Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -VI TRÒ NGƯỜI GIÁO DÂN

Vai trò của giáo dân Công Giáo

Nói đến vai trò của người giáo dân Công Giáo là nói đến bổn phận hay nói đúng hơn là sứ mệnh làm người con của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sứ mệnh mà người Công Giáo nào cũng lãnh nhận từ ngày được nhận phép Thánh Tẩy. Khi lãnh nhận phép Thánh Tẩy là chúng ta được trao cho trách nhiệm cao cả là ngôn sứ, tư tế và vương đế.

Vậy chúng ta tự hỏi:

  1. Chúng ta có là  tư tế của Chúa không? Dạ thưa có ạ
  2. Chúng ta có là chi thể của Đức Kitô không? Dạ thưa có ạ
  3. Chúng ta có là một giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo không? Dạ thưa, đúng vậy ạ
  4. Chúng ta có cầu nguyện với Kinh Thánh mỗi ngày không? Dạ thưa có ạ
  1. Chúng ta có làm phút hồi tâm mỗi tối? Dạ thưa có ạ. Nhưng cũng hay quên ạ, nhất là khi hết năng lực qua một ngày sống và cơn buồn ngủ kéo đến mãnh liệt ạ.
  2. Bạn có quý trọng thiên chức tư tế? Dạ thưa có, cầu nguyện hằng ngày cho các vị tư tế ạ, từ DGH, Hồng Y, Giám Mục, linh mục, thầy sáu vĩnh viễn, tu sĩ nam nữ và chủng sinh của Giáo Hội.
  3. Bạn có góp ý hay phê bình cho vị mục tử ở giáo xứ của bạn? (Thưa, có ạ. Nhưng các ngài không nghe, có ngài thì giận luôn nên bây giờ không dám ạ)
  4. Bạn có tìm dịp nói về Chúa cho người khác? Dạ thưa, có giúp các chị em đạo gốc đạo dòng mà không biết KT là gì ạ. Cũng không biết lần chuỗi ra sao ạ.Chia sẻ qua những suy niệm Lời Chúa, đã viết ra rồi phổ biến ạ. Nói và hướng dẫn  các con các cháu trong gia đình ạ.
  5. Bạn có đi tĩnh tâm hằng năm? Dạ thưa, chắc như bắp ạ, theo phương pháp Linh Thao của Thánh Inha-Loyola.
  1. Bạn có lần chuỗi Mân Côi hằng ngày? Dạ thưa vâng có ạ
  2. Bạn có cầu nguyện cho Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội VN? Dạ thưa, mỗi ngày ạ
  3. Bạn có yêu thương gia đình bạn?Dạ thưa, đó là nơi quý giá nhất của cá nhân ạ
  4. Bạn có tham gia nhóm tu đức nào?Dạ thưa có ạ. (là một Cursillista trong Phong Trào Cursillo và là thành viên Nhóm Linh Thao sống linh đạo của Thánh Inhã ạ.
  5. Bạn có thương yêu thật sự và hy sinh cho nhóm của bạn? Dạ thưa, có ạ, vì thế mà bị những „cái tôi cá nhân“ và cả „cái tôi tập thể“ hiểu sai về cá nhân ạ… Cá nhân chỉ biết thinh lặng. Chỉ có Thầy Giêsu biết và hiểu.

Elisabeth Nguyễn (15.6.2020)

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- THỨ SÁU CN23TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Sep 10 at 3:44 PM
     
     

    Thứ Sáu CN23TN-A

     

    CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 9, 16-19. 22b-27

    "Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không phải để làm cho tôi vinh quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giả như nếu tôi tự ý đảm nhận việc ấy, thì tôi có công; nhưng nếu tôi bị ép buộc, thì tôi phải làm trọn nghĩa vụ đã giao phó cho tôi. Vậy thì phần thưởng của tôi ở đâu? Khi rao giảng Tin Mừng, tôi đem Tin Mừng biếu không, tôi không dùng quyền mà Tin Mừng dành cho tôi.

    Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người hơn. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Tin Mừng để được thông phần vào lợi ích của Tin Mừng. Anh em không biết rằng những kẻ chạy trong vận động trường, thì mọi người đều chạy nhưng chỉ có một người đoạt giải đó sao? Cũng vậy, anh em hãy chạy sao để đoạt được giải. Mọi tay đua đều phải kiêng cữ đủ điều, và những kẻ ấy kiêng cữ để đoạt lấy triều thiên hay hư nát, còn chúng ta, chúng ta nhắm đoạt triều thiên không hay hư nát.

    Phần tôi cũng chạy như thế, chứ không phải chạy lẩn quẩn; tôi đấu võ, không phải như đấm vào không khí, nhưng tôi chế ngự thân xác, bắt nó tùng phục tôi, kẻo lỡ ra tôi giảng dạy cho kẻ khác, mà chính tôi phải bị loại ra chăng.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 83, 3. 4. 5-6. 12

    Ðáp: Ôi Chúa thiên binh, khả ái thay cung điện của Ngài (c. 2).

    Xướng: 1) Linh hồn tôi khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác tôi hoan hỉ tìm đến cùng Thiên Chúa trường sinh. - Ðáp.

    2) Ðến như chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ ấm, để làm nơi ấp ủ con mình, cạnh bạn thờ Chúa. Ôi Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Ðại Vương và Thiên Chúa của con. - Ðáp.

    3) Ôi Thiên Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi Chúa tới muôn đời. Phúc thay người được Chúa nâng đỡ, họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái. - Ðáp.

    4) Vì Thiên Chúa là thuẫn khiên, thành lũy. Thiên Chúa rộng ban ân sủng với vinh quang. Ngài không từ chối ơn lành với những ai sống sạch trong vô tội. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 23

    Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 6, 39-42

    "Người mù có thể dẫn người mù được chăng?"

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi.

    "Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh", trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi. Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi".

    Ðó là lời Chúa.

    The Gospel of the day: 11th September – Archdiocese of Malta

    Suy Niệm Cảm Nghiệm SỐNG

     

    Cái đấu đong thương xót

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XXIII Thường Niên, Thánh ký Luca tiếp tục thuật lại Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Người về lòng "cảm thương như Cha thương xót", mô phạm tối cao của chung nhân loại, của riêng thành phần con cái của Cha trên trời và nhất là của thành phần môn đệ Chúa Kitô, thành phần tông đồ làm chứng cho Chúa Kitô.

    Ý tưởng chính trong bài Phúc Âm hôm nay đó là câu Chúa Giêsu nói ở ngay đầu: "Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư?" Ngay sau câu này, Chúa Giêsu còn thêm một câu nữa, đó là: "Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi", như thế có nghĩa là gì, câu trước và câu sau có liên hệ gì với nhau chăng? 

    Tất nhiên một khi Chúa Giêsu đã nói là phải có ý nghĩa của nó, phải có lý của nó. Phải chăng ở đây Người có ý nói rằng người mù không thể nào dẫn người mù được, chắc chắn cả hai sẽ lọt xuống hố mà thôi? 

    Bởi vậy, con người cần phải học hỏi bởi những người khôn ngoan hơn, cần được họ dẫn dắt như là những bậc sư phụ của mình, đặc biệt là Chúa Giêsu, một Đại Sư đệ nhất thiên hạ, là chính "chân lý" (Gioan 14:6), thì mới có thể tránh được lầm lỗi, thất bại, và nếu con người làm trò tỏ ra biết dễ dạy lắng nghe tuân thủ những gì được các bậc sư phụ khôn ngoan hướng dẫn thì con người mới có thể đạt tới chỗ khôn ngoan "hoàn hảonhư bậc thày của mình.

    Một trong những trường hợp hay khuynh hướng chứng thực con người vốn sống mù quáng, đó là con người không "tri kỷ tri bỉ", không biết mình biết người, như Chúa Giêsu đã nêu lên trong bài Phúc Âm hôm nay:

    "Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh', trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi. Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi".

    Thật thế, theo tâm lý tự nhiên, thường ai cũng cho mình là hay là tốt, hiếm người hay ít người tự nhận mình là kém tài kém đức thua nhiều người khác. Thậm chí miệng nói tôi tài hèn sức mọn, ấy thế mà không được trọng dụng thì bất mãn, hay thấy ai nổi hơn mình thì chọc phá tìm cách hạ bệ. Hoặc bị phê bình hay chê trách là choảng lại liền, hay đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh, vì lý do kỹ thuật v.v. 

    Với tâm tính đầy tự cao tự đại và nặng tự ái như thế, con người tự nhiên chẳng những tìm cách bênh vực mình bao nhiêu có thể trong mọi sự, không muốn bị ai dò xét, không muốn bị người nào bình phẩm hay đụng chạm tới, ngược lại, họ cứ thích pha mình vào cuộc đời của người khác, ở chỗ xét đoán người khác, thường là xét đoán xấu hơn là xét đoán tốt, thậm chí còn tự suy diễn và kết tội người khác, chẳng những trong lòng của họ mà còn công khai trước cộng đồng của họ nữa. 

    Nếu người ta đeo kính râm thì nhìn mọi sự mờ mờ hơn là sáng tỏ thế nào, thì bản chất con người vốn hướng hạ và hướng xấu, nhất là dễ tin những điều xấu hơn điều tốt, họ sẽ thấy anh chị em của mình một cách thiển cận, không rõ ràng, thậm chí còn có khuynh hướng suy bụng ta ra bụng người nữa - mình xấu thì không ai được tốt hơn. Đó là lý do nguyên tắc và đường lối sáng suốt khôn ngoan mà Vị Đại Sư dạy trong bài Phúc Âm hôm nay cần phải được áp dụng: "hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi".

    Chính vì con người rất khó bỏ tật xét đoán tha nhân một cách thiển cận và ngặt nghèo mà, theo tu đức, vì lòng nhân từ của mình, muốn cho một tâm hồn nào đó biết mình, nhờ đó họ không dám khinh người nào nữa, Cha trên trời hay sử dụng chiêu "các con lấy đấu nào mà đong cho ai thì sẽ bị đong lại cho đấu ấy" (Mathêu 7:2). Cái đấu ấy cũng có thể là chính lòng thương xót: "Ai có lòng xót thương ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thương xót vậy" (Mathêu 5:7).

    Cha trên trời hay sử dụng chiêu "các con lấy đấu nào mà đong cho ai thì sẽ bị đong lại cho đấu ấy" (Mathêu 7:2) bằng cách để cho người xét đoán xấu cho anh chị em mình bị người khác xét đoán xấu y như vậy hay hơn vậy nữa. Nếu nạn nhân bị người khác đong trả cho đấu mà họ đong cho người khác, bấy giờ, tâm hồn thiện chí thấy được Thiên Chúa thật tốt lành, đã sử dụng chính những xét đoán xấu của người khác để làm cho họ mở mắt ra không dám xét đoán xấu cho ai nữa, trái lại, hoàn toàn thông cảm với mọi người hơn trước, không dám khinh thường một ai. 

    Nếu trong Bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu đã nói đến tình trạng mù quáng tâm linh của thành phần lãnh đạo dân Chúa trong tương lai là các vị tông đồ đang nghe Người bấy giờ, một tình trạng nguy hiểm, chẳng những làm hại chính bản thân mình mà còn kéo theo cả cộng đồng dân Chúa được mình phục vụ nữa: "Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư?", thì có một vị tông đồ sinh non là Vị Tông Đồ Dân Ngoại đã thực sự ý thức được tầm quan trọng nơi sứ vụ "rao giảng Tin Mừng" của ngài, thậm chí còn " một nhu cầu đối với tôi".

    Thế nhưng, ngài đã thực hiện sứ vụ và nhu cầu rao giảng tin mừng này một cách khôn ngoan sáng suốt, chứ không lơ mơ vớ vẫn cứ chạy "lẩn quẩn" hay "đấm vào không khí", giống như một kẻ chẳng biết mình là ai, như say rượu, như mộng du v.v., như chính ngài đã xác nhận ở cuối Bài Đọc 1 được trình từ Thứ 1 gửi Giáo đoàn Corintô của ngài, về chính bản thân ngài, đồng thời ngài cũng kêu gọi cả thành phần Kitô hữu ở cộng đoàn này nữa:

    "Cũng vậy, anh em hãy chạy sao để đoạt được giải. Mọi tay đua đều phải kiêng cữ đủ điều, và những kẻ ấy kiêng cữ để đoạt lấy triều thiên hay hư nát, còn chúng ta, chúng ta nhắm đoạt triều thiên không hay hư nát. Phần tôi cũng chạy như thế, chứ không phải chạy lẩn quẩn; tôi đấu võ, không phải như đấm vào không khí, nhưng tôi chế ngự thân xác, bắt nó tùng phục tôi, kẻo lỡ ra tôi giảng dạy cho kẻ khác, mà chính tôi phải bị loại ra chăng".

    Chính những lời huấn dụ của vị tông đồ dân ngoại ở Bài Đọc thứ 1 hôm nay, phản ảnh trung thực giáo huấn của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm cùng ngày, đã cho thấy chỉ những tâm hồn nào sống gắn bó với Thiên Chúa mới có thể sống như vậy, mới có thể sáng suốt, nhất là mới có thể, như Chúa Kitô phán trong Bài Phúc Âm hôm nay, "được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi". Những tâm hồn được tuyển chọn phục vụ cộng đoàn dân Chúa, hơn ai hết, cần phải luôn hiệp thông thần linh với Đấng đã tuyển chọn mình và mình đđáp ứng, bằng tất cả tâm tình của Thánh Vịnh 83 trong Bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Linh hồn tôi khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác tôi hoan hỉ tìm đến cùng Thiên Chúa trường sinh.

    2) Ðến như chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ ấm, để làm nơi ấp ủ con mình, cạnh bạn thờ Chúa. Ôi Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Ðại Vương và Thiên Chúa của con.

    3) Ôi Thiên Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi Chúa tới muôn đời. Phúc thay người được Chúa nâng đỡ, họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái.

    4) Vì Thiên Chúa là thuẫn khiên, thành lũy. Thiên Chúa rộng ban ân sủng với vinh quang. Ngài không từ chối ơn lành với những ai sống sạch trong vô tội.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.XXIIIL-6.mp3  

     

     

    --
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -THỨ HAI CN22TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Aug 30 at 3:50 PM
     
     

    Thứ Hai  CN22TN-A

     

    Một Tác Nhân Thần Linh "loan truyền sự giải thoát... công bố năm hồng ân"

     

    BẠN VÀ TÔI CÙNG THAM DỰ TIỆC LỜI  CHÚA

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 1-5

    "Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 118, 97. 99. 100. 101. 102

    Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao (c. 97a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó. - Ðáp.

    2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con. - Ðáp.

    3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài. - Ðáp.

    4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ. - Ðáp.

    5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài. - Ðáp.

    6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 110, 8ab

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 4, 16-30

    "Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó... Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

    Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

    Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: "Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình"; "điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông". Người nói tiếp: "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

    Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

    Ðó là lời Chúa.

     

    image.png
    image.png

     

     

    Suy Nguyện/SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    Hôm nay, Thứ Hai, ngày trong Tuần XXII Thường Niên, chúng ta bắt đầu Phúc Âm của Thánh ký Luca cho tới hết Tuần XXXIV Thường Niên, tức kéo dài liên tục 13 tuần lễ, như Phúc Âm của Thánh ký Mathêu kéo dài 12 tuần, từ Tuần X đến hết Tuần XXI Thường Niên, và Phúc Âm của Thánh ký Marcô kéo dài 9 tuần đầu của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. 

     

    Mỗi Phúc Âm theo thứ tự trên đây cho các ngày thường trong tuần (chứ không phải cho Chúa Nhật), được Giáo Hội chọn đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối, tất nhiên sẽ có những chỗ trùng hợp nơi bộ Phúc Âm nhất lãm của 3 vị thánh ký 3 cuốn Phúc Âm đầu tiên này, và vì thế sẽ không được Giáo Hội lập lại. Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 5 liên quan đến Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, và Phúc Âm theo Thánh ký Luca cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 4, từ câu 14, vì 13 câu đầu của đoạn 4 này liên quan đến biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 ngày trong hoang địa, một biến cố đã được đọc vào Chúa Nhất Mùa Chay Năm C

     

     

    Ở đây chúng ta thấy tính chất rất hợp tình hợp lý của phụng vụ Lời Chúa của các ngày lễ trong tuần được Giáo Hội soạn dọn cho con cái mình. Hợp tình hợp lý ở chỗ Phúc Âm Thánh ký Mathêu được kết thúc  ở đoạn 25 liên quan đến mầu nhiệm cánh chung là mầu nhiệm bất khả phân lý với mầu nhiệm Giáo Hội, qua hai dụ ngôn về 10 trinh nữ phù dâu và 3 loại thành phần đầy tớ, cả hai đều ám chỉ Kitô hữu, thành phần Dân Ngoại Tân Ước so với thành phần dân Do Thái Cựu Ước. Trong khi đó, Giáo Hội đã chọn bài Phúc Âm theo Thánh ký Luca mở đầu cho những ngày thường trong tuần liên quan đến Dân Ngoại, đến sứ vụ của một Nhân Vật Lịch Sử Nazarét là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế của Dân Ngoại tức bao gồm toàn thể nhân loại.

     

    Đúng thế, nếu Phúc Âm của Thánh ký Marcô và Mathêu được viết cho dân Do Thái thì Phúc Âm của Thánh ký Luca, một người dân ngoại trở lại, được viết cho dân ngoại, bởi thế, Phúc Âm của ngài mang tính chất của Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm nhiều dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa không có trong bất cứ một Phúc Âm nào, và liên quan đến Thánh Linh, từ biến cố Truyền Tin đến Phục Sinh (xem Luca 24:49), một Thánh Linh là Hồn Truyền Giáo cho Dân Ngoại trong Sách Tông Vụ của ngài. 

     

    Đó là lý do mở đầu Phúc Âm Thánh ký Luca cho các ngày trong Tuần của Mùa Thường Niên, chúng ta đã thấy xuất hiện cả Thánh Linh lẫn các nhân vật thuộc thành phần dân ngoại. Đúng thế, bài Phúc Âm hôm nay trước hết quả thực có liên quan đến Thánh Linh

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nazarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: 'Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

     

    Ngoài ra, bài Phúc Âm hôm nay của Thánh ký Luca còn hướng về dân ngoại nữa, thành phần được tiêu biểu nơi bà góa xứ Sidon và quan Naaman người Syria: 

     

    "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

     

    Thật ra, trong câu thứ nhất về Chúa Thánh Thần đã chất chứa tính chất truyền giáo cho dân ngoại rồi. Bởi vì trong đó đối tượng chính yếu được Thánh Thần nhắm tới là "người nghèo khó, những tâm hồn sám hối, kẻ bị giam cầm, người mù, những kẻ bị áp bức", thành phần không phải chỉ có duy ở nơi dân Do Thái mà là tất cả mọi người trên thế gian này, trong đó có bà góa xứ Sidon thời Elia và quan Naaman xứ Syria thời Elisê được nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi vì nếu Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái thì Người phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, Đấng đã được xức dầu Thánh Linh: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi", và được Thánh Linh "sai đi rao giảng Tin Mừng". 

     

    Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay vẫn tiếp tục trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi cho Giáo Đoàn Thessalonia, nhưng không còn liên quan đến tinh thần và phẩm chất giảng dạy siêu nhiên trọn hảo của Vị Tông Đồ Dân Ngoại này nữa, như trong các Bài Đọc 1 ở tuần vừa rồi, mà là liên quan đến vấn đề số phận của những ai qua đời: "Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng".

     

    Cái chết là hậu quả của nguyên tội, là tột đỉnh của tất cả những gì bất hạnh của con người vướng mắc nguyên tội, mà tự mình con người không thể nào thoát được và tự cứu mình được, ngoại trừ Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại, Đấng đã mặc lấy bản tính của loài người, cũng là Đấng đã chết đi để tiêu diệt sự chết và sống lại để phục hồi sự sống cho nhân loại: "Vì nếu chúng ta tin Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người". 

     

    Và như thế, chẳng khác gì như Người "trả tự do cho những kẻ bị áp bức (bởi tử thần và quỉ thần), công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (ám chỉ ơn cứu độ và sự sống)", đúng như sứ vụ của Người là Đấng được Thánh Thần xức dầu và sai đi vậy.

     

     

    Bài Đáp Ca hôm nay kêu gọi "toàn thể địa cầu": "hãy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới" và "hãy tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân, và phép lạ Người ở nơi vạn quốc" (câu 1), cũng như thúc giục: "Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan, biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên, đồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở" (câu 3). Tại sao thế? 
     
    Bài Đáp Ca còn bao gồm cả lý do tại sao thiên nhiên tạo vật cần phải làm như thế nữa, đó là "vì Thiên Chúa, Người hùng vĩ và rất đáng ngợi khen, Người khả úy hơn mọi bậc chúa tể. Vì mọi chúa tể của chư dân là hư ảo, nhưng Thiên Chúa đã tác tạo trời xanh" (câu 2) và "vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành" (câu 4), đặc biệt là nơi Đức Kitô được Ngài nh Thánh Thần sai đến để làm Đấng Cứu Thế cho muôn dân và toàn thể tạo vật.  
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --

     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Sep 4 at 9:32 AM
     
     
     
     
     
     

    THIÊN CHÚA GIÚP BẠN THÀNH CÔNG

     

    “Đừng cố trở thành người thành công, thay vì thế, hãy cố trở thành người có giá trị.” Albert Einstein (1879–1955)

     

     

     

    Vậy là một mùa hè đã đi qua. Những cánh hoa phượng thay cho biết bao nhành lá xanh tươi. Biết bao ước mơ, hoài bão được thắp lên ngay từ mái trường thân yêu. Năm học mới bắt đầu. Thầy trò tiếp tục những bài vở nơi sân trường lớp học.

     

    Là học sinh Công Giáo, bạn có bao giờ hỏi: “Làm thế nào để học thành công? Làm thế nào để mai này mình cũng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống?” Thiết tưởng những điều ấy ít nhiều len lỏi trong suy nghĩ của thời học sinh, sinh viên. Mỗi ngày một mãnh liệt hơn. Nhất là khi bước vào trường đời, hai chữ thành công tác động ghê gớm đến mỗi người.

     

    Vài anh bạn trong giới kinh doanh và kỹ sư nhận xét: Giới trẻ Việt Nam ngày nay thích làm giàu sớm quá!” Điều ấy đáng lẽ chẳng có gì sai. Làm giàu hợp pháp là chính đáng, và nhất là thành công sớm cũng là điều đáng tự hào. Nhưng vấn đề là rất rất nhiều người trẻ chỉ chạy theo thành công mà quên mất cái gốc của nó. Phải chăng các bạn ấy

     

    đầu sách chỉ cho người ta thành công[1], làm giàu. Điều ấy quý, nhưng đâu phải cứ ai đọc là biết cách làm giàu! Cái quý là những sách ấy cho các bạn chút khái niệm, ý tưởng và hứng khởi. Nhưng thành công luôn đòi bạn phải trải nghiệm, phải học tập và rèn luyện mỗi ngày. Bước “luyện công” bao giờ cũng quan trọng và cần thiết. Bởi đó, từ ghế nhà trường, nơi giảng đường đại học[2], quả là thời gian thích hợp để chúng ta tích lũy vốn liếng cho mình để đi đến thành công. Các tác giả thường chỉ ra rằng: thành công không đến khi bạn chạy theo thành công, nhưng đuổi theo những giá trị của nó!

     

    Nếu tinh ý một chút, chúng ta dễ dàng nhận ra những giá trị của thành công đã bắt nguồn từ Kinh Thánh. Chẳng hạn, thành công đòi người ta chăm chỉ lao động. Đó là công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Thành công bắt người ta phải nhiệt huyết đam mê. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban cả Con Một để cứu độ nhân loại. Thành công cần đột phá và can đảm bước vào lối nẻo mới. Đức Giêsu đã mở ra một con đường lạ lùng khiến người đương thời trầm trồ thắc mắc: “Điều ấy có nghĩa là gì?” Thành công đòi người ta phải thành nhân trước. Đó là căn cốt của con người. Kinh tế là kinh bang tế thế, là dựng nước giúp đời”, là phục vụ chứ không để được người ta phục vụ.

     

    Danh sách ví dụ trên còn dài mà chúng ta sẽ có dịp đi sâu hơn vào dịp khác. Ở đây, cụ thể Chúa Giêsu giúp bạn trẻ thành công như thế nào?

     

    Là học sinh, sinh viên Công Giáo, các bạn có bao giờ cầu nguyện với Thiên Chúa không? Trước giờ học, sau giờ học và những lúc khó khăn, lời cầu nguyện sẽ cho bạn sức mạnh để vượt qua. Sức mạnh ấy luôn đến từ Chúa Thánh Thần, Đấng Khôn Ngoan sẽ âm thầm rọi vào tâm trí các bạn những bài học, lời giải tuyệt vời.

     

    Có lần học sinh nọ cầu xin Chúa cho mình được đạt điểm tốt trong kỳ thi.
    Chúa hỏi lại: “Con học bài kỹ chưa?
    – “Dạ chưa!”– bạn ấy lúng túng trả lời.


    “Vậy còn vài ngày nữa, con phải dùi mài kinh sách nha, nhớ học cho kỹ. Lúc đó ta sẽ cho con đạt điểm cao!” – Chúa ân cần trả lời.

     

    Hóa ra, cầu nguyện mà không chịu học, điểm cao là điều không tưởng, học giỏi là điều xa vời. Thay vào đó, hãy học hết sức Chúa cho, học trong bình an hạnh phúc, khi ấy thành công sẽ không xa vời. Các nhà giáo dục (Thiên Chúa cũng thế), đều chú trọng đến động lực, thái độ và tâm hồn của người học. Họ nhấn mạnh là: “Nếu lòng không trong sáng, mắt không tinh anh và hồn không an lành thì làm sao phân biệt được điều tốt, điều xấu, cái lợi, cái hại và như thế, dẫu cho có ý tốt là phục vụ và thương yêu, thì kết quả cũng là làm hại người mà thôi.”[3]

     

    Các bạn học sinh, sinh viên Công Giáo thân mến,

     

    Thiên Chúa thực sự có những lối nẻo để đi với các bạn trong con đường học vấn, sự nghiệp. Thiên Chúa muốn ta cố gắng. Mọi nỗ lực của ta, cách nào đó hoàn thành, là món quà Chúa sẽ ban. Ngài đẩy chúng ta ra chiến trận học hành, và ở cùng ta. Thật hạnh phúc khi ta biết Thiên Chúa luôn đồng hành với mỗi người. Để từ đó, chúng ta có nguồn hỗ trợ lớn lao trong mọi khía cạnh của cuộc đời.

     

    Nếu hỏi học sinh, sinh viên Công Giáo khác với những bạn đồng trang lứa ở điểm nào? Đây là điểm khác biệt: chúng ta học với Thiên Chúa. Nghe xa vời quá (có bạn nghĩ thế)! Tuy nhiên, đây là điều then chốt để bạn không chỉ thành công mà còn hạnh phúc. Đừng để hào quang thành công thu hút bạn đến nỗi quên mất hạnh phúc. Hãy tập rút vào thanh vắng để hỏi Chúa: thành công là gì? Hạnh phúc là chi? Khi đó, hy vọng mỗi người có đủ bình tĩnh để thấy điều cần nhất trong thuở cắp sách đến trường. Càng suy nghĩ luyện rèn, càng trăn trở dấn thân, càng miệt mài học tập, càng cầu nguyện với Chúa, chắc chắn thành công sẽ càng mỉm cười với ta.

     

    Ở trường có thầy cô, trong tim bạn cũng có người thầy tuyệt vời là Đức Giêsu[4]. Ngài mời gọi người trẻ: “Hãy học với ta, vì ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (x. Mt 11,28–30). Đó là động lực để các bạn học hành. Hầu hết thầy cô ở trường cho các bạn kiến thức, nhưng người thầy Giêsu cho các bạn sức mạnh, tình yêu và con đường. Bạn thử học với cả thầy Giêsu, với các thầy cô trong năm mới này! Kết quả sẽ khác, khác vô cùng!

     

    Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ khác. Tại sao nhiều người trẻ lại thất bại, kể cả những bạn Công Giáo, nghèo vẫn hoàn nghèo? Phải chăng chúng ta đang đi sai đường? Thật tốt để các bạn dành chút thời gian để nhìn đến chặng đường phía trước[5]. Đừng nhìn quá xa! Nhìn đến tận đỉnh cao của thành công sau này, bạn sẽ bị choáng. Tuy nhiên, từng chặng đường có những nét đẹp và sự cần thiết để chuẩn bị bản thân. Đừng nóng lòng đốt giai đoạn, kẻo đốt cả tương lai.

     

    Hãy học với Chúa để tâm hồn thanh thản bình an. Ngài cho chúng ta con đường, sự thật và sự sống. Hãy học với thầy cô để truy tìm tri thức. Đừng ngủ say trong mớ kiến thức thô cứng ấy, nhưng rút ra từ đó những điều thú vị. Hãy học từ bản thân, lắng nghe tâm trí. Đó là bộ phát wifi, bộ vi xử lý để cuộc đời của bạn chạy nhanh chóng và vững bền. Hãy học ở nhiều nguồn khác: tha nhân[6], sách vở, Internet, bạn bè, và cả trong những nghịch cảnh.

     

    Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ che chở, gìn giữ và nâng đỡ các bạn trong con đường học vấn. Học làm người, học để thành công và học để hạnh phúc.

     

    Lời Nguyện Học tập:[7]

    Lạy Cha là nguồn mạch Ánh sáng,
    là Nguyên lý tối cao phát sinh muôn vật,
    xin Cha tuôn đổ ánh sáng thần linh
    xuống tâm trí u tối của con.
    Xin xua đuổi khỏi con
    bóng tối của tội lỗi và mê muội.

    Xin cho con óc minh mẫn để hiểu sâu,
    trí nhớ tốt để ghi khắc lâu bền,
    phương pháp tốt để thu được kết quả.
    Xin cho con có khả năng
    giải thích cách sáng sủa điều mình đã học,
    trình bày cách mạch lạc điều mình đã tiếp thu.

    Lạy Cha,
    việc học đòi con phải hy sinh,
    cố gắng nghiêm túc và kiên trì.
    Ước gì con biến bàn học thành nơi thờ phượng Cha,
    khi con học tập hết mình.

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ


    [1] Ví dụ: Điều Khiển Trí Tuệ Để Thành Công, Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe, Bản Đồ Thành Công, Những Bậc Thầy Thành Công, 101 Bí Quyết Đàm Phán Thành Công, Bí quyết thành công của các triệu phú trẻ Hàn Quốc, Tư duy tích cực tạo thành công, Dạy con làm giàu (nhiều tập), 288 Cơ Hội Và Kế Sách Làm Giàu, v.v.                   

    [2] Mỗi năm trên thế giới (Việt Nam cũng thế, có không biết bao nhiêu triệu sinh viên bỏ học, mà số lượng làm nên sự nghiệp lẫy lừng như Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. (Đọc thêm: Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? phần: học hay là không học.)

    [3] x. Kim Định, Tâm Tư, Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr. 103–112.

    [4] Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Bởi, nơi Ngài có những ơn cần thiết cho việc học của bạn: 1 ơn khôn ngoan. 2 ơn thông minh. 3 ơn lo liệu. 4 ơn sức mạnh. 5 ơn hiểu biết. 6 ơn đạo đức. 7 ơn kính sợ Chúa.

    [5] Đồng thời, cũng cần nhìn lại những bước đường đã qua. “Thiên Chúa không muốn theo dõi những sai lầm của các con và, trong mọi trường hợp, Chúa sẽ giúp các con học được một điều gì đó, thậm chí từ cả những vấp ngã của các con. Vì Chúa yêu các con. Hãy cố gắng ngừng lại trong giây lát và để mình được Chúa yêu thương. Hãy cố gắng ngưng mọi tiếng nói và tiếng khóc bên trong và nghỉ ngơi một vài giây phút trong vòng tay yêu thương của Ngài.” (Tông Huấn Đức Kitô Sống, số 115).

    [6] “Thấy người học thức uyên thâm, con hãy năng lui tới, chân đi mòn ngưỡng cửa nhà họ.” (Hc 6,34 và 36).

    [7] Lời nguyện của Nguyễn Cao Siêu, SJ

     

     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TR.TH. -CN22TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 2:24 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    SỐNG ĐỨC TIN

    Chúa Nhật 22 Thường Niên năm A : Mt 16, 21-27

     

     

     

    Suy niệm

     

    Biến cố ở Xêdarê Philípphê cho thấy tâm trí các tông đồ vẫn còn đang hướng về những hào nhoáng thế gian và vinh quang trần thế. Nhưng Chúa Giêsu vẫn bắt đầu vén mở cho các ông thấy số phận đau thương đang chờ đợi Ngài tại Giêrusalem. Nghe nói thế, Phêrô liền khuyên can Thầy chớ chịu như thế. Phản ứng của Phêrô cũng là lẽ tự nhiên theo sự khôn ngoan của loài người, nhưng đó “không phải là tư tưởng của Thiên Chúa”

     

    Chúa Giêsu quay lại và phản ứng rất mạnh: “Xatan, lui lại đàng sau Thầy, anh cản lối Thầy…”. Mới đó Phêrô giống như một thiên thần khi tuyên xưng Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống, mà bây giờ lời của ông khác nào cơn cám dỗ của Xatan. Mới đó Phêrô đã được đặt làm “tảng đá, trên đó Thầy sẽ xây Hội Thánh”, bây giờ ông thành tảng đá “cản lối làm cho Thầy vấp”. Thật ra, tảng đá xây Hội Thánh không phải là bản thân bác thuyền chài Simon, mà là niềm tin của ông đặt nơi Đức Giêsu. Thiếu niềm tin này, tất cả công việc của ông đều sụp đổ.

     

    Điều này cho ta thấy, tuyên xưng đức tin mới là một khởi đầu, còn cả một tiến trình sống đức tin, đòi người môn đệ phải vượt qua gian nan thử thách, mới đạt tới tầm vóc đích thực mà Chúa mong mỏi nơi chính mình. Vì thế, Chúa Giêsu không ngần ngại nói thẳng với các ông: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. 

     

    “Từ bỏ chính mình”  có vẻ tự tha hoá, vong thân, không còn là chính mình. Đúng là khi không yêu thì không thể nói đến từ bỏ. Chỉ khi yêu thì người ta mới dám từ bỏ, để sống trọn vẹn cho người mình yêu. Từ bỏ cũng là một cách dâng hiến lại cho Thiên Chúa những gì Người đã tặng ban. Trong ý nghĩ sâu xa hơn, từ bỏ để có thể tìm lại cái tôi trong suốt hơn, ngời sáng hơn, để trở nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu. Ngay từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người “giống hình ảnh” Người, chỉ sau đó do tội lỗi, nên con người mới bị tha hóa, vong thân. Nay ta cố gắng đạt tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô”, chính là tìm lại hình ảnh đích thực từ ban đầu của mình, để hoàn toàn là chính mình. Gặp gỡ Đức Kitô cũng là gặp lại chính mình.

     

    “Vác thập giá” cũng là điều đương nhiên trong thân phận con người, dù là ai hay trong cuộc sống nào cũng thế. Vác thập giá cũng chính là cái “giá” phải trả cho một sự chọn lựa mà ta muốn dấn thân thực hiện. Hơn nữa, lời mời gọi vác thập giá ở đây không phải là dự tính của con người, mà là đường nẻo của Thiên Chúa trong kế hoạch cứu độ phát xuất từ lòng thương xót của Ngài, không muốn một ai phải hư mất.

     

    Vì thế, “ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất”. Lo được hết mọi thứ ở đời này thì cuối cùng còn được cái gì? Do đó, môn đệ Đức Giêsu là người say mê cái được vĩnh cửu, nên chấp nhận những mất mát tạm thời: mất công, mất của, mất thì giờ, có thể mất uy tín, mất tương lai và mất cả mạng sống nữa. Nhưng cuối cùng, chẳng có gì để mất, vì “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Đó là điều mà Chúa Giêsu bảo đảm cho những ai tin vào Ngài. Thánh Phaolô cũng đã xác định: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người.” (2Tm 2,11), “Nếu ta cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.” (Rm 8, 17).

     

    Thật ra khi từ bỏ mình, vác thập giá, chịu mất mạng sống vì Chúa, thì không cần đợi sau cái chết mới nhận thấy mình được. Nhưng bình an, hoan lạc, được sống trong tự do và yêu thương, là những cái ta được và nếm hưởng ngay từ đời này.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa Giêsu!
    Sống là chấp nhận từ bỏ,
    từ bỏ cái xấu không nói gì,
    còn từ bỏ cái tốt để chọn điều tốt hơn.

     

    Từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu,
    khi yêu con mới sẵn sàng từ bỏ.

     

    Từ bỏ điều con có, và có thêm mỗi ngày,
    điều hôm nay chưa dính bén, mai lại có,
    điều đã bỏ từ lâu, nay lại dính bén,
    nên con phải từ bỏ mỗi ngày và liên tục.

     

    Từ bỏ làm con sợ hãi và luyến tiếc,
    nhưng rồi cũng giống như phiến đá,
    nhiều thô nhám và xấu xí nhăn nheo,
    thành một tác phẩm khi để thợ đục đẽo,

     

    Từ bỏ như điều kiện để giải thoát,
    khỏi những gì kiềm buộc và tù hãm,
    để tâm con nhẹ nhàng và thanh thoát,
    vươn lên khỏi bụi cát phàm trần.

     

    Từ bỏ xem ra luôn là một điều khó,
    vì con thích dung dưỡng và dễ dãi,
    để được sống thoải mái và an nhàn,
    thế nhưng con thấy bất an và bất xứng,
    khi bước theo chân Chúa mỗi ngày.

     

    Xin cho con được dám luôn từ bỏ,
    từ bỏ hoài, từ bỏ mãi không ngơi,
    cho tới khi gặp được Chúa muôn đời,
    nơi vinh phúc sáng ngời con mong đợi. Amen

     

    Lm. Thái Nguyên