8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH-HỒNG - THỨ HAI CN7PS-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, May 24 at 5:20 PM
     

    THỨ HAI TUẦN VII PHỤC SINH A

    NGÀY 25/05/2020
     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 16: 29-33)
                             HÃY CAN ĐẢM LÊN!!!

    Khi ấy, các môn đệ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Đúng thế, bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin Thầy bởi Thiên Chúa mà ra”. Chúa Giêsu đáp lại các ông: “Bây giờ các con mới tin ư? Này đến giờ và đã đến giờ rồi, các con sẽ tản mác mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình. Nhưng Thầy không ở một mình đâu, vì có Cha hằng ở với Thầy. Thầy nói với các con những điều đó để các con được bình an trong Thầy. Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian”.

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG

     

    Những ngày tháng gần đây, cơn đại dịch COVID-19 bùng phát lên mạnh làm nhiều người cảm thấy hoảng sợ. Nỗi sợ lớn nhất cho con người, đó là sự cô đơn, thiếu vắng một tương quan tình người. Tuy nhiên, chúng ta là Kitô hữu, chúng ta có niềm tin, có ơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta vượt qua tất cả, như chúng ta cảm nhận được trong kinh nghiệm của mùa Phục Sinh mà Giáo Hội đã dành cho chúng ta.

    Tin Mừng hôm nay diễn tả sự xuất hiện của Chúa Giêsu đúng thời, đúng lúc nhằm trấn an các tông đồ khi họ đang cô đơn, hoang mang và sợ hãi. Người bảo họ: “Đừng sợ! Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian rồi”. Quả thực, chính Chúa Giêsu đã trải qua những khoảnh khắc cơ đơn và đau đớn, khi Người một mình đơn độc trong cuộc chiến đấu với cái chết và với thế gian, bởi các học trò thân yêu và những người tin theo Người đều bỏ chạy tán loạn để cho Người phải đối diện với sự đau đớn và đơn độc. Nhưng Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng và phục sinh để xóa tan sự sợ hãi và mang bình an đến cho nhân loại.

    Lời trấn an của Đức Kitô Phục Sinh dành cho các môn đệ hôm nay, cũng là trấn an của Người dành cho chúng ta. Đối diện với thách đố và những nỗi đau trong khó khăn của cuộc đời, không ai không đau buồn và sợ hãi, tuy vậy chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn hiện diện đúng với giây phút quan trọng mà chúng ta cần Ngài, Ngài xuất hiện để mang bình an và niềm hy vọng cho chúng ta, mỗi khi chúng ta tin tưởng, phó thác nơi Ngài.

    0Với tiếng vang trong ơn thánh của mùa Phục Sinh chúng ta tuyên xưng như lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gợi lên trong Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 202: “Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã phục sinh!”.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -THÔNG BÁO TIN VUI

  • THÔNG BÁO TIN VUI # 227 = Website ChiaseLoiChua.org

              LỜI KHÔN NGOAN - LẮNG NGHE LỜI CHÚA

    1. Dâng lên Chúa những điều công chính, đừng dâng nhưng điều bất chính.
    2. Lối đi của con người dẫn đến kết thúc vô vọng, nhưng lối đi của Thiên Chúa dẫn đến niềm hy vọng vô biên.
    3. Quỳ cầu nguyện nhiều sẽ giúp bạn có đời sống tốt đẹp.
    4. Ai quỳ trước Nhan Thánh Chúa thì có thể đứng vững trước bất cứ người nào.
    5. Trong đời sống ma quỷ có thể là dấu phết, nhưng đừng để cho hắn trở nên một dấu chấm.
    6. Đừng đặt dấu hỏi nơi mà Chúa đặt dấu chấm.
    7. Bạn bị đắm chìm với gánh nặng à? Hãy đến nhà thờ để được nhẹ nhàng hơn.
    8. Khi cầu nguyện đừng chỉ dẫn cho Chúa phải làm gì nhưng hãy báo cáo các bổn phận của mình.
    9. Đừng đợi cho đến khi nhà quàn đem xác bạn vào nhà thờ.
    10. Bạn không thay đổi thông điệp của Chúa mà thông điệp của Chúa thay đổi bạn.
    11. Nhà thờ có máy điều hòa cầu nguyện.
    12. Khi Chúa truyền lệnh, Ngài chịu đựng.
    13. Đến gần Chúa Giêsu thì không bị nóng bỏng.
    14. Hãy hoạch định trước đi vì khi ông Noê xây tàu, trời lúc đó không mưa.
    15. Nhiều người muốn phục vụ Chúa nhưng chỉ muốn làm cố vấn thôi.
    16. Đau khổ à? Hãy đọc Thánh Kinh.
    17. Tập dượt hàng ngày bằng cách bước đi với Chúa.
    18. Đừng bao giờ cho ma quỷ cùng đi vì hắn sẽ lái bạn đi sai lối.
    19. Không có gì tai hại cho bằng thêm thắt câu chuyện.
    20. Lòng Thương Xót khó cho đi vì nó cứ trở lại với người cho.
    21. Ai làm bạn giận dữ thì người ấy đang kiểm soát bạn.
    22. Lo âu là một phòng tối mà các tư tưởng tiêu cục phát triển.
    23. Nếu bạn cho Satan một cơ hội nhỏ thôi thì hắn sẽ thống trị bạn.
    24. Hãy là kẻ lưới người. Khi bạn bắt được họ thì Chúa sẽ thanh tẩy họ.
    25. Chúa không kêu gọi những kẻ có tài năng nhưng Ngài làm cho họ có tài.
    26. Đọc Thánh Kinh thì bạn mới biết sợ.

    Đầy tớ: Định Nguyễn - Mời thăm Website ChiaseLoiChua.org, để Sống và Chia sẻ Lời Chúa

    -----------------------------------------

     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THỨC ĂN NHANH # 180

  • Quang Tran
    Mon, May 18 at 10:24 AM
     
     

    Số 180: Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday of May 18, 2020

     

     

    Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU

     

    “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. 

    Cha Thầy và Thầy sẽ ĐẾN và Ở LẠI với người ấy” (Ga 14: 23)

     

    Nếu ai đó có hỏi: tình yêu là gì? Thì có lẽ định nghĩa ngớ ngẩn nhưng lại đúng nhất (tautology): “tình yêu là tình yêu”. Vì lẽ, nếu ta đưa ra một thuộc tính nào đấy để diễn tả về tình yêu cũng không trọn vẹn, cũng không đong đầy. Tình yêu là một cái gì đó rất huyền nhiệm, không dễ để định nghĩa. Nhưng tình yêu là thứ hiện hữu và rất quan trọng trong đời sống. Như mọi thứ khác hiện hữu trên đời, dù là hữu hình hay vô hình, nếu muốn tình yêu lớn lên thì cần phải nuôi dưỡng nó. 

    Tin Chúa đã khó, nhưng để sống với, ở với Chúa lại càng khó hơn. Ở với Thiên Chúa là đi vào trong tương quan nhân vị với Ngài. Thiên Chúa của Kitô giáo chúng ta là một Thiên Chúa nhân vị (giữa chủ thể với chủ thể, chứ không phải giữa chủ thể và khách thể). Có tương quan qua lại, không phải một niềm tin vu vơ! Niềm tin tôn giáo mời gọi đi vào tương quan nhân vị, khác niềm tin của một tín ngưỡng là thế. Đi vào trong tương quan với Thiên Chúa để ở trong tình yêu của Ngài. Ở trong tình yêu Thiên Chúa là giữ các giới răn của Ngài. Ai không giữ các giới răn của Thiên Chúa thì không thể bảo là mình đang yêu Ngài được. “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ ĐẾN và Ở LẠI với người ấy” (Ga 14: 23). 

    Tình yêu giữa người với người cũng thế. Nếu yêu nhau không giữ những liên hệ với nhau thì e rằng đó không phải là tình yêu thật. Người ta thường nói: quen nhau thì dễ, nhưng Ở VỚI nhau mới khó. Nhưng yêu nhau thì muốn và phải ở với nhau thì đó mới là tình yêu. Ở với nhau thì phải vun đắp, tuân giữ những điều làm cho tình yêu lớn lên.

    Chuyện kể rằngVào buổi trưa mùa hè nắng nóng nọ, sau khi làm những việc nặng nhọc, nắng nôi ở ngoài về, trời nóng quá đến nỗi đầu chảy đầy mồ hôi, mở tủ lạnh ra xem, không ngờ bên trong có đĩa trái cây cắt sẵn mát lạnh. Tôi mừng rỡ,lấy ra ăn không chừa lại một miếng nào.

    Lúc này vợ tôi cũng trở về, vừa đi vào cửa nhà nàng vừa than: “Chết khát mất, trời sao nóng thế! Chết mất!” Và nàng đến mở tủ lạnh ra

    Tôi bảo với vợ là đĩa trái cây tôi ăn rồi, nét mặt nàng thoáng một chút không vui, vội vã cầm ly đi rót nước uống, vừa nhấc ấm nước lên, bên trong cũng không còn một giọt nào.

    Thế là nàng gắt lên: “Anh cũng không biết đun lấy một chút nước, về nhà lâu như thế làm gì?” 

    Tôi cũng giận dữ: “Sao cái gì cũng đều là tại anh thế?” Vì chuyện này mà hai chúng tôi chiến tranh lạnh.

    Thứ bảy, tôi về nhà bố mẹ tôi một mình. Thấy tôi họ liền hỏi: “Sao cả tuần nay bố mẹ không thấy vợ con đâu?” Tôi đem câu chuyện kể cho họ nghe. Mẹ tôi nghe xong liền trách: con chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không để ý đến người khác.

    Tôi phản lại: Chỉ là ăn hết mấy miếng trái cây, có cái gì ghê gớm đâu!

    Bố tôi vừa cười vừa nói: Con không nên biện bạch nữa, ngày mai Chúa Nhật, cả hai đứa cùng tới đây và ở lại ăn trưa nhé!

    Ngày hôm sau, tôi cùng vợ về lại nhà bố mẹ tôi. Vừa bước vào cửa, bố tôi liền sai tôi đi mua dấm chua, đợi đến lúc tôi mua trở về, bố tôi nói vợ tôi đã ra ngoài rồi, nói xong ông bê ra một nửa trái dưa hấu, rồi nói: “Nhìn con nóng quá đầu chảy đầy mồ hôi kìa, mau ăn miếng dưa hấu giải khát đi.”

    Nửa trái dưa hấu chừng bốn năm kg, ông đưa cho tôi một cái thìa: “Ăn không hết thì để phần thừa còn lại cho vợ con về ăn”, tôi cầm lấy cái thìa rồi ăn lấy ăn để, ăn chưa đến một nửa, bụng đã căng lên rồi.

    Lúc cả nhà ăn cơm, bố tôi mang ra hai nửa dưa hấu đặt lên bàn rồi hỏi tôi: “Con xem xem chúng có gì khác nhau?”

    Tôi cẩn thận nhìn đi nhìn lại, một nửa là tôi vừa mới ăn, một nửa còn lại cũng đã được ăn, nhìn một lúc lâu, tôi không hiểu ý nên đành phải lắc đầu.

    Bố tôi chỉ vào hai nửa trái dưa hấu nói: “Một nửa này là con ăn, còn nửa kia là vợ con ăn, bố đều nói cho cả hai đứa:“nếu như ăn không hết, thì để phần thừa còn lại cho người kia ăn”. 

    Nhìn vợ con ăn như thế nào? Dùng thìa xúc từ bên cạnh rồi vào phía bên trong, ăn hết một nửa, nửa còn lại để nguyên không động tới. 

    Nhìn miếng của con xem, bắt đầu xúc từ chính giữa, ăn hết phần thịt ở chính giữa, để phần bên cạnh cho người khác ăn, người nào mà chẳng biết phần thịt ở chính giữa ngọt chứ? Từ việc nhỏ này mà xét thì thấy vợ của con có tấm lòng hơn con nhiều.”

    Bố tôi tâm sự: “Cả một đời của hai người, liệu có thể có bao nhiêu việc to tát? 

    Tình cảm vợ chồng thể hiện ở chỗ nào? Là thể hiện ở một giọt dầu, một thìa cơm, một chén canh trong cuộc sống hàng ngày.

    Lần trước vì việc ăn hết đĩa trái cây mà con cãi nhau với vợ, lại còn bao biện hót như khướu. Rõ ràng là con không đúng!Nếu đổi lại, vợ con về nhà trước, nhất định nó sẽ để phần cho con một nửa. Suy ngẫm xem, nếu vợ con cũng giống như con, làm mọi việc đều không nghĩ đến con nữa, lâu dần, con sẽ thấy thế nào?

    Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết “Trời đất trường cửu. Trời đất sở dĩ trường cửu được là bởi không sống riêng cho mình, nên mới đặng trường sinh. Vì vậy Thánh nhân để thân ra sau, nên thân mới được ở trước. Để thân ra ngoài, nên thân mới còn. Phải chăng vì không tự tư (vì mình), mà thành được việc riêng tư?”

    Mới đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng chia sẻ: “Các dòng sông không uống nước của chính nó. Các cây cối không ăn hoa trái của chính nó. Mặt trời không chiếu sáng cho chính nó. Các loài hoa không ngát hương cho chính nó. Sống cho tha nhân là một quy luật của tự nhiên. Chúng ta tất cả được sinh ra là để giúp đỡ người khác. Bất kể cuộc sống có khó khăn thế nào đi nữa. Cuộc đời đẹp khi bạn sống hạnh phúc, nhưng tốt đẹp hơn nhiều khi bạn là lý do để người khác hạnh phúc.”

    Đó là lý do giải thích vì sao con người không nên sống chỉ bo bo cho mình!

    Khi nghe bố tôi khuyên nhủ, tôi hổ thẹn vô cùng, tôi vội vàng bưng chén canh đã nguội đưa cho vợ: “Cái này không còn nóng nữa rồi, em ăn trước đi!”

    Vợ tôi cười: “Anh chỉ giả bộ một chút trước mặt bố mẹ thôi!

    Bố tôi cười và nói: “Có thể hạ quyết tâm giả bộ như thế cả đời thì là người chồng tốt rồi.”

    (CÂU CHUYỆN đã được chỉnh sửa, thêm bớt bởi Quảng Trần CSsR)


    Cùng Suy Nghĩ và Hành ĐộngTình yêu phải được thể hiện qua lại giữa đôi bên với nhau. Nếu thương yêu nhau thì hãy cảm thông với những người mình thương yêu. Đừng cho rằng mọi chuyện là họ cố tình gây sự với mình, mà hãy suy ngẫm tìm sai sót của bản thân mình. Tôi có đang đòi hỏi quá từ những người tôi thương yêu không? Đâu là điều tôi cần điều chỉnh ngay để bớt tổn thương những người thân yêu?

     

    -------------------------------------
    Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.
    ---
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Fr_Quảng_CSsR" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/quangcssr/12ea7501-f165-4e16-bda1-a1977d103a5b%40googlegroups.com.
    •  
      FastFood 180.m4a
      5.2MB

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -TĨNH CAO- THỨ BA CN6TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
     

    Thứ Ba sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

         ĐẤNG PHÙ TRỢ LÀ THÁNH THẦN VẪN ĐẾN

     

    Phụng Vụ Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Cv 16, 22-34

    "Anh hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu thoát".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, dân thành Philipphê xúm lại chống đối Phaolô và Sila; các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục, và truyền cho viên canh ngục canh giữ cẩn thận. Ðược lệnh như thế, viên cai ngục giam các ngài vào ngục sâu nhất, và còng chân các ngài lại.

    Ðến nửa đêm, Phaolô và Sila cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa; các tù nhân đều lắng nghe các ngài. Bỗng xảy ra một cuộc động đất lớn, làm rung chuyển cả nền móng ngục thất. Tức khắc mọi cửa đều mở tung, và xiềng xích mọi tù nhân đều rơi xuống. Viên cai ngục giật mình thức dậy, thấy các cửa ngục mở tung, thì rút gươm toan tự vẫn, vì tưởng những người bị xiềng đã tẩu thoát. Nhưng Phaolô kêu lớn tiếng rằng: "Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây". Viên cai ngục gọi lấy đèn, rồi chạy vào tù, và run rẩy sấp mình dưới chân Phaolô và Sila; đoạn dẫn hai ngài ra ngoài và nói: "Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu thoát?" Hai ngài đáp: "Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu độ".

    Hai ngài giảng dạy lời Chúa cho anh và mọi người trong nhà. Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ngài đi, rửa vết thương, và lập tức anh ta được chịu phép rửa cùng với tất cả người nhà. Rồi anh đưa hai ngài lên nhà, dọn bàn ăn. Anh và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 7c-8

    Ðáp: Lạy Chúa, tay hữu Chúa khiến con được sống an lành (c. 7c).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa, con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài. - Ðáp.

    2) Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. - Ðáp.

    3) Tay hữu Chúa khiến con được sống an lành. Chúa sẽ hoàn tất cho con những điều đã khởi sự, lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Ngài. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 26

    Alleluia, alleluia! - Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều; và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 16, 5b-11

    "Nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Bây giờ Thầy về với Ðấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu. Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con. Khi Người đến,Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    Chiều kích hiện diện thần linh trong chủ đề "Thày là sự sống" của Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh vẫn được tiếp tục trong bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần VI hôm nay. Ở chỗ, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã báo trước cho các tông đồ về sự kiện Người Thăng Thiên về cùng Cha của Người. Và Ngưòi trấn an các tông đồ rằng việc Người về cùng Cha thì có lợi cho các vị. Ở chỗ, nếu Chúa Kitô tiếp tục ở trên thế gian này bằng nhân tính của Người nói chung và bằng thần xác hữu hình của Người nói riêng thì Người không thể nào hiện diện thần linh trong các tông đồ được, cho đến khi Người Phục Sinh và Thăng Thiên, nhờ đó Người mới có thể ở trong các vị bằng Thánh Thần từ Cha Người sai đến với các vị như là một Đấng Phù Trợ của các vị và ở cùng các vị để các vị được công chính hóa, vì các vị hoàn toàn sống bằng đức tin "không còn thấy Thày" mà chỉ theo tác động thần linh của Đấng Phù Trợ. 

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Bây giờ Thầy về với Ðấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu. Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con. Khi Người đến, Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử'".

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu còn cho biết sứ vụ của Đấng Phù Trợ là minh chứng về tội lỗi liên quan đến thế gian, về sự công chính liên quan đến các môn đệ và về án phạt liên quan đến ma quỉ.

    Thật vậy, nếu ngón tay của Thiên Chúa đây ám chỉ Thánh Thần (xem Mathêu 12:28 so với Luca 11:20) thì hai lần Chúa Giêsu đã lấy ngón tay viết trên đất trong vụ người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (xem Gioan 8:6,8) đã cho thấy ba khía cạnh tội lỗi, công chính và án phạt nơi sứ vụ của Đấng Phù Trợ.

    Theo thứ tự tác hành của Chúa Giêsu trong vụ này thì lần thứ nhất Người đã viết chữ “tội lỗi”, nên sau đó Người đã đứng lên thách thức thành phần muốn ném đá nạn nhân phụ nữ ngoại tình rằng: “Ai không có tội thì…” (Gioan 8:7). Lần thứ hai Người viết trên đất là chữ “công chính”, bởi thành phần tố cáo người phụ nữ ngoại tình đã lần lượt bỏ đi hết từ người già nhất cho thấy họ đã nhận biết mình mà nên công chính.

    Chúa Giêsu không viết chữ thứ ba là “án phạt” nữa, bởi tội lỗi nơi thành phần cáo buộc chị phụ nữ nạn nhân đã được nhìn nhận, và chính nữ nạn nhân ngoại tình này cũng không lãnh “án phạt” cho bằng tình thương của Đấng “đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại” (Luca 19:10).

    Đúng thế, theo lời Chúa nói trong bài Phúc Âm hôm nay thì tội lỗi ở ngay chỗ không tin vào Người: "Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy", chứ không phải ở các hành vi cử chỉ lỗi phạm đến điều răn Chúa, đến lương tâm, đến luật Giáo Hội v.v. Bởi vì, con người không có đức tin, sống như vô thần thì vẫn còn ở trong tối tăm, tức "ngồi trong tối tăm và bóng chết chóc" (xem Luca 1:79), bởi thế mới cần được "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) chiếu soi.

    Thánh Thần được sai đến để, qua Giáo Hội nói chung và các môn đệ của Chúa Kitô nói riêng, "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13), soi chiếu thế gian "không tin vào Thày" bằng lời rao giảng, nhất là bằng chứng từ của một "người công chính sống bởi đức tin" (Roma 1:17; Galata 3:11; Do Thái 10:28): "Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy".

    Một khi thế gian được soi chiếu bằng ánh sáng đức tin của Giáo Hội Chúa Kitô thì kể như "Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử", một xét xử đã xẩy ra ngay khi Chúa Kitô hoàn tất ơn cứu chuộc của Người ở biến cố Vượt Qua, và còn được xét xử cho tới tận thế bởi "quyền lực chiến thắng thế gian là đức tin của chúng ta" (1Gioan 5:4), một đức tin có tác dụng làm sáng tỏ Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12) trong thế gian tăm tối gây ra bởi ma quỉ ngay từ ban đầu nơi nguyên tội.

    Bài Đọc 1 hôm nay cũng cho thấy liên kết chặt chẽ về ý nghĩa với bài Phúc Âm liên quan đến 3 việc Thánh Thần làm như được Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người. Gia đình của viên cai ngục sống trong tăm tối của thế gian cho tới khi nhận được ánh sáng đức tin từ Tông Đồ Phaolô và đồng bạn Sila đang bị nhốt trong tù sau khi bị tra tấn nhừ tử, nhờ đó cả nhà của viên cai ngục này đã được cứu thoát khỏi quyền lực của ma quỉ.

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 16:22-34)

     

    Sự hiện diện thần linh bao giờ cũng có tác dụng thần linh. Đúng thế, đúng như lời Chúa Kitô báo trước cho các tông đồ về Đấng Phù Trợ trong bài phúc âm hôm nay, Đấng "sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt". 

     

    Trước hết "về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy", như sự kiện xẩy ra trong bài đọc 1 hôm nay, đó là "trong những ngày ấy, dân thành Philipphê xúm lại chống đối Phaolô và Sila; các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục, và truyền cho viên canh ngục canh giữ cẩn thận. Ðược lệnh như thế, viên cai ngục giam các ngài vào ngục sâu nhất, và còng chân các ngài lại", ấy thế mà Thánh Phaolô và Sila vẫn được giải cứu nhờ "một cuộc động đất lớn, làm rung chuyển cả nền móng ngục thất".

     

    Sau nữa "về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy", một sự công chính được thể hiện nơi các chứng nhân của Chúa Kitô trong bài đọc 1 hôm nay, ở chỗ, cho dù bị giam nhốt trong một mật thất chắc ăn nhất, "đến nửa đêm" các vị vẫn "cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa", và nhất là tỏ ra khoan dung với chính "viên cai ngục... rút gươm toan tự tử", bằng cách đã can ngăn anh: "Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây". 

     

    Sau hết, "về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử", ở chỗ, cho dù hắn có lồng lên kịch liệt tấn công để triệt hạ cho bằng được thành phần chứng nhân của Chúa Kitô, hắn chẳng những không làm hại được các vị, trái lại, chính những thành phần tay sai loài người của hắn còn bị chinh phục ngược lại, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, qua trường hợp của viên cai ngục cùng gia đình của viên chức thành tâm này: "'Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu thoát?' Hai ngài đáp: 'Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu độ'".

     

    "Trong những ngày ấy, dân thành Philipphê xúm lại chống đối Phaolô và Sila; các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục, và truyền cho viên canh ngục canh giữ cẩn thận. Ðược lệnh như thế, viên cai ngục giam các ngài vào ngục sâu nhất, và còng chân các ngài lại. Ðến nửa đêm, Phaolô và Sila cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa; các tù nhân đều lắng nghe các ngài. Bỗng xảy ra một cuộc động đất lớn, làm rung chuyển cả nền móng ngục thất. Tức khắc mọi cửa đều mở tung, và xiềng xích mọi tù nhân đều rơi xuống. Viên cai ngục giật mình thức dậy, thấy các cửa ngục mở tung, thì rút gươm toan tự vẫn, vì tưởng những người bị xiềng đã tẩu thoát. Nhưng Phaolô kêu lớn tiếng rằng: 'Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây'. Viên cai ngục gọi lấy đèn, rồi chạy vào tù, và run rẩy sấp mình dưới chân Phaolô và Sila; đoạn dẫn hai ngài ra ngoài và nói: 'Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu thoát?' Hai ngài đáp: 'Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu độ'. Hai ngài giảng dạy lời Chúa cho anh và mọi người trong nhà. Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ngài đi, rửa vết thương, và lập tức anh ta được chịu phép rửa cùng với tất cả người nhà. Rồi anh đưa hai ngài lên nhà, dọn bàn ăn. Anh và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa". 

     

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.VI-3.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpZEtQbomyVOmp6U97DjZpCwNVdk1Me60kc4NJxMHP5og%40mail.gmail.com
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐỂ LẠI BÌNH AN

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Sun, May 17 at 1:01 AM
     

    ĐỂ LẠI BÌNH AN LÀ MÓN QUÀ TỪ GIÃ

    CỦA CHÚNG TA CHO NGƯỜI THÂN

     

    Như chúng ta biết, bình an không phải chỉ là không có chiến tranh và xung đột. Bình an được cấu thành bởi hai điều: hài hòa và trọn vẹn.

     

     

     

    Có một cái chết lành, chết tinh tuyền, một cái chết dù buồn nhưng để lại cảm giác bình yên. Tôi đã chứng kiến nhiều lần. Đôi khi điều này được nhận ra một cách rõ ràng khi ai đó chết, nhưng cũng có khi chỉ nhận ra trong vô thức. Nó được biết đến qua hoa quả của nó.

    Tôi nhớ tôi ngồi với một với một người đàn ông hấp hối vì ung thư vào độ tuổi ngoài năm mươi, anh bỏ lại một gia đình trẻ, anh nói với tôi: “Tôi nghĩ tôi không có kẻ thù nào trên thế gian này, ít nhất là tôi không biết nếu tôi có thù gì hay không. Tôi không có việc gì dang dở.” Tôi cũng nghe một lời nói tương tự ở một phụ nữ trẻ chết vì ung thư, để lại gia đình trẻ. Bà nói: “Tôi nghĩ tôi đã khóc hết nước mắt, nhưng hôm qua khi nhìn đứa con gái út của tôi, tôi thấy tôi còn nhiều nước mắt để khóc. Nhưng tôi được bình an. Rất khó, nhưng tôi không còn gì mà tôi chưa cho.” Và tôi cũng đã có lúc ở bên cạnh giường chết mà không có gì trong các lời nói trên được nói lên lời, nhưng tất cả đều được diễn tả rõ trong vụng về, trong thinh lặng mà bạn thường chứng kiến chung quanh giường chết. Có một cách chết để lại bình yên.

    Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói lời từ giã dài trong Bữa Tiệc Ly vào đêm trước khi Ngài chết. Dĩ nhiên các môn đệ bị lung lay, sợ hãi và không chuẩn bị để chấp nhận thực tế tàn bạo của cái chết sắp đến. Chúa Giêsu cố gắng trấn an họ, cho họ những điều để họ bám lấy, và Ngài kết thúc như sau: Thầy đi, nhưng Thầy để lại món quà cuối cùng cho anh em, Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em.

    Tôi ngờ rằng, tất cả những ai đọc câu này đều muốn sống thời gian tang chế người thân của mình, cha mẹ, người phối ngẫu, con cái hay bạn thân của mình như vậy, ít nhất là sau một thời gian, sau nỗi buồn là cảm giác bình yên ấm áp mỗi khi nhớ lại người thân hoặc khi có ai nhắc đến. Tôi đã mất cả cha lẫn mẹ khi tôi còn ở tuổi hai mươi và dù buồn như lời chia tay, nhưng mỗi kỷ niệm đều gợi lên một tâm trạng ấm áp. Món quà từ giã của cha mẹ tôi là món quà bình yên.

    Khi cố gắng hiểu điều này, điều quan trọng là phải phân biệt giữa muốn và cần. Khi tôi mất cha mẹ khi tuổi còn nhỏ, tôi vẫn rất muốn họ (và tin rằng tôi vẫn cần họ), nhưng tôi nhận ra trong sự bình an cuối cùng gia đình tôi đã có được sau khi cha mẹ qua đời, rằng nỗi đau của chúng tôi vẫn luôn còn muốn họ, nhưng chúng tôi không còn cần đến họ nữa. Trong cuộc sống và cái chết của cha mẹ tôi, cha mẹ đã cho chúng tôi những gì chúng tôi cần. Không có gì khác mà chúng tôi cần đến họ. Bây giờ chúng tôi chỉ nhớ họ và, dù còn buồn về sự ra đi của họ, mối quan hệ của chúng tôi đã hoàn tất. Chúng tôi đã bình yên.

    Dĩ nhiên, thách thức của chúng ta bây giờ là ở phía bên kia phương trình, cụ thể là sống theo cách mà bình an sẽ là món quà từ giã cuối cùng của chúng ta cho gia đình, cho người thân, cho cộng đồng tôn giáo và cho thế giới của chúng ta. Làm thế nào để làm? Làm thế nào chúng ta để lại món quà bình an?

    Như chúng ta biết, bình an không phải chỉ là không có chiến tranh và xung đột. Bình an được cấu thành bởi hai điều: hài hòa và trọn vẹn.

    Để được bình an phải có một cái gì đó nhất quán bên trong tâm hồn chúng ta để mọi chuyển động hài hòa với nhau và phải hoàn chỉnh để nó không bị đau vì có một cái gì đó còn thiếu. Bình an là trái ngược với bất an nội tâm hay mong muốn một cái gì đó còn thiếu. Khi chúng ta không được yên ổn, đó là do chúng ta đang trải qua sự hỗn loạn hay cảm nhận một số công việc còn dang dở trong lòng. Như thế một cách tích cực, cái gì tạo nên bình an? Khi Chúa Giêsu hứa ban bình an là món quà vĩnh biệt của Ngài, Ngài đồng hóa bình an này với Chúa Thánh Thần; và như chúng ta biết, đó là tinh thần bác ái, niềm vui, hòa bình, kiên nhẫn, tốt lành, nhịn nhục, trung thành, ôn hòa, và khiết tịnh.

    Làm thế nào để chúng ta để lại những điều này khi chúng ta rời cõi thế? Như thế, chết không khác gì sống. Khi một số người rời bỏ bất cứ cái gì, công việc, hôn nhân, gia đình hay cộng đoàn, họ để lại sự hỗn loạn đàng sau, một di sản của bất hòa, của việc làm dang dở, giận dữ, cay đắng, ghen tị và chia rẽ. Ký ức của họ luôn cảm nhận như một nỗi đau lạnh. Họ không nhớ dù ký ức của họ ám ảnh. Mặt khác, một số người để lại một di sản của sự hài hòa và đầy đủ, một tinh thần hiểu biết, trắc ẩn, khẳng định và thống nhất. Chúng ta nhớ những người này nhưng nỗi đau là điều ấm áp, nuôi dưỡng, của một kỷ niệm hạnh phúc.

    Ra đi trong cái chết chính xác có cùng năng động này. Qua cách chúng ta sống và chết, chúng ta sẽ để lại đằng sau mình một tinh thần còn giữ mãi trong tâm trí người thân một cảm giác ấm áp mỗi khi họ nhớ chúng ta.

    Ronald Rolheiser,

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch