Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -GHIỀN ĐIỆN THOẠI?

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Feb 24 at 7:37 PM
     
     
     

    TRẮC NGHIỆM XEM BẠN CÓ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

     

    Vào Mùa Chay này, hãy bớt thời gian sử dụng điện thoại để tái khám phá giá trị của sự thinh lặng và dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu.

     

     

    Ngày nay, việc để quên điện thoại ở nhà cũng giống như bạn để quên chìa khóa vậy. Một số người không thể tưởng tượng được một cuộc sống mà không có điện thoại bên mình. Vậy bạn cảm thấy thế nào về chiếc điện thoại của mình? Bạn có thể tắt nó trong nửa ngày hoặc trong một khoảng thời gian vào buổi tối không? Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây một cách trung thực hết sức có thể nhé!

     

    1. Bạn vẫn đang sử dụng điện thoại của mình:

    a) Thường xuyên

    b) Đôi khi

    c) Hiếm khi

     

    2. Bạn đi làm muộn và không thể tìm thấy điện thoại của mình. Có lẽ nó vẫn ở nhà, nên…

    a) Bạn hoảng sợ và vội vã quay về: bạn cần phải tìm thấy nó ngay!

    b) Bạn quyết định sẽ về nhà vào bữa trưa để tìm kiếm nó.

    c) Bạn xác định rằng bạn có thể tồn tại mà không cần có điện thoại trong ngày.

     

    3. Khi ở nhà thờ, điện thoại của bạn…

    a) Vẫn bật

    b) Đã bật nhưng ở chế độ im lặng

    c) Đã tắt

     

    4. Khi bước ra khỏi nhà thờ…

    a) Bạn ngay lập tức bị cuốn vào điện thoại của mình.

    b) Bạn kiểm tra các tin nhắn đã nhận được rồi cất điện thoại đi.

    c) Bạn chào bạn bè rồi mới nhìn vào điện thoại sau khi rời khỏi nhà thờ.

     

    5. Đang giữa cuộc họp thì nhận được cuộc gọi…

    a) Bạn trả lời điện thoại.

    b) Bạn chỉ trả lời nếu nó khẩn cấp.

    c) Bạn tắt điện thoại.

     

    6. Bạn gửi bao nhiêu tin nhắn mỗi ngày?

    a) Hơn 10

    b) Khoảng từ 5 đến 10

    c) Ít hơn 3

     

    7. Bạn đang mong đợi một cuộc gọi…

    a) Bạn giữ điện thoại trong túi hoặc cầm trên tay.

    b) Bạn để điện thoại ở nơi có thể nhìn thấy và thỉnh thoảng kiểm tra.

    c) Bạn tiếp tục công việc đang làm - nếu bạn bỏ lỡ cuộc gọi, người đó luôn có thể gọi lại hoặc để lại tin nhắn.

     

    8. Khi đang sử dụng phương tiện di chuyển công cộng…

    a) Bạn xem phim hoặc chơi game trên điện thoại.

    b) Bạn cố gắng tránh lấy điện thoại ra, nhưng có thể dùng điện thoại khi cần.

    c) Bạn không bao giờ lấy nó ra và chỉ đọc sách hay cầu nguyện.

     

    9. Nếu không quen nhiều người trong một bữa tiệc, bạn…

    a) Chơi game trên điện thoại của bạn.

    b) Thỉnh thoảng kiểm tra tin nhắn của bạn.

    c) Tận hưởng bữa tiệc và không hề nghĩ về điện thoại của bạn.

     

    10. Một chiếc điện thoại bắt đầu đổ chuông vào giữa Thánh lễ…

    a) Bạn nhăn mặt nhìn người mà bạn nghĩ là chủ nhân của điện thoại, trước khi nhận ra đó là của bạn.

    b) Bạn nghĩ, “Cảm ơn Chúa, đó không phải là của tôi!”…  rồi giật mình, lặng lẽ chuyển điện thoại sang chế độ im lặng.

    c) Điều này sẽ không xảy ra, vì bạn luôn tắt điện thoại di động hoặc để nó ở nhà.

     

    11. Bạn thay đổi điện thoại của mình…

    a) Ngay sau khi một kiểu mẫu mới ra mắt.

    b) Khi có ưu đãi đặc biệt.

    c) Không bao giờ. Quan tâm làm gì? Bạn hài lòng với cái bạn có miễn là nó vẫn hoạt động tốt.

     

    12. Khi nói đến việc tắt điện thoại của bạn vào buổi tối hoặc cuối tuần…

    a) Bạn đã thử nó một lần – thật đau khổ!

    b) Đó là một ý tưởng thú vị. Bạn không hoàn toàn phản đối điều này.

    c) Điều đó thật dễ dàng - bạn vẫn làm như vậy.

     

    Nhận định:

    Nếu các câu trả lời của bạn phần lớn là a: Bạn rất lệ thuộc vào điện thoại. Bạn nên sử dụng nó ít hơn một chút trong Mùa Chay.

     

    Nếu các câu trả lời của bạn phần lớn là b: Bạn khá phụ thuộc vào điện thoại của mình, nhưng bạn không ngại tắt điện thoại trong vài giờ hoặc khi tình huống đòi hỏi. Mùa Chay có thể là thời gian để bạn tập sống có kỷ luật hơn trong việc sử dụng điện thoại.

     

    Nếu các câu trả lời của bạn phần lớn là c: Bạn quả là có sự siêu thoát phi thường đối với điện thoại và có thể là bạn chưa bao giờ sử dụng điện thoại! Bạn đã từng có điện thoại bao giờ chưa? Có lẽ nên chọn một hy sinh nào khác trong Mùa Chay này!

     

    Anna Ashkova (Aleteia)
    Tóc Ngắn & Biên Tú chuyển ngữ (
    TGPSG
    )

     

     

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CN5TN-B

CHIA SẺ TIN MỪNG

 

Chúa Nhật thứ 05 Thường Niên

(07-02-2021)

Tình thương cao độ
có thể khiến người Kitô hữu
làm được những việc phi thường

 

  • TIN MỪNG: Mc 1,29-39

 

Đức Giêsu chữa nhạc mẫu ông Simôn


(29) Vừa ra khỏi hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simôn và Anrê. Có ông Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo. (30) Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simôn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. (31) Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.

 

Đức Giêsu chữa cho nhiều người


(32) Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. (33) Cả thành xúm lại trước cửa. (34) Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.

Đức Giêsu đi khắp miền Galilê


(35) Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. (36) Ơng Simôn và các bạn kéo nhau đi tìm. (37) Khi gặp Người, các ông thưa: «Mọi người đang tìm Thầy đấy!» (38) Người bảo các ông: «Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó». (39) Rồi Người đi khắp miền Galilê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.




CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Có phải Đức Giêsu đến trần gian để cứu chữa những người bệnh hoạn, tật nguyền, quỷ ám không? Sứ mạng của Ngài là gì? Tại sao Ngài làm những việc ấy?2. Bạn có nghĩ rằng: nếu mình mà làm được phép lạ như Đức Giêsu, mình cũng sẽ chữa bệnh, trừ quỉ… và đi tới đâu cũng sẽ thi ân giáng phúc tới đó y như Ngài vậy? hiện nay mình chỉ kém Ngài vì không có bản tính Thiên Chúa thôi? 3. Theo bạn thì tình thương làm nên phép lạ, hay phép lạ làm nên tình thương? Nói cụ thể hơn, muốn giúp người, điều quan trọng nhất là có tình thương hay có tài năng? Tình thương làm nên tài năng, hay tài năng làm nên tình thương?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Dù quan tâm hàng đầu là loan báo Tin Mừng, Đức Giêsu luôn cứu giúp mọi người theo sự thúc đẩy của tình thương.  

 

Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giêsu chữa các bệnh tật, các chứng quỷ ám. Trong cuộc đời công khai, Ngài đã từng chữa lành biết bao nhiêu con bệnh thuộc đủ mọi loại, biết bao người bị quỷ ám, và làm một số người chết sống lại, v.v… Điều đó khiến nhiều người có cảm tưởng rằng Ngài là một chuyên gia chữa bệnh, chữa quỷ ám. Thật ra không phải như vậy! 

 

Ngài đến thế gian chủ yếu không phải để làm những việc ấy, mà để cứu chuộc toàn nhân loại và loan báo Tin Mừng cho họ. Tuy nhiên, khi thực hiện sứ mạng ấy, Ngài đã phải đối diện với biết bao nhiêu cảnh đau thương của con người, về tinh thần cũng như thể chất. Tình thương chan chứa của Ngài đối với con người khiến Ngài biết bao lần «chạnh lòng thương» và ra tay cứu giúp (x. Mt 9,36; 14,14; 15,32; Mc 1,41; Lc 7,13). Sách Công vụ Tông đồ còn cho biết: «Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người» (Cv 10,38). 

 

Điều chúng ta cần noi gương Ngài không phải là việc chữa bệnh hay làm điều gì, mà chính là khả năng «chạnh lòng thương» trước những đau khổ của tha nhân. Khi đã biết «chạnh lòng thương», thì tình thương sẽ thúc đẩy và dần dần tạo cho ta khả năng hành động phù hợp với sự đòi hỏi của tình thương. Thiết tưởng tất cả mọi Kitô hữu muốn thật sự là Kitô hữu đều phải biết «chạnh lòng thương», biết nhạy cảm trước những đau khổ, trước những cảnh thương tâm đang xảy ra cho những người chung quanh, đồng thời quyết tâm ra tay hành động theo sự thúc đẩy của tình thương. Sự nhạy cảm do tình thương ấy chính là dấu hiệu chắc chắn cho biết Thiên Chúa đang thật sự ở với chúng ta, trong chúng ta. Ai không nhạy cảm như thế là dấu chứng tỏ họ không có Thiên Chúa – là Tình Thương – ở nơi mình: «Ai không yêu thương anh em mình thì không thuộc về Thiên Chúa» (1Ga 3,10; x. 3,17; 4,8).



2.  Vì yêu thương và dấn thân hết mình mà Ngài làm nên những phép lạ


  1. a) Có phải vì Ngài làm phép lạ dễ dàng, nên Ngài tỏ tình thương với mọi người cũng dễ dàng chăng?

 

Nếu ít hiểu biết về Đức Giêsu, chúng ta có thể nghĩ rằng: Đức Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có quyền năng làm phép lạ, có khả năng chữa bệnh, đuổi quỷ, nên Ngài tha hồ mà «thi ân giáng phúc» ở bất cứ nơi nào Ngài đến. Đối với Ngài, việc «thi ân giáng phúc» quả là quá dễ dàng, Ngài có mất mát hay thiệt thòi gì đâu? 

 

Còn ta, hễ giúp đỡ ai, làm cho ai hạnh phúc hơn là ta phải mất mát, hy sinh, phải chịu thiệt thòi, phải chấp nhận đau khổ. Nếu Ngài cũng bị hạn chế như ta, làm sao Ngài có thể «thi ân giáng phúc» không cần tính toán như thế được? Nếu ta cũng làm được phép lạ như Ngài, ta cũng sẽ «thi ân giáng phúc» cho mọi người đâu kém gì Ngài!

 

  1. b) Phải chăng vì Ngài yêu thương tha nhân hết mình, nên Ngài mới có nhiều khả năng cứu giúp người khác như vậy?

 

Nghĩ rằng Ngài làm được nhiều phép lạ như vậy là nhờ quyền năng thần linh của Ngài quả rất có lý! Nhưng theo thiển ý tôi, người viết bài này, nghĩ ngược lại cũng có thể có lý không kém. Nghĩa là: không phải vì Ngài có khả năng làm phép lạ nên Ngài tỏ tình yêu thương một cách dễ dàng; mà ngược lại, chính vì Ngài yêu thương hết mình, và cũng hết mình muốn ra tay cứu giúp người khác, nên Ngài mới làm được những phép lạ như thế. Cách nghĩ sau có vẻ hợp với Kinh Thánh hơn.

 

  1. c) Đức Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể, có những giới hạn của Ngài 

 

Rất nhiều người nghĩ: Đức Giêsu chính là Thiên Chúa, mà đã là Thiên Chúa thì ắt Ngài phải biết hết, làm được hết, có đầy đủ mọi nhân đức, ở trong tình trạng hoàn hảo, chẳng cần tập tành khổ luyện gì hết. Nghĩ như thế không phải là không có lý. 

 

Nhưng rất có thể họ quên rằng Đức Giêsu là một «Thiên Chúa Nhập Thể», nghĩa là một «Thiên-Chúa-làm-người». Khi nhập thể thì Thiên Chúa vô hạn và tuyệt đối đã mặc lấy thân phận hữu hạn và tương đối của con người (x. Pl 2,6-9). Chẳng hạn, là Thiên Chúa vô hạn, Ngài có thể hiện diện cùng một lúc ở khắp nơi, nhưng cũng chính Thiên Chúa ấy, khi nhập thể, mặc lấy thân phận hữu hạn của con người, thì Ngài không thể ở khắp nơi cùng một lúc như thế. 

 

Thiên Chúa và Đức Giêsu chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, nhưng Thiên Chúa ấy đã mặc lấy hai cách hiện hữu khác nhau: một đằng là thần linh, vô hạn, bất biến, tuyệt đối; một đằng là con người, hữu hạn, vô thường và tương đối… Nếu không như thế thì đâu còn là nhập thể nữa! 

 

  1. d) Kinh Thánh nói về Đức Giêsu

 

Thánh Phaolô đã nói về sự giới hạn và yếu đuối của Đức Giêsu như sau: Ngài «mang thân phận yếu hèn» (2Cr 13,4; x. 1Tm 3,16); «Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện» (Dt 2,17); «Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội» (Dt 4,15). Thiên Chúa đã «sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta» (Rm 8,3b). Ngài phải chịu ma quỉ  cám dỗ (x. Mt 4,1-11) và chắc chắn cũng phải chiến đấu để thắng nó. Trong việc Ngài cảm thấy sợ hãi đến đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến cuộc tử nạn sắp tới, ta thấy ngay thân phận yếu hèn của một con người ở nơi Ngài, và thấy Ngài cũng phải chiến đấu rất cam go mới thắng vượt được bản thân yếu đuối mà vâng theo thánh ý Chúa Cha (x. Lc 22,41-44).

 

Khi Ngài còn nhỏ, rất có thể Mẹ Maria cũng phải tập cho Ngài ăn, nói, đi đứng và dạy cho Ngài biết đọc, viết, tính toán như bao người mẹ khác tập cho con mình. Ngài cũng phải cố gắng vất vả khi phải học cho thuộc những bài học, khi làm những bài luyện tập… Ngài cũng phải học thánh Giuse mới biết làm thợ mộc, và khi làm việc cũng cảm thấy mệt mỏi và vất vả. Những gì Ngài có được – như sự hiểu biết, các nhân đức, sự hoàn hảo – không phải sẵn có nơi Ngài do bản tính thần linh vô hạn của Ngài, mà theo thánh Phaolô, Ngài cũng phải học, phải luyện tập với bao gian lao cực khổ không khác gì chúng ta: «Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục» (Dt 5,8); «Thiên Chúa (…) đã làm một việc thích đáng, là cho Đức Giêsu trải qua gian khổtrở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ» (Dt 2,10). Cũng thế, Ngài có được những giá trị cao quý ấy phần nào do quyết tâm thực hiện bằng ý chí yếu đuối của con người ở nơi Ngài.

 

  1. e) Những phép lạ Ngài làm rất có thể là do tình thương cao độ của Ngài

 

Trong chiều hướng ấy, ta cũng có thể nghĩ rằng những phép lạ Ngài làm được để cứu giúp người khác một phần đến từ Thiên Chúa, nhưng một phần khác là do tình yêu cao độ và sự dấn thân hết mình của Ngài cho tha nhân. Điều này phù hợp với kinh nghiệm bình thường của con người: chẳng hạn biết bao người mẹ bất tài mà chỉ vì tình thương bao la đối với con mà làm được những chuyện phi thường; những người có tình thương bao la rộng rãi thường phát triển khả năng nhiều hơn những người khác.




  1. Đừng sợ mình không có khả năng, hãy sợ mình không đủ tình thương


Vậy thấy Đức Giêsu cứu giúp biết bao người, chúng ta đừng vội cho rằng: nếu tôi có tài năng như Ngài, tôi cũng sẽ cứu giúp được nhiều người như Ngài. Nghĩ như thế hóa ra Ngài chẳng hơn gì chúng ta! hóa ra nếu có ai cứu giúp ai thì do người cứu giúp ấy có khả năng cứu giúp mà thôi! Nghĩ như thế, đời sống tâm linh và tình thương của chúng ta không bao giờ phát triển được! Muốn làm được những việc như Đức Giêsu, thiết tưởng điều quan trọng nhất là chúng ta phải có tình thương thật sự và cao độ như Ngài. Khi đã có tình thương rộng lớn, bao trùm, tình thương ấy sẽ thúc đẩy chúng ta hành động, thúc đẩy chúng ta luyện tập để có nhiều khả năng cứu giúp người khác. 

 

Tại sao ta có thể làm được biết bao chuyện cho cha mẹ, vợ con, anh em ta, mà lại không thể làm như vậy cho người khác? Chính vì ta có rất nhiều tình thương đối với người thân, nhưng lại không đủ tình thương đối với người khác. Vậy, đừng sợ mình không có khả năng cứu giúp người khác, hãy sợ rằng mình không có đủ tình thương đối với họ.




CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, con cảm thấy con chưa hữu ích lắm cho tha nhân chung quanh con không phải vì con không có tài năng cho bằng vì con chưa đủ tình thương đối với họ. Biết bao người ít tài năng hơn con, nhưng họ lại hữu ích cho tha nhân hơn con, chính vì họ đã yêu thương nhiều hơn con. Vì tình yêu có khả năng khiến người ta làm được tất cả. Điều con thiếu hơn cả chính là tình yêu, xin Cha hãy ban cho con.

 

Nguyễn Chính Kết

 

By Nguyen Chinh Ket at February 03, 2021

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Powered by Blogger.

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - LÀM VIỆC LÀNH NGÀY SABAT

  •  
    Tinh Cao
     NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH
    Tue, Jan 19 at 3:22 PM
     
     

    Thứ Tư   CN2TN-B

     

    BẠN VÀ TÔI THAM DỰ TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (năm I) Dt 7, 1-3. 15-17

    "Ngươi là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời".

    Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

    Anh em thân mến, Menkixêđê này là vua Salem, tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, ông đã đi đón Abraham đang trên đường về sau khi đánh bại các vua, ông chúc lành cho Abraham. Và Abraham dâng cho ông một phần mười các chiến lợi phẩm. Giải nghĩa tên ông, trước tiên thấy tên ông mang tên vua công chính, rồi ông lại còn là vua Salem, nghĩa là vua hoà bình. Ông không cha không mẹ, không gia phả, không ngày sinh, không ngày tử, nhưng ông được so sánh với Con Thiên Chúa, nên ông làm tư tế muôn đời.

    Việc còn hiển nhiên hơn nữa, nếu một tư tế khác được thiết lập theo phẩm hàm Menkixêđê, không phải chiếu theo luật xác thịt quy định, nhưng chiếu theo quyền năng của sự sống bất diệt. Vì đã chứng thực về ngài rằng: "Ngươi là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 109, 1. 2. 3. 4

    Ðáp: Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê (c. 4bc).

    Xướng: 1) Thiên Chúa đã tuyên bố cùng Chúa tôi rằng: "Con hãy ngồi bên hữu Ta, cho tới khi Ta bắt quân thù làm bệ kê dưới chân Con". - Ðáp.

    2) Ðức Thiên Chúa từ Sion sẽ phô bày vương trượng quyền bính của Ngài, rằng: "Con hãy thống trị giữa quân thù". - Ðáp.

    3) Các thủ lãnh cùng hiện diện bên Con, ngày Con giáng sinh trong thánh thiện huy hoàng: "Trước rạng đông, tựa hồ sương sa, Ta đã sinh hạ ra Con". - Ðáp.

    4) Ðức Thiên Chúa đã thề và không hối hận rằng: "Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 6, 64b và 69b

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống. Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 3, 1-6

    "Trong ngày Sabbat được cứu sống hay là giết chết?"

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa đây". Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: "Hãy giơ tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.

    Ðó là lời Chúa.


     

    TÔI SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

      Đức Kitô vĩ đại

       

     

    Ngày Thứ Tư trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô vẫn liên tục với bài Phúc Âm hôm qua, chẳng những về bố cục trước sau của cuốn sách Phúc Âm thứ hai này mà còn liên tục cả về ý nghĩa của hai bài Phúc Âm này nữa. 

    Bài Phúc Âm hôm nay được Giáo Hội chọn đọc thích hợp với chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ, người chẳng những chữa lành cho "một người khô bại một tay" mà còn mở mắt cho thành phần thông luật nhưng duy luật biệt phái về tinh thần của lề luật, bằng câu hỏi được Người đặt ra cho họ tự suy nghĩ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?"  

    Bài Phúc Âm hôm nay cũng như bài Phúc Âm hôm qua đều liên quan đến ngày hưu lễ là thời điểm được chung dân chúng và riêng nhóm biệt phái cùng luật sĩ tuân giữ rất kỹ lưỡng và đã thấy ngứa mắt trước những hành động của các môn đệ Chúa Giêsu bứt lúa mà ăn trong ngày hưu lễ (ở bài Phúc Âm hôm qua) hay của chính Chúa Giêsu chữa lành cho người bị bại tay trong ngày hưu lễ (ở bài Phúc Âm hôm nay). 

    Cả hai lần Chúa Giêsu đều nhắc nhở thành phần theo dõi và bắt bẻ các môn đệ của Người cũng như bắt bẻ chính Người về tinh thần chính yếu của lề luật cũng như mục đích của lề luật đối với vị thế cùng giá trị của con người so vị thế và giá trị của lề luật. Vấn đề then chốt này cũng chính là vấn đề then chốt của Giáo Huấn Giáo Hội Công Giáo về xã hội ngày nay, một bộ giáo huấn bắt đầu từ thời Đức Lêô XIII sau khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện. 

    Thật vậy, yếu tố chính yếu làm nên trọng tâm của Giáo Huấn của Giáo Hội về xã hội đó là con người, một thực thể phải được coi trọng theo đúng dự án tạo dựng của Thiên Chúa Hóa Công, ở chỗ con người phải làm chủ trái đất chứ không phải làm tôi cho những gì được dựng nên cho họ (xem Khởi Nguyên 1:28), bởi thế, tất cả mọi sự, bao gồm cả sự vật trần thế và sự việc trên đời, tất cả mọi hoạt động của con người, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học v.v. đều phải phục vụ con người, chứ không được coi thường họ và lạm dụng họ như chủ nghĩa cộng sản hay văn hóa sự chết. 

    Trái lại, cho dù con người đóng vai chính yếu trên trần gian này, trên trái đất này, họ vẫn không thể nào trở thành tối cao, là cùng đích của mình, trở thành tuyệt đối như Thượng Đế, như Thiên Chúa, như Đấng dựng nên họ. Bởi thế, tất cả những chủ nghĩa tôn sùng con người, được gọi là chủ nghĩa duy nhân bản, như chủ trương tương đối hóa mọi nguyên tắc và lề luật luân lý bất di bất dịch, để tuyệt đối hóa tự do và ý riêng của con người, cũng tác hại chính con người, mang con người đến chỗ diệt vong chẳng khác gì chủ nghĩa cộng sản và văn hóa sự chết coi thường con người vậy.  

    Nếu trong bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu, "Người Con đến từ Cha" đã tỏ mình ra "đầy ân sủng và chân lý", khi tự xưng mình là "Chúa của cả ngày hưu lễ", thì trong bài Phúc Âm hôm nay "Người Con đến từ Cha" đã tỏ mình ra "đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ chữa lành cho "một người khô bại một tay". 

    Thật ra, tật "khô bại một tay", so với các trường hợp bệnh tật khác, như phong cùi, bại liệt, què quặt, mù lòa, câm điếc v.v., thì chỉ là chuyện nhỏ, không đáng kể là bao nhiêu. Tuy nhiên, chính ở cái nho nhỏ, không đáng kể là bao nhiêu ấy mà vẫn được Người lưu tâm đáp ứng cứu chữa, nhất nữa lại vào ngày hữu lễ nữa, lại càng cho thấy chân dung tuyệt vời của "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" này. 

    Đúng thế, cho dù chỉ bị "khô bại một tay", thân xác của con người vẫn không được vẹn toàn đúng như nó đã được Thiên Chứa dựng nên "rất tốt đẹp" (Khởi Nguyên 1:31) ngay từ ban đầu, và khả năng hoạt động của con người vẫn bị ngăn trở, không được tự do, tức vẫn cần phải được cứu chữa hay cần phải được giải thoát để có thể nguyên vẹn hơn về hình hài cùng tầm vóc và đắc lực hơn về hoạt động cùng phục vụ.

    "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" này, vì quan tâm lưu ý và "biết cảm thông" (xem Do Thái 4:15) với từng người và từng khổ đau của loài người, dù nhẹ như nạn nhân chỉ bị "khô bại một tay" ở bài Phúc Âm hôm nay, chứng tỏ Người quả "là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời", một nhân vật mang tên Menkixêđê trong Bài Đọc 1 hôm nay "không cha không mẹ, không gia phả, không ngày sinh, không ngày tử, nhưng ông được so sánh với Con Thiên Chúa, nên ông làm tư tế muôn đời". Nói đúng hơn, vì là "Người Con duy nhất đến từ Cha...", mà Chúa Kitô không phải "là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời", trái lại, nhân vật Menkixêđê có vẻ như huyền thoại và hoang đường này chính là hình ảnh của chính "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý".

    Thánh Vịnh 109 trong Bài Đáp Ca hôm nay đã chiêm ngưỡng và cảm nhận "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" "là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê" này như sau:

    1) Thiên Chúa đã tuyên bố cùng Chúa tôi rằng: "Con hãy ngồi bên hữu Ta, cho tới khi Ta bắt quân thù làm bệ kê dưới chân Con".

    2) Ðức Thiên Chúa từ Sion sẽ phô bày vương trượng quyền bính của Ngài, rằng: "Con hãy thống trị giữa quân thù".

    3) Các thủ lãnh cùng hiện diện bên Con, ngày Con giáng sinh trong thánh thiện huy hoàng: "Trước rạng đông, tựa hồ sương sa, Ta đã sinh hạ ra Con".

    4) Ðức Thiên Chúa đã thề và không hối hận rằng: "Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.II-4.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpTq-J7tpmiDef8y3CVMnY4K7XCyKacYuajfB%3Dv%2BRJm6Q%40mail.gmail.com
     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - SỐNG BAC ÁI LÀ....

CẦN LẮM ĐỂ SỐNG BÁC ÁI YÊU THƯƠNG

(1 Cr 13, 4-13)
 
Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.
 
**
Tuy chúng ta là người Công Giáo nhưng chẳng bao giờ được ở trong tình trạng gọi là tuyệt hảo không vướng mắc tội lỗi thì những điều trên dạy cho chúng ta học để trở nên hoàn thiện, hoàn hảo và xứng đáng hơn trước tôn nhan Thiên Chúa. Có nghĩa chúng ta cần cố gắng sống tốt lành ở mọi nơi, mọi lúc và nhắc nhở cái tâm ta rằng Thiên Chúa Người hiện hữu, không điều gì mà Người không thấy biết.
 
**
Khi chúng ta nói đến Bác Ái thì cần hiểu rằng chẳng phải lâu lâu rủ nhau đi xa cho đông, cho vui để làm những công tác từ thiện là đã đủ đâu nhưng là chúng ta cố gắng sống hằng ngày cho được như lời của mẹ thánh Têrêsa, Calcutta khuyên là: “Trước tiên phải sống tốt trong gia đình cái đã, rồi đến đến hàng xóm xung quanh và sau cùng nếu có khả năng thì chúng ta mới đi xa hơn”. Kẻo chúng ta là thành phần sống đạo đức giả.
 
**
Thực thi đức Bác Ái thật không phải là chuyện dễ làm một sớm một chiều mà là cả một sự cố gắng vô cùng trong suốt cuộc đời của chúng ta. Có nghĩa Bác Ái cần phải có sự hy sinh và độ lượng cùng tha thứ thật nhiều. Bỏ qua cho anh chị em mọi điều trái ý muốn, nhẫn nhịn và chịu đựng để không làm tổn thương người qua lời ăn tiếng nói làm xé lòng người.
 
**
Ấy Bác Ái thật khó để thực thi ngay từ bước đầu nếu chúng ta không có tình yêu thương và không có tinh thần phục vụ để cùng với nhau góp bàn tay đem chia sẻ đến với người nghèo khổ. Người có tấm lòng bác ái thì thốt ra những lời yêu thương, xây dựng và được Chúa ban cho có sức mạnh, dẻo dai phi thường. Là người luôn giúp người khác có thêm tinh thần để làm được nhiều điều mà trước đây vì tự ti, bị người chê bai, coi thường và khinh rẻ. Nhất là bị chính người trong gia đình không tin tưởng.
 
**
Khi chúng ta muốn thực thi đức bác ái cách đúng đắn thì đầu tiên là cần từ bỏ tánh ích kỷ và kiêu ngạo. Vì người làm công việc bác ái mà lòng đầy tự kiêu, tự đại, chủ đích là muốn phô trương để được người đời khen thì người ấy hẳn chẳng cần đến Chúa khen thưởng đâu. Cũng dễ hiểu vì đời thường con người ta rất thích nghe những lời khen dù biết rằng nó là giả dối, không thật nhưng đủ để làm thỏa lòng rồi.
 
**
Quả cuộc đời nơi trần gian này sẽ hạnh phúc lắm thay cho con cái Chúa sớm nhận biết đâu là hạnh phúc đích thực và đâu là hạnh phúc giả tạo và rất ảo. Nhất là ở những cuộc chơi trác táng thâu đêm suốt sáng; nơi có những tiếng bass, đàn ca hát xướng làm inh ỏi tai của người sống gần. Kế đến là những mua sắm theo trào lưu, theo mode chất đầy nhà, v.v… Càng làm cho người ta cảm thấy vô nghĩa, lạnh cảm, chán chường và cô đơn khi họ trở về căn nhà không có một ai quan tâm tới họ.
 
**
Quả cuộc sống trần gian này ra vô nghĩa lắm thay nếu chúng ta sống thiếu vắng Chúa, nhất là chỉ biết sống ích kỷ cho riêng mình. Nó vô vị chẳng khác gì những món cao lương mỹ vị được bày biện trên bàn mà chúng ta bị chứng đau bao tử. Hay người giàu nứt vách có tiền cất giấu ở nhiều nơi nhưng lại có cuộc sống thực vật thì còn có nghĩa lý gì?.
 
**
Do đó ai đang sống trong cô đơn, trong phiền muộn vì cảm thấy chán đời thì cố gắng xin Chúa giúp để sớm sửa đổi cuộc sống của mình. Nhưng điều cần thiết là chúng ta phải mở cửa lòng; là cánh cửa của căn Nhà Tâm Hồn của chúng ta. Để Chúa Thánh Thần sẽ đến, sẽ đem lửa yêu thương đến sưởi ấm và làm sáng lên căn nhà mà trước đây nó luôn u tối; nhện giăng đầy và chuột bọ chúng gặm nhấm gần tới mức độ sụp đổ, không thể sửa chữa được. Amen.
 
**
Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
28 tháng 1, 2021
Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
18:39
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -CN2TN-B


CHIA SẺ TIN MỪNG

 

Chúa Nhật thứ 2 Thường Niên

(17-1-2020)


Tin và thật sự sống niềm tin ấy
trước khi giới thiệu cho người khác

► Video: https://youtu.be/XBVuVcjJblI 


ĐỌC LỜI CHÚA

  • 1Sm 3,3b-10.19:(10) Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước, «Samuen! Samuen!» Samuen thưa: «Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe».

 

  • 1Cr 6,13c-15a.17-20:(19) Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, (20) vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em.


  • TIN MỪNG: Ga 1,35-42

 

Các môn đệ đầu tiên

 

(35) Khi ấy, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. (36) Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: «Đây là Chiên Thiên Chúa». (37) Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu. (38) Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: «Các anh tìm gì thế?» Họ đáp: «Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?» (39) Người bảo họ: «Đến mà xem». Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.  (40) Ơng Anrê, anh ông Simôn Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. (41) Trước hết, ông gặp em mình là ông Simôn và nói: «Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia» (nghĩa là Đấng Kitô). (42) Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simôn và nói: «Anh là Simôn, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha» (tức là Phêrô).

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Bạn có thể biết và tin Đức Giêsu mà không do một người nào khác giới thiệu cho bạn không? Nếu thế, bạn có cảm thấy bổn phận phải tiếp tục giới thiệu Đức Giêsu cho những người khác nữa không?2. Những người hiện nay mang danh là biết và tin Ngài, thật ra có biết và tin Ngài đích thực không? Những người này có cần được giới thiệu lại về Đức Giêsu để họ biết và tin Ngài đích thực hơn, nghĩa là niềm tin ấy phải được thể hiện bằng sự dấn thân cụ thể trong đời sống không?3. Khi giới thiệu, rao giảng về Đức Giêsu, bạn có bị cám dỗ tìm chính mình, lợi ích cho mình  – thay vì tìm Ngài và lợi ích cho Ngài – trong công việc thánh thiện ấy không? Bạn có dễ dàng từ bỏ những ưu đãi, đặc quyền đặc lợi đi kèm với công việc tông đồ không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Cần giới thiệu Đức Giêsu cho người chưa biết Ngài

 

Đức Giêsu nói: «Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án» (Mc 16,16). Qua đó, ta thấy Đức tin rất cần thiết và quan trọng. Điều này được Kinh Thánh nói đến rất nhiều (xem thêm: Lc 8,12b; Cv 16,31; Rm 10,9; Ep 2,8; 1Pr 1,9; v. v…). Nhưng tin không phải chuyện ai cũng làm được: ta thấy hiện nay trên thế giới, cứ 10 người thì chỉ có 3 người mang danh là tin Đức Giêsu. Và rất có thể trong 3 người – hay hơn nữa – mang danh là tin ấy mới có một người thật sự tin vào Ngài, vì niềm tin thật sự phải được chứng tỏ bằng việc làm, bằng đời sống và sự dấn thân thật sự

 

Việc có đức tin tùy thuộc nhiều điều kiện: một cách khách quan vào cơ hội, hay nói theo từ nhà Phật là «nhân duyên», và một cách chủ quan, tùy thuộc vào tâm trạng của mỗi người. Về những điều kiện này, thánh Phaolô cũng viết: «Kinh Thánh nói: Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng» (Rm 10,11.13-15a). 

 

Để người ta tin vào Đức Giêsu, cần có người giới thiệu Ngài cho họ. Người giới thiệu hết sức cần thiết. Trong thương trường, để bán được hàng hóa, người ta phải tìm mọi cách, bằng quảng cáo, tiếp thị, để giới thiệu cho mọi người biết trên thị trường có loại hàng hóa ấy, chất lượng nó ra sao, nó cần thiết cho đời sống thế nào. Thời nay, hàng hóa mà không nhờ quảng cáo và tiếp thị thì dễ có nguy cơ bị ế. Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Đức Giêsu cho hai môn đệ của mình để họ theo Ngài: hai môn đệ này một người là Anrê, và người kia chắc hẳn là Gioan (nhỏ), tác giả bài Tin Mừng này (tác giả thường không muốn nói đến bản thân mình). Nhờ Gioan Tẩy giả giới thiệu, hai môn đệ của ông đã trở thành môn đệ của Đức Giêsu và dấn thân trọn vẹn cho Ngài suốt cuộc đời.



2.  Cần giới thiệu lại Đức Giêsu cho người đã biết và tin Ngài

 

Hiện nay, chung quanh ta có biết bao người không tin thật sự vào Đức Giêsu, vào chân lý cứu độ. Trong số đó, có biết bao người mang danh là tin Ngài, nhưng thật sự chỉ là tin trên danh nghĩa, vì trong thực tế họ chỉ biết về Ngài rất mơ hồ, sự biết ấy không đủ sức mạnh để thúc đẩy họ sống và hành động như sự hiểu biết ấy đòi hỏi. Ngay trong số chúng ta, những người tự xưng là Kitô hữu, chúng ta có thể tuyên xưng rất mạnh niềm tin của mình, thậm chí kết án những ai tin khác với mình, nhưng giữa niềm tin ấy và cuộc sống của ta là cả một sự xa cách. Tin trên lý thuyết và sống trong thực tế không trùng hợp với nhau, lý và sự, chủ trương và hành động, nói và làm khác xa nhau. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa thật sự tin

 

Thánh Giacôbê nói: «Một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết» (Gc 2,26; x.2,17). Nhiều khi chúng ta tưởng mình có đức tin, nhưng đức tin ấy xét cho nghiêm túc lại là thứ «đức tin chết», đức tin giả hiệu, là «hàng giả», loại rẻ tiền (vì được mua với giá rẻ). Chính vì thế, Giáo Hội ngày nay mới nói đến vấn đề «phúc âm hóa mới», hay «tái phúc âm hóa», nghĩa là giới thiệu lại Đức Giêsu cho những người đã biết Ngài, đã mang danh là tin Ngài, để họ tin Ngài một cách đích thực hơn.



3.  Tỷ lệ người tin thật sự trong Giáo Hội và thế giới hiện nay

 

Cứ nhìn vào thực trạng của Giáo Hội, của xã hội và thế giới hiện nay, ta có thể thấy được tỷ lệ người tin thật sự vào Đức Giêsu là bao nhiêu. Người thật sự tin tất nhiên phải trở thành «muối» (x. Mt 5,13; Mc 9,49; Lc 14,34), thành «men» (Mt 13,33; Lc 13,21) có phẩm chất. Nếu thức ăn được ướp muối mà vẫn bị hư, bột được trộn men mà không dậy lên được, là vì: hoặc muối hay men quá ít, hoặc muối hay men đã bị mất phẩm chất. Vì nếu men tốt thì chỉ cần «một chút men (là đủ) làm cả khối bột dậy men» (Gl 5,9). 

 

Tệ hơn nữa, nếu men bị biến chất thành men thối thì thật là nguy hiểm cho đống bột. Đức Giêsu đã cảnh cáo chúng ta chuyện này: «Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê» (Mc 8,15; x. Mt 16,6). Ngài giải thích: «Men Pharisêu tức là thói đạo đức giả» (Lc 12,1b), là thói giữ đạo một cách hình thức, với những nghi lễ trang trọng bề ngoài, mục đích để được ca tụng, được khen, nhưng trong tâm hồn thì chẳng có tình thương, chẳng muốn hy sinh chịu thiệt cho ai (x. Mt 23). Còn «men Hêrôđê» có thể là thói ham thích quyền bính, thích ép buộc người khác phải làm theo ý mình, đồng thời sẵn sàng làm tất cả mọi sự – kể cả những chuyện bỉ ổi, đê hèn, tội lỗi – để đạt được hay duy trì quyền bính của mình (x. Mt 2,16). Hai loại «men» này thực chất thì như nhau, nhưng một đằng áp dụng trong tôn giáo, một đằng áp dụng ở ngoài đời. Chính những loại «men» này đã làm Giáo Hội, xã hội và thế giới thoái hóa về đạo đức và tâm linh. 

 

Vậy, ai sẽ là người làm công việc «tái phúc âm hóa» này, nghĩa là làm cho muối mặn trở lại, men nồng trở lại? Bạn nhận định thế nào về thực trạng của Giáo Hội, xã hội và thế giới hiện nay? Bạn có ý thức được nhu cầu khẩn thiết phải tái phúc âm hóa trong Giáo Hội không? Bạn có nghe thấy tiếng Chúa kêu gọi bạn làm công việc này không? Nếu nghe thấy, bạn có đáp lại tiếng Chúa như Samuen trong bài đọc I không? Bạn có sẵn sàng đi theo và rủ người khác theo Ngài như hai môn đệ của Gioan Tẩy giả trong bài Tin Mừng không? Bạn thử lắng nghe Chúa nói trong lòng mình và nghe cả lòng mình nói nữa!



4.  Dành cho Chúa tất cả, đừng giữ lại gì cho mình

Thái độ của Gioan Tẩy giả cũng là một gương mẫu và là một bài học tốt cho chúng ta. Hai môn đệ của Gioan Tẩy giả là Anrê và Gioan chắc chắn đã từng nghe Gioan Tẩy giả giới thiệu về Đức Giêsu: «Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Tôi làm phép rửa trong nước để giục lòng sám hối, còn Người sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa» (Mt 3,11). Khi nói những lời ấy, Gioan Tẩy giả xác định mình không phải là Đấng ấy, đồng thời muốn giới thiệu Đấng ấy để mọi người –kể cả các môn đệ của ông– tin và hướng về Đấng ấy. Chính vì thế, khi Gioan Tẩy giả «thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”» thì có «hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu» (Ga 1,36-37). 

 

Khi hai môn đệ rất ưu tú của mình (là Anrê và Gioan) bỏ mình để làm môn đệ Đức Giêsu, chắc chắn Gioan Tẩy giả cảm thấy một niềm vui buồn lẫn lộn. Vui vì thấy Đức Giêsu có được hai môn đệ, vui vì hai môn đệ của mình có được một người thầy cao cả và xứng đáng hơn mình. Nhưng cũng buồn vì mình đã bị mất mát một cái gì rất thân quí. Giữa vui và buồn ấy, đối với một người thật sự quan tâm tới công việc chung, thì cái vui ấy sẽ lấn át cái buồn, và nỗi buồn chỉ là thoáng qua.

 

Khi ta giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người, rao giảng, dạy dỗ về Ngài, chắc chắn vì sự giới thiệu, dạy dỗ ấy, nhiều người sẽ nhận ta là thầy, và theo làm môn đệ ta. Ngoài ra, ta còn được biết bao người kính trọng, nể phục, khen ngợi, đồng thời dành cho ta nhiều ưu tiên, đặc quyền đặc lợi nào đó. Ban đầu có thể ta không hề nhắm tới những điều phụ thuộc này, nhưng khi đã hưởng được những ưu đãi hay đặc quyền đặc lợi ấy, lòng ta bắt đầu cảm thấy gắn bó với chúng, đến nỗi nếu không có những ưu đãi hay đặc quyền đặc lợi ấy, ta cảm thấy thiếu thốn, bực bội. Từ đó, như một phản xạ có điều kiện, khi ta giới thiệu hay rao giảng về Đức Giêsu, phản ứng tự nhiên của ta là đòi hỏi những ưu đãi hay đặc quyền đặc lợi ấy. Và cuộc đời tông đồ của ta dần dần bị biến chất

 

Ta không còn quan tâm chính yếu tới Đức Giêsu mà ta đang giới thiệu, rao giảng, nhưng ta lại tìm chính ta, tìm danh vọng, địa vị, ưu đãi trong chính công việc tưởng chừng rất thánh thiện ấy. Và khi bổn phận tông đồ buộc ta phải từ bỏ chúng, ta không thể chấp nhận được. Ta cố níu lại cho bằng được những thứ ấy. Đó chính là một trong những cám dỗ rất thường gặp nơi những người làm tông đồ, những người giới thiệu Đức Giêsu như Gioan Tẩy giả. Thiết tưởng chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo kẻo sa vào chước cám dỗ ấy, vì có biết bao người đã chìm đắm trong đó rồi!



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, con biết Cha là Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu giới thiệu, và biết được Đức Giêsu là nhờ Giáo Hội, nhờ một ai đó giới thiệu. Nhờ đó, con được diễm phúc biết và yêu mến Cha, biết và tin theo Đức Giêsu để được cứu độ. Vì thế, con cảm thấy mình thật ích kỷ nếu không tiếp tục giới thiệu cho những người khác nữa biết về Cha, về Đức Giêsu. Nhưng xin hãy cho con biết và tin đích thực, đồng thời sống thật sự niềm tin ấy trước khi giới thiệu niềm tin ấy cho người khác. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết

 

By Nguyen Chinh Ket at January 12, 2021

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Powered by Blogger.