Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- 10 ĐIỀU CÂN BIẾT

 

  •  
    nguyenthi leyen
    NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH
     
    Mon, Jan 11 at 11:00 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    10 điều rất cần biết

     Cá phải bơi. Chim phải bay. Người Công giáo phải đi lễ Chúa Nhật. Rạch ròi và minh nhiên. Là người Công giáo nghĩa là phải biết và làm một số điều – chẳng hạn là tham dự Thánh lễ.

    Nửa thế kỷ sau Công đồng Vatican II, người ta vẫn hiểu sai về cách dạy đức tin tại các giáo xứ, trường học và gia đình. Kết quả là rất nhiều người Công giáo vẫn không biết rằng họ có nhiệm vụ là tin hoặc thực hiện. Hơn 20 năm qua, với cuốn Giáp lý Công giáo, Hướng dẫn Tổng quát về Giáo lý và Hướng dẫn Quốc gia về Giáo lý, xu hướng đó đã đảo nghịch. Tuy nhiên, hệ quả của sự hỗn độn hậu Công đồng vẫn còn ở một số nơi.

    Mới đây, tổ chức Our Sunday Visitor (Vị Khách Chúa Nhật) đã nghiên cứu các nhà giáo dục tôn giáo về vấn đề này, yêu cầu giúp đỡ soạn thảo một danh sách gồm các các điều cơ bản về giáo lý mà mỗi người Công giáo cần biết, nhưng nhiều người không hề biết. Đây là những gì chúng ta cần biết:

     1.  Chúng ta phải nên thánh

     Nên thánh không là lĩnh vực đặc biệt của một số người được chọn, không dành riêng cho giáo sĩ, tu sĩ hoặc chỉ một số người được đặc cách. Thiên Chúa kêu gọi tất cả mọi người nên thánh. Nhưng chúng ta phải chọn cách đáp lại lời mời gọi đó. Chúng ta phải biết nói “vâng” đối với ân sủng Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta, và “vâng” đối với Thánh Ý hoàn hảo của Ngài mọi nơi và mọi lúc.

    Ở mức độ thực hành, điều đó nghĩa là đón nhận ân sủng qua các bí tích, đặc biệt là rước lễ và xưng tội. Điều này cũng có nghĩa là biết nguồn ân sủng và qua mối liên hệ đó mà nên giống Chúa hơn trong đời sống hằng ngày, biết yêu thương hơn, chân chính hơn và thương xót hơn giống như khi chúng ta gặp chính Ngài, qua Lời Chúa và Giáo hội. Điều đó cũng có nghĩa là sống theo luật Chúa, không phải luật thế gian. Nghĩa là yêu thương người khác như chính mình, phục vụ Chúa bằng cách phục vụ tha nhân, nhất là những người nhỏ bé nhất.

    Dĩ nhiên, việc tiếp tục nói “xin vâng” không hề dễ dàng, nhất là khi là lời “xin vâng” để kết hiệp với Chúa Giêsu trên Thánh giá. Nhưng phần thưởng cuối cùng cho lời “xin vâng” của chúng ta là sự bình an và niềm vui vĩnh cửu. Đó là mục đích mà chúng ta được tạo dựng. Không có kết thúc nào tốt hơn như vậy.

    Xin xem Mt 5:48; GLCG số 826, 897-913, 941, 1426, 2015.

     2.  Chúng ta đều là tội nhân

    Ngoại trừ Chúa Giêsu và Đức Maria, mọi người đều “di truyền” tội nguyên tổ từ cha mẹ đầu tiên của chúng ta. Nghĩa là chúng ta sinh ra mà không có ơn thánh hóa cần thiết để chống lại cơn cám dỗ.

    Nhờ bí tích Thánh tẩy, chúng ta lãnh nhận ơn thánh hóa, được tha thứ cả những tội mình đã phạm. Nhưng hệ lụy tội nguyên tổ vẫn còn. Vì khi chúng ta sống, mỗi chúng ta vẫn có nhiều khả năng quay lưng lại với Thiên Chúa. Với nhiều mức độ, chúng ta thể hiện “khả năng phạm tội” hằng ngày.

    Một số người phạm tội tày trời – giết người, bạo lực, tham ô, ngoại tình,... Một số người phạm tội nhỏ, nhưng vẫn là tội lớn. Chúng ta nói dối và che giấu lầm lỗi của mình. Chúng ta nói hành, nói xấu người khác. Chúng ta xem ti-vi thay vì phải học hỏi hoặc làm điều cần hơn. Chúng ta nóng giận và không biết xin lỗi. Chúng ta không quan tâm nâng đỡ người nghèo. Chúng ta không thờ phượng Chúa. Chúng ta ghen tỵ, đố kỵ. Chúng ta tham lam. Chúng ta xét đoán. Mọi tội lỗi đó có hậu quả tạm thời là “bị tù lương tâm”, nghĩa là mất niềm tin ở người khác, tất nhiên cũng có hậu quả tâm linh.

    Một số tội làm mất ơn thánh hóa. Một số tội làm giảm khả năng yêu thương. Tất cả đều khiến chúng ta dễ phạm tội hơn. Cũng vậy, chúng chống lại Thiên Chúa. Đó là lý do chúng ta cần được Ngài tha thứ, được Ngài thương xót, được Ngài cứu độ.

    Xin xem Rm 3:23; GLCG số 404, 1263, 1849-1869.

     3.  Tôn thờ Chúa Giêsu

     Người Công giáo không tin vào bất kỳ thần linh nào khác. Chúng ta chỉ tin vào MỘT Thiên Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đồng bản thể. Chúng ta biết điều đó vì Chúa Con đã làm người và mặc khải chân lý. Chúa Giêsu Ngôi Hai cũng mặc khải đường tới Thiên Chúa là chính Ngài: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6).

    Như vậy, việc tôn thờ Chúa Giêsu không là cách chọn lựa riêng của người Công giáo trong đời sống đức tin, nhưng đó là một yêu cầu, một đòi hỏi. Nếu chúng ta muốn sống thánh thiện, hạnh phúc và vào Nước Trời, chúng ta phải biết Chúa Giêsu là ai, Ngài dạy gì và muốn gì ở chúng ta. Chúng ta cũng phải yêu thương và phụng sự Ngài với cả con người của chúng ta.

    Muốn làm vậy, chúng ta cần tìm hiểu Chúa Giêsu qua lời của Ngài và những lời viết về Ngài. Chúng ta cần lãnh nhận Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta cần tâm sự với Ngài về mọi thứ – về những gì chúng ta yêu và ghét, sợ và muốn, nghĩ và cảm nhận. Mọi quyết định, mọi sự chiến đấu đều cần được chuyển tới Ngài. Cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và Kinh Mai Côi rất cần và rất tốt, thậm chí là yêu cầu bắt buộc. Đó là chỉ thị: Cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mọi nơi và mọi lúc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mời gọi người khác cùng làm.

    Ngài truyền lệnh cho các tông đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19-20). Đó cũng là lệnh truyền cho những ai mệnh danh là Kitô hữu.

    Nhờ bí tích Thánh tẩy và Thêm sức trong Đức Kitô, tất cả chúng ta có trách nhiệm chia sẻ đức tin và mời gọi người khác cùng nhận biết Chúa Giêsu. Ccta cũng có trách nhiệm làm chứng về Đức Kitô theo văn hóa của chúng ta – mở rộng lòng thương xót, bảo vệ sự thật, bảo vệ sự sống, phục vụ người nghèo và tạo niềm hy vọng cho thế giới. Tóm lại, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm tác nhân của công cuộc tân Phúc Âm hóa, để người khác cũng nhận ra diện mạo của Đức Kitô. Hãy yêu thương, yêu thương thật lòng, yêu thương vì Chúa và vì tha nhân, chỉ thế thôi: “Các điều răn của Người có nặng nề gì đâu” (1 Ga 5:3).

    Xin xem Mt 11:27, 28:16-20; Ga 14:6; Ep 6:18; Pl 3:8; GLCG số 422-429, 456-478, 2558-2564.

     4.  Đọc Kinh Thánh

     Phần lớn trong việc tôn thờ Chúa Giêsu là đọc lời của Ngài. Chúng ta gặp Ngài trong Kinh Thánh. Qua đó, chúng ta cũng gặp chính mình, gặp những chuyện đời của chính mình – câu chuyện lịch sử ơn cứu độ. Từ Adam và Eva tới Yến Tiệc Con Chiên, Kinh Thánh kể chuyện về kế hoạch của Thiên Chúa đối với thế gian. Kinh Thánh cho biết tình yêu của Ngài và số phận của nhân loại, với nhiều tình tiết đầy kịch tính. Kinh Thánh cho chúng ta biết về gia phả tâm linh của chúng ta, trở lại nguồn gốc từ dân Ít-ra-en, và còn hơn thế nữa. Thánh Giê-rô-ni-mô đã xác định: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô” (Ignorance of Scripture is ignorance of Christ), mà không biết Đức Kitô là không biết Thiên Chúa.

     Xin xem Dt 6:1-9; Jos 1:8; 2 Tm 3: 16-17; GLCG số 80-81, 101-133.

     5.  Giáo hội không là sự chọn lựa hợp lệ trong nhiều cách chọn lựa

     Giáo hội là Vương quốc trên thế gian do chính Chúa Giêsu thiết lập. Thánh Phêrô là người đầu tiên được trao chìa khóa Nước Trời, và là giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội. Xuyên suốt lịch sử, Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hướng dẫn các giáo hoàng, bảo đảm rằng giáo quyền (Magisterium) dạy sự thật và không dạy gì khác ngoài sự thật. Chân lý đó bất biến, nhưng luật có thể thay đổi. Giáo lý cũng không thay đổi. Chúng phát triển, nghĩa là cách hiểu mới đã đạt được và cách hiểu cũ được đào sâu, nhưng cách hiểu mới không thể trái ngược với cách hiểu cũ. Chân lý không thể tự mâu thuẫn.

    Cũng vậy, Giáo hội thực sự có cách nhìn về chân lý. Đối với Giáo hội, Thiên Chúa mặc khải mọi chân lý cần thiết để chúng ta được cứu độ. Như vậy không có nghĩa là các tôn giáo khác không có những bộ phận tồn tại trong Giáo hội viên mãn. Cũng không có nghĩa là mọi người Công giáo đều được cứu độ, còn những ai không là Kitô hữu đều bị án phạt đời đời. Tuy nhiên, khi du hành, chúng ta phải chọn con tàu có độ an toàn cần thiết. Giống như con tàu, Giáo hội không là một chế độ dân chủ. Người khôn ngoan hơn chúng ta đã chọn một thuyền trưởng và cho người đó quyền hướng dẫn. Chúng ta có thể tin tưởng mệnh lệnh của thuyền trưởng đó.

    Xin xem Mt 16:18; Cv 15; GLCG số 74-100, 811-870.

     6.  Thực sự có Hỏa ngục

    Thiên Chúa là tình yêu, giàu lòng thương xót, Ngài không muốn chúng ta tách khỏi Ngài. Nhưng Ngài tôn trọng quyền tự do chọn lựa của chúng ta, nếu chúng ta tự tách khỏi Ngài, chết trong tình trạng mắc tội trọng, Ngài vẫn tôn trọng tự do của chúng ta.

    Vậy ai là người chọn lựa cách đó? Vì cứng đầu cứng cổ, chính chúng ta vẫn hằng ngày tự ý chọn điều đó: Phạm tội. Bằng vô số cách, chúng ta tự ý chọn Thiên đàng hay Hỏa ngục. Khi chúng ta chọn Chúa, tức là làm theo đường lối và ý muốn của Ngài, đó là chúng ta chọn Nước Trời. Khi chúng ta chọn chính mình, tức là làm theo cách thức và ý riêng mình, đó là chúng ta chọn Hỏa ngục. Bạn thấy sợ chính mình chưa? Tới Ngày Phán Xét, khi chúng ta trình diện Thiên Chúa, mọi sự đều sáng tỏ, chúng ta không thể tự biện hộ hoặc viện cớ: Vì, bởi, tại, nếu, giá mà...

    Xin xem Lc 16:19-25; 1 Ga 3:2; 1 Cr 3:1; Mt 7:13-14; GLCG số 1023-1037.

     7.  Giáo hội không nghĩ “tình dục” là xấu

     Tình dục không xấu. Đó là từ ngữ đẹp, là hành động của tình yêu thánh thể hiện sự kết-hợp-trao-ban-sự-sống trong Chúa Ba Ngôi (life-giving union within the Trinity). Theo giáo huấn Công giáo, tình dục và giới tính (sex and sexuality) là những tặng phẩm quý giá. Nhờ tặng phẩm giới tính, nam và nữ là hiện thân Thiên Chúa theo cách riêng và tuyệt vời, và qua sự thân mật giới tính, chúng ta sở hữu khả năng trao tặng chính mình cho người khác, cả thể xác và tâm hồn, không còn là HAI mà là MỘT.

    Qua bí tích hôn phối, nam và nữ trở thành những người đồng sáng tạo với Thiên Chúa, họ tạo ra những sự sống mới. Ngay cả khi họ kết hợp mà không có con, đó vẫn là hồng ân, là cách mà Thiên Chúa khiến họ gần nhau hơn trong tình yêu và tình bạn, giúp họ sống viên mãn hơn trong ơn gọi và định dạng bản chất của mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, năng lực của tặng phẩm này tác dụng hai cách. Khi tặng phẩm bị lạm dụng hoặc dùng sai, nó có thể có sức hủy hoại – gây nguy hiểm tiềm ẩn cho cá nhân, gia đình và phong hóa.

    Giáo hội nhận biết các vấn nạn về phim ảnh “đen”, tình dục trước hôn nhân, ngừa thai, sống thử, lang chạ, phá thai, nghiện tình dục, ngoại tình, ly hôn, đồng tính, nghèo khó, trầm cảm, cô đơn và bạo lực. Đó là những hậu quả do dùng sai tặng phẩm giới tính của Thiên Chúa. Đó là lý do vẫn có người không ngừng bảo vệ sự thật về giới tính. Hãy tạ ơn Chúa về điều đó. Sự thật luôn tốt đẹp!

    Xin xem Cl 3:5; 1 Cr 6:18-20; GLCG số 2331-2391.

     8.  Dự lễ Chúa Nhật là luật buộc

    Giáo hội dạy người Công giáo phải dự lễ Chúa Nhật. Là luật buộc nhưng hữu ích cho chúng ta. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng ta đừng dễ dãi mà viện cớ để biện hộ cho mình. Với người bình thường, bỏ lễ Chúa Nhật là tội trọng.

    Giáo hội muốn chúng ta dự lễ Chúa Nhật vì chúng ta cần lãnh nhận ân sủng. Chúng ta phải ưu tiên cho Chúa. Chúng ta phải công khai sống đức tin và thờ phượng Ngài. Đặc biệt là chúng ta phải lãnh nhận Mình Máu Đức Kitô để có sự sống dồi dào. Về tâm linh, chúng ta không thể sống mà thiếu Thần Lương. Cũng như chúng ta không thể chạy marathon khi bụng đói.

    Xin xem Dt 10:25; GLCG số 2175-2183.

     9.  Xưng tội là luật buộc

     Tất cả chúng ta, từ giáo hoàng trở xuống, đều thiếu ơn Chúa. Ai cũng là tội nhân nên luôn cần sám hối, điều này thể hiện công khai qua việc lãnh nhận bí tích Hòa giải, nhất là khi chúng ta mắc tội trọng. Nhờ đó, chúng ta được Thiên Chúa chữa lành và tha thứ.

    Nhờ lãnh nhận bí tích Hòa giải, chúng ta được lãnh nhận hồng ân giúp chống trả chước cám dỗ trong tương lai. Không có tội nào mà Thiên Chúa không thể hoặc không muốn tha thứ. Chúa Giêsu đã nói với Thánh Faustina: “Lòng thương xót của Ta lớn hơn mọi tội lỗi của con và của toàn thế giới”. Vấn đề là chúng ta tin tưởng vào Tình Chúa và thành tâm sám hối. Giáo hội dạy rằng lòng thương xót là thuộc tính lớn nhất của Thiên Chúa. Mọi động thái của Ngài đều thể hiện tình yêu thương xót (merciful love). Đó là cách thức và lý do mà chúng ta nhận biết Ngài.

    Xin xem Mt 16:19; 2 Cr 5:18; GLCG số 277, 1422-1470, 1864 và 2001.

     10.  Mọi Kitô hữu đều phải sám hối

     Theo kế hoạch cứu độ thế giới, Thiên Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài. Một trong các cách hợp tác là chúng ta chịu đau khổ – vui chịu đau buồn, khó khăn, vất vả, hy sinh, cô đơn,… để kết hợp với khổ hình Thập giá mà Chúa Giêsu đã chịu vào chiều thứ Sáu năm xưa. Ngài cũng muốn chúng ta chịu mọi đau khổ để đền tội của mình và tội của người khác, và để cứu các linh hồn. Theo truyền thống của Giáo hội, việc sám hối thường kết hợp với việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Giáo hội cũng mời gọi chúng ta ăn chay và kiêng thịt các ngày thứ Sáu (trừ lễ trọng), đặc biệt là mùa Chay.

    Xin xem Mt 9:1; Cl 1:24; GLCG số 307, 793, 1430-1439 và 1500.

     TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ OSV.com)

     

     

     


     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - HÃY CHO TRƯỚC KHI NHẬN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Jan 9 at 12:38 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    HÃY CHO TRƯỚC KHI NHẬN

     

    “Hãy làm theo chỉ dẫn trên. Bạn cần cho trước khi có thể nhận”.

     

     

    Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi môi anh đã sưng lên nhức nhối, thì thấy một căn lều cũ, rách nát, không cửa sổ.

     

    Anh nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ đã gỉ sét. Tất cả mọi thứ trở nên lu mờ bên cạnh cái máy bơm. Anh vội vã bước tới, vịn chặt tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra.

     

    Thất vọng, anh nhìn quanh căn lều. Lúc này anh mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, anh đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên:

     

    “Hãy đổ hết nước trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, nhớ đổ nước đầy vào bình”.

     

    Anh bật nắp bình ra và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, anh bị rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn anh có thể sống sót. Nhung nếu đổ hết nước vào cái máy bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.

     

    Anh cân nhắc khả năng của cả hai lựa chọn: nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành, hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc lời chỉ dẫn. Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác không.

     

    Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm, và tiếp tục nhấn mạnh cái cần, một lần, hai lần… chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại anh sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên anh tiếp tục kiên trì bơm…, lần nữa, lần nữa… nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Anh vội hứng nước vào bình và uống. Cuối cùng, anh hứng nước đầy bình để dành cho người lạc đường như anh sẽ đến đây. Anh đậy nắp bình rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn.

     

    “Hãy làm theo chỉ dẫn trên. Bạn cần cho trước khi có thể nhận”.

    ----------------------------------------

    ST

     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRUỞNG THÁNH -THÁNH GIUSE

Mừng kính Thánh Giuse 2020 -2021

Giu-se cha thánh nhân từ !

Tòa cao ngài ngự chẳng ngừng ban ơn

Đoàn con ở khắp tứ phương

Cùng nhau tuôn đến xin ơn mỗi ngày

Giu-se cha thánh đứng đây

Ban ơn trợ giúp mỗi ngày chứa chan

Ơn hồn, ơn xác nguy nan

Ra tay nâng đỡ ủi an, đỡ đần

Như xưa cha thánh ân cần

Giê-su bé nhỏ đỡ nâng mỗi ngày

Giu-se cha thánh phước đầy

Chức năng “Dưỡng Phụ” hằng ngày phải lo

Ôi, sao ơn phúc thật to !

Thay “quyền” Tạo Hóa chăm lo “Con Trời”

Ngày nay ở dưới loài người

Ngước nhìn thánh Cả rạng ngời hào quang

Lạy “cha” Thiên Chúa cao sang

Tước hiệu cao quý huy hoàng xiết bao !

Lạy “cha” ở chốn Trời cao

Ra tay tế độ lẽ nào dám quên

Giu-se cha thánh nhân hiền

Chính công “Dưỡng Phụ” làm nên phước nầy

Hương thơm lan tỏa ngất ngây !

Quanh tòa “Dưỡng Phụ” dư đầy phước thiêng

Cúi xin thánh Cả nhân hiền

Cho đoàn con thảo khắp miền đến đây

Cậy trông thánh Cả mỗi ngày

Hồn an, xác mạnh đủ đầy hồng ân

Đến khi thân xác mãn phần

Được về cùng ở thánh nhân đời đời

Một thế kỷ rưỡi chẵn chòi

Hột thánh tuyên tín, ngài là “cha nuôi”

Giê-su Con Đức Chúa Trời

Làm Người nhập thế CỨU loài ngời ta

Thánh Cả là Đấng “quản gia”

Được trao trọng trách chính là “cha nuôi”

Quản cai Hội Thánh Nước Trời

Ngay tại trần thế được luôn an bình

Nhờ lời thánh Cả chuyển cầu

Công nghiệp cai quản “Nước Trời” trần gian

Năm nầy Hội Thánh ca vang

Mừng “Năm Thánh Cả “ thật là tri ân

Đến cùng tình thương người cha

Noi gương nhân đức thật là chẳng sai

Trước tòa Cứu Chúa Ngôi Hai

Nguyện cùng thánh Cả đoái hoài chúng con

Tri ân muôn phúc thánh nhân

Quyền cao khiêm hạ quản cai Nước Trời

Nước Trời, Hội Thánh trần gian

Chính là “Mầu Nhiệm” Ngôi Lời Giê-su

Như xưa, ngài đã ẵm bồng

Con Trời Cứu thế, Độ nhân nhãn tiền ./. Amen

10/12/2020

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến

( nhân Tông Sắc “Patris Corde”, Năm đặc biệt về thánh Cả Giu-se )

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Mùa Vọng B

Video Player
 
00:00
 
12:01
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ

  •  
    Kristie Phan
     
     
    Mon, Dec 14 at 9:54 AM
     
     
     
     
     
     
     
     
    THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ – LINH MỤC TIẾN SĨ.!.!.!
     
        Gioan de Yepes sinh tại Fontiveros, gần Avila.  Tây Ban Nha ngày 24 tháng 6 năm 1542.  Cha ngài làm thợ dệt, bị gia đình giàu có làm nghề buôn bán loại trừ vì đã cưới một người vợ kém hơn.  Mẹ ngài là một người đàn bà thánh thiện, trở thành goá phụ sau khi sinh Gioan.  Không nguồn lợi, với 3 đứa con, bà đã làm thuê cho một thợ dệt.  Bé Gioan dần dần đã học nghề thợ mộc, may vá, điêu khắc, hội họa trong tình yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
      Trong mọi việc, ngài có thói quen tự hỏi:
     
    "Vào trường hợp tôi, Chúa Giêsu sẽ làm gì?" 
       Ngài không trốn tránh một hy sinh nào.  Lúc 12 tuổi, Gioan được học đọc, học viết với các nữ tu ở Medina del Campo.  Đức bác ái của ngài bao la: từ hồi còn niên thiếu, ngài đã dùng giờ rảnh để phục vụ các bệnh nhân ở nhà thương, dầu vẫn theo học văm phạm và triết học nơi các cha dòng Tên.
        Năm1563, Gioan gia nhập dòng Carmêlô và năm sau được gửi học tại đại học Salamanca.
     Năm 1567 ngài thụ phong linh mục ở Medina và đã gặp thánh nữ Avila.  Thánh nữ đã khuyên ngài thực hiện việc cải tổ dòng Camêlô như thánh nữ đang làm.  Thánh nữ nói với ngài:
        “
    Đây là công trình đòi hy sinh và máu.  Tôi không biết cha sẽ phải chịu khổ tới đâu nhưng chắc chắn cha phải chịu khổ.”
        Gioan trở thành người con thiêng liêng c��a người nữ tu Carmêlô này.  Cha 25 tuổi và chị 52 tuổi.  Chị gửi cha đến với hai người bạn ở Duruelô trong cảnh cô tịch và đây là nguồn gốc của dòng Carmêlô canh tân đi chân không, ngài lấy tên là Gioan Thánh Giá.  Sự nghèo túng thật khủng khiếp, ngài chỉ sống bằng cỏ, nhưng vẫn dùng những khúc ca tạ ơn Chúa vì đã chỉ cho biết phải sống và cư xử cách nào.  Ngài hành động cách khác thường trên những người chung quanh, giải thoát họ khỏi những việc hư hỏng, tạo cho họ một lòng yêu thích hy sinh.
        Sau khi chống lại đoàn thể các tu sĩ Carmêlô ở Alcala de Hélenrés, ngài trở thành tuyên úy của tu viện Avila trong 5 năm, thánh nữ Têrêxa giới thiệu với con cái mình:
        “
    Cha là vị thánh.”
       Sự thánh thiện của Gioan vượt quá nhiều người và trở nên khó hiểu, sự canh tân khiến ngài bị tố cáo là nổi loạn.  Các thầy dòng Carmêlô chước giảm chống lại các thày dòng Carmêlô đi chân không.  Cuối cùng, sau những nhục mạ dữ dội, ngài bị cầm tù ở Tolêđô.  Người ta đối xử cứng rắn với ngài, ba lần mỗi tuần họ đưa ngài tới nhà cơm và đánh đập không nương tay.  Nhưng ngài cảm thấy đang đi đúng đường Chúa muốn và tạ ơn Chúa vì đã chịu được hạ nhục và chịu khổ cực.  Những bắt bớ tăng thêm đức tin và lý tưởng của ngài.  Đáp lại, ngài yêu mến nhiều hơn và trong hầm tối thiếu khí trời, ngài trước tác những vần thơ bí nhiệm làm thành cuốn "Thánh ca thiêng liêng" (cantiques spirituelles).
        Được 9 tháng thánh nhân vượt ngục.
     Trước khi đến tu viện định tới, ngài dừng lại trong một dòng nữ.  Ngài nghe một nữ tu ca hát về hạnh phúc của đau khổvà bỗng ngài phải bám chặt vào cửa sắt nhà khách.  Ngài đã xuất thần.  Ý tưởng được chịu khổ vì Chúa đã làm cho ngài cảm thấy dư tràn hạnh phúc.  Phép lạ này trong tâm hồn, như muốn lôi kéo cả thân xác đổi mới theo...  thánh Têrêxa nói:Không có cách gì để nói về Thiên Chúa với cha Gioan Thánh Giá.  Ngài xuất thần ngay và lôi kéo người khác theo.”
        Một ngày kia quỳ bên song sắt, thánh nữ nghe cha nói về Chúa Ba Ngôi, thì Thánh Linh như muốn nâng ngài lên.  Khiêm tốn, ngài nắm lấy tay vào thành ghế.  Nhưng hoạt động thần linh đã nâng ngài lên tới trần nhà.  Têrêxa ở trước mặt ngài cũng xuất thần và bay bổng.  Một nữ tu tiến vào, cảm kích trước cảnh tượng vội đi gọi các nữ tu khác đến chiêm ngưỡng cả hai vị thánh được Chúa chúc phúc.
       Đức Thánh Cha và vua Philipphe II ủng hộ những cuộc cải cách và bây giờ Gioan phải nhận nhiều trọng trách.
     Ngài làm bề trên dòng Calvariô.  Ngài lập cộng đoàn Carmêlô Baeza và 3 năm sau được chọn làm tu viện trưởng ở Grenade.  Đi đường qua các thành Tây Ban Nha, ngài chinh phục các linh hồn về cho Chúa Kitô, chính ngài đã xây dựng một thủy lộ, một tu viện.  Trong 15 ngày, ngài đã viết cuốn "ngọn lửa tình yêu sống động" (la vive flamme d'amour).  Cuối cùng ngài trở thành Tổng đại diện Andalousia.
        Sự trong trắng của thánh nhân đã tạo cho ngài một quyền năng trên quỉ thần.
     Ngài đã giải thoát nhiều người bị quỉ ám.  Người ta nói rằng, bằng những dấu thánh giá ngài dẹp tan cơn bão, bằng lời nguyện, ngài dập tắt một hỏa hoạn.  Các thú vật quí mến ngài.  Để giữ mình trong sạch, thánh nhân tự nhận lấy đau khổ nhưng lại rất thương cảm những đau khổ của người khác, ngài còn tế nhị hơn nữa đối với những đau khổ tinh thần mà ngài gọi là đêm tối của tâm hồn.”  Nhưng ngài hiểu rằng, những đau khổ này thanh tẩy tâm hồn rất nhiều.  Không kết hợp với Chúa được nếu không có khổ hạnh trong tâm hồn.
         Thường nhà dòng nghèo khó đến độ có ngày không có bánh ăn.
     Tập họp ở nhà ăn, thánh nhân nói với các tu sĩ về hạnh phúc được chịu khổ vì Chúa Giêsu Kitô.  Họ khóc vì nhiệt tâm và lui ra.  Bỗng chuông reo, một người vô danh đã đem bánh cho nhà dòng.  Các tu sĩ trở lại phòng ăn.  Lần này, thánh nhân khóc và nói:
         “
    Ôi, vậy là Chúa đã thấy sự yếu đuối của chúng con không chịu thử thách được lâu.  Ngài đã sớm thương hại chúng ta.”
        Lần kia, ngài đã trả lời Chúa Giêsu khi ngài hỏi về phần thưởng ngài muốn rằng:
       
    Lạy Chúa, xin cho con được chịu khổ và bị khinh miệt vì Chúa.”
     Và ngài đã xin ba ơn này là: đừng có ngày nào mà không được chịu đau khổ, đừng là bề trên vào lúc chết, và được chết trong khiêm hạ.  Thiên Chúa đã nhận lời ngài.
         Những tháng bị giam cầm, với bao đau khổ dữ dằn người ta đối xử, đã hủy hoại thân thể ngài.
     Mệt nhọc vì du hành tới Andalousia, làm thánh nhân bị thiêu đốt ở chân, các vết thương mở rộng.  Ngài chịu đau đớn kinh khủng đến nỗi lần kia ngài nói với người đối thoại:
      “
    Xin lỗi, tôi không trả lời nổi.  Tôi bị đay nghiến và đau nhức.”
        Thánh nhân được chọn một trong hai nơi để chữa bệnh, hoặc ở Baeza, nơi người ta quý mến, hoặc ở Ubeda, nơi tu viện trưởng có ác cảm với ngài.  Ngài đã chọn tu viện Ubeda.  Những cư xử nghiêm nhặt làm cho ngài đau đớn thêm.  Nhưng ngài càng ôm chặt thánh giá vào lòng.  Vị tu viện trưởng cảm động vì sự dịu dàng không mệt mỏi, vì lòng bác ái sâu xa của bệnh nhân, cuối cùng đã hiểu và xin ngài tha thứ.
         Gioan báo trước mình sẽ chết đêm 14 tháng 12 (năm 1591).
     Các tu sĩ đọc kinh phó linh hồn, ngài xin đọc sách Diễm tình ca.  Các cơn đau không ngừng gia tăng khi chuông reo giờ kinh sáng, ngài cầm thánh giá nói:
         “
    Lạy Chúa, con phó linh hồn trong tay Chúa.”
      Ngài còn nhìn các tu sĩ, hôn Chúa Kitô và tắt thở.  Ngài đã viết:
      “
    Vào xế chiều cuộc sống này, bạn được phán xét về tình yêu.”
       Gioan Thánh Giá để lại nhiều sách luôn được suy gẫm như: Đường
    Lên Carmêlô, Đêm Tối Tâm Hồn, Ngọn Lửa Tình Yêu Sống Động, Thánh Ca Thiêng Liêng.  Ngài được phong thánh năm 1726.
     Và Đức Piô XI đã đặt ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1926. 

    Lm. Phaolô Phạm Quốc Túy
     John of the Cross 2.jpg
     
    --


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    Download all attachments as a zip file
    •  
      THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ – LINH MỤC TIẾN SĨ.docx
      146.4kB
    • John of the Cross 2.jpg
      126.4kB

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -KẾT- SỐNG CN2MV-B

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

CN2MV-B - Dọn đường và đón mừng Chúa đến bằng cách nào?

 

► Video: https://youtu.be/VK5Jr57xznE 

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 40,1-11:(3) Có tiếng hô: «Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. (4) Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu».

 

  • 2 Pr 3,8-14:(11) Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao. 


  • TIN MỪNG: Mc 1, 1-8

 

Ông Gioan Tẩy Giả rao giảng

 

(1) Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa: (2) Trong sách ngôn sứ Isaia có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. (3) Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. (4) Đúng theo lời đó, ông Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. (5) Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan. 

 

(6) Ồng Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. (7) Ồng rao giảng rằng: «Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. (8) Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần».

CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Tại sao Tin Mừng Máccô lại bắt đầu bằng câu chuyện của Gioan Tẩy giả, mà không bắt đầu bằng chuyện Đức Giêsu giáng sinh? Việc dọn đường của Gioan có ý nghĩa gì đặc biệt đối với người Rôma?2. Dựa theo tinh thần bài Tin Mừng, để dọn đường đón Chúa đến, chúng ta cần làm gì một cách cụ thể? Những hình ảnh «dọn sẵn con đường của Đức Chúa», «sửa lối cho thẳng để Người đi» có ý nghĩa gì?3. Việc dọn đường Chúa đến có liên hệ gì với những quan hệ của ta với tha nhân không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Gioan Tẩy Giả, người dọn đường để Đức Giêsu đến 

Khởi đầu Tin Mừng Máccô là chuyện Gioan Tẩy Giả loan báo và dọn đường cho Đức Giêsu đến, khác với Tin Mừng Mátthêu và Luca khởi đầu bằng chuyện Đức Giêsu giáng sinh. Tại sao? Vì Tin Mừng Máccô được viết cho người Rôma. Theo quan niệm và thông tục của người Rôma, các nhân vật quan trọng đi đến đâu đều phải có người dùng loa thông báo cho dân chúng biết trước mấy ngày, vừa để làm nổi bật sự quan trọng của nhân vật đó, vừa để dân chúng sửa sang những con đường trong vùng cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch sẽ, vừa để dân chúng đón tiếp hai bên đường cho long trọng nếu vấn đề an ninh cho phép. Vì thế, để giới thiệu Đức Giêsu cho các Kitô hữu Rôma mà khởi đầu Tin Mừng bằng câu chuyện của Gioan Tẩy Giả thì sẽ hiệu quả và lôi cuốn sự chú ý của người Rôma hơn. Ngoài ra, để nói lên tính cách đặc biệt thần thiêng của việc dọn đường ấy, thánh sử Máccô còn trích dẫn lời của 2 ngôn sứ Isaia và Malakia đã loan báo trước đó khoảng 450-550 năm (tương đương với thời của các vị giáo chủ các tôn giáo châu Á): Ngôn sứ Malakia loan báo: «Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta» (Ml 3,1), còn ngôn sứ Isaia viết: «Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi» (x. Is 40,3).

 

Phần chúng ta, khởi đầu năm phụng vụ mới, chúng ta cũng cần chuẩn bị đón mừng kỷ niệm Đức Giêsu đến trong nhân loại, đồng thời đón mừng Ngài đến trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Vì thế, thiết tưởng bản thân mỗi người cũng như toàn Giáo Hội hãy dọn đường đón mừng Ngài. Dọn đường thế nào thì Isaia và Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho chúng ta.



2. Dọn đường đón mừng Chúa đến

 

Ngôn sứ Isaia viết: «Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng phải được lấp đầy, mọi núi đồi phải bạt xuống, nơi lồi lõm phải hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề phải trở nên vùng đất phẳng phiu» (Is 40,3-4). Như vậy, theo ngôn sứ Isaia, để đón Chúa đến, việc đầu tiên là phải «mở một con đường». Muốn thế, phải bạt núi, san đồi, lấp thung lũng, đổ đầy các hố rãnh. Đó là nói theo ngôn ngữ hình tượng. Còn trong thực tế thì phải làm gì?

 

  1. a) Phải mở một con đường, nghĩa là phải mong muốn và quyết tâm gặp gỡ Chúa

 

Chúa đến để gặp gỡ và đem lại cho chúng ta sự cứu độ, không chỉ ở đời sau mà còn ở ngay đời này nữa. Sự cứu độ ở ngay đời này là đạt được một sự bình an và hạnh phúc siêu nhiên, tuyệt vời, không phải thứ bình an hạnh phúc kiểu thế gian vốn bị lệ thuộc vào những điều kiện trần tục (x. Ga 14,27). Nhưng để việc gặp gỡ đó thành hiện thực, chính chúng ta cũng phải mong muốn và quyết tâm gặp gỡ Ngài. Ngài không thể đến với ta nếu chính ta không tích cực muốn điều đó. 

 

Do đó, trở ngại lớn nhất khiến chúng ta không thể gặp gỡ Ngài chính là chúng ta không thật sự muốn gặp gỡ Ngài. Vì khi gặp gỡ Ngài, Ngài sẽ đòi hỏi chúng ta phải đối diện với sự thật của chính bản thân chúng ta. Nhưng chúng ta thường muốn trốn tránh sự thật, tránh việc phải đối diện với lương tâm mình… Vì điều này đòi buộc ta phải chỉnh đốn lại cách sống của mình, phải từ bỏ những đam mê, những thói xấu, những bất công vốn đem lại cho ta vui thú, lợi lộc, quyền lực, danh vọng là những thứ ta rất ham thích. 

 

Như vậy muốn Chúa đến với ta, ta phải khai phá một con đường, con đường ấy chính là tâm trạng sẵn sàng đón Chúa đến, sẵn sàng đến với Ngài, gặp gỡ Ngài với bất cứ giá nào.

 

  1. b) Con đường phải thẳng ngay, bằng phẳng, nghĩa là tâmhồn ta phải chính trực, ngay thẳng

 

Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy Giả yêu cầu: «Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi» (Mc 1,3). Khi đón một nhân vật quan trọng đến một vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả tạo…

 

Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải «công minh chính đại», «đường đường chính chính», không lén lút, giấu giếm, không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thế nấy, và nói thế nào làm thế nấy, như Đức Giêsu đòi buộc: «Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”, thêm thắt điều gì là do ác quỷ» (Mt 5,37). Nghĩ một đằng nói một nẻo, hay nói một đằng làm một nẻo là tư cách của tiểu nhân, của phường gian ác, không thể là tư cách của người Kitô hữu. Sách Châm Ngôn viết: «Đường lối của kẻ gian ác thì quanh co, hành động của người trong sạch thì ngay thẳng» (Cn 21,28); Thánh Phaolô cũng viết: «Thiên Chúa ưa điều chính trực, ghét điều gian ác» (Thư Do Thái 1,9); Sách Châm Ngôn cũng thêm: «Ngài ghê tởm tâm địa quanh co» (Cn 11,20).

 

Nguyên nhân biến con người thành quanh co, giả hình, mưu mô… chính là tâm địa ích kỷ, lắm tham vọng, muốn phình to bản ngã. Tâm địa này khiến người ta cố gắng đạt được những điều mình ham muốn –là danh vọng, quyền lực, tiền bạc– với bất cứ phương tiện nào, kể cả phương tiện xấu, và bằng bất cứ giá nào, kể cả tội ác. Từ đó con người bị tham vọng và đam mê của mình thu hút, mê hoặc, dẫn đưa mình vào con đường cong queo của tội ác. 

 

Do đó, «sửa lối cho thẳng để Người đi» một cách căn bản là dần dần diệt bỏ khuynh hướng ích kỷ, thích đặt nặng «cái tôi» của mình. Khuynh hướng này gây nên tất cả mọi lồi lõm, mọi cản trở khiến Chúa khó đến với ta, và ta khó đến với Chúa. Hãy noi gương Gioan Tẩy giả, sống thanh đạm: ông «mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng» (Mc 1,6); không tham vọng, không ham đề cao «cái tôi» của mình, sẵn sàng nhìn nhận sự thật hèn kém của mình. Khi có người tưởng ông là Đấng Cứu Thế, ông nói: «Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người».

 

  1. c) Đường đến với Chúa cũng là con đường đến với tha nhân

 

Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn luôn tự đồng hóa với tha nhân của ta. Do đó, người Kitô hữu không thể quan niệm Thiên Chúa độc lập với tha nhân của mình, không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu tha nhân, không thể đến với Thiên Chúa bằng một con đường khác với con đường đến với tha nhân

 

Ngược lại, con người không thể thật sự yêu thương tha nhân mà không yêu mến Thiên Chúa, không thể đến với tha nhân bằng con đường khác với con đường đến với Thiên Chúa. Chủ trương chỉ yêu tha nhân không cần đếm xỉa gì đến Thiên Chúa, hay ngược lại, chỉ yêu Thiên Chúa mà không đếm xỉa gì đến tha nhân đều là những tình yêu giả tạo, không thực tế. Do đó, muốn đến và gặp gỡ Thiên Chúa không gì tốt đẹp và chắc chắn bằng đến hay gặp gỡ Ngài nơi tha nhân của ta. Và muốn đến và gặp gỡ tha nhân không gì bảo đảm và tạo hạnh phúc cho họ bằng đến và gặp gỡ họ trong Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, không thể tách rời Thiên Chúa khỏi tha nhân, và tách rời tha nhân khỏi Thiên Chúa.

 

Vậy, đón Chúa đến, không gì làm Chúa hài lòng bằng sửa sang lại mọi quan hệ của ta với tha nhân cho tốt đẹp hơn, tình nghĩa hơn: làm sao để cha mẹ ta cảm thấy ta thật sự là con hiếu thảo, con cái ta thấy ta thật sự là cha mẹ tốt, anh chị ta thấy ta là người em tốt, các em ta thấy ta là người anh tốt, bạn bè ta thấy ta là người bạn tốt, những nhà chung quanh ta thấy ta là hàng xóm tốt… Hãy sống làm sao để không mấy ai có thể chê trách ta được, ai cũng cảm nhận được tình thương của ta.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, Cha là một Thiên Chúa luôn luôn đồng hóa với tha nhân của con. Nhờ đó, con có thể gặp gỡ Cha trong những người sống chung quanh con, đồng thời yêu thương và phục vụ Cha bằng việc yêu thương phục vụ họ. Vì thế, chuẩn bị đón Cha đến trần gian, không gì tốt đẹp hơn làm cho môi trường con đang sống biến thành một môi trường yêu thương. Xin giúp con thực hiện điều Cha mong muốn nhất ấy.

 

Nguyễn Chính Kết

Posted by Nguyen Chinh Ket at 9:51 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.