8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Sep 7 at 1:55 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

     

    Để được lành mạnh trong linh hồn, không có cách nào hơn liều thuốc quan trọng từ các Tin mừng và điều cao sâu nhất trong ý thức chúng ta.

      

    c. Lòng chân thật cho chúng ta thấy lại được thế giới muôn màu

    Vài năm trước đây, trong một buổi tĩnh tâm, có một người đàn ông chia sẻ với tôi câu chuyện. Ông vừa trải qua một biến đổi lớn, nhưng đó không phải là biến chuyển hoàn toàn tôn giáo, thậm chí theo cách nào đó, cũng không phải là một biến chuyển luân lý. Đó là một biến đổi thẩm mỹ của sự tương hợp, dù xét cho đến cùng nó cũng mang tính tôn giáo và luân lý sâu sắc. Điều gì đã xảy ra cho ông?

    Ông ở tuổi trung niên, chưa lập gia đình, đồng tính, và mặc dù cơ bản cuộc sống tôn giáo của ông có nề nếp, ông bị hai thói nghiện dính với nhau, thủ dâm và rượu chè. Dù vậy, ít nhất là bên ngoài, không có một biểu lộ nào. Tối thiểu chúng không bao giờ phá rối đến công việc, quan hệ và đời sống tôn giáo của ông. Ông rất được tôn trọng và không ai quen biết ông nghĩ rằng ông đang có vấn đề. Ngoại trừ… ngoại trừ chính ông biết ông có vấn đề và với sự trưởng thành chính chắn qua đời sống cầu nguyện và qua sự tôn trọng người khác dành cho ông, ông bắt đầu nhìn vào các mâu thuẫn của mình và tìm cách giải quyết.

    Người hướng dẫn cho ông khuyên ông nên tham gia hai chương trình mười hai bước, một chống thói nghiện rượu, và một chống thói nghiện tình dục. Lúc đầu, ông phản đối, ông suy nghĩ: “Tôi không phải là người nghiện rượu! Vấn đề tình dục của tôi không có gì nghiêm trọng.” Tuy nhiên cuối cùng, ông cũng bước vào hai chương trình đó, và nói theo danh từ của ông “đã có biến chuyển lớn”: “Trước khi tham gia chương trình này, tôi không nghĩ tôi xấu xa hay có vấn đề gì cả. Cuộc sống của tôi về cơ bản là có nề nếp. Vậy điều gì xảy ra với tôi? Bây giờ khi tôi tham gia hai chương trình này, cảm nhận rõ ràng của tôi là tôi thấy lại được cuộc đời muôn màu muôn vẻ. Trước đó, tôi không phải là người xấu, nhưng tôi luôn luôn chìm trong đòi hỏi riêng của tôi, khi nào cũng thèm khát nó, tôi không thật sự thấy cái gì trước mắt tôi. Bây giờ, tôi thấy lại cuộc đời muôn màu và chưa bao giờ nó phong phú như vậy.”

    Loại biến đổi này là gì? Đó có phải là thách đố về việc nhìn cuộc sống phong phú của Phúc âm không? Dường như là vậy và phương cách để chúng ta nhìn rõ là phải nhìn qua lòng chân thật tuyệt đối, qua việc can đảm đối diện với sự thật là chúng ta yếu đuối.

    Để được lành mạnh trong linh hồn, không có cách nào hơn liều thuốc quan trọng từ các Tin mừng và điều cao sâu nhất trong ý thức chúng ta: Đừng nói dối, sẽ yếu đuối khi bạn bị buộc phải làm vậy, nhưng phải dám phạm tội!

    Nếu chúng ta chân thật, cuối cùng Thiên Chúa, sự thật, và tình yêu sẽ tìm gặp chúng ta.

    3. Họp nhau quanh nghi thức Lời Chúa và Bẻ Bánh…

    “Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp lại vì danh Ta, Ta ở giữa họ.”

    a. Trong các cảnh huống của cuộc sống, hãy họp nhau lại trong nghi thức cầu nguyện

    Chúa Giêsu hứa rằng, khi nào có một nhóm họp nhau cầu nguyện, Ngài sẽ ở đó với họ. Các giáo đoàn thời đầu đã áp dụng lời hứa đó theo nghĩa đen. Các môn đệ đầu tiên đã quen với sự hiện diện thể lý của Chúa Giêsu giữa họ và sau khi Ngài về trời, họ thường gặp khó khăn khi muốn biết Chúa muốn họ làm gì. Tuy nhiên, họ có một công thức đơn giản cho mỗi dịp và mỗi khó khăn, đó là lời mời gọi nhân danh Chúa Giêsu: Họ phải tụ họp quanh Lời Chúa và Bẻ Bánh, để Chúa Giêsu đến và tác động trong họ những điều mà họ không thể tự thân hoàn thành theo cách nào khác.

    Là Kitô hữu ngày nay chúng ta vẫn cần giữ lời hứa này theo nghĩa cụ thể. Đời sống Kitô hữu không chỉ được xác nhận bởi việc cầu nguyện riêng, thực thi công lý và sống đạo đức. Đời sống đó được xác nhận trong cộng đoàn, qua việc họp nhau lại trong nghi thức sống Lời Chúa và Bẻ Bánh. Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu, đây không phải là tụ họp có tính cách xã hội, chỉ làm những gì mà việc tụ họp xã hội làm. Tụ họp quanh Lời Chúa và Bẻ Bánh là một tụ họp nghi thức và nghi thức đem lại những điều mà tụ họp xã hội thông thường không thể có, cụ thể là, năng lực biến đổi vượt xa những gì có thể hiểu và giải thích về phương diện thể lý, tâm lý, và động năng xã hội mà chúng ta đang có. Tôi ngờ điều này có vẻ trừu tượng và hơi bí truyền, vì thế cần được giải thích kỹ càng hơn.

    b. Ý nghĩa của nghi thức và cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta với nó

    Nghi thức là điều mà phần lớn chúng ta đã không còn hiểu rõ. Các nền văn hóa xưa hiểu được nghi thức và họ có ý thức để dùng nghi thức nhiều hơn chúng ta. Chúng ta, những đứa trẻ trưởng thành của thời đại Ánh Sáng, có xu hướng bất phân nghi thức mà trong đó cơ bản là chúng ta ngờ vực tất cả những gì chúng ta không thể giải thích thấu đáo hoàn toàn. Do đó, đối với chúng ta, nghi thức là đáng ngờ và phảng phất nét mê tín hay tà phép.

    Tuy nhiên, ý niệm này đang từ từ thay đổi. Một cách kỳ lạ là, sự thay đổi không xảy ra trong các giáo hội cho bằng trong nền văn hóa thế tục, đặc biệt là trong phong trào Nữ Quyền, Thời Đại Mới, và Nhóm Nam Giới. Ở đây, nghi thức được tái khám phá và được sử dụng mạnh mẽ.  Vì vậy, ví dụ, trong một số nhóm Nữ Quyền, để giúp một phụ nữ nạn nhân bị cưỡng hiếp hay một loại lạm dụng tình dục, họ thấy các lời khuyên chỉ giúp đỡ có mức độ, nạn nhân cần một điều gì đó mà cách chữa thể lý không làm được. Cô cần được chữa lành trong nghi thức. Do đó, họ sẽ đặt ra các nghi thức khác nhau để tẩy uế hay tái sinh và cử hành cùng với cô ấy. Trong nhiều trường hợp, nhờ những nghi thức này, nạn nhân thấy tốt hơn.

    Nghi thức tác động như thế nào? Chúng ta không biết, và đó là điểm mấu chốt. Với nghi thức, chúng ta không thể giải thích cách rành rọt, ngoại suy ra nguyên tắc biến đổi, hay sao chép kết quả của nó về mặt tâm lý. Nghi thức cứ tác động! Nghi thức tác động theo cách nụ hôn, một nghi thức nguyên khai nhất trong tất cả các nghi thức. Nụ hôn làm được những điều mà lời nói không thể làm và ở đây không có gì là siêu hình để cần phải viết về chúng.

    Các Nhóm Nam Giới cũng làm những điều tương tự. Đôi khi, để giúp một người đàn ông bị chấn thương thời thơ ấu, không có được tình thương, không được người cha chúc phúc, cũng như các nhóm phụ nữ, họ nhận ra lời khuyên thể lý không đủ đem lại cho anh những gì anh thật sự cần. Anh cần được chúc lành. Anh cần một nghi thức. Và cũng vậy, khi tổ chức các buổi nghi thức, anh cảm thấy tốt hơn. Vậy nghi thức tác động như thế nào? Cách thức tác động của những nụ hôn ra sao? Có một sức mạnh hàm chứa hoàn toàn vượt trên duy lý. Chỉ có ngôn ngữ lâu đời, thời tiền hiện đại – với những từ ngữ của thiên thần và ác quỷ, chúc lành và chúc dữ, và của những dòng sông thiêng liêng – có thể giúp chúng ta trong suy tưởng này; thật vậy, vì có một điều gì đó đã thực sự xảy ra trong nghi thức.

    Nghi thức tốt đẹp mang đến một sức mạnh vượt ra ngoài những gì chúng ta có thể giải thích duy lý. Các nghi thức mang lại hiệp nhất trong nhóm, chữa lành, và các dạng thức khác của biến đổi, mà chúng ta không thể sắp đặt, tạo nên được. Là Kitô hữu chúng ta luôn luôn có những nghi thức như vậy. Chúng ta đơn giản có những nghi thức theo các tên gọi khác nhau – phép rửa, đặt tên thánh, chúc lành, họp nhau quanh Lời Chúa và Bẻ Bánh với nhau. Nếu đó là những nghi thức lớn, như phép rửa tội, hầu hết Kitô hữu gọi đó là Bí tích và hiểu cách trực giác rằng có điều gì hiện hữu nơi đó mà không thể giải thích duy lý cho trọn vẹn. Nếu đó là nghi thức thứ yếu, như chỉ là gặp nhau để chia sẻ Kinh Thánh, chúng ta thường không nhận ra tính nghi thức trong đó, nhưng vẫn cảm thấy sức mạnh đặc biệt trong đó.

    Tôi muốn đưa ra ở đây hai ví dụ cá nhân, từ trải nghiệm của riêng tôi và từ nền tảng giáo lý của tôi, một tín hữu Công giáo La Mã, nhưng cũng có thể là ví dụ của bất cứ ai trong các tôn giáo khác. Cả hai ví dụ đều nói về sức mạnh biến đổi của nghi thức.

    Trong suốt sáu năm học thần học và chuẩn bị chịu chức linh mục, tôi sống trong một chủng viện lớn. Trong những năm đó, khoảng bảy mươi người chúng tôi cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Xuất thân từ các nền tảng, tính tình và các vấp phạm khác nhau, chúng tôi có những xung khắc tự nhiên hơn là tính tình hòa hợp. Chúng tôi đã không chọn nhau và ở một mức độ tâm lý nào đó, chúng tôi hoàn toàn là những con người tình cờ gặp nhau. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, chúng tôi đã có thể thành lập được một cộng đoàn hòa hợp với nhau.

    Có nhiều lý do tại sao tính cộng đoàn được thiết lập giữa chúng tôi, điểm cuối cùng của tất cả là vì chúng tôi cùng sống trong một mái nhà và cùng nhau làm nhiều việc. Chúng tôi cùng ăn, cùng học, cùng giải trí với nhau, với các quy định của đời sống chủng viện lúc đó, hiếm khi chúng tôi xa nhau. Hơn nữa, tất cả chúng tôi có chung một động lực chính yếu, một trọng tâm đức tin. Điều thú vị là trong tất cả những điều kéo chúng tôi gần nhau để làm chung, thì vẫn có một điều ngược lại. Hai lần mỗi ngày, trong vòng nửa giờ, tất cả bảy mươi người chúng tôi ngồi trong nhà nguyện, im lặng cầu nguyện, một thinh lặng hoàn toàn. Đó là giờ Hương nguyện. Chúng tôi bắt đầu và kết thúc bằng lời cầu nguyện chung, nhưng phần thời gian còn lại, chúng tôi chỉ ngồi thinh lặng bên nhau.

    Điều gì đã xảy ra khi chúng tôi làm việc này? Cầu nguyện, đúng. Nhưng còn có điều gì hơn nữa. Khi chúng tôi ngồi với nhau trong thinh lặng, mỗi người chúng tôi đang cố gắng tập trung vào Chúa hơn là vào chính mình, ít nhất trong thời gian ngắn ngủi đó, chúng tôi có được một tinh thần cộng đoàn, một thân mật thực sự với nhau. Những dị biệt về tính tình, tư tưởng, ghen tị và giận dữ giữa chúng tôi sẽ biến mất trong một chốc lát. Trong nửa giờ đó (và thường kéo dài một khoảng thời gian sau đó), chúng tôi gắn kết với nhau hơn trong tinh thần cộng đoàn. Tại sao? Có phải chỉ vì tất cả chúng tôi cùng hướng tâm và chú tâm hơn vào lý do chúng tôi hiện diện ở đây? Đúng, chắc chắn là vậy. Nhưng còn hơn nữa. Nửa giờ Hương nguyện với nhau đó, cũng là một nghi thức, như một nụ hôn, trong thinh lặng, giúp tạo nên một sự hiệp nhất mà chúng tôi không thể có được bằng các quá trình đậm tính duy lý và biện luận hơn.

    Nguyễn Kim Long dịch

     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TIẾNG NÓI LƯƠNG TÂM

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Sep 4 at 10:16 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    TIẾNG CỦA LƯƠNG TÂM

    Ngày 15-9-1985, một phụ nữ ở tiểu bang Nevada báo cáo với hãng bảo hiểm của cô rằng, tối hôm trước, lúc 7 giờ, cô lái chiếc xe Oldsmobịle, đời 80, đến đậu ở bãi đậu xe gần nhà. Mấy tiếng đồng hồ sau, cô trở ra thì chiếc xe của cô đã bịến đâu mất. Ít lâu sau, cảnh sát tìm thấy chiếc xe, nhưng đã bị cháy, không còn sử dụng được nữa.

    Cô này có hai nhân chứng. Nhân chứng thứ nhứt là người bạn trai của cô ta, còn nhân chứng thứ hai là một cô bạn gái. Mặc dù đã nghi ngờ từ lúc đầu đây không phải là một vụ ăn cắp xe hơi, nhưng chỉ là một vụ dàn cảnh đốt xe để lãnh tiền bồi thưởng, hãng bảo hiểm đã phải bồi thường 4.450 đô la cho chủ xe vào tháng 12-1985.

    Nhưng vào trung tuần tháng 3-  1986, nhân chứng thứ hai, tức là cô bạn gái của người chủ chiếc xe Oldsmobịle đã khai với cơ quan công lực rằng, lời khai đầu tiên của cô hoàn toàn sai sự thật. Rồi cô đưa ra đầy đủ chi tiết cho bịết cách nào người chủ xe đã dàn cảnh làm như chiếc xe đã bị đánh cắp và đốt cháy. Nhân chứng này cũng nói thêm rằng, cô quyết định nói ra sự thật vì cô bị một chứng nan y không thể nào thoát chết, nên không dám để lời chứng dối cứ đè nặng lương tâm.

    Lương tâm là khả năng tinh thần phán đoán giá trị hành vi thiện ác, thúc đẩy con người làm điều thiện, tránh điều ác. Người ta ai cũng có lương tâm để phân bịệt tốt, xấu để cắn rứtđể cáo trách khi người ta làm điều xấu và để cho người ta một cảm giác thoải mái phấn khởi khi làm điều tốt. Lương tâm là một bằng chứng hùng hồn nhất chứng minh rằng toàn thể nhân loại có chung một nguồn gốc và nguồn gốc đó là Thượng Đế.

    GẪM SUY CẦU NGUYỆN
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - KHAO KHAT TÌM CHÚA

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 2:24 AM
     
     
     
     
     
     

    Ảnh cùng dòng

    TRUYỆN HAY

    KHAO KHÁT CHÚA SẼ TÌM THẤY NGÀI

    Một môn đệ nọ đến trước mặt sư phụ mình và cung kính xin hãy chỉ cho bịết cách tìm thấy Chúa. Vốn là một học giả uyên thâm, ông thầy chỉ mỉm cười mà không nói gì cả. Một hôm, nhân lúc trời nóng bức, thầy trò liền rủ nhau ra tắm sông. Môn đệ nhảy xuống sông, vùng vẫy, bơi lội thoải mái giữa giòng nước trong. Ngắm nhìn đệ tử một lát, rối sư phụ cũng nhảy xuống, bơi đến cạnh người môn đệ. Bất chợt ông nắm tóc anh dìm xuống dưới nước hồi lâu. Người môn đệ hốt hoảng, vùng vẫy cho đến lúc thầy mình buồng ra, anh vội trồi đầu lên thở hít mạnh. Sư phụ hỏi:

    -  Lúc thầy dìm con dưới nước, con khao khát cái gi hơn hết?

    Môn đệ ngạc nhiên, trả lời:

    - Lúc đó, con chỉ khao khát khí trời mà thôi.

    Sư phụ lại hỏi:

    - Vậy thì con có khao khát Chúa như vậy không? Nếu con khao khát Chúa nồng nhiệt như thế, thì con sẽ tìm thấy Ngài. Nhưng nếu con không mong mỏi Chúa tha thiết như vậy, thì dù con có miệt mài suốt cuộc đời trên sách vở, thì cũng chẳng ích gì. Con không thể nào tìm thấy Chúa nếu con không khao khát Chúa như khao khát khí trời để sống. (MV).
     
    ỨNG DỤNG SỐNG CẦU NGUYỆN
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HÃY SỒNG NHƯ NGÀY CUỐI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Aug 30 at 3:16 AM
     
     
     
     
     
    HÃY SỐNG NHƯ LÀ NGÀY CUỐI CÙNG 
    Sách Châm ngôn trong Kinh Thánh có chép một lời dạy dỗ khôn ngoan: "Đến nhà tang lễ hơn là đến nơi yến tiệc, vì ở đó người ta nhìn thấy sự cuối cùng của đời mình”.

    Thoạt nghe có thể thấy hơi tiêu cực, tuy nhiên ngẫm nghĩ sâu xa hơn một chút ta sẽ thấy ý nghĩa của nó vô cùng sâu sắc và ẩn chứa một ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc đời mỗi người.

    Rất nhiều người khi đang sống không bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ chết và chẳng bao giờ quan tâm đến giá trị thực của cuộc sống là gì. Đột nhiên, họ mắc bệnh hay ở trong một tình thế hiểm nghèo, đối diện với cái chết, lúc đó họ mới nhận ra những gì thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời, nhưng đã quá muộn để họ sửa sai.

    Vì vậy, nếu chúng ta nhìn thấy cái kết cục chắc chắn của cuộc đời rằng: chúng ta không sống mãi và tất cả những vinh quang, tiền bạc, của cái, danh tiếng… sẽ không có giá trị lâu dài thì chúng ta sẽ biết đặt trọng tâm cuộc sống vào đâu, làm thế nào để hưởng hạnh phúc mỗi ngày.

    Một suy nghĩ sai lầm khá phổ biến ngày nay cho rằng, đằng nào cũng chết nên ta hãy tìm mọi cách để tận hưởng ngày hôm nay bằng cách thoả mãn bản thân bất kể giá nào, kể cả bằng cách vô đạo nhất, hậu quả của cách nghĩ này không những không mang lại cho người ta hạnh phúc mà ngược lại là đau khổ và thất vọng vô biên.

    Nhưng, khi chúng ta suy nghĩ cuộc sống là hữu hạn, chúng ta cần làm những gì tốt nhất và có ý nghĩa nhất cho trong ngày hôm nay không chỉ cho bản thân mà là cho gia đình, cho những người xung quanh, cho cộng đồng,… để ngày mai ra đi không phải hối tiếc, đó mới là cách sống tích cực nhất.

    Một trong ba câu chuyện để đời của Steve Jobs cho biết, ông đã đọc được câu nói: "Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình” vào năm 17 tuổi. Việc nhìn nhận rằng, mỗi con người sẽ phải đối diện với cái chết đã có tác động rất lớn với ông, đã giúp ông hoạch định cuộc sống và đưa ra những chọn lựa quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

    Thật thú vị khi Steve Jobs nói cuộc đời của ông trở nên "sống động kỳ lạ” bằng cách nghĩ đến cái chết của mình mỗi ngày. Việc nhìn đến tận điểm cuối của cuộc đời đã giúp Steve Jobs có cái nhìn toàn cảnh hơn, nhận thức rõ ràng những gì thực sự quan trọng để theo đuổi, bỏ qua những cái gì nhỏ nhặt không cần thiết, và theo đuổi một cách nhiệt huyết nhất những đam mê của mình, tạo ra những chiếc máy làm thay đổi nhân loại trong bốn thập kỷ qua. Là Apple, là Macintosh, là iPod, iPhone, Ipad…

    "Vì hầu như mọi thứ - tất cả những kỳ vọng bề ngoài, sự tự hào, nỗi lo sợ bị thất bại hay ngượng ngùng – những thứ đó sẽ biến mất trước mặt cái chết, để lại duy nhất những gì quan trọng”, Steve Jobs từng nói.

    Một câu châm ngôn khác trong Kinh Thánh cũng rất giá trị với mỗi chúng ta: "Hãy dạy tôi biết đếm các ngày trên đất, hầu cho tôi có lòng khôn ngoan”. Chúng ta cần phải để tâm nhận biết rằng quĩ thời gian của chúng ta mỗi ngày sẽ ngắn đi, rằng chúng ta không biết điểm cuối của cuộc đời ở đâu, 10 năm, 20 năm nữa hay chính ngay ngày mai? Chỉ có vậy, chúng ta mới thấy quí trọng mỗi một ngày trôi qua. Thường thì chúng ta có thể rất vui mừng khi ngày hôm nay ta kiếm được rất nhiều tiền, nhưng đến một lúc chúng ta sẽ sẵn sàng chi bất kỳ số tiền nào để níu giữ 1 ngày sự sống mình trên đất.

    Vào giữa năm 2004, Steve Jobs đã được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy. Thời điểm mà Steve Jobs gọi là lúc "nhận thức rõ bản thân cận kề với cái chết” lại trở thành một điểm mốc của cuộc đời Steve Jobs, mang đến một kết nối mới, suy nghĩ tích cực mới về cái chết: "Cái chết dẹp sạch cái cũ để dọn đường cho cái mới”.

    Ông và Apple sau đó đã tiếp tục làm thay đổi thế giới bằng những cái mới không ngừng được sáng tạo. Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone có màn hình cảm ứng và chạy trên hệ điều hành. Tháng 1/2010, Apple tung ra chiếc máy tính bảng iPad tạo ra một làn sóng máy tính bảng trên toàn thế giới.

    Câu chuyện thứ ba của Steve Jobs kết thúc với những lời khuyến khích: "Thời gian của các bạn có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của ai khác. Đừng để những ồn ào từ ý kiến của những người khác dìm mất tiếng nói trong chính bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo trái tim và trực giác của bạn. Chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành như thế nào. Mọi thứ khác là thứ yếu”.

    Đó là những điều Steve Jobs không chỉ nói mà đã làm đúng như vậy. Ông đã sống cuộc đời của mình, coi mỗi ngày như là ngày cuối đời nên phải làm mọi điều mình muốn, tận hưởng mọi niềm vui, tình yêu thương và sắn sàng chịu mọi tổn thất làm điều tốt cho người khác.

    Trong chuỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của đời mình, Steve Jobs có lẽ đã mãn nguyện khi thấy một sản phẩm mới – chiếc iPhone 4S mà ông đã cùng với đế chế Apple của mình tạo ra được trình làng ngày 4/10, trước khi ông nhắm mắt xuôi tay ở tuổi 56 vào chiều ngày 5/10/2012, ngày cuối cùng của đời ông. 

    Bí quyết hạnh phúc mỗi ngày

    Theo một nghiên cứu khoa học, những người sống có niềm tin thường hạnh phúc, ít bệnh tật và sống lâu hơn. Đây là 9 điều mà những người tin Chúa Trời thường thực hành để có cuộc sống sung mãn:

    Sách Châm ngôn trong Kinh Thánh có chép một lời dạy dỗ khôn ngoan: "Đến nhà tang lễ hơn là đến nơi yến tiệc, vì ở đó người ta nhìn thấy sự cuối cùng của đời mình”. Thoạt nghe có thể thấy hơi tiêu cực, tuy nhiên ngẫm nghĩ sâu xa hơn một chút ta sẽ thấy ý nghĩa của nó vô cùng sâu sắc và ẩn chứa một ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc đời mỗi người. Rất nhiều người khi đang sống không bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ chết và chẳng bao giờ quan tâm đến giá trị thực của cuộc sống là gì. Đột nhiên, họ mắc bệnh hay ở trong một tình thế hiểm nghèo, đối diện với cái chết, lúc đó họ mới nhận ra những gì thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời, nhưng đã quá muộn để họ sửa sai.

    Vì vậy, nếu chúng ta nhìn thấy cái kết cục chắc chắn của cuộc đời rằng: chúng ta không sống mãi và tất cả những vinh quang, tiền bạc, của cái, danh tiếng… sẽ không có giá trị lâu dài thì chúng ta sẽ biết đặt trọng tâm cuộc sống vào đâu, làm thế nào để hưởng hạnh phúc mỗi ngày. Một suy nghĩ sai lầm khá phổ biến ngày nay cho rằng, đằng nào cũng chết nên ta hãy tìm mọi cách để tận hưởng ngày hôm nay bằng cách thoả mãn bản thân bất kể giá nào, kể cả bằng cách vô đạo nhất, hậu quả của cách nghĩ này không những không mang lại cho người ta hạnh phúc mà ngược lại là đau khổ và thất vọng vô biên. Nhưng, khi chúng ta suy nghĩ cuộc sống là hữu hạn, chúng ta cần làm những gì tốt nhất và có ý nghĩa nhất cho trong ngày hôm nay không chỉ cho bản thân mà là cho gia đình, cho những người xung quanh, cho cộng đồng,… để ngày mai ra đi không phải hối tiếc, đó mới là cách sống tích cực nhất.

    Một trong ba câu chuyện để đời của Steve Jobs cho biết, ông đã đọc được câu nói: "Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình” vào năm 17 tuổi. Việc nhìn nhận rằng, mỗi con người sẽ phải đối diện với cái chết đã có tác động rất lớn với ông, đã giúp ông hoạch định cuộc sống và đưa ra những chọn lựa quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

    Thật thú vị khi Steve Jobs nói cuộc đời của ông trở nên "sống động kỳ lạ” bằng cách nghĩ đến cái chết của mình mỗi ngày. Việc nhìn đến tận điểm cuối của cuộc đời đã giúp Steve Jobs có cái nhìn toàn cảnh hơn, nhận thức rõ ràng những gì thực sự quan trọng để theo đuổi, bỏ qua những cái gì nhỏ nhặt không cần thiết, và theo đuổi một cách nhiệt huyết nhất những đam mê của mình, tạo ra những chiếc máy làm thay đổi nhân loại trong bốn thập kỷ qua. Là Apple, là Macintosh, là iPod, iPhone, Ipad…

    "Vì hầu như mọi thứ - tất cả những kỳ vọng bề ngoài, sự tự hào, nỗi lo sợ bị thất bại hay ngượng ngùng – những thứ đó sẽ biến mất trước mặt cái chết, để lại duy nhất những gì quan trọng”, Steve Jobs từng nói.

    Một câu châm ngôn khác trong Kinh Thánh cũng rất giá trị với mỗi chúng ta: "Hãy dạy tôi biết đếm các ngày trên đất, hầu cho tôi có lòng khôn ngoan”. Chúng ta cần phải để tâm nhận biết rằng quĩ thời gian của chúng ta mỗi ngày sẽ ngắn đi, rằng chúng ta không biết điểm cuối của cuộc đời ở đâu, 10 năm, 20 năm nữa hay chính ngay ngày mai? Chỉ có vậy, chúng ta mới thấy quí trọng mỗi một ngày trôi qua. Thường thì chúng ta có thể rất vui mừng khi ngày hôm nay ta kiếm được rất nhiều tiền, nhưng đến một lúc chúng ta sẽ sẵn sàng chi bất kỳ số tiền nào để níu giữ 1 ngày sự sống mình trên đất.

    Vào giữa năm 2004, Steve Jobs đã được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy. Thời điểm mà Steve Jobs gọi là lúc "nhận thức rõ bản thân cận kề với cái chết” lại trở thành một điểm mốc của cuộc đời Steve Jobs, mang đến một kết nối mới, suy nghĩ tích cực mới về cái chết: "Cái chết dẹp sạch cái cũ để dọn đường cho cái mới”.

    Ông và Apple sau đó đã tiếp tục làm thay đổi thế giới bằng những cái mới không ngừng được sáng tạo. Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone có màn hình cảm ứng và chạy trên hệ điều hành. Tháng 1/2010, Apple tung ra chiếc máy tính bảng iPad tạo ra một làn sóng máy tính bảng trên toàn thế giới.

    Câu chuyện thứ ba của Steve Jobs kết thúc với những lời khuyến khích: "Thời gian của các bạn có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của ai khác. Đừng để những ồn ào từ ý kiến của những người khác dìm mất tiếng nói trong chính bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo trái tim và trực giác của bạn. Chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành như thế nào. Mọi thứ khác là thứ yếu”

    Đó là những điều Steve Jobs không chỉ nói mà đã làm đúng như vậy. Ông đã sống cuộc đời của mình, coi mỗi ngày như là ngày cuối đời nên phải làm mọi điều mình muốn, tận hưởng mọi niềm vui, tình yêu thương và sắn sàng chịu mọi tổn thất làm điều tốt cho người khác.

    Trong chuỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của đời mình, Steve Jobs có lẽ đã mãn nguyện khi thấy một sản phẩm mới – chiếc iPhone 4S mà ông đã cùng với đế chế Apple của mình tạo ra được trình làng ngày 4/10, trước khi ông nhắm mắt xuôi tay ở tuổi 56 vào chiều ngày 5/10/2012, ngày cuối cùng của đời ông.

    nowletus.com
     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BÍ TÍCH HÒA GIẢI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 2:25 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI 
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    BÍ TÍCH HÒA GIẢI
     
    Thật là tuyệt vời khi chúng ta có một Bí tích chữa lành các vết thương trong linh hồn. Nhưng chúng ta phải đón nhận nó với sự chuẩn bị chu đáo. Nếu không, chúng ta sẽ gây thêm những vết thương mới bên cạnh những vết thương cũ. 
    Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    Bất cứ khi nào linh hồn chúng ta có một vết nhơ, các con hãy bắt chước người kia có quả cầu bằng thủy tinh rất đẹp và quý giá, nên ra sức gìn giữ nó rất cẩn thận, mỗi khi phát hiện ra một chút xíu bụi trên nó, người ấy liền lau chùi với miếng mút mềm mại để quả cầu trong sáng trở lại. 
     
    Cũng thế, ngay khi các con biết có một vết nhơ trên linh hồn mình, hãy lấy nước phép và làm dấu Thánh giá với lòng tôn kính, làm một việc lành như bố thí, chầu Thánh Thể, tham dự Thánh lễ... để đền bù tội lỗi đó. Giống như một người bị bệnh nhẹ, họ không cần phải đi bác sĩ mà vẫn có thể được chữa lành. Nếu đau đầu thì đi ngủ một giấc, nếu đói bụng thì đi ăn. 
     
    Nhưng nếu đó là một cơn bệnh trầm trọng, là một vết thương hiểm nghèo, người đó cần phải đi bác sĩ để được điều trị. Cũng vậy, khi chúng ta phạm tội trọng, chúng ta cần có sự giúp đỡ của bác sĩ, bác sĩ đó là Linh Mục; và cần sự điều trị đó là xưng tội. 
    Chúng ta không thể nào hiểu được lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chúng ta qua việc thiết lập bí tích Hòa Giải này. Nếu Chúa cho phép chúng ta xin Ngài một điều ước, chúng ta không bao giờ dám xin điều đó. Nhưng Thiên chúa đã thấy trước sự yếu đuối và bất trung của chúng ta, đồng thời vì tình yêu thúc đẩy, Người đã làm những điều mà chúng ta không bao giờ dám xin. 
     
    Nếu có ai nói với các linh hồn trong Hỏa Ngục rằng: “Chúng tôi sẽ mời một Linh Mục đến trước cửa Hỏa Ngục cho những ai muốn xưng tội để ra khỏi đó.” Các con nghĩ sẽ còn một ai chịu ở lại Hỏa Ngục không? Cho dù người tội lỗi nhất cũng không sợ xưng thú tội mình ra, cho dù xưng ra trước mặt mọi người trên thế gian này. Khi đó, Hỏa Ngục sẽ giống như sa mạc hoang vắng và trên Thiên Đàng người ta sẽ đông đảo biết bao! Nhưng tiếc thay, đó không phải là sự thật! 
     
    Hiện nay chúng ta vẫn còn phương tiện và thời gian mà những người trong Hỏa Ngục không có. Và Cha chắc rằng những người khốn khổ trong Hỏa Ngục sẽ nói rằng: “Linh Mục đáng ghét kia! Nếu như tôi chẳng bao giờ biết đến ông, thì tôi đâu đến nỗi khốn nạn như bây giờ!” 
    Thật là tuyệt vời khi chúng ta có một Bí tích chữa lành các vết thương trong linh hồn. Nhưng chúng ta phải đón nhận nó với sự chuẩn bị chu đáo. Nếu không, chúng ta sẽ gây thêm những vết thương mới bên cạnh những vết thương cũ. 
    Các con nghĩ gì về một người có đầy thương tích trên mình mà chịu nghe lời khuyên đi đến nhà thương và để cho bác sĩ điều trị cho mình? Dĩ nhiên, bác sĩ sẽ chữa lành cho anh ta với những phương pháp trị liệu. Nhưng không! Người này tự ý lấy dao gạch ra những đường cắt lớn, khiến cho vết thương của mình ra trầm trọng hơn. Đó là kết quả của nghiều người sau khi bước ra khỏi tòa giải tội. 
     
    Nhiều người xưng tội chẳng nên mà không biết. Họ nói, “Thưa cha, con muốn xưng tất cả các tội con đã phạm, nhưng con không biết con phạm tội gì!” Họ đau khổ, nhưng không biết tại sao. Họ không biết mau mắn chạy đến Chúa, mà cứ để mình trong tình trạng nặng nề, chán nản, khiến cho họ phải buồn chán, mệt mỏi. Đó chính là tội lỗi trong linh hồn và những hậu quả bệnh tật của nó, cho dù đó chỉ là tội nhẹ. 
     
    Lại có những người khác thật sự kể hết các tội lỗi ra nhưng trong lòng chẳng có một chút ăn năn sám hối, chẳng có quyết tâm từ bỏ mọi tội lỗi mà vẫn lên rước Chúa. Vì vậy Thánh Thể đã bị xúc phạm, bị coi thường. Họ đến với bàn tiệc thánh với một tâm hồn buồn chán. Họ nói: “Con đã xưng thú hết những tội lỗi của con rồi, nhưng con vẫn còn áy náy, con không biết mình có vấn đề gì?” Bí tích Thánh Thể trở nên vô ích mà họ chẳng biết. 
     
    Một số người xúc phạm đến Bí tích Hòa Giải bằng cách khác. Họ cố tình giấu giếm các tội trọng trong mười năm, hai mươi năm. Họ luôn luôn lo lắng phiền muộn về các tội đó; chúng cứ ám ảnh ngày đêm trong tâm trí họ; lương tâm họ luôn luôn bị cắn rứt, thúc giục họ phải đi xưng nó ra vì đó là tội dẫn đến Hỏa Ngục. 
    Khi họ cảm thấy thế, họ liền đi đến tòa cáo giải, nhưng khi xưng tội họ xưng cách chung chung như thể đó là những tội mới phạm. Họ không xưng rõ ràng họ đã giấu chúng suốt mười năm, hay hai mươi năm. Đó là xưng tội không nên. Đúng ra, bên cạnh việc xưng thú đã dấu tội, họ còn phải xưng thú rằng đã lâu năm con không sống đạo, không cảm thấy vui mừng như trước kia con đã phục vụ chúa.
     
    Chúng ta còn liều mạng xúc phạm đến Bí tích Hòa Giải nếu chúng ta cố tình lợi dụng cơ hội khi thấy Cha giải tội chưa chú ý thì xưng cho lẹ, hay chúng ta cố tình xưng thật nhỏ để cho Cha giải tội đừng nghe thấy những tội trọng đó. Đó là những lần chúng ta xưng tội cách quỷ quyệt, gian manh. Đó là xưng tội không nên. Sau khi xưng tội như vậy, linh hồn chúng ta vẫn y như cũ. Tội cũ không được tha mà còn phạm thêm tội mới. 
     
    Chúng ta phải ăn năn khóc lóc thật lòng để xin Chúa ban ơn tha thứ về những tội lỗi đó. Chúng ta phải ăn năn đền tội cách nghiêm túc. Sau khi xưng tội, chúng ta phải đau đớn thật trong lòng như để một cây gai trong tim vậy, và luôn luôn cảnh giác để mình đừng bao giờ phạm tội nữa. 
     
    Chúng ta phải để cho dấu ấn của Bí tích Hòa Giải ghi sâu vào linh hồn mình giống như năm dấu thánh đã được Thiên Thần ghi ấn trên người thánh Francis thành Assisi vậy, một khi đã ghi các dấu ấy sẽ không bao giờ tan biến.
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