Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - LM BA LAN PHỤC VU COVID-19

Kinh nghiệm của cha Grzegorz Draus, vị linh mục Ba Lan phục vụ bệnh nhân Covid-19 ở Ucraina

Cha Grzegorz Draus là một linh mục Ba Lan đang phục vụ bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện ở Ucraina. Tranh thủ những giờ rảnh ở giáo xứ, cha đến bệnh viện để thăm hỏi, an ủi, khích lệ và ban các bí tích cho các bệnh nhên Covid-19. Phải mặc bộ đồ bảo hộ khi vào bệnh viện, cha cảm thấy khó khăn, nhưng tình yêu đối với bệnh nhân giúp cha vượt qua. Cha muốn theo gương Mẹ Tê-rê-sa Calcutta, hăng say yêu thích công việc của mình.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều người của Chúa đã phục vụ cho các anh chị em của họ. Cha Grzegorz Draus kể lại trải nghiệm của mình với người bệnh trong một bệnh viện ở thành phố Lviv ở Ucraina.

Cha Grzegorz Draus trong bộ đồ trông giống phi hành gia

Grzegorz Draus không phải là một phi hành gia, ngay cả khi trông giống như thế. Ông cũng không phải là một thành viên của phi hành đoàn của một tàu vũ trụ nhưng lại thuộc về một nhiệm vụ rất đặc biệt. Các biện pháp bảo vệ và an toàn rất là phức tạp, cần phải sử dụng các thiết bị đặc biệt được tạo thành từ mười bốn mảnh khác nhau. Ồng không phải là người duy nhất có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc này; tất cả những người tham gia vào nhiệm vụ đặc biệt này đều phải tuân thủ như vậy. Mục tiêu: chăm sóc thể lý và tinh thần của bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện ở thành phố Lviv, Ukraine.

Trong các hành lang, nhiều người khác dấn thân cho nhiệm vụ này cũng bọc kín như ông Grzegorz, với mặt nạ, kiếng, bộ đồ liền thân, găng tay, áo choàng. Họ là bác sĩ, y tá và nhân viên y tế. Nhưng ông Grzegorz có thể được nhận ra ngay lập tức vì bộ đồ của ông là bộ duy nhất có thêm yếu tố bổ sung giúp phân biệt ông với những người khác: đó là dây stola, dây các phép của linh mục.

Trong thực tế, Grzegorz Draus là một linh mục Công giáo Ba Lan đến từ Lublin, người đã thi hành sứ vụ được chín năm tại Lviv, một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và công nghiệp quan trọng nhất của Ucraina. Tại khu vực Lviv, hiện đã có gần 4.000 người mắc bệnh, 700 người nhập viện và 114 người chết vì virus corona. Kể từ khi đại dịch bùng nổ, cứ mỗi tuần hai lần, cha Grzegorz đến thăm những người nhập viện vì Covid-19. Cha nói cách đầy tiếc nuối: “Thật không may, vì các nhiệm vụ khác  ở giáo xứ, tôi không thể đến thăm họ thường xuyên hơn”.

Dây stola: biểu tượng của người mục tử sẵn sàng vác chiên lên vai

Tấm vải mà linh mục đeo quanh cổ rất bình thường đối với nhiều người Công giáo đến nỗi nó thường không được chú ý. Nhưng trong những khoảnh khắc khác thường này, dây các phép biểu tượng mạnh mẽ cho ơn gọi của linh mục: đó là một mục tử, nếu cần, vác chiên trên vai, một người hướng dẫn đưa các linh hồn đến sự sống đời đời.

Những khó khăn trong bộ đồ bảo hộ y tế

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ, cha giải thích: “Tôi đã mặc bộ đồng phục này suốt tám giờ. Khi tôi chuyển từ đơn vị bệnh viện này sang đơn vị khác, tôi phải thay đổi một số thiết bị và tự khử trùng bằng một chất lỏng đặc biệt.”

Trong bệnh viện nơi linh mục phục vụ, tất cả những người làm việc với các bệnh nhân Covid-19 đều phải tuân thủ các biện pháp an toàn quan trọng. “Có những bệnh viện khác nơi có nhiều bác sĩ bị lây nhiễm nhiều hơn vì họ không tuân thủ các biện pháp. Nhưng chúng ta không được mất cảnh giác, bệnh dịch ở khắp mọi nơi. Tôi đã hai lần thử virus và cảm ơn Chúa tôi không bị dương tính, tôi có sức khỏe tốt.”

