Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ÔNG BÀ CỐ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, May 17 at 1:02 AM
     

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
    ÔNG BÀ CỐ
     
    Hỏi : cha nghĩ gì về việc một số linh mục, chủng sinh trong nước thi nhau đi tìm các “ông bà cố” ở nước ngoài để xin bảo trợ, giúp đỡ về tài chính ?
     
    Trả lời :Trước hết, có thể nói : chỉ riêng ở Việt Nam từ xưa đến nay mới có tục lệ gọi cha mẹ của các linh mục và tu sĩ là các “ông bà cố” mà thôi. Nghĩa là ở các quốc gia Tây phương ( ngay cả ở Á Châu như Đại Hàn, Philippines, Trung hoa..) và nhất là ở Mỹ, thì tuyệt đối không có tục lệ này. Nên dù là cha mẹ của các linh mục, giám mục hay Hồng Y thì giáo dân Âu Mỹ đều không dùng danh xưng nào tương đương với danh xưng “ ông bà cố” để gọi họ .
     
    Cụ thể, ở các giáo xứ Mỹ, dù có cha mẹ cha xứ hay cha mẹ Giám mục giáo phận cư ngụ và sinh hoạt trong giáo xứ, thì người giáo dân Mỹ cũng chỉ coi họ như mọi giáo dân khác mà thôi, chứ không hề có tước hiệu nào tương đương như “ ông bà cố, bác cố , chú cố. anh chị cố” để gọi các ông bà này như giáo dân Viêt Nam trong và ngoài nước. . Lại nữa, giáo dân Mỹ cũng không hề coi cha mẹ của linh mục, giám mục hay Hồng Y như những người thuộc giai cấp riêng phải kính trọng như ở các giáo xứ Viêt Nam. Thí dụ, trong các buổi hội họp hay lễ hội quan trong nào trong giáo xứ, thì người Mỹ, Mễ .. không hề cung kính thưa:
     
    Cha xứ, cha phó, thưa quí ông bà cố, rồi mới thưa các vị trong Hội Đồng mục vụ tài chính, và các đoàn thể Công giáo tiến hành …như thực hành ở các Giáo xứ và Cộng đoàn Viêt Nam ở Mỹ . Nói thế, không phải là giáo dân Mỹ không kính trọng các “ ông bà cố” như giáo dân Việt Nam. Họ kính trọng nhưng chỉ dùng danh xưng chung là Parents, Father hay Mother của cha xứ hay của Giám mục giáo phận mà thôi. .Truyền thống gọi cha mẹ của linh mục, tu sĩ là “ông bà Cố” đã có từ lâu đời ở Việt Nam, nên đã phát sinh “tệ tục” là có những người thích được làm “ông bà , chú bác, anh chị Cố” , và coi đây như một vinh dự thiêng liêng, hay một ơn gọi được lãnh nhận chung với con cái của mình được làm linh mục, giám mục hay tu sĩ.
     
    Chính vì não trạng sai lầm này mà xưa kia có những cha mẹ đã quá mong muốn cho con mình đi tu làm linh mục để mình được làm “ông bà cố” Và có những linh mục mà thâm tâm họ không muốn làm linh mục, nhưng vì sợ cha mẹ buồn, và thất vọng , nên phải ráng cố gắng “qua cầu” để cho cha mẹ vui sướng và hãnh diện vì được làm ông bà cố !. (Tôi có quen một linh mục đã hồi tục và ông đã xác nhận điều này. )
     
    Cũng vì ham làm “ông bà cố” như vậy, nên nếu con mình đi tu mà không được chọn, khiến phải trở về thì cha mẹ lấy làm buồn tủi và xấu hổ với bà con thân thuộc vì phải mang tiếng “ông bà cố hụt”.
     
    Đây là sự thật không thể phủ nhận được trong tâm thức của rất nhiều người công giáo Việt Nam đã lớn tuổi. Hy vọng thế hệ trẻ ngày nay sẽ thay đổi được não trạng này để chúng ta có cái nhìn đúng hơn về vai trò của cha mẹ có con làm linh mục, tu sĩ hay giám mục. Cũng nên biết rằng Giáo Hội không hề dạy phải kinh trọng cha mẹ của linh mục như một đặc ân riêng nào cả, mà chỉ dạy yêu kinh cha mẹ nói chung như điều răn thứ 4 của Chúa dạy “ phải thảo kinh cha mẹ,”mà thôi.
     
    Chính vì nhiều người công giáo Việt Nam lớn tuổi còn thích làm “ông bà cố” hay “anh chị cố”nên đã nảy sinh thực trạng nhận con nuôi, em nuôi, đã làm linh mục hay đang còn học để trở thành linh mục để mình được là “ông bà hay anh chị cố”.Tôi biết rõ có những chủng sinh có ba ,bốn cha mẹ nuôi như vậy ở nước ngoài để họ giúp đỡ tài chính đang khi còn học ở chủng viện. Tôi cũng có một người làng đã bảo trợ ,giúp đỡ được 8 chủng sinh làm linh mục và đang hãnh diện với danh xưng “ chị cố “ ở bên này ( chị không có chồng, nhưng đi làm có tiền gửi về nuôi các em thiêng liêng làm linh mục.)
     
    Nói ra vấn đề trên tôi không có ý chỉ trích riêng ai mà chỉ muốn nhân đây nói riêng về một số linh mục và chủng sinh đang có hoặc đang vận động để có ân nhân giúp đỡ về tài chính để nhận lại danh hiệu “ ông bà cố, anh chị cố”
     
    Điều này chỉ áp dụng cho người công giáo Việt Nam thôi, còn người Âu Mỹ có bảo trợ ( sponsor) cho ai làm linh mục, thì cũng chỉ biết mình là Sponsor của linh mục ấy, chứ không nhận được tước hiệu nào tương đương như danh tước “ ông bà cố” của người Việt Nam.
     
    Tại sao tôi phải nói riêng về việc này ?
     
    Lý do là linh mục của Chúa thì phải sống khó nghèo như Chúa Kitô “ Đấng vốn giầu sang phú quý, nhưng đã tự ý ở nên khó nghèo vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.” ( 2Cr 8:9)
     
    Chúa Kitô không những dạy khó nghèo mà chính bản thân Người đã thực sự sống khó nghèo từ khi sinh ra trong hang lừa máng có, giá lạnh giữa mùa đông..lớn lên sống lang thang như người vô gia cư, đúng như lời Chúa đã nói với một kinh sư kia:
     
    “ Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người ( tức Chúa Giê su-Kitô) Không có chỗ tựa đầu !,” ( Mt 8: 20)
     
    Đặc biệt, Chúa đã chết trần trụi trên thập giá và không có chỗ mai táng, khiến môn đệ phải mượn ngôi mộ trống của ông Giô-xép để cho Chúa nằm tạm trong ba ngày chờ sống lại. ( Mt 27: 59-60)
     
    Như vậy , là tông đồ của Chúa trong Giáo Hội ngày nay, mọi đấng bậc như Hồng Y, Giám mục và linh mục đều được mong đợi thực hành và sống tinh thần khó nghèo của Chúa để không ai chạy theo tiền của, làm thân với người giầu có, người quyền thế, danh vọng để mưu lợi ích cho cá nhân mình, bỏ quên gương khó nghèo của Chúa Kitô.
     
    Nếu mình dạy cho giáo dân gương khó nghèo của Chúa mà chính mình lại sống phản chứng bằng đời sống sa hoa, chạy theo tiền của thì ai còn tin và thực hành lời mình giảng dạy nữa ???
     
    Đó là ý do vì sao Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội về nguy cơ “tôn thờ tiền bạc=cult of money” đang ngự trị trong tâm hồn của biết bao người trên thế giới tục hóa ngày nay.
     
    Vì thế, là các Tông đồ lớn nhỏ của Chúa, mọi người đều được mong đợi sống khó nghèo theo gương Chúa Kitô, Đấng đã khó nghèo từ khi sinh ra cho đến khi chết trần trụi trên thập giá năm xưa.
     
    Nhưng thực tế ra sao ?
     
    Trước hết là các linh mục VN ở ngoại quốc- đặc biệt là ở Mỹ- đều có lương của giáo xứ và bổng lễ (mass stipends) nên không ai khó nghèo cả. Đặc biệt là những linh mục coi các xứ VN ở Mỹ, thì rất khó mà nghèo được , khó mà nói đến sống khó nghèo , vì tất cả đều có đời sống bảo đảm tối thiểu về mọi nhu cầu vật chất cần thiết, trừ những người ham tiền, thích đi xe Lexus, Volvo, ..đeo đồng hồ Rolex. Omega . v.v và chỉ nhận các bổng lễ cao chứ không nhận lễ có 5 dollars hoặc không có bổng lễ.
     
    Ngược lại ở Việt Nam, các linh mục không được trả lương nhưng làm việc ở những xứ có ít, nhiều nguồn lợi, thì linh mục cũng ít nhiều là người giầu có., chứ không ai khó nghèo đến mức phải đi xin ân nhân nước ngoài giúp đỡ về mặt tài chính cả. Có xin hay vận động để ra nước ngoài xin tiền, thì phần lớn là để cho vào túi mình chứ không hoàn toàn vì nhu cầu chính đáng phải đi xin. Ai có tật thì giật mình.
     
    Chính vì chỉ ở VN, linh mục mới không có lương như ở các quốc gia trên thế giới cho nên nếu làm việc ở các giáo xứ giầu thì linh mục giầu, làm ở xứ nghèo thì linh mục không có tiền rủng rỉnh như những người làm ở các xứ giầu. Vì thế ai cũng muốn bon chen để về coi các xứ giầu, béo bở chứ không mấy ai chịu đi coi các xứ nghèo ở thôn quê xa xôi. Thực tế đúng như vậy.
     
    Đây là một tệ trạng rất phi lý, bất công mà các Giám mục bên nhà cần thay đổi để trả lương đồng đều cho các linh mục giúp xứ, và thuyên chuyển định kỳ các linh mục coi sóc các xứ có nhều nguồn lợi. Như thế sẽ tránh bất công cho các linh mục phải coi và ở mãi các xứ nghèo, xa xôi miền quê.
     
    Cũng vì phải sống tinh thần khó nghèo này, mà các chủng sinh đang còn học để chịu chức linh mục sau này, cần được giáo dục, đào luyện đến nơi đến chốn về kiến thức thần học, Kinh Thánh, mục vụ ..cách riêng về sự cần thiết phải noi gương Thầy chỉ thánh của mình về đức khó nghèo, để khinh chê của cải vật chất chóng qua ở đời này. Do đó, phải ngăn cấm họ vận động tìm ân nhân ở nước ngoài xin giúp đỡ về tài chính để sống sa hoa ngay từ bây giờ, thì sau này khi ra làm linh mục, làm sao thực hành được tinh thần và gương khó nghèo của Chúa Kitô ?
     
    Vả lại, chủng sinh có cần tiền để trả cho chủng viện trong thời gian học tập hay không ? Nếu không, thì chủng sinh tìm ân nhân nước ngoài làm gì nữa ? Đây cũng là gương xấu và bất công khi có chủng sinh tìm được 2, hay 3 ân nhân trong khi nhiều chủng sinh khác không tìm được ai bảo trợ !
     
    Một điều quan trọng nữa phải nói là linh mục tương lai thì cần thiết phải xa tránh lối sống của những bậc đàn anh, đàn cha ,bác..mà rất nhiều là những người chỉ giảng cho người ta sống, nhưng chính bản thân mình lại sống phản chứng với lời mình rao giảng, dạy dỗ, khiến không thuyết phục được ai tin lời mình dạy dỗ nữa.
     
    Và đó là lý do thất bại của sứ vụ linh mục ( priestly ministries) nói chung – và cách riêng- sứ vụ phúc âm hóa môi trường ở bất cứ địa phương nào trong và ngoài nước.
     
    Tóm lại, là linh mục của Chúa Kitô thì phải sống nhân chứng cho Chúa về tinh thần và đời sống khó nghèo thực sự để không chạy theo tiền của và mọi sa hoa phóng túng của người đời. Nếu không thì sẽ tự mâu thuẫn và thất bại trong sứ vụ của mình.
     
    Chúa nói: “ Ai có tai nghe ,thì nghe.” ( Mt 13: 43, Mc 4:23; Lc 8:8)
     
    LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
     
     
     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -THÁNH LỄ TẠI GIA

  •  
    nguyenthi leyen
    Sat, May 16 at 12:00 AM
     
    *QUA BÀI CHIA SẺ DƯỚI ĐÂY, TÔI THẤY CHÚA VÀ GIÁO HỘI MUỐN ĐẾN, MUỐN THAY ĐỔI TRONG CƠN ĐẠI DỊCH NÀY LÀ TIN HỮU CẦN CÓ THÁNH LỄ TẠI GIA, TRỰC TUYẾN, VÀ GIA ĐÌNH LÀ GIÁO HỘI NHỎ...!?
     

    VẤN NẠN NHỨC NHỐI TRONG THÁNH LỄ

     
    Đây không phải điều gì mới mẻ, nhưng nó lại là những "thiếu sót", những điều không tốt tồn tại từ bao lâu nay.
    Con muốn nhắc lại những điều này để mỗi người chúng ta ý thức, nhìn lại bản thân và cố gắng thay đổi. Ước mong sao mỗi người ý thức, chủ động hơn trong việc tham dự Thánh lễ.
    1/ Đi lễ ăn mặc không đoan trang
    Nhiều người đi lễ ăn mặc không đoan trang, đứng đắn, đôi khi còn ăn mặc hở da hở thịt. Xin đừng quên, thân xác là đền thờ Chúa ThánhThần (1Cr 6,19) => Xin ý tứ, tế nhị hơn.
    2/ Đi check-in chứ không phải đi lễ
    Nhiều người đi lễ chỉ để điểm danh cho người ta biết là mình có đi lễ. Đến nhà thờ chỉ tranh thủ seo-phì (selfie) tự sướng, chụp hình hết chỗ này chỗ kia. Vậy là họ đi cho có lệ, có trách nhiệm chứ đâu phải vì lòng mến Chúa, yêu Người. Đi cho khỏi bị người ta đánh giá???
    3/ Cha vào - con ra
    Nhiều người đi lễ mà tính toán đến từng phút, từng giây. Căn khi nào cha ra bàn thờ thì mới chạy vào, "đứng đứng, chắp chắp". Thánh lễ chưa kịp kết thúc đã mau mau "cúi cúi, chào chào", rồi vội vã ra lấy xe ===>>> Xin hỏi lòng mến Chúa ở đâu???
    4/ Ngồi giải trí chứ không ngồi lễ
    Nhiều người đi lễ mà tranh thủ, trực chiến điện thoại trên tay để rảnh là vuốt, là chạm. Zalo, Facebook... rồi ngồi tủm tỉm cười một mình =>>> Vậy đi lễ có ơn ích gì không???
    5/ Đi lễ hay đi biểu diễn thời trang
    Nhiều người coi việc đi lễ như là dịp để khoe quần áo đẹp, điện thoại xịn, xe sang, khoe đồ đẳng cấp... Đi lễ mà ăn mặc lòe loẹt, xức nước hoa thơm cả góc sân nhà thờ. Đành rằng mặc đẹp để đến gặp Chúa, gặp anh chị em là đúng, nhưng "đẹp quá" lại không tốt chút nào!
    6/ Đi lễ "gốc cây"
    Nhiều người đi lễ mà chẳng biết hôm nay ai chủ tế, có mấy cha, cha mặc áo gì, bên trong nhà thờ có gì đặc biệt hay không, ai đọc sách...bởi họ ngồi ở đâu đó bên ngoài nhà thờ. =>>> thờ ơ với thánh lễ, với khung cảnh buổi lễ.
    7/ Đi "xem lễ" chứ không phải tham dự thánh lễ
    Trong Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (Sacrosantum Concilium), Giáo hội luôn thiết tha và yêu cầu các tín hữu phải tham dự các phụng vụ thánh, nhất là thánh lễ cách chủ động - trọn vẹn. Nghĩa là phải thưa kinh, đối đáp cùng chủ tế và cộng đoàn, phải hòa một lòng một ý với chủ tế và cộng đoàn.
    Nhưng nhiều người đi lễ chỉ là để ngắm xem ai xinh, ai đẹp, ai là hot girl, hot boy, ai dễ thương, ai sang trọng....=>>>cần phải có thái độ đúng mực khi tham dự thánh lễ
    8/ "Đồng ý" 100%
    Nhiều người đi lễ hay lắm, cha giảng gì cũng "gật gù" tán thành, ai nói gì cũng "gật đầu" đồng ý. Hóa ra họ đang ngủ
    9/ Máy soi siêu cấp
    Nhiều người đi lễ lạ lắm, chẳng may cha chủ tế/ca đoàn/ người đọc sách thánh có đọc/hát sai thì chê bai, dè bỉu, trong khi đó nội dung người ta truyền đạt thì chẳng nhớ gì.
    10/ Rước lễ như cái máy
    Đây là một vấn nạn và thực sự rất phổ biến trong các giáo xứ.
    Nhiều người đi lễ mà không ý thức về tình trạng của bản thân (có sống trong ân sủng, có sạch tội hay không) mà cứ lên rước Chúa. Thấy họ lên rước lễ thì mình cũng lên, sợ rằng mình không lên rước lễ người ta sẽ nghĩ mình là người tội lỗi. =>>> Thực sự điều này rất nguy hiểm bởi ai không sống trong tình trạng ân sủng thì không được phép rước lễ (GL 916)
    ....còn nhiều vấn đề nữa nhưng con không đề cập ở đây.
    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

    TẮT MỘT LỜI: CHÚNG TA ĐI LỄ NHIỀU NHƯNG ƠN ÍCH CÓ ĐƯỢC LÀ BAO NHIÊU. BAO LẦN CHÚNG TA ĐI LỄ MÀ THIẾU LÒNG MẾN, THIẾU SỰ HIỆP THÔNG. BAO LẦN BẠN VÀ TÔI RƠI VÀO TÌNH TRẠNG NHƯ CON LIỆT KÊ Ở TRÊN. NẾU KHÔNG THAY ĐỔI, THÌ CHÚNG TA ĐI LỄ THẬT NHIỀU CŨNG THẬT VÔ ÍCH, TỐN THỜI GIAN MÀ CHẲNG ĐƯỢC ƠN ÍCH GÌ.

    Joseph Hoàng Văn Thương, CSF
    (hình internet)
     
     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CN3PS- A

 

  • nguyenthi leyen
    Sat, Apr 25 at 11:14 PM
     
    Ảnh cùng dòng

    26/04/20 CHÚA NHẬT TUẦN 3 PS – A
    Lc 24,13-35

    NHẬN RA CHÚA KHI NGÀI BẺ BÁNH

         LỜI NGÀI LÀ BÁNH SỰ SỐNG

    Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32)

    Mời bạn CHIA SẺ: Nhập vai hai môn đệ Em-mau để chiêm ngắm. Họ chẳng xa lạ gì với những lời Kinh Thánh “từ Mô-sê đến các ngôn sứ.” Họ cũng biết rõ những điều xảy ra tại ngôi mộ trống do các bà thuật lại.

    Thế nhưng, những dữ kiện đó như một mớ rời rạc, vô nghĩa đối với họ, cho đến khi người lữ khách đồng hành ấy giải thích Kinh Thánh làm lòng họ “bừng cháy lên.” Rồi người lữ khách ấy lại đồng bàn dùng bữa tối với họ; và kìa, xem ông ấy bẻ bánh!

    Mọi sự bỗng trở nên mạch lạc, sáng tỏ: “Người lữ khách đó chính là Ngài!”

    Bạn ơi, những chữ viết, chứng từ, bánh và rượu chỉ trở thành Lời, Thịt và Máu khi hoà quyện nên một nơi con người Giê-su “chỗi dậy từ cõi chết.”

     “Lời” không có ý nghĩa gì nếu không phát xuất từ Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh bằng xương bằng thịt. Bạn không thể thấu hiểu được “Lời” nếu không kết hợp trong “Thịt và Máu” Ngài.

    Và bạn cũng không thể đến với “Thịt và Máu” Ngài nếu không được “Lời” Ngài làm “bừng cháy lên”. Các môn đệ Emmau đã “nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh” như thế đó.

    MỜI BẠN SỐNG: Việc suy gẫm Lời Chúa có giúp bạn yêu mến Thánh Thể hơn không?

    VÀ CÓ MUỐN LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO NGƯỜI NGHÈO KHÔNG?

    THỰC HÀNH Lời Chúa: Mỗi khi suy gẫm Lời Chúa, bạn kết hợp với việc rước lễ thiêng liêng; và mỗi khi rước lễ, bạn dành ít phút để suy gẫm lại Lời Chúa bạn vừa nghe., ĐỂ CHIA SẺ CHO NGƯỜI KHÁC.

    Cầu nguyệnLạy Chúa Giê-su đáng mến, con khao khát Chúa. Xin làm sống lại trong con tình yêu mến Chúa. NHỜ THÁNH THẦN ĐÁNH ĐỘNG cho lòng con bừng cháy lên ngọn lửa nhiệt thành phục vụ Chúa nơi tha nhân.

    gpcantho
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -ĐẦU BẾP VIỆT NẤU BÚN BÒ

  •  
    Tri Vu
    Mon, May 4 at 5:53 AM
     
    Tôi đã thấy,tôi đã biết.....
    Người Việt trên xứ người trong nạn dịch chệt ,đã góp tay giúp các thiên thần áo trắng đấu với tử thần.
    Tại Mỹ Chị may khẫu trang gởi vào bịnh viện .
    Tại Pháp thì anh đầu bếp nấu tiếp sức .
     
    Subject: Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19

     

     

     

    Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19

     

     

     Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 2.

    Cám ơn bạn một lần nữa, tuyệt vời ngon và thật ấm áp”, đó là tin nhắn từ khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện CHU Grenoble gửi tới anh Phan Việt Phong – ông chủ kiêm bếp trưởng nhà hàng Obobun, người đã nấu bún bò miễn phí tặng cho các y bác sỹ nơi đây.

     Lời tri ân từ tô bún bò Việt NamNgày 16/3, thực hiện quy định của Chính phủ Pháp, anh Phan Việt Phong đóng cửa nhà hàng của mình tại thành phố Grenoble. Buổi sáng trước giờ đóng cửa, anh đến để chia tất cả số thực phẩm còn dư cho nhân viên và khách, tránh lãng phí đồ ăn.<!>“Cậu bạn bán gaufre đầu đường thích ăn nem, mình mang tặng 20 cái. Ông bạn tặng lại mình cả kiện rau củ quả. Ai cũng vui vẻ nhưng không giấu khỏi chút trầm lắng, tương trợ nhau, cứ như sắp vào một cuộc chiến”, anh Phong tâm sự trên trang cá nhân.

    Vài ngày sau đó, trong lúc đang xem tin tức trên mạng, anh Phong đọc được dòng thư của một bếp trưởng nổi tiếng trong vùng, kêu gọi các nhà hàng kết nối thành nhóm nấu ăn luân phiên, tiếp sức cho các y bác sỹ trong bệnh viện.

    Không chút suy nghĩ, anh Phong để lại bình luận xác nhận tham gia. May mắn, khi anh đề nghị sự hỗ trợ từ các nhân viên của mình, hai nhân viên đã đồng ý tới giúp anh một tay.

    Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 1.

    Anh Phong chia sẻ: “Bước vào thời điểm căng thẳng của cả nước Pháp, bệnh viện CHU Grenoble, như mọi bệnh viện khác, bị quá tải. Ít ai biết, bình thường các nhân viên y tế ở Pháp phải tự chuẩn bị đồ ăn từ nhà mang đi, hoặc mua đồ ăn bên ngoài. 

    Song những ngày phong tỏa, các cửa hàng đều đóng cửa, nhiều y bác sỹ trực chiến liên tục tại bệnh viện, công việc kết thúc muộn, không có thời gian nấu ăn. Nhiều người cũng có con nhỏ mà không được ở nhà chăm sóc, phải thuê người trông nom”.

    Ngay khi anh Phong đăng bài lên nhóm kết nối, món bún bò của anh đã nhận được ba đơn hàng từ khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Phổi – Tim mạch của Chu Grenoble, với tổng cộng 101 suất cho bữa trưa ngày 25/3.

    Sáng hôm đó, anh Phong ra nhà hàng từ 5 giờ để vào bếp một mình. Tới 9g30 sáng thì hai bạn nhân viên tới hỗ trợ. 101 suất bún bò được bày biện đẹp đẽ, ngon mắt với màu xanh óng ả của rau xà lách, cà rốt bào sợi tươi rói bên cạnh nhúm lạc rang vàng ruộm. Một số suất còn có thêm nem rán theo yêu cầu.

    Đóng gói cẩn thận các suất ăn xong, trước khi chuyển ra xe để mang vào viện, anh Phong lấy bút viết lên nắp hộp đựng những lời chúc phúc, cầu nguyện và cảm ơn gửi tới các y bác sỹ: “Dành cho những con người đẹp đẽ”, “Cảm ơn vì đã ở đây lúc này!”…

    Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 3.Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 4.Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 5.Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 6.Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 7.

    Hôm thứ 4 vừa rồi, ngày 1/4, anh Phong nấu bún bò lần thứ hai, tặng 100 suất cho hai bệnh viện khác.

    Mới đây nhất, anh nhận được lá thư đề nghị giúp đỡ từ một y tá ở bệnh viện Belledonne. Trong thư có đoạn: “Người bạn thân nhất của tôi, cũng là một y tá đã bị nhiễm COVID-19 trong quá trình làm việc, hiện đang phải nhập viện trong khoa phổi. Sau khi trải qua quá trình hồi sức, cô ấy đã khỏe hơn rất nhiều và một trong những yêu cầu đầu tiên của cô là khao khát khủng khiếp được ăn món bò bún của bạn.

    Tôi đã hứa với cô ấy sẽ tặng cô ấy và tôi không muốn phá vỡ lời hứa của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều.”

    Đó là lý do mà ngày 6/4, anh Phong lại vào bếp. “Và mình sẽ làm với tất cả lòng biết ơn và yêu thương”, anh Phong thổ lộ.

    Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác

    Người Pháp có câu: “Une bonne action en entraine une autre” (Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác). Anh Phan Việt Phong nói anh rất tin vào điều này.

    Bằng chứng là, ngay khi biết tin nhà hàng của anh Phong tham gia nấu ăn tiếp sức cho các y bác sỹ chống dịch COVID-19, nhiều khách hàng và bạn bè đã nhắn tin cho anh xin được chung tay đóng góp.

    Người bày tỏ muốn gửi tiền, người trực tiếp đến bếp hỗ trợ, người gửi cho anh khẩu trang để vào viện an toàn hơn.

    Một đối tác chuyên cung cấp rau củ mang thực phẩm đến cho anh Phong mà nhất quyết không lấy tiền với lý do: “Đây là điều bình thường ai cũng làm vào lúc này. Tôi mà tính tiền cậu thì tôi là đứa chẳng ra gì”. Dù trước đó ít ngày, người đàn ông này phải đổ bỏ cả vài chục ngàn Euro tiền rau củ vào thùng rác vì các nhà hàng bị đóng cửa đột ngột, không có nơi tiêu thụ.

    Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 8.

    Cảm động hơn, một nhân viên nhắn tin cho anh Phong xin không nhận lương cho đến hết đợt nghỉ dịch vì muốn chia sẻ khó khăn cùng Obobun. Anh Phong bảo: “Mình có niềm tin mạnh mẽ rằng: Khi mình thực sự hết lòng với ai đó, họ sẽ không quay lưng lại với mình lúc khó khăn. Và đây là thời điểm để mình trải nghiệm những sự ấm áp đó. Có khách hàng, có nhân viên ủng hộ, mình không sợ nếu phải làm lại từ đầu”.

    Cũng bởi không sợ nếu phải làm lại từ đầu sau những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 toàn cầu này gây ra, anh Phong và những người bạn làm nhà hàng ở thành phố Grenoble vẫn đang tích cực dành quỹ thời gian rảnh rỗi và tài lực còn cầm cự được của mình để chia sẻ, tiếp sức cho các y bác sỹ, những người chiến sỹ blouse trắng ở tuyến đầu chống dịch.

    Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Ảnh 9.

    Anh Phong cho hay, việc trở lại bếp trong bối cảnh phần lớn các nhà hàng phải đóng cửa có ý nghĩa tương trợ rất lớn. Một mặt giúp các y bác sỹ giải quyết vấn đề ăn uống, đảm bảo sức khỏe để làm việc, một mặt hỗ trợ phần nào những người nông dân, các nhà phân phối nông sản đang thiếu nơi tiêu thụ.

    Những suất ăn kèm theo lời cổ vũ, tri ân được trao đi, những dòng chữ cảm tạ được gửi lại. “Bạn không thể tưởng tượng được niềm hạnh phúc mà bạn mang lại cho chúng tôi trưa nay!” –  lời nhắn anh Phong nhận được kèm hình ảnh tô bún bò anh nấu được vị bác sỹ nào đó đăng tải lên mạng xã hội. Gần 20 năm sống tại Pháp, anh Phong tâm sự, chưa bao giờ anh hạnh phúc đến thế khi cảm nhận sâu sắc tình người ấm áp giữa lúc khó khăn. Hay như anh viết trên trang cá nhân, đó chính là “mùa xuân trong mùa dịch”.

    Theo HH

    Trí thức trẻ

     

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỠNG THÀNH - GM LÀM BÀNH MÌ CHO ĐẠI DICH

  •  
    nguyenthi leyen
    Thu, Apr 2 at 3:11 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Vị Giám mục làm bánh mì tặng người nghèo mùa dịch

    Giáo hội tại Philippines đang tích cực đồng hành với người nghèo để chống dịch Covid-19.

    Đức cha Jose Alan Dialogo, Giám mục giáo phận Sorsogon, Philippines đã đích thân tham gia nướng bánh mì cùng các tình nguyện viên của nhóm "Nhà HFC" để phân phát cho người nghèo ở 30 giáo xứ trong giáo phận. Khi dịch bệnh hoành hành, những người khốn khó luôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

     
     
     
     

    Thiện Tâm (Theo Tổng Giáo phận Manila)

    “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.