8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TRÁNH MỌI THAM LAM

 

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Làm giàu trước mặt Chúa.

    19/10 – Thứ Hai tuần 29 thường niên.

    "Những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?"

     

    Lời Chúa: Lc 12, 13-21

    Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?"

    Rồi người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".

    Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: "Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?" Đoạn người ấy nói: "Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi, mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi!" Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: "Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?" Vì kẻ tích trữ của cải cho mình, mà không làm giàu trước mặt Chúa, thì cũng vậy".

     


     

    Suy Niệm 1: Đêm Nay Đòi Mạng Ngươi

    Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu.” (Lc. 12, 15)

    Đức Giêsu đến thế gian để lo thực hiện công việc của Cha Người: “Của nuôi Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công việc của Ngài”. Người loan báo nước trời đã đến rồi, phải sám hối trở về kẻo quá trễ. Thời giờ gấp lắm rồi.

    Có một người đến xin Đức Giêsu bảo anh mình chia gia tài cho mình. Chúng ta tất cả cũng giống như anh đó thường xin Người giúp đỡ cho những nhu cầu của chúng ta hàng ngày. Đức Giêsu không được Thiên Chúa sai đến để lo giải quyết những công việc đời này. Thánh ý Thiên Chúa là muốn Người loan báo Tin mừng cứu độ cho người nghèo khổ. Đó mới là khẩn thiết! Người không để bị phân tán về những việc theo đuổi của cải thế gian. “Coi chừng!” đời sống đời đời của mỗi người không được của cải bảo đảm đâu. Thay vì trì hoãn để tham lam thu góp giàu sang thế gian, hãy lo chuẩn bị đón nhận nước trời.

    Chúng ta đều biết tất cả mọi của cải dễ gây rắc rối bấn loạn. Những người tham quyền, tham giàu, tham danh, hưởng lạc, tự do buông thả, của cải dù bất chính hay chính đáng không bao giờ thỏa mãn dục vọng cho đã, cho sung sướng, vui chơi thỏa thích đâu. Họ không lo đến ngày mai. Họ muốn tất cả, do đó chắc chắn bằng bạo lực hay bằng sức cố gắng riêng và kiệt lực đến bất nhẫn. Họ thật vô phúc như sách Khôn ngoan nói: Chúng bôn ba vội vã hưởng lạc nhờ của hiện có và phung phí của thiên tạo như thời thanh xuân trác táng. Đức Giêsu bảo: “Đồ ngốc, đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi”, và sau đó còn gì …?

    Lúc thuận cũng như lúc nghịch, Đức Giêsu thường nhắc tới tính chất mỏng dòn của đời sống, đặc biệt đối với kẻ tưởng mình được ổn định. Cái chết thường xuyên xẩy đến, nhất là lúc chúng ta không ngờ. Cần phải tích trữ những kho tàng trên trời bằng sám hối, cầu nguyện, ăn chay và bố thí trước kẻo quá trễ.

    RC

     

    Suy Niệm 2: HÃY COI CHỪNG KHI SỬ DỤNG TIỀN CỦA! (Lc 12, 13-21)

    Xem CN 18 TN C

    Của cải là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Không có tiền, chúng ta khó có thể đáp ứng nhu cầu căn bản như cơm ăn, áo mặc. Tuy nhiên, của cải là con dao hai lưỡi, nó có thể trở thành đầy tớ tốt cho những ai biết sử dụng và trở thành ông chủ tồi nơi những kẻ thượng tôn nó.

    Trong thực tế, rất nhiều người cảm thấy an tâm vì cho rằng: “Có tiền mua Tiên cũng được”! Đây là một quan niệm sai lầm căn bản.

    Chính vì thế, nên Đức Giêsu đã lên tiếng cảnh báo những kẻ bám vào của cải vật chất như là cứu cánh của mình rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".

    Thật vậy, kho tàng của chúng ta có đồ sộ đến thế nào thì cũng chẳng hề đảm bảo được mạng sống. Nó cũng chẳng đem lại cho chúng ta hạnh phúc thật và không bao giờ có chuyện hứa hẹn cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.

    Thấy được mối nguy hại của vật chất, và thấy được sự ràng buộc cho những ai muốn theo Chúa để làm môn đệ mà lại vướng bận vào của cải, nên Đức Giêsu nói tiếp: "Ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.

    Khi dạy như thế, Đức Giêsu không muốn nói là không được chiếm hữu của cải, bởi vì bản chất của nó không phải là xấu hay tội. Vì thế, Đức Giêsu không hề có thái độ kết án người giàu, mà chỉ kết án những kẻ giàu nhưng không biết sử dụng đồng tiền cách khôn ngoan. Ngược lại, họ lại trở thành kẻ ích kỷ như nhà phú hộ giàu có đối xử với Lazarô nghèo khổ không bằng con chó trước cửa nhà ông.

    Như vậy, khi nói từ bỏ của cải là Ngài muốn nói đến việc biết xử dụng của cải như thế nào cho có ích nơi mình và người khác. Sử dụng tiền theo tinh thần của Đức Giêsu chính là biết chia sẻ cho những người túng thiếu, biết giúp đỡ cho Giáo Hội để lo cho người nghèo và phát triển Giáo Hội... Nói chung là biết dùng đồng tiền hữu hạn để mua lấy sự vô hạn là Nước Trời qua công việc bác ái, từ thiện của mình.

    Thật vậy, ngang qua cách sử dụng tiền của, chúng ta dễ dàng nhận ra người đó đang thuộc về ai! Người môn đệ của Chúa thì sẽ sử dụng nó như là tôi tớ và phục vụ cho lợi ích của Giáo Hội cũng như người nghèo. Còn những người làm đồ đệ cho tiền của thì sẽ lo giữ của cho riêng mình và chỉ lo phục vụ điều bất chính nơi mình mà thôi. Họ coi đồng tiền như là chúa tể của họ và ảo tưởng cho rằng nó sẽ đem lại cho mình hạnh phúc thật.

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết sử dụng đồng tiền cho đúng ý Chúa, hầu qua đó, chúng con sẽ được hạnh phúc mai ngày trên Thiên Quốc. Amen.

    Ngọc Biển SSP

    GPLONGXUYEN 
     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Oct 13 at 2:31 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    HÃY ĐỌC ĐỂ MỞ LÒNG TỪ TÂM

     "Trong cuộc đời tôi”, vị linh mục đã viết, “Tôi để ý với sự ngạc nhiên là có rất ít

    người công giáo giàu lòng quảng đại với người nghèo khó, mặc dù đó là lệnh của Thiên

    Chúa muốn họ phải làm như vậy.”

    “Tôi cũng đã có nói, có một số người công giáo rất quảng đại, rất tốt bụng. Người

    thì lo cho người nghèo, người thì chăm kẻ bệnh như: cùi, lao phổi, ung thư, thần kinh

    tâm trí, tất cả có bạn bè của họ. Người thì giúp đỡ giới trẻ, người khác thì thích giúp đỡ

    người già. Tất cả các thành phân của những người nghèo khó trong xã hội đều được giúp

    đỡ… Nhưng chúng tôi đã nói, số lượng những người quảng đại cần phải có nhiều hơn và

    họ cần phải rộng lượng hơn nữa.”

    “Có thể ta có vài người làm vậy, nhưng với tôi, tôi chưa được gặp một ai.”

    Thật sự những lời này của vị linh mục này không có sai tí nào cả. Cách tốt nhất là

    hãy phổ biến cuốn sách này ra cho mọi người biết, để các linh hồn đau khổ kia có thêm

    hàng trăm người bạn nữa. Không ai đã đọc mà có thể từ chối sự giúp đỡ cho họ.

    Bản dịch từ sách của LM Paul O’Sullivan
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NGHE VÀ THỰC HÀNH LC

  •  
    Tinh Cao
    Mon, Oct 5 at 3:54 PM
     
     

    Thứ Ba     CN27TN-A


    NGHE VÀ THỰC HÀNH Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gl 1, 13-24

    "Người đã mạc khải cho tôi biết Con của Người, để tôi rao giảng Người cho dân ngoại".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

    Anh em thân mến, anh em nghe nói về đời sống của tôi trước kia, khi theo đạo Do-thái: tôi đã bắt bớ và phá hoại Hội Thánh của Thiên Chúa thái quá. Trong đạo Do-thái, tôi đã vượt hẳn nhiều bạn đồng giống nòi, đồng tuổi với tôi, và tôi nhiệt thành hơn bất cứ ai đối với truyền thống của cha ông tôi.

    Nhưng khi Ðấng tách riêng tôi ra từ lòng mẹ, và dùng ơn Người mà kêu gọi tôi, để tôi rao giảng Người trong các dân ngoại, thì không lúc nào tôi bàn hỏi người xác thịt máu huyết, và tôi không lên Giêrusalem để gặp các vị làm tông đồ trước tôi, nhưng tôi đi ngay đến Arabia, rồi lại trở về Ðamas. Ðoạn ba năm sau, tôi mới lên Giêrusalem để gặp Phêrô, và lưu lại với ông mười lăm ngày. Tôi không gặp một tông đồ nào khác, ngoài Giacôbê, anh em của Chúa. Những điều này tôi viết cho anh em, đây trước mặt Thiên Chúa, tôi không nói dối.

    Thế rồi tôi đã đi về miền Syria và Cilicia. Nhưng các giáo đoàn của Ðức Kitô ở xứ Giuđêa chưa biết mặt tôi, họ chỉ nghe đồn rằng: "Người xưa kia bắt bớ chúng ta, giờ đây lại rao giảng đức tin mà thuở trước ông muốn bài trừ", và vì tôi, họ ngợi khen Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 138, 1-3. 13-14ab. 14c-15

    Ðáp: Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trong đường lối đời đời (c. 24b).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, Ngài thăm dò và biết rõ con, Ngài biết con lúc con ngồi hay con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con tự đàng xa, khi con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết, Ngài để ý tới mọi đường lối của con. - Ðáp.

    2) Chính Ngài đã nặn ra thận tạng con, đã dệt ra con trong lòng thân mẫu. Con ngợi khen Ngài đã tạo nên con lạ lùng như thế, vì công cuộc của Ngài thực diệu huyền. - Ðáp.

    3) Linh hồn con, Chúa hoàn toàn biết rõ, thể chất con không giấu nổi mắt Ngài, lúc con được cấu tạo hình hài trong nơi kín đáo, lúc con được dệt thân ở chỗ đất sâu. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 144, 14cd

    Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 10, 38-42

    "Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với".

    Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

    image.png

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

     

    Vấn đề là ở chỗ "lo lắng bối rối về nhiều chuyện" chứ không phải ở chỗ "bận rộn với việc thiết đãi khách"

     

     

    Hôm nay, Thứ Ba Tuần XXVII Thường Niên, Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca thuật lại sự kiện về việc Chúa Giêsu ghé vào thăm gia đình 3 chị em Matta, Maria và Lazarô, và được người chị cả tiếp đón nồng hậu, nhưng rất tiếc bà chị lại đã tỏ ra ghen tị với người em gái của mình trước mặt Chúa Giêsu: 

    "Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thiết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: 'Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với'. Nhưng Chúa đáp: 'Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất'". 

    Thật ra Chúa Giêsu không trách Matta về việc phục vụ cần thiết của chị, cho bằng trách chị "lo lắng bối rối về nhiều chuyện", đến độ trở thành bất an, được bộc lộ qua thái độ và ngôn ngữ có tính cách ghen tị với em của chị: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". 

    Nếu chị cứ âm thầm làm tất cả những gì cần thiết như chị cảm thấy để ân cần tiếp đãi vị đại khách của gia đình chị là Chúa Giêsu, với một tâm hồn hoàn toàn yêu mến Thày và yêu thương các em trong nhà, sẵn sàng chịu thiệt để cho chúng thay mình đang bận làm việc gần gũi tiếp chuyện với Thày, thì chị đâu có bị khiển trách như thế.  

    Tuy nhiên, qua lời chị ghen tị với em của chị như thế mới thấy được rằng chính chị cũng muốn được gần gũi với Chúa Giêsu như em của chị. Đó là lý do có những lúc hoạt động không còn giờ cầu nguyện, tâm hồn vẫn có thể khao khát Chúa, vẫn có thể cầu nguyện bằng chính lòng khao khát của mình, miễm là đừng coi thường cầu nguyện khi có giờ và chỉ vì thích hoạt động mà bỏ cầu nguyện khi có thể. 

    Phải, sống nội tâm và bằng an, sống vì Chúa và cho tha nhân là "sự cần duy nhất mà thôi", bằng không tất cả mọi hoạt động của chúng ta, cho dù lành thánh mấy chăng nữa, cho dụ thiện ích mấy chăng nữa, cũng có thể trở thành dịp tội cho con người hoạt động, cuối cùng họ chỉ mất công vô ích mà thậm chí hoạt động còn trở thành nguy hiểm cho tâm hồn của họ nữa.  

    Như thế, có thể nói Matta là biểu hiệu cho đời sống hoạt động, còn Maria biểu hiệu cho đời sống cầu nguyện: "Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất". Căn cứ vào giáo huấn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay qua sự kiện Matta-Maria này, chúng ta thấy: 1- đời sống nội tâm cầu nguyện là chính yếu và cần trước hết và trên hết; 2- có biết lắng nghe tiếng Chúa bằng đời cầu nguyện mới có thể làm theo ý Ngài khi hoạt động, bằng không lúc đầu làm vì Chúa cuối cùng làm cho mình. 

    Thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, trong Bài Đọc 1 hôm nay, đã cho giáo đoàn Galata biết về con người bản thân hai đoạn đời của ngài, một con người nhiệt tình với ạo giáo của cha ông là Do Thái giáo ở đoạn đời đầu: "Trong đạo Do-thái, tôi đã vượt hẳn nhiều bạn đồng giống nòi, đồng tuổi với tôi, và tôi nhiệt thành hơn bất cứ ai đối với truyền thống của cha ông tôi", như một Matta hăng say phục vụ Chúa Kitô thượng khách hôm ấy ở nhà chị, nhưng vẫn làm phật lòng vị thượng khách này, bởi thế vị thượng khách này đã thương tình chỉ bảo cho ch ý Người muốn nơi hành động của Maria em của chị, đứa em bị chị trách khéo, một lời trách khéo liên quan cả đến vị thượng khách của chị nữa.

    Không biết nhân vật Matta trong bài Phúc Âm có nhận biết mình và có nghe theo lời Chúa sau này hay chăng, nhưng chàng Saolê thuở xa xưa thuộc đoạn đời Do Thái giáo ấy trong Bài Đọc 1 hôm nay, nhờ ơn Chúa, đã thực sự trở thành một vị tông đồ dân ngoại Phaolô, ngay sau "khi Ðấng tách riêng tôi ra từ lòng mẹ, và dùng ơn Người mà kêu gọi tôi, để tôi rao giảng Người trong các dân ngoại", đến độ "các giáo đoàn của Ðức Kitô ở xứ Giuđêa chưa biết mặt tôi, họ chỉ nghe đồn rằng: "'Người xưa kia bắt bớ chúng ta, giờ đây lại rao giảng đức tin mà thuở trước ông muốn bài trừ', và vì tôi, họ ngợi khen Thiên Chúa".

     

    Đó là lý do, chúng ta cần phải "theo đạo", theo Chúa, chứ không phải hay hơn là "đạo theo", đạo theo chúng ta, Chúa theo chúng ta. Nhưng muốn được thế, chúng ta cần phải liên lỉ tâm nguyện như câu họa trong Bài Đáp Ca hôm nay: "Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trong đường lối đời đời", với tất cả thâm tín về bản thân mình, nhờ đó hoàn toàn tin tưởng vào Chúa:

     

    1) Lạy Chúa, Ngài thăm dò và biết rõ con, Ngài biết con lúc con ngồi hay con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con tự đàng xa, khi con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết, Ngài để ý tới mọi đường lối của con.

    2) Chính Ngài đã nặn ra thận tạng con, đã dệt ra con trong lòng thân mẫu. Con ngợi khen Ngài đã tạo nên con lạ lùng như thế, vì công cuộc của Ngài thực diệu huyền.

    3) Linh hồn con, Chúa hoàn toàn biết rõ, thể chất con không giấu nổi mắt Ngài, lúc con được cấu tạo hình hài trong nơi kín đáo, lúc con được dệt thân ở chỗ đất sâu.

     

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

     TN.XXVIIL-3.mp3

     

    Thánh Brunô, linh mục lập dòng  

     

     

     

    --

     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Oct 9 at 12:20 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI 
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    CHÚA THÁNH THẦN
     
    Muốn dắt chúng ta về Thiên Đàng, chúng ta chỉ cần nói “Con muốn” và hãy để cho Người dắt đi. 
    Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    Thật tuyệt vời biết bao khi biết rằng: Chúa Cha là Đấng Tạo Thành, Chúa Con là Đấng Cứu Chuộc, và Chúa Thánh Thần là Đấng Hướng Dẫn Dạy Dỗ chúng ta. Con người tự mình không là gì cả, nhưng với Chúa Thánh Thần thì con người thật là tuyệt vời. Con người hoàn toàn thuộc thế giới trần tục và hoàn toàn xác thịt, duy nhất chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể nâng cao trí tuệ của con người, và đưa trí tuệ đó lên cao. 
     
    Tại sao các Thánh lại thích xa lánh trần thế? Là bởi vì các ngài để cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt. Những ai được Chúa Thánh Thần hướng dẫn đều có những tư tưởng đúng đắn, đó là lý do tại sao có nhiều người ít học lại khôn ngoan hơn cả những người trí thức. 
    Khi được dẫn dắt bởi Thiên Chúa đầy sức mạnh và ánh sáng, chúng ta không thể nào đi lạc hướng được. Chúa Thánh Thần là ánh sáng và là sức mạnh. Người dạy chúng ta biết phân biệt giữa sự thật và gian dối, giữa sự lành và sự dữ. Như chiếc kiếng lúp phóng đại mọi sự vật, Chúa Thánh Thần chỉ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng lớn lao giữa sự lành và sự dữ. Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta nhìn thấy mọi vật theo giá trị của chúng; chúng ta nhìn thấy công trạng lớn lao của những công việc bé nhỏ khi chúng ta làm cho Chúa, và thấy sự xúc phạm khủng kiếp của những tội nhẹ khi chúng ta phạm đến Chúa. Như người thợ sửa đồng hồ với cái kiếng lúp của mình có thể phân biệt được những vòng bánh xe nhỏ xíu của cái đồng hồ. Cũng thế, với ánh sáng soi chiếu của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể phân biệt được tất cả từng chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống của mình. Chúng ta thấy được sự nghiêm trọng của tội lỗi, những tội lỗi nhẹ nhất cũng làm cho chúng ta khiếp sợ. 
     
    Đó là lý do tại sao Mẹ Maria không bao giờ phạm tội. Chúa Thánh Thần soi sáng cho Mẹ hiểu rõ sự ghê tởm của tội lỗi; Mẹ đã rùng mình sợ hãi trước những tội lỗi nhẹ nhất. Những ai có Chúa Thánh Thần luôn thấy mình đáng ghét, vì họ biết được rất rõ nỗi bất hạnh đáng thương của mình. 
    Những kẻ kiêu ngạo là những kẻ không được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Con người của trần tục yêu chuộng vật chất thì không có Chúa Thánh Thần, hoặc nếu có thì chỉ trong giây lát. Chúa Thánh Thần không ở lại với họ, tiếng náo động thế gian xua đuổi Ngài đi. 
    Một tín hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn không cảm thấy khó khăn trong việc từ bỏ của cải thế gian để theo đuổi những gì thuộc về Thiên Đàng, họ biết những khác biệt giữa chúng. Con mắt người đời chẳng nhìn thấy gì ngoài thế gian, cũng giống hệt như đôi mắt của Cha bây giờ không nhìn thấy gì khác hơn là bốn bức tường khi cánh cửa nhà thờ đóng lại. Đôi mắt của người tín hữu thì nhìn sâu thẳm vào tận cõi đời đời. Đối với người để Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì dường như không có thế giới này, còn đối với người đời thì dường như không có Thiên Chúa. 
    Vì thế chúng ta phải tìm cho ra ai là người đang hướng dẫn chúng ta. Nếu không phải là Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ nhọc công vô ích, sẽ chẳng có ý nghĩa hay công trạng gì trong những việc chúng ta làm. Nếu là Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta sẽ hưởng được hương vị ngọt ngào bổ dưỡng. Nó đủ làm cho chúng ta chết đi trong vui sướng! 
    Những người được Chúa Thánh Thần dẫn dắt cảm nhận và kinh qua tất cả niềm hạnh phúc trong linh hồn, trong khi những linh hồn tội lỗi thì lăn mình trên gai nhọn và đá lửa. Một linh hồn có Chúa Thánh Thần ngự trị không bao giờ biết mệt mỏi chán nản trước Thánh Nhan Chúa; linh hồn họ hít thở bằng tình yêu. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng giống như những cục đá sỏi bên đường. Nắm trong tay một bên là miếng sốp đã nhúng nước, bên kia là viên đá sỏi, ép tay cả hai bên lại; bên sỏi đá thì không có gì chảy ra, nhưng bên miếng sốp thì chảy ra đầy nước. Miếng sốp là linh hồn đầy tràn Chúa Thánh Thần, còn hòn đá là linh hồn chai đá khô khan, mà Chúa Thánh Thần không ở lại với họ, không sinh được hoa trái gì.
    Một linh hồn có Chúa Thánh Thần ngự trị được nếm sự ngọt ngào trong lúc cầu nguyện đến nỗi cảm thấy thời gian quá ít, linh hồn ấy luôn sống trước sự hiện diện của Chúa. Một linh hồn như thế trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể tựa như một chùm nho ép ra rượu ngon vậy. Chúa Thánh Thần gợi lên những tư tưởng, những lời lẽ tốt lành trong linh hồn những người công chính. 
    Những ai có Chúa Thánh Thần thì không làm gì xấu, mọi hoa quả của Chúa Thánh Thần đều tốt lành. Không có Chúa Thánh Thần tất cả đều lạnh lẽo, vì thế khi chúng ta cảm thấy mất đi sự nhiệt thành, hãy lập tức làm tuần cửu nhật để cầu xin Chúa Thánh Thần ban thêm đức tin, đức cậy, và đức mến. Khi chúng ta làm một buổi tĩnh tâm hay dâng một Thánh lễ, chúng ta có đầy dẫy những ước muốn tốt lành: những ước muốn này là hơi thở của Chúa Thánh Thần thổi qua linh hồn chúng ta, đổi mới mọi sự, như ngọn gió ấm áp làm tan chảy những băng đá lạnh lẽo và đem lại mùa xuân. Các con chưa phải là những vị thánh lớn, nhưng vẫn được nếm những vị ngọt ngào của lời cầu nguyện và sự hiện diện của Thiên Chúa: đây là những cuộc viếng thăm của Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta có Chúa Thánh Thần, trái tim sẽ mở rộng, dìm mình trong tình yêu thần thánh. 
    Con cá không bao giờ phàn nàn có nhiều nước quá, người Kitô hữu cũng không bao giờ phàn nàn ở với Chúa quá lâu. Một số người cảm thấy mệt mỏi chán ghét đời sống tâm linh là bởi vì họ không có Chúa Thánh Thần ở cùng. 
     
    Nếu những linh hồn bị kiếp trầm luân được hỏi: Tại sao họ lại ở trong Hỏa Ngục? Họ sẽ trả lời: “Vì chúng tôi chống lại ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.” 
    Và nếu đi hỏi các thánh tại sao được lên Thiên Đàng? Các ngài sẽ trả lời: “Vì chúng tôi đã vâng phục ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.” 
     
    Khi các tư tưởng tốt lành đến trong trí óc chúng ta, đó là lúc Chúa Thánh Thần đang viếng thăm chúng ta. Chúa Thánh Thần là sức mạnh. Người đã giúp đỡ thánh Simêon sống trên cây cột suốt mấy mươi năm, Người cho các thánh tử đạo được giữ vững đức tin cho đến cùng. Không có Chúa Thánh Thần, các thánh tử đạo đã gục ngã như lá rụng mùa thu. Khi lửa đốt các ngài, Chúa Thánh Thần dập tắt sức nóng của lửa bằng sức nóng của tình yêu.
     
    Thiên Chúa tốt lành, Đấng gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, đối xử với chúng ta như một vị vua giàu lòng nhân hậu, ra lệnh cho người thừa hành của mình đến giúp đỡ và dẫn dắt thần dân của mình, vị vua nói rằng: “Hãy hộ tống người này trên khắp nẻo đường, và đưa hắn về đây cho Trẫm bình yên vô sự.” 
    Thật tuyệt vời biết bao, chúng ta được Chúa Thánh Thần che chở phù trì! Thật vậy, Chúa Thánh Thần là người chỉ đạo giỏi, vậy mà có một số người cố tình chống đối. Chúa Thánh Thần giống như người đánh xe ngựa đưa chúng ta đi dự tiệc. Chúng ta chỉ cần nói “Tôi muốn đi” và leo lên xe. Thật là quá dễ dàng để nói tiếng “Tôi muốn!” Chúa Thánh Thần muốn dắt chúng ta về Thiên Đàng, chúng ta chỉ cần nói “Con muốn” và hãy để cho Người dắt đi. 
    Chúa Thánh Thần giống như một người làm vườn vun xới mảnh đất linh hồn chúng ta. Muốn bắn súng; chúng ta lắp đạn vào, nhưng phải có người bóp cò cho súng nổ và viên đạn bay đi. Cũng vậy, chúng ta đã có trong người khả năng làm điều tốt, khi Chúa Thánh Thần thúc giục chúng ta, những việc tốt sẽ được thực hiện. Chúa Thánh Thần nghỉ ngơi trong linh hồn chúng ta như chim bồ câu nằm trong tổ. Người đem đến cho những ai có lòng trong sạch những ước muốn tốt lành như chim mẹ ấp ủ con mình. Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta như người mẹ cầm tay đứa con nhỏ của mình, như người mắt sáng dẫn người mù đi vậy. 
     
    Các Bí tích do Chúa Giêsu lập ra, thậm chí sự chết của Chúa Giêsu đã trở nên vô ích đối với chúng ta nếu không có Chúa Thánh Thần. Vì vậy, Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ rằng: “Thầy ra đi là điều tốt cho các con; nếu Thầy không ra đi, thì Đấng an ủi sẽ không đến.” Sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần rất cần thiết để làm cho hoa quả trở thành mùa gặt ơn sủng. Giống như hạt lúa các con đem gieo vào trong đất; hạt lúa đó cần phải có ánh nắng mặt trời và nước mưa để mọc lên và nẩy mầm. 
     
    Chúng ta hãy cầu nguyện tha thiết với Thiên Chúa mỗi sáng rằng: “Lạy Chúa, xin gởi Thánh Thần Chúa đến với con ngày hôm nay để Người dạy con biết con là ai và Chúa là ai.”
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ
     
     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NỖI LO SỢ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Oct 1 at 2:18 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TÔI CÓ THỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NỖI SỢ NHƯ THẾ NÀO?

    LỜI KHUYÊN TỪ THÁNH INHAXIÔ THÀNH LOYOLA

     

    Sự khôn ngoan thánh thiện từ quá khứ đem lại chìa khoá để được bình an, thanh thản và có định hướng trong suốt những thời điểm khó khăn này.

      

    Chúng ta sống trong những thời điểm lạ lùng. Các ca nhiễm Covid-19 cứ tăng, giảm, rồi sau đó lại tăng trở lại, tuỳ vào nơi bạn sống. Liệu chăng có nên sử dụng những biện pháp theo tiêu chuẩn phòng ngừa y tế đã từng trở thành một vấn đề chính trị. Việc con em của chúng ta có trở lại trường vào học kỳ tới này hay không vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Các công việc bị thay đổi, việc làm bị cắt bỏ và phải tạo mới…[…]

     

    Tất cả chúng ta bị bủa vây bởi những cảnh báo về “các kẻ thù” vốn đe doạ lối sống, các giá trị của chúng ta và thế giới mà chúng ta sẽ để lại cho thế hệ sau. Thực vậy, thật khó để làm ngơ trước những tin tức cảnh báo, hoặc không tập trung vào điều gì khác, hay thật khó để giữ mình khỏi nỗi lo sợ càng ngày càng tăng.

     

    Làm sao chúng ta có thể đối diện với thời điểm bất định này? Qua việc tái khám phá thánh Inhaxiô thành Loyola, tác giả của cuốn Linh Thao, dựa trên kinh nghiệm riêng của ngài về việc tìm kiếm thánh Ý Thiên Chúa trong cuộc đời của mình, Vị Sáng lập Dòng Tên đưa ra một vài mẩu lời khuyên mà thật ngạc nhiên là vẫn có thể áp dụng cho tới ngày nay trong khi ngài đã viết từ mấy trăm năm trước. Chúng ta có thể học từ ngài cách để có được sự thanh thản, với ý tưởng chính yếu này: Mỗi chúng ta có tự do để chọn cách chúng ta muốn sống những thách đố hàng ngày như thế nào, và tất cả chúng ta có thể vượt thắng nó ra sao.

     

    1. Nương theo thực tại

    Không dễ để có được thái độ đúng đắn nhằm thích ứng trong thời corona virus. Điều trước hết là phải chấp nhận thực tế rằng, chúng ta đang đi vào một “bình thường mới”, mặc dầu vẫn chưa rõ ràng những điều mà xem ra là lâu dài. Cụm từ của thánh Inhaxiô: “Tìm kiếm Thiên Chúa trong mọi sự”, có nghĩa là việc tìm kiếm sự an bình nội tâm và sau đó đón nhận các vấn đề như một tình trạng”bình thường” mới, cùng với tất cả những ảnh hưởng của nó. Điều này bắt đầu bằng việc chú tâm vào những lời khuyên của các bác sỹ và những nhà khoa học, thay đổi các hành vi của chúng ta nhằm bảo vệ chính mình cũng như người khác.

     

    1. Chấp nhận nỗi sợ

    Việc cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với tình huống hiện tại cũng là bình thường. Với thánh Inhaxiô, chiến lược then chốt là không cho phép chính mình bị nó lấn átSợ hãi không phải là một nhà tham vấn tốt; nó nhanh chóng làm chúng ta tê liệt và không bao giờ đưa tới quyết định sáng suốt. Điều chúng ta cần làm là nhận ra nỗi sợ, sau đó vượt qua nó và hành động trong cách thức khôn ngoan nhất. Những nỗi sợ của chúng ta có thể có đủ căn cứ, lý do và những gì chúng ta sợ có thể trở thành sự thật, nhưng đời sống rất đỗi thường ngày của chúng ta được tạo nên để vượt qua những trở ngại. Cuộc sống không thể hệ ở việc né tránh mối hiểm nguy bằng mọi giá.

     

    1. Nhận định cùng với Chúa

    Từ ngữ “khủng hoảng” (crisis) đến từ ngôn ngữ Hy lạp Krisis(κρίσις), có nghĩa là cần phải làm một cuộc chọn lựa. Dĩ nhiên, cuộc sống là một loạt những tình huống đòi buộc chúng ta phải cân nhắc, thường là trong khi đối diện với điều bất định. Song với thánh Inhaxiô, sự bất định không phải là một vấn đề. Trái lại, nó là một cơ hội để lắng nghe Thánh Ý của Thiên Chúa, ngay cả khi nó không phải là những gì chúng ta thông thường chọn.

     

    Đôi khi, thánh Inhaxiô thành Loyola sử dụng cách diễn đạt “agree contra,” tức là, “làm ngược lại” hay đi ngược lại với những gì người ta sẽ làm một cách bột phát. Phân định có nghĩa là tìm lời khuyên, hy sinh thời gian bản thân, kiên nhẫn và trên hết là duy trì sự nối kết với Thiên Chúa để lắng nghe Người.

     

    1. Tập trung vào những gì chúng ta có thể làm cách thiết thực

    Thánh Inhaxiô rất rõ ràng: điều cốt yếu là chỉ tập trung vào những gì chúng ta có thể làm vào một thời điểm nhất địnhVượt ra khỏi việc đóng mình trong những lo lắng sợ hãi, cuộc khủng hoảng cho phép chúng ta nắm lấy cơ hội nhằm thực hiện những điều được hướng dẫn để làm theo cách thức tốt nhất mà chúng ta có thể. Cuộc khủng hoảng cũng là thời điểm để đánh thức tất cả những tài năng không hoạt động trong chúng ta và làm cho chúng sinh hoa kết quả.

     

    Để làm điều này, thánh Inhaxiô khuyên chúng ta dành một khoảng thời gian cuối ngày để nhớ lại tất cả các biến có xảy ra trong 24 giờ qua và để xác định những điều mà có tính tích cực và sáng tạo. Đây là cách thức tốt hơn cả để vun đắp một kho tàng – kho tàng những hành động tốt lành của chúng ta – và để tiếp tục sống theo chiều hướng này.

     

    1. Đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa

    Cầu nguyện là một con đường nối kết với Thiên Chúa. Đây là một trò chuyện tâm tình giữa hai người bạn vốn chạm tới ý nghĩa của cuộc đời chúng ta. Với thánh Inhaxiô, bí quyết là chúng ta nên hiện diện trọn vẹn con người của mình trước Ngài với tất cả những âu lo, mọi yếu đuối và hết thảy những nỗi sợ hãi… điều này có nghĩa là từ khước mọi sự kiểm soát.

    Thật khó để bước đi và xin trợ giúp trong một xã hội đương đại khi mà lối sống mang tính cá nhân và đơn độc đang ngày một tăng. Tuy nhiên, thời điểm bất định này là một cơ hội để hiểu rằng, tất cả chúng ta đều ở trong tiến trình tìm kiếm một cộng đồng đích thực, nơi mà có sự bỏ mình và đón tiếp những người khác là đều chính yếu.

     

    1. Tiến bộ từng bước một

    Thánh Inhaxiô đề nghị rằng, chúng ta cần giữ ánh nhìn tập trung vào con đường của mình, từng bước một, quyết tâm cải thiện. Trong những thời điểm khủng hoảng, có nguy cơ xảy ra là thay vì hướng lối nhìn về điều nào là quan trọng thì đôi mắt chúng ta lại hướng ra khỏi những mục tiêu của mình và chú tâm vào những nỗi sợ hãi, xáo động và trở ngại. Nhưng để thực sự tiến về phía trước, bây giờ và mai sau, chúng ta cần giữ một đời sống cân bằng và chú tâm tới sự lành mạnh thể xác cũng như tinh thần.

     

    Một cách cụ thể, điều này có nghĩa là việc đảm bảo thực phẩm tốt, tập thể dục, các hoạt động xen kẽ, sống nối kết với người khác và đừng cô lập chính mình… Sẽ ra sao nếu thời bất định này là một cơ hội cho chúng ta để thực hiện khởi đầu mới và theo những cách thế tốt hơn?

     

    1. Cải thiện những điểm yếu của chúng ta

    Cuộc khủng hoảng về sức khoẻ và kinh tế vừa qua đang gây nên nỗi lo sợ về sự mất kiểm soát, vốn có thể đưa tới hành vi hoảng loạn. Một quy tắc của thánh Inhaxiô trong việc đối phó với tình huống này là cần cải thiện những điểm yếu và chống lại chúng. Điều này sẽ giúp củng cố sự tự tin và nhờ đó, kiểm soát những yếu đuối của mình. Các kỹ thuật Tâm lý có thể hữu dụng trong việc giải quyết chúng, và dĩ nhiên, một giờ cầu nguyện tập trung vào điểm này hẳn giúp ích rất nhiều nhờ ân sủng của Thiên Chúa.

     

    1. Tiếp tục tìm kiếm ánh sáng

    Làm sao chúng ta có thể tự mình được hướng dẫn nhờ ánh sáng khi chúng ta bị thúc đẩy bởi những ý nghĩ tiêu cực? thánh Inhaxiô khuyên chúng ta giữ trong tâm trí mình những năng động của Thập giá. Chính trong những khoảnh khắc của đêm đen và chịu bỏ rơi mà Thiên Chúa hành động theo cách thức mạnh mẽ nhất. Ánh sáng và niềm vui của Sự Phục Sinh luôn theo sau đêm đen và ni đau của Thập giá. Theo cách này, cuộc khủng hoảng mở ra những cơ hội mới để chú ý tới những người khác, bày tỏ tình liên đới hơn và để giao tiếp với những người lân cận, đặc biệt là người già hoặc người dễ bị tổn thương hay giúp để dành thời gian nhiều hơn cho gia đình riêng của mình.

     

    Tác giả: Marzena Devoud