8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SỨC MẠNH CỦA THINH LẶNG

  •  
    Kristie Phan
     
    Wed, Aug 19 at 12:03 PM
     
     
     
     
     
     
     
     
    SỨC MẠNH CỦA  SỰ
    THINH LẶNG !
     
          Sự thinh lặng là một trong những trạng thái mà không ít người sợ hãi khi phải đối diện.  Nhưng, sự thinh lặng là khoảnh khắc vô cùng quan trọng để ta lắng nghe khao khát chân thực nơi cõi lòng mình.  Cách riêng trong đời sống đức tin, thinh lặng là giây phút để ta tìm đến Chúa giữa những bộn bề cuộc sống.
     
       Thinh lặng là bí quyết của sự suy ngắm và chiêm ngưỡng.  Nhất là trong thời buổi công nghệ và truyền thông hiện đại thống trị, thinh lặng càng trở nên khó khăn hơn.  Vì thế, thinh lặng là khoảng thời gian rất quý báu.
         Đối với người Kitô hữu, một trong những việc quan trọng đó là lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.  Để lắng nghe tiếng Chúa ta cần có một khoảng không gian và thời gian thinh lặng cho sự gặp gỡ với Ngài.  Chỉ có kinh nghiệm về sự thinh lặng và cầu nguyện mới tạo ra môi trường thích hợp cho Lời Chúa được lắng lọng và thấm nhập vào tâm hồn ta.
     
        Nhìn lại hành trình của Chúa Giêsu, ta có thể nói đó là một cuộc đời thinh lặng.  Ngài đến trần gian trong thinh lặng của một trẻ thơ đơn sơ nghèo hèn.  Ngài sống ẩn dật trong thân phận một người thợ mộc vô danh.  Ngài thing lặng 30 năm trong thân phận một người con trong gia đình nhỏ bé Nagiarét.  Ngài đã thinh lặng bước trọn con đường Thập giá giữa những lời sỉ nhục, kết án, giữa nhưng đòn roi, lưỡi đòng…
     
        Và Đức Maria cũng thế, Mẹ đã bắt đầu hành trình thinh lặng từ lời thưa xin vâng.  Mọi biến cố xảy ra với Đức Giêsu đã được Mẹ cất giữ và suy niệm trong lòng.  Mẹ đang thinh lặng đồng hành cùng Chúa trên bước đường truyền giáo và chính Mẹ cũng đã thinh lặng cho đến giây phút chứng kiến con của mình bị treo trên thập giá cho đến chết.
     
        Thật thế, sự thinh lặng nơi Chúa Giêsu hay Đức Maria chính là khoảng thời gian cho Lời Chúa được lắng nghe.  Đó là thời khắc để Lời Chúa hướng dẫn và biến đổi.  Và đó cũng là lúc các Ngài nhận lãnh nguồn ơn thiêng trước những biến cố lớn lao.
     
         “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!”  Nhưng Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng: “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn” (Lc 11:27-28).  Thật vậy, phúc cho Mẹ không chỉ là cưu mang và cho Chúa Giêsu bú mớm, nhưng hơn thế nữa, Mẹ đã để cho Lời Chúa thấm nhuần trên hành trình dương thế của mình; trong thinh lặng Mẹ đã nghiền ngẫm và để Lời Chúa trở nên kim chỉ nam cho cuộc đời Mẹ.
        Noi gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong sự thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa, chúng ta được mời gọi hãy loại khỏi tâm hồn những lo lắng, ồn ào, những sôi sục của hận thù, ích kỷ, những dấu vết của buồn thảm, bi quan.  Thay vào đó bằng một đời sống thinh lặng trong tin yêu và phó thác để chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống.
          Trên dòng đời lắm nổi trôi này, sự thinh lặng sẽ giúp ta nhận ra tiếng Chúa giữa những kỳ công của thiên nhiên; biết nhận ra tiếng Ngài trong nơi những mảnh đời khốn cùng bất hạnh, và biết nhận ra tiếng Ngài giữa những thất bại, thử thách.  Nhờ đó, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta luôn biết đáp trả bằng tiếng xin vâng với thái độ nhiệt thành và vui tươi chấp nhận.
     
