lạy, xá xá y như anh Aladin xoa xoa vào cái thần đèn để xin xỏ …. Xin ông cho làm ăn được, trót lọt và khấm khá ra thì mới có tiền để mà cúng nhà thờ hàng tuần, đóng góp PSA hàng năm, hay đóng góp cho người nghèo khổ cùng được làm ông nọ, bà kia cho nó oai.
 
— Chúng con quả thật tệ quá Chúa nhỉ? Do đó mà Chúa bảo rằng con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ dàng hơn là người giàu có thể vào Nước Thiên Đàng là vậy. Cũng vì Chúa biết và hiểu thấu con người luôn sống trong tội lỗi nên có lời khuyên chúng con là hãy cùng dẫn dắt nhau mà vào Nước Trời vì Người không muốn những linh hồn tội lỗi phải lao xuống Hỏa Ngục muôn đời trầm luân.
 
— Lạy Chúa Kitô Phục Sinh cùng là Chúa của Lòng Thương Xót, xin giúp chúng con có được trái tim giống Chúa!. Có được môi miệng thánh thiện, tốt lành và nhân từ là chỉ biết thốt ra những lời chúc tụng, ca khen một Thiên Chúa vô cùng quyền năng nhưng luôn yêu thương. Giúp chúng con luôn tìm sống trong ánh sáng Chúa Phục Sinh. Để cùng đích là hết thảy sẽ được yên nghỉ bên Chúa trên Nước Trời. Nơi mà hạnh phúc sẽ là vĩnh cửu, thiên thu và bất tận. Amen.
 
**
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
13 tháng 4, 2020
 
———————————————————————-
 
** Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:
 
Ánh Sáng Chúa
Tuyết Mai (66) 02 – 13 – 2005
Chia sẻ Bài này:
 

Related posts