8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HÃY VUI LÊN-BẠN ƠI!

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Tue, Aug 11 at 7:23 PM
     

                                                                  HÃY VUI LÊN BẠN ƠI !

     

    Ngày kia đức Khổng Tử gặp Vĩnh Khải Kỳ, tay cầm đèn, vừa đi vừa hát một cách vui vẻ. Khổng Tử bèn hỏi: Hôm nay có chi mà tiên sinh mừng vui thế.

    *Vĩnh Khải Kỳ trả lời: Trời sinh ra muôn vật, mà loài người là loài trọng nhất, bỉ nhân đây là loài người, thì làm sao chẳng vui cho được.

    *Trong loài người thì đàn ông hơn đàn bà. Bỉ nhân đây được may mắn là đàn ông, thì làm sao chẳng vui cho được.

    *Sinh ra có kẻ mù lòa câm điếc hay què quặt, bỉ nhân đây không mù lòa, không câm điếc cũng chẳng què quặt, thì làm sao chẳng vui cho được.

    *Còn nếu như nghèo nàn, bệnh tật và chết chóc là số phận chung của mọi người, không ai có thể tránh thì việc gì mà phải buồn phiền lo lắng.  

    --

     
                         HÃY VUI LÊN BẠN ƠI

     

    picture.jpg

     

       This is the day that the Lord has made:

    https://www.youtube.com/watch?v=cccJhMVFrLs

     

    sing.jpg

     

    Lên Núi Sion - Hùng Lân:

    https://www.youtube.com/watch?v=6KgYjn11Qn0

     

    24 Hours in a Day Song:

    https://www.youtube.com/watch?v=JK14SnxO5Hs

     
     
     
     
     
  •  
     
     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SỐNG Ý NGHĨA

  •  
    Kim Vu
     
    Mon, Aug 10 at 12:30 AM
     

     
     




                 SỐNG  Ý  NGHĨA
     

         Hãy chia nhau những gì mình biết 
         Đừng khư khư ích kỷ giữ riêng
         Mai chết đi sẽ bị thất truyền
         Đời ý nghĩa là khi chia sẻ
     
         Hãy cứ thương đi dù ai ghét 
         Dù ai ganh, bôi bác thị phi
         Thói đời vẫn vậy chấp mà chi
         Đời ý nghĩa là khi tha thứ
     
         Hãy giúp đỡ đi nếu có thể 
         Đừng nệ hà cân nhắc thiệt hơn
         Cũng đừng mong ai đó trả ơn
         Đời ý nghĩa khi làm thiện nguyện
     



         Hãy cứ cho đi, đừng tiếc rẻ
         Mai ta về chẳng thể mang theo
         Thế gian biết bao kẻ khó nghèo
         Đời ý nghĩa là khi cống hiến
     
     
                                  Người Phương Nam
     
     

    Virus
     

DỜI SỐNG TÂM LINH - TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH

TRỤ VỮNG CHÍNH MÌNH TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

 

Nếu muốn có một đức tin vững mạnh thì không thể đơn giản cuốn theo dòng đi của một cộng đoàn đặc thù, hay ngay cả cộng đoàn của riêng họ.

 

 

 

Điều răn cho cuộc Trường Hành 

1. Là một nhà thần nghiệm…

“Thời gian đi rất nhanh khi ai đó muốn thành nhà thần nghiệm hay người vô thần.”

a. Cần thiết cho một hành động đức tin cá nhân

Karl Rahner có uy tín khi cho rằng ngày nay người ta hoặc là nhà thần nghiệm hoặc là người vô thần. Ông nói đúng. Không ai trong chúng ta có thể tin vào thực tế rằng, một khi chúng ta sống trong nền văn hóa đã từng là Kitô, rằng chúng ta dường như sống giữa những người Kitô hữu, hay rằng chúng ta đã từng có đức tin. Không điều đơn lẻ nào trong số này đủ để hỗ trợ cho một đức tin Kitô trong thời đại chúng ta sống với thuyết vô tri, thuyết đa nguyên, tính thế tục, cám dỗ và xao nhãng. Chúng ta sống trong một tình trạng hậu Kitô giáo mà nền văn minh không cưu mang được đức tin trong lòng.

Vì vậy, là tín hữu thời nay là sống trong tình trạng đạo đức cô độc. Để hỗ trợ cho đời sống đức tin thời nay thì không thể theo số đông, đúng hơn là phải đứng ngoài tư tưởng thống trị, điều mà các nhà xã hội học gọi là nhận thức thiểu số. Nếu muốn có một đức tin vững mạnh thì không thể đơn giản cuốn theo dòng đi của một cộng đoàn đặc thù, hay ngay cả cộng đoàn của riêng họ.

Hai mươi lăm năm trước, khi giảng dạy tại Đại học Yale, Henri Nouwen đã đưa ra tuyên bố rằng, ngay cả trong các chủng sinh, thì ý thức chi phối họ vẫn là thuyết bất khả tri. Rốt cùng, không có chỗ cho Thiên Chúa nơi những người đang nói về tôn giáo và chuẩn bị cho sứ vụ Kitô.

Ngày nay, đó là sự thật căn bản cho hầu hết chúng ta. Sinh ra trong gia đình Kitô, được rửa tội, hoặc ngay cả là thành viên của cộng đoàn phụng sự cũng chưa đủ. Không điều đơn lẻ nào trong số này tất yếu mang lại cho chúng ta đức tin thật. Đó là điều hiển nhiên, không phải chỉ vì rất nhiều người (trong đó có con em chúng ta) đang bỏ đạo, nhưng vì, ngay cả trong giáo hội chúng ta, có đức tin vào Kitô giáo, theo lề luật đạo đức, học giáo lý Chúa Giêsu, theo tiếng gọi của Chúa cho công lý, theo một giá trị nhân bản khi ở trong cộng đoàn thì dễ dàng hơn là có một đức tin cá nhân vào Thiên Chúa hằng sống. Thật vậy, những gì chúng ta có thông thường không phải là linh đạo Kitô  mà là một ý niệm về linh đạo Kitô.

Như vậy có một thách thức quan trọng trong nhận xét của Rahner. Ngày nay, để có một đức tin vững mạnh, thì đến một lúc nào đó, người tín hữu phải có một đức tin sâu đậm và cá nhân. Hành động đó, ông cho ngang với việc là một nhà thần nghiệm, thật không may, việc này quá khó, do các thế lực tác động đã làm xói mòn nền văn hóa, xói mòn đức tin chung, chính vì thế nó không thuận tiện để chúng ta tạo cho mình một đức tin riêng.

Những thế lực chống đức tin này là gì? Chúng không phải là sản phẩm cố ý của vô thần. Ngược lại, chúng là những chuyện tốt xấu, trong chúng ta, quanh chúng ta, cám dỗ chúng ta bỏ cầu nguyện, không hy sinh, không dấn thân, không liên kết với cộng đoàn, không sẵn sàng chịu khổ để bền đỗ với lòng trung thực và cam kết của chúng ta, không chịu khó bỏ thì giờ, không chịu khó can đảm để thấm nhập sâu vào tâm hồn mình. Vì thế, các thế lực này không trừu tượng và không phải là những thế lực bên ngoài. Chúng ở trong căn nhà chúng ta, tạo cho chúng ta tiện nghi dễ chịu như khi chúng ta mang một đôi giày vừa chân.

Những điều làm chận đứng đức tin là một loạt những điều vô hại trong đời sống hàng ngày, những điều mang tiện nghi đến trong cuộc sống: lười biếng, nuông chiều bản thân, tham vọng, bồn chồn, ghen tị, sợ căng thẳng, tiêu pha, tham lam của cải, ham muốn trải nghiệm, muốn có một phong cách sống nào đó, bận rộn và căng thẳng quá mức, mệt mỏi triền miên, ám ảnh với sự nổi tiếng, những giải trí liên tu bất tận với các chương trình thể thao, hài kịch, truyền hình. Chính đây là những thế lực phản thần nghiệm của thời đại chúng ta.

Chương 10 – Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser

Nguyễn Kim Long dịch

 
 

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐỪNG SỢ- ĐBĐM

Đừng sợ!

Sợ hãi như là một bản năng sinh tồn và hầu như không ai tránh khỏi. Bản tính tự nhiên con người “tham sống sợ chết” nên lo sợ đủ điều. Có người sợ sâu bọ, gián, chuột,  rắn rết; có người sợ bóng tối, sợ hồn ma chước quỷ. Nói chung, sợ hãi xuất hiện khi ta cảm thấy nguy hiểm, nhưng cũng khiến ta cảnh giác hơn.

Biển cả ở đây không chỉ là biển đời như đã nói ở trên mà còn là biểu trưng cho nơi ẩn náu của ma quỷ. Chúa Giê-su muốn chứng tỏ cho các môn đệ thấy rằng trong cơn gian nan hoạn nạn, Người luôn hiện diện: “Thầy đây, đừng sợ”. Một lời trấn an bảo đảm mạnh mẽ rằng Người luôn đồng hành với họ trên bước đường loan báo Tin Mừng, mặc dầu sóng biển ầm ầm, thủy triều sóng nước dâng cao… con thuyền có bị sóng đánh dập vùi, nhưng hãy yên tâm vì có Người ở bên.

Lời trấn an “Thầy đây đừng sợ” chúng ta chỉ gặp thấy hai lần trong các Tin Mừng, đó là lúc các môn đệ vật lộn giữa biển khơi và lúc sợ hãi thu mình trong nhà Tiệc Ly khi Chúa chịu chết: lần này thì vừa sợ sóng biển xô chết vừa sợ ma, còn lần cuối thì cũng sợ các thượng tế tìm giết và cũng “sợ ma” nữa. Hai sự kiện nói lên hai điều sợ căn bản của chúng ta là sợ bị người đời bách hại và sợ ma quỷ tấn công. Nhưng nếu có một đức tin đủ mạnh, thì chúng ta không sợ gì vì có Chúa luôn đồng hành với lời trấn an “có Thầy đây, đừng sợ”

Tin Mừng kể lại Chúa Giêsu truyền cho các môn lên thuyền qua bên kia bờ và một cơn bão ập đến đe dọa họ. Với kinh nghiệm của những ngư phủ, họ cảm nhận đây là cơn bão lớn có thể cướp đi tính mạng. Trong khi đó, Chúa Giêsu lại không ở với họ trong thuyền. Việc có Chúa hiện diện sẽ giúp họ vững tin hơn. Khi Chúa Giêsu nhận thấy sự an nguy cho các môn đệ của mình, lập tức Ngài đến với họ.

Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: “Ma kìa” và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ”. Phêrô thưa lại rằng: “Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy”. Chúa phán: “Hãy đến”. Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con”. Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: “Người hèn tin, tại sao lại nghi ngờ?” Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: “Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!”

Câu chuyện “vượt biển” này được tiếp tục sau sự kiện Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều, các môn đệ ăn xong chưa kịp nghỉ đã bị Chúa hối thúc xuống thuyền vượt biển hồ Galilêa, còn Chúa Giê-su thì lại lên núi cầu nguyện.

Câu chuyện trên biển hồ Galile một lần nữa cho thấy tính cách của Phêrô: một người hành động mạnh mẽ, lập tức và có khi hơi bốc đồng. Và hậu quả là là ông đang dần chìm xuống nước. Ngược lại, Chúa Giêsu luôn kiên nhẫn dạy dỗ các môn đệ của mình. Đôi khi trong đời sống Kitô hữu một số người có phản ứng “bốc đồng” như Phêrô và hậu quả là “chìm dần xuống nước”. Với Phêrô thì trong khoảnh khắc thấy mình thất bại dần chìm, ông lại bám chặt lấy Chúa Giêsu và Ngài sẽ giúp ông đứng vững trở lại. Mỗi lần Phêrô ngã xuống, Chúa lại nâng ông lên vì ông luôn tin tưởng vào Chúa. Sự thất bại của Phêrô hôm nay lại càng cho thấy lòng yêu mến của Chúa dành cho ông.

Việc đi qua hồ được Chúa Giêsu yêu cầu. Chúa Giêsu truyền cho các Môn đệ lên thuyền và đi qua bờ biển bên kia, nơi có vùng đất của dân ngoại. Ngài lên núi cầu nguyện. Chiếc thuyền tượng trưng cộng đoàn. Nó có sứ mệnh đi đến dân ngoại và cũng loan báo cho họ Tin Mừng Nước Trời. Đó là cách sống mới trong cộng đoàn. Nhưng việc vượt qua  thật mệt mỏi và dài. Con thuyền lay mạnh vì sóng, vì gió ngược. Cho dù đã chèo chống suốt đêm, vẫn còn quãng đường xa trước khi tơi đất liền. Còn thiếu nhiều điều nơi cộng đoàn để có thể vượt qua và đi đến dân ngoại. Chúa Giêsu không đi với các môn đệ. Họ phải học cùng nhau đối diện với các khó khăn, được hiệp nhất và kiện cường trong niềm tin vào Chúa Giêsu là Đấng sai phái họ. Sự khác biệt rất lớn : Chúa Giêsu ở trong bình an với Thiên Chúa, cầu nguyện trên đỉnh núi, còn các Môn đệ hầu như mất hút ở dưới, trong biển động.

Việc vượt qua bên kia bờ hồ cũng tượng trưng việc cộng đoàn vượt qua trong cuối thế kỷ thứ nhất. Họ phải đi ra khỏi thế giới đóng kín trong việc tuân giữ luật để qua cách tuân giữ Luật mới là Tình Yêu, được Chúa Giêsu truyền dạy; họ phải từ bỏ sự hiểu biết mình thuộc về Dân Riêng, được Thiên Chúa ưu tuyển nơi các dân tộc khác, để xác tín rằng trong Chúa Kitô mọi dân tộc được hiệp nhất thành một Dân Duy nhất trước mặt Thiên Chúa; họ phải ra khỏi sự cô lập và sự không khoan dung để đi và thế giới rộng mở cho sự đón nhận và biết ơn. Ngày nay cũng vậy, chúng ta đang thực hiện một cuộc vượt qua đầy khó khăn để hướng tới việc trở nên Giáo Hội cách mới mẻ. Một cuộc vượt qua khó khăn, nhưng cần thiết. Trong đời sống có những lúc chúng ta bị sự sợ hãi tấn công. Thiện chí không thiếu, nhưng không đủ. Chúng ta như chiếc thuyền đang đối diện với gió ngược.

Chúa vẫn đang dõi theo chúng ta trong mọi lúc, và đặc biệt là trong những thời điểm chúng ta gặp thử thách và khó khăn. Bạn có trông cậy vào sức mạnh và sự trợ giúp của Chúa không? Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta không phải hoảng sợ nếu chúng ta tin tưởng vào tình yêu của Ngài dành cho ta. Với niềm tin và hy vọng vào tình yêu Chúa luôn nhìn đến chúng ta, chúng ta hãy ký thác đời mình cho Chúa.

Sứ điệp Tin Mừng hôm nay là: Chúa không muốn các môn đệ an thân ỷ lại, hưởng thụ và ngủ quên trên sự tôn vinh của con người hoặc chỉ nhìn Chúa Giê-su dưới khía cạnh quyền năng sau sự kiện hoá bánh ra nhiều, mà nghĩ sai về sứ mạng của Người. Chúa Giê-su cũng muốn môn đệ phải ra đi, bỏ lại tất cả, dám đương đầu với bão tố phong ba của biển đời. Đồng thời, Chúa muốn các môn đệ an tâm vì luôn có Chúa đồng hành. Đặc biệt với Tông Đồ trưởng Phêrô qua biến cố “suýt chìm” là một kinh nghiệm nhớ đời, huấn luyện ngài vững mạnh hơn cho việc dẫn lái con thuyền Giáo hội mà Chúa Giê-su sẽ trao phó cho ngài sau này.

Trên hết, Chúa mời gọi chúng ta đặt tất cả niềm tin vào quyền năng của Chúa. Ngài có chương trình cho mỗi người chúng ta. Ðiều quan trọng không phải là chúng ta bắt Thiên Chúa làm theo ý chúng ta, để rồi khi không được như ý nguyện, chúng ta tỏ ra buồn phiền, than trách Chúa. Trái lại, chúng ta hãy đặt hết tin tưởng vào Chúa, Ngài vẫn hiện diện để sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Hãy phó thác vào quyền năng yêu thương của Ngài và như thế tâm hồn chúng ta sẽ được bình an.

Huệ Minh

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -

Tài sản ở đâu thì lòng người ở đấy

— Thật là phúc đức thay cho hết thảy chúng ta biết cất giữ tiền của, tài sản của mình ở trên Trời vì của cải ở đâu thì lòng chúng ta ở đấy, như cái ruột tượng luôn được cột chặt vào lưng vậy. Kinh nghiệm từng trải của cuộc đời cho chúng ta nghiệm câu: “Thức khuya mới biết đêm dài; ở lâu mới biết lòng người có nhân”. Mới biết rõ Ai cho ta hạnh phúc? Ai cho ta cuộc sống muôn đời cùng hiểu tỏ tường rằng trần gian chỉ là cõi tạm và rất phù du; nay còn mai mất.

— Để hiểu được tầm quan trọng của đời sau như thế nào thì bậc làm cha mẹ (trẻ) cần có trách nhiệm và bổn phận trên con cái ngay từ khi chúng có trí khôn, chứ không nên thẩy chúng cho xã hội dạy dỗ được đâu. Càng gần thì càng dễ dạy dỗ chúng sống trong mẫu mực và đạo hạnh; biết tránh tội, biết sống đường ngay nẻo thẳng và biết Lời Chúa càng sớm càng tốt. Dạy chúng biết, thuộc kinh Mân Côi và lần chuỗi vào giờ kinh của gia đình thì càng tốt hơn nữa. Như cây chỉ có thể uốn nắn khi chúng còn nhỏ, còn non.

— Bậc làm cha mẹ cần lắm để sống làm gương tốt lành, để chúng học mà bắt chước làm theo; nhưng đó là chúng ta nói đến những đứa trẻ còn cha hoặc còn mẹ hay còn đủ cả cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng chúng nên người …. Còn những đứa trẻ không có đến một người thân thuộc, sống bơ vơ ngoài chợ đời thì sao? Ai sẽ là người dạy dỗ chúng sống một cuộc đời ngay lành?. Nhưng chắc hẳn Thiên Chúa Người luôn lo liệu cho chúng cách tốt nhất.

— Nhưng nếu chúng ta ai cũng tin tưởng vào Thiên Chúa Đấng vô cùng toàn năng thì cũng cần tin rằng Người luôn có chương trình cho mỗi con người mà Chúa tác tạo nên, không trừ một ai. Chúa sẽ nhờ chúng ta đóng góp để chăm sóc và dưỡng dục chúng trong những Nhà Tình Thương; qua những công sức, những tấm lòng vàng hằng cung cấp tất cả những gì mà họ có trong khả năng Chúa ban.

— Trong số đó thì luôn có những trẻ được Chúa Gọi mời đi tu để dấn thân; để lo trực tiếp cho con cái Chúa có được no đủ cơm bánh cho thân xác và Bánh hằng sống là của nuôi linh hồn. Để dẫn dắt đàn chiên của Chúa sống một cuộc đời đạo hạnh, nhân hiền, yêu thương, khiêm nhường và là cơ hội trở thành vị Thánh Sống ở mọi thời đại.

— Lạy Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng cả Trời và đất, luôn yêu thương nhân loại tội lỗi chúng con. Vì nếu Người không yêu thương chúng con thì hỏi ai có thể đứng vững mà sống được nếu Người bỏ rơi chúng con – Khi mà thằng đầu đàn Satan và bè lũ của chúng luôn rình rập cả đêm ngày để sát hại và chờ dịp để lấy cắp linh hồn sống đời của chúng con, cách rất tinh vi không ai dễ nhận biết.

— Chúng rất quỷ quyệt vì chúng biết rất rõ sự yếu đuối của con người, nên ít có ai tránh được cạm bẫy của chúng giăng mắc tứ bề. Mà một con người bình thường không tỉnh thức, không nguyện cầu, không cậy nhờ Thiên Chúa giúp thì luôn ham mê; chỉ tìm sống trong những ảo giác không thật; đó là danh, lợi, thú trần gian. Sự mê đắm rất nguy hiểm ấy dẫn dắt con người đến dần với Sự Chết và vào lò Hỏa Ngục không có ngày ra.

— Xin Thiên Chúa Đấng toàn năng là Cha, là Con và là Thánh Thần! Xin Người gìn giữ xác hồn chúng con luôn được an bình; nhắc nhở chúng con biết sống đời Cầu Nguyện; biết cảm tạ và tri ân một Thiên Chúa duy nhất. Để linh hồn của từng người chúng con luôn được bảo toàn trong bàn tay quan phòng rất yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
 
**
 

Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
4 tháng 8, 2020

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts