Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - LM MINH ANH - HUẾ

  •  
    Hong Nguyen chuyển

     


     

    AI SẼ CỨU LẤY CON NGƯỜI?

    “Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat!”.

    Đầu thế kỷ 20, chính quyền Trung Quốc đã uỷ cho một tác giả viết tiểu sử của Hudson Taylor, một nhà truyền giáo vĩ đại của lục địa này, với mục đích xuyên tạc sự thật và bôi nhọ ông. Bắt tay vào việc nghiên cứu, tác giả ngày càng ấn tượng bởi tính cách thánh thiện và cuộc sống đầy niềm tin của Taylor; ông cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ được giao với lương tâm trong sáng. Cuối cùng, trước nguy cơ mất mạng, ông gác bút, từ bỏ chủ nghĩa vô thần và nhận Chúa Kitô làm Cứu Chúa. Ông nói, “Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao!”. Câu nói này không chỉ xuất phát từ cảm nhận của người viết tiểu sử của Taylor, nhưng còn từ trải nghiệm thất bại của chính quyền Trung Quốc, khi tác giả không chỉ không chịu làm bồi bút, mà còn tin nhận Chúa! Tin Mừng hôm nay cho thấy thực trạng đó khi các môn đệ Chúa Giêsu, bụng đang đói, đi qua đồng lúa, đưa tay hái lúa mà ăn; rủi thay, hôm ấy là ngày Sabbat. Các biệt phái bắt lỗi họ. Khi luật trở thành mục đích, luật đứng trên con người, nhất là những người đang đói, thì ‘ai sẽ cứu lấy con người?’.

    Là những nhà lãnh đạo tôn giáo của một dân được Chúa chọn; vậy mà các biệt phái đã chôn sâu luật của Thiên Chúa bên dưới lớp luật nhân tạo của họ, đến nỗi cả những người đói cũng không được phép hái những bông hạt để ăn trong ngày Sabbat. Vậy thì làm thế nào nhân loại có thể được dẫn dắt một cách an toàn trên con đường đích thực dẫn đến sự cứu rỗi, mà không vướng vào gai gốc của những nghi lễ sai lầm và những giới luật tuỳ tiện một cách vô vọng! ‘Ai sẽ cứu lấy con người?’, Con Thiên Chúa đã hạ mình làm người, đem đến sự thật viên mãn; một sự thật giải thoát con người bằng tình yêu.

    Trước những biệt phái đường bệ, Chúa Giêsu không nhượng bộ, Ngài cũng không cần lấy hết can đảm để giải toả sự bất khoan dung của họ, hoặc thậm chí, từ chối trả lời. Trái lại, không những không sợ hãi, Ngài nhân ái thu phục họ bằng việc trích dẫn đoạn Thánh Kinh mà họ tin và biết rất rõ; từ đó, Ngài tiết lộ cho họ sự thật theo cách mà họ có thể chấp nhận. Rằng, họ đã lạc xa tôn giáo chân chính; trong đó, tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với con người chiếm ưu thế so với việc tuân giữ các luật lệ. Ngài tóm tắt bản chất của tôn giáo đích thực và chỉ ra sai lầm của họ bằng một câu nói không thể ‘thần học’ hơn, “Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat!”. ‘Ai sẽ cứu lấy con người?’ nếu không phải là Ngài!

    Không dừng ở đó, Chúa Giêsu còn táo bạo thốt lên một điều khiến những kẻ chống đối Ngài sửng sốt, các môn đệ thì tròn xoe mắt, “Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat!”. Nói điều đó một cách không ngần ngại, Chúa Giêsu muốn tuyên bố rằng, thẩm quyền của Ngài ngang bằng thẩm quyền của Thiên Chúa, Đấng thiết lập ngày Sabbat vào buổi bình minh sáng tạo loài người. Vì thế, điều Ngài chờ đợi nơi những người Pharisêu không gì khác hơn là một hành động đức tin, tin nhận ngôi vị thiêng liêng của Ngài. Trái tim Ngài khao khát được cứu họ; Ngài khao khát đem đến sự cứu rỗi cho tất cả mọi người Ngài gặp gỡ, kể cả những kẻ thù!

    ‘Ai sẽ cứu lấy con người?’. Chính Thiên Chúa đã chuẩn bị ‘Đấng Sẽ Cứu’ từ ngàn xưa; Ngài gần như reo lên qua Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Ta đã tìm ra nghĩa bộc Đavít!”. Đúng thế, bài đọc thứ nhất tường thuật việc chuẩn bị đó. Loại Saolê, Ngài chọn Đavít qua việc Samuel xức dầu để Đavít đầy tràn Thánh Thần; từ dòng dõi Đavít, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ ra đời.

    Anh Chị em,

    ‘Ai sẽ cứu lấy con người?’. Đây không phải là một câu hỏi mới lạ, nhưng từ kinh nghiệm bản thân, Phaolô đã la lên, “Ai sẽ cứu tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô!”. Con Thiên Chúa đã hạ mình làm người, đem đến sự thật viên mãn; một sự thật giải thoát con người bằng tình yêu. Nơi Ngài không có logic, không có luật lệ; vì tất cả logic và luật lệ của Đấng Tạo Hoá được vận hành bởi tình yêu. Chúa Giêsu đã cứu lấy con người khi lấy con người làm trung tâm, chứ không lấy lề luật làm trung tâm. Luật của Ngài là luật bác ái, yêu thương. Không chỉ nói, Ngài còn dám chết cho con người, ngay cả chết vì lề luật của nó!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin thanh tẩy con khỏi mọi giả hình của chủ nghĩa pháp lý và chủ nghĩa lễ nghi. Cho con có một trái tim luôn biết thổn thức vì con người như trái tim của Chúa!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- CẦN YÊU THƯƠNG NHAU

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Dec 19 at 2:40 PM
     
     

    Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)

     

    Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021

     

    Trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, cùng với Giáo Hội, chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Nhập Thể và Biến Cố Giáng Sinh của Vị EMMANUEL.

    Thật ra, Ngài đã đến rồi, giờ đây, hằng năm chủng tử tưởng niệm và cử hành là để mỗi ngày chúng ta thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa đang ở với chung loài người, với Giáo Hội và từng người chúng ta,

    nhờ đó, chúng ta không còn lo âu hay sợ hãi gì nữa, trái lại, luôn vui sống trong an bình và bác ái yêu thương, và chỉ có bác ái yêu thương chúng ta mới gặp được EMMANUEL sống động nơi "những người anh chị em hèn mọn nhất của Ta" (Mathêu 25:40,44).

    Đó là lý do, trong bài huấn từ truyền tin cho Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm C hôm nay, về biến cố Đức Mẹ đi thăm người chị họ Isave của Mẹ, ĐTC, trước hết, nêu gương Mẹ đã "trỗi dậy và vội vã lên đường" và khuyên chúng ta hãy bắt chước Mẹ để dọn mừng GS.

    Với tâm tình "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), chúng ta hãy cùng nhau theo dõi những lời của Chúa Kitô qua môi miệng của vị thừa kế Thánh Phêrô đại diện Ngài trên thế gian hiện nay ở những cái link tùy nghi sau đây nhé:

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

    ĐTC Phanxicô: mang niềm vui của Chúa Giêsu cho tha nhân là hành động đầu tiên của bác ái 

     

    DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinMuaVongCNIV-C.mp3   

     

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO

“HÃY HÃNH DIỆN, VÌ BẠN LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO”

Lời trần tình:

Trước đây 3 năm, sau câu chuyện của cựu Hồng Y Tổng Giám Mục Washington, báo cáo của bồi thẩm Pennsylvania và một lá thư đang gây xôn xao của một vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức đã khiến mọi người bị tổn thương, không chừa ra bất cứ ai. Đối với những ai còn trung thành với Giáo Hội, với đức tin tin vào sự thánh thiện của Giáo Hội, thì đây là một thử thách lớn lao do quan niệm và nếp sống quá tự do, phản ảnh tinh thần thế tục. Đặc biệt, khi nghe nhận định về lời kêu gọi từ chức này, một vị hồng y đã trả lời: “Tôi không thể nói điều đó là sai trái.” Gần đây nhất là chuyện một hồng y trong ban cố vấn cho Giáo Hoàng tại Ý cũng bị tước bỏ mọi quyền hạn và phẩm chức. Kinh khủng hơn là một giám mục Tây Ban Nha đã bỏ ngang ơn gọi để sống với một phụ nữ đã ly dị và có hai con. Trầm trọng hơn nữa, người này lại là một tiểu thuyết gia chuyên viết các truyện dâm ô và có khuynh hướng thờ Satan [1].

Trong khi Giáo Hội Công Giáo đang bị xúc phạm và nhục nhã, là những người Công Giáo bạn và tôi nghĩ thế nào? Hơn 3 năm trước, Sam Miller [2] một người Do Thái, không phải là Công Giáo, đã viết một bài với nhan đề The Catholic Church. Và bằng một cầu kết “Hãy hãnh diện, vì bạn là người Công Giáo,” ông đã khiến cho tất cả những ai mang danh người Công Giáo phải suy nghĩ. Tôi đã chuyển ngữ bài này, nhưng nhận thấy giá trị bài viết vẫn mang tính cách thời gian đối với tình hình Giáo Hội hiện nay. Do đó, tôi hiệu đính bản dịch này để phổ biến lại với hy vọng giúp cho niềm tin vào Giáo Hội của những ai đang bị lung lay được vững chắc khi thấy con thuyền Giáo Hội đang đi vào vùng biển động với những phong ba, sóng dữ đang đe dọa nhận chìm nó.    

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Tại sao các báo chí lại mang một mối tử thù truyền kiếp về một trong những tổ chức quan trọng nhất mà chúng ta đang có ngày nay, cách riêng tại Hoa Kỳ, đó là Giáo Hội Công Giáo?

Bạn có biết không – Giáo Hội Công Giáo giáo dục 2,6 triệu học sinh mỗi ngày với phí tổn mà Giáo Hội đó phải trả lên đến 10 tỷ Mỹ kim, trong khi đó, lại giúp tiết kiệm cho người thọ thuế 18 tỷ. 92% các học sinh tốt nghiệp tại các trường Công Giáo đều được nhận vào các trường đại học.

Là một giáo hội với 230 các trường cao đẳng và đại học với con số sinh viên theo học hàng năm là 700.000 sinh viên.

Giáo Hội Công Giáo còn điều hành một hệ thống phi lợi nhuận với 637 nhà thương, chữa trị cho 1 trong số 5 người Hoa Kỳ – không phân biệt là người Công Giáo – mỗi ngày.

Nhưng truyền thông lại thù hằn và cố tình phỉ báng một cách tối đa về mọi mặt của Giáo Hội Công Giáo trên đất nước này. Chúng đã lên án căn bệnh ấu dâm trong Giáo Hội Công Giáo, mà lại khinh xuất cáo buộc tội ngoại tình về đời sống hôn nhân.

Hãy để tôi giới thiệu với các bạn một số hình ảnh về Giáo Hội Công Giáo mà các bạn nên biết và cần lưu giữ. Thí dụ:

– 12% trong số 300 mục sư Tin Lành được khảo cứu đã thừa nhận gian dâm với một trong các phụ nữ trong cộng đoàn của họ.

– 38% được biết đến có sự liên quan về hành vị tình dục bất chính trong giáo hội Liên Hiệp Methodist.

– 41% các nữ mục sư đã thừa nhận có những hành vị tình dục ngoài ý muốn.

– 17% nữ giáo dân đã bị quấy nhiễu tình dục.

Trong khi đó, chỉ có 1,7% giáo sỹ Công Giáo bị kết án tội ấu dâm, so sánh với 10% các mục sư Tin Lành bị kết án về tội này.

Tóm lại, đây không phải là vấn đề chỉ thuộc riêng về Giáo Hội Công Giáo.

Một khảo cứu về các linh mục Hoa Kỳ cho thấy rằng hầu hết đều hạnh phúc với ơn gọi linh mục, và cảm thấy tốt hơn những gì họ kỳ vọng. Nhất là, nếu cho được chọn lựa lại, họ sẽ chọn làm linh mục mặc dù phải đối diện với những gì đáng ghét mà Giáo Hội hiện đang phải lãnh nhận.

Giáo Hội Công Giáo đang rỉ máu do những vết thương tự mình gây ra. Nỗi thống khổ mà người Công Giáo đang cảm thấy và đang đau đớn chính cốt không phải là lỗi của Giáo Hội. Bạn bị xúc phạm chỉ là do con số nhỏ các linh mục ngoan cố mà nhẽ ra cần phải loại bỏ, và một số giám mục đã hành xử không đúng cách.

Hãy ngẩng cao đầu và bước tới. Hãy hãnh diện vì Giáo Hội là một cơ quan rất quan trọng tại Hoa Kỳ.

Và hãy nhớ những gì ngôn sứ Jêrêmia đã nói: “Hãy dừng lại trên các nẻo đường mà coi, hãy tìm hiểu đường xưa lối cũ, cho biết đâu là đàng ngay nẻo chính rồi cứ đó mà đi: tâm hồn các ngươi sẽ bình an thư thái” (Jer 6:16). Hãy hãnh diện để nói về niềm tin các bạn với niềm tự hào, và hãy học những gì mà Giáo Hội đã làm cho các tôn giáo khác.

Hãy tự hào rằng bạn là người Công Giáo”.

 

______

[1] Spanish church urges end to ‘morbid story’ over resigned bishop

[2] Sam Miller, một doanh nhân thành đạt thuộc Clevelang Jewish. Bài viết của ông được truyền tải trên nhiều facebook cá nhân.

 

Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt

 


Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 24 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
30:33
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
     
    Wed, Nov 17 at 5:00 AM
     
     

    Sứ Vụ và Ðời Sống Tâm Linh

    Mọi lời nói và hành động của Chúa Kitô đều phát xuất từ sự liên hệ mật thiết với Chúa Cha. Chúa Kitô nói, “Sao anh em không tin Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy?

    Những gì Thầy nói cho anh em biết không phải tự ý Thầy; chính Chúa Cha sống trong Thầy, Ðấng đang làm mọi việc. Anh em phải tin Thầy khi Thầy nói Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; hay tối thiểu hãy tin vì bằng chứng của các công việc ấy” (Gioan 14:10-11).

    Cũng như tất cả các lời nói và hành động của Chúa Kitô phát xuất từ sự hiệp nhất với Chúa Cha, tất cả những hành động và lời nói của chúng ta cũng phát xuất từ sự hiệp nhất với Chúa Giêsu. Chúa phán,Thầy bảo thật anh em, bất cứ ai tin Thầy sẽ làm được những công việc như chính Thầy làm, và còn làm được nhiều công việc vĩ đại hơn nữa... Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, Thầy sẽ làm cho anh em” (Gioan 14:12-13).

    Chính chân lý sâu xa này đã cho thấy sự tương giao giữa đời sống tâm linh và đời sống sứ vụ.

    Henry Nouwen

     

    --

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - TÔI LÀ GIÁO HỘI

TÔI LÀ GIÁO HỘI

Nếu bạn hỏi tôi: “Có tin Thiên Chúa không?” Câu trả lời của tôi sẽ là “có”.

 Còn nếu bạn hỏi tại sao tôi tin vào điều đó? Tôi sẽ nói: “Đây là câu trả lời đòi hỏi có sự cảm thông, chia sẻ, và nhất là một tâm hồn thiện chí muốn tìm hiểu. Có thể tôi và bạn, chúng ta cần ngồi lại với nhau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng để trao đổi, có khi nhiều năm để chia sẻ và cùng nhau học hỏi.”

