8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Hoàn thiện bản thân

Tin mừng hôm nay thuật lại rằng: Khi người cha kêu mời đứa con thứ nhất đi làm vườn nho, ban đầu nó ương ngạnh từ chối, nhưng rồi nhìn lại thái độ và cách cư xử lầm lạc của mình, nó đâm ra hối hận và quyết định đi làm.

Trong khi đó, đứa con thứ hai thì mau mắn trả lời với cha là nó sẽ đi làm, nhưng mà chẳng đi. Thật đáng trách.

Như thế, những ai biết nhìn lại mình, thấy được những lầm lỗi của mình để hoán cải như người con thứ nhất trong dụ ngôn Tin mừng hôm nay là người đáng được tuyên dương.

Khi phạm phải sai lầm, bạn cũng như tôi, chúng ta xử sự thế nào?             

– Một là không chấp nhận mình sai.

Có người làm nhiều điều sai trái, nhưng không thấy mình sai mà cứ khăng khăng cho rằng mình đúng. Những người như thế không thể sửa lỗi và phục thiện được.

– Hai là dù biết mình sai nhưng không muốn sửa.

Chẳng hạn nhiều người thừa biết rượu chè be bét là thói xấu tai hại nhưng không muốn bỏ, chẳng muốn chừa. Họ chủ trương rằng:

“Say sưa nghĩ cũng hư đời,

Hư thời hư vậy, say thời cứ say” (Tản Đà).

Thế là hạng người này không thể nào sửa lỗi, phục thiện được.

– Ba là muốn sửa chữa những sai phạm của mình nhưng không đủ nghị lực nên không sửa được.

– Bốn là quyết tâm sửa mình và có đủ nghị lực để hoàn thiện bản thân. Đây là lối xử sự tốt lành, đáng khâm phục.

Vào ngày Mồng Một tết, khi đến thăm một giáo dân trong xứ đạo đã ghiền thuốc lá lâu năm, anh ta khoe với tôi “chiến công” oanh liệt của mình. Anh cầm bao thuốc lá trên tay và nói:

“Con ghiền thuốc lá đã lâu. Con muốn bỏ nhưng không bỏ được. Con hút nó nhưng nó cũng “hút” con. Sức hút của nó mạnh đến nỗi con tưởng mình không thể nào thoát khỏi nó được. Thế rồi, cách đây một năm, con mua gói thuốc lá này và “thách thức” nó rằng: “Để xem mầy thắng tao hay tao thắng mầy? Không lẽ tao lại thua mầy ư?”

Và như cha thấy đây, bao thuốc đó vẫn còn nguyên vẹn không hao một điếu cho đến hôm nay. Con đã thắng!”

Có quyết tâm và nghị lực phi thường để chiến thắng như người đàn ông này không phải là chuyện dễ.

Về phần mình, chúng ta cần xét lại xem mình thuộc hạng nào trong bốn hạng người trên đây?

 

Cải thiện nội tâm là điều rất cần thiết

Khi biết mặt mày lem luốc, dơ bẩn, chắc chắn ai trong chúng ta cũng vội lau rửa sạch sẽ ngay.

Khi thấy áo quần bẩn thỉu hôi hám, chúng ta thay đổi y phục liền.

Khi biết thân thể mình dơ bẩn, chắc chắn chúng ta sẽ tắm rửa tức khắc.

Khi diện mạo hay vóc dáng của mình không được hài hoà xinh đẹp, nhiều người sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ, đến các thẩm mỹ viện, để cải thiện vóc dáng, để làm tăng vẻ đẹp của bản thân.

Vậy mà khi tâm hồn trở nên xấu xa vì tội lỗi, thói hư và tật xấu, nhiều người vẫn cứ để mặc như thế hết ngày nầy qua ngày khác cho đến lúc xuống mồ!

Tại sao người ta hành xử như thế?

Vì nhiều người nghĩ rằng những dơ bẩn, những xấu xa trong tâm hồn không quan trọng, chỉ cần chăm sóc cái vỏ bên ngoài cho dễ coi là được.

Thực ra, những vết dơ trên thân thể không làm giảm sút giá trị con người bao nhiêu, chỉ có những xấu xa đê tiện trong nội tâm con người mới thực sự làm cho người ta ra nhơ uế và có sức tàn phá phẩm giá của của ta, làm mất danh thơm tiếng tốt của ta… Đó là những thứ đáng sợ, đáng ghét và đáng diệt trừ.

Chính vì thế, ăn năn, phục thiện để xoá sạch những xấu xa đê tiện trong tâm hồn, để làm cho tâm hồn nên đạo đức, thanh khiết, cao cả… là việc làm hết sức quan trọng.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Xin giúp chúng con hiểu rằng nét đẹp của tâm hồn quan trọng hơn vẻ đẹp thể xác và chỉ có những điều xấu xa đê tiện trong nội tâm con người mới thực sự làm cho người ta ra nhơ uế. Nhờ đó, chúng con sẽ quyết tâm rửa sạch tâm hồn, cải thiện nếp sống, để ngày càng trở nên người có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và văn hoá.

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng Mát-thêu (21, 28-32)

28 Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.” 29 Nó đáp: “Con không muốn đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây!” nhưng rồi lại không đi. 31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha ?” Họ trả lời: “Người thứ nhất.” Đức Giê-su nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32 Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.”

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHỮA LÀNH CỦA THỊNH LẶNG

  •  
    Kristie Phan
     
    Wed, Sep 23 at 8:56 AM
     
     
     
     
     
     
    KHÔNG GIAN CHỮA LÀNH CỦA THINH LẶNG
     
        Quyển sách mới đây của Robyn Cadwallander, ‘Nữ ẩn sỹ’ [The Anchoress] kể về Sarah, một phụ nữ trẻ chọn khép mình khỏi thế giới và sống như một ẩn sỹ (như Julian thành Norwich vậy).  Đây không phải là một đời sống dễ dàng gì, và cô sớm thấy mình phải đấu tranh với lựa chọn của bản thân.  Cha giải tội cho cô là cha Ranaulf, một tu sỹ trẻ, không nhiều kinh nghiệm.  Mối liên hệ giữa họ cũng không dễ dàng.  Cha Ranaulf là một người ngại ngùng và kiệm lời, nên Sarah thường thấy chán nản với cha, muốn cha nói thêm, muốn cha đồng cảm hơn, và đơn giản là muốn cha hiện diện rõ hơn với cô.  Họ thường xuyên bàn luận, hay ít nhất là, Sarah thường cố moi thêm những lời nói và sự đồng cảm từ cha Ranaulf.  Nhưng bất kỳ lúc nào cô cố gắng làm thế, cha Ranaulf đều gián đoạn buổi xưng tội và rời đi.
        Một ngày nọ, sau một buổi xưng tội cực kỳ đáng chán khiến cha Ranaulf cứng lưỡi và Sarah thì giận dữ, cha chỉ đóng cánh cửa tòa giải tội, một phản ứng thông thường của cha khi căng thẳng, khi có điều gì đó trong cha không muốn cho cha rời đi.  Cha biết là mình phải cho Sarah một điều gì đó, nhưng cha không có lời lẽ nào để làm được thế.  Và, khi không có gì để nói ngoài cảm giác mình buộc phải rời đi, cha đơn giản là ngồi đó trong thinh lặng.  Ngược đời thay, sự bất lực câm nín của cha lại đạt được một điều mà những lời nói của cha không làm được, đó là một bước đột phá.  Lần đầu tiên, Sarah cảm thấy sự quan tâm và đồng cảm của cha, cũng như sự hiện diện của cha với mình.
     
    Và lời văn của Cadwallander mô tả đoạn này như sau:
        ‘Cha hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ chậm rãi.  Cha không còn điều gì để nói, nhưng cha không để cô ấy ở đây một mình với cay đắng được.  Vậy nên cha vẫn ngồi lại trong tòa giải tội, cảm nhận sự trống trải của phòng xưng tội quanh mình, cảm nhận sự thất bại của việc học, của những từ ngữ mà cha đã ghi khắc trong đầu, trang này đến trang khác, tầng này đến tầng khác.  Cha không thể mở miệng, nhưng cha có thể ở lại, và cha làm thế.  Cha bắt đầu cầu nguyện trong thinh lặng, nhưng không biết bắt đầu thế nào, không biết phải xin gì.  Cha bỏ cuộc, và thở chậm rãi từ từ.
     
    Sự thinh lặng bắt đầu như một điều gì đó thật vụn vặt và đáng sợ, đậu trên rìa cửa sổ tòa giải tội, nhưng khi cha Ranaulf ngồi đó trong tĩnh mịch, nó dần dần, rất chậm rãi, lớn lên, và tràn khắp gian phòng, cuộn chặt quanh cổ và vòng lấy lưng cha, cuốn quanh đầu gối và đôi bàn chân cha, tràn lên các bức tường, lấp đầy các ngóc ngách, len lỏi vào cả các khe tường đá…  Sự thinh lặng trườn qua các khe hở và len vào cả gian phòng bên trên.  Dường như nó thật êm ái mềm mại.  Nó tràn ra và vững vàng, nó chiếm lấy mọi khoảng không.  Cha Ranaulf không nhúc nhích gì, cha đã mất hết mọi khái niệm về thời gian.  Mọi sự cha biết là có một người phụ nữ đang cách cha một sải tay, trong bóng tối, và đang thở.  Vậy là đủ.
        Khi ánh nến trong gian phòng mờ dần đi, cha động đậy, nhìn vào bóng tối. Chúa ở cùng con Sarah.  Và ở cùng cha. Giọng của cô tươi sáng hơn, thân thiết hơn.
       Có một ngôn ngữ vượt ngoài ngôn từ.  Sự thinh lặng dành chỗ cho ngôn ngữ đó.  Đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực không thể nói được gì có ý nghĩa, chúng ta phải đi trở vào sự vô tri và vô lực, nhưng khi ở lại trong tình trạng này, sự thinh lặng tạo không gian cần thiết cho một sự thâm sâu hơn xuất hiện.  Nhưng thường, lúc đầu, thinh lặng thật không dễ dàng gì.  Nó bắt đầu như một sự đáng sợ vụn vặt và dần lớn lên thành hơi ấm xua tan đi căng thẳng.
     
    Nhiều lần chúng ta không có ngôn từ nào đáng để nói.  Chúng ta, ai cũng cảm nghiệm việc đứng bên giường người hấp hối, hay trong đám tang, hay đứng trước một người con tim tan vỡ, hay rơi vào thế bí khi cố gắng vượt qua tình huống căng thẳng trong quan hệ, và lại thấy mình cứng lưỡi, không có từ nào để nói, rồi cuối cùng rơi vào thinh lặng, biết rằng nói bất kỳ điều gì chỉ là làm trầm trọng thêm nỗi đau đớn này.  Trong tình thế bất lực đó, bị hoàn cảnh làm câm nín, chúng ta học được một điều: Chúng ta không cần phải nói gì, chỉ cần ở đó.  Sự hiện diện thinh lặng, bất lực của chúng ta là điều đang cần.
       Và tôi phải thừa nhận rằng đây không phải là điều mà tôi học được một cách dễ dàng gì, đây không phải là điều theo khuynh hướng của tôi, và thực sự nhiều khi tôi không làm thế khi đáng ra phải làm. Cho dù tình thế có ra sao đi nữa, tôi luôn luôn cảm thấy rằng mình cần phải nói điều gì đó có ích, một điều gì đó giúp giải quyết sự căng thẳng này.  Nhưng tôi đang học được rằng, hãy để sự bất lực lên tiếng, và cũng học được rằng điều này thật mạnh mẽ biết bao.
         Tôi nhớ có một lần, khi tôi là một linh mục trẻ, đầy kiến thức học được trong chủng viện và háo hức chia sẻ kiến thức đó, đang ngồi trước một người con tim tan vỡ, cố gắng tìm những câu trả lời và thấu suốt trong đầu mình, rồi cuối cùng chẳng thấy gì, và cuối cùng, xin thứ lỗi, thứ nhận sự bất lực của tôi với người đối diện.  Lời đáp của cô khiến tôi kinh ngạc, và dạy tôi một điều mà tôi không hề hay biết trước đây.  Cô đơn giản nói rằng: Sự bất lực của cha là món quà quý báu nhất cha có thể chia sẻ với con ngay bây giờ.  Cảm ơn cha.
        Không một ai kỳ vọng bạn có chiếc đủa thần để chữa lành những phiền muộn của họ.
        Đôi khi, thinh lặng hóa thành một sự êm ái mềm mại len lỏi và chiếm lấy, lấp đầy mọi khoảng không.
        Rev. Ron Rolheiser, OMI - J.B. Thái Hòa chuyển dịch
     
     
    05 - Solitude 45.jpg
     


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      KHÔNG GIAN CHỮA LÀNH CỦA THINH LẶNG.docx
      32.8kB

DỜI SỐNG TÂM LINH - CHỮ NHẪN DƯỠNG TÂM

  •  
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Tue, Sep 8 at 11:23 PM
     
     

    Bài chuyển. Tùy nghi.

     

    From: Peter Nguyen

     

    Một chữ Nhẫn có thể dưỡng thân tâm, hãy học Nhẫn để đời này sung túc

     

    Đối đãi và giải quyết vấn đề cũng như nhâm nhi một ly trà ngon, cần bình tĩnh và điềm đạm. Nếu người nông dân trong câu chuyện dưới đây kiềm chế được cơn bực tức, có lẽ ấm trà quý của ông vẫn còn nguyên vẹn.

    Một người nông dân được tặng một ấm trà quý giá. Ông ta rất nâng niu món quà, vì sợ mất trộm nên đã đặt ấm trà lên trên đầu giường mỗi khi đi ngủ.

    Một lần đang ngủ, ông trở mình, quơ tay làm rơi ấm trà xuống giường, còn cái nắp ấm văng xuống đất. Nửa đêm tỉnh dậy chỉ thấy ấm mà chẳng thấy nắp đâu, ông thất vọng vô cùng, buồn rầu nghĩ: “Nắp ấm rơi xuống đã bị vỡ, vậy còn giữ ấm trà này làm gì nữa?”. Thế là ông nhặt ấm trà trên giường, ném nó ra ngoài cửa sổ rồi ngủ thiếp đi.

    Sáng ra, ông mới phát hiện, hóa ra nắp ấm vẫn còn nguyên vẹn trên đôi giày bông bên cạnh giường. Người nông dân hối hận: “Ấm trà tím đã bị ném ra khỏi cửa sổ đêm qua, giờ để lại một cái nắp thì làm gì?”. Tức giận quá, ông đập vỡ luôn cái nắp ấm.

    Sau khi ăn sáng, người nông dân vác cái cuốc định đi ra đồng, nhưng khi ông ngước mắt lên, ngạc nhiên làm sao! Cái ấm trà tím đang treo lơ lửng trên cành cây bên ngoài cửa sổ…

    ***

    Trong cuộc sống, một số người vì quá nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc nên đã hành động bồng bột, khiến kết quả trở nên tệ hại và sau đó là hối hận khôn nguôi.

    Người xưa có câu: “Nhẫn một lúc gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Đối diện với mất mát to lớn và mâu thuẫn gay gắt, nếu bạn giữ được tâm thái bình hoà, điềm tĩnh thì có lẽ cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra.

    Bình tĩnh bao nhiêu thì cuộc đời bạn sẽ bớt hối tiếc bấy nhiêu.

    Khoan dung bao nhiêu thì ngày tháng của bạn sẽ rộng dài bấy nhiêu.

    Nhẫn là đạm bạc nên có thể dưỡng thân.

    Nhẫn là không màng danh lợi nên có thể dưỡng tâm.

    Nhẫn là chịu khổ chịu khó nên sẽ sung túc. Người biết nhẫn sẽ bách tà bất xâm.

    Trong cuộc sống hằng ngày, nếu mỗi người đều học được cách nhẫn nhịn, thì sẽ loại bỏ được rất nhiều xung đột, không gian sống của chúng ta sẽ trở nên hài hòa tốt đẹp hơn rất nhiều.

     

    ---------------------------------

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐƯA LƯNG CHO NGƯỜI TA ĐÁNH

LƯNG ĐƯA CHO NGƯỜI TA ĐÁNH

Thiên Chúa đã mở tai tôi mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu. Tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Đấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được? Chúng ta hầu toà, ai là kẻ thù địch của tôi, hãy đến đây! Này đây Chúa là Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi? (Is 50, 5-9a).
 
***
 
— Có phải đúng thế không?. Có phải rằng chúng ta dại tới độ là cứ hễ gặp chuyện cãi lộn với người dữ tợn thì y như rằng chúng ta cứ phải xấn xổ lại họ và tự đưa lưng cho người ta đánh?. Như chúng ta có nhiều lần chứng kiến cảnh vợ chồng người ta ẩu đả nhau; nghe ông chồng hăm dọa bà vợ là nếu tiếp tục nói nữa thì ông sẽ cho bà vài cái tát tai nhưng đối với bà lại có ý nghĩa là thách thức chăng?.
 
— Nên bà không ngần ngại mà xấn xổ xông vào ông chồng, miệng la ỏm tỏi lên là “ông có ngon thì xem thử có dám động tới tôi hay không? Này má tôi đây ông có giỏi thì tát thử!” Thế là liền sau đó bà vợ nhận liền ba bốn cái tát nên thân. Sau đó thì bưng mặt mà ngồi khóc với hai cái má đỏ au như trái gấc, trông thật thảm sầu.
 
— Nếu là người lớn tuổi khôn ngoan thì sẽ chọn lời nói ôn tồn để tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu người ta quấy mà sự thiệt hại chẳng đáng chi thì cũng nên xí xóa mà bỏ qua cho người, coi đó như là món nợ người mắc nợ mình; biết đâu sau này mình gặp chuyện chẳng phải với người thì cũng sẽ được người tha thứ và bỏ qua cho. Như thường nhất là chúng ta ít nhiều gặp phải chuyện lái xe vô tình cọ quẹt vào xe của người ta hay ngược lại … chứ không phải là chuyện lớn để có người bị thương tích hay xe bị thiệt hại nặng nề gì.
 
— Ấy vậy mà người lái xe bên kia đã làm trận làm thượng như muốn ăn tươi nuốt sống chúng ta vậy dù là họ bị lỗi. Thật là không may nếu không có người thứ ba làm chứng thì không biết thương tích của chúng ta sẽ trầm trọng ra sao vì gặp phải thứ dữ tợn côn đồ thiệt rồi!. Vì gặp người muốn kiếm tiền bồi thường thì những lời xin lỗi, năn nỉ, thông cảm cũng chẳng lay động được gì họ đâu. Nếu không theo được ý họ muốn thì thật bấy giờ chỉ biết đưa lưng cho người ta đánh thôi.
 
— Chỉ lúc đó thì sự khôn ngoan nhất của chúng ta là chọn Cậy Dựa vào sức mạnh phi thường của Thiên Chúa mà thôi. Như lúc chúng ta còn nhỏ hay bị chúng bạn to lớn ăn hiếp thì chúng ta biết chạy đi méc anh chị lớn của mình hay thầy cô giáo, sau hết mới về méc bố. Chớ có người lớn nào dạy chúng con nít là cầu xin Thiên Chúa đến cứu cho đâu, có phải? Vì ngay cả người lớn mà cũng còn rất nghi ngờ do bởi chẳng ai bao giờ thấy được Thiên Chúa cả.
 
— Vì chúng ta người phàm không thể cảm nhận được một Thiên Chúa vô hình mà chỉ có ít người bất hạnh, người bệnh tật, người bị đối xử tệ bạc và bị xã hội ruồng bỏ – Chỉ khi chúng ta trở thành kẻ thất bại, thua thiệt, bé mọn không còn đường sống thì lúc bấy giờ chúng ta mới biết khiêm tốn chạy đến cùng Thiên Chúa để xin cho được núp bóng Người và được nương tựa bên Người và chúng ta sẽ được gặp gỡ Người.
 
— Lúc bấy giờ chúng ta mới tin rằng Người luôn hiện hữu. Mới tin và cảm nhận rằng nếu chúng ta không có Người trong cuộc đời thì chúng ta sẽ chết cách nhanh chóng, cách nhục nhã vì để dễ dàng đánh mất Linh Hồn rất quý báu sống đời của chúng ta. Và tin chắc rằng chỉ có Thiên Chúa duy nhất có thể ban cho chúng ta cuộc sống viên mãn muôn đời trên Quê Trời.
 
— Giai đoạn đầu để tìm gặp Thiên Chúa thưa không khó đâu, chỉ cần chúng ta bỏ chút thời giờ mỗi ngày để tâm tình với Chúa. Dâng lời kinh nguyện. Làm việc lành bác ái qua lời nói an ủi, xây dựng. Tập bỏ dần sự tham lam lấy của người làm của mình để biết chia sẻ đến người bất hạnh thì như một Phép Lạ, Chúa sẽ đến Tìm Gặp chúng ta lúc không ngờ nhất.
 
–Rất ngạc nhiên, rất cảm động và rất an bình!. Khi ấy chúng ta sẽ cảm nhận được mạnh mẽ và thật rõ khi có Chúa Hiện Diện. Chẳng phải gần bên, ngay bên nhưng Người đến và ngự trị ngay trong tâm hồn và trong tận thẳm sâu của cõi lòng chúng ta. Và Thiên Chúa sẽ dần mạc khải cho chúng ta biết và hiểu tất cả. Rồi bắt đầu từ đấy chúng ta sẽ không còn sợ một sự gì trên trần gian này – cả sự dữ, ma quỷ hay ngay cả cái chết có đến bất thình lình.
 
— Bắt đầu từ đấy Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta có được một sức mạnh vô cùng để chống trả ba thù. Sức mạnh ấy có thể là Chuỗi Mân Côi mà Đức Mẹ Maria trao ban cho con cái của Mẹ. Sức mạnh ấy có thể là Lời Chúa để luôn nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta phải luôn cẩn trọng để xa tránh những đam mê đi cùng với tội lỗi.
 
— Sau cùng là Thiên Chúa ban cho chúng ta Tình Yêu của Chúa luôn dồi dào và là cơ hội để chúng ta có thể giúp đỡ tất cả những ai cần được giúp đỡ đang sống chung quanh chúng ta. Thì dù có lắm lúc chúng ta có phải đưa lưng cho người ta đánh thì chúng ta cũng có sức mạnh Chúa ban như chiếc áo giáp từ Trời có thể chịu đựng những lần bị đánh đau.
 
— Vì là con người thì ai cũng yếu đuối, cũng sợ sệt … nhưng trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống như: bất an, tuyệt vọng xin hãy chạy đến với Chúa hay Mẹ Chúa thì bảo đảm cuộc sống ngày qua ngày của chúng ta sẽ luôn là những tháng ngày Bình An và luôn luôn được Che Chở. Amen.
 
**
Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
11 tháng 9, 2020
————————————————
Xin bấm vào video dưới đây để cùng hát:
 

 

 

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Sep 7 at 1:55 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

     

    Để được lành mạnh trong linh hồn, không có cách nào hơn liều thuốc quan trọng từ các Tin mừng và điều cao sâu nhất trong ý thức chúng ta.

      

    c. Lòng chân thật cho chúng ta thấy lại được thế giới muôn màu

    Vài năm trước đây, trong một buổi tĩnh tâm, có một người đàn ông chia sẻ với tôi câu chuyện. Ông vừa trải qua một biến đổi lớn, nhưng đó không phải là biến chuyển hoàn toàn tôn giáo, thậm chí theo cách nào đó, cũng không phải là một biến chuyển luân lý. Đó là một biến đổi thẩm mỹ của sự tương hợp, dù xét cho đến cùng nó cũng mang tính tôn giáo và luân lý sâu sắc. Điều gì đã xảy ra cho ông?

    Ông ở tuổi trung niên, chưa lập gia đình, đồng tính, và mặc dù cơ bản cuộc sống tôn giáo của ông có nề nếp, ông bị hai thói nghiện dính với nhau, thủ dâm và rượu chè. Dù vậy, ít nhất là bên ngoài, không có một biểu lộ nào. Tối thiểu chúng không bao giờ phá rối đến công việc, quan hệ và đời sống tôn giáo của ông. Ông rất được tôn trọng và không ai quen biết ông nghĩ rằng ông đang có vấn đề. Ngoại trừ… ngoại trừ chính ông biết ông có vấn đề và với sự trưởng thành chính chắn qua đời sống cầu nguyện và qua sự tôn trọng người khác dành cho ông, ông bắt đầu nhìn vào các mâu thuẫn của mình và tìm cách giải quyết.

    Người hướng dẫn cho ông khuyên ông nên tham gia hai chương trình mười hai bước, một chống thói nghiện rượu, và một chống thói nghiện tình dục. Lúc đầu, ông phản đối, ông suy nghĩ: “Tôi không phải là người nghiện rượu! Vấn đề tình dục của tôi không có gì nghiêm trọng.” Tuy nhiên cuối cùng, ông cũng bước vào hai chương trình đó, và nói theo danh từ của ông “đã có biến chuyển lớn”: “Trước khi tham gia chương trình này, tôi không nghĩ tôi xấu xa hay có vấn đề gì cả. Cuộc sống của tôi về cơ bản là có nề nếp. Vậy điều gì xảy ra với tôi? Bây giờ khi tôi tham gia hai chương trình này, cảm nhận rõ ràng của tôi là tôi thấy lại được cuộc đời muôn màu muôn vẻ. Trước đó, tôi không phải là người xấu, nhưng tôi luôn luôn chìm trong đòi hỏi riêng của tôi, khi nào cũng thèm khát nó, tôi không thật sự thấy cái gì trước mắt tôi. Bây giờ, tôi thấy lại cuộc đời muôn màu và chưa bao giờ nó phong phú như vậy.”

    Loại biến đổi này là gì? Đó có phải là thách đố về việc nhìn cuộc sống phong phú của Phúc âm không? Dường như là vậy và phương cách để chúng ta nhìn rõ là phải nhìn qua lòng chân thật tuyệt đối, qua việc can đảm đối diện với sự thật là chúng ta yếu đuối.

    Để được lành mạnh trong linh hồn, không có cách nào hơn liều thuốc quan trọng từ các Tin mừng và điều cao sâu nhất trong ý thức chúng ta: Đừng nói dối, sẽ yếu đuối khi bạn bị buộc phải làm vậy, nhưng phải dám phạm tội!

    Nếu chúng ta chân thật, cuối cùng Thiên Chúa, sự thật, và tình yêu sẽ tìm gặp chúng ta.

    3. Họp nhau quanh nghi thức Lời Chúa và Bẻ Bánh…

    “Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp lại vì danh Ta, Ta ở giữa họ.”

    a. Trong các cảnh huống của cuộc sống, hãy họp nhau lại trong nghi thức cầu nguyện

    Chúa Giêsu hứa rằng, khi nào có một nhóm họp nhau cầu nguyện, Ngài sẽ ở đó với họ. Các giáo đoàn thời đầu đã áp dụng lời hứa đó theo nghĩa đen. Các môn đệ đầu tiên đã quen với sự hiện diện thể lý của Chúa Giêsu giữa họ và sau khi Ngài về trời, họ thường gặp khó khăn khi muốn biết Chúa muốn họ làm gì. Tuy nhiên, họ có một công thức đơn giản cho mỗi dịp và mỗi khó khăn, đó là lời mời gọi nhân danh Chúa Giêsu: Họ phải tụ họp quanh Lời Chúa và Bẻ Bánh, để Chúa Giêsu đến và tác động trong họ những điều mà họ không thể tự thân hoàn thành theo cách nào khác.

    Là Kitô hữu ngày nay chúng ta vẫn cần giữ lời hứa này theo nghĩa cụ thể. Đời sống Kitô hữu không chỉ được xác nhận bởi việc cầu nguyện riêng, thực thi công lý và sống đạo đức. Đời sống đó được xác nhận trong cộng đoàn, qua việc họp nhau lại trong nghi thức sống Lời Chúa và Bẻ Bánh. Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu, đây không phải là tụ họp có tính cách xã hội, chỉ làm những gì mà việc tụ họp xã hội làm. Tụ họp quanh Lời Chúa và Bẻ Bánh là một tụ họp nghi thức và nghi thức đem lại những điều mà tụ họp xã hội thông thường không thể có, cụ thể là, năng lực biến đổi vượt xa những gì có thể hiểu và giải thích về phương diện thể lý, tâm lý, và động năng xã hội mà chúng ta đang có. Tôi ngờ điều này có vẻ trừu tượng và hơi bí truyền, vì thế cần được giải thích kỹ càng hơn.

    b. Ý nghĩa của nghi thức và cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta với nó

    Nghi thức là điều mà phần lớn chúng ta đã không còn hiểu rõ. Các nền văn hóa xưa hiểu được nghi thức và họ có ý thức để dùng nghi thức nhiều hơn chúng ta. Chúng ta, những đứa trẻ trưởng thành của thời đại Ánh Sáng, có xu hướng bất phân nghi thức mà trong đó cơ bản là chúng ta ngờ vực tất cả những gì chúng ta không thể giải thích thấu đáo hoàn toàn. Do đó, đối với chúng ta, nghi thức là đáng ngờ và phảng phất nét mê tín hay tà phép.

    Tuy nhiên, ý niệm này đang từ từ thay đổi. Một cách kỳ lạ là, sự thay đổi không xảy ra trong các giáo hội cho bằng trong nền văn hóa thế tục, đặc biệt là trong phong trào Nữ Quyền, Thời Đại Mới, và Nhóm Nam Giới. Ở đây, nghi thức được tái khám phá và được sử dụng mạnh mẽ.  Vì vậy, ví dụ, trong một số nhóm Nữ Quyền, để giúp một phụ nữ nạn nhân bị cưỡng hiếp hay một loại lạm dụng tình dục, họ thấy các lời khuyên chỉ giúp đỡ có mức độ, nạn nhân cần một điều gì đó mà cách chữa thể lý không làm được. Cô cần được chữa lành trong nghi thức. Do đó, họ sẽ đặt ra các nghi thức khác nhau để tẩy uế hay tái sinh và cử hành cùng với cô ấy. Trong nhiều trường hợp, nhờ những nghi thức này, nạn nhân thấy tốt hơn.

    Nghi thức tác động như thế nào? Chúng ta không biết, và đó là điểm mấu chốt. Với nghi thức, chúng ta không thể giải thích cách rành rọt, ngoại suy ra nguyên tắc biến đổi, hay sao chép kết quả của nó về mặt tâm lý. Nghi thức cứ tác động! Nghi thức tác động theo cách nụ hôn, một nghi thức nguyên khai nhất trong tất cả các nghi thức. Nụ hôn làm được những điều mà lời nói không thể làm và ở đây không có gì là siêu hình để cần phải viết về chúng.

    Các Nhóm Nam Giới cũng làm những điều tương tự. Đôi khi, để giúp một người đàn ông bị chấn thương thời thơ ấu, không có được tình thương, không được người cha chúc phúc, cũng như các nhóm phụ nữ, họ nhận ra lời khuyên thể lý không đủ đem lại cho anh những gì anh thật sự cần. Anh cần được chúc lành. Anh cần một nghi thức. Và cũng vậy, khi tổ chức các buổi nghi thức, anh cảm thấy tốt hơn. Vậy nghi thức tác động như thế nào? Cách thức tác động của những nụ hôn ra sao? Có một sức mạnh hàm chứa hoàn toàn vượt trên duy lý. Chỉ có ngôn ngữ lâu đời, thời tiền hiện đại – với những từ ngữ của thiên thần và ác quỷ, chúc lành và chúc dữ, và của những dòng sông thiêng liêng – có thể giúp chúng ta trong suy tưởng này; thật vậy, vì có một điều gì đó đã thực sự xảy ra trong nghi thức.

    Nghi thức tốt đẹp mang đến một sức mạnh vượt ra ngoài những gì chúng ta có thể giải thích duy lý. Các nghi thức mang lại hiệp nhất trong nhóm, chữa lành, và các dạng thức khác của biến đổi, mà chúng ta không thể sắp đặt, tạo nên được. Là Kitô hữu chúng ta luôn luôn có những nghi thức như vậy. Chúng ta đơn giản có những nghi thức theo các tên gọi khác nhau – phép rửa, đặt tên thánh, chúc lành, họp nhau quanh Lời Chúa và Bẻ Bánh với nhau. Nếu đó là những nghi thức lớn, như phép rửa tội, hầu hết Kitô hữu gọi đó là Bí tích và hiểu cách trực giác rằng có điều gì hiện hữu nơi đó mà không thể giải thích duy lý cho trọn vẹn. Nếu đó là nghi thức thứ yếu, như chỉ là gặp nhau để chia sẻ Kinh Thánh, chúng ta thường không nhận ra tính nghi thức trong đó, nhưng vẫn cảm thấy sức mạnh đặc biệt trong đó.

    Tôi muốn đưa ra ở đây hai ví dụ cá nhân, từ trải nghiệm của riêng tôi và từ nền tảng giáo lý của tôi, một tín hữu Công giáo La Mã, nhưng cũng có thể là ví dụ của bất cứ ai trong các tôn giáo khác. Cả hai ví dụ đều nói về sức mạnh biến đổi của nghi thức.

    Trong suốt sáu năm học thần học và chuẩn bị chịu chức linh mục, tôi sống trong một chủng viện lớn. Trong những năm đó, khoảng bảy mươi người chúng tôi cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Xuất thân từ các nền tảng, tính tình và các vấp phạm khác nhau, chúng tôi có những xung khắc tự nhiên hơn là tính tình hòa hợp. Chúng tôi đã không chọn nhau và ở một mức độ tâm lý nào đó, chúng tôi hoàn toàn là những con người tình cờ gặp nhau. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, chúng tôi đã có thể thành lập được một cộng đoàn hòa hợp với nhau.

    Có nhiều lý do tại sao tính cộng đoàn được thiết lập giữa chúng tôi, điểm cuối cùng của tất cả là vì chúng tôi cùng sống trong một mái nhà và cùng nhau làm nhiều việc. Chúng tôi cùng ăn, cùng học, cùng giải trí với nhau, với các quy định của đời sống chủng viện lúc đó, hiếm khi chúng tôi xa nhau. Hơn nữa, tất cả chúng tôi có chung một động lực chính yếu, một trọng tâm đức tin. Điều thú vị là trong tất cả những điều kéo chúng tôi gần nhau để làm chung, thì vẫn có một điều ngược lại. Hai lần mỗi ngày, trong vòng nửa giờ, tất cả bảy mươi người chúng tôi ngồi trong nhà nguyện, im lặng cầu nguyện, một thinh lặng hoàn toàn. Đó là giờ Hương nguyện. Chúng tôi bắt đầu và kết thúc bằng lời cầu nguyện chung, nhưng phần thời gian còn lại, chúng tôi chỉ ngồi thinh lặng bên nhau.

    Điều gì đã xảy ra khi chúng tôi làm việc này? Cầu nguyện, đúng. Nhưng còn có điều gì hơn nữa. Khi chúng tôi ngồi với nhau trong thinh lặng, mỗi người chúng tôi đang cố gắng tập trung vào Chúa hơn là vào chính mình, ít nhất trong thời gian ngắn ngủi đó, chúng tôi có được một tinh thần cộng đoàn, một thân mật thực sự với nhau. Những dị biệt về tính tình, tư tưởng, ghen tị và giận dữ giữa chúng tôi sẽ biến mất trong một chốc lát. Trong nửa giờ đó (và thường kéo dài một khoảng thời gian sau đó), chúng tôi gắn kết với nhau hơn trong tinh thần cộng đoàn. Tại sao? Có phải chỉ vì tất cả chúng tôi cùng hướng tâm và chú tâm hơn vào lý do chúng tôi hiện diện ở đây? Đúng, chắc chắn là vậy. Nhưng còn hơn nữa. Nửa giờ Hương nguyện với nhau đó, cũng là một nghi thức, như một nụ hôn, trong thinh lặng, giúp tạo nên một sự hiệp nhất mà chúng tôi không thể có được bằng các quá trình đậm tính duy lý và biện luận hơn.

    Nguyễn Kim Long dịch