Cha chia sẻ: “Đối với tôi, phần khó nhất là làm việc bất chấp sự ẩm ướt và mồ hôi, bởi vì mọi thứ đều bị mờ đi và bạn hầu như không nhìn thấy gì. Tôi không thể tưởng tượng làm thế nào các y tá làm việc trong điều kiện như vậy, nó không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, họ phải thực hiện công việc của mình, chẳng hạn như tiêm thuốc.”

Đức tin của các bệnh nhân

Cũng không dễ dàng để cha hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cha kể: “Tôi đến thăm mọi phòng, tôi chúc lành cho mọi người, tôi nói chuyện với họ và tôi cố gắng cung cấp cho họ tin tốt lành. Tôi nói với họ về tình yêu của Chúa. Các  bệnh nhân có đức tin mạnh mẽ. Tôi nói với họ rằng Chúa Giêsu Kitô rất gần gũi với họ trên thập giá. Chúa đã chịu các triệu chứng giống như những người mắc phải căn bệnh này: khó thở.”

Đối với bệnh nhân, ngoài đau khổ về thể xác, khó khăn nhất chính là hậu quả và những vấn đề đi kèm và ảnh hưởng đến người khác như nhập viện, cách ly. Một số có thể cảm thấy có lỗi.

Phép lạ nhỏ mỗi ngày

Để củng cố tinh thần của các bệnh nhân, cha Grzegorz giải tội cho các bệnh nhân muốn xưng tội và cho họ rước lễ. Do các quy tắc vệ sinh, cha không thể rước các Mình Thánh còn dư lại hoặc cất lại ở bất nơi nào. Cha chia sẻ: “Nhưng mỗi ngày, tôi sống một phép lạ nhỏ: số người muốn rước lễ bằng với số lượng Mình Thánh tôi mang theo.”

Chúa không cần sự hy sinh của bạn, nhưng tình yêu của bạn

Cha Grzegorz không bao giờ nghĩ rằng thừa tác vụ của cha sẽ đưa cha đến tình huống này, nhưng cha luôn biết rõ rằng đi theo lời mời gọi của Chúa trở thành linh mục sẽ là một điều hấp dẫn. “Chúa không cần sự hy sinh của bạn, nhưng tình yêu của bạn”, đó là lời một người bạn đã từng trả lời khi chàng trai Grzegorz nói với anh ta rằng mình muốn “hy sinh bản thân để phục vụ người nghèo”.

Theo gương Mẹ Teresa Calcutta

Trong gần 25 năm yêu thương người nghèo và người thiếu thốn, vị linh mục người Ba Lan này không bao giờ hối tiếc vì đã trở thành linh mục, dù chỉ một ngày. Tất cả những gì cha muốn làm là theo gương Mẹ Teresa Calcutta, “người chỉ ngủ bốn hoặc năm tiếng một đêm vì Mẹ hăng say nhiệt tình với hoạt động của mình và vì Mẹ yêu thích những gì Mẹ đang làm. Tôi cũng muốn yêu những gì tôi làm, theo cách của Mẹ, cho đến cùng. (fr.aleteia 05/07/2020)

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỠNG THÀNH -CN16TN-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Sat, Jul 18 at 3:50 PM
     
     

    CN 16A QN : Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ

     

    Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi

    -Đừng vội nhổ cỏ lùng, hãy đợi tới mùa gặt.

    -Hạt cải thì nhỏ bé, nhưng cứ đợi thử một thời gian, nó sẽ thành cây to lớn, chim trời đến làm tổ được.

    -Còn nắm men, thì, hãy đợi đấy – chẳng mấy chốc sẽ làm dậy cả thúng bột cho mà xem.

    Sự kiên nhẫn chờ đợi là mắt xích nối kết 3 dụ ngôn.

    Nhưng hôm nay tôi lại xin chặt mắt xích ra, để chỉ nói về một dụ ngôn mà thôi. Đó là dụ ngôn đầu tiên, dụ ngôn “lúa và cỏ lùng,” dụ ngôn mà chính Chúa Giêsu phải giải thích sau đó. Tôi muốn dừng lại dụ ngôn này và lại chỉ cắt một khúc thôi để suy nghĩ về sự dữ,  với câu hỏi “tại sao lại có sự dữ ?”

    Ông chủ chỉ gieo lúa tốt nhưng khi gặt thì có cả cỏ lùng.

    Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người trên trái đất : Chúa đã hài lòng và tuyên bố : Mọi sự tốt đẹp, đẹp quá sức. Ấy vậy mà ta thấy nhan nhản trên báo chí, trên tivi : lụt lội ở chỗ này, động đất ở chỗ kia, hạn hán chỗ nọ. Sự dữ loại này hình như do ông Trời (Ông Thiên). Còn sự dữ do ông Nhân (con người) thì cũng vô vàn :  bắt cóc con tin, khủng bố bao trùm, ôm bom tự sát, tai nạn xe cộ, chiến tranh tương tàn, mới đây thôi là máy bay hãng Mã Lai rơi do tên lửa con người bắn, chết gần 300 người… Ấy là không kể chết đói, dịch bệnh mà có thể là sự dữ do cả ông Thiên lẫn bà Nhân gây ra. Vi rút Corona gây ra Covid không chừa ai cả, nghèo cũng bị mà giàu cũng vương, Á Châu cũng nhiều mà Tây Âu cũng lắm. Tại sao có sự dữ như vậy ?

    Đâu là “những trả lời của nhân loại ?”

    Và đâu là “trả lời của Chúa Giêsu qua dụ ngôn Lúa và cỏ lùng này ?”

    1. Trả lời của nhân loại :

    a)- Những người theo thuyết Nhị Nguyên chủ trương : Vũ trụ được điều khiển bởi 2 vị thần : Thần Thiện và Thần Ác. Thần Thiện gia ân giáng phúc cho con người, còn Thần Ác thì cứ mặc sức đổ xuống tai họa. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi phải chết. Hay trong Sơn Tinh – Thủy Tinh : 2 sức mạnh tranh chấp khiến nhân gian tư bề khốn khổ.

    b)- Những người theo thuyết Nhất Nguyên lại chủ trương : chỉ có một Chúa Tể, là căn nguyên mọi sự. Sự tốt và sự xấu cũng đều do vị đó. Lỡ dựng nên rồi phải chấp nhận cả. Khi nhìn Hạnh phúc và Đau khổ, triết gia Platon đã chua xót nói: Hạnh phúc và Đau khổ là hai kẻ thù, Thần Linh không hoà giải nổi nên đã trói lại với nhau và bắt phải đánh bạn với nhau suốt đời.

    Người bình dân thì thấy: Hoa hồng nào cũng có gai, ngọt bùi nào lại không vương cay đắng. Trong cuốn truyện “Người đàn bà mù,”  tác giả đã ví “hạnh phúc ở đời thường do nhiều mảnh nhỏ ghép lại… Và lúc nào cũng thiếu mất một vài mảnh.”

    Hạnh phúc và Đau khổ ! Thiện và Ác cứ gắn bó với nhau. Lúa tốt và cỏ lùng cùng nhau mọc lên trong cánh đồng trần gian của con người.(*)

    c)- Một số người – trong đó có chúng ta – Nhất Nguyên, tin chỉ có một Căn Nguyên, tức một Chúa độc nhất. Mà Chúa thì thánh thiện tốt lành. Vậy tại sao có sự dữ, ta sẽ trả lời đại loại như sau: sự dữ, tai hoạ là hình phạt Chúa gửi cho những người tội lỗi, hoặc tội của họ hoặc của cha ông họ. Nếu tội của họ : hình phạt nhãn tiền; nếu tội của cha ông: cha mẹ ăn mặn, con khát nước. Cha ăn nho chua, con ghê răng quá. Còn cha mẹ hiền lành thì để đức cho con. Có người đã ví Sida như ngọn roi của Chúa gửi xuống để trừng phạt sự sa đoạ của con người. Còn Covid hôm nay thì chưa thấy ai phán xét, vì đang lo đối đầu với nó. Nói cách khác, sự dữ là hình phạt do Chúa – như Cựu ước : Sodoma và Gômôra bị lửa từ trời chứ không phải dưới đất bùng lên thiêu cháy. (**)

    Ta đã thử liệt kê 3 lời giải về sự dữ. Nhị Nguyên: 2 thần Thiện Ác đồng ngự trị. Nhất Nguyên theo kiểu Triết mà tiêu biểu là Platon: Lỡ dựng ra rồi, không làm gì được nữa ; ta chỉ thoát được khi thoát cái xác thể chất này. Và một loại Nhất Nguyên tôn giáo nào đó: xem sự dữ như là con roi của Chúa. 

    Tuy vậy còn lâu ta mới dám tự hào là đã giải quyết xong vấn đề sự dữ. Không nền triết học nào cũng như không một tôn giáo nào đã giải quyết cách vĩnh viễn cả. Nếu giải đáp được thì nó không phải là sự dữ nữa, nó là sự dữ vì nó vô phương giải quyết. Có một mầu nhiệm được gọi là “Mầu nhiệm Sự Dữ.” Tức là sự dữ không phải là vấn đề nằm ngoài ta để ta giải quyết, như chữa một máy xe, sửa một cái ghế, mà chính ta, chủ thể, cũng trở thành vấn đề luôn. Gabriel Marcel đã định nghĩa “mầu nhiệm” là như vậy: “vấn đề nằm trong vấn đề.”

    2. Trả lời của Chúa Giêsu.

    Nhưng  Chúa Giêsu trong dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” cho ta một chút ánh sáng.

    -Ánh sáng 1: Sự dữ không phải bởi Chúa. Kẻ gieo cỏ lùng chính là ma quỉ. Do đó Chúa không dựng nên sự dữ, Chúa không tạo ra đau khổ, dù là tạo ra để trừng phạt kẻ có tội. Tất cả đều do ma quỉ – tội lỗi.

    -Ánh sáng 2: Sự dữ là sự vắng bóng Chúa. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù đến gieo cỏ lùng. Nơi nào vắng bóng Chúa, sự dữ lan tràn. Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu vắng bóng yêu thương (ĐCT) ở đấy hận thù chia rẽ ghét ghen.

    -Ánh sáng 3: Sự dữ thanh luyện chúng ta. Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt. Nếu Chúa là chuyên viên canh nông, khuyên người làm ruộng như thế : hãy để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, chắc sẽ bị phản đối đuổi cổ ngay. Nhà nông thấy cỏ là lo nhổ liền. Nhưng đây Chúa nói dụ ngôn, nên phải hiểu nghĩa muốn chuyển tải: Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, là lúa phải đâm rễ sâu, phải chôn chân, phải phấn đấu mới có thể mọc tốt được. Lúa nào ỉ lại đất tốt, phân nước đầy đủ : nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, mà không vươn lên sẽ bị cỏ lùng che lấp. Đó là điều ta thấy: “Đau khổ thử thách kẻ lòng ngay.” “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Trong cuốn Nhật Ký, Antoine de Vigny đã làm một bài thơ nói về một vị thần say mê một thiếu nữ. Nhưng thiếu nữ đã từ chối vì “không thể yêu một ‘người’ không biết gì về đau khổ chết chóc cả” (đã là thần, thì đâu có khổ đau chết chóc!) Đau khổ, sự dữ gắn bó với nhân loại như thế đó, như một thân phận (hiện hữu) của con người.

    Sau nhiều năm phải sống trong trại tập trung, văn hào Nga Alexandre Solzhenitsyn đã nghiệm ra được những ý tưởng sau :

    “Tôi đã học được một bài học lớn nhờ những năm bị giam trong tù.

    “Tôi đã hiểu một người trở thành xấu như thế nào và một người trở nên tốt như thế nào.

    “Tôi đã dần dần nhận ra rằng đường biên giới phân giai cấp hay các đảng phái chính trị không nằm đâu xa, mà nằm ngay trong lòng mỗi người.

    “Ngay trong những trái tim ngập tràn sự ác vẫn còn sót lại một đầu cầu nhỏ nối với sự thiện. Và ngay trong trái tim tốt nhất của các trái tim vẫn còn tồn tại gốc rễ sự ác.”

    Có lẽ ta hãy lấy lời khuyên của thánh Phaolô trong Rm 12,18-21 để kết luận:

    “Hãy làm tất cả những gì anh có thể làm được để sống hoà thuận với hết mọi người. Kẻ thù ngươi đói, hãy cho họ ăn, có khát hãy cho họ uống. Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” Đừng để cỏ lùng lấn chân lúa tốt. Ước gì được như vậy Amen.

    Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

     

    ------------------------------------------------

    (*)Sách Thánh cuối cùng của thời Cựu ước, sách Khôn Ngoan nói : Không phải Thiên Chúa tạo ra sự chết. Người không vui gì khi thấy chúng sinh mai một. Bởi vì người đã tạo dựng nên mọi sinh linh là để chúng tồn tại (x. Kn 1,13-14).

    (**)Về điểm này ta phải nói ngay điều Chúa Giêsu đã trả lời một chỗ khác (Ga 9, 2-3). Khi các tông đồ hỏi về người mù từ lúc mới sinh: Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã mù ? Anh ta hay cha mẹ anh ta ? Chúa Giêsu đã trả lời lại : “Không phải anh ta cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội, nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình.    
     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - BAI GIẢNG CỦA CHA GIOAN VIANEY

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jul 7 at 10:43 PM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
    GHEN TỊ
     
     
    Chúng ta có hạnh phúc hơn khi họ đau khổ hơn không? Chúng ta thật bất hạnh khi trở thành người ghen tị!  
    Ghen tị là sự buồn phiền chúng ta cảm nhận khi thấy người khác có điều gì tốt lành. Ghen tị và kiêu ngạo là anh em với nhau, ai ghen tị thì cũng kiêu ngạo. 
    Ghen tị đến từ Hỏa Ngục; ma quỷ đã phạm tội kiêu ngạo và ghen tị, nó ghen tị vì thấy chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, ban cho chúng ta hạnh phúc vinh quang. 
    Tại sao chúng ta ghen tị với hạnh phúc và sự lành của người khác? Là bởi vì chúng ta kiêu ngạo; chỉ muốn mình là người duy nhất trên thế gian sở hữu những của cải, tài năng, được sự kính nể và yêu mến của mọi người. Chúng ta ghen tị với những người ngang hàng được trổi vượt hơn mình; chúng ta ghen tị với những người cấp dưới được ngang hàng với mình. 
    Cũng thế, ma quỷ từ khi bị sa ngã cảm thấy giận dữ và ghen tức khi thấy chúng ta được thừa kế vinh quang của Thiên Chúa; người ghen tị cũng cảm thấy khó chịu khi thấy những người xung quanh được giàu có về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta cũng giống ma quỷ khi bước theo vết chân của nó, chúng ta bực tức với điều lành và thích thú với điều dữ. 
    Nếu có ai bị mất mát điều gì, nếu họ phạm sai lầm, kém may mắn, bị sa sút thì chúng ta khoái chí. Ma quỷ cũng thế, nó thích thú khi chúng ta phạm tội, hay khi nó làm cho chúng ta sa ngã. 
    Ghen tị thì được lợi lộc gì? Chẳng được gì hết! Chúng ta có giàu hơn khi người khác nghèo hơn không? Chúng ta có nhiều hơn khi họ có ít hơn không? Chúng ta có hạnh phúc hơn khi họ đau khổ hơn không? Chúng ta thật bất hạnh khi trở thành người ghen tị! 
    Thánh Cyprian nói: “Những tội khác thì còn có giới hạn, còn tội ghen tị thì không!” Thật tế, người ghen tị còn có nhiều tội độc hại khác như: nói xấu, vu khống, xảo quyệt, lặp đi lặp lại những gì mình biết, còn điều gì không biết thì bịa đặt ra, hay thổi phồng lên. 
    Qua sự ghen tị của ma quỷ, cái chết đã đi vào thế gian, và cũng qua sự ghen tị, chúng ta giết hại những người khác bởi những ác ý lừa dối, làm người khác mất danh dự, địa vị, hay việc làm. 
    Người tín hữu tốt lành không bao giờ làm như vậy. Họ chẳng ghen tị với ai, nhưng yêu thương mọi người; vui mừng khi người khác gặp điều tốt lành, đau xót và cảm thông khi bất hạnh xảy đến với người khác. 
    Nếu chúng ta là những tín hữu tốt lành, chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao! Hãy trở nên những tín hữu tốt lành, chúng ta sẽ không còn ghen tị với người khác; chúng ta sẽ không bao giờ nói xấu ai; chúng ta sẽ hân hoan vui sướng, tâm hồn chúng ta sẽ tràn ngập bình an; và chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Đàng hiện diện ngay trong thế giới, ngay trong cộng đoàn, và ngay trong gia đình của chúng ta. 
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- SỐNG BÌNH AN

Bình an mỗi người sẽ lan tỏa đi khắp nơi

— Tuyệt vời lắm khi Thiên Chúa ban cho chúng ta sự BÌNH AN trong tâm hồn thì dù mắt nhìn thấy mọi biến chuyển chung quanh trong cuộc sống ngày qua ngày; tai có nghe thiên hạ chửi hay nói xấu sau lưng thì mình cũng chẳng để cho tâm trí bị động vì những lời nói gây chiến của họ. Nhưng quan trọng hơn hết là miệng ta không cần phải nói gì mà hãy dâng hết lên cho Thiên Chúa cùng cầu nguyện thật nhiều cho Linh Hồn sống đời của nhau.

— Tuyệt vời lắm khi Thiên Chúa ban cho ai sự BÌNH AN thì gia đình người ấy hẳn sẽ luôn sống trong Chúa, trong an vui, trong thuận hoà. Vì Chúa ban cho ơn Khôn Ngoan để hiểu là nên biết thông cảm cho nỗi khó khăn của từng người trong gia đình, nhất là có vấn đề trẻ già xung khắc. Có chuyện buồn phiền thì từ ông bà, cha mẹ là người có dầy kinh nghiệm sống đời sẽ đem lời an ủi và khuyên răn cho chúng con cháu chớ không dùng lời chửi bới chúng cách thậm tệ; để con cháu chúng ghim trong dạ. Vì dần những lời đay nghiến ấy sẽ tích tụ, sẽ biến thành thù hận và ghét bỏ.

— Chúng ta từng chứng kiến thấy có nhiều gia đình luôn có sự xào xáo, om xòm, to tiếng chửi rủa nhau thì hẳn chúng con cái sẽ bắt chước y chang mà đem ra ngoài đời hành xử với mọi người. Cách mà chúng học được là ích kỷ, nghĩ sao nói vậy thì thử hỏi đứa trẻ ấy sẽ ra sao, thành công hay thất bại trong đời?. Hay chúng sẽ luôn là tai họa cho người và cho đời?. Và có phải nhà tù có xây thêm nhiều bao nhiêu cũng không đủ chứa những đứa trẻ bất trị và bất an cho xã hội hay không?.

— Nên tuyệt vời lắm thay khi Thiên Chúa ban cho ai có được sự BÌNH AN và KHÔN NGOAN – nên cần lắm cho chúng ta là ông bà, cha mẹ nên tận dụng thời giờ Chúa ban để giáo dục chúng trẻ trong tình yêu thương, trong tinh thần xây dựng để xã hội trong tương lai sẽ nhờ chúng mà thăng tiến trên chiều hướng tốt lành và tốt đẹp. Cần dành thời giờ cho Chúa trong ngày để Cầu Nguyện, đọc kinh, thổ lộ tâm tình và cảm tạ Người khi còn có thể.

— Có uổng phí thời giờ không khi chúng ta bậc ông bà, cha mẹ thấy sai mà không sửa, thấy làm bậy mà không dừng thì còn bấy lâu thời giờ để chúng ta sửa đổi cách sống sao cho xứng đáng trong mắt Chúa và làm gương tốt lành cho thế hệ tương lai con cháu chắt sau này?.

— Vậy ai làm gương mù, gương xấu cho một đứa trẻ thì cả một tương lai thế hệ của chúng sẽ bắt chước cùng đem theo nhiều người xuống Vực Sâu của Tội Lỗi. Còn ai biết sống làm gương tốt lành ngay từ bây giờ thì quả thật người ấy ắt sẽ được nên thánh ngay tại đời này và tất cả con, cháu, chắt của họ cũng sẽ nên thánh và Nước Trời nằm ngay trong tâm hồn chớ không ở đâu xa … Mong lắm thay!.
 
**
 

Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
10 tháng 7, 2020

 
 
Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NGỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -BẠN MƠ- LÒNG HIẾU KHÁCH

 

  •  
    Mo Nguyen
    Sun, Jun 28 at 5:13 AM
     NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH
     
    Kính Gửi Bài Chia Sẻ của Bạn MƠ:

    CN 13A TN: Lòng Hiếu Khách : gương trong Sách Thánh

     

    Có khá nhiều đề tài cho bài giảng hôm nay mà ta có thể rút ra được từ đoạn Tin Mừng. Nào là điều kiện theo Chúa (điều kiện nào); nào là vác thập giá theo Ngài (thập giá nào, vác làm sao); và cái "nào là" thứ ba là cái tôi muốn nói, đó là về tấm lòng: lòng hiếu khách mà ta rút được từ bài Tin Mừng hôm nay: Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đó tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.

    Đón tiếp cũng chính là điều mà Hội Thánh muốn chúng ta suy nghĩ, vì bài đọc I trong các Chúa nhật Thường Niên, theo chỉ dẫn của Phụng vụ, là nhằm minh hoạ, nhằm nói rõ hơn cho bài Tin Mừng, thì chính bài đọc I hôm nay nói về một cuộc đón tiếp, nói về lòng hiếu khách.

    Tôi nhớ trong một chương trình “chiếc nón kỳ diệu,” có 9 ô trống với câu hỏi là : Người ngoại quốc, khi đến Việt-Nam, họ thường khen người Việt về điểm gì. Lòng hiếu khách chính là câu trả lời trúng. Do đó hiếu khách không xa lạ gì đối với người Việt ta, vì đó là nét đẹp của dân tộc. Nhưng một dân tộc khác cũng có nét đẹp này không kém, mà có khi hơn, đó dân của Chúa Giêsu: dân Israel.

    Sách Thánh ghi lại ít là ba cuộc tiếp đón rất đẹp và rất dễ thương 

    1) Abraham thấy 3 người khách lạ đang đi trong sa mạc. Ông chạy ra năn nỉ họ vào nhà và ân cần chăm sóc họ. Đó là 3 sứ giả của Thiên Chúa, (mà hoạ sĩ người Nga Roublev đã vẽ lại và bức tranh này trở thành danh hoạ, được xem như diễn tả chính Ba Ngôi).  Đáp lại tấm lòng của Abraham, 3 sứ giả này ban ơn cho vợ chồng son sẻ của Abraham có con trai đầu lòng (St 18): Độ này sang năm, bà sẽ sinh cho ông một con trai. Bà Sara cao niên, vợ Abram lớn tuổi, nghe được, cười thầm trong lòng mà lớn tiếng, khiến vị khách nghe được, nên tỏ ý không hài lòng.

    2) Một gia đình ở Su-nêm chẳng những tiếp đón ngôn sứ Elisa, mà còn dọn hẳn cho ông một căn phòng để những lần sau ông tới có chỗ trọ. Đáp lại, Elisa cũng giúp họ thoát khỏi tình trạng son sẻ (bài đọc I) :

    Một hôm, ông Ê-li-sa đi qua Su-nêm. Ở đó có một phụ nữ giàu sang. Bà ta giữ ông lại dùng bữa. Từ đó, mỗi lần đi qua, ông đều ghé vào dùng bữa. Bà ấy nói với chồng: "Này ông! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa. Mình phải làm cho ông một căn phòng nhỏ trên lầu có tường có vách, rồi kê ở đó một cái giường, đặt bàn ghế và để một cái đèn cho ông dùng. Như thế, khi nào đến nhà mình, ông sẽ lui vào đó." Một hôm, ông đến nơi ấy, ông lui vào phòng trên lầu và nghỉ ở đó. Ông nói với Giê-kha-di, tiểu đồng của ông: "Đi gọi bà Su-nêm." Nó đi gọi bà và bà đến trước mặt nó. Ông Ê-li-sa bảo nó: "Hãy nói với bà ấy: Bà đã quá lo lắng bận rộn vì chúng tôi. Chúng tôi biết phải làm gì cho bà đây? Có cần chúng tôi phải nói một lời với đức vua hay với tướng chỉ huy quân đội cho bà không?" Bà trả lời: "Tôi sống yên hàn giữa dân tôi." Ông Ê-li-sa nói với tiểu đồng: "Nên làm gì cho bà ấy?" Giê-kha-di đáp: "Tội nghiệp, bà ấy không có con trai, mà chồng thì đã già." Ông Ê-li-sa bảo: "Đi gọi bà ấy." Nó đi gọi bà, và bà ấy đến đứng ngoài cửa. Ông Ê-li-sa nói: "Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai." Bà mới nói: "Không, thưa ngài, người của Thiên Chúa, xin đừng lừa dối nữ tỳ ngài!" Quả nhiên, bà ấy có thai, và năm sau, vào thời kỳ, vào độ mà ông Ê-li-sa đã nói, thì bà sinh con trai.

    3) Gia đình Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania là nơi thường xuyên tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ. Đáp lại, Đức Giêsu đã làm cho Ladarô chết 4 ngày sống lại.

     

    Qua những gương mẫu trên ta rút ra hai kết luận:

    Kết luận 1. Phải mở lòng mới hiếu khách được. Nói kiểu khác phải quảng đại mới có thể tiếp đón bất cứ ai. Hiếu khách không vì hậu ý kiếm lợi, mà rất nhiều khi ngược lại, hại nhiều hơn: hại của, hao tiền, tốn giờ, hại sức… :

    -Abraham lo cho 3 người khách kia đi trong sa mạc sẽ bị đói khát và không có chỗ nghỉ ngơi để lấy lại sức;

    -Gia đình ở Sunam lo sợ ngôn sứ Elisê phải bơ vơ tứ cố vô thân ở một miền đất lạ, họ đâu mong được gì. Khi ngôn sứ  Elisa hỏi: Có cần chúng tôi phải nói một lời với đức vua hay với tướng chỉ huy quân đội cho bà không?" Bà trả lời: "Tôi sống yên hàn giữa dân tôi.";

    -Gia đình Bêthania thì muốn Đức Giêsu và các môn đệ được nghỉ ngơi sau một thời gian mệt mỏi vì công việc rao giảng Tin Mừng. Nhiều nơi gọi nhà tiếp đón khách là nhà Betania.

    Không mong lợi lộc gì, đó là kết luận 1. Và kết luận 2 là

    Kết luận 2. Người hiếu khách, tuy không mong lợi lộc gì, nhưng Chúa sẽ trả công bội hậu.

    Trong cả 3 mẫu gương Kinh Thánh ta vừa nêu, phần thưởng Chúa trả là cái quí giá nhất của đời người: sự sống: hai đứa con trai đầu lòng cho hai vợ chồng son sẻ, và đặc biết đứa con trai trong bài đọc I hôm nay lâm li hơn nữa, nếu chúng ta đọc tiếp:

    Đứa trẻ lớn lên. Một ngày kia, khi đi kiếm cha nó ở giữa những người thợ gặt, nó nói với cha: "Ôi, cái đầu con! Cái đầu con!" Người cha bảo anh đầy tớ: "Bồng nó về cho mẹ nó." Người tớ trai bồng nó, đem về cho bà mẹ. Đứa trẻ ngồi trên đầu gối bà đến trưa, rồi nó chết. Bà lên đường và đi đến với người của Thiên Chúa ở núi Các-men., bà nói: "Nào tôi có xin ngài cho tôi được đứa con đâu? Tôi đã chẳng nói: "Xin đừng đánh lừa tôi, đó sao?" Ngôn sứ Elisa đi vào chỗ cậu bé, đóng cửa lại, chỉ có hai người ở bên trong, rồi cầu nguyện với ĐỨC CHÚA. Ông lên giường nằm lên trên đứa trẻ, kề miệng ông trên miệng nó, kề mắt ông trên mắt nó, đặt bàn tay ông trên bàn tay nó. Ông cứ nằm trên đứa trẻ, da thịt nó nóng lên. Ông đi đi lại lại trong nhà, rồi lại lên nằm trên nó; cậu bé hắt hơi đến bảy lần, và mở mắt ra. Ông Ê-li-sa gọi Giê-kha-di và bảo: "Đi gọi bà Su-nêm." Nó đi gọi bà; bà đến với ông, ông nói: "Bà hãy đem con đi !"

    Còn gia đình Matta và Maria ở Betania thì mạng sống được trả lại cho Ladarô đã chết 4 ngày. Chúa là Đấng rộng lượng từ bi không bao giờ chịu thua lòng quảng đại của con người. Con người tiếp các sứ giả của Ngài, Ngài sẽ trả lại vật quí hơn hết: sự sống, kể cả sự sống đời đời.

    Nhiều cá nhân, nhiều dòng, nhiều chùa, nhiều nhà thờ có hình thức làm các căn nhà mở để đón tiếp những kẻ cơ nhỡ, tật nguyền nghèo đói đến trú ngụ ở ăn. Thật đáng phục.

    Giáo xứ Vĩnh Phước Nhatrang có cơ ngơi đón tiếp các đoàn ghé qua, hãy quảng đại đón tiếp. Giáo xứ lại có các khoá Cầu Nguyện Lời Chúa, cung cấp miễn phí chỗ ăn chỗ ở cho những người đến dự tuần cầu nguyện. Hiếu khách với những người anh em bé nhỏ của Chúa, Chúa sẽ trả lại những gì ta không ngờ. Xin nhắc lại lần nữa : Chúa không chịu thua lòng quảng đại của ta đâu.

    Hôm nay, Chúa đã công khai hứa ban thưởng cho những ai tiếp đón giúp đỡ các môn đệ của Chúa. Dù chỉ cho môn đệ một chén nước lạnh thì Chúa cũng trả công. Mà sự trả công của Chúa thì vô cùng trọng hậu.

    Amen

    Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

     

    •  
      CN 13A TN-Lòng hiếu khách, gương Sách Thánh.doc
      41kB