Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

NỮ GIÁO DÂN ANH DŨNG ĐẠI HÀN

Năm 1984, Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn (Triều Tiên) mừng kỷ niệm 200 năm (1784-1984) dân tộc Đại Hàn lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nhân dịp này, trong chuyến công du mục vụ Hàn Quốc, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đã long trong nâng 103 Vị Tử Đạo Đại Hàn lên hàng Hiển Thánh. Lễ tôn phong diễn ra tại thủ đô Séoul (Nam Hàm) ngày 6-5-1984.

Việc đem Đạo Công Giáo vào Triều Tiên đã phải trả bằng giá máu của không biết bao nhiêu tín hữu vô tội. Họ liều chết để bảo vệ mạng sống vị Linh Mục Công Giáo Trung Hoa đầu tiên, lẻn vào truyền đạo. Đó là Cha Giacôbê Choi. Trong số các tín hữu anh dũng phải kể đến phụ nữ can đảm: bà Colomba Kang.

Trong lúc vua chúa và triều đình Triều Tiên sôi sục vì tin vị Linh Mục đã lẻn vào nội địa để rao giảng Kitô Giáo, ngày 27-6-1795, một người ngầm báo cho công an biết vị Linh Mục đang ẩn tại nhà tín hữu Công Giáo tên Mathias Chu, ở phía Bắc Séoul. Tin không lành tức tốc được thông báo cho nhà vua. Nhà vua ký ngay sắc lệnh truy nã vị Linh Mục.

Khi mật báo vừa bị lộ, các tín hữu Công Giáo Triều Tiên can đảm phản ứng tức khắc. Họ di chuyển vị Linh Mục đi nơi khác. Để cuộc chạy thoát thêm phần chắc chắn, ông Mathias Chu hóa trang làm Cha Giacôbê Choi. Công an liền bắt ông Chu cùng với hai tín hữu Công Giáo Triều Tiên khác. Cả ba bị đánh đập, tra tấn dã man và bị xử tử ngay đêm hôm sau đó. Trong khi ấy Cha Choi được đem đến nhà bà Colomba Kang, phụ nữ hiền đức. Mặc dầu thấy trước hiểm nguy, bà Kang vẫn nhận lời cho vị Linh Mục Công Giáo ngoại quốc trú ẩn trong nhà mình.

Colomba Kang là phụ nữ cương trực, tiêu biểu cho mẩu người đàn bà Đại Hàn không bao giờ lùi bước trước gian nguy. Sinh ra trong gia đình Phật Giáo thuộc dòng quý tộc, lớn lên cô Kang được gả cho người đàn ông có cùng cấp bậc xã hội như cô. Nhờ người bạn của chồng, bà Kang được nghe nói đến một tôn giáo mới, tôn giáo của ‘‘Vị Thầy Chủ Tể Trời Đất”. Từ đó bà tìm kiếm sách vở để đọc biết thêm về tôn giáo mới lạ ấy. Vô cùng ngưỡng mộ trước nét đẹp diệu kỳ của Phúc Âm, bà tự xưng là tín hữu của tôn giáo này và hăng say truyền bá Đạo Kitô cho những người sống chung quanh.

Bà Kang lần lượt thuyết phục được Cha Mẹ ruột, rồi Mẹ chồng, tin theo giáo lý đạo Công Giáo, chỉ trừ người chồng. Chồng bà nhất định không nghe theo lời giảng thuyết của bà. Hơn nữa cuộc bách hại Đạo Công Giáo lúc đó đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Thấy không lay chuyển được chồng, bà Kang liền đem Mẹ chồng và hai con nhỏ đến sống tại Séoul. Trong cuộc bách hại vào năm 1791, bà Kang thăm viếng các tín hữu Công Giáo bị bắt giam và mang thức ăn đến cho họ.. Đang lúc bà hăng say làm việc tông đồ như thế, người ta mang Cha Giacôbê Choi đến xin bà cho trú ẩn. Cha ghi nhận lòng nhiệt thành của bà nên Rửa Tội cho bà, vì cho đến lúc bấy giờ, bà Kang vẫn chưa được Rửa Tội. Rồi Cha giao cho bà việc dạy giáo lý cho tân tòng.

Trú ẩn trong nhà bà Colomba Kang, Cha Giacôbê Choi phần nào được an toàn. Công an chỉ được lục xét nhà các gia đình quý phái khi có lệnh đặc biệt của quan Tổng Đốc. Cũng nhờ tước hiệu quý tộc mà bà Kang dễ dàng ra vào nhà thường dân. Bà làm việc tông đồ không biết mỏi mệt. Bà cũng thường xuyên viếng thăm một gia đình quý phái khác tại Séoul và đem gia đình theo Đạo Công Giáo. Gia đình này đôi khi rước Cha Giacôbê Choi về trú ẩn trong dinh thự của họ. Vào năm 1800, tín hữu Công Giáo tại Triều Tiên đạt tới con số 10 ngàn.

Năm 1800 ghi dấu biến cố thảm khốc đối với cộng đoàn Công Giáo tiên khởi tại Triều Tiên. Vua Chong-Cho băng hà. Hoàng Hậu Kim là vợ thứ hai lên nhiếp chính. Bà rất thù ghét Đạo Công Giáo. Tháng giêng năm 1801 bà hạ tay ký sắc lệnh ngăm cấm Đạo Công Giáo. Tháng sau, bà ký sắc lệnh khác kết án tử tất cả những ai dám cả gan tin theo Đạo mới này. Các cuộc truy nã bắt bớ tín hữu Công Giáo bắt đầu. Nhà bà Colomba Kang cũng bị lục xét. May mắn thay Cha Giacôbê Choi kịp giờ trốn thoát, nhưng bà Kang bị bắt cùng với gia nhân. Công an đánh đập bà để bà phải khai chỗ trú ẩn của Cha. Bà cương quyết không tiết lộ. Nhưng người đầy tớ bà vì bị đánh đau quá, liền khai chỗ trú của Cha Choi. Thế là những cuộc lùng bắt khác liên tiếp xảy ra thật khủng khiếp. Không nỡ để các tín hữu Công Giáo bị bắt và bị giết, Cha Giacôbê Choi tự nộp mình. Cha bị chém đầu ngày 31-5-1801. Hơn một tháng sau, ngày 3-7, bà Colomba Kang cũng bị mang ra hành quyết. Bà sốt sắng giơ tay làm dấu Thánh Giá trước khi đưa cổ cho lý hình chém. Giòng máu tử đạo của bà đã góp phần làm tăng mạnh giáo đoàn Triều Tiên cho đến ngày nay.

‘‘Tìm đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng quý giá vượt xa châu ngọc. Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng, chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc. Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúc, chứ không gây tai họa cho chồng .. Nàng thức dậy khi trời còn tối, cung cấp phần ăn cho cả nhà .. Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ và đưa tay cứu kẻ khốn cùng .. Chồng nàng được tiếng thơm nơi cổng thành, khi ngồi chung với hàng kỳ mục trong dân .. Trang phục của nàng là quyền uy danh giá. Nàng mĩm cười khi nghĩ đến tương lai. Nàng khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói và dịu hiền khi dạy dỗ bảo ban. Nàng để mắt trông nom mọi việc trong nhà. Bánh nàng ăn là do mồ hôi nước mắt nàng làm ra. Con nàng đứng lên ca tụng nàng có phúc. Chồng nàng cũng tấm tắc ngợi khen: ‘‘Có nhiều thiếu nữ đảm đang, nhưng em còn trổi trang gấp bội”. Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ THIÊN CHÚA mới đáng cho người đời ca tụng. Hãy để cho nàng hưởng những thành quả tay nàng làm ra. Ước chi nơi cổng thành, nàng luôn được tán dương ca tụng do những việc nàng làm” (Châm Ngôn 31,10-31).

(”LE CHRIST AU MONDE”, 11+12/1988, trang 428-430).

 

 

Luca Hoàng là quí tử duy nhất của gia đình ngoại giáo khá giả Triều Tiên. Hoàng là kết tụ mọi niềm hy vọng của gia đình, dòng tộc, đặc biệt là của thân phụ. Đối lại, Hoàng cũng tỏ ra xứng đáng với lòng kỳ vọng của Cha. Năm 20 tuổi, Hoàng khăn gói cùng người đầy tớ lên đường đến thủ đô Séoul để tham dự cuộc khảo hạch về văn chương. Nhưng rồi một vận mệnh cao quý hơn đang đợi chờ chàng ..

Đường từ tỉnh lỵ lên kinh đô xa xôi vạn dặm. Chiều tối, Hoàng vào nghỉ đêm nơi quán trọ. Tại đây, anh may mắn gặp một học giả Công Giáo. Giữa câu chuyện vui hai người dần dần bàn đến chuyện tôn giáo và Hoàng say sưa nghe vị học giả trình bày về giáo lý Công Giáo. Thật lạ kỳ mà cũng thật hấp dẫn. Hoàng muốn đào sâu hơn giáo lý Công Giáo và hỏi xin vị học giả các sách vở liên quan đến Đạo.

Sau khi nhận một số sách Công Giáo cần thiết Hoàng quay ngựa về quê ..

Thấy con trai trở lại nhà trước thời hạn, ông thân sinh vừa ngạc nhiên vừa lo lắng. Ông hỏi dồn dập: ‘‘Sao con về sớm thế? Có gì làm con buồn lòng? Ngày thi chưa bắt đầu mà!” Bị gặn hỏi Hoàng trả lời: ‘‘Con thi đậu với điểm số cao”. Nhưng thân phụ thoáng nghi ngờ. Ông vặn lại: ”Con bịa chuyện phải không? Ngày thi còn xa mà! Vậy thì con thi môn gì?” Anh Hoàng đành thú nhận: ‘‘Thưa đây là cuộc khảo hạch về Thiên Đàng mà con đã đạt được cách vẻ vang!” Không hiểu con muốn nói gì, ông hỏi lại: ‘‘Con nói gì thế?” Hoàng thưa: ‘‘Đó là Đạo Công Giáo!”

Nghe con trả lời, thân phụ tức giận vơ lấy cái tráp ném thẳng vào người anh. Anh Hoàng rút lui vào phòng mình và từ đó không ra khỏi phòng. Anh dành hết thời giờ để nghiên cứu giáo lý Đạo Công Giáo.

Một ngày, ông thân sinh cho gọi con trai đến và nói: ‘‘Gia đình ta nề nếp và khá giả. Con không thể tiếp tục hành động như vậy. Từ nay con không được học hỏi về Đạo Công Giáo nữa”. Anh Hoàng lễ phép nói: ‘‘Thưa Cha, nếu phải chết, con xin chịu chết, nhưng con không thể không học giáo lý Công Giáo!”

Trước thái độ cương quyết của quí tử duy nhất, thân phụ tức giận truyền cho đầy tớ đem máy cắt lúa ra. Ông nói với con: ‘‘Bởi vì mày nhất định học cái giáo lý đó, dầu có phải chết, vậy hãy đặt cổ mày dưới lưỡi dao này”. Anh Hoàng hỏi: ‘‘Sao Cha lại truyền cho con phải làm điều này?” Người Cha đáp: ‘‘Bởi vì mày muốn thờ lạy Chúa Trời Đất, dầu có phải chết, do đó tao muốn giết mày”. Anh Hoàng hỏi lại: ‘‘Có thật sự Cha muốn giết con vì con thờ lạy Chúa Tể Trời Đất không?” Người Cha gật đầu đáp phải. Anh Hoàng thưa: ‘‘Nếu vậy con xin đặt cổ dưới lưỡi dao này” ..

Nhưng các đầy tớ không dám rút chân khỏi bàn đạp để lưỡi dao rơi xuống. Trong khi đó thân sinh quay lưng đi ôm mặt khóc ..

Hai năm trôi qua kể từ biến cố đó. Anh Hoàng tuyệt đối giữ thinh lặng. Cho đến một hôm vào dịp Tết Nguyên Đán, anh Hoàng bỗng bước vào phòng Cha và nói: ‘‘Thưa Cha”. Người Cha cảm động hỏi lại: ‘‘Con nói được sao?” Anh Hoàng thưa: ‘‘Con đâu có bị câm, nhưng con không nói vì Cha nghiêm cấm con làm điều con muốn làm”. Người Cha nói: “Giáo lý đạo Công Giáo như thế nào? Con mang cho Cha những cuốn sách nói về Đạo để Cha đọc”.

Sau khi đọc kỹ các sách nói về Đạo Công Giáo, người Cha vừa ngạc nhiên vừa thán phục. Ông nói với con: ‘‘Con hãy mời một học giả Công Giáo đến đây. Nếu chúng ta muốn học hỏi giáo lý Công Giáo thì phải làm cách công khai chứ không nên lén lút”.

Người Cha xin theo Đạo Công Giáo cùng với cả gia đình. Lúc đó vào khoảng sau cuộc bách hại dữ dội năm 1839. Năm 1846, khi Đức Cha Ferréol được chỉ định đến truyền giáo tại Triều Tiên, ngài nghĩ đến chuyện truyền chức linh mục cho anh Hoàng. Sở dĩ Đức Cha nghĩ vậy là vì nhu cầu của Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn. Thêm vào đó vợ anh chấp thuận sống ly thân và bằng lòng giữ trinh khiết. Nhưng Tòa Thánh cho rằng chưa đến lúc phải ban phép chuẩn này.

Về phần mình, anh Hoàng đem hết sức lực khả năng ra để phục vụ Giáo Hội tại Triều Tiên. Anh không quản ngại công lao khó nhọc. 20 năm sau, 1866, khi cuộc bách hại thảm khốc xảy ra, anh Hoàng bị bắt cùng với Đức Cha Daveluy, Cha Aumaire và Cha Huin. Cả ba vị đều thuộc Hội Thừa Sai Paris. Anh Hoàng bị chém đầu vào ngày 30-3-1866, nhằm Thứ Sáu Tuần Thánh.

(Paul Destombes, MEP, ‘‘Au pays du matin calme”, Paris 1968, trang 180-186).

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 14 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
24:14
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NGƯỜI TIN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Jun 27 at 4:42 PM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Chúng ta đang sống trong Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương.
    Mà gia đình là trung tâm của yêu thương và sự sống.
    Bởi thế, gia đình niềm vui yêu thương chỉ hiện thực, trước hết và trên hết, là ở nơi quà tặng sự sống.
     

    Sở dĩ chúng ta có hình hài như chúng ta bây giờ, hình hài của loài người nói chung và của cá nhân chúng ta nói riêng là vì chúng ta có sự sống của loài người.

    Nếu không có sự sống, cũng chẳng bao giờ có hình hài, có hữu thể, và sự sống nào thì hình hài đó - không thể sự sống loài người mà lại có hình hài quái vật.

    Nhưng sự sống ấy là những gì trừu tượng, là một bản chất, cần phải được thể hiện, tỏ hiện qua và nhờ vật chất, ngay từ ban đầu, như một mầm thai.

    Bởi vậy, phá thai là sát hại sự sống con người, là giết người, bởi sự sống đó, nơi mầm thai đó, dù chưa thành hình hài con người, cũng là giết người, vì sự sống đó là người trước khi thành người.

     

    Với tất cả ý thức về quà tặng sự sống ấy, chúng ta hãy theo dõi 3 câu chuyện dưới đây, từ Vatican News Tiếng Việt, 

    được thâu thành mp3, và từ mp3 được biến thành youtube, kèm theo những chia sẻ và bản nhạc phụ họa, ở những cái links sau đây:

     

    Nhờ người mẹ can đảm từ chối phá thai, hai con sinh đôi làm linh mục

    Mẹ của thánh Gioan Phaolô II từ chối phá thai và nhờ đó Giáo hội có thánh Gioan Phaolô II

    NiemVuiYeuThuong-QuaTangSuSong.mp3  

     

    https://youtu.be/n25PuEMx_SY

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh.

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỠNG THÀNH

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    KITÔ HỮU SỐNG THỜI DỊCH BỆNH  
     
    Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra cách đây gần hai năm, chúng ta đã chứng kiến biết bao đổi thay, biết bao xáo trộn, biết bao tai họa xảy ra thuộc mọi lãnh vực trong đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, tôn giáo vv. Nhà nhà điêu đứng, khổ đau, người người hoang mang, lo sợ. Riêng Ki-tô hữu chúng ta cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chúng ta cũng rơi vào tâm trạng hoang mang, lo lắng và nhiều lúc thất vọng, nhất là khi đức tin và đời sống đạo của chúng ta đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những xáo trộn gây ra do những đổi thay bất ngờ và khủng khiếp xảy đến trong mùa dịch.

     

    Có bao giờ thánh đường im tiếng chuông, nhà thờ vắng thánh lễ, cộng đoàn hết quy tụ, tín hữu phải “lìa xa” mục tử và mọi sinh hoạt tôn giáo… như thời điểm hiện nay không? Trước tình hình này, chúng ta tự hỏi mình sẽ làm gì và làm như thế nào để sống đức tin của mình một cách đúng đắn và đẹp lòng Chúa nhất.

    Được biết, gần đây, trên một số trang báo điện tử Công giáo, người ta thấy có sáng kiến liên quan việc sống đạo với “Bí quyết 5K thiêng liêng”, được thực hiện song song với lời kêu gọi của Chính quyền về việc thực hành thông điệp 5K trong việc phòng chống dịch Covid-19 (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế).

    Nội dung Bí quyết 5K thiêng liêng là:

    Kiếm tìm: Nhận ra được Thánh Ý Chúa qua các dấu chỉ thời đại.

    Không sợ: Giữ tâm trí luôn bình an và tin tưởng luôn có Chúa bên ta.

    Kết nối: Sống tình bác ái, nâng đỡ và cùng nhau vượt qua thử thách.

    Kiên vững: Luôn tin cậy và phó thác vào Chúa ngay cả trong lúc khó khăn nhất.

    Kinh nguyện: Năng kết hiệp với Chúa ngay cả khi không thể đến nhà thờ.

    Hơn lúc nào hết, trong khi Ki-tô hữu chúng ta phải “đóng” mọi sinh hoạt tôn giáo để phòng tránh dịch, thì chúng ta được mời gọi “mở” ra với việc thực thi bổn phận đạo đức của mình hằng ngày mà không gặp khó khăn, trở ngại gì. Chẳng hạn như đọc và suy niệm Lời Chúa, lần chuỗi Mân Côi, cầu nguyện, sám hối, tỉnh thức, chu toàn bổn phận với tinh thần hy sinh và lòng vâng phục, lan tỏa yêu thương qua việc bác ái thường ngày vv.  

    Dưới đây, chúng ta sẽ bàn về hai hình thức sống đạo phổ biến thời Covid, đó là đời sống cầu nguyện và việc dâng lễ cuộc đời. 

    1. Chuyên cần cầu nguyện 

    Ngày 15-6-2021 vừa qua, ĐGM GB Bùi Tuần, nguyên GM Chánh Tòa Long Xuyên, trong bài viết có tựa đề “Linh động trong ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần” đã chia sẻ như sau: 

    Tình hình lúc này là rất phức tạp. Tình hình càng phức tạp, thì sống đạo càng cần phải biết linh động, trong ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Đức Mẹ đang dạy tôi điều đó. Cụ thể là thế này.

    Vì không thể đến nhà thờ để tham dự thánh lễ được, vì nguy cơ bệnh dịch lây lan, thì: Chính cuộc sống của mỗi tín hữu hãy là thánh lễ. Cuộc đời trở thành thánh lễ thế nào, thì Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn khôn ngoan để thực hiện.

    Ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần sẽ giúp cho từng tín hữu biết linh động, tùy nơi, tùy lúc, tùy cách, để cuộc sống của mình vừa trở thành thánh lễ, vừa có sức làm chứng Chúa Giêsu là Đấng cứu độ giàu lòng thương xót. Linh động trong ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần, đó là khát vọng, mà tôi đang thấy lan tỏa tại Việt Nam hôm nay, trong mọi tầng lớp cộng đồng dân Chúa, đặc biệt là nơi các người có trách nhiệm đứng đầu. Một trong những hình thức sống linh động trong ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần là tinh thần cầu nguyện.

    Điều, mà tôi được Đức Mẹ luôn nhắc bảo, đó là hãy cầu nguyện và tỉnh thức. Nhất là lúc này đầy giông bão, cầu nguyện và tỉnh thức phải là bầu khí thiêng liêng bao trùm lấy toàn thể hồn xác những môn đệ Chúa.” 
    [1]

    Trước đó, ngày 31-5-2021, ĐTGM Saigon Giu-se Nguyễn Năng cũng có thư Mục vụ gửi các linh mục với nội dung bao gồm một số hướng dẫn cụ thể trong hoàn cảnh giãn cách hiện nay. Lá thư có đoạn viết:

    Thánh lễ là cuộc cử hành hy tế của Chúa Giêsu, nhờ đó Giáo hội cầu xin Thiên Chúa ban bình an và ơn cứu độ cho toàn thế giới. Vì thế, quí cha vẫn cần cử hành thánh lễ mỗi ngày, nhưng chỉ dâng lễ âm thầm một mình, không có giáo dân tham dự. (…)

    Việc ngưng thánh lễ cộng đồng trong thời gian đại dịch phát xuất từ lương tâm và ý thức trách nhiệm đối với sự sống của cộng đồng, và từ đòi hỏi của đức bác ái Kitô giáo.

    Thánh lễ là nguồn mạch, là trung tâm và đỉnh cao của đời sống Giáo hội, chứ không phải là hoạt động duy nhất. Linh mục có rất nhiều hoạt động mục vụ phải làm chứ không phải chỉ có thánh lễ. Quí cha hãy tập cho các tín hữu sống đức tin trong mọi hoàn cảnh: cầu nguyện với Lời Chúa, chầu Thánh Thể cá nhân, lần hạt Mân Côi, lần hạt Lòng Chúa Thương Xót vv… Đôi khi ngưng thánh lễ trong thời gian ngắn cũng tốt, vì nhờ đó các tín hữu khao khát Thánh Thể hơn, để sau này khi được dự lễ, sẽ tham dự cách ý thức hơn.” 
    [2]

    Thực ra, không phải đợi đến lúc dịch bệnh nguy hiểm xảy đến, chúng ta mới quan tâm chuyên cần cầu nguyện mà điều đó đã được coi như sức sống liên lỉ và hơi thở thường xuyên của kẻ tin. Có thể khẳng định là, việc cầu nguyện bao trùm, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống chúng ta. Đức Cố HY Phx Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Bí quyết nuôi dưỡng đời sống Ki-tô hữu là cầu nguyện. Ai không cầu nguyện, dù có làm phép lạ, con cũng đừng tin” (Sách Đường Hy Vọng, đề mục Cầu Nguyện). Thánh An-phong-sô cũng đã nói như sau: “Sự giàu có của ta là cầu nguyện và ngày nào không cầu nguyện là ngày vất bỏ. Bỏ cầu nguyện là tự dìm mình vào hoả ngục”.

    Đặc biệt, trong trong tình hình dịch bệnh lúc này, sự cầu nguyện của chúng ta là hết sức cần thiết, cấp bách và quan trọng. Bởi vì “Cầu nguyện là 'linh dược' trong đại dịch Covid-19.”

    Trong một bản tin có tựa đề “ĐTC Phanxicô và các tín hữu tha thiết cầu nguyện trong đại dịch Covid-19”, trang tin điện tử của TGP Saigon (WGPSG) ngày 13-3-2020 đã tổng hợp như sau: 
    [3]

    “Trong những ngày vừa qua, ĐTC Phanxicô, các giáo sĩ và toàn thể Kitô hữu trên toàn thế giới đắm mình trong lời cầu nguyện để xin Chúa thương chữa lành những người nhiễm bệnh và cho nạn dịch mau chấm dứt.

    “Trong một sứ điệp video, Đức Thánh Cha phó thác ‘thành phố Roma, nước Ý và thế giới cho sự bảo vệ che chở của Mẹ Thiên Chúa, như dấu chỉ của ơn cứu độ và hy vọng.’ Ngài xin Đức Mẹ bảo vệ Roma, nước Ý và thế giới khỏi đại dịch Convid-19.

    “Tại Philippines, Đức Giám mục Clausillo khuyến khích tất cả mọi người tăng cường cầu nguyện để Thiên Chúa bảo vệ và can thiệp. Ngài khẳng định, đức tin có thể ngăn chặn sự ác lan tràn.

    “Đức Hồng y Turkson cũng khẳng định: ‘Cầu nguyện là sức mạnh của chúng ta, cầu nguyện là nguồn sinh lực của chúng ta’. Ngài khuyến khích mọi người cầu nguyện, tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa, để Chúa chữa lành. 

    “Chính trong tâm tình đó, tại Ý đã xuất hiện nhiều sáng kiến cầu nguyện như: đọc kinh Mân Côi trên facebook, lập các trang web về cầu nguyện, ý tưởng ‘buổi sáng của Chúa’, lần chuỗi Mân Côi và kinh Truyền Tin phát trực tiếp trên Vatican News...

    “Theo Đức Hồng y Giuseppe Petrocchi của Tổng Giáo Phận Aquila cần phải ‘huy động việc cầu nguyện’, đặc biệt trong các gia đình, để xin Thiên Chúa ‘giải thoát thế giới khỏi tai họa này.”

    Bên cạnh việc chuyên cần cầu nguyện, tín hữu chúng ta còn có thể thực hành một số việc đạo đức khác khá phổ biến và tương đối dễ thực hành, theo như lời dạy của ĐTGM Saigon trong thư hướng dẫn mục vụ mùa dịch Covid-19 ngày 19.03.2020 như sau: 

    Dù không tham dự thánh lễ, nhưng các tín hữu vẫn có bổn phận cầu nguyện tại nhà, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa theo ngày, hoặc lần hạt Mân Côirước lễ thiêng liêng (tức là khao khát được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong đức tin và lòng mến, dù không được rước lễ thực sự).

    Mỗi ngày đều có thánh lễ trực tuyến được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận. Người ở nhà có thể theo dõi vào lúc thuận tiện, chứ không nhất thiết phải là trực tiếp (livestream), để hiệp thông với phụng vụ của Hội Thánh. Hiệp thông với thánh lễ trực tuyến không thay thế việc thực sự tham dự thánh lễ, nhưng có thể giúp nuôi dưỡng đức tin nếu biết hiệp thông với tâm hồn cầu nguyện và thái độ nghiêm túc, chứ không giống như xem một bản tin”. 

    2. Dâng lễ cuộc đời 

    Dù là tham dự thánh lễ trực tiếp (nhà thờ) hay thánh lễ trực tuyến (màn hình), thì sau đó, mỗi người chúng ta đều trở về đời sống thực của mình. Đời sống với địa chỉ cụ thể, ngôi nhà cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, những con người cụ thể, nghề nghiệp và kinh tế cụ thể, những khó khăn vất vả cụ thể…   

    Người Ki-tô hữu chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả những cái-cụ-thể ấy hợp thành một thánh lễ nối dài, đời sống mỗi người là một hiến lễ, bản thân mỗi người là một của lễ dâng lên Chúa Cha qua sự hiệp nhất với Chúa Ki-tô chết- sống lại. Thánh Phao-lô đã nhắn nhủ tín hữu: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12, 1-2).

    Xin nhắc lại, ngày 27-3-2020, ĐGM GB Bùi Tuần (Gp Long Xuyên), đã chia sẻ một bài viết có tựa đề “An tâm sống thánh lễ cuộc đời”, trong đó có đoạn ngài đã chia sẻ như sau: 
    [4]

    Để phòng chống đại dịch lây lan, các nhà thờ trên khắp thế giới hiện nay đều hủy bỏ các cuộc tụ họp đông người, cho dù để tham dự thánh lễ bàn thờ, các ngày lễ trọng. Không được tham dự thánh lễ bàn thờ, đó là điều tôi đau xót. Nhưng tôi được an ủi, vì Chúa dạy tôi về thánh ý Chúa lúc này là hãy sống thánh lễ cuộc đời một cách tích cực hơn.

    Sống thánh lễ cuộc đời là hãy gặp Chúa Giêsu trên mọi ngả đường cuộc sống đầy khổ đau ngay tại lúc này. 

    Ngay tại Việt Nam này, ngay chính lúc này, Chúa Giêsu đang chịu muôn vàn khổ đau để cứu các linh hồn. Đó là thánh lễ cuộc đời, mà Chúa Giêsu đang thực hiện. 

    Chúa muốn tôi cũng hãy dùng tinh thần, tình cảm, để đi vào cuộc sống thực tế của đồng bào tôi, tại đây lúc này, để cùng với Chúa Giêsu mà cứu họ. Đó là thánh lễ cuộc đời. Tôi dâng đời tôi làm của lễ ở giữa đời. Cứu đời như thế cũng là cứu bản thân tôi. 

    Theo tôi, sống thánh lễ cuộc đời cốt yếu là biết đau cái đau của đồng bào mình, biết khổ cái khổ của những người xung quanh mình, nhất là đối với những người túng nghèo, bệnh tật, già yếu, những người bị kỳ thị, bị ngược đãi, bị bỏ rơi. 

    Được như vậy không phải là chuyện dễ. Phải có ơn Chúa. Mà để có ơn Chúa thì phải cầu nguyện. Lúc này, khi việc tập trung đang bị cấm, thì việc cầu nguyện rất cần được thực hiện riêng.” (…)

    Làm những việc tốt nhỏ và âm thầm, không cần di chuyển, đó là sáng kiến cần. Nắm bắt ngay mọi cơ hội để phục vụ, đó là sáng kiến cần. Chọn những kinh nguyện, những bài hát sao cho thích hợp với thánh lễ cuộc đời trong diễn biến phức tạp hiện nay. Đó là sáng kiến cần.

    Chúng ta sẽ sống như thánh lễ cuộc đời, chúng ta sẽ chết như thánh lễ cuộc đời. Nghĩa là sống trong Chúa, chết trong Chúa.”

    3. Câu chuyện của linh mục bác sĩ Alberto Debbi (Ý)

    Cách đây hơn một năm, ngày 18-3-2020, báo chí đưa tin cha Alberto Debbi, 44 tuổi, cha sở giáo xứ Correggio thuộc tỉnh Modena (Ý) đã quyết định trở lại phòng bệnh của bệnh viện ở Sassuolo để trợ giúp y tế tại khoa phổi, trung tâm Covid-19 ở khu vực Modena. Cha tạm cất chiếc áo dòng đen của linh mục vào tủ để mặc chiếc áo choàng của bác sĩ và phụ giúp điều trị cho những người bị nhiễm virus corona. Ngài đã tuyên bố: “Bàn thờ của tôi lúc này chính là giường của người bệnh”. 
    [5]

    Được biết, trước tình trạng khẩn cấp của đại dịch virus corona và nước Ý đang thiếu các nhân viên y tế, linh mục bác sĩ Alberto Debbi đã mặc lại chiếc áo trắng thầy thuốc, trở lại bệnh viện để giúp đỡ những người đang đau khổ trong phòng bệnh.

    Cha Debbi đã gửi một tin trên Facebook để giải thích với các tín hữu về chọn lựa của mình:

    “Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Từ thứ Tư (18-03-2020) tôi sẽ lại bắt đầu (tạm thời) nghề bác sĩ tại bệnh viện Sassuolo, ở khoa phổi, trung tâm Covid-19. Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn khó khăn và đau khổ này, đây cũng là một cách để ‘bẻ chính mình ra’ và sẵn sàng phục vụ với mọi thứ chúng ta có. Nó đã là một phần của tôi, vẫn còn sống động, và bây giờ hơn bao giờ hết, nó thúc đẩy tôi phải dấn thân. Tôi cảm ơn Đức cha và cha Sergio đã cho tôi cơ hội để làm điều đó. Ngay cả khi ‘xa cách hơn một chút’ tôi vẫn có thể tiếp xúc bằng điện thoại di động và những cách khác …

    “Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và cử hành thánh lễ cho tất cả anh chị em. Bây giờ, như một người bạn đã nói với tôi, bàn thờ của tôi lúc này chính là giường của người bệnh. Tôi chào tất cả mọi người! Can đảm lên!”./.

     

    Aug. Trần Cao Khải

     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

  •  
     

    GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

    Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

    Lời Chúa : Lc 1,57-66.80

     

        Giáo Hội chỉ mừng lễ sinh nhật của ba Đấng mà thôi, là của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ và của thánh Gioan Tẩy Giả. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của thánh nhân đối với Giáo Hội. Tại sao thế ?

        Vì thánh Gioan Tẩy Giả đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do thái và cho chúng ta, và cuộc sống của ngài, sứ mệnh của ngài đối với công việc cứu chuộc của Chúa.

        Trong Cựu Ước, chúng ta cũng thấy có người được sinh ra do ý định của Chúa như Xamxon trong sách Thủ Lãnh. Ông là một na-dia của Chúa, tức là một người hoàn toàn thuộc về Chúa và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của dân Đo thái.

        Gioan Tẩy Giả cũng là một người do chính Chúa cho sinh ra để trao cho ông một sứ mệnh quan trọng. Cha của Gioan là thầy cả Giacaria, được thiên thần hiện ra trong khi ông thắp hương trong cung đại thánh của Đền thờ. Thiên thần thông báo cho ông là ông sẽ có một đứa con trai và ông phải đặt tên là Gioan. Ông nghi ngờ trước một tin lạ lùng như thế vì vợ của ông đã già. Và ông đã bị câm từ lúc ấy.

         Đúng như lời thiên thần, bà Êlisabet, vợ ông đã mang thai và khi được sáu tháng thì chính Mẹ Maria đã đến viếng thăm và Chúa đã thánh hóa Gioan ngày từ trong lòng mẹ. Ngay từ trong lòng mẹ, Gioan đã được những hồng ân mà không ai có được. Vì thế, câu nói của những người Do thái khi Gioan ra đời thật đúng : “  Đứa trẻ nầy rồi sẽ ra thế nào đây, và quả thật, có bàn tay Thiên Chúa phù hộ”.

        Ngày sinh của thánh Gioan Tẩy Giả là một ngày vui cho gia đình ông Giacaria mà cho cả họ hàng. Mọi người đến chúc mừng và khi Gioan được cắt bì, họ hàng thân thuộc muốn lấy tên Giacaria mà đặt cho con trẻ, nhưng cha của em bé đã khẳng định là phải đặt tên là Gioan có nghĩa là Thiên Chúa đã thương xót. Đó là tên mà thiên thần đã cho biết trước. Ngày khi ông Giacaria viết tên của con thì miệng ông mở ra và ông nói được, ông cất tiếng ngợi khen Chúa. “ Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en”.

        Nói đến ngày sinh nhật cũng là nói đến thân thế của người đó.

        Đến giờ đã định, Gioan xuất hiện bên bờ sống Giođan như một vị ngôn sứ, rao giảng, kêu gọi dân ăn năn thống hối dọn đường cho Chúa đến. Lời giảng của ông đã lôi kéo nhiều người từ khắp nơi đến, tỏ lòng thống hối và chịu phép rửa của Gioan đến nỗi mọi người cứ tưởng ông là Đấng Mêsia mà họ từng mong đợi. Gioan sống khắc khổ như các vị tu rừng, mình mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu với mật ong rừng.

        Nhiều người thắc mắc cứ hỏi : “ Ông có phải là Đấng Mêsia không:”  Nhưng Gioan khiêm tốn trả lời: “ Tôi không phải là Đấng Thiên Sai. Có một người đến sau tôi sẽ rửa các ông trong Thánh Thần, và tôi không đáng cởi dép cho Ngài”.

        Chúa Giêsu cũng đến để Gioan làm phép rửa cho.

        Chúa Giêsu đã nói về Gioan : “ Các ngươi vào hoang địa xem những gì ? Một ngọn lau lay động trước gió, hay một người ăn mặc sang trọng lụa là hay một vị tiên tri ? Ta nói với các ngươi Gioan còn lớn hơn các tiên tri nữa. Từ trước đến nay, trong các con cái của người nữ, không ai cao trọng hơn Gioan”.Chính Chúa Giêsu cũng xác nhận tư cách đặc biệt của Gioan.

        Thánh Gioan thánh sử đã nói rõ hơn về vai trò của Gioan đối với Chúa Giêsu : “Gioan không phải là ánh sáng mà là chứng nhân cho ánh sáng…Gioan là bạn của chàng rể chứ không là chàng rể”.

        Vai trò chính yếu của Gioan là dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Ngài dọn đường bằng cách kêu gọi dân chúng ta ăn năn sám hối. Ngài giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của ngài.

        Nhìn vào khuôn mặt khắc khổ và khiêm tốn của Gioan, chúng ta cũng nhìn lại chính khuôn mặt của chúng ta. Chúng ta cũng được gọi làm bạn của chàng rể, làm nhân chứng cho ánh sáng, dọn đường cho Chúa đến, thế nhưng chúng ta gần như không cảm thấy cần làm gì cả, chỉ sống cho riêng mình thôi.

        Gioan chỉ được Đức Mẹ viếng thăm một lần đang lúc chúng ta được chính Chúa cho chúng ta ăn lấy Ngài hằng ngày, nuốt Ngài vào trong chúng ta, thế mà chúng ta vẫn chưa được thánh hóa, chưa sống cho Chúa. Chúa đang cần nhiều Gioan Tẩy Giả để dọn đường cho Ngài đến. Chúng ta hãy sẵn sàng  bước theo Chúa, mang tất cả thiện chí làm chứng nhân cho Chúa, cho tình yêu của Ngài bằng chính tình yêu của chúng ta. Hãy mãi mãi là một tiếng gọi trong sa mạc, thức tĩnh mọi người vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt.

    Lm Trầm Phúc

    Kính chuyển:

    Hồng

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀN - CẦU CÙNG THÁNH TÂMH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Jun 2 at 3:18 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    MƯỜI LỜI NGUYỆN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
     
    "LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU XIN GIÚP ĐỠ CON"
     
    1. TRONG MỌI NHU CẦU, xin chạy đến cùng Chúa, tin tưởng và khiêm nhường thưa với Chúa rằng: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    2. TRONG NHỮNG LÚC CON DO DỰ, phân vân và bị cám dỗ: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    3. TRONG NHỮNG GIỜ CÔ ĐƠN, mỏi mệt và thử thách: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    4. LÚC CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ MONG ƯỚC CỦA CON đều thất bại, lúc con tuyệt vọng, khốn khổ, ưu sầu: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    5. LÚC NHỮNG KẺ KHÁC RUỒNG BỎ CON, vì chỉ có ơn Chúa mới hỗ trợ con: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    6. LÚC CON PHÓ MÌNH cho Tình yêu dịu ngọt của Chúa, là Cha và là Đấng Cứu Chuộc: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    7. LÚC TÂM HỒN CON BUỒN PHIỀN, CHÁN NẢN, nhận thấy các nỗ lực của con không ích lợi gì: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    8. LÚC CON CẢM THẤY BỒN CHỒN, vì Thánh Giá của con làm con bứt rứt: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    9. LÚC CON ĐAU YẾU trí óc và đôi tay con không làm được việc gì, và con bị cô độc, lẻ loi: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    10. LUÔN LUÔN, LUÔN LUÔN mặc dầu những yếu đuối, sa ngã và những thiếu sót của con: “LẠY THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , XIN GIÚP ĐỠ CON ”.
    post by : Khanh Tran