8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LỜI THIỆNG Ý THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Dec 13 at 11:41 PM
     
     
     
     
    Lời Thiêng Ý Thánh: 

    10 câu suy niệm hàng ngày để đẹp lòng Chúa hơn

     
    Thánh Vịnh gia tâm niệm: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119:105). Chúa Giêsu xác định: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bá nh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; Lc 4:4).

    Lời Thiêng Ý Thánh: 10 câu đáng để suy niệm hàng ngày để đẹp lòng Chúa hơn

    Trong sách Châm Ngôn có rất nhiều những lời khôn ngoan, những lời này có sức gợi hứng và động viên chúng ta sống tốt lành theo Thánh Ý Thiên Chúa. Đây là 10 câu đáng để chúng ta suy niệm hàng ngày, nhờ vậy mà hoàn thiện mỗi ngày một hơn.

     

    1. “Chính Đức Chúa ban tặng khôn ngoan, tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có” (Cn 2:6).

    2. “Miệng lọc lừa, con đẩy cho xa; môi thâm độc, con xua cho khuất” (Cn 4:24).

    3. “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của khôn ngoan, biết Đấng Chí Thánh mới là hiểu biết thật” (Cn 9:10).

     
     

    4. “Chính phúc lành của Đức Chúa cho ta được giàu sang, vất vả nhọc nhằn chẳng thêm chi vào đó” (Cn 10:22).

    5. “Kiêu hãnh đi liền với ô nhục, khôn ngoan ở với kẻ khiêm nhường” (Cn 11:2).

    6. “Lời xoa dịu tựa cây ban sự sống,lời nham hiểm làm tan nát tâm can” (Cn 15:4).

    7. “Hãy ký thác việc bạn làm cho Đức Chúa, dự tính của bạn ắt sẽ thành công” (Cn 16:3).

    8. “Đứa kiêu căng làm Đức Chúa ghê tởm, hẳn nó không thoát khỏi án phạt đâu” (Cn 16:25).

    9. “Thiên Chúa vinh quang khi giấu kín việc Người làm, đức vua vinh quang khi thấu hiểu việc nước” (Cn 25:2).

    10. “Hãy để kẻ xa người lạ ngợi khen con, đừng có hé môi khen ngợi chính mình” (Cn 27:2).

    ductingiesu
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NIỀM VUI CỨU ĐÔ

 

  •  
    Kristy Phan
     
     
    Sun, Dec 13 at 9:00 AM
     
     
     
     
     
    CHÚA NHẬT HỒNG NIỀM VUI CỨU ĐỘ
     
    Chúa Nhật hôm nay được gọi là: “Chúa Nhật Hồng, Chúa Nhật Vui.”  Đây là một niềm vui rất to lớn và tràn đầy hy vọng của những người tin vào Đấng Cứu Thế và đang hân hoan chờ đón Ngài.  Niềm vui này chúng ta được nghe trong Lời Chúa hôm nay: “Anh chị em hãy vui lên trong Chúa!  Tôi nhắc lại một lần nữa: Anh chị em hãy vui lên vì Chúa đã đến gần!     Niềm vui này là một niềm vui được ơn Chúa cứu độ, niềm vui được an bình, niềm vui được hạnh phúc!  Vậy thì chúng ta phải sống như thế nào trong Mùa Vọng này, để hưởng được trọn vẹn hạnh phúc Chúa ban?
     Chuyện kể rằng: Có một Ông Vua kia lúc nào cũng lo âu, mặc dù sống trong quyền lực và nhung lụa sung sướng nhưng ông không có hạnh phúc, không biết cách nào để có được hạnh phúc.  Nhà Vua gọi các nhà khôn ngoan lại bàn hỏi xem làm thế nào trút bỏ những âu lo đang đè nặng tâm trí Vua đến nỗi Vua không thể nào có được một cuộc sống hạnh phúc?  Nhà thông thái trả lời: "Chỉ có một cách duy nhất để giúp nhà Vua.  Đó là Vua phải mặc chiếc áo của người có hạnh phúc thật sự!"  Thế là các sứ giả được sai đi khắp nơi để tìm kiếm một người đang mặc chiếc áo hạnh phúc.  Nhưng bất kỳ người nào được hỏi đến cũng có lý do để đau khổ, buồn sầu...Một điều gì đó đã cướp mất hạnh phúc của họ.  Sau cùng thì họ cũng tìm một người, đúng hơn là một người ăn xin.   Người ăn xin này ngồi mỉm cười ở giữa chợ và tự xưng mình là người hạnh phúc nhất, không có một điều gì buồn rầu, lo âu.  Sứ giả của Nhà Vua nói với người ăn xin về điều Nhà Vua cần mặc chiếc áo hạnh phúc ấy, và hứa trả cho người ăn xin một món tiền thật lớn để mua chiếc áo hạnh phúc ấy.  Chúng ta nghĩ sao?  Anh chàng ăn xin này có đồng ý bán chiếc áo hạnh phúc của mình không?  Chúng ta có biết phản ứng của người ăn xin ra sao không?  Không nín được cười, người ăn xin bật cười to lên và nói rằng: “Thật đáng tiếc!  Tôi không thể nào làm hài lòng Nhà Vua được.  Vì tôi chẳng có chiếc áo nào cả!  Vâng người hạnh phúc nhất trên đời lại là người không có một chiếc áo nào cả!
     Bài Tin mừng hôm nay Ga 1, 6-8, 19-28 cho chúng ta thấy nhiều người kéo đến với Gioan Tiền Hô để tìm kiếm hạnh phúc.  Và ông cũng đã vạch ra cho họ những con đường trong chính cách sống của ông để họ thực sự hạnh phúc khi họ biết tin vào Đấng Cứu Thế đang đến gần.  Đó là những con đường như:
     Con đường sống khổ hạnh: Gioan sống ẩn dật trong sa mạc.  Sống trong sa mạc đồng nghĩa với sống khổ hạnh: sống trong sự khắc nghiệt của thời tiết, trong sự hoang vu cô tịch, sự đe dọa của thú dữ.  Sống khó nghèo, đơn sơ đạm bạc: mặc áo bằng da thú, ăn châu chấu và mật ong rừng.
     Con đường sống khiêm nhường: Gioan từ chối vinh quang mà người ta ban tặng cho mình. Ông thành thật nhận mình không phải là Đấng Cứu Thế. Ông chỉ là "Tiếng Kêu trong Sa Mạc", không đáng cởi giây giày cho Đấng Cứu Thế.
     Con đường sống trung thực: Gioan đến để làm chứng về ánh sáng.  Trung thực với sứ mạng của mình, một mặc ông chỉ cho chúng ta thấy ánh sáng thật là ai, mặt khác khi có người lầm tưởng ông là ánh sáng ấy thì ông thẳng thắn phủ nhận.  Trung thực về những lời nói về mình nên ông không nhận vinh quang mà người ta lầm tưởng ban tặng.  Trung thực với lòng mình nên Ông sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối... Trung thực trong phán đoán nên ông thẳng thắn khuyên Vua Hêrôđê không được lấy chị dâu.
     Con đường sống quên mình: nhìn nhận là người đưa tin nên ông quên mình để cho Đức Giêsu nổi bật lên.  Ông tự hủy mình để Đấng Cứu Thế được nhận biết.
     Tóm lại Gioan Tiền Hô là một chứng nhân tuyệt hảo, Ông là chứng nhân của ánh sáng, chứng nhân của hy vọng, của hạnh phúc.  Ông là làm chứng cho sự sáng thật là Đức Kitô.
     Mùa Vọng này, mọi người đang chờ Chúa đến, Chúa muốn chúng ta giới thiệu Chúa cho người khác, Chúa muốn chúng ta làm chứng cho Chúa.  Thế nhưng rất nhiều khi thay vì mở đường cho Chúa, chúng ta chỉ lo mở đường cho chúng ta.  Hay thay vì làm chứng cho Chúa thì chúng ta làm chứng cho ta....
     Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy nhìn vào tấm gương của Gioan Tiền Hô để biết cách dọn đường cho Chúa ngự đến bằng đời sống chứng tá là “Để Chúa lớn lên” và để cho chúng ta biết đường tìm đến hạnh phúc đích thực.
     
    Xin Thánh Gioan giúp chúng ta sống trong ánh sáng của Chúa Cứu Thế để chúng ta được hưởng trọn vẹn hạnh phúc Chúa ban.
     
    Sưu tầm
    30 - John the Baptist 2.jpg
     
    --
     


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      CHÚA NHẬT HỒNG - NIỀM VUI CỨU ĐỘ.docx
      107.4kB

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HAI NGƯỜI MÙ TIN CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Dec 4 at 12:27 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Chữa lành 2 người mù.

    04/12 – Thứ Sáu đầu tháng, tuần 1 mùa vọng.

    "Tin vào Chúa Giêsu, hai người mù được chữa lành".

     

    LỜI CHÚA: Mt 9, 27-31

    Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, có hai người mù chạy theo Chúa và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi Con vua Đavít, xin thương chúng tôi".

    Khi Chúa tới nhà, những người mù tiến lại gần Chúa. Chúa Giêsu phán bảo họ: "Các ngươi có tin rằng Ta có thể làm việc ấy không?" Họ thưa: "Lạy Thầy, có". Bấy giờ Chúa sờ vào mắt họ và phán: "Các ngươi tin thế nào, thì hãy được như vậy". Mắt họ liền mở ra, nhưng Chúa Giêsu truyền cho họ rằng: "Coi chừng, đừng cho ai biết". Nhưng vừa ra đi, họ liền đồn tiếng Người trong khắp miền ấy.

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Mắt họ liền mở ra

    Suy niệm:

    Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 500 ngàn người bị mù hai mắt,

    và 900 ngàn người mù một mắt.

    Tỉ lệ người mù như thế là cao so với nhiều nước khác.

    Bao cố gắng được đưa ra để giảm số người bị mù,

    trong đó có việc mổ cho 350 ngàn người mắc bệnh đục thủy tinh thể.

    Người ta hy vọng nhờ đóng góp của các ân nhân,

    sẽ có 100 ngàn người nghèo được mổ trong năm 2010.

    Hạnh phúc biết bao cho ai lần đầu tiên thấy khuôn mặt người thân,

    thấy được màu xanh của lá và phân biệt được sáng với chiều.

    Hạnh phúc cho ai lần đầu tiên đi đứng mạnh dạn một mình

    mà không cần bàn tay dắt hay cây gậy khua phía trước.

    Ở nước Palestin thời xưa cũng có nhiều người mù.

    Mù thường bị coi như một hình phạt của Thiên Chúa (Đnl 28, 28-29).

    Người mù hẳn là người bị đứng ngoài lề xã hội.

    Vào thời y khoa còn kém, người mù phải chịu cảnh tăm tối suốt đời.

    Nỗi đau của người mù cũng ảnh hưởng trên cả đất nước.

    Chính vì thế khi nói đến thời đại hạnh phúc của Đấng Mêsia,

    Isaia nhiều lần nhắc đến chuyện người mù được sáng mắt (Is 35, 5; 42, 7).

    Trong bài đọc 1 ta vừa nghe (Is 29, 18), ngôn sứ Isaia viết:

    “Mắt người mù sẽ thoát cảnh mù mịt tối tăm, và sẽ được nhìn thấy.”

    Được nhìn thấy bằng đôi mắt nghĩa là được mở ra với thế giới bên ngoài.

    Tiếp xúc bằng mắt vẫn có cái gì vượt trội hơn tiếp xúc bằng tay hay tai.

    Khi chữa lành những người mù và những tật bệnh khác,

    Đức Giêsu khai mở thời đại thiên sai (x. Mt 11, 2-6).

    Ngài cho thấy Nước Thiên Chúa nay đã đến.

    Khi hai anh mù gọi Đức Giêsu là Con vua Đavít (c. 27),

    họ nhìn nhận Ngài là Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai.

    Bởi thế họ hy vọng Ngài sẽ cho họ quà tặng của thời thiên sai.

    “Xin thương xót chúng tôi” là xin đưa chúng tôi ra khỏi cảnh mù lòa.

    Đức Giêsu đã muốn chữa hai anh một cách kín đáo, tại nhà của Phêrô.

    Ngài không chữa cho họ ngay lập tức, nhưng lại hỏi họ một câu rất lạ:

    “Các anh có tin là tôi có thể làm được điều ấy không?” (c. 28).

    Chỉ khi họ tuyên xưng niềm tin vào quyền năng của Ngài,

    Đức Giêsu mới mở mắt cho họ bằng một lời và một chạm nhẹ (c. 29).

    Niềm vui quá lớn khiến họ không giữ được lặng thinh (c. 31).

    Giáng Sinh là lễ của Ánh sáng, Ánh sáng ngay giữa đêm đen.

    Ơn của Mùa Vọng là ơn thoát ra khỏi cảnh tăm tối mù lòa.

    Mù lòa đâu phải chỉ là chuyện của 37 triệu người mù trên thế giới.

    Mù lòa về chính mình, mù lòa vì không thấy những Ladarô trước cửa,

    mù lòa về chính những người trong gia đình, trong giáo xứ,

    mù lòa vì không thấy Chúa vẫn đang hiện diện gần bên,

    những mù lòa ấy cũng nguy hiểm không kém và cần được chữa lành.

    Xin Giêsu đụng vào mắt tôi để tôi được sáng,

    và để tôi giúp người khác cũng được thấy ánh sáng Giêsu.

     

    Cầu nguyện:

    Như người mù ngồi bên vệ đường

    xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.

     thấy bản thân

    với những yếu đuối và khuyết điểm,

    những giả hình và che đậy.

    Cho con được thấy Chúa hiện diện bên con

    cả những khi con không cảm nghiệm được.

    NHỜ ƠN THÁNH THẦN con QUYẾT TÂM để cho ánh sáng Chúa

    chiếu dãi vào bóng tối của con.

    Như người mù ngồi bên vệ đường

    xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    -------------------------------------

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CAC THÁNH NÓI VỀ THÁNH LỄ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 10 at 12:51 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    CÁC THÁNH NÓI GÌ VỀ THÁNH LỄ

    Để chứng minh những gì chúng tôi vừa trình bày trên đây. Chúng tôi xin viện dẫn những lời các thánh và các nhà tiến sĩ thánh thiện phát biểu:
     
    Thánh Lawrence Justinian nói: “Không có lời cầu nguyện hoặc một việc lành nào làm vui lòng Chúa hơn là thánh lễ Misa.” Và, “Không miệng lưỡi nào có thể diễn tả được bao đặc ân, bao chúc lành chúng ta nhận được từ thánh lễ. Kẻ tội lỗi được ơn tha thứ. Người sốt sắng được thánh thiện hơn. Những lỗi lầm được chữa lành bởi thánh lễ.”
     
    Thánh Alphonsus: “Ngay cả chính Thiên Chúa cũng không thể làm gì thánh thiện hơn, tốt lành hơn và cao cả hơn thánh lễ Misa.”
     
    Thánh Thomas dạy: “Thánh lễ là sự diễn lại trên bàn thánh việc xảy ra trên đồi Canvê xưa, bởi vậy mỗi thánh lễ đem tới cho người dự những ích lợi ngang với những sự hy sinh của Chúa Kitô trên đồi Canvê.
     
    Thánh John Chrysostom: “Thánh lễ có giá trị ngang với sự hy sinh của Chúa Kitô trên đồi Canvê.”
     
    Thánh Bonaventure: “Thánh lễ là tất cả tình yêu của Chúa được gói trọn trong đó những ích lợi cho con người. Thánh lễ ban bố cho thế giới những lợi ích không ít qua cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.
     
    Thánh Hanon Giám Mục thành Cologne: “Có một lần ngài nhìn thấy trái cầu đẹp dị thường và sáng chói chạy quanh chén rượu lễ khi ngài truyền phép, và rồi trái cầu đó đi vào chén rượu. Ngài kinh sợ đến nỗi không dám tiếp tục dâng thánh lễ. Nhưng Thiên Chúa cho ngài biết sự việc thường xảy ra như vậy trong mỗi thánh lễ mặc dù mắt người trần không thấy được. Bánh thánh biểu hiệu dấu trường sinh vì là Máu Thịt Chúa Kitô, Đấng cao cả vô biên làm tràn ngập Thiên Đàng với sự uy linh của Người. Tại sao chúng ta không nhận thức được như vậy?
     
    Thánh Odo nói: Hạnh phúc của thế giới tới từ thánh lễ Misa.”
     
    Thánh Timothy: “Thế giới này có thể bị hủy diệt từ lâu bởi tội lỗi con người nếu không có thánh lễ. Cuộc đời này không có gì có thể cho chúng ta nhiều ơn lành bằng thánh lễ.”
     
    Thánh Fornerius diễn tả: Dự một thánh lễ, chúng ta sẽ làm Chúa rất vui ong; sẽ lãnh nhận biết bao ơn ích, bao đặc sủng từ Thiên Chúa cho cuộc hành trình về quê thật.”
     
    Thánh Marchant ca ngợi: “Nếu chúng ta dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi tất cả những sự đền tội, những lời cầu nguyện, những việc lành của các thánh. Nếu chúng ta dâng những dòng máu thác lũ, những chịu đựng đau đớn của các Tông Đồ, và cả triều thần thánh tử đạo cũng vẫn không bằng một thánh lễ, bởi thánh lễ thật sự là sự hiến tế, sự hy sinh trên đồi Canvê. Trong thánh lễ Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha Hằng Sống tất cả những đớn đau, nhục nhã, khổ hình, những công nghiệp về cuộc tử nạn và cái chết đau thương khủng khiếp của Người năm xưa.”Thánh lễ cho chúng ta những ân huệ lớn lao nhất, những chúc lành, những đặc ân trong tinh thần lẫn vật chất, những ân sủng mà chúng ta không thể nào gặt hái được ở những cái khác. Nhờ thánh lễ chúng ta có thể tránh được bao sự nguy hiểm từ ma quỉ, thế gian đang đe dọa chúng ta.
     
    Thánh Anphongsô, môt vị thánh đáng kính ca ngợi thánh lễ: “Lý do nào khiến Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những ân huệ? Thánh lễ là một của báu vô giá, bởi vì, tất cả những lời cầu nguyện, những việc lành của các Thiên Thần và các thánh, dù họ đầy những công trạng vinh hiển cho Chúa không tả hết được. Mặc dù việc lành của họ vô bờ bến, vẫn không thể sánh được với sự hy sinh vô bến bờ của thánh lễ. Tất cả những sự tạo dựng trên Thiên Đàng, dưới trái đất, cũng như mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi non, biển cả, mọi kỳ công của tạo vật, mọi người, mọi vật trên trái đất cùng các Thiên Thần, cũng không một người nào, hay bất cứ một sự gì có thể sánh được với Thiên Chúa, bởi vậy không có việc lành nào, sự thánh thiện nào bằng một thánh lễ, vì thánh lễ là Chính Thiên Chúa. Chính con Thiên Chúa làm của lễ hiến tế đền thay cho tội lỗi nhân loại.”
     
     FR. O’SULLIVAN
     

 

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LINH ĐẠO VÀ NỬA SAU CUỘC ĐỜI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 2 at 9:48 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LINH ĐẠO VÀ NỬA SAU CỦA CUỘC ĐỜI

     

    Theo các Giáo phụ, linh đạo là việc đi tìm để “thấy khuôn mặt của Chúa” và điều này, như Chúa Giêsu đã nói rõ, đòi hỏi chỉ một điều, thanh tẩy tâm hồn

     

     

    Một kích thước thì sẽ không phù hợp cho tất cả mọi người. Điều này không những chỉ đúng với quần áo mà còn đúng với linh đạo. Các thách thức trong đời sống chúng ta thay đổi theo tuổi đời. Linh đạo không phải lúc nào cũng hoàn toàn tinh tế với vấn đề này. Dĩ nhiên chúng ta luôn có các chỉ dẫn và sinh hoạt thích ứng với trẻ em, với người trẻ, với các cha mẹ nuôi dạy con, với người người đang làm việc, đang trả nợ ngân hàng nhưng chúng ta chưa bao giờ triển khai linh đạo cho những người đã hoàn thành các việc này.

    Vì sao lại cần? Chúa Giêsu dường như không làm. Ngài không có bộ giáo lý nào dành riêng cho người trẻ, cho người trung niên, cho người lớn tuổi. Ngài chỉ giảng dạy. Bài giảng trên núi, các dụ ngôn và lời Ngài kêu gọi mọi người vác thập giá theo Ngài, một mục đích giống nhau cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác. Nhưng chúng ta nghe các lời dạy này vào những lúc khác nhau trong cuộc đời; chúng ta nghe Bài giảng trên núi lúc bảy tuổi khác lúc chúng ta nghe khi hai mươi bảy tuổi và khi tám mươi bảy tuổi. Lời Chúa Giêsu dạy không thay đổi, nhưng chúng ta thay đổi, và các lời dạy này đưa ra các thách thức cụ thể ở các thời điểm khác nhau trong cuộc đời chúng ta.

    Chung chung linh đạo kitô ghi nhớ điều này, trừ một ngoại lệ. Ngoại trừ Chúa Giêsu và các nhà thần nghiệm không chuyên (những người không dành trọn đời hay một thời gian dài như một nhà linh đạo, họ chỉ ngẫu nhiên hoặc một giai đoạn rất ngắn sống như nhà thần nghiệm), đã không phát triển một linh đạo rõ ràng cho những năm cuối đời của chúng ta, chúng ta nên sinh sôi như thế nào trong những năm tuổi già và làm sao để có một cái chết đem lại sự sống. Nhưng có một lý do cho sự thiếu sót này. Đơn giản mà nói, nó không cần thiết vì cho đến cuối thế kỷ trước, đa số người dân chưa bao giờ sống đến tuổi già. Ví dụ, ở Palestina vào thời Chúa Giêsu, tuổi thọ trung bình chỉ ba mươi đến ba mươi lăm năm. Cách đây một thế kỷ, tuổi thọ ở Mỹ vẫn chưa đầy năm mươi. Khi hầu hết mọi người trên thế giới qua đời trước khi họ bước vào tuổi năm mươi, thực sự không cần thiết phải có một linh đạo cho người lớn tuổi.

    Nhưng có một linh đạo như thế bên trong Tin Mừng. Mặc dù chết ở tuổi ba mươi ba, nhưng Chúa Giêsu vẫn để lại cho chúng ta khuôn mẫu về cách già đi và cách chết. Nhưng mô hình này, dù thấm đậm và nâng đỡ lành mạnh cho linh đạo kitô chung chung lại chưa hề được phát triển cụ thể thành một linh đạo cho lão hóa (ngoại trừ một số nhà thần nghiệm kitô giáo vĩ đại).

    Sau Chúa Giêsu, các Giáo phụ, Giáo mẫu trong sa mạc đã đặt lại vấn đề về cách già đi và về cái chết, họ đã đưa vào khuôn khổ chung trong linh đạo của họ. Theo các Giáo phụ, linh đạo là việc đi tìm để “thấy khuôn mặt của Chúa” và điều này, như Chúa Giêsu đã nói rõ, đòi hỏi chỉ một điều, thanh tẩy tâm hồn. Vì vậy, theo các Giáo phụ, dù ở tuổi nào thách thức vẫn giống nhau, cố gắng làm sao để có được tâm hồn tinh tuyền. Sau đó, đến thời các cuộc bách hại và các vị tử đạo kitô giáo đầu tiên, một ý tưởng được phát triển, cách lý tưởng để già đi và chết là tử đạo. Sau đó, khi tín hữu kitô không còn tử đạo về thể xác thì có ý tưởng cho rằng, chúng ta có thể tự nguyện hy sinh bằng cách sống theo lời khuyên của Tin Mừng, sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Họ nghĩ rằng sống như vậy, cũng như việc đi tìm để tâm hồn được tinh tuyền, sẽ dạy cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần, ở bất cứ độ tuổi nào. Cuối cùng, điều này được mở rộng, có nghĩa là bất cứ ai trung thành làm bổn phận đời mình, dù ở tuổi nào sẽ học được mọi thứ cần thiết để trở nên thánh thiện nhờ lòng trung thành này. Như câu châm ngôn nổi tiếng đã nói: Hãy ở trong tịnh cốc của bạn, bạn sẽ học được tất cả những gì bạn cần biết. Hiểu một cách chính xác, đây là linh đạo của lão hóa và của cái chết bên trong các khái niệm này, nhưng cho đến gần đây, không cần giải thích nhiều để hiểu một cách rõ ràng hơn.

    May thay, tình trạng này ngày nay đã tiến triển, chúng ta ngày càng phát triển các linh đạo rõ ràng về lão hóa và cái chết. Có lẽ điều này nói lên hiện trạng dân số đã già đi, và bây giờ có phong trào văn học đang phát triển, cả tôn giáo và thế tục, đặt ra câu hỏi về lão hóa và về cái chết. Các tác giả này quá nhiều để không thể nêu hết, nhưng có nhiều tác giả đã quen thuộc với chúng ta: Henri Nouwen, Richard Rohr, Kathleen Dowling Singh, David Brooks, Hồng y Bernardin, Michael Paul Gallagher, Joan Chittister, Parker Palmer, Marilyn Chandler McEntyre, Paul Kalanithi, Erica Jong, Kathie Roiphe, và Wilkie và Noreeen Au. Ở trên nhiều quan điểm khác nhau, mỗi người đều có cái nhìn về Chúa và thiên nhiên, và họ nói với chúng ta trong những năm gần đây.

    Về bản chất, đây là vấn đề: ngày nay, càng ngày chúng ta càng sống thọ và có sức khỏe khi về già. Thường chúng ta nghỉ hưu vào khoảng đầu những năm sáu mươi sau khi đã nuôi dạy con cái, nghỉ việc và trả xong nợ ngân hàng. Vậy giai đoạn tiếp là gì, nếu chúng ta có thể sống hai hoặc ba mươi năm nữa, sức khỏe vẫn còn tốt và còn năng lượng?

    Những năm này để làm gì? Bây giờ chúng ta được gọi để làm gì, ngoài việc yêu thương con cháu mình? Ông Abraham và bà Sarah được mời lên đường đến vùng đất mới và mang thai một đứa trẻ đã từ rất lâu họ không thể có. Đó cũng là lời kêu gọi chúng ta. Chúng ta được kêu gọi sinh ra “Isaac” nào trong những năm cuối đời? Chúng ta cần được hướng dẫn.

    Ronald Rolheiser,

    Marta An Nguyễn dịch