Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -PHỤC VỤ NHƯ TÔI TỚ

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Aug 23 at 5:34 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    PHỤC VỤ NHƯ NGƯỜI TÔI TỚ 

    Festô Kêvengêrê là vị giám mục nổi danh thuộc Giáo hội Anh giáo của nước Uganda, Châu Phi, đã được thế giới biết tiếng nhờ lòng trung thành với Chúa và đức khiêm nhượng của ngài.
     
    Dù thuộc hàng lãnh tụ tôn giáo thế giới nhưng giám mục không bao giờ quên truyền thống đơn nghèo của mình hay là bổn phận phục vụ người khác. Ðiều này được minh chứng trong buổi lễ phong chức giám mục cho ngài. Ngài nói đến những nguy cơ quan hệ tới luật lệ và nhiệm vụ. Ngài xác nhận rằng một cuộc thăng chức như thế khiến cho một người rất tự cao mà lại thấy mình khô khan.
     
    Sau đó, ngài nhắc lại lời của một người bạn, đó là Jôhana Omari, giám mục châu phi đầu tiên tại Tanjania, rằng "Tôi muốn trở thành như con lừa nhỏ mà Chúa chúng ta đã chọn để cưỡi lên đi vào thành Giêrusalem khi xưa. Người ta trải áo mình trên nó và hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng tất cả những tiếng tung hô đó là cho Chúa Giêsu Ðấng cưỡi trên con lừa chứ không phải cho con lừa".
     
    Những lời này rọi bóng cho con đường của đời sống giám mục Kêvengêrê. Ngài thường xin địa vị thấp hèn để phục vụ Chúa như một kẻ tôi tớ. Nhờ vậy mà ngay trong những thời gian bị xỉ nhục, chịu khổ sở bách hại, ngài vẫn tìm được sức mạnh từ nơi Chúa.
     
    Festô Kêvengêrê là kết quả của những ngọn lửa phục hưng tràn vào đông phi châu trong thập niên 1930. Chính ngài cũng đã quạt những ngọn lửa ấy qua những nỗ lực truyền giáo của mình. Nhưng thập niên 1970 có những trận mưa bão đe dọa dập tắt những ngọn lửa này. Nhà độc tài khát máu Idiamin lên nắm chính quyền sau một cuộc đảo chính của quân đội và sau đó những người tin Chúa bắt đầu là mục tiêu của các cuộc tàn sát bách hại.
     
    Giữa những nguy nan đó nhiều tin đồn rằng giám mục Festo Kêvengêrê đã hay sẽ là một mục tiêu cho một đội lính hành quyết. Nhưng ngài vẫn tiếp tục giảng truyền phúc âm. Và hội thánh khắp Uganda vẫn hoạt động bình thường.
     
    Nhưng đến năm 1977 tổng giám mục Gianani Jugum và hai lãnh tụ Tin lành khác bị bắt và bị giết chết trong một trường hợp mà nhà nước gọi là tai nạn ô tô. Giám mục Festo Kêvengêrê phải tìm đường ra nước ngoài. Mặc dù ngài không đủ sức mạnh chống lại kẻ cầm quyền hà khắc. Nhưng trong cái yếu đuối ấy, ngài đã trở nên mạnh. Vì trong các năm sau đó, ngài đã giảng truyền phúc âm cho khắp thế giới với quyền năng thật lạ lùng của Thánh Linh.
     
    Quả thật, với tâm hồn khiêm tốn bé nhỏ với cuộc sống quên mình để hy sinh phục vụ, ngài đã trở thành dụng cụ trong tay quyền năng của Thiên Chúa.
     
    Thánh tông đồ Phaolô nói: Chính trong sự yếu đuối của con người mà sức mạnh của Thiên Chúa được biểu lộ ra".
     
    SUY TƯ CẦU NGUYỆN
     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CN20TN-A

Khi niềm tin được đặt đúng nơi

Thưa quý vị và các bạn, Niềm Tin là một sự mong muốn, khao khát, chờ đợi một điều gì đó sẽ trở thành hiện thực như mong muốn. Như , người ta thường nói : “niềm tin tất thắng”, khi có niềm tin thì sẽ thắng lợi dù nhanh hay chậm.

“Niềm” là nỗi niềm , là một sự chờ mong, tâm trạng luôn nghĩ tới điều đó, một tâm tư được ăn sâu vào lòng người, mong muốn , đợi chờ nó xảy ra.

“Tin” là một tín hiệu được phát ra từ một phía, từ một nguồn, một nơi nhất định.

“Niềm tin” là một sự đợi chờ, mong muốn mình sẽ đạt được điều mình mong đợi.Nhưng, một niềm tin tôn giáo thì được gọi là “ Đức Tin”.

Đức Tin là điều ta mong muốn, mặc nhiên ta phải đặt vào niềm tin ấy một sự khao khát, mong muốn thành tựu, mặc nhiên niềm tin tôn giáo phải được đặt vào một Đấng siêu nhiên là Thần Linh.

Thần Linh của người Dothai là Thiên Chúa, vậy Thần Linh của người ngoài Dothai là ai?

Người Dothai được chọn là một Dân riêng bởi Thiên Chúa, Ngài yêu thương họ, vì họ nhỏ bé, thiểu số, họ được chọn và được Thiên Chúa yêu thương, như đứa con nhỏ bé nhất. Vì thế, họ được ưu đãi, sủng ái đủ thứ, nhưng cuối cùng họ bất trung, bất nghĩa với Thiên Chúa.

Ca-na-an cũng là miền đất thuộc Israel, và còn hơn thế nữa chính là miền Đất Hứa, nơi sẽ chảy sữa và mật ong vào thời Cựu Ứơc, chính Thiên Chúa dẫn dắt Ápraham, để rời xa một vùng đất “cũ” , bất nghĩa, bất trung, đến một vùng đất mới, để gầy dựng nên một dân tộc mới, dân riêng của Ngài.

Dù được gọi lúc đã cao niên, nhưng Ápraham vẫn “tin tưởng” cách tuyệt đối vào Thiên Chúa của ông, vì vậy, ông được gọi  là “tổ phụ” của lòng tin. Thiên Chúa bảo ông bỏ lại tất cả phía sau để tiến đến một vùng đất ta sẽ chỉ cho.Đó là đất Ca-na-an.

 Ca-na-an là miền cực Bắc của Nước Israel, giống như Cao Bằng, Lạng Sơn của Việt Nam vậy. Ở Việt Nam thì người ta cứ “ Nam tiến”, nghĩa là vào miền nam.Còn thời tổ phụ Ápraham thì cứ “ Bắc tiến”, nghĩa là tiến về miền Bắc.

Vì , Ca-na-an là miền Đất Hứa, vì thế, Thiên Chúa ban cho trù phú , phì nhiêu màu mỡ, đến độ lao động ít, nhưng thụ hưởng nhiều, bởi vì, hoa lợi thu hoạch dồi dào , vì vậy, dân chúng đâm ra hư đốn, lăng loàn , dâm dật, thờ thần khác là Ba-an, bất trung , bất nghĩa với Thiên Chúa. Vì thế, họ bị giáng phạt , sau khi tổ phụ Ápraham qua đời, nhiều tai ương giáng xuống họ.VÌ KHÔNG CÒN NGƯỜI LÀNH, ĐẾN ĐỘ Ápraham phải mặc cả xin với Thiên Chúa cho có đủ mười người lành, nhưng cũng không đủ, để xin Thiên Chúa tha thứ.

Cuối cùng có một mình Lót (và người vợ) là cháu ruột Ápraham, người vợ vì tiếc của , quay lưng lại và biến thành tượng muối.

Bao năm xây dựng tại Đất Ca-na-an, sau khi , Ápraham qua đời, thì Thiên Chúa tiếp tục giáng phạt dân bất trung, họ phải chịu làm kiếp nô lệ cho Ai-cập, ngoại bang, suốt bốn mươi năm khổ sở, cơ cực.

Đến khi , Thiên Chúa muốn cứu họ, thì nhân vật Moise được xuất hiện một cách ly kỳ.Thời kỳ Moise lãnh đạo dân Israel được bốn mươi năm, thì có người kế  tiếp là Giô-suê. Giô-suê được Thiên Chúa phù trợ, vì vậy, ông đã chiến thắng ngoại thần Ba-an.

Sau đó , dân Ca-na-an cũng tiếp tục phản nghịch, vì vậy các ngôn sứ lãnh đạo cùng với dân không theo thần Ba-an rời bỏ đất Ca-na-an, tiến về phía Nam  và xây  dựng Đền thờ Giêrusalem để thờ phượng Thiên Chúa, cho đến khi Đấng Cứu Thế đến.

Từ đó, Tin Mừng (Mt 15, 21-28) hôm nay có câu Chúa Giêsu đã từ chối người phụ nữ Ca-na-an là Người thử lòng tin của bà. Người nói : ” Ta chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Israel thôi!” (c  24)

Vì, “không thể lấy bánh trong nhà mà ném cho chó ”, có nghĩa là sứ vụ Thiên Sai ở đâu phải thi hành đúng như thế. Nhưng, người phụ nữ Ca-na-an qảu thật là người đã theo sát Chúa Giêsu từ lâu, và bà đã đặt hết niềm tin vào Người và ba đã trả lời : ” Vâng, đúng thế, nhưng chó con cũng có thể được ăn những bánh vụn từ bàn ăn của chủ rơi xuống”.( c 27)

Quả thật, câu trả lời cho thấy, người phụ nữ nầy đã xây dựng một niềm tin mãh liệt, đến độ bà không đặt điều gì trên niềm tin ấy, kể cả sĩ diện , nhưng vì lòng thương con , bà đã đặt hết lòng tin vào Chúa Giêsu , Đấng cứu mọi linh hồn.

Quả thật, tình thương của một người mẹ đã vượt lên trên thân mình, hy sinh tất cả, để cứu được con. Chúng ta nhớ đến người mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, người đang được minh oan. Nếu giờ đây có phép mầu, cho bà gặp Chúa Giêsu, bà sẽ kêu lên :” Lạy Thầy Giêsu , xin cứu con của con, là Hồ Duy Hải !” Chắc chắn Chúa Giêsu sẽ nói :” Lòng tin của con sẽ cứu con của con !”

Như vậy, lòng tin dẫn đến niềm tin, niềm tin dẫn đến đức tin, đức tin dẫn đến gặp được Thiên Chúa. Trong một xã hội đầy giả dối nầy (trích theo lời ông Lưu Bình Nhưỡng), con người dễ đánh mất niềm tin vào xã hội.Đó là một dấu hiệu sa sút đạo đức, thật đáng sợ với hệ quả của nó.

Chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa, và đặt trọn niềm tin vào Chúa Giêsu, Đấng Cứu mọi linh hồn, như người phụ nữ xứ Ca-na-an hôm nay. Để  được chính Chúa Giêsu chúc phúc : ” Này con, đức tin của con mạnh thật, con muốn sao sẽ được vậy !”

Khi cái giả lên ngôi, nó sẽ trị vì, nên chi , cần có niềm tin vào chân lý , đó là Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa mới là sự thật , sự bình an đích thực cho con người.

Chúng ta cùng cầu xin cho có được một niềm tin như người phụ nữ xứ Ca-na-an, để đầy lùi bóng tối giả dối, bất minh hầu ánh sáng Chân Lý tỏa sáng muôn phương, soi đường cho nhân thế là chính Chúa Giêsu –Ki-tô./. Amen

 

P,TĐPT.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - PHÁT BIỂU SAU THÁNH LỄ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 4 at 1:55 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    VẤN ĐỀ PHÁT BIỂU CÁM ƠN SAU THÁNH LỄ: 

    “Chúc mừng ơi!  Xin đừng giảng và dạy đời!”

    Vừa qua, trên một số trang web Công giáo đã đăng tải bài viết có tựa đề “Chúc mừng ơi! Xin đừng giảng và dạy đời!” của tác giả LM An-tôn Ma-ri-a Vũ Quốc Thịnh [1]. Bài viết có nội dung liên quan đến bài phát biểu cám ơn của vị đại diện HĐMV tại một giáo xứ nọ nhân dịp Lễ Tạ Ơn Ngân Khánh Khấn Dòng.
    Vừa qua, trên một số trang web Công giáo đã đăng tải bài viết có tựa đề “Chúc mừng ơi! Xin đừng giảng và dạy đời!” của tác giả LM An-tôn Ma-ri-a Vũ Quốc Thịnh [1]. Bài viết có nội dung liên quan đến bài phát biểu cám ơn của vị đại diện HĐMV tại một giáo xứ nọ nhân dịp Lễ Tạ Ơn Ngân Khánh Khấn Dòng.
    Đây là một thông lệ có vẻ rập khuôn rất phổ biến hiện nay tại các giáo xứ ở VN tạm gọi là “Thi đua phát biểu cám ơn sau thánh lễ”. Không biết xuất phát từ đâu và từ khi nào mà hễ có Lễ là sẽ có một bài phát biểu trang trọng của một vị chức sắc đại diện đoàn thể hay đại diện giáo xứ, mà hễ có phát biểu là có chúc mừng, có cám ơn, có ca ngợi, có tôn vinh, có tặng hoa, có vỗ tay …  
     
    Cũng nên nhắc lại là vào khoảng cuối tháng 9-2019, tôi có viết một bài với tựa đề “Vài suy nghĩ về việc phát biểu cám ơn trong thánh lễ” [2], qua đó tôi đã nhân câu chuyện xảy ra tại một giáo xứ nọ thuộc giáo phận Bà Rịa, để bàn về vấn đề làm thế nào để đơn giản hóa và định hướng lại việc phát biểu cám ơn trong và sau các thánh lễ đặc biệt nào đó, nhất là lễ đó có ĐGM đến chủ sự. 
     
    Câu chuyện mà tôi tham khảo lúc đó đại khái thế này, trong thánh lễ ban phép Thêm Sức tại nhà thờ giáo họ biệt lập Vô Nhiễm, giáo hạt Bình Giã, giáo phận Bà Rịa, sau khi nghe vị đại diện cộng đoàn phát biểu cám ơn đại ý là Đức cha dù bận bịu trăm công ngàn việc, đường sá xa xôi, nắng nóng oi ả...nhưng ngài vẫn đến giáo xứ ban bí tích Thêm Sức cho các em... Sau đó, đến lượt ĐGM Giáo phận Bà Rịa, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn đáp từ. Ngài đã thẳng thắn góp ý với vị đại diện là lần sau không nên cám ơn như thế nữa, vì đối với vị mục tử của giáo phận, đây là bổn phận, nhiệm vụ chính yếu của chủ chăn, nếu không làm công việc này thì không còn là chủ chăn nữa. Không nên khách sáo với nhau làm gì mà cứ thật lòng ứng xử với nhau, đừng dùng sáo ngữ hay xông hương nhau nữa.
     
    Dịp này, Đức cha Emmanuel cũng nhấn mạnh thêm là, làm mục tử là để phục vụ vô vị lợi. Chúa đã ban chức mục tử cho các vị mục tử cách vô vị lợi. Khi xã hội chạy theo bề ngoài, hình thức thì Giáo hội hơn bao giờ hết cần nội dung và lòng chân thành. Nếu không thì Giáo hội chẳng khác gì xã hội.
     
    Nếu không thì Giáo hội chẳng phát triển được. Xin hãy cám ơn nhau bằng những lời mộc mạc, đơn sơ, chân thành tự tận đáy lòng. Giám mục mà không ban phép Thêm Sức cách nhưng không, thì không còn là Giám mục nữa. Linh mục mà không thi hành trách nhiệm của mình cách nhưng không, thì không còn là linh mục nữa.
     
    Quả thực câu chuyện về lời phát biểu cám ơn của vị đại diện giáo họ Vô Nhiễm và lời nhắn nhủ góp ý của ĐGM giáo phận Bà Rịa đã khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Ngay khi nội dung câu chuyện trên được đăng tải trên mạng xã hội FB, nhiều tín hữu giáo dân đã đọc và đưa ra bình luận (comment) ngay, đa số tán đồng ý kiến của Đức cha Emmanuel và mong rằng các cha xứ cũng nên giúp giáo dân thay đổi não trạng, để khi phát biểu cám ơn, thì biết phải nói gì, nói như thế nào cho thích hợp, làm sao cho đơn giản, chân thành, tránh sáo ngữ, bôi bác...  
     
    Dựa vào bài viết của LM Vũ Quốc Thịnh, tác giả bài viết đã dẫn trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
     
    1- Cám ơn, nhưng đừng có dài dòng khách sáo
     
    Chúng ta ai cũng biết rằng, biết ơn là đức tính cao quý của con người. Và biết ơn thì phải biết cách bầy tỏ ra bên ngoài bằng việc cám ơn. Như có câu nói sau đây: “Không nghĩa vụ nào khẩn cấp hơn việc bầy tỏ lòng biết ơn” (James Allen).
     
    ĐTC Phan-xi-cô cũng đã nói đến lòng biết ơn như là đặc điểm của người Ki-tô hữu. Ngài nhấn mạnh, “Đây là thái độ, là một lòng biết ơn lan tỏa, giúp mỗi người chúng ta biết ơn những người quan tâm đến nhu cầu của chúng ta. Khi ai đó ban tặng cho chúng ta điều gì, chúng ta không được nghĩ rằng chúng ta xứng đáng với điều này. Lòng biết ơn, trước hết đó là dấu hiệu của một nền giáo dục tốt, nhưng đó cũng là đặc điểm của người Kitô hữu. Nó đơn giản nhưng là dấu hiệu chân thực của Nước Thiên Chúa - vương quốc của lòng biết ơn và tình yêu nhưng không”. [3]
     
    Tuy nhiên, trên thực tế để việc phát biểu cám ơn của chúng ta đạt hiệu quả tốt thì nên tránh dài dòng, tốn kém thời gian và nhất là tránh mang tính bôi bác khách sáo. Khi nghe phát biểu kiểu như thế thì bất kỳ ai cũng có cảm giác như mình đang bị tra tấn bởi các sáo ngữ, bởi những lời tung hô có cánh…
     
    Và đây là câu chuyện có thật do LM Vũ Quốc Thịnh kể lại:
     
    “Thánh lễ đã dài hơn một tiếng giữa tiết trời vào hè nóng bức. Dĩ nhiên không ai muốn và vì lòng mến nên đã hiện diện trong thánh lễ. Với những người gần xứ thì không đáng ngại nhưng có những người phải vượt đường dài cả nửa ngàn cây số để đến tham dự thánh lễ.
     
    “Trước khi thánh lễ khép lại, cha ‘chủ xị’ đã ngỏ lời cảm ơn cộng đoàn dân Chúa thay cho quý linh mục tu sĩ hôm nay mừng lễ. Kế đến, phép lịch sự cũng như xã giao hay nhân bản thì dĩ nhiên vị đại diện của Hội đồng Mục vụ tiến đến trước bàn thờ để ‘thi hành phận sự’.
     
    “Và, chuyện gì đến đã đến! Một bài chúc mừng không như mọi người mong đợi. Nếu là tâm tình gói ghém tình cảm thì cộng đoàn còn có thể ráng lắng nghe người đó nói. Thế nhưng rồi bài chúc mừng khởi đi từ tâm tình của nhà văn nào đó viết cách đây 70 năm. Chưa hết. Sau thời gian 70 năm thì cộng đoàn lại nghe những khó khăn gian khổ của việc tu trì từ thập niên 80” ...
     
    Nội dung cám ơn của phát biểu của vị đại diện này đã đi trệch hướng, ra khỏi những gì cần nói và nên nói. Do đó, việc đi lòng vòng, miên man là điều khó tránh khỏi.
     
    2- Cám ơn, chứ không phải giảng đạo hay dạy đời
     
    Có lẽ do lòng đạo đức hăng say nhiệt tình mà nhiều vị đại diện đã đẩy bài phát biểu của mình, từ chỗ cám ơn thuần túy chuyển sang “rao giảng Lời Chúa” cho tất cả mọi thành phần cử tọa có mặt trong thánh lễ. Việc nói Lời Chúa không sai, nhưng không đúng chỗ, khiến cho nhiều người không đồng tình.
     
    Câu chuyện của LM Vũ Quốc Thịnh được kể thêm, như sau:
     
    “Vẫn chưa hết! Vị đại diện còn trích dẫn những câu Kinh Thánh xem ra là ngoạn mục nhưng chả ăn nhập gì đến ý nghĩa của Thánh Lễ Tạ Ơn Ngân Khánh Khấn Dòng. Và, cũng chưa hết, bài chúc mừng đó được sáo ngữ đến độ ví von quý cha quý thầy mừng lễ như con thuyền lướt sóng. Khuyến mãi thêm cho bài giảng (đúng nghĩa hơn cho bài cảm ơn) là nói về việc Chúa Giêsu Phục Sinh.
     
    “Lòng nhẫn nại và chịu đựng của con người có giới hạn của nó để rồi vài linh mục đồng tế không nhịn được nữa mà nói khá lớn tiếng: ‘Chúc mừng chứ không phải giảng lễ! Đủ rồi!...’.
     
    “Dường như những tiếng kêu đó cũng không ngăn được ‘dòng nước lũ tràn trề’ đang chảy nơi vị đại diện. Bài giảng vẫn tiếp tục cho đến lúc những người cầm hoa phải khều để vị đại diện đó đáp.
     
    “Một cha có lẽ chịu không nổi nên buột miệng hơi to tí: ‘Bài này còn hay hơn bài giảng của cha hồi nảy giảng mừng Ngân Khánh nữa!!!’ ”.     
     
    Thiết nghĩ, một bài phát biểu cám ơn mà nội dung lại lấn sang một bài “giảng lễ” thì quả là rất mạo hiểm và thiếu khôn ngoan. Bởi vì cử tọa tham dự trong thánh lễ không chỉ gồm tín hữu giáo dân mà còn có cả các giám mục, linh mục, tu sĩ nữa.
     
    Ngoài ra, đã có nhiều trường hợp, thay vì tập trung vào chủ điểm “cám ơn” thì vị đại diện lại cao hứng đẩy bài phát biểu sang lãnh vực “dạy đời”. Việc này đã gây ra một hiệu ứng ngược, thay vì đồng cảm với người nói, thì cử tọa lại tỏ ra dị ứng, khó chịu.
     
    3- Cám ơn, xin đừng xông hương nhau!
     
    Một điều mà nhiều vị đại diện có nhiệm vụ soạn bài phát biểu cám ơn mắc phải, đó là dùng nhiều từ ngữ có cánh kiểu sáo ngữ để làm sao bài nói của mình nghe thật kêu, thật bóng bảy, thật hấp dẫn! Thực ra, điều đó không cần thiết, vì xét ra chẳng những không thích hợp mà lại còn có thể “làm hỏng” cả buổi lễ tôn giáo trang nghiêm và thân tình.
     
    LM Vũ Quốc Thịnh trong bài viết đã dẫn, có đoạn chia sẻ như sau:
     
    “Thú thật, đã từ lâu, mong lễ long trọng nào mà chủ tế ban phép lành xong thì chạy ngay chứ không có can đảm đứng lại để nghe lời cảm ơn cũng như chúc mừng. Chỉ có khi chưa ban phép lành thì đành phải đứng lại như Thánh Lễ Tạ Ơn Ngân Khánh Khấn Dòng này.
     
    “Thiết nghĩ con người sống với nhau cần tấm lòng chứ không cần ngữ nghĩa mà là ngữ nghĩa sáo rỗng như là: Bài giảng của Cha... chúng con hết lòng khắc cốt ghi tâm... Công đức hy sinh của Đức Cha... chúng con không thể nào kể xiết... nghe xem ra về mặt ngữ nghĩa thì hay và đẹp nhưng điều con người cần với nhau hơn cả chính là tấm lòng. Dĩ nhiên cũng cần có lời cảm ơn, lời chúc mừng nhưng xin hết sức ngắn gọn và đủ ý…”.
     
    Tác giả Giuse Nguyễn Kích, trong một bài viết có nhan đề “Đừng sáo ngữ! Đừng xông hương nhau!” nhân câu chuyện phát biểu cám ơn trong thánh lễ ban phép Thêm Sức tại nhà thờ giáo họ biệt lập Vô Nhiễm, giáo hạt Bình Giã, giáo phận Bà Rịa, đã viết như sau: [4]
     
    “Thánh Phao-lô đã dạy: ‘Anh em đừng rập theo thói đời này’ (Rm 12, 2). Một vĩ nhân đã nhận định: ‘Lời nói đẹp thì thường không được thật. Lời nói thật thì thường không được đẹp’.
     
    “Chúa đã dạy: ‘Chỉ có sự thật mới giải thoát các con’ (Ga 8, 32).
     
    “Những lời tung hô và tâng bốc quá đáng là những liều thuốc cực độc tiêu diệt linh hồn chúng ta.
     
    “Những lời tung hô và tâng bốc quá đáng giống như nụ hôn của Giu-đa bán Chúa. Hắn dùng phương tiện tốt để đạt mục đích xấu.
     
    “Những lời tung hô và tâng bốc quá đáng làm chúng ta đánh mất chính mình, không còn nhớ mình là ai và đang ở đâu.
     
    “Những lời tung hô và tâng bốc quá đáng là thứ thuốc mê ru ngủ làm chúng ta quên mất thân phận mong manh tro bụi và mỏng dòn tội lỗi của mình.
     
    “Những lời tung hô và tâng bốc quá đáng lôi chúng ta ra rất xa tình yêu và lòng thương xót của Chúa. …” ./.
     
    Aug. Trần Cao Khải
     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - THỨ BẢY CN18TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Fri, Aug 7 at 3:45 PM
     
     
    Thứ Bảy CN18TN-A
     

    BỮA TIỆC Lời Chúa :

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Kb 1, 12 - 2, 4

    "Người công chính sống được nhờ trung tín".

    Trích sách Tiên tri Khabacúc.

    Chớ thì ngàn xưa Chúa chẳng phải là Thiên Chúa, Chúa của tôi, là Ðấng Thánh của tôi? Vậy là chúng tôi không sao chết được. Lạy Chúa, Chúa đã đặt nó lên để xét xử, làm cho nó vững mạnh để trừng phạt. Mắt Chúa tinh sạch, không thể nhìn sự dữ, không thể xem sự gian ác. Tại sao Chúa lại nhìn những kẻ gian ác, và kẻ bất lương nuốt người công chính hơn nó, sao Chúa vẫn làm thinh?

    Chúa để loài người như cá biển, như sâu bọ không có vua quan. Nó lấy lưỡi câu mà bắt hết, lấy chài mà kéo mọi sự, lấy lưới mà thu lượm: bởi thế nó hớn hở vui mừng. Vì vậy, nó cúng tế cho chài, nó dâng lễ vật cho lưới, vì bởi đấy nó được phần béo tốt và món ăn ngon. Lẽ nào nó cứ thả lưới không ngừng và luôn luôn tàn nhẫn sát hại các dân?

    Tôi sẽ đứng ở vọng canh của tôi, đứng yên nơi thành lũy của tôi, tôi chờ xem Chúa dạy tôi thế nào, và trả lời ra sao cho điều tôi biện bạch? Chúa đáp lại tôi rằng: "Hãy chép điều ngươi thấy, hãy khắc nó vào tấm bảng để đọc được dễ dàng. Bởi hình lạ còn xa, nó sẽ xuất hiện trong thời sau hết và sẽ chẳng hư không. Nó kết duyên với ngươi, hãy chờ đợi nó, vì nó sẽ đến không trì hoãn. Chắc chắn nó sẽ đến, không sai. Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 9, 8-9. 10-11. 12-13

    Ðáp: Lạy Chúa, Chúa không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Chúa (c. 11b).

    Xướng: 1) Chúa ngự trị tới muôn đời, Người dựng vững ngai vàng ngõ hầu cai trị. Người công minh thống trị địa cầu, Người chính trực xét xử chư dân. - Ðáp.

    2) Chúa là chỗ dung thân cho người bị ức, chỗ dung thân dành cho những lúc gian truân, để những ai nhìn biết uy danh, cậy trông vào Chúa, vì lạy Chúa, Chúa không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Ngài. - Ðáp.

    3) Hãy đàn ca Chúa, Người ngự ở Sion; hãy loan truyền công cuộc Chúa khắp chư dân: vì Ðấng đòi nợ máu, Người nhớ họ, Người không quên tiếng kêu của những kẻ cơ bần. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 129, 5

    Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 17, 14-19

    "Nếu các con có lòng tin, thì chẳng có gì các con không làm được".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, có một người đến gần, quỳ gối trước mặt Chúa Giêsu mà nói rằng: "Lạy Ngài, xin thương xót con trai tôi vì nó mắc chứng kinh phong và rất trầm trọng: nó thường ngã vào lửa và lắm lúc nó ngã xuống nước. Tôi đã đem nó đến cùng môn đệ Ngài, nhưng các ông không thể chữa nó được". Chúa Giêsu đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng tin và hư hỏng! Ta phải ở với các ngươi đến bao giờ? Ta còn phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa? Hãy đem nó lại đây cho Ta". Chúa Giêsu quát mắng quỷ và quỷ liền ra khỏi đứa bé. Và nó được lành ngay trong lúc ấy. Bấy giờ các môn đệ đến hỏi riêng Chúa Giêsu rằng: "Tại sao chúng con không thể trừ quỷ ấy được?" Chúa Giêsu bảo các ông rằng: "Vì các con yếu lòng tin! Thầy bảo thật các con: Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì các con có khiến núi này rằng: 'Hãy rời khỏi đây mà sang nơi kia', thì nó liền đi sang, và chẳng có gì các con không làm được".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Christ Healing Deaf ManMatthew 17:14-20 | Bloor Lansdowne Christian Fellowship BLCF Church

     

     

    Suy Niệm /Cảm Nghiệm : CẦN CÓ LÒNG TIN LÀ LÀM ĐƯỢC!

     

     

     

    Hôm nay, bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên không phải là bài tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, cuối đoạn 16 theo Phúc Âm Thánh Mathêu, mà là bài Phúc Âm sang đoạn 17, từ câu 14 đến 21, thay vì từ câu 1 đến câu 13. Bởi vì bài Phúc Âm từ câu 1 đến 13 mở đầu đoạn 17 là bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi, một biến cố đã được Giáo Hội cử hành hôm Thứ Năm vừa rồi (là ngày 6/8 trong tháng như năm 2015).

     

    Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho ngày cuối tuần XVIII Thường Niên hôm nay tường thuật về sự việc Chúa Giêsu trừ quỉ cho đứa con trai của một người đến xin Người, vì môn đệ của Người đã không thể trừ được quỉ cho con của ông ta:

     

    "Khi ấy, có một người đến gần, quỳ gối trước mặt Chúa Giêsu mà nói rằng: 'Lạy Ngài, xin thương xót con trai tôi vì nó mắc chứng kinh phong và rất trầm trọng: nó thường ngã vào lửa và lắm lúc nó ngã xuống nước. Tôi đã đem nó đến cùng môn đệ Ngài, nhưng các ông không thể chữa nó được'". 

    Chính các môn đệ cũng thắc mắc là tại sao các vị không trừ được quỉ, và đã được Chúa Giêsu trả lời cho các vị biết rằng: "Bấy giờ các môn đệ đến hỏi riêng Chúa Giêsu rằng: 'Tại sao chúng con không thể trừ quỷ ấy được?' Chúa Giêsu bảo các ông rằng: 'Vì các con yếu lòng tin!'"


    Đó là lý do sau khi nghe ông bố của đứa con trai bị quỉ ám cho biết các môn đệ của Người không trừ được quỉ ra khỏi con ông ta, Chúa Giêsu đã không than trách chung dân chúng và riêng ông bố đang xin Người trừ quỉ cho con ông ta, cho bằng chính các môn đệ của Người, thành phần đã được Người ban cho quyền trừ quỉ từ khi Người sai các vị đi truyền giáo trước kia (xem Mathêu 10:1) mà quyền trừ quỉ nơi các vị vẫn không có công hiệu gì nơi các vị trong trường hợp này, chỉ vì các vị yếu lòng tin: "Ôi thế hệ cứng lòng tin và hư hỏng! Ta phải ở với các ngươi đến bao giờ? Ta còn phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa?"

     

    Như thế, căn cứ vào trường hợp trừ quỉ được bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu thuật lại hôm nay thì không phải có quyền trừ quỉ mà trừ được quỉ đâu, nếu chính tác nhân trừ quỉ yếu đức tin. Đúng thế, nếu "ai được sinh bởi Thiên Chúa là kẻ chiến thắng thế gian và quyền năng chiến thắng thế gian là đức tin của chúng ta" (1Gioan 5:4) thì ai không có đức tin hay yếu đức tin không thể nào chiến thắng thế gian vốn thuộc quyền cai trị của ma quỉ sau nguyên tội. 

     

    Nếu "Con Thiên Chúa tỏ mình ra là để hủy hoại các việc làm của ma quỉ" (1Gioan 3:8) thì quả thực "Người chiến thắng thế gian là ai? Chính là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa"(1Gioan 5:5). Đó là lý do, như bài Phúc Âm hôm Thứ Năm tuần này cho thấy, ngay sau khi vừa tuyên xưng thật chính xác "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), tông đồ Phêrô đã bị Thày thậm tệ nguyền rủa là "đồ Satan" (Mathêu 16:23), vì ngài phán đoán theo thế gian hơn là theo Thiên Chúa, mà theo thế gian là theo ma quỉ, vậy thì trừ quỉ làm sao được là đúng lắm vậy!?!

     

    Trái lại, nếu các tông đồ có đức tin mạnh mẽ thì các vị chẳng những trừ được quỉ mà còn làm gì cũng được nữa, kiểu "muốn gì được nấy", (giống trường hợp của người đàn bà Canaan trong bài Phúc Âm Thứ Tư tuần này), như lời Chúa Giêsu khẳng định kết bài Phúc Âm hôm nay: "Thầy bảo thật các con: Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì các con có khiến núi này rằng: 'Hãy rời khỏi đây mà sang nơi kia', thì nó liền đi sang, và chẳng có gì các con không làm được".

     

    "Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải" đây nghĩa là gì nếu không phải trong dụ ngôn về Nước Trời giống như hạt cải (xem Mathêu 13:31-32) mà hạt cải nhỏ bé nhất trở thành cây lớn nhất ám chỉ Chúa Kitô nhập thể tử giá (hạt nhỏ nhất) và phục sinh thăng thiên (cây lớn nhất), thì "lòng tin" của các môn đệ cần phải "lớn bằng hạt cải" đây có nghĩa là "lòng tincủa các vị cần phải đạt tới tầm vóc Chúa Kitô, nghĩa là "lòng tincủa các vị cần phải làm sao hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Kitô, đến độ Chúa Kitô sống trong họ, biến họ trở thành chứng nhân trung thực và sống động của Người, tác nhân để Người tỏ mình ra và làm mọi sự trong họ, nhờ họ và qua họ. 

     

    Nếu "đức tin tỏ hiện qua đức mến" (Galata 5:6) thì tình trạng của các tâm hồn tin vào Chúa Kitô cũng được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô trong tình yêu là thế, như trên vừa cảm nhận. Và đó là lý do Bài Đọc 1 hôm nay, qua miệng Tiên Tri Habacúc, nhờ lòng tin tưởng vững vàng và bất khuất sự dữ, đúng hơn bất chấp sự dữ xẩy ra cho mình, gây ra bởi kẻ ác, theo quan phòng thần linh của Thiên Chúa, Đấng đã phán: "Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín", mà thành phần sống công chính, bằng lòng tin tưởng của mình vào Ngài, mới có thể nói rằng: "Chớ thì ngàn xưa Chúa chẳng phải là Thiên Chúa, Chúa của tôi, là Ðấng Thánh của tôi? Vậy là chúng tôi không sao chết được".

     

    Đúng thế, lòng tin của thành phần sống công chính bao giờ cũng tâm nguyện rằng "Chúa không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Chúa", như được tỏ bày trong câu đáp của Bài Đáp Ca hôm nay, được trích từ Thánh Vịnh 9, một tâm nguyện chất chứa tất cả lòng tin tưởng vào Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình, Đấng làm chủ tể muôn loài và mọi sự, chỉ thực hiện những gì tốt nhất cho những ai tin vào Ngài (xem Roma 8:28):

     

     

    1) Chúa ngự trị tới muôn đời, Người dựng vững ngai vàng ngõ hầu cai trị. Người công minh thống trị địa cầu, Người chính trực xét xử chư dân.

    2) Chúa là chỗ dung thân cho người bị ức, chỗ dung thân dành cho những lúc gian truân, để những ai nhìn biết uy danh, cậy trông vào Chúa, vì lạy Chúa, Chúa không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Ngài.

    3) Hãy đàn ca Chúa, Người ngự ở Sion; hãy loan truyền công cuộc Chúa khắp chư dân: vì Ðấng đòi nợ máu, Người nhớ họ, Người không quên tiếng kêu của những kẻ cơ bần.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    Thu.7.XVIIITN.mp3  

     

     

    8/8 LỄ NHỚ THÁNH ĐAMINH, XIN MỜI XEM BÀI CỦA ĐTC BIỂN ĐỨC XVI

    Thánh Đaminh  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFhFyubPpJgjSNEXNrH-m9bQKdLJFXeRu%2BD3Jr342BpUJw%40mail.gmail.com.
     

NGỪI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - BÍ TÍCH HÒA GIẢI

 

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh
     
    Wed, Jul 29 at 4:13 AM
     
     
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Wed, Jul 29, 2020 at 2:00 AM
    Subject: Fw: NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney BÍ TÍCH HÒA GIẢI
    To:


     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    PHƯƠNG CÁCH CHẮC CHẮN ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG
     
    NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI 
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    BÍ TÍCH HÒA GIẢI 
     
    Thật là tuyệt vời khi chúng ta có một Bí tích chữa lành các vết thương trong linh hồn. Nhưng chúng ta phải đón nhận nó với sự chuẩn bị chu đáo. Nếu không, chúng ta sẽ gây thêm những vết thương mới bên cạnh những vết thương cũ. 
    Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    Bất cứ khi nào linh hồn chúng ta có một vết nhơ, các con hãy bắt chước người kia có quả cầu bằng thủy tinh rất đẹp và quý giá, nên ra sức gìn giữ nó rất cẩn thận, mỗi khi phát hiện ra một chút xíu bụi trên nó, người ấy liền lau chùi với miếng mút mềm mại để quả cầu trong sáng trở lại. 
    Cũng thế, ngay khi các con biết có một vết nhơ trên linh hồn mình, hãy lấy nước phép và làm dấu Thánh giá với lòng tôn kính, làm một việc lành như bố thí, chầu Thánh Thể, tham dự Thánh lễ... để đền bù tội lỗi đó. Giống như một người bị bệnh nhẹ, họ không cần phải đi bác sĩ mà vẫn có thể được chữa lành. Nếu đau đầu thì đi ngủ một giấc, nếu đói bụng thì đi ăn. 
     
    Nhưng nếu đó là một cơn bệnh trầm trọng, là một vết thương hiểm nghèo, người đó cần phải đi bác sĩ để được điều trị. Cũng vậy, khi chúng ta phạm tội trọng, chúng ta cần có sự giúp đỡ của bác sĩ, bác sĩ đó là Linh Mục; và cần sự điều trị đó là xưng tội. Chúng ta không thể nào hiểu được lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chúng ta qua việc thiết lập bí tích Hòa Giải này. Nếu Chúa cho phép chúng ta xin Ngài một điều ước, chúng ta không bao giờ dám xin điều đó. Nhưng Thiên chúa đã thấy trước sự yếu đuối và bất trung của chúng ta, đồng thời vì tình yêu thúc đẩy, Người đã làm những điều mà chúng ta không bao giờ dám xin. 
     
    Nếu có ai nói với các linh hồn trong Hỏa Ngục rằng: “Chúng tôi sẽ mời một Linh Mục đến trước cửa Hỏa Ngục cho những ai muốn xưng tội để ra khỏi đó.” Các con nghĩ sẽ còn một ai chịu ở lại Hỏa Ngục không? Cho dù người tội lỗi nhất cũng không sợ xưng thú tội mình ra, cho dù xưng ra trước mặt mọi người trên thế gian này. Khi đó, Hỏa Ngục sẽ giống như sa mạc hoang vắng và trên Thiên Đàng người ta sẽ đông đảo biết bao! Nhưng tiếc thay, đó không phải là sự thật! 
     
    Hiện nay chúng ta vẫn còn phương tiện và thời gian mà những người trong Hỏa Ngục không có. Và Cha chắc rằng những người khốn khổ trong Hỏa Ngục sẽ nói rằng: “Linh Mục đáng ghét kia! Nếu như tôi chẳng bao giờ biết đến ông, thì tôi đâu đến nỗi khốn nạn như bây giờ!” 
    Thật là tuyệt vời khi chúng ta có một Bí tích chữa lành các vết thương trong linh hồn. Nhưng chúng ta phải đón nhận nó với sự chuẩn bị chu đáo. Nếu không, chúng ta sẽ gây thêm những vết thương mới bên cạnh những vết thương cũ. Các con nghĩ gì về một người có đầy thương tích trên mình mà chịu nghe lời khuyên đi đến nhà thương và để cho bác sĩ điều trị cho mình? Dĩ nhiên, bác sĩ sẽ chữa lành cho anh ta với những phương pháp trị liệu. Nhưng không! Người này tự ý lấy dao gạch ra những đường cắt lớn, khiến cho vết thương của mình ra trầm trọng hơn. Đó là kết quả của nhiều người sau khi bước ra khỏi tòa giải tội. 
     
    Nhiều người xưng tội chẳng nên mà không biết. Họ nói, “Thưa cha, con muốn xưng tất cả các tội con đã phạm, nhưng con không biết con phạm tội gì!” Họ đau khổ, nhưng không biết tại sao. Họ không biết mau mắn chạy đến Chúa, mà cứ để mình trong tình trạng nặng nề, chán nản, khiến cho họ phải buồn chán, mệt mỏi. 
    Đó chính là tội lỗi trong linh hồn và những hậu quả bệnh tật của nó, cho dù đó chỉ là tội nhẹ. 
     
    Lại có những người khác thật sự kể hết các tội lỗi ra nhưng trong lòng chẳng có một chút ăn năn sám hối, chẳn có quyết tâm từ bỏ mọi tội lỗi mà vẫn lên rước Chúa. Vì vậy Thánh Thể đã bị xúc phạm, bị coi thường. Họ đến với bàn tiệc thánh với một tâm hồn buồn chán. Họ nói: “Con đã xưng thú hết những tội lỗi của con rồi, nhưng con vẫn còn áy náy, con không biết mình có vấn đề gì?” Bí tích Thánh Thể trở nên vô ích mà họ chẳng biết. 
     
    Một số người xúc phạm đến Bí tích Hòa Giải bằng cách khác. Họ cố tình giấu giếm các tội trọng trong mười năm, hai mươi năm. Họ luôn luôn lo lắng phiền muộn về các tội đó; chúng cứ ám ảnh ngày đêm trong tâm trí họ; lương tâm họ luôn luôn bị cắn rứt, thúc giục họ phải đi xưng nó ra vì đó là tội dẫn đến Hỏa Ngục. Khi họ cảm thấy thế, họ liền đi đến tòa cáo giải, nhưng khi xưng tội họ xưng cách chung chung như thể đó là những tội mới phạm. Họ không xưng rõ ràng họ đã giấu chúng suốt mười năm, hay hai mươi năm. Đó là xưng tội không nên. 
     
    Đúng ra, bên cạnh việc xưng thú đã dấu tội, họ còn phải xưng thú rằng đã lâu năm con không sống đạo, không cảm thấy vui mừng như trước kia con đã phục vụ chúa. Chúng ta còn liều mạng xúc phạm đến Bí tích Hòa Giải nếu chúng ta cố tình lợi dụng cơ hội khi thấy Cha giải tội chưa chú ý thì xưng cho lẹ, hay chúng ta cố tình xưng thật nhỏ để cho Cha giải tội đừng nghe thấy những tội trọng đó. 
    Đó là những lần chúng ta xưng tội cách quỷ quyệt, gian manh. Đó là xưng tội không nên. Sau khi xưng tội như vậy, linh hồn chúng ta vẫn y như cũ. Tội cũ không được tha mà còn phạm thêm tội mới. Chúng ta phải ăn năn khóc lóc thật lòng để xin Chúa ban ơn tha thứ về những tội lỗi đó. Chúng ta phải ăn năn đền tội cách nghiêm túc. 
     
    Sau khi xưng tội, chúng ta phải đau đớn thật trong lòng như để một cây gai trong tim vậy, và luôn luôn cảnh giác để mình đừng bao giờ phạm tội nữa. Chúng ta phải để cho dấu ấn của Bí tích Hòa Giải ghi sâu vào linh hồn mình giống như năm dấu thánh đã được Thiên Thần ghi ấn trên người thánh Francis thành Assisi vậy, một khi đã ghi các dấu ấy sẽ không bao giờ tan biến.
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