8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BÌNH AN Ở ĐÂU?

 

Hung Dao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
 Aug 8 at 2:11 PM
 
Subject: Re : Bình An .


BẠN ĐÁNH RƠI THỨ GÌ KÌA !

Xưa có cặp vợ chồng già, bà lão đều đặn mỗi buổi chiều đều làm lễ gõ mõ tụng kinh... còn ông lão thì thích lao động và ngồi ngắm người đi qua lại !

Bà lão là một người khó tính và sạch sẽ, còn ông lão thì hiền hơn nhưng rất hay để quên và đánh rơi đồ. Bà lão ngày nào cũng nhắc ông " ông đánh rơi thứ gì kìa "...
...đôi lúc bà đang ngồi thiền hay tụng kinh thì ông lão làm rơi đồ tạo ra tiếng động lớn khiến bà giật mình và khó chịu... lúc đó bà lại quay ra khó chịu và trách mắng ông . Còn ông thì không phản ứng gì cả !

Việc đó cứ lập đi lập lại, và rồi 1 lần hai ông bà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa khi ông làm rơi đồ lần này bà lão mắng ông rất thậm tệ... ông nghe bà mắng xong liền nhẹ nhàng nói " bà đánh rơi gì kìa ! "
...bà lão giật mình nhìn quanh mà không thấy rơi thứ gì ! Lại quay lại lớn tiếng với ông : " tôi rơi cái gì ! ? "

- Ông nhẹ nhàng nói: " Bà đánh rơi sự bình an, sự tĩnh lặng của bà, cuối mỗi ngày bà lại đều đặn nhặt lại sự bình an của mình bằng tụng kinh hay gõ mõ rồi sau đó bà làm đánh rơi nó ngay lập tức mà chẳng hề nhận ra ! "

*Bạn biết không !
Một thầy tu và một người nông dân bình thường đều có sự bình an như nhau vì sự bình an không phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn tụng kinh hay cầu nguyện... nó không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn hay vất vả của cuộc sống !
....Mà sự bình an đến từ sự thực hành không phản ứng, không phản kháng, không chống đối với những cảm giác bạn ghi nhận được !

*Khi ta trách móc ai đó hậu đậu ...thì chính bạn đã hậu đậu làm rơi sự bình an của mình trước !
 
ST
---------------------
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHẤP NHẬN ƠN RIÊNG

CHẤP NHẬN ƠN RIÊNG ĐỂ PHỤNG SỰ THIÊN CHÚA
 
   Trưởng thành tâm linh là nhận biết sức mạnh và sự yếu đuối của mình.  Chúng ta bắt đầu nhận thấy các lĩnh vực cho phép yêu mến và phụng sự Thiên Chúa – và tha nhân, đồng thời cũng nhận thấy nơi nào có thể làm việc, và chấp nhận rằng mình có thể thiếu các tặng phẩm nào đó mà người khác lại có.  bạn và tôi là những cá nhân, mặc dù đã được liên kết với nhau trong Nhiệm Thể Đức Kitô.
 
Một sai lầm chúng ta thường mắc phải là so sánh mình với người khác.  Chúng ta có thể tập trung quá nhiều vào các tặng phẩm mà người khác có chứ không chấp nhận chính mình.  Người trưởng thành tâm linh là người nhận thấy mình thiếu khả năng hoặc tài năng về lĩnh vực nào đó.  Điều này không có nghĩa là chúng ta yếu kém, mà vì Thiên Chúa có con đường khác dành cho chúng ta khác với con đường của người khác.
 
Chúng ta không được yêu cầu bước đi trên con đường của người khác, mà được yêu cầu bước đi trên con đường mà Thiên Chúa đã đặt ra trước mặt chúng ta.  Ngài tạo nên mỗi chúng ta và Ngài biết rõ chúng ta có thể hoàn thiện theo cách nào.  Nếu chúng ta cầu xin Ngài và cứ để Ngài hành động, Ngài sẽ làm cho chúng ta nên thánh.  Điều đó có nghĩa là tự so sánh mình với người khác là ghen tỵ, mà đố kỵ với người khác là lãng phí thời gian.  Thiên Chúa muốn mỗi chúng ta sử dụng các tặng phẩm Ngài đã ban cho chúng ta để làm theo mục đích của Ngài chứ không theo mục đích riêng của chúng ta.  Đấng đáng kính Hồng Y Fulton Sheen giải thích: “Thiên Chúa trao ban các tặng phẩm khác nhau cho những con người khác nhau.  Không có nền tảng để cảm thấy thua kém người có tặng phẩm khác.  Khi nhận biết rằng chúng ta sẽ bị xét xử theo tặng phẩm mình đã nhận, chứ không phải là tặng phẩm mình không nhận, người ta sẽ hoàn toàn thoát khỏi cảm giác thua kém.”
 
Nhận biết Thiên Chúa mong muốn chúng ta là người mà chúng ta là, hoặc không đi cùng con đường như người khác thì chúng ta sẽ cảm thấy tự do.  Khi chúng ta không tự so sánh mình với người khác hoặc mong muốn những điều của chính mình, chúng ta có thể sống theo ý Chúa và theo kế hoạch Ngài đã dành cho cuộc đời của chúng ta.  Ngài muốn mỗi chúng ta nên thánh theo ý Ngài muốn với những gì là của chúng ta – mối quan tâm, năng lực, sức mạnh, sự yếu đuối, và sai lầm của riêng mình.  Dĩ nhiên Ngài muốn chúng ta tiếp tục hành động để vượt qua sự yếu đuối và sai lầm của mình.
 
Sự tự do này cũng có thể giúp chúng ta vượt qua thói ghen tỵ, đố kỵ, và ngồi lê đôi mách, hết chuyện nhà ra chuyện người – ngày nay gọi là dạng “bà tám.”  Đó là mối nguy hiểm, đặc biệt đó là thói xấu dễ dàng dẫn tới việc vu khống.  Tán gẫu nhiều sẽ dẫn tới ghen ghét hoặc thù hận.  Trước tiên chúng ta nhìn vào tặng phẩm của người khác – dù về thể lý, trí tuệ, tinh thần...  Chúng ta thường hủy bỏ bất cứ điều tốt nào mà chúng ta cảm thấy không an toàn vì mình thiếu điều tốt đó.  Điều này thường xảy ra trong môi trường công việc, nhưng cũng thường xảy ra trong các giáo xứ hoặc cộng đoàn.
 
    Chúng ta biết rằng người nào đó làm điều gì đó mà chúng ta không thể làm được và chúng ta cảm thấy bị đe dọa, rồi chúng ta hành động trong nỗi lo sợ đó.  Chính nỗi lo sợ đó khiến chúng ta tin rằng chúng ta thua kém hoặc không được quý mến như người có khả năng kia.  Kẻ thù muốn dẫn chúng ta tới sự bất an và không tin tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta.  Lúc đó, chúng ta quên rằng mặc dù chúng ta không xứng đáng với tình yêu của Thiên Chúa, Ngài vẫn đại lượng trao ban cho chúng ta tình yêu thương vô hạn của Ngài.  Không có sự so sánh giữa bạn và tôi, bởi vì tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta là tình yêu sâu thẳm nhất và trọn vẹn nhất, chúng ta không được phép lo sợ về sự yếu đuối của chúng ta, bởi vì đó là điều Thiên Chúa đã biết.  Tặng phẩm của chúng ta khác nhau.
 
Một dạng ngồi lê đôi mách khác do lòng thù hận.  Có thể ai đó làm điều gì đó mà chúng ta không thích hoặc tính cách người đó không hợp với mình, thế nên chúng ta “nói nhỏ” với người khác để làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái hoặc làm hại người khác.  Chính những lúc đó Thiên Chúa yêu cầu chúng ta yêu thương cả những người chúng ta cảm thấy khó ưa hoặc những người phản bội chúng ta.  Là Kitô hữu và có nền tảng yêu thương, chúng ta được mời gọi yêu thương cả kẻ thù.  Nghĩa là chúng ta phải chấm dứt bàn ra tán vào, tránh xa những người lắm mồm nhiều chuyện.  Đó là do tức giận hoặc thù hận, nguyên nhân thường là do tính đố kỵ.
 
    Để sống vì Nhiệm Thể Đức Kitô trong thế giới ngày nay, chúng ta phải sống theo kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta để chúng ta có thể cùng phục vụ với các anh chị em khác trong Đức Kitô.  Nghĩa là chúng ta phải loại bỏ sự bất an và nỗi lo sợ về tình trạng mình không đủ tốt để chấp nhận và nghỉ ngơi trong tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta.  Các con đường của chúng ta đều khác nhau.  Các tặng phẩm Thiên Chúa ban cho mỗi chúng ta cũng khác nhau.  Hãy nhìn vào cách khác nhau mà các thánh đi theo con đường riêng, sứ vụ riêng, tặng phẩm riêng, và tính khí riêng.  Thánh Teresa Calcutta có sợ Thánh Thomas Aquinô không?  Không.  Các ngài sống theo con đường nên thánh riêng mà Thiên Chúa đã mời gọi, các ngài phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội cũng hoàn toàn theo tính cách khác, kinh nghiệm khác, trí tuệ khác, và các nhiệm vụ rất khó.  Chúng ta không được mời gọi giống như các ngài, nhưng chúng ta được mời gọi giao lại các tặng phẩm của mình cho Thiên Chúa theo mục đích của Ngài.
 
    Một trong những điều bất công mà chúng ta làm cho nhau là muốn con đường của người khác cũng như con đường của mình.  Chúng ta sai lầm khi tin rằng cách của chúng ta là cách duy nhất đúng đắn bởi vì kinh nghiệm của mình cũng phải là cách đối với người khác.  Thiên Chúa không có nhiệm vụ chung cho tất cả chúng ta, thế nên nếu chúng ta tin rằng cách của mình là cách duy nhất, chúng ta sẽ đối lập với Thiên Chúa.  Chúng ta phải nhớ rằng mỗi chi thể trong Nhiệm Thể đều phải hướng về cùng một mục đích, nhưng không cùng một con đường.  Có vô số con đường tới Giêrusalem, nhưng đích đến luôn luôn giống nhau.  Điều này cũng đúng đối với Thời Cánh Chung của chúng ta.
 
   Có sự tự do lớn lao khi nhận biết sức mạnh và sự yếu đuối của mình.  Điều đó cho phép chúng ta ấp ủ con đường riêng mà Thiên Chúa kêu gọi mỗi chúng ta bước đi.  Điều đó dạy chúng ta cẩn thận và giúp chúng ta biết khi nào nói “có” và khi nào nói “không”.  Có nhiều điều mà người khác có thể làm tốt hơn chúng ta bởi vì họ có tặng phẩm đặc biệt mà Thiên Chúa ban cho họ, giống như chúng ta đặt các tặng phẩm dưới chân Chúa để phục vụ Giáo Hội và thế giới.  Khi chúng ta đón nhận các tặng phẩm đó, chúng ta sẽ giảm bớt xét đoán người khác vì con đường của họ khác với con đường của chúng ta và chúng ta cũng sẽ thấy dễ dàng tránh né những cuộc tán gẫu.
  Tất cả chúng ta đều phải tìm kiếm đường lối của Thiên Chúa dành cho, chứ không phải con đường của ta.  Yêu thương nhau như anh chị em trong Đức Kitô là nhận biết các tặng phẩm riêng ở mỗi người.  Khi làm vậy, ta sẽ có thể kết hợp các tặng phẩm của mình, để có thể đưa thế giới sa ngã này về với Đức Kitô.
 
Constance T. Hull- Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
 
Ta co la ta ta moi dep.jpg
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH-10 CACH ĐỂ CẦU NGUYỆN TỐT NHẤT

10 CÁCH ĐỂ CẦU NGUYỆN TỐT NHẤT.

 

1. Hằng ngày bạn hãy để ra vài phút và đừng nói gì cả. Bạn hãy thực tập việc nghĩ về Chúa. Và để việc thực hành này giúp bạn dễ dàng thấm nhuần ơn thiêng liêng.

2. Cất lời cầu nguyện. Bạn chỉ dùng những lời nói đơn giản, kể cho Chúa biết tất cả những gì đang có trong tâm tư. Bạn đừng dùng những kinh nguyện đã được soạn sẵn trong sách vở. Bạn hãy dùng những lời nói của chính bạn. Chúa nghe, và hiểu rõ bạn hơn ai hết.

3. Hãy cầu nguyện khi bạn lên đường đi làm, trên đường đi, hay trên bàn giấy… Cầu nguyện khắp nơi. Hãy dùng cách cầu nguyện trong chốc lát, gạt bỏ những sự vật xung quanh, tập trung tinh thần vào việc Chúa đang hiện diện trước mặt. Thực hành như vậy nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy Chúa luôn hiện diện thực sự trong cuộc đời bạn.

4. Khi cầu nguyện không cần lúc nào cũng phải xin ơn, nhưng luôn ca ngợi hồng ân Thiên Chúa đã và đang ban cho bạn. Nhớ dâng lời tạ ơn nhiều hơn là xin ơn.

5. Cầu nguyện và tin rằng những lời cầu nguyện chân thành ấy sẽ lan rộng và bao trùm trên những người bạn yêu thương, bằng sự yêu thương, che chở của Thiên Chúa.

6. Bạn đừng bao giờ dùng những tư tưởng tiêu cực trong lời cầu nguyện. Chỉ có tư tưởng tích cực mới đạt hiệu quả, dẫn bạn tới thành công
.
7. Bạn hãy luôn tỏ ra thuận theo Thánh Ý Chúa. Hãy xin Chúa ban điều bạn muốn xin, nhưng hoàn toàn theo Ý Chúa, vì những gì Chúa muốn bao giờ cũng tốt đẹp hơn những điều bạn muốn.

 

8. Hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa. Xin Chúa ban cho bạn sự thông minh, khéo léo để thi hành công việc, song kết quả để cho Chúa định liệu.

9. Hãy cố gắng cầu nguyện cho cả những người bạn không ưa, hoặc những người đã làm hại bạn. Sự thù hằn chính là trở ngại lớn lao cho việc tiến bộ về tâm linh và sự an bình cho tâm hồn.

10. Bạn hãy lên một danh sách những người bạn cầu nguyện cho. Bạn càng cầu nguyện cho tha nhân, nhất là cầu nguyện cho những người không có liên hệ gì với bạn, thì kết quả của lời cầu nguyện ấy càng mau chóng đổ dồn về bạn.

     ductinjesus.com

-------------------------------------------

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - KẺ THÙ CỦA TÔN GIÁO

  •  
    Chi Tran
    Jul 26 at 7:53 PM
     
     
     

    MÙA CAO ĐIỂM CHO KẺ THÙ CỦA TÔN GIÁO

     

    Đây là những ngày khó khăn cho những người tin vào thể chế Giáo Hội và tôn giáo. Ngày nào cũng có tin tức nói về tội lỗi, tham nhũng, lạm dụng quyền uy, cuồng tín sai lạc, niềm tin bị phản bội – tất cả đều được làm nhân danh tôn giáo hay dưới vỏ bọc tôn giáo!

     

     

    Tệ nạn ấu dâm nơi các linh mục Công Giáo La Mã, các vụ tai tiếng tình dục và tiền bạc nơi các nhà truyền giáo trên truyền hình, các vụ bắt cóc làm con tin,  các vụ ném bom do những người chính thống quá khích Ả-rập, Công giáo Ai-len và Hồi giáo Sikh, những vụ này và các vụ khác ít tai tiếng hơn in đầy ở các trang nhất. Có người nói, “đây là vụ Watergate của Giáo Hội!”

     

    Vì thế, việc nhiều người bị lung lay đức tin là chuyện dễ hiểu. Niềm tin, một khi bị phản bội thì khó khôi phục. Vào thời kỳ đẹp nhất, lòng tin vào thể chế tôn giáo đã khó, bây giờ với các vỡ mộng như thế này thì càng ngày tín hữu càng nghĩ tốt hơn là sống độc lập, không cần đến thể chế Giáo Hội.

     

    Ngoài ra, đối với những người xem thường hay phớt lờ thể chế tôn giáo (người theo thuyết bất khả tri, chống tôn giáo, chống hàng giáo sĩ), thì đây là mùa cao điểm.

     

    Tất cả tai tiếng này góp phần củng cố thêm mối hoài nghi đã có sẵn nơi họ. Tôn giáo là trò lừa bịp; trên thực tế thể chế Giáo Hội chỉ để phục vụ quyền lợi cho những người tổ chức nó; độc thân trong Giáo Hội La Mã chỉ là bề mặt; mỗi người có một quan điểm riêng; trong Giáo Hội cũng như bất cứ đâu, tình dục và tiền bạc là tiếng nói cuối cùng: phần cơ chế của tôn giáo là phần làm hỏng đức tin; lòng hy sinh không vụ lợi không có trong các giáo hội; người ta có thể sống tốt mà không cần đến tổ chức tôn giáo; Đức Giê-su xây dựng nước trời, con người xây nhà thờ. Tất cả các biểu hiện kiểu Watergate này cuối cùng đang phơi bày sự thật!

     

    Nói gì và làm gì khi đối diện với các chuyện này?

     

    Mọi chữa lành đều bắt đầu bằng cách nạo vết thương. Dù đau đớn và nhục nhã trước các chuyện này, chúng ta nên biết ơn vì sự thật đã được phơi bày. Về lâu dài, sự thật sẽ làm cho chúng ta tự do.

     

    Ngắn hạn thì, chẩn đoán không được tích cực cho lắm. Chúng ta phải chuẩn bị cho một mùa, có lẽ sẽ rất dài, của đau đớn triền miên, của bối rối và bào mòn đức tin. Chúng ta phải chấp nhận nó, chấp nhận mà không tủi thân, không hợp lý hóa, không biện minh cho sự non nớt, hoặc mọi cố gắng làm dịu độ nặng của các tai tiếng này. Một phần chúng ta có bệnh và, vì vi rút đã tiêm nhiễm vào cơ thể, nó sẽ đi theo tiến trình của nó và cơ thể, đau đớn, nóng sốt, phải xây dựng một hệ thống miễn dịch mới. Ngắn hạn, chúng ta chỉ có thể làm theo sách Ai Ca khuyên: “Hãy nếm bụi tro và chờ đợi!”

     

    Ngoài điều ấy ra, ai trong chúng ta không trực tiếp liên quan đến các tai tiếng này, dù trên phương diện cá nhân hoặc tập thể, phải cự lại cám dỗ tách mình ra khỏi Giáo Hội với thái độ, “Đừng nhìn tôi, tôi vô tội, đây là vấn đề của người khác, không phải của tôi!”

     

    Đó là vấn đề của chúng ta, dù chúng ta vô tội hay có tội. Mọi kitô hữu, cũng như tất cả tín hữu chân thành đều là một thân thể. Thân thể Đức Ki-tô. Tất cả chúng ta đều ở cùng trong thân thể này, với Đức Kitô. Chúng ta có thể không dễ dàng hiệp thông với nhau trong giây phút ân sủng của Giáo Hội, các thánh, các thánh tử đạo, và các thành tựu đáng hãnh diện, thì chúng ta nhanh chóng tách biệt mình ra khỏi lịch sử tối tăm, các tranh chấp, tội lỗi, nạn ấu dâm và tai tiếng tình dục và tiền bạc của Giáo Hội. Là thành viên của Giáo Hội, là tín hữu, là liên kết với ân sủng và tội lỗi.

     

    Trong bối cảnh này, cần nhấn mạnh Đức Kitô đã chết giữa hai người kẻ trộm. Chúa vô tội; họ có tội. Tuy nhiên, vì sự hy sinh của Người trong bối cảnh này, Chúa bị phán xét như người kẻ trộm, những người hiện diện lúc đó xem Chúa cũng xấu như hai người kẻ trộm. Dân chúng nhìn vào thập giá mà không phân biệt được ai có tội, ai không. Họ đánh giá những gì họ thấy như nhau. Đối với họ, ai bị đóng đinh đều giống nhau.

     

    Giáo Hội lúc nào cũng bị phán xét theo cách đó. Là thành viên của Giáo Hội là liên đới với cộng đoàn, với tội lỗi và với những người có tội. Đức Ki-tô là mục tiêu của ngờ vực và hiểu lầm. Mọi cáo buộc đều nhắm hết vào Người. Với Giáo Hội của Người, điều này cũng sẽ luôn luôn đúng.

     

    Giống như Đức Ki-tô, Giáo Hội luôn bị những người ở ngoài phán xét, theo công thức chống đối, đây là tổ chức của những người lạm dụng trẻ em, bịp bợm, dối trá, trộm lành và trộm dữ. Thập giá của Đức Kitô vẫn tiếp diễn và vẫn đồng hành theo các bi kịch cá nhân của những người tội lỗi chân thành cũng như không chân thành. Đức Ki-tô luôn luôn bị đóng đinh giữa các kẻ trộm.

     

    Tuy nhiên Giáo Hội không cần phải đưa ra một biện minh đặc biệt nào cho chuyện này. Đức Giê-su đã có mặt ở đó. Tại sao Giáo Hội không có mặt ở đó?

     

    Cách đây một thế kỷ, Thần học gia Tin lành, Friedrich Schleiermacher đã nói trong cuốn Các bài nói chuyện với những người khinh nền văn hóa tôn giáo (Speeches to the Cultured Despisers of Religion) rằng, lúc nào cũng có cám dỗ khinh miệt tôn giáo dưới vỏ bọc tích cực, nhất là dưới khía cạnh lịch sử cụ thể trong các giáo hội nơi mà, giáo hội  bị vướng mắc một cách vô vọng và bất lực với tội lỗi, nhỏ nhen và các nhược điểm của người bình thường. Lúc nào cũng có cám dỗ nói rằng, “Tôi có thể luận giải về Thiên Chúa, nhưng tôi sẽ không dính líu đến tất cả các xáo trộn của con người mà chúng ta gọi là Giáo Hội này!”

     

    Câu nói đó là câu nói của người dị giáo. Đó là cũng là câu nói của người muốn từ bỏ Đức Ki-tô để theo ngẫu tượng. Đức Ki-tô đi với những người tội lỗi, ăn uống với họ, bị cáo buộc với họ và chết cùng họ. Giáo Hội đúng khi liên đới với Người, đặc biệt trong chuyện này. Gần đây Giáo Hội đã chết đi với nhiều người tội lỗi. Giáo Hội vẫn đang bị nhục – nhưng, đó là thập giá!

     

    Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser

     

    Nguyễn Kim An dịch

    (phanxico.vn 22.06.2019

     
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CÂU HỎI VỀ CUỘC SỐNG

CÁC CÂU HỎI VỀ CUỘC SỐNG 
 

Vậy cuộc sống có những vấn đề của nó. Như khi CÁC BẠN đấu tranh để yêu thương nhau, cái gì là thật? Liệu khoảng cách giữa chúng ta đang xa hay gần? 

Rất hiếm khi đức tin, hy vọng, tình yêu đến với chúng ta một cách đơn thuần. Thay vào đó, như chính cuộc đời, chúng đến trong xáo trộn và nghi ngờ, sinh ra nhiều vấn đề.

Sống cuộc đời con người không phải là việc đơn giản, đặc biệt nếu sống vượt lên những gì đơn thuần là bản năng. Cố gắng tin vào những gì vượt ngoài giác quan và trí hiểu, cố gắng đặt niềm tin vào cái gì đó không chắc chắn, cố gắng yêu thương không tính toán, thì thường thường tạo cho chúng ta nhiều câu hỏi hơn luôn luôn câu trả lời.

Không để đầu óc vướng bận hoài nghi, mơ hồ, cám dỗ đưa đến việc tự đóng cửa, tránh xa. Biết suy nghĩ và cảm nhận thì mở mang với nhiều điều: bóng tối cũng như ánh sáng, thù hận cũng như yêu thương, tuyệt vọng cũng như hy vọng.

Maurice Merleau-Ponty, nhà triết học lừng danh trong lĩnh vực hiện tượng học, đã đặt toàn bộ học thuyết vào phát biểu sau: Mơ hồ là dữ kiện cơ bản trong kinh nghiệm. Đó là cách nhà triết học nói cuộc sống không đơn giản, đầu óc và quả tim chúng ta đầy ắp nhiều chuyện, và cuộc sống hầu như chỉ để phân loại các chuyện.

Tuyển chọn các chuyện thì không dễ. Rất nhiều tiếng gọi bên trong và chung quanh lôi kéo chúng ta đến với rất nhiều lý lẽ riêng của chúng: lẽ phải của bản năng, lẽ phải cao siêu, lẽ phải cái đầu, lẽ phải quả tim, lẽ phải tuổi trẻ, lẽ phải của đạo, của kinh tế, của thiêng liêng – đâu là lẽ phải đây?

Đâu là tiếng gọi của chân lý khi có quá nhiều tiếng gọi xung đột nhau? Và chúng ta bị lôi kéo về nhiều hướng.

Sâu thẳm trong chúng ta có tiếng gọi nên thánh, tin tưởng rằng ý nghĩa và hạnh phúc nằm ở lòng quảng đại và quên mình; và cũng có những tiếng gọi khác trong sâu thẳm của chúng ta đòi hỏi về nhiều thứ khác, như trải nghiệm tội lỗi, an toàn cho riêng mình, xây đắp danh tiếng và tổ ấm.

Đâu là sự thật trong những tiếng gọi này? Sự thật có dính với lòng biết ơn? Với cay chua? Với tín nhiệm? Với hoang tưởng? Các tiếng gọi mâu thuẫn nhau, vậy mà mỗi tiếng gọi đều có hứa hẹn riêng của nó với cuộc sống, với sự thanh thản, với thực tế, với ý nghĩa. Một ngạc nhiên nhỏ là cuộc sống giống như một công ty đang kiệt quệ!

Vậy cuộc sống có những vấn đề của nó. Như khi chúng ta đấu tranh để yêu thương nhau, cái gì là thật?

Liệu khoảng cách giữa chúng ta đang xa hay gần?

Chúng ta có hiểu nhau sâu đậm, hay làm cho người khác thêm rối loạn?

Chúng ta đang rơi dần vào tuyệt vọng, hay đang sống trong yêu thương?

Liệu chúng ta thường hay nói những lời giống nhau hay chưa nói đủ?

Chúng ta liên kết với nhau bằng những nỗi đau tinh thần hay bằng một cuộc sống đau khổ?

Trong thao thức của chúng ta là sự tiếc thương cho thế giới bất toàn hay cố gắng cải thiện nó trong đau khổ của Đức Kitô?

Trong xúc cảm dao động của chúng ta, đó là địa ngục hay cảm nghiệm của một nảy sinh?

Khi tình yêu tan vỡ, liệu có làm chúng ta buông thả cho giận dữ, hay chúng làm tội lỗi xấu xa nhất của chúng ta thành chai cứng?

Liệu tình yêu có đòi hỏi chúng ta nên có khoảng cách, hay đòi chúng ta truyền sức sống cho nhau?

Liệu đam mê có làm cho tình yêu thành tôn thờ thần tượng hay thành biểu tượng thiêng liêng?

Nỗi đau của tình yêu bị ruồng bỏ có phải là nỗi đau của hỏa ngục hay của luyện ngục, liệu những gì chúng ta cảm thấy thì như hỏa ngục khi thiên đàng đã xa tầm với?

Những vấn đề tình yêu đặt ra dẫn tới những câu hỏi khác về đức tin và hy vọng:

Có tin vào Đức Kitô được không?

Sau cái chết là một cuộc đời mới?

Luyện ngục có dẫn đến Thiên đàng không?

Liệu điều coi như không có thật, rốt cùng có thể là điều thật nhất không?

Liệu tinh thần có vượt thắng bản năng, tâm hồn có hơn tính dục không?

Liệu đức cậy có cho ta thấy được vô vàn khiếm khuyết mà tương lai sẽ đem vào cuộc sống chúng ta một cách thần diệu và mới hay không?

Nấm mồ có mở ra – mở ra lại – và mở ra lại hay không?

Liệu thật sự chúng ta có bảy mươi lần bảy cơ hội để hối lỗi?

Liệu sau một đêm không đánh cá được, chúng ta có thể có một mẻ lưới đầy cá hay không?

Liệu những thương tích của chúng ta có trở nên chứng tích của phục sinh, xóa bỏ mọi nghi ngờ của chúng ta như đã xóa bỏ nghi ngờ của thánh Tô-ma?

Liệu khi mà cảm xúc, giận dữ, đam mê, ghen ghét, yếu đuối và dại dột biến đi thì điều còn lại cuối cùng có chắc là tình yêu không?

Liệu tinh thần có thắng thể xác không?

Rốt cùng thì tất cả chỉ là câu hỏi – và cách chúng ta trả lời câu hỏi ấy sẽ cho chúng ta hình ảnh trung thực hay méo mó của một đời người. 

Ronald Rolheiser

Nguyễn Kim An dịch