8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - A REFLECTION 6TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
    Feb 13 at 9:20 PM
     
     

                                       SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                                             16 JANUARY 2020

    hinh.jpg

     

                                 FOLLOW GOD'S LAW

     

    A REFLECTION (Mt 5: 17 -37)

    FOLLOW GOD’S LAW. The vast wisdom of God is revealed in the law God has given to us, a law designed to lead us to the fullness of life and happiness. In today’s Gospel, Jesus reminds us that law is not only about external behaviour. Our inner attitudes are also important. It is from within, from the attitudes of our hearts, that good or evil actions flow.

    A Hymn of God's Word "All Things Live in the Rules and Laws Set Down by God":

    https://www.youtube.com/watch?v=-L5mbJSh8bc

     

    ca.jpg

     

    Xin Ch Cho Con (Hung Lan):

    https://www.youtube.com/watch?v=ng5Tupl0fAI

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH- NGUY CỦA VĂN HÓA HIỆU QUẢ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     

    NGUY HẠI CỦA VĂN HÓA HIỆU QUẢ

     

    Có những người luôn cố sức làm việc, nỗ lực dấn thân tối đa, không bao giờ thư giãn, không hề bận tâm đến ý niệm nghỉ ngơi trong cuộc sống của họ. 

     

     

    Có một câu châm ngôn định hướng, dẫn dắt tư tưởng của con người trong xã hội hiện nay: “Giá trị của bạn tùy thuộc vào những gì bạn làm ra.” Cái nhìn thiển cận và không lành mạnh như thế về cuộc sống được tạo ra bởi một thứ “văn hóa hiệu quả”, đang lan tỏa khắp các lĩnh vực trong xã hội chúng ta. 

    Câu châm ngôn đó cũng có thể mang những hình thức khác: Bạn chỉ thực sự hiện hữu khi bạn luôn hợp thời; bạn chỉ thực sự sống khi đến thăm càng nhiều nơi càng tốt; bạn chỉ có thể nhận được sự quý trọng nếu bạn làm việc nhiều nhiều hơn nữa. 

    Tóm lại: giá trị của bạn phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của bạn. Không có chỗ cho sự suy tư, thinh lặng, nghỉ ngơi hoặc sự yếu đuối! 

    Hãy gấp rút trổ sinh hoa trái! Đây là một tiêu chí, ở mức độ nào đó, có nguy cơ đầu độc tinh thần của chúng ta, thu gọn không gian của con người, tạo ra các thế hệ của những con người bị kích thích quá mức, những con người không bao giờ giao tiếp được với chính mình, và bị mắc kẹt trong một vòng xoáy điên cuồng. 

    ĐTC Phanxicô đã nói, chúng ta cũng cần phải suy nghĩ về văn hóa lành mạnh của sự nhàn tản, biết cách nghỉ ngơi. 

    Mệnh lệnh thúc ép chúng ta làm việc và phải thu lấy kết quả tối ưu cũng ảnh hưởng và gây hại cho đức tin của chúng ta, đến mức tạo ra hình ảnh về một vị Thiên Chúa của hiệu quả. Đó là một vị Thiên Chúa đòi hỏi những thành tích hoàn hảo, không ngừng làm việc, và cũng phán xét chúng ta theo kết quả chúng ta đạt được. 

    Bất cứ ai có cái nhìn như thế về Thiên Chúa sẽ làm việc nhiều hơn những gì đáng phải làm, nhưng nỗi ám ảnh đó sẽ quá mức. Sự nhiệt thành cho việc này hay việc khác được nuôi dưỡng bởi ý nghĩ “đây là cách bạn thực thi ý Chúa” hoặc “bạn phải vác thập giá của riêng mình.” Ẩn sâu bên trong, đó là làm điều lành nhưng không có chừng mực hoặc mất quân bình. 

    Có những người vì lý do này mà luôn cố sức làm việc, nỗ lực dấn thân tối đa, không bao giờ thư giãn, không hề bận tâm đến ý niệm nghỉ ngơi trong cuộc sống của họ. 

    Điều này đôi khi được phản ánh trong “học thuyết chuộc tội” và trong ý niệm rằng Thiên Chúa “sẽ trả cho mỗi người tùy theo việc họ làm.” 

    Theo nhà phân tâm học Erik Erikson, điều này có thể đã được khắc sâu từ thời thơ ấu, ví dụ như khi cha mẹ đưa ra ‘cung cách đổi chác’: bạn chỉ có thể nhận được một lời khen, một giải thưởng hoặc một món đồ chơi từ cha mẹ “khi bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình.” 

    Những người triển khai cái nhìn về “một vị Thiên Chúa của hiệu quả” có thể sẽ bị kiệt sức; họ tập trung quá mức vào công việc, vào sự thành công và hình ảnh của mình, tuyệt vọng tìm kiếm sự tán thưởng cho việc họ làm, khi họ lao mình vào công việc một cách quá đáng. 

    Theo Henri Nouwen, nhu cầu phải liên tục chứng minh tính hiệu quả của họ chính là con đường dẫn tới kiệt sức, là một dòng nước đục làm cạn kiệt năng lượng sống. 

    Nói chung, những người này cũng trải nghiệm áp lực của sự kỳ vọng, nỗi sợ bị cạnh tranh từ người khác và nhu cầu phải kiểm soát mọi thứ - ngay cả cảm xúc của họ - để không được phép có một thiếu sót nào trong kết quả chung cuộc. 

    Đôi khi, một ý nghĩ như vậy tạo ra một dạng của chủ nghĩa vị tha, mà thay vì là đức ái Kitô giáo chân thực và tốt đẹp, lại trở thành một cuộc chạy đua mất kiểm soát của chủ nghĩa hoạt động: làm nhiều, làm tốt hơn, làm mọi thứ! 

    Rất nhiều lần hình ảnh này được củng cố bằng một bài đọc đầy tính hy sinh về sự cứu chuộc của Chúa Giêsu: “Người đã hy sinh thật nhiều cho bạn, nhưng bạn chưa làm bất cứ điều gì cho Người.” 

    Người con thứ trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu đánh giá mối quan hệ của mình với Người Cha bằng tiêu chí hiệu quả. Trên đường về nhà, cậu nhẩm tính: “Tôi sẽ nói với cha tôi rằng: Thưa cha, con đã sai và rằng, nếu được, con ít nhất cũng có thể là người làm công cho cha, nếu con không còn đáng là con của cha." 

    Nhưng người cha trong dụ ngôn không chờ đợi đứa con trai tự biện minh hay giãi bày về kết cục thất bại của mình. Ông thậm chí không để cậu nói, mà thay vào đó, chạy đến ôm chầm lấy cậu. 

    Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu đã phá đi hình ảnh của một Thiên Chúa như Ông Chủ nghiêm khắc đặt những lỗi phạm của chúng ta lên bàn cân, và đong đếm tình yêu của Người dành cho chúng ta. 

    Thay vào đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lắng nghe tiếng nói bên trong hằng thúc giục chúng ta, ngay giữa lúc hoạt động và thất bại, hãy trở về với Người bằng cả trái tim mà tận hưởng niềm vui của mái ấm và tình yêu, rồi sau đó mới tính đến mọi sự khác. 

    Nhiều lần, Đức Giêsu đã thách thức não trạng thiên về hiệu quả. 

    Khi Ngài muốn cho đám đông ăn, và thấy các Tông đồ “đang tính toán”, Ngài yêu cầu họ phải có niềm tin vào năm chiếc bánh và hai con cá của một đứa trẻ. Những thứ ít ỏi khi được cho đi, được chia sẻ với tình yêu, sẽ mang lại hoa trái hơn gấp nhiều lần những công việc mệt nhọc được thực hiện với sự đắn đo, cứng nhắc và lo âu. 

    Một trong những dụ ngôn đẹp nhất của Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng, khi Thiên Chúa thấy một cây trồng đã không sinh hoa trái trong ba năm, Người không nhìn ngay vào kết quả được tạo ra, nhưng kiên nhẫn và gia hạn thêm một năm nữa, mà trong thời gian đó chính Người sẽ bỏ công sức ra mà cắt tỉa và chăm bón cho nó. 

    Tại làng Bêtania, lời trách móc ngọt ngào mà Chúa Giêsu dành cho Matta không phải là coi thường giá trị sự phục vụ và hành động của bà, nhưng là để nhắc nhở bà và nhắc nhở chúng ta rằng, nếu chúng ta chỉ quan tâm lo lắng về những việc cần làm, chúng ta sẽ bỏ lỡ phần tốt nhất: đó là niềm vui được gặp Chúa và lắng nghe Lời Người. 

    Lm Francesco Cosentino (Aleteia) / Minh Lộc chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG

     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THẤT BẠI LÀ TẠI NÓNG NẨY

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Thất bại của một người, 98% từ hai chữ: NÓNG NẢY!

     

    Có thể nói, nóng nảy, cộc cằn là một cảm xúc bình thường mà bất kỳ ai cũng phải có. Thế nhưng, có những người kiểm soát cơn giận dữ của mình rất tốt, nhưng cũng có người lại chẳng bao giờ làm được việc đó. 

     

    Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi nóng. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng. Đây mới là người thông minh thực sự, song đa số mọi người đều không suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Có một câu nói: “Nhịn được cơn tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”.

    Vậy lý do gì bạn phải nổi giận vì một chuyện nhỏ nhặt nào đó không phải do bạn gây ra? Những người thích nổi nóng có thể nghĩ ra một mớ lí do để bào chữa cho chính mình. Nhưng người không tức giận chỉ có một lý do, đó là họ không muốn cảm xúc bản thân mình bị ảnh hưởng bởi những người khác và quan trọng hơn là họ không muốn để bản thân đi quá giới hạn của chính mình.

    Những người thường tức giận mọi lúc, mọi nơi, với bất kì ai thì không thể kiểm soát cảm xúc của mình và họ có khả năng gặp phải những thất bại trong cuộc sống lẫn trong sự nghiệp.

    Tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” có viết rằng: “Chủ tướng không thể khởi binh khi đang tức giận và không thể chiến đấu khi lòng bực bội”, ngay cả khi anh ta là một người có khả năng tuyệt vời, anh ta sẽ không đi được quá xa nếu hành động trong lúc nóng nảy. Vậy làm cách nào để bớt nóng nảy?

    1. Học cách dịu dàng

    Răng người thì cứng còn lưỡi thì mềm. Ở cuối đời, răng sẽ không còn nữa nhưng lưỡi thì ngược lại. Thế nên hãy học cách dịu dàng để cuộc sống của bạn có thể lâu dài hơn.

    Tục ngữ có câu: Trong cương có nhu, trong nhu có cương. Cứng nhắc, thẳng thắn quá nhiều khi cũng không tốt mà mềm yếu, nhu nhược quá cũng chẳng xong. Tuy nhiên nếu biết hòa hợp sẽ làm nên chuyện lớn.

    2. Học cách quý trọng sức khỏe

    Chúng ta luôn nói rằng phải hiếu thuận với bố mẹ, có rất nhiều cách thể hiện, tuy nhiên nhất định là phải chăm sóc tốt cho bản thân mình để bố mẹ không phải lo lắng.

    Có câu nói rằng: “Thân thể là bố mẹ ban cho, không làm tổn hại thân thể của mình chính là đạo hiếu”. Trong công việc, vì để sinh tồn, có lẽ chúng ta không thể không bận rộn, thức đêm, ngủ không đủ giấc. Nhưng hãy nhớ rằng dù bạn có đi bao xa, bay cao đến đâu, điều mà bố mẹ quan tâm nhất vẫn là sức khỏe của bạn.

    Muốn sống khỏe thì nhất định cần phải duy trì sức khỏe tốt. Sức khỏe tốt không chỉ tốt cho bạn mà còn khiến bạn bè và gia đình cảm thấy thoải mái, thế nên đó cũng là hành động thể hiện lòng hiếu thảo.

    3. Học cách nhẫn nại

    Đôi khi, đứng trước vấn đề khó giải quyết bạn hãy bình tĩnh và lùi lại một bước. Nhẫn nại để giải quyết, để hóa giải, biến chuyện dữ hóa lành, biến những chuyện lớn hóa những điều nhỏ nhặt, còn chuyện nhỏ nhặt thành không có gì bằng năng lực và trí tuệ của mình.

    Với sự kiên nhẫn, chúng ta có thể phân biệt điều tốt và điều xấu, thiện và ác, đúng và sai và tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp.

    4. Học cách nhận lỗi

    Con người thường không thừa nhận sai lầm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác, họ luôn cho rằng bản thân họ đúng còn người khác thì làm sai. Người ta thường đổ lỗi cho cha mẹ, bạn bè, người xa lạ, kể cả trẻ em hoặc những người không tốt với bản thân họ. Họ chẳng mất gì mà còn có thể giải tỏa cơn tức giận trong lòng mình trong khi người khác lại phải chịu trận.

    Trên thực tế, đổ lỗi cho người khác là một hành động hết sức sai lầm. Hành động này làm tổn thương người khác và có thể giết chết các mối quan hệ của bạn. Học cách thừa nhận sai lầm là một hành động tuyệt vời, chứng tỏ bạn đã trưởng thành và dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.

    5. Học cách buông bỏ kịp lúc

    Thực ra, cuộc sống này cũng giống như một chiếc vali. Khi bạn cần nó, hãy xách hoặc kéo nó. Khi bạn không cần nó, hãy đặt nó xuống. Đừng ôm nó đến nỗi mỏi cả tay cũng không bỏ xuống, làm thế thì chỉ có bạn mệt thôi. Cuộc đời mỗi người thì có hạn, hãy biết cách buông tay kịp lúc.

    6. Ngưng ghen tị trước thành tựu của người khác

    Nhiều người trong số chúng ta cảm thấy không vui, thậm chí ghen tức khi nhìn thấy người khác thành công. Nên nhớ rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, họ đã đánh đổi những gì trong khi bạn không làm gì cả.

    Nếu muốn thành công như họ, hãy nỗ lực bằng hoặc gấp nhiều lần họ, bạn sẽ có được thứ bạn muốn. Bằng không, hãy hạnh phúc khi bạn nhìn thấy bạn bè hay đồng nghiệp của bạn thành công, bạn nên thấu cảm khi nhìn thấy những người tốt và những điều tốt vẫn còn đâu đó quanh mình.

    7. Học cách giao tiếp

    Không biết cách giao tiếp có thể dẫn đến không phân biệt rõ đúng và sai, dẫn đến tranh chấp và gây ra hiểu lầm. Giao tiếp là sự hiểu biết và thấu hiểu lẫn nhau, từ đó giúp đỡ lẫn nhau. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết cho vừa lòng hai bên mà không phải giao tiếp?

    Khi bạn giao tiếp kém, bạn đã chịu đựng bao nhiêu mất mát? Có thực sự biết cách ăn nói sẽ có lợi cho bạn? Bạn càng biết cách ăn nói, càng có nhiều người khác hạnh phúc. Một khi họ hạnh phúc, họ càng thích trò chuyện với bạn. Càng có nhiều người thích bạn, họ càng sẵn sàng giúp đỡ bạn, bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn.

    Tuy nhiên hãy nhớ, khéo ăn nói là biết cách nói chuyện chứ không phải nịnh bợ, ai nói gì cũng cho là đúng hoặc ăn không nói có vì sợ phật ý người khác.

    DOCTIN8.COM

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHÍNH ANH EM LÀ ÁNH SÁNG

  •  
    Chi Tran

    CHÍNH ANH EM LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

     “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Ánh sáng ấy phải được chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những gì công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Chúa của anh em, Đấng ngự trên trời.” Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy trở nên ánh sáng cho trần gian. Vậy ánh sáng đó là gì?

    Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu từ “thắp đèn.” Chúa nói: “Không ai thắp đèn rồi đặt gầm giường.” Đúng vậy, vào thời Chúa Giêsu thì chưa có điện, người dân thắp đèn dầu để mang lại ánh sáng cho cả nhà. Cho nên, không ai thắp đèn lên, rồi lại đặt nó dưới cái thùng hay gầm giường. Chúa Giêsu mượn hình tượng ngọn đèn để nói về giáo lý cho mọi người. Ngọn đèn sáng ám chỉ Tin Mừng của Ngài, và chính Ngài là ánh sáng. Tin Mừng ấy không được phép đem giấu đi, nhưng phải được quảng bá và rao giảng khắp mọi nơi. Con Thiên Chúa xuống thế gian này, Ngài không được che giấu nhưng phải được tỏ lộ. Như thánh Gioan Tẩy giả đã tuyên bố: “Ngài là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.”

    Tin Mừng thánh Maccô thì viết: “Vì chẳng có gì giấu kín mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe". Người Kitô hữu khi đã lãnh nhận phép thanh tẩy, cũng giống như ngọn đèn đã thắp sáng, để mọi người chung quanh nhìn vào. Đó là người sống đạo. Người dân ngoại họ không nhận ra ánh sáng của Chúa Giêsu bởi vì ngọn đèn của người Ki-tô hữu còn bị lu mờ bởi bóng tối của sự kiêu căng, của lòng hận thù ghen ghét, của sự tham lam và ích kỷ. Cho nên, ngọn đèn của ta vẫn bị lu mờ và không tỏa sáng được cho người khác. Thế giới ngày hôm nay rất cần có những người đem ánh sáng tới những nơi tối tăm, để xua tan sự giả trá, bạo lực và gian ác đang lan tràn.

    Kế đến, ánh sáng của người Kitô hữu bắt nguồn từ ánh sáng của Chúa Giêsu. Ánh sáng đó là ngọn đèn đức tin, là lòng bác ái, khoan dung, yêu thương và làm việc tốt có ích cho xã hội. Chúng ta phải ra đi và mạnh dạn làm chứng nhân giữa đời thường. Điều mà chúng ta đã nhìn thấy ánh sáng của Chúa Ki-tô qua đời sống thánh thiện của các thánh nhân: Mẹ Teresa Calcutta là ngọn đèn chiếu sáng cho những người nghèo khổ. Thánh Phanxico là ngọn đèn cho sự từ bỏ, hy sinh quên mình để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó. Các Tông đồ đã Chúa là ánh sáng, là sự sống đời, các ngài đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu.

    Sau cùng, chúng ta thì sao? Thế giới hôm nay cần những ngọn đèn người Kitô hữu. Hơn 2 tỷ người Công giáo, chúng ta có thể làm gì thế giới chung quanh. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cho nên những ngọn đèn chiếu sáng khắp thế gian này. Ánh sáng ấy phải được chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những gì công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Chúa của anh em, Đấng ngự trên trời.”Ánh sáng của chúng ta là đem lại sự ấm áp, yêu thương, cảm thông, nâng đỡ, chia sẻ, bình an và hạnh phúc cho tha nhân.
     
    Nếu mọi người chúng ta đón nhận được ánh sáng từ Chúa Giêsu, khi chúng ta yêu thương nhau, thì mọi người sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ của Thầy Giê-su. Và thế gian nhận ra Chúa Giêsu khi chúng ta trở nên ánh sáng của Ngài.

    Lạy Chúa, xin cho chúng chúng con trở nên ánh sáng cho nhau và cho thế gian này. Amen.

    Lm. John Nguyễn.
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐỐI VỚI QUÁ KHỨ VÀ BẢN THÂN

  •  HÙNG ĐÀO
     
     
     ĐỐI VỚI QUÁ KHỨ VÀ BẢN THÂN
     
     

    Đời người dù có lúc hạnh phúc thăng hoa thì vẫn sẽ luôn không thể tránh khỏi những thất ý, phiền não. Khi bạn cứ mê mải tranh đấu với những điều bất lực của bản thân mình thì sẽ đau khổ đến cùng cực. Chỉ khi đã hiểu rõ rồi mới không còn cảm thấy mệt mỏi nữa.

    Đối với quá khứ, nên thờ ơ

    Bạn có phải vì suy nghĩ của người khác mà khiến bản thân mình phải chịu ấm ức? Bạn có phải vì sai lầm của người khác mà canh cánh trong lòng? Bạn có phải vì một tình cảm không thể có kết quả mà rất lâu sau cũng không thể giải thoát?

    Nghĩ kỹ một chút, thật ra chúng ta đều ít nhiều trải qua những giai đoạn như thế. Mặc dù cố gắng hết sức, bạn vẫn có thể phải trải qua công việc khó khăn, cuộc sống khốn cùng, thất bại tình cảm, áp lực học tập…

    Có người từng đúc kết một câu thế này: “Đừng vướng vào một chuyện không thuận lợi quá lâu, nếu vướng vào quá lâu, sẽ rất phiền phức, rất đau khổ, rất ghét bỏ, rất mệt mỏi, rất tổn thương, rất đau lòng. Trên thực tế, không phải là ta không thể vượt qua quá khứ, mà là ta không thể vượt qua chính bản thân mình. Dù có không thuận lợi đến đâu cũng phải thoát thân mà lui”.

    Có câu chuyện như sau: Một người lên xe lửa không cẩn thận để quên một chiếc giày mới. Khi xe lửa chạy rồi, anh ta mới phát hiện ra. Lúc này, anh ta không ngần ngại ném luôn chiếc còn lại qua cửa sổ. Những hành khách khác đều không thể hiểu được hành động của anh ta. Anh liền giải thích: “Đôi giày đó có đắt thế nào thì bây giờ đối với tôi cũng không còn tác dụng nữa. Nhưng biết đâu đó sẽ có người nhặt được, chi bằng ném nốt chiếc giày đi để người khác có thể có nguyên một đôi giày hoàn chỉnh”. 

    Có những việc khi cần buông tay thì nhất định phải buông tay, cần không để ý thì nhất định không được để ý. Con người sống trên thế giới này có rất nhiều sự việc mà chỉ khi buông bỏ mới có thể có một bắt đầu hoàn toàn mới.

    Đối với tương lai, phải tin tưởng

    Trong cuộc đời có rất nhiều loại áp lực hình. Có lẽ bạn thường hay nghe thấy nhiều người hay phàn nàn rằng cảm thấy tương lai của bản thân mờ mịt, cảm thấy cuộc sống không có hy vọng. 

    Trên thực tế, ai cũng giống nhau cả thôi, đều cảm thấy tương lai mù mịt bởi rõ ràng đó là những tháng ngày chưa đến. Nhưng có người sẽ biến cái vô định ấy thành động lực, biến khó khăn thành điểm tựa để tiến lên. Và có người sẽ nằm im trong vũng lầy mà luôn ca thán. 

    Đối với tương lai hãy tin tưởng, chỉ cần nỗ lực, kiên trì tiếp tục thì có thể nhìn thấy ánh dương.

    Ngay cả khi trải qua rất nhiều khó khăn và gian khổ, vẫn có thể đối mặt với cuộc sống một cách tích cực; mặc dù bị chết giễu, lạnh nhạt, vẫn lựa chọn kiên trì gắn bó với giấc mơ của mình. Ấy mới thật là người trí huệ vậy. 

    Những người làm việc chăm chỉ có lẽ sẽ không bao giờ có cảm giác thất bại. Chỉ cần bạn dũng cảm tiến bước thì nhất định sẽ nhìn thấy ánh mặt trời.

    Đối với bản thân, phải thấu hiểu

    Trên thế giới này, người bạn phải yêu thương nhất, không thể phụ lòng nhất chính là bản thân bạn! Hãy học cách đối tốt với bản thân, có như vậy mới có thể hạnh phúc, mới có thể vui vẻ yêu thương thế giới này, mới có thể yêu thương người khác.

    Nhiều lúc, chỉ vì chúng ta quá để ý đến suy nghĩ của người khác mà khiến bản thân phải chạy theo đến đánh mất mình, không còn nghĩ đến hạnh phúc của bản thân được nữa, cuối cùng sống một cách vô cùng mệt mỏi.

    Người sống trên đời, nếu quá để ý đến thái độ, ánh mắt của người khác thì chỉ khiến bản thân phải tủi thân mãi mãi mà thôi. Hiểu bản thân mình là khởi đầu của sự lãng mạn cả đời. Hiểu bản thân mình cũng chính là thể hiện sự cảm ân với cuộc sống.

    Mệt rồi thì buông bỏ

    Có rất nhiều người thường cõng trên lưng hai túi hành lý: Một túi chứa “những phiền não của ngày hôm qua”, một túi chứa “những lo âu cho tương lai”. Trên thực tế bạn có thể lựa chọn một cách sống khác, đem chúng vứt xuống biển sâu hay vứt vào thùng rác! Bởi vì không ai yêu cầu bạn phải mang hai túi hành lý này trên lưng.

    Đối với cuộc sống, đừng hối tiếc quá khứ, đừng e sợ tương lai. Hãy dũng cảm tiến về phía trước, mệt rồi thì dừng bước, ngắm nhìn phong cảnh hai bên đường, rồi lại tiếp tục bước đi thôi. 

    Ngọc Linh