Và sau cùng, nếu bạn lại hỏi tôi: “Vậy bạn theo tôn giáo nào?” Tôi sẽ không ngần ngại, và cũng không cần suy nghĩ trả lời ngay: “Công Giáo”.

 Tại sao lại Công Giáo? Vì đối với tôi, Công Giáo có những điểm mà tôi không tìm thấy ở các tôn giáo khác. Đó là:

  1. Một nền triết học vững chắc.Một nền triết học được xây dựng do bao nhiêu khối óc thông minh, trác tuyệt như Augustine, Ambrosiô, Thomas A’quinas, Alphonsus, và nhiều nhiều những triết gia thuộc các dòng tu, các viện nghiên cứu, các đại học Công Giáo.
  2. Một nền thần học uyên thâm.Nhờ đó, giúp con người có thể biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, khám phá nhiều hơn về Đấng mà mình đang tin.
  3. Một hệ thống kỷ luật rõ ràng, minh bạch gọi là Giáo Luật.Bộ luật bao gồm những luật lệ vừa nhân bản, nhưng cũng vừa tâm linh giúp mọi thành phần trong Giáo Hội ấy sống, và trưởng thành hơn trong đời sống tâm linh, cũng như bảo đảm trật tự sinh hoạt của nó.
  4. Một hệ thống nghi lễ sốt sắng, trang nghiêm, và nhất thống gọi là Phụng Vụ.Qua Phụng Vụ, ta biết phải thờ phượng, tôn kính Đấng Tạo Hóa như thế nào, bằng những tác động, tâm tình nào. Phụng Vụ còn đưa con người tiến sâu vào sự kết hợp mật thiết với chính Thiên Chúa.
  5. Một tổ chức chặt chẽ, có phẩm trật rõ ràng nối kết giữa Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương.Điều này nằm trong xác tin của người Kitô giáo: “Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền”.
  6. Một kho tàng Thánh Kinh gồm Cựu và Tân Ước.Bộ sách mặc khải cho biết về Thiên Chúa, về tình thương của Ngài đối với nhân loại cũng như từng người. Và về chương trình cứu độ Ngài đã thực hiện để giải phóng con người khỏi nô lệ Satan, nô lệ tội lỗi.  
  7. Và nhất là tôn giáo này được minh chứng qua lịch sử, qua dòng thời gian bằng lớp lớp các chứng nhân sẵn sàng đổ máu mình ra vì niềm tin vào tôn giáo ấy.Họ là những anh hùng tử đạo. Họ thuộc mọi đẳng cấp trong Giáo Hội, mọi chủng tộc, mọi thành phần xã hội, mọi tuổi tác, nam cũng như nữ,  và mọi ngành nghề. Giáo Hội Việt Nam cũng đóng góp 117 vị hiển thánh và 1 Chân Phước trong số những anh hùng tử đạo ấy.

 Với những lý do trên, tôi tin là tôi đã chọn đúng tôn giáo của mình, cũng như đặt niềm tin vào đúng đối tượng là Thiên Chúa.

Nhưng ở một khía cạnh khác, có lẽ bạn đang muốn hoài nghi về những điều tôi vừa trình bày. Bạn sẽ mỉm cười như ngầm nói với tôi là tôi phải giải thích sao khi trên các phương tiện truyền thông không ngừng tố cáo, tấn công Giáo Hội, tấn công niềm tin của người Kitô hữu khi viện dẫn trường hợp một số hồng y, giám mục, linh mục, tu sỹ nam nữ đang vướng phải những tội lỗi rất xấu xa, ghê tởm như ấu dâm, lạm dụng tình dục… Thí dụ hồng y giáo chủ hồi hưu của Tổng Giáo Phận Washington từ 2001-2006, người đã bị tước bỏ mọi phẩm chức trong hàng giáo phẩm. Hoặc mới đây như hồng y người Ý, một viên chức cao cấp trong giáo triều Roma, được Giáo Hoàng Phanxicô tín nhiệm. Ông cũng đã bị thu hồi mọi phẩm chức vì liên quan đến vấn đề tài chánh cũng như tình ái. Đặc biệt là một số hồng y, tổng giám mục, giám mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Đức đang nhem nhúm con đường tách ly khỏi Giáo Hội Roma. Rồi bạn nói với tôi: “Những cây đại thụ trong vườn Giáo Hội của bạn mà như vậy, thì cây lau, cây sậy sẽ như thế nào?”

 Không sao, những suy nghĩ và thắc mắc của bạn đã có câu trả lời. Kinh Thánh cho biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã biết rõ về Phêrô trước khi đặt ông làm đầu Giáo Hội do Ngài sáng lập. Con người Phêrô là vậy, còn con thuyền Hội Thánh do Phêrô cầm tay lái cũng đã từng trải qua những giây phút tưởng chừng như bị đắm chìm, bị dập vùi vì sóng dữ, vì biển động là những cuộc bách hại, những trào lưu chống đối. Nhưng tôi tin vào Lời Chúa Giêsu đã nói với Phêrô khi trấn an ông trong sứ mạng thuyền trưởng con thuyền Giáo Hội của Ngài: “Thầy bảo cho con biết: con là Phêrô, [nghĩa là Đá], trên Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi.” (Mat 16:18). Lịch sử hơn 2000 năm của Giáo Hội đã chứng minh điều này.

 Khi con người qua sự hướng dẫn và xúi giục của Satan càng cố gắng công phá, bắt bớ, tiêu diệt Giáo Hội, thì Giáo Hội lại càng phát triển như lời giáo phụ Tertulian (c.155 – c.240) đã nói: “Máu các Kitô hữu Tử Đạo là hạt giống trổ sinh mùa màng cho Giáo Hội”. Như vậy cả Hỏa Ngục, cũng như những tay sai của Hỏa Ngục cũng không đánh chìm được con thuyền Giáo Hội. Xác tín này cho đến nay trong thế giới hiện tại vẫn luôn được minh chứng một cách mạnh mẽ. Đêm trước ngày bị hành quyết bởi Nazis (Đức Quốc Xã), linh mục German Lutheran cha sở Dietrich Bonhoeffer đã nói với các tù nhân khác là: “Đây là sự chấm dứt – nhưng với tôi, đời sống lại bắt đầu” (This is the end – but for me, the beginning of life).

 Tôi rất tâm đắc với lối nhìn Giáo Hội của Simcha Fisher. Ngày 1 tháng Tám, trên Blog www.simchafisher.com của cô, mô tả tâm trạng nhiều người Công Giáo liên quan đến những cáo buộc của một vị hồng y như sau:

“Bạn nghĩ bạn muốn chạy trốn khỏi Giáo Hội. Bạn nghĩ bạn sẽ tìm được một nơi không còn giả hình đến thế, không còn sự ác cố thủ đến thế, một nơi không xây dựng bằng hết lớp này đến lớp khác đủ tội lệ, nhuốc nhơ và hư đốn. Có khi bạn sẽ tìm được một nơi như thế; tôi không biết chắc. Nhưng điều chắc chắn là bạn sẽ không tìm được ở đấy một vị Thiên Chúa khóc lóc, chẩy máu và chết, Đấng đã nhận lấy tội lỗi vào cõi lòng của Ngài, nuốt nó trọn khối, để nó bừng bừng trong dạ cho đến khi cháy tàn mới thôi. Bạn chỉ tìm thấy một Thiên Chúa như thế nơi kẻ hư đốn dạy người trẻ cách pha chế Thiên Chúa.

 Đó là một giáo hội thối rữa. Nhưng nó không thối rữa đến tận trái tim vì Chúa Giêsu là trái tim nó. Ở đó, sẽ còn nhiều đổ máu hơn tôi nghĩ. Nhưng Chúa Giêsu ở đó. Ngài biết hết chuyện liên quan tới những thối rữa ấy, và Ngài cũng biết mọi điều khác mà chúng ta sẽ được thấy. Đó là lý do tại sao Ngài đã đến. Xin nhớ điều đó, bất cứ ta làm điều gì khác”.

 Xa hơn nữa, tôi nhớ lại lời của Đức Piô XII mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết lại trong Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân (Christifideles Laici):

 “Các tín hữu, nói một cách rộng hơn, là các giáo dân là những kẻ đứng ở mặt trận tiền phong trong đời sống của Giáo Hội. Nhờ họ, Giáo Hội trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người. Vì thế, chính họ phải ý thức ngày càng rõ rệt là họ không những thuộc về Giáo Hội mà là Giáo Hội, nghĩa là cộng đồng các tín hữu trên mặt đất, dưới sự hướng dẫn của vị thủ lãnh chung là Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục hiệp thông với Ngài. Họ là Giáo Hội” (số 9).  

Vậy nếu tôi là Giáo Hội, thì trước những lỗi lầm, những bê bối, và khủng hoảng của Giáo Hội như hiện nay liệu nó có liên quan gì đến tôi, và đời sống tâm linh của tôi không? Thưa có. Đã là Giáo Hội, đã là thành phần của Giáo Hội tôi không thể không buồn, không thể không thấy xấu hổ, và một cách nào đó không khỏi hoang mang. Nhưng tôi không thể mũ ni che tai, và càng không được phép để ngồi mà nhìn, mà buồn, hoặc thất vọng với Giáo Hội khi mà tôi là một phần tử. Trong trường hợp này, tôi thấy lời Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy rất ý nghĩa: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi, bạn đã làm gì cho tổ quốc”.

 Trước mắt là tôi đã cầu nguyện cho Giáo Hội chưa? Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho Hàng Giáo Phẩm, các linh mục, tu sỹ và mọi thành phần khác trong Giáo Hội chưa? Họ cũng chỉ là những con người với tất cả những yếu đuối của bản năng, của xác thịt và đứng trước các cám dỗ. Họ rất cần lời cầu nguyện.

Cầu nguyện thôi chưa đủ, tôi đã tích cực tham gia những sinh hoạt công giáo tiến hành, những sinh hoạt bác ái, những sinh hoạt mang ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa xã hội của Giáo Hội hay không? Những sinh hoạt này chính là những nét rạng rỡ làm rực sáng lại khuôn mặt của Giáo Hội. Chúng giúp xóa đi những nét nhăn nheo, những vết nhơ bẩn trên khuôn mặt Giáo Hội.

Nhưng nhất là phần mình, tôi có cố gắng sống một đời sống Kitô hữu gương mẫu, tử tế và đạo hạnh hay không? Hay tôi vẫn chỉ giữ đạo đủ điểm, giữ đạo với chỉ một mục đích duy nhất là để khi chết được lên Thiên Đàng, mà cố tình quên rằng, không ai lên Thiên Đàng một mình. Bởi vì nếu tôi là Giáo Hội, thì các thành phần khác trong Giáo Hội cũng chính là anh chị em của tôi. Xa hơn nữa, tôi phải thể hiện Lời mà Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ cũng như cho tôi trước khi Ngài về trời, đó là cả tôi nữa, cũng phải ra đi và làm chứng nhân.

 Tôi là Giáo Hội, tất cả mọi Kitô hữu là Giáo Hội. Với tinh thần ấy, và với sự cố gắng cùng với ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ dùng tôi để “canh tân bộ mặt Giáo Hội” và “canh tân bộ mặt trái đất” nơi mà Giáo Hội đang hiện diện và hoạt động. Là nơi mà Giáo Hội đang phải chịu những thử thách, cám dỗ, và dĩ nhiên cũng có những lầm lỡ, những khuyết điểm.

 

 Trần Mỹ Duyệt

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 21 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
19:35
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục