8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH- REFLECTION OF SR VERONICA

 

  •  
    Mo Nguyen
    Oct 5 at 6:38 PM
     
     
    ănh.jpg
     
         HOW TO INCREASE MY FAITH
     
                                 REFLECTION  27th Sunday Ordinary Time  Year C

                                                 Sunday 06 October 2019

                             (Luke 17:5-10)

    The strength to remain faithful in the face of adversity, the capacity to forgive, and the courage to do what we ought to do without seeking recognition or reward are perennial challenges for most people. According to the Lukan Jesus, it takes faith to meet such challenges. The devastating fires in the Amazon forests and in north-eastern Australia are testing the faith of those who have devoted  much of their energy, even their whole lives, to speaking truth to power about the need for action to offset the effects of global warming. And yet these people remain faithful, finding the strength to forgive and the courage to do what must be done for the sake of our common home.

    Today’s gospel reading brings to closure the central section of the long journey narrative that recounts the teaching of the Lukan Jesus on his way from Samariato the final events of his life in Jerusalem. The “apostles” ask Jesus to increase their faith. Their request is in itself an act of faith. He has been telling them to be on their guard. He has been emphasising the importance of endless and unconditional forgiveness. These disciples are well aware that to keep on forgiving those who offend repeatedly is not easy. It is in this context that they ask him to increase the faith. Jesus responds by insisting that even the smallest amount of faith can work wonders. His metaphorical language stretches the imagination. Even transplanting a mulberry tree from land to sea becomes possible through the power of a faith-infused word! They have no answer to this.

    Luke seems to be invoking “faith” in much the same way as does Habakkuk in today’s first reading which closes with a comparison between the proud whose “spirit is not right” and the just who “live by faith” (Hab. 2:4). The Hebrew word for faith in this passage is probably better translated as “fidelity” or “faithfulness”. For the Lukan Jesus, a little fidelity or faithfulness goes a long way. Among other things, it enables us to keep on forgiving even wilful ignorance and to keep on acting for justice.

    Finally, Jesus puts a number of questions to his disciples, questions that align their status with that of slaves in the service of a master. His questions provide a stark contrast with an example he has offered earlier in the gospel where the slave master serves the faithful slaves (12:37). These questions are consistent, however, with his insistence that true disciples do not seek the reward of honour or recompense for their service. Jesus’ followers must admit that their service is “unprofitable” in that it is no more than is required of them. Power, status, wealth acquired at the expense of others, refusal to forgive, all run counter to the path of gospel fidelity. To live by faith in our times is to be humble, forgiving, just and unremittingly attentive to the
    cry of the earth.

    Veronica Lawson RSM (Catholic Earthcare Australia)

    Increase Our Faith:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=GZj-egpGaHg

     

                         Increase Our Faith

     

    hat.jpg
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THÁNH NỮ TERESA

  • Kristie Phan
    Oct 2 at 8:27 AM
     
    LOÀI HOA THẤU CẢM
    Lm Michael Rennier 
    image.pngThánh nữ “Bông Hoa Nhỏ” Teresa Lisieux (Teresa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan) có tiếng là người lặng lẽ và khiêm tốn.  Đúng vậy.   Thánh nữ phát triển khả năng đối xử tử tế với mọi người, kể cả những người khó chịu nhất.
    Trong cuộc sống, ai cũng có những người “dị ứng” – những người mà chúng ta khó có thể hợp ý, hoặc những người “không ưa” chúng ta, thậm chí tìm cách chê trách chúng ta đủ thứ, giống như người Việt có câu: “Không ưa dưa cũng có giòi.”  Luôn có những người ghét chúng ta ra mặt, khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái khi đối diện với họ, dù chỉ là một cái nhìn cũng có vẻ “chói mắt” lắm.
    Không có cách nào để tránh né họ.  Kinh nghiệm của Thánh Teresa cho thấy như vậy.  Họ ở khắp nơi, ngay cả trong tu viện.  Chị thánh mau chóng làm chủ nghệ thuật đối xử với những người khó chịu và biết cách cảm thông cho họ.  Chị thánh là một loài hoa bé nhỏ nhưng lại có cách thấu cảm độc đáo.
    Có người cho rằng có thể Chị thánh đã từng là người khó chịu với người khác.  Không phải vậy.  Chị thánh sinh ra có bản chất mạnh mẽ và nóng nảy.  Người mẹ cho biết:  “Nó tức giận khi có những điều không vừa ý. Nó lăn ra đất nếu người khác không làm theo ý nó. Đôi khi nó uất lên.”  Chị thánh cho biết trong tự truyện Một Tâm Hồn rằng tính khí của Chị có thể dễ trở thành “người độc ác” nếu Chị không nhờ cha mẹ tốt lành đã giúp Chị vượt qua.
    Khi mới vào dòng, Chị cho biết: “Mọi thứ trong tu viện quyến rũ tôi.”  Nhưng không lâu sau Chị biết ngay rằng Chị có các xu hướng khó chịu và cứ tiếp diễn, các nữ tu khác cũng thế.  Chị có vấn đề với bề trên mới, bà luôn nghiêm khắc với Chị.  Và Chị cho biết: “Tôi không bao giờ gặp bà mà không bị trách mắng về điều gì đó. Tôi nhớ có lần tôi nhìn mạng nhện trong tu viện, bà nói với tôi trước mặt các nữ tu khác: ‘Được một bé gái 15 tuổi quét mạng nhện thì tu viện dễ coi lắm!’”
    Điều xấu hổ này phù hợp với việc bị kết tội lười biếng, và bề trên thường nói:  “Cô bé này vô tích sự!” Teresa phải tìm cách đối xử với bề trên, bởi vì dù muốn dù không thì họ cũng dành nhiều thời gian để giao tiếp thân mật.  Tệ trước, tốt sau.  Chị nói rằng vấn đề quá tệ đến nỗi Chị lo lắng mình có điều gì đó sai mà không sửa được.
    Qua thời gian, Chị nhận thấy rằng vấn đề không do mình, và Chị tìm cách đối xử với những người khó chịu.  Đây là lời khuyên của Chị Thánh Teresa: 
    1. TÌM GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC  Những người khó chịu luôn tiêu cực.  Họ tìm điều họ không thích, dù có thật hoặc bịa đặt, rồi tập trung vào đó.  Chẳng hạn, bề trên cho rằng Teresa lười biếng và cứ chú ý vào đó.  Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc không biết mình đúng hay sai bởi vì bạn cứ bị nói về điều đó hoài, mặc dù điều đó hoàn toàn không đúng.
    Chị Thánh Terese giải quyết vấn đề đó bằng cách không chú ý tới điều người ta nói xấu hoặc bới lông tìm vết.  Chị cứ lặng lẽ làm việc của mình, không chú ý tới bề trên nữa.  Chị hoàn tất công việc hết sức mình và để tôn kính Thiên Chúa.  Thật vậy, Chị thường làm cho người khác tin tưởng về công việc mà Chị làm bởi vì Chị biết điều đó làm cho họ hạnh phúc.  Khi Chị không quan tâm những gì bề trên chú ý hoặc nói Chị lười biếng, Chị giải thoát mình khỏi tính tiêu cực.
     
    2. ĐỪNG BIỆN HỘ VÔ ÍCH
    Chị Thánh Teresa không có ý nói chúng ta nên để cho người khác xô đẩy mình, mà là khi chúng ta bị hiểu sai hoặc bị kết án, chúng ta đừng cho phép mình chống lại.  Khi bề trên cứ khăng khăng cho rằng Teresa lười biếng, Chị muốn cãi lại và đấu khẩu, nhưng Chị biết chỉ vô ích mà thôi.  Có lần Chị bị kết tội làm bể chiếc bình và cứ để đó.  Chị thấy rằng ai làm bể cũng không thành vấn đề, dù Chị không làm bể, và cũng không đáng để biện minh, Chị vẫn im lặng và dọn dẹp.  Qua thời gian, hành động nói to hơn ngôn ngữ, sự nhịn nhục có thể chiến thắng cả những con người khó chịu nhất. 
     
    3. HOÀN THIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG
    Dễ dàng yêu thương gia đình và bạn bè, nhưng khó khăn yêu thương những người khó tính khó nết.  Chị Thánh Teresa nói về một nữ tu mà Chị cảm thấy không thích, nhưng Chị nhận ra rằng tình yêu là một hành động chứ không là một cảm giác, nữ tu kia là con người hoàn hảo đã dạy Chị cách yêu thương nhiều hơn.  Chính Chị cũng đã từng thay đổi nhờ tình yêu thương kiên trì của cha mẹ, thế nên Chị biết có sức mạnh của việc yêu những con người khó yêu.
    Chị nói: “Tôi cố gắng làm nhiều việc theo khả năng, và khi nào tôi bị cám dỗ nói lời không hay với bà thì tôi lại cười vui vẻ với bà.” Sau một lúc, Chị cho biết rằng cảm giác khó chịu bắt đầu thay đổi. 
    Cuối cùng, người khó chịu chỉ có thể ảnh hưởng bạn nhiều vì bạn muốn.  Chị cho biết rằng luôn có cách chọn lựa khác.  Có thể khó hoặc không thể, nhưng tấm gương của Chị thánh cho thấy rằng ngay cả những người khó chịu nhất cũng có thể trở thành một thánh nhân.
    TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org) 
     
    Kính mời xem :
    image.png     image.png
         
     
    Và nghe: 
    Audio TRUYỆN MỘT TÂM HỒN: - Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
     
     


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THỨ NĂM CN25TN-C

 

  •  
    Tinh Ca - Sep 25 at 5:48 PM
     
     

    Thứ Năm CN25TN-C

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Kg 1, 1-8

    "Các ngươi hãy xây cất đền thờ và như thế sẽ đẹp lòng Ta".

    Khởi đầu sách Tiên tri Khác-gai.

    Ngày mồng một tháng sáu năm thứ hai triều đại vua Ðariô, có lời Chúa sai tiên tri Khác-gai đến nói với Giorôbabel, con trai ông Giosêđec, thầy cả thượng phẩm những lời sau đây: "Ðây Chúa các đạo binh phán: Dân này nói: "Chưa đến lúc xây cất đền thờ Chúa". Và có lời Chúa dùng tiên tri Khác-gai phán rằng: "Chớ thì đến lúc các ngươi cư ngụ trong nhà ấm cúng, và để đền thờ này hoang vu sao?" Giờ đây Chúa các đạo binh phán như thế này: "Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi. Các ngươi đã gieo nhiều mà thu vào ít: các ngươi đã ăn không no, đã uống không say, đã mặc không ấm, kẻ nhận tiền công lại bỏ vào túi lủng". Chúa các đạo binh phán như thế này: "Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi: Hãy lên núi mang gỗ về xây cất đền thờ, như thế sẽ đẹp lòng Ta và Ta sẽ được tôn vinh". Chúa phán như vậy.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5-6a và 9b

    Ðáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).

    Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. - Ðáp.

    2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con, bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Ðáp.

    3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 9, 7-9

    "Ông Gioan đã bị trẫm chém đầu rồi, ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: "Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại"; còn kẻ khác lại nói: "Ông Êlia đã hiện ra"; kẻ khác nữa nói rằng: "Một tiên tri thời xưa đã sống lại". Nhưng Hêrôđê thì nói: "Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?" và vua tìm cách gặp Người.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Suy Nghiệm/SỐNG Lời Chúa


    Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu 
    có nội dung về biến cố Tiền Hô Gioan Tẩy Giả bị chém đầu với lời mở đầu của quận vương Hêrôđê liên quan đến danh tiếng của Chúa Giêsu:  Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XVII Thường NiênHôm nay, Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên, bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cũng lập lại lời của vị quận vương này về danh tiếng của Chúa Giêsu liên quan đến cái chết của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. 
     
    Tuy nhiên, trong khi Phúc Âm Thánh Mathêu bao gồm cả tiến trình xẩy ra việc lấy thủ cấp của vị thánh này và chỉ nói vỏn vẻn đến cảm nhận của quận vương Hêrôđê, thì Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay lại không thuật lại tất cả diễn tiến xẩy ra biến cố ấy, nhưng bao gồm cả các cảm nhận khác cùng với cảm nhận của chính quận vương Hêrôđê về Chúa Giêsu:
     
    "Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: 'Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại'; còn kẻ khác lại nói: 'Ông Êlia đã hiện ra'; kẻ khác nữa nói rằng: 'Một tiên tri thời xưa đã sống lại'. Nhưng Hêrôđê thì nói: 'Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?' và vua tìm cách gặp Người".
     
    Trước hết, chúng ta thấy rằng, nhờ Phúc Âm của Thánh ký Luca chúng ta có thể suy ra là cảm nhận của quận vương Hêrôđe trong bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu có thể đã bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của một vị quần thần nào đó của vua: "vì có kẻ nói rằng: 'Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại'", và vua chỉ lập lại cảm nhận ấy như là cảm nhận của vua về Chúa Giêsu thôi: "Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ" (14:2)
     
    Qua cảm nhận này của quận vương Hêrôđê, người ta có cảm tưởng là vị quận vương này vừa đánh trống vừa ăn cướp, đúng là một "con cáo" (Luca 13:32) muốn "tìm giết" cả Người nữa, như Người đã được một số người biệt phái mật báo cho biết sau này (xem Luca 13:31). Còn trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, ông ta lại có vẻ khách quan hơn, thiện chí hơn và tỏ ra thân thiện hơn với Chúa Giêsu: "Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân... 'Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?' và vua tìm cách gặp Người".
     
    Ở đây, trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca, vị quận vương Hêrôđê này chỉ tỏ ra thắc mắc mà thôi, chứ không suy diễn rồi đi đến quả quyết chủ quan một cách hống hách ngang tàng như trong bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, và chính vì thắc mắc nên ông mới muốn "tìm cách gặp Người". 
     
    Không ngờ, ước nguyện muốn được gặp Người của ông cuối cùng cũng đã được đáp ứng, khi tổng trấn Philatô, nghe biết Chúa Giêsu gốc gác thuộc về miền Galilêa là vùng thuộc thẩm quyền của ông, đã giải giao Người cho ông, và khi nghe thấy thế ông đã tỏ ra "hết sức vui mừng để gặp Người", nhưng ông đã hoàn toàn thất vọng khi gặp Người, bởi ông chỉ muốn "xem Người làm một phép lạ nào đó", mà không được toại nguyện nên ông cùng đám vệ binh của ông đã tỏ ra khinh chê nhạo báng Người (xem 23:6-12). 
     
    Phải chăng Kitô hữu chúng ta đôi khi cũng chỉ muốn "tìm cách gặp Người" như quận vương Hêrôđê này để được "xem Người làm một phép lạ nào đó", ở chỗ Người ban cho chúng ta những điều chúng ta xin Người, nhất là trong cơn gian nan khốn khó hoạn nạn của chúng ta, cần được cứu vớt nhanh bao nhiêu có thể, lạ bao nhiêu có thể theo lòng mong ước chủ quan thiển cận của chúng ta, nhưng xin mãi mà Người vẫn im lìm chẳng nhúc nhích gì, khiến chúng ta cảm thấy chán ngán Người, xa lánh Người và thậm chí chối bỏ Người cùng nguyền rủa Người?

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     TN.XXVL-5.mp3

     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -26TH SUNDAY - C

  •  
    Mo Nguyen
    Sep 28 at 4:02 PM
     
     

    confest.jpg

            

                           I CONFESS TO YOU

     

             TWENTY-SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                        SUNDAY 29 SEPTEMBER 2019

     

     FOR WHAT WE HAVE FAILED TO DO

                                       A REFLECTION (Luke 16: 19-31)

    FOR WHAT WE HAVE FAILED TO DO: The rich man in today’s Gospel is condemned for his inactivity towards to the poor man. Lazarus was starving and covered in sores, but the rich man did nothing to help him. In the Penitential Act at Mass we ask forgiveness not only for the bad we have done but for the good we have failed to do.

     

    I Confess To You HD:

    https://www.youtube.com/watch?v=m2yP06A3Sec

             

     FOR WHAT WE HAVE FAILED TO DO

     

    tha.jpg

    Bờ đá xanh tạ tội - Lệ Hằng [Video Lyrics]:

    https://www.youtube.com/watch?v=IQplPy_eikw

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SỰ HIỂU BIẾT THIÊNG LIÊNG

  •  
    Chi Tran - Sep 20 at 2:39 AM
     
     

    SỰ HIỂU BIẾT THIÊNG LIÊNG

     

    Chúa hiểu chúng ta là những con người, yếu đuối về mặt tâm linh, bận rộn và theo bản năng là hướng đến các chuyện ở trần gian này, đến mức chúng ta không tự nhiên hướng về cầu nguyện...

     

     

    Cách đây nhiều năm, trong một buổi hội thảo chuyên đề về đức tin và truyền giáo, một trong các diễn giả đã đưa ra lời tuyên bố khá giật mình. Cô là nhà hoạt động kitô giáo đã kết thúc bài thuyết trình của mình bằng những lời sau: “Tôi làm việc cho người nghèo, tôi làm việc này vì đức tin công giáo của tôi. Tôi dấn thân làm vì Chúa Giêsu nhưng tôi có thể đi ba năm ngoài đường phố mà không bao giờ nhắc đến tên Chúa Giêsu, vì tôi nghĩ Chúa đủ trưởng thành để không đòi hỏi mình là trung tâm sự chú ý có nhận thức của chúng ta trong mọi lúc.”

    Giống như nhiều người khác trong phòng, tôi chưa bao giờ nghe một văn sĩ hay một nhà rao giảng nào nói thẳng như vậy. Tôi đã nghe các học giả Kinh Thánh nói về việc Chúa từ bỏ mình khi nhập thể, về sự quên mình trong ẩn giấu, về lòng kiên nhẫn của Chúa khi bị bỏ quên nhưng tôi chưa bao giờ nghe ai nói thẳng, Chúa không sợ chúng ta không chú ý đến Ngài trong một thời gian dài.

    Nhưng điều này có đúng không? Chúa có đồng ý với loại bỏ bê này không?

    Có một sự thật quan trọng ở đây, nhưng chỉ khi nó có đủ điều kiện minh xác. Nghĩ theo nghĩa đen, điều này có thể biện minh cho quá nhiều chuyện không tốt (lười biếng thiêng liêng, ích kỷ, nghĩ đến mình quá độ, cự lại với một suy nghĩ sâu sắc hơn, trì hoãn quá mức với những gì quan trọng và rất nhiều chuyện khác). Nhưng đây là sự thật: Chúa hiểu! Thiên Chúa là bậc cha mẹ yêu thương, hiểu được sự vô tâm và quan tâm của con cái mình.

    Thiên Chúa không đặt chúng ta vào cuộc đời này chủ yếu chỉ để xem chúng ta có quan tâm đến Ngài mọi nơi mọi lúc không. Thiên Chúa muốn chúng ta chăm chú vào những việc ở thế gian này, nhưng dĩ nhiên là không được quên những chuyện này đang đi qua và chúng ta được định hướng cho một cuộc sống bên kia thế giới. Chúng ta không ở trên trái đất này để luôn nghĩ về đời sống vĩnh cửu, cũng không ở trên trái đất này để quên đi đời sống vĩnh cửu.

    Tuy nhiên nếu cuộc sống không có ý thức thì cuộc sống ít nhân bản hơn nên, chúng ta cũng phải có những giây phút cố gắng để Chúa là trọng tâm ý thức của mình. Chúng ta cần những giây phút cầu nguyện, suy niệm, chiêm ngắm, thờ phượng, cần  ngày sa-bát, cần nhận biết, cần tạ ơn Chúa. Chúng ta cần những giây phút ý thức mình có một cuộc sống trong tương lai, một đời sống vĩnh cửu ngoài đời sống hiện tại này.

    Và cuối cùng, điều này không đi ngược, không tranh chấp với sự quan tâm tự nhiên của chúng ta về cuộc sống này, về các quan hệ trong đời sống hàng ngày, với gia đình, với công ăn việc làm, với sức khỏe, về sự tập trung tự nhiên của chúng ta với tin tức hàng ngày, với thể thao, thú vui và các giải trí khác. Với thiện tâm và trung thực, những gì thu hút sự quan tâm của chúng ta rồi cuối cùng cũng thúc đẩy sự quan tâm này hướng về những chuyện sâu sắc hơn và cuối cùng đương nhiên là hướng về Chúa. Nhà thần nghiệm cao cả Gioan Thánh giá nói với chúng ta, nếu chúng ta trung thực và chân thành khi chúng ta tập trung vào những chuyện tầm thường của thế gian này thì những điều sâu xa hơn sẽ xảy ra, một cách vô thức và dưới bề mặt, chúng ta sẽ đến gần với Chúa hơn.

    Chẳng hạn, đan tu nổi tiếng Carlo Carretto đã kể câu chuyện sau: sau khi sống ẩn tu nhiều năm trong sa mạc Sahara, bỏ ra không biết bao nhiêu giờ để cầu nguyện, để suy gẫm, ông về Ý thăm mẹ mình. Bà là người phụ nữ nuôi một gia đình đông con với rất nhiều trách nhiệm trong đời, bà không có nhiều thời gian để cầu nguyện. Và Carretto ngạc nhiên nhận ra chính bà là người suy gẫm nhiều hơn mình, không phải vì các giờ cầu nguyện của một ẩn tu như mình là không tốt, nhưng vì tất cả các việc vô vị lợi mà mẹ mình đã làm trong việc nuôi nấng gia đình và chăm sóc người khác là rất tốt.

    Và Chúa hiểu điều này. Chúa hiểu chúng ta là những con người, yếu đuối về mặt tâm linh, bận rộn và theo bản năng là hướng đến các chuyện ở trần gian này, đến mức chúng ta không tự nhiên hướng về cầu nguyện, về nhà thờ ngay cả khi chúng ta cầu nguyện hay ở trong nhà thờ. Chung chung chúng ta luôn đãng trí, mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn, nghĩ đến chuyện khác và mong giờ cầu nguyện và ở trong nhà thờ sớm xong.

    Không phải dễ để giữ Chúa ở trọng tâm chú ý có ý thức của chúng ta; nhưng Chúa biết và thông cảm.

    Bà Kate Bowler, giáo sư thuộc giáo phái Mennô bình giải về cái mà Giáo hội gọi là “thường niên” nghĩa là thời gian không ở trong các mùa đặc biệt như Mùa Vọng, Mùa Chay, lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, không có gì đặc biệt để dâng mừng. Điều gì xảy ra ở đây? Đó là những chuyện trở nên “bình thường”: “Không có sinh ra trong máng cỏ, không có cái chết trên thập giá, không có các bài hát, các bài cầu nguyện sốt sắng và giữ con cái họ yên lặng khi nghe giảng. Điều huyền nhiệm mờ dần và để lộ ra hình ảnh thật của nhà thờ: giáo dân bình thường trong một tòa nhà nhàm chán gặp nhau cho đến khi được khởi động.”

    Đúng, đa số thời gian, chúng ta, những người bình thường trong các tòa nhà nhàm chán đang chờ cú khởi động. Và Chúa hoàn toàn hiểu chuyện này.

    Ronald Rolheiser

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch