Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - DÂNG HIẾN TẤT CẢ

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Nov 22 at 10:23 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    Cho Ði Tất Cả.

    23/11 – Thứ Hai tuần 34 thường niên.

    "Người thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ".

     

    Lời Chúa: Lc 21, 1-4

    Khi ấy, Chúa Giêsu nhìn lên, thấy những người giàu có bỏ tiền dâng cúng vào hòm tiền. Người cũng thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ, nên bảo rằng: "Thầy bảo thật các con, bà goá nghèo khó này đã bỏ vào hòm tiền nhiều hơn mọi người.

    Vì mọi người kia lấy của dư thừa mà dâng cho Thiên Chúa, còn bà này túng thiếu, bà đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống mình".

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Bỏ vào tất cả

    Suy niệm:

    Thánh Luca là văn sĩ tuyệt vời viết về sự hiền dịu của Đức Kitô.

    Nhưng thánh nhân cũng là người nhấn mạnh đến sự đòi hỏi.

    Thầy Giêsu đòi ai muốn theo Ngài phải từ bỏ tất cả (Lc 14, 33).

    Các môn đệ đầu tiên như Simon, Gioan, Giacôbê, Lêvi,

    đều là những người đã bỏ tất cả để theo Thầy (Lc 5, 11. 28).

    Bà góa nghèo trong bài Tin Mừng hôm nay (c.4)

    cũng là người đã bỏ vào thùng tiền tất cả những gì bà có để sinh sống.

    Tất cả và trọn vẹn, chính là điều Thiên Chúa đòi hỏi nơi con người.

    Yêu Ngài bằng tất cả trái tim và tất cả sức lực của mình,

    đó là mệnh lệnh của Thiên Chúa dẫn đến sự sống vĩnh cửu (Lc 10, 27).

    Có người tự hỏi nếu bà góa nghèo dâng cho Đền thờ

    tất cả số tiền nhỏ nhoi còn lại thì ngày mai bà sống bằng gì.

    Bà có phải là người bị đầu độc và bóc lột bởi các kinh sư không,

    vì đã có những kinh sư nuốt chửng nhà của các bà góa (Lc 20, 47)?

    Đức Giêsu có coi bà góa này như một tấm gương cho ta không?

    Khi ngồi nhìn người ta dâng cúng tiền cho Đền thờ,

    Đức Giêsu thấy người giàu bỏ tiền, có khi là những món tiền lớn.

    Nhưng Ngài cũng thấy một bà góa nghèo bỏ tiền vào thùng.

    Một món tiền rất nhỏ, bằng đơn vị tiền tệ nhỏ nhất.

    Ngài nói cho các môn đệ nghe về cách đánh giá của Ngài,

    cũng là cách đánh giá của Thiên Chúa.

    Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn những người giàu.

    Vì các môn đệ có thể bị ngỡ ngàng, nên Ngài giải thích cho họ.

    Người giàu bỏ vào từ sự dư thừa của họ.

    Còn bà góa bỏ vào từ sự túng thiếu của bà (c. 4).

    Trao đi một điều đụng chạm đến cuộc sống của mình

    thì khó hơn gấp bội,

    vì mình phải gánh chịu hậu quả ngay lập tức.

    Bà góa ở Xarépta chắc chắn đã gặp khó khăn

    khi ngôn sứ Êlia xin bà làm cho ông một cái bánh nhỏ trước đã,

    rồi sau đó mới làm cho bà và con bà (1 V 17,13).

    Bà đã dám vâng lời dù đang túng thiếu,

    dù nhà chỉ còn một nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò.

    Cái chết đang đến với mẹ con bà, vậy mà bà đã dám chia sẻ.

    Chia sẻ của hai bà góa trên đây đều nằm trong những tình huống

    tưởng như không thể chia sẻ được, vì chẳng có gì để chia sẻ.

    Chia sẻ cho Chúa hay cho tha nhân lúc ấy, thật là quý biết bao,

    vì nó đòi ta ném mình vào sự mất an toàn,

    và đồng thời ném mình vào vòng tay quan phòng của Thiên Chúa.

    Mọi tính toán kiểu con người biến mất,

    để nhường chỗ cho lòng quảng đại vô bờ.

    Chắc chắn Thiên Chúa chẳng để cho bà góa nghèo phải chết đói.

    Hũ bột không cạn và bình dầu không vơi

    vẫn là quà tặng Chúa ban cho bất cứ ai dám trao đi tất cả đời mình,

    vì trao đi mà sau đó mình không thấy thiếu thì không thật là trao đi.

     

    *Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN

    Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa rất đáng mến,

    NHỜ ƠN CHÚA con biết sống quảng đại,

    biết phụng sự Chúa cho xứng với uy linh Ngài,

    biết cho đi mà không tính toán,

    biết chiến đấu không ngại thương tích,

    biết làm việc không tìm an nghỉ,

    biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào

    ngoài việc biết mình đã chu toàn Thánh Ý Chúa. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    --------------------------------

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CAN DẢM NHƯ CHA ÔNG

 

  •  
    nguyenthi leyen -
    Sun, Nov 15 at 12:05 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Can đảm như cha ông

    Giáo hội Việt mừng những cái chết của những người đã từ giã trần gian nầy, mừng những cái chết hào hùng, đã để lại cho biết bao người tấm gương anh hùng trong đời sống, những người này dám dùng cái chết của mình để làm cho mình và nhiều người được sống, họ dám hiên ngang từ bỏ những gì không cần thiết nên giờ đây họ được sống mạnh mẽ cùng với hạnh phúc Thiên Đàng.
     
    Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy ở mọi nơi và trong mọi lúc, người môn đệ của Chúa vẫn phải chịu chung một số phận với Thầy mình, nghĩa là bị bắt bớ và bị cấm cách, bị ghét bỏ và bị giết chết. Thời nào cũng có những vị tử đạo.

     

    Hôm nay là ngày giỗ tổ, ngày Giáo Hội Việt Nam chúng ta long trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo, những vị anh hùng đã bỏ mình vì Chúa, đã đổ máu đào để làm chứng cho đức tin, cũng như để xây dựng Giáo Hội.

     

    Các ngài dám bước di trên con đường thập giá, dám hy sinh mạng sống, các ngài đã để lại cho con cháu, cho chúng ta gương anh hùng, để lại con đường sống, con đường theo Chúa.

     

    Chúng ta là con cháu các ngài, nhưng giờ này cuộc sống của chúng ta có là cuộc sống anh hùng mà các ngài đã nêu gương và để lại cho chúng ta, hay chúng ta vẫn sống bình thản, như không hay biết gì về sự hy sinh của các ngài. Lời Chúa mà các ngài đã thực hiện, chúng ta cũng đã nghe, đã biết, nhưng không thể thi hành được như các ngài.

     

    Chúng ta còn quá nhiều ước mơ chưa thực hiện được, nên đang tìm mọi cách để thực hiện cho được những gì là ước mơ, không cần biết nó có chính đáng hay không. Chúng ta sợ mất đi những gì mình có, nên cố gắng bảo vệ nó. Chúng ta bảo vệ những gì mà một ngày nào đó nó cũng sẽ phản bội và từ bỏ, khi chúng ta bước vào sự chết. Chúng ta đang cố lừa dối mình, không nói đến cái chết, để không chuẩn bị gì hết, cố bám lấy điều mà chúng ta gọi là sự sống và cố gắng một cách vô vọng. Như thế chúng ta đang run sợ trước cái chết vì không biết chuẩn bị, cũng không biết mình đi đâu. Chúng ta cũng đang bị bất ngờ trước cái chết vì đang tìm sự sống cho chính mình, sự sống của trần gian này.

     

    Nếu chúng nhìn thấy được gương anh hùng mà các thánh tử đạo đã thực hiện, nếu chúng ta nhận ra được tình yêu thương mà các ngài đã cảm nhận và đã sống, nếu chúng ta nhận ra được con đường mà các ngài đã đi, để biết noi gương các ngài thì thật là hạnh phúc cho chúng ta. Nếu chúng ta can đảm chu toàn những gì mà mình phải làm trong trách nhiệm với tất cả ý thức, đó là một hình thức tử đạo, không phải một lần, nhưng từng giây từng phút của cuộc đời. Nếu trước những gian khó mà không lùi bước, sẵn sàng thực hiện thánh ý Chúa, để biết yêu thương giúp đỡ người khác khi cần thiết. Đó là chúng ta đang đi trên con đường can đảm mà các ngài đã đi.

     

    Theo bước chân Chúa Giêsu, các thánh tử đạo đã vui lòng chấp nhận thân phận hạt lúa bị ném xuống bùn. Các ngài chấp nhận từ bỏ vinh hoa phú quý người đời hứa hẹn, từ bỏ nhà cửa ruộng vườn, xa lìa cha mẹ vợ con gia đình thân thuộc, chấp nhận xiềng xích, gông cùm, tù ngục, đòn vọt và sẵn sàng hy sinh mạng sống, sẵn sàng đổ máu đào làm chứng cho Đức Ki-tô… Người đời tưởng rằng các ngài bị thua thiệt, bị mất mát, bị diệt vong… nhưng họ có ngờ đâu, các ngài đang khải hoàn chiến thắng và sống mãi trong hạnh phúc vinh quang. Nhờ dòng máu các ngài đổ ra, đời sống Đức tin ngày càng tiến triển, Giáo Hội được lan rộng đến khắp mọi miền đất trên thế giới. Đó là điều Chúa Giêsu đã tiên báo từ xưa: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.”

     

    Các thánh tử đạo Việt Nam đã rất anh dũng bước theo đường lối Chúa Giêsu, theo đạo yêu thương của Chúa Giêsu. Dù ngục tù, gươm đao, dù bị róc xương xẻ thịt cũng vẫn không làm cho các ngài từ bỏ đạo Chúa. Chúng ta là con cháu các ngài, mang dòng máu bất khuất anh dũng của các ngài trong huyết quản mình, thì chúng ta cũng kiên quyết đi theo đạo yêu thương của Chúa như các ngài, để mai ngày đáng được hưởng triều thiên vinh hiển với các ngài trên thiên quốc.

     

    Ngày nay chúng ta không còn những bạo chúa bách đạo bằng gươm đao súng đạn, nhưng đề sống niềm tin đòi hỏi chúng ta phải chiến thắng chính mình. Không ai bắt chúng ta bỏ đạo nhưng vẫn còn đó những người bỏ đạo vì chức vụ trần gian, vì lười biếng ham chơi, vì đam mê truỵ lạc. Không ai ngăn cản chúng ta thực hành đạo nhưng vẫn còn đó những người luôn nuôi dưỡng hận thù, luôn bất mãn với tha nhân nên đã sống thiếu yêu thương trong lời nói và việc làm. Không ai dụ dỗ chúng ta bỏ đạo nhưng nhiều người đã lao vào những con đường tội lỗi, những quan hệ bất chính nên đã không còn xứng đáng mang danh là ky-tô hữu.

     

    Quả thực, ngày nay không cần những cuộc bắt đạo những vẫn có hàng ngàn người bỏ đạo vì những danh lợi thú trần gian. Ngày nay không ai bắt chúng ta bước qua thập giá nhưng vẫn còn đó nhiều người vì danh lợi thú đã tự tháo bỏ thập giá khỏi bàn thờ gia đình, khỏi cuộc sống của mình.

    *Họ đích thực là loại người mà nhân loại kết án “tin đạo chứ không tin người có đạo”, vì lẽ họ không còn sống niềm tin của mình.

     

    Huệ Minh

     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -CỨU TRỢ LŨ LỤT

nguyenthi leyen 
 
 
 
 
Ảnh cùng dòng

CỨU TRỢ LŨ LỤT DƯỚI ÁNH SÁNG ĐỨC TIN

 

Để xoa dịu bớt đi “cơn lũ thiên tai, nhân tai”, một “cơn lũ tình người” đã hình thành và ập đến tất cả các nẻo đường, vùng miền của miền Trung, đặc biệt nơi các tỉnh thành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lũ. 

 

Bão, cũng đi !

Đoàn chúng tôi đã chuẩn bị lên đường đi cứu trợ người dân ở các làng Phúc Tính, Bình Thôn…, thuộc tỉnh Quảng Bình vào ngày 27/10/2020. Trước ngày chuẩn bị lên đường, nhận được cuộc gọi, hỏi: “Bão, có đi không ?” Tôi trả lời: “Bão, cũng đi !” Thế là, đúng 7 giờ sáng ngày 27/10, đoàn chúng tôi, trên chiếc xe 16 chỗ ngồi, thẳng tiến về Quảng Bình để trao quà của các ân nhân cho đồng bào đang gặp khó khăn do lũ lụt. Hôm đó lại là ngày đẹp trời!

 

“Cơn lũ” tình người

Cơn lũ lụt to lớn hoành hành miền Trung, Việt Nam, đã để lại biết bao khó khăn, đau thương và thiệt hại cho người dân vùng này. Hậu quả của sự tàn phá mà nó để lại không hề nhỏ tí nào. Người ta nói đến thiên tai, rồi nói đến “nhân tai”, thế rồi, người nghèo vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Nhìn thấy những hình ảnh đau thương, tan nát trên các phương tiện truyền thông, thế là, để xoa dịu bớt đi “cơn lũ thiên tai, nhân tai”, một “cơn lũ tình người” đã hình thành và ập đến tất cả các nẻo đường, vùng miền của miền Trung, đặc biệt nơi các tỉnh thành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lũ. 

 

Những tấm lòng hảo tâm

Các tổ chức tôn giáo, chính quyền, các tổ chức thiện nguyện, các tập thể, các gia đình, bạn bè thân hữu, các cá nhân, hải ngoại cũng như quốc nội…đã nhanh chóng chung tay vào việc cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào miền Trung ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Cơn bão lũ đã cho thấy tấm lòng hảo tâm của người dân Việt thật to lớn, liên đới với nhau trong hoạn nạn, theo truyền thống “của ít lòng nhiều”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm là rách nhiều”…. Những đoàn xe cứu trợ lũ lụt đến từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam, những đoàn người ra đi đến với bà con đang lâm cảnh khó khăn, những người không đi được thì gởi quà đến, những người khác thì có lời khích lệ, cầu nguyện…Tất cả đều được tổng động viên! Trong hoàn cảnh này, những hình ảnh của các vị Giám mục Việt Nam đã đi vào lòng người khi không ngại khó khăn, ngồi trên những chiếc ghe chòng chềnh trên sóng nước đến với bà con vùng rốn lũ ! Nếu dịch Covid-19 làm cho con người “cách ly” nhau, thì cơn lũ lụt 2020 này lại làm cho con người xích lại gần nhau hơn !

  

Những tấm lòng cho đi

“Cơn lũ tình người” này rõ ràng không chỉ chia sẻ những nhu cầu vật chất cần thiết trước mắt, nhưng còn là những tấm lòng hảo tâm, những tấm lòng quảng đại, những tấm lòng tử tế, những tấm lòng yêu thương, những tấm lòng hy sinh, những tấm lòng cho đi. Cho đi, không chỉ vật chất, nhưng còn là sự hiện diện, là sự gặp gỡ, là sự cảm thông, là sự lắng nghe, là sự gần gũi, là sự an ủi, là sự đỡ nâng, là thời gian, là sức khỏe, là chính sự mạo hiểm cuộc sống. Thông điệp “Fratelli Tutti” (Tất cả đều là anh em) của Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy tất cả những tấm lòng đó góp phần vào “giấc mơ” xây dựng một thế giới huynh đệ đích thực. Ngài cảnh giác chúng ta về một thực tế rằng “tất cả chúng ta đều bị ám ảnh bởi các nhu cầu của riêng mình, chứng kiến ai đó đau khổ là làm phiền chúng ta, làm xáo trộn chúng ta, bởi vì chúng ta không muốn mất thời gian giải quyết các vấn đề của người khác. Đó là những triệu chứng của một xã hội bệnh hoạn, bởi vì nó tìm cách xây dựng mình bằng cách quay lưng lại với đau khổ” (số 65). Hơn nữa, đối với đức tin Kitô giáo, “là Kitô hữu chủ yếu có nghĩa là cuộc vượt qua từ cuộc ‘sống cho mình’ sang cuộc ‘sống cho nhau’”  “sự ‘cho đi’ phải là quy luật nền tảng của đời sống Kitô hữu” (J. Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, nxb Tôn giáo, 2009, tr.268-269, bản dịch của Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam).

 
Vượt qua và kết nối “những biên giới”

“Cơn lũ tình người cho đi” này đã cho thấy rằng những khoảng cách, những cách ly, những rào chắn giữa người với người đã bị phá đổ. Trong những chuyến đi cứu trợ bão lũ, tâm trí tôi luôn nhớ đến lời thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Êphêsô, cũng là lời được đọc trong thánh lễ của ngày đầu tiên phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam lên đường đi cứu trợ (ngày 20/10/2020): “Để phá đổ bức tường ngăn cách” (Êph 2,14). Bối cảnh của những lời này của thánh Phaolô muốn nói về cái chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá để phá đổ sự thù ghét và hòa giải người Do Thái và dân ngoại với nhau và với Thiên Chúa. Thế nhưng, những lời này trước hoàn  cảnh bão lũ lại có tính thời sự cách sâu xa. Nó mời gọi “phá đổ những bức tường ngăn cách” nơi lòng người, những sự e ngại, dửng dưng, những vô cảm, những khoảng cách thời gian, không gian, địa lý, tâm lý, kinh tế, những biên giới tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, vùng miền…để mở rộng lòng ra trước phẩm giá con người.

 

Để xây dựng “tình huynh đệ phổ quát” và  “tình bạn xã hội” này, Thông điệp “Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi mọi người vượt qua những biên giới và những khoảng cách ngăn trở con người, để liên kết các biên giới này lại với nhau bằng tình huynh đệ và tình bạn xã hội (x. số 35, 99…). “Giấc mơ” của ngài, đó là vượt qua sự toàn cầu hóa tính dửng dưng, để đạt tới một sự toàn cầu hóa tình huynh đệ. Ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn lại một câu định nghĩa về con người của Georg Simmel, triết gia và là nhà xã hội học, người Đức: “l’homme est tout autant l’être-frontière qui n’a pas de frontière” (đại ý: Con người là một hữu-thể-có-biên-giới chừng nào thì nó cũng là một hữu thể không biên giới như vậy) (số 150). Nói mạnh hơn nữa như Đức Bênêđictô XVI, “mục tiêu hàng đầu của Kitô hữu không phải là một đặc sủng cá nhân, nhưng là đặc sủng xã hội. Ta trở thành Kitô hữu không phải vì chỉ có Kitô hữu mới được cứu độ, nhưng là vì sứ mạng phục vụ của Kitô hữu là điều có ý nghĩa và cần thiết cho lịch sử” (J. Ratzinger, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, nxb Tôn giáo, 2009, tr.266, bản dịch của Lm. Athanasiô Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng Lam). Và những lời này làm sao không gợi nhớ đến những lời Chúa Giêsu đã nói: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Matthêu 14, 16) và một nguyên tắc căn bản của Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo: “Chọn lựa ưu tiên cho người nghèo”.

 

Một tình huynh đệ phổ quát được cảm nghiệm nơi những khuôn mặt cụ thể

Nói tình yêu phổ quát hay tình huynh đệ đại đồng dễ làm nghĩ đến khía cạnh lý thuyết tiêu cực: tình yêu chung chung, tình huynh đệ trừu tượng vốn không biết gì đến và khó chấp nhận hoàn cảnh cụ thể của con người. Lời trách móc của Dostoievsky vẫn còn là lời cảnh tỉnh: “Ta yêu loài người nhưng ta rất khó chấp nhận việc ngủ chung phòng với người khác.” Tuy nhiên, việc tất cả mọi người cùng chung tay cứu trợ lũ lụt đã cho thấy điều mà Đức Phanxicô nói đến trong “Fratelli Tutti”: vẫn còn nhiều dấu chỉ hy vọng cho tình huynh đệ, và “giấc mơ” (một từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thông điệp này) về tình huynh đệ là điều gì đó khả thi, chứ không viển vông hay chạy trốn thực tại. Những chuyến đi cứu trợ cho thấy rõ hơn và cụ thể hơn nỗi đau khổ của đồng loại. Những khuôn mặt khắc khổ, đau thương, túng thiếu, ngặt nghèo. Những nếp nhăn trên các khuôn mặt, sự bơ phờ của mệt mỏi, sự già đi trước tuổi tác, những cảnh tan hoang cửa nhà, đồ đạc…mà không biết khi nào họ mới khôi phục bình thường trở lại. “Quê hương tôi gạt sỏi tìm cơm. Hết mưa, thôi hạn lại cơn bão gần”, đó là câu nói trên cửa miệng của người dân vùng Quảng Bình mà chúng tôi đến gặp gỡ. Những chuyến đi cứu trợ lũ lụt quả thực đã cho thấy phẩm giá con người không hệ tại nơi nhà cao cửa rộng, địa vị danh vọng, hay sự lành lặn hay tàn tật của con người, nhưng nơi sự kiện họ là người, những con người, mà theo cái nhìn Kitô giáo, “được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa” (Stk 1, 27). Và đó chính là nền tảng đích thực của tình huynh đệ phổ quát này.

 

 

Cho đi và lãnh nhận

Điều đó cho thấy: việc ra đi cứu trợ không phải  chỉ là “cho đi” cái này hay cái kia, nhưng còn sâu xa hơn là tôi đã lãnh nhận được điều gì từ đó để “cứu trợ” chính bản thân tôi. Đó là bác ái đích thực. Thiếu đi ý thức này, tôi dễ trở thành “kẻ ban phát trịch thượng”. Điều đó mời gọi tôi biết khiêm tốn hơn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, vì biết rằng thân phận mong manh của người anh chị em của tôi phản ảnh chính thân phận mong manh của tôi, vốn cần được “cứu trợ”. Hay nói theo ngôn ngữ của Đức Phanxicô trong thông điệp “Niềm vui Tin Mừng”, người nghèo “có nhiều điều điều để dạy chúng ta…. Chúng ta cần phải để cho mình được Phúc âm hóa bởi họ” (số 198). Đức Gioan-Phaolô II cung cấp cho chúng ta một tiêu chí về bác ái đích thực này: “Tình yêu thương xót, trong các tương quan của con người, không phải là một hành vi hay là một tiến trình đơn phương. Ngay cả trong các trường hợp mà tất cả dường như rằng chỉ một bên tặng và cho và bên kia chỉ lấy và nhận (chẳng hạn trong trường hợp bác sĩ chăm sóc, thầy dạy, cha mẹ nuôi dưỡng và giáo dục con cái, ân nhân giúp đỡ những người túng thiếu), thế nhưng, trên thực tế, ngay cả người cho vẫn luôn hưởng ích từ đó”. Vì lòng thương xót “thực sự là một hành vi tình yêu thương xót chỉ khi, khi thực thi nó, chúng ta xác tín sâu xa rằng chúng ta lãnh nhận nó đồng thời từ những ai chấp nhận nó từ chúng ta. Nếu khía cạnh song phương và tính hỗ tương này thiếu đi, thì các hành động của chúng ta không còn là những hành vi thương xót đích thực nữa…” (Thông điệp Dives in misericordia, số 14). Fratelli Tutti diễn tả chính xác bằng những lời này: “Con người được tạo dựng theo cách mà họ chỉ được thể hiện, được phát triển và chỉ có thể đạt tới sự viên mãn của mình ‘bằng việc trao ban chính mình cách vô vị lợi’. Con người thậm chí không thể đạt tới chỗ nhận ra sự thật về chính mình nếu không  gặp gỡ người khác: ‘Tôi chỉ liên lạc hiệu quả với chính mình trong chừng mực tôi liên lạc với người khác’” (số 87).

 
Thay lời kết

Nhìn trong viễn cảnh đó, thì những niềm vui và nụ cười, những vất vả và mệt mỏi, những hy sinh và lên đường, những đóng góp và chia sẻ, những hiệp thông và liên đới với anh chị em đồng loại giúp cho mỗi người triển nở tròn đầy trong ơn gọi làm người của mỗi người và cùng nhau góp phần xây dựng một thế giới tràn đầy tình huynh đệ phổ quát, cụ thể. Những lời kêu gọi tiếp tục cứu trợ đồng bào bị lũ lụt của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh: “Cứu đói khẩn cấp đã khó, khắc phục hậu quả lâu dài còn khó hơn. Tôi kêu gọi mọi người chung lòng góp sức để giúp người cùng khổ vượt qua cảnh đời đen tối”, rốt cuộc nằm trong công cuộc loan báo Tin Mừng, và cần được hiểu  trong tình bác ái huynh đệ đích thực này. Cuối cùng niềm vui của người cho đi, niềm vui của người lãnh nhận cũng chính là niềm vui của Tin Mừng.

Lm. Phêrô Võ Xuân Tiến, PSS.

Nguồn: tonggiaophanhue.org

 
 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -KHỜ DẠI VÀ KHÔN NGOAN

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Nov 7 at 7:24 AM
     
     

    Chúa Nhật 32TN-A

     

    TÌN HỮU THAM DỰ BÀN TIỆC Lời Chúa: KHÔN NGOAN TÌM GẶP CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Kn 6, 13-17 (Hl 12-16)

    "Những ai tìm kiếm sự khôn ngoan, sẽ gặp được nó".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước.

    Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 7-8

    Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa (c. 2b).

    Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.- Ðáp.

    2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. - Ðáp.

    3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ. - Ðáp.

    4) Trên giường ngủ, khi con nhớ Chúa, con ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Tx 4, 13-14 {hoặc 13-18}

    "Nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem những người đã chết đến làm một với Người".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

    Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người.

    {Bởi vậy, chúng tôi dựa vào lời Chúa để nói cùng anh em điều này: chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sót lại khi Chúa đến, thì chúng ta không đi trước những người đã an nghỉ. Vì khi nghe lệnh và tiếng Tổng lãnh Thiên thần, và tiếng loa Thiên Chúa, thì chính Chúa từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Ðức Kitô sẽ sống lại trước hết, rồi đến chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sống sót, chúng ta sẽ được nhắc lên cùng với họ trên các tầng mây, đi đón Ðức Kitô trên không trung, và như vậy, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi. Vì thế, anh em hãy dùng những lời đó mà an ủi nhau.}

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 25, 1-13

    "Kia chàng rể đến, hãy ra đón người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo; còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả.

    "Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: "Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả". Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: "E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn". Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: "Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi". Nhưng Người đáp lại: "Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi".

    "Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    image.png

     

    Suy Nghiệm/ SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Cây Đèn Đức Tin Sáng Lửa Đức Mến Bằng Dầu Đức Cậy

     

     

    Chiều hướng phụng vụ Lời Chúa càng về cuối phụng niên 34 tuần lễ của Mùa Thường Niên càng cho thấy chiều hướng cánh chung. Mà cánh chung, cho dù đã được mở đầu ngay từ “thời điểm viên trọn” (Galata 4:4), thời điểm “Thiên Chúa đã sai Con Mình đến hạ sinh bởi một người nữ” (Galata 4:4), nhưng chỉ kết thúc vào thời điểm tái giáng của Chúa Kitô mà thôi.

     

    Ở đây, trong chu kỳ Năm A theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, một Thánh Ký giành gần nguyên đoạn 24, trước đoạn 25 của Bài Phúc Âm hôm nay, để nói về tận thế bao gồm các hiện tượng và dấu báo về gày cùng tháng tận này. Nhưng lại không phải là đoạn được Giáo Hội chọn đọc vào thời điểm kết thúc phụng niên hướng về việc Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà Giáo Hội lại chọn dọc và chỉ chọn đọc ba bài Phúc Âm cuối cùng của phụng niên, đều ở trong cùng đoạn 25, về giáo huấn của Chúa Kitô liên quan đến tinh thần và thái độ sống đức tin của chung Kitô hữu.

     

    Tinh thần và thái độ sống đức tin của Kitô môn đệ của Chúa Kitô phải hoàn toàn khác với và vượt trên thành phần biệt phái và luật sĩ cũng như thành phần trưởng tế và kỳ lão trong dân Do Thái, thành phần duy luật chỉ thiên đã được Người đề cập đến trong suốt 7 Bài Phúc Âm Chúa Nhật, từ Chúa Nhật XXV đến Chúa Nhật  XXXI. Như thể Người ngầm răn dạy thành phần môn đệ Do Thái, không nhiều thì ít, sẵn mang tâm thức lề luật, bị ảnh hưởng men giả hình của họ, rằng đừng sống như họ mà là sống như giáo huấn Phúc Âm của Người là đức tin cứu độ hơn công trạng cứu độ, là lòng nhân hậu hơn là hy tế.

     

    Trong Bài Phúc Âm hôm nay về dụ ngôn 10 trinh nữ hay 10 phù dâu (ám chỉ Kitô hữu) khôn ngoan cầm đèn kèm theo dầu chờ đón chàng rể và nghênh đón chàng rể đến muộn là một huấn dụ Kitô hữu hãy luôn tin tưởng cậy trông vào Chúa Kitô, (dụ ngôn về nén bạc đối với người đầy tớ không sinh lợi ở Bài Phúc Âm 33 tuần tới cũng thế), chứ đừng tin vào mình, như năm cô trinh nữ phù dâu cầm đèn mà không mang theo dầu, để rồi khi chàng rể xuất hiện thì chẳng còn kịp trở tay nghênh đón chàng mà vào dự tiệc cưới với chàng trong mối hiệp thông thần linh.

     

    Vậy thì dầu cần được mang theo đây là gì, nếu không phải là đức cậy của ngọn đèn đức tin để thắp sáng ngón lửa đức mến, vì theo dụ ngôn chung thẩm của Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXXIV là Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc riêng Mùa Thường Niên và chung Phụng Niên cho chu kỳ Năm A theo Thánh ký Mathêu, thì không có đức mến không được thừa hưởng Nước Trời, một đức mến lại chỉ xuất phát từ đức tin: “Đức tin thể hiện qua đức mến” (Galata 5:6) cũng là một đức tin sống động nhờ đức cậy và tồn tại với đức cậy.

     

    Đó là lý do Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Giáo đoàn Do Thái đã khẳng định rằng Chúa Kitô “sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để cứu độ mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha (eagerly) trông đợi Người” (Do Thái 9:28), như trường hợp của những cô trinh nữ phù dâu khôn ngoan, chẳng những mang đèn đức tin cháy lửa đức mến, mà còn mang theo cả dầu đức cậy, để giữ cho lửa đức mến tiếp tục cháy sáng cho tới khi chàng rể tới, hay cho tới khi họ gặp được chàng rể, bất chấp mọi thử thách, bao gồm cả việc chàng rể cố ý đến muộn để thử thách đức tin của những ai đón chờ Người, hay nói đúng hơn, để khiến cho thành phần nghênh đón chàng càng tỏ ra “thiết tha” hơn, xứng với tư cách đáng yêu trên hết mọi sự của họ, thành phần không còn tha thiết gì hơn ngoài chàng, một khát vọng thiên đường ngay trên trần thế, một tình trạng hiệp thông thần linh bất diệt ngay trong thời gian hữu hạn.

     

    Những ai tin vào Chúa Kitô bằng tất cả niềm trông đợi ở Người, trong tất cả mọi sự, với bất cứ giá nào, là thành phần khôn ngoan nhất trên trần gian này. Bởi vì, làm sao để đạt được cùng đích của mình mới là khôn ngoan, bằng không, chỉ là khờ dại, khi đánh mất cái chính yếu để bám vào và tìm kiếm những gì là tạm bợ, là phụ thuộc, là phù du mau qua chóng hết, chỉ làm cho mình bất an, chán chường, tuyệt vọng v.v.

     

    Đó là lý do, Bài Đọc 1 hôm nay được trích từ Sách Khôn Ngoan mới chí lý bày tỏ cảm nhận đầy xác tín về những gì khôn ngoan, cho khôn ngoan như là một ngọn đèn “sáng tỏ” hướng dẫn cho “những ai yêu mến nó”, “tìm kiếm nó”, “tỉnh thức tiến lại gần nó”, “tỉnh thức vì nó”, như sau:

     

    “Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ”.

     

    Nếu những ai tin vào Chúa Kitô bằng tất cả niềm trông đợi ở Người, trong tất cả mọi sự, với bất cứ giá nào, là thành phần khôn ngoan nhất trên trần gian này, thì ngược lại, những ai được khôn ngoan dẫn dắt cũng chỉ biết tìm kiếm Thiên Chúa, khao khát Thiên Chúa và trông đợi ở nơi Người mà thôi, đúng như tâm tình đầy cảm thức siêu nhiên của vị tác giả Thánh Vịnh trong Thánh Vịnh 62 ở Bài Đáp Ca hôm nay.  

     

        1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.

    2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.

    3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.

    4) Trên giường ngủ, khi con nhớ Chúa, con ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài.

     

    Nếu Chúa Kitô “sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để cứu độ mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha (eagerly) trông đợi Người” (Do Thái 9:28), thì chính niềm tin tưởng trông đợi Người nơi tâm hồn của Kitô hữu sẽ đưa họ đến với cuộc hôi ngộ tối hậu với Chúa Kitô, như năm cô trinh nữ phù dâu khôn ngoan trong Bài Phúc Âm hôm nay, và như Thánh Phaolô khẳng định cùng trấn an Kitô hữu Giáo đoàn Thessalonica trong Thư Thứ Nhất ngài gửi họ ở Bài Đọc 2 hôm nay  (những chỗ in nghiêng do người viết tự ý nhấn mạnh và chứng thực những gì đang được diễn giải) 

     

    “Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người”.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     
     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Oct 29 at 1:42 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    LÒNG TRUNG TÍN VÌ YÊU MẾN CHÚA
     
    - Lòng trung tín - Vì tình yêu,    
    Trong 1 tu viện ở núi Sinai, có 1 thầy hoả đầu quân mỗi ngày phải lo ăn cho 200 người.  
    Cả ngày thầy chỉ quanh quẩn bên mấy cái chảo, mấy cái nồi, thế mà lúc nào thầy cũng vui tươi. 
    Một bữa kia, vị tu viện trưởng hỏi thầy:    
    - Làm thế nào mà thầy vẫn luôn vui cười dù với 1 công việc nặng nhọc, đều đều và đơn điệu như thế?    
    - Như cha thấy đó, thầy trả lời, chính vì con đã làm tất cả vì tình yêu Thiên Chúa và phục vụ tha nhân, và ý nghĩ này giúp con nhẹ nhàng gánh vác công việc bổn phận."  
     
    ST