    J.B Lê Đình Nam
    St Ignatius Loyola.jpg
     
    --


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      08-17-20 - SỨC MẠNH CỦA SỰ THINH LẶNG.docx
      173.4kB

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BẠN DANG Ở NƠI NÀO?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Aug 13 at 11:57 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TÔI ĐANG Ở NƠI NÀO ?
     
    Đối với niềm tin vào Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, người ta thường có ba thái độ:
     
    Thứ nhất là thái độ cứng lòng tin:
    · Chẳng có Thiên Đàng, cũng chẳng có Luyện Ngục hay Hỏa Ngục như Giáo Hội Công Giáo dạy ! Có chăng là có Thiên Đàng nơi trần thế này mà thôi! Chết là hết, là kết thúc, xuôi tay nhắm mắt xong là hết đau khổ, hết lo lắng và hết … nợ đời !
    Chính vì không tin vào thực tại của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục ở đời sau, cho nên họ như những con thiêu thân chỉ biết lao đầu vào ăn chơi, hưởng thụ, trác táng, hút xách, phạm pháp, làm những việc vô luân thường đạo lý… Và cuối cùng khi chán ngán cuộc đời này, khi họ chán sống rồi thì … tự tử và thế là chấm hết….. !
     
    Thứ hai là có tin vào Chúa nhưng tin một cách lệch lạc:
     
    · Tin vào Thiên Chúa và chỉ tin có Thiên Đàng mà thôi! Luyện Ngục và Hỏa Ngục không thể có được bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:16), Ngài không bao giờ dựng nên những thứ khủng khiếp ấy để trừng phạt hay hành hạ con cái của Ngài. Luyện Ngục và Hoả Ngục là những thứ mà Giáo Hội dựng nên để hù dọa người ta mà thôi !
    Vì không tin có Luyện Ngục và Hoả Ngục cho nên họ chẳng quan tâm gì đến việc đọc kinh xin lễ, và làm việc hy sinh, hãm mình … để cầu nguyện cho những người đã qua đời. “Tất cả những ai tin vào danh Đức Giê-su và chịu phép Rửa Tội thì chắc chắn được cứu rỗi, vậy cầu nguyện, đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh cho người quá cố để làm gì ?
     Vô ích! Tốn thời giờ” Họ dùng Thánh Kinh để lý luận như vậy !
     
    Thứ ba là thái độ tin nhưng lờ mờ:
     
    · Những người thuộc nhóm này thì tin vào những lời giáo huấn của Giáo Hội về sự sống đời sau, tin chắc chắn có Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, nhưng chẳng bao giờ họ hiểu rõ và hiểu đúng về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục cả. Họ cũng chẳng hiểu Giáo Hội Công Giáo gồm có BA THÀNH PHẦN và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này trong Giáo Hội.
    Còn bạn ? Bạn thuộc nhóm nào vậy ?
     
    Tôi hy vọng là bạn không thuộc vào nhóm thứ nhất và thứ hai! Nếu bạn thuộc vào một trong hai nhóm này thì… Amen! Chỉ có Chúa Thánh Thần mới giúp bạn được thôi !
    Còn nếu bạn thuộc vào nhóm thứ ba thì trong ngày lễ Các Thánh và lễ Các Linh Hồn hôm nay, mời bạn hãy cùng với tôi học hỏi và tìm hiểu sâu hơn về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, về BA THÀNH PHẦN của Giáo Hội và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này.
    Rất nhiều người, trong đó có tôi, và không chừng có cả bạn nữa, đã từng nghĩ hay vẫn còn đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn (places):
    ·Thiên Đàng là một nơi trên trời cao, ở đó không có đau khổ, không có nước mắt mà chỉ có vui vẻ, hạnh phúc, hoan lạc, bình an và yêu thương. Ở trên Thiên Đàng các Thánh và các Thiên Thần suốt ngày suốt đêm chỉ ca hát, tán tụng và ngợi khen Thiên Chúa…
    · Luyện Ngục là một trại chuyển tiếp, một nơi tạm giam,* nơi đây người ta phải chịu nóng nảy, chịu đau khổ, có cả cực hình nữa để chờ hễ mãn hạn thì được chuyển lên Thiên Đàng.
    · Hỏa Ngục là một nơi sâu thẳm trong lòng đất, ở đó là nơi giam giữ đời đời những kẻ ác, những người không có vé vào Thiên Đàng hay Luyện Ngục. Nơi đây Sa-Tan và ma quỷ tha hồ dùng lửa diêm sinh để thiêu đốt và trừng phạt những tội nhân ở trong vương quốc của chúng.
    Nếu bạn đã từng nghĩ như tôi hoặc vẫn còn đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn thì sai rồi! Bạn cứ mở cuốn Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Benedictô đương kim soạn thảo ra mà xem thì sẽ thấy quan niệm về NƠI CHỐN của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN là sai !
     
    · Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và ai không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu và Đức Maria, các thiên thần và các thánh … được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” ( 1 Cr 13,12) … sống trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Ba Ngôi và chuyển cầu cho chúng ta (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 209).
     
    ·  Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đã được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ còn cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 210).
     
    · Hoả ngục là [tình trạng] xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa.… Đức Kitô diễn tả thực tại hoả ngục bằng những lời này: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25:41) (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 212).
    Hy vọng bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN nữa!
     
    Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần trong Giáo Hội ! Nói về BA THÀNH PHẦN trong Giáo Hội: Giáo Hội Chiến Thắng, Giáo Hội Ðền Bù và Giáo Hội Lữ Hành, sách Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 195 dạy rằng:
     
    · Một số còn lữ hành trên trần gian; một số khác, đã rời bỏ đời này, hiện đang được thanh luyện, và cũng được trợ giúp bằng lời cầu nguyện của chúng ta; sau hết, một số khác nữa, đã được hưởng vinh quang Thiên Chúa và đang chuyển cầu cho chúng ta. Tất cả cùng nhau làm thành một gia đình duy nhất trong Đức Kitô, là Hội thánh, để ca ngợi và tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
    Bạn thấy mối quan hệ rất chặt chẽ và tình liên đới mật thiết giữa chúng ta với các linh hồn nơi Luyện Ngục và với các Thánh ở trên Thiên Đàng chưa ?
    · Các linh hồn thuộc Giáo Hội Đền Bù hoàn tất giai đoạn thanh luyện chậm hay mau là nhờ vào sự cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, thánh lễ, Kinh Mân Côi… của những người thuộc về Giáo Hội Lữ Hành, tức là chúng mình, những người còn sống ở trần gian.
    ·  Sau khi hoàn thành quá trình thanh luyện, các linh hồn được vào Thiên Đàng, lúc này các Ngài thuộc Giáo Hội Chiến Thắng sẽ cầu bầu, giúp đỡ cũng như chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
     
    Nếu hôm nay bạn đã hiểu đúng về Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục và nhận ra mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội thì tôi đề nghị với bạn hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục, bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 211).
     
    Bạn có muốn con cháu, bạn bè, thân thuộc và tha nhân làm những việc như hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho bạn sau khi bạn nhắm mắt từ giã cõi đời này và nhất là khi bạn bị kẹt ở trong trại chuyển tiếp (luyện ngục) không? Nếu muốn thì tôi mạn phép đề nghị với bạn những công việc nhỏ bé sau:
     
    · Xin lễ, tham dự Thánh Lễ, xưng tội, rước Lễ, lần hạt Mân Côi, Chầu Thánh Thể … để cầu nguyện cho các linh hồn đã ra đi trước chúng ta …
    · Hy sinh, hãm mình, không mua những đồ xa xỉ phẩm, một gói thuốc lá, một chai rượu, một két bia, một bữa ăn ở nhà hàng… để dành tiền giúp cho các cơ quan từ thiện, trại cùi, các trẻ em khuyết tật...
    · Hy sinh không cãi lại cha mẹ, không nóng giận và kiên nhẫn với những người chung quanh.
    · Chăm sóc, quan tâm đến ông bà, cha mẹ hoặc đi thăm viếng người già, những người đau yếu, tật nguyền, kém may mắn...
     
    “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6:31). Hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho các linh hồn là chúng mình đang làm cho chính chúng ta đấy ! Hãy làm ngay vì các linh hồn đang chờ chúng ta đấy !  
     
    Lm Ansgar Phạm Tĩnh
     

     

 

SỐNG TỈNH THỨC - CN20TN-A

  •  
     

    Lòng tin của người đàn bà xứ Canaan - Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên A

    Tin Mừng Mt 15: 21-28

     

    Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy: Thiên Chúa không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà còn ban ơn cho cả dân ngoại. Người đàn bà Canaan là một người dân ngoại, đáng lẽ bà không được hưởng hồng ân Chúa ban vì Đức Giêsu chỉ muốn thi hành sứ mệnh của Ngài với dân Do Thái, nhưng Chúa không ngần ngại nhận lời cầu xin của người dân ngoại này.

    Tại sao Chúa ban hồng ân cho bà ấy? 

    Vì bà có một đức tin rất khiêm nhường và hoàn toàn trông cậy vào Chúa. Đức Tin mạnh mẽ đã làm phát sinh lòng can đảm, khiêm hạ và kiên trì. Bà đã can đảm, bởi vì bà là người ngoại giáo mà dám đến xin phép lạ cho con mình. 

    Vào thời Chúa Giêsu người ngoại với người Do Thái không bao giờ liên hệ với nhau. Với người phụ nữ ngoại giáo, khoảng cách lại càng xa hơn, thế mà người phụ nữ này đã vượt qua mọi rào cản để đến với Chúa. Bà đã kiên trì và khiêm nhường xin cho được một ân huệ, bất chấp sự hững hờ của Chúa Giêsu.

    Các Tông đồ muốn đuổi bà đi, và chính Chúa Giêsu cũng dùng kiểu nói hơi nặng lời "Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. 

    Bà sụp lạy trước mặt Ngài hơn lũ chó con nằm chờ chực vụn bánh từ trên bàn chủ rơi xuống, nên không lạ gì bà đã thưa: ”Thưa Ngài, đúng thế, nhưng lũ chó con cũng được ăn những vụn bánh trên bàn rơi xuống”.  

     “Con cái” ở đây được  hiểu về dân Do Thái, “chó con” được hiểu về dân ngoại. Chúa Giêsu dùng cách nói thông thường của người Do Thái chứ không có ý mỉa mai. Chúa dùng chữ “chó con” mà không dùng chữ “chó” xuông. “Chó con” là giống nuôi trong nhà được vỗ về, còn chó chạy lang thang ngoài đường phố mới có nghĩa khinh bỉ. Và chính tiếng “chó con” này đã gợi cho bà một lời thỉnh cầu đầy khiêm nhường và tin tưởng.

    ”Thưa Ngài, đúng thế, nhưng lũ chó con cũng được ăn những vụn bánh từ trên bàn rơi xuống”.  

    Sở dĩ người đàn bà Canaan có  lòng can đảm khiêm nhu và kiên trì như thế bởi vì bà rất thương yêu đứa con của bà. Yêu con tha thiết nên bà không thể nhẫn tâm ngồi nhìn ma quỷ hành hạ đứa con yêu quí. Yêu con tha thiết nên bà không ngần ngại đi tìm thầy tìm thuốc ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi bị coi là cấm kỵ. Yêu con tha thiết nên bà chấp nhận tất cả, bất chấp sự dửng dưng lạnh nhạt và ngay cả sự khinh khi nhục mạ nữa. 

    Tôi còn nhớ một câu chuyện xảy ra ở Đông Âu vào tháng 2 năm 2002: Có hai mẹ con chưa thật sự thấu hiểu nhau. Đứa con gái 13 tuổi luôn cho rằng địa vị người mẹ thấp hèn, có người mẹ như vậy không thể ngẩng đầu lên nhìn ai được. Một ngày kia, người mẹ rủ con gái đi trượt tuyết trên núi Alpes. Trong lúc trượt tuyết, do thiếu kinh nghiệm, hai mẹ con đã lạc đường, rồi một trận lở tuyết dữ dội xảy đến. Mẹ con họ chống chọi hai ngày hai đêm trên núi tuyết, mấy lần trông thấy trực thăng cứu hộ đang đi tìm họ, nhưng đều không thể phát hiện ra họ bởi vì cả hai mẹ con đều mặc bộ đồ màu trắng bạc như tuyết. Cuối cùng, người con gái ngất đi do sức yếu, khi tỉnh dậy cô bé thấy mình đang nằm trong bệnh viện, còn người mẹ của cô đã qua đời.

    Các bác sĩ nói với cô rằng, người mẹ đã dùng cả sinh mạng để cứu cô. Thì ra, người mẹ đã tự cắt động mạch lấy máu nhuộm đỏ một vùng tuyết trắng để các trực thăng cứu hộ phát hiện ra con gái mình. Tình thương của người mẹ là như thế đó, và tình thương của người đàn bà trong bài Tin Mừng hôm nay cũng vậy. Bà yêu thương đứa con nhỏ yếu đuối, không tự làm được gì để cứu mình, nên bà đã làm mọi cách để cứu đứa con của mình. Yêu con nên bà đã tin Chúa. 

    Tin Chúa có quyền năng thống trị ma quỷ. 

    Tin Chúa có lòng thương xót sẽ ra tay cứu chữa. 

    Tin Chúa có trái tim rộng mở sẽ không phân biệt người ngoại kẻ đạo. 

    Yêu con nên bà đã tín thác vào Chúa. Bà tin chắc chắn Chúa sẽ cứu chữa con bà.

    Một đức tin mạnh mẽ đã làm phát sinh lòng can đảm, khiêm nhu và kiên trì và đức tin mạnh mẽ ấy đã khiến Đức Giêsu không thể từ chối. 

    Tin và Yêu giống như chiếc chìa khoá vạn năng có thể mở được mọi cánh cửa. Mở được cánh cửa Nước Trời. Mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa. Đó chính là điều Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Amen.


    Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BẠN DANG Ở NƠI NÀO?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Aug 13 at 11:57 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TÔI ĐANG Ở NƠI NÀO ?
     
    Đối với niềm tin vào Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, người ta thường có ba thái độ:
     
    Thứ nhất là thái độ cứng lòng tin:
    · Chẳng có Thiên Đàng, cũng chẳng có Luyện Ngục hay Hỏa Ngục như Giáo Hội Công Giáo dạy ! Có chăng là có Thiên Đàng nơi trần thế này mà thôi! Chết là hết, là kết thúc, xuôi tay nhắm mắt xong là hết đau khổ, hết lo lắng và hết … nợ đời !
    Chính vì không tin vào thực tại của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục ở đời sau, cho nên họ như những con thiêu thân chỉ biết lao đầu vào ăn chơi, hưởng thụ, trác táng, hút xách, phạm pháp, làm những việc vô luân thường đạo lý… Và cuối cùng khi chán ngán cuộc đời này, khi họ chán sống rồi thì … tự tử và thế là chấm hết….. !
     
    Thứ hai là có tin vào Chúa nhưng tin một cách lệch lạc:
     
    · Tin vào Thiên Chúa và chỉ tin có Thiên Đàng mà thôi! Luyện Ngục và Hỏa Ngục không thể có được bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:16), Ngài không bao giờ dựng nên những thứ khủng khiếp ấy để trừng phạt hay hành hạ con cái của Ngài. Luyện Ngục và Hoả Ngục là những thứ mà Giáo Hội dựng nên để hù dọa người ta mà thôi !
    Vì không tin có Luyện Ngục và Hoả Ngục cho nên họ chẳng quan tâm gì đến việc đọc kinh xin lễ, và làm việc hy sinh, hãm mình … để cầu nguyện cho những người đã qua đời. “Tất cả những ai tin vào danh Đức Giê-su và chịu phép Rửa Tội thì chắc chắn được cứu rỗi, vậy cầu nguyện, đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh cho người quá cố để làm gì ?
     Vô ích! Tốn thời giờ” Họ dùng Thánh Kinh để lý luận như vậy !
     
    Thứ ba là thái độ tin nhưng lờ mờ:
     
    · Những người thuộc nhóm này thì tin vào những lời giáo huấn của Giáo Hội về sự sống đời sau, tin chắc chắn có Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, nhưng chẳng bao giờ họ hiểu rõ và hiểu đúng về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục cả. Họ cũng chẳng hiểu Giáo Hội Công Giáo gồm có BA THÀNH PHẦN và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này trong Giáo Hội.
    Còn bạn ? Bạn thuộc nhóm nào vậy ?
     
    Tôi hy vọng là bạn không thuộc vào nhóm thứ nhất và thứ hai! Nếu bạn thuộc vào một trong hai nhóm này thì… Amen! Chỉ có Chúa Thánh Thần mới giúp bạn được thôi !
    Còn nếu bạn thuộc vào nhóm thứ ba thì trong ngày lễ Các Thánh và lễ Các Linh Hồn hôm nay, mời bạn hãy cùng với tôi học hỏi và tìm hiểu sâu hơn về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, về BA THÀNH PHẦN của Giáo Hội và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này.
    Rất nhiều người, trong đó có tôi, và không chừng có cả bạn nữa, đã từng nghĩ hay vẫn còn đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn (places):
    ·Thiên Đàng là một nơi trên trời cao, ở đó không có đau khổ, không có nước mắt mà chỉ có vui vẻ, hạnh phúc, hoan lạc, bình an và yêu thương. Ở trên Thiên Đàng các Thánh và các Thiên Thần suốt ngày suốt đêm chỉ ca hát, tán tụng và ngợi khen Thiên Chúa…
    · Luyện Ngục là một trại chuyển tiếp, một nơi tạm giam,* nơi đây người ta phải chịu nóng nảy, chịu đau khổ, có cả cực hình nữa để chờ hễ mãn hạn thì được chuyển lên Thiên Đàng.
    · Hỏa Ngục là một nơi sâu thẳm trong lòng đất, ở đó là nơi giam giữ đời đời những kẻ ác, những người không có vé vào Thiên Đàng hay Luyện Ngục. Nơi đây Sa-Tan và ma quỷ tha hồ dùng lửa diêm sinh để thiêu đốt và trừng phạt những tội nhân ở trong vương quốc của chúng.
    Nếu bạn đã từng nghĩ như tôi hoặc vẫn còn đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn thì sai rồi! Bạn cứ mở cuốn Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Benedictô đương kim soạn thảo ra mà xem thì sẽ thấy quan niệm về NƠI CHỐN của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN là sai !
     
    · Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và ai không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu và Đức Maria, các thiên thần và các thánh … được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” ( 1 Cr 13,12) … sống trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Ba Ngôi và chuyển cầu cho chúng ta (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 209).
     
    ·  Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đã được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ còn cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 210).
     
    · Hoả ngục là [tình trạng] xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa.… Đức Kitô diễn tả thực tại hoả ngục bằng những lời này: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25:41) (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 212).
    Hy vọng bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN nữa!
     
    Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần trong Giáo Hội ! Nói về BA THÀNH PHẦN trong Giáo Hội: Giáo Hội Chiến Thắng, Giáo Hội Ðền Bù và Giáo Hội Lữ Hành, sách Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 195 dạy rằng:
     
    · Một số còn lữ hành trên trần gian; một số khác, đã rời bỏ đời này, hiện đang được thanh luyện, và cũng được trợ giúp bằng lời cầu nguyện của chúng ta; sau hết, một số khác nữa, đã được hưởng vinh quang Thiên Chúa và đang chuyển cầu cho chúng ta. Tất cả cùng nhau làm thành một gia đình duy nhất trong Đức Kitô, là Hội thánh, để ca ngợi và tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
    Bạn thấy mối quan hệ rất chặt chẽ và tình liên đới mật thiết giữa chúng ta với các linh hồn nơi Luyện Ngục và với các Thánh ở trên Thiên Đàng chưa ?
    · Các linh hồn thuộc Giáo Hội Đền Bù hoàn tất giai đoạn thanh luyện chậm hay mau là nhờ vào sự cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, thánh lễ, Kinh Mân Côi… của những người thuộc về Giáo Hội Lữ Hành, tức là chúng mình, những người còn sống ở trần gian.
    ·  Sau khi hoàn thành quá trình thanh luyện, các linh hồn được vào Thiên Đàng, lúc này các Ngài thuộc Giáo Hội Chiến Thắng sẽ cầu bầu, giúp đỡ cũng như chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
     
    Nếu hôm nay bạn đã hiểu đúng về Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục và nhận ra mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội thì tôi đề nghị với bạn hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục, bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 211).
     
    Bạn có muốn con cháu, bạn bè, thân thuộc và tha nhân làm những việc như hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho bạn sau khi bạn nhắm mắt từ giã cõi đời này và nhất là khi bạn bị kẹt ở trong trại chuyển tiếp (luyện ngục) không? Nếu muốn thì tôi mạn phép đề nghị với bạn những công việc nhỏ bé sau:
     
    · Xin lễ, tham dự Thánh Lễ, xưng tội, rước Lễ, lần hạt Mân Côi, Chầu Thánh Thể … để cầu nguyện cho các linh hồn đã ra đi trước chúng ta …
    · Hy sinh, hãm mình, không mua những đồ xa xỉ phẩm, một gói thuốc lá, một chai rượu, một két bia, một bữa ăn ở nhà hàng… để dành tiền giúp cho các cơ quan từ thiện, trại cùi, các trẻ em khuyết tật...
    · Hy sinh không cãi lại cha mẹ, không nóng giận và kiên nhẫn với những người chung quanh.
    · Chăm sóc, quan tâm đến ông bà, cha mẹ hoặc đi thăm viếng người già, những người đau yếu, tật nguyền, kém may mắn...
     
    “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6:31). Hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho các linh hồn là chúng mình đang làm cho chính chúng ta đấy ! Hãy làm ngay vì các linh hồn đang chờ chúng ta đấy !  
     
    Lm Ansgar Phạm Tĩnh
     

     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TRỤ VỮNG THIÊNG LIÊNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Aug 13 at 11:56 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG (3)

     

    Nếu không cầu nguyện, bạn sẽ thường xuyên bị ngã lòng hay ám ảnh bởi chính cái tôi của bạn. Theo Moore, điều này đúng, dù bạn có đạo hay không.

     

     

     

    b. Đức tin cá nhân tùy thuộc vào việc cầu nguyện

    Do đó, trong khối sương mờ của tất cả những điều này, làm thế nào để chúng ta thành nhà thần nghiệm được? Thật vậy, gần như tất cả các tác phẩm thiêng liêng cổ điển đều đề cập đến một con đường vượt trên tất cả, đó là con đường cầu nguyện. Nét chủ đạo này có trong các tác phẩm thiêng liêng cổ điển: Để chứng tỏ mình có đức tin mạnh, bạn phải để thì giờ ra cầu nguyện riêng tư, có thể nói là mỗi ngày. Các tác giả cảnh báo, nếu bạn không làm được, thì dù lòng thành tín của bạn vẫn còn nguyên, tâm hồn bạn cũng sẽ bị xao nhãng. Không có con đường nào để giữ thăng bằng và sống mật thiết với tâm hồn cho bằng việc thường xuyên cầu nguyện riêng tư.

    Linh đạo Kitô luôn dạy điều này. Thật là một điểm thú vị, vì ngày nay nhiều truyền thống và tư tưởng triết học khác cũng dạy điều này. Một số cách nói khác cũng được dùng thay cho cầu nguyện (thiền định, chiêm niệm, công việc nội tâm, công việc của linh hồn, sức tưởng tượng tích cực, gắn bó với vị Vua nội tâm, vân vân…), nhưng ý tưởng cơ bản thì giống nhau. Để giữ mật thiết, lành mạnh và cân bằng cho tâm hồn, chúng ta phải đối thoại cách ý thức với Chúa, hoặc một uy quyền cao hơn, một ác quỷ, một ông Vua nội tâm, một thiên thần hộ thủ, hoặc bất cứ điều gì chúng ta nhận thức đó là một điều hay, một người tối hậu mà qua đó, chúng ta sống, vận động, sinh thở và tồn tại.

    Ít có ai viết sâu sắc và hùng hồn về sự cần thiết phải cầu nguyện như Robert Moore, nhà tâm lý học và thần học tôn giáo ở  Đại học Chicago. Moore nhắm đến độc giả Kitô hữu, cũng như thế tục, thông điệp của ông rốt cùng là cho cả hai: Nếu không cầu nguyện, bạn sẽ không tránh khỏi, hoặc ngã lòng chán nản hoặc khoa trương tự mãn, hoặc bạn trở lại hoặc bạn sống lưng chừng. Chỉ có cầu nguyện mới làm cho bạn thăng bằng (tâm linh, tâm lý, và tình cảm) giữa hai trạng thái, nản lòng và tự mãn. Nếu bạn không tin vào Thiên Chúa và giá trị tôn giáo của lời cầu nguyện, thì bạn nên thực tập cách suy nghĩ, suy ngẫm tích cực, qua đó bạn gắn kết với ông Vua nội tâm của bạn, vì chỉ có cầu nguyện, mới đặt được nền tảng cho tâm hồn, và chỉ có cầu nguyện mới cứu bạn khỏi bị suy nhược và ngu ngốc. Nếu không cầu nguyện, bạn sẽ thường xuyên bị ngã lòng hay ám ảnh bởi chính cái tôi của bạn. Theo Moore, điều này đúng, dù bạn có đạo hay không.

    Do đó, theo những gì tốt nhất của truyền thống Kitô và truyền thống thế tục, sự thật cho biết một đời sống đức tin, một đời sống cân bằng chung chung, tùy thuộc vào thói quen cầu nguyện riêng tư. Hơn nữa, các truyền thống này còn nhắc nhở chúng ta đừng kỳ vọng sẽ dễ dàng có được thói quen cầu nguyện riêng tư. Tất cả những chuyện làm cản trở đức tin cũng sẽ là những chuyện làm cản trở việc cầu nguyện riêng tư. Nhưng, chúng ta phải tiếp tục cố gắng, tiếp tục kiên định dành thì giờ riêng với Chúa. Như Henri Nouwen đã nhắc nhở chúng ta, thì giờ riêng này sẽ giúp chúng ta chú tâm, khi gần như chúng ta không cảm thấy mình đang cầu nguyện hoặc có một tăng tiến nào:

    [Thì giờ riêng của tôi không phải là thì giờ]… của cầu nguyện, của sống mật thiết với Chúa, cũng không phải là thì giờ tôi chú tâm nghiêm túc đến mầu nhiệm Thiên Chúa. Tôi ước sao nó được như vậy! Ngược lại, nó đầy xao nhãng, tâm hồn bồn chồn, uể oải, hoang mang, chán ngán. Cũng đôi lần hiếm hoi, nó làm cho tâm thức tôi dễ chịu. Nhưng một thực tế đơn giản, ở một giờ trước mặt Chúa, trình bày với Ngài không giấu diếm tất cả cảm giác, suy nghĩ, ý thức và trải nghiệm của tôi, chắc hẳn sẽ làm Ngài hài lòng. Một cách nào đó, một điểm nào đó, tôi biết Ngài thương tôi, cho dù tôi không cảm nhận tình thương đó như cảm nhận vòng tay con người, cho dù tôi không nghe tiếng nói như nghe lời an ủi từ con người, cho dù tôi không thấy nụ cười như tôi thấy trên khuôn mặt con người.

    Thiên Chúa vẫn nói với tôi, nhìn xem tôi, và ôm lấy tôi lúc đó, dù tôi vẫn chưa nhận biết được điều này.

    Chương 10 – Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser

    Nguyễn Kim Long dịch

    (Còn tiếp)