Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -CẦN THA THỨ

       CHIA SẺ LC THỨ HAI CN32TN-C

Suy Niệm : SỐNG CHỨNG NHÂN HƠN THẦY DẠY (Lc 17, 1-6)

Xem thêm CN 26 TN B và thứ Năm tuần 7 TN -CN 23 và 24 TN A - thứ Ba tuần 3 MC, thứ Tư và thứ Năm tuần 19 TN

Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 41 của Đức Thánh Cha Phaolô VI, có viết: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những nhân chứng”. Như vậy, chúng ta có quyền nghĩ rằng: nếu đời sống chứng nhân có tác dụng rất tốt trong việc loan báo Tin Mừng, thì ngược lại, không có gì nguy hại cho bằng đời sống phản chứng nơi người Kitô hữu!

Thật thế, Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng đề cao đời sống chứng nhân nơi người môn đệ khi Ngài dùng phương pháp phản biện để làm toát lên tính quan trọng của gương sáng. Ngài nói: “Vô phúc cho kẻ nào gây ra gương xấu. Thà nó bị cột cối đá vào cổ mà ném xuống biển còn hơn là làm gương xấu cho một trong những trẻ nhỏ này”. Nêu gương xấu là điều tắc trách, nhưng gây nên cho những trẻ nhỏ, những người bé mọn, người kém đức tin là một tội ác vì tính chất nguy hiểm khôn cùng của nó!

Gương xấu được ví như một thứ ôn dịch và có nguy cơ lây lan rất cao.

Gương sáng thì khó làm, khó sống, nhưng gương xấu thì quá dễ làm, dễ bắt trước. Làm gương sáng cần phải có một sự cố gắng cao với nhiều hy sinh, từ bỏ. Nó được ví như một người leo núi với tất cả sự cố gắng, hy sinh... Còn gương xấu thì thực sự chẳng khác gì một người buông mình xuống núi, chúng ta không cần phải cố gắng thì vận tốc rơi xuống cũng sẽ nhanh chóng...

Như vậy, với bản tính của con người, chúng ta dễ hướng chiều về điều xấu hơn điều tốt. Dễ làm điều bất chính hơn điều thiện. Vì thế, tội lỗi luôn có cơ hội len lỏi vào trong suy nghĩ và hành động của chúng ta hơn là điều tốt.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta cần nhớ lại ánh sáng đức tin ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội để sống cuộc đời nhân chứng cho xứng đáng với ơn đã lãnh nhận. Cần làm cho hình ảnh Đức Kitô hiền lành, dễ thương, giàu lòng thương xót ngay trong cuộc sống, qua lời nói, hành động và việc làm của chúng ta.

Tuy nhiên, để sống được điều đó, chúng ta cần phải xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta. Bởi vì nếu không có đức tin, chúng ta khó có thể tha thứ, kiên trì, tôn trọng và nâng đỡ người khác.

Lạy Chúa Giêsu, nhiều khi chúng con đã trở nên những người gây ra gương mù gương xấu cho người khác. Xin tha thứ cho chúng con. Xin cũng ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con can đảm, trung thành sống cuộc đời chứng nhân. Amen.

Ngọc Biển SSP

----------------------------------

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CACH CẦU NGUYỆN

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
    Oct 25 at 2:51 AM
     
     

    SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM C (27/10/2019)

     

    KHIÊM NHƯỜNG ĂN NĂN SÁM HỐI THÌ ĐƯỢC THA

    "Ta bảo các ngươi: người này (thu thuế) ra về được khỏi tội,

    còn người kia (biệt phái) thì không.

    Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống,

    và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

    I. DẨN VÀO PHỤNG VỤ

    Đã là người thì không ai là không có tội. Có trăm ngàn nguyên nhân khiến người ta phạm tội.  Có nhiều người phạm tội vì không biết đó là tội. Có nhiều người biết đó là tội nhưng vẫn phạm hoặc vì yếu đuối, hoặc vì đam mê hoặc vì không sợ bị trừng phạt. Nhưng điều quan trọng nhất đối với những người có tội là biết khiêm nhường sám hối ăn năn và cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội lỗi mình đã phạm. Dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế lên Đền Thờ cầu nguyện dậy chúng ta điều quan trọng ấy.

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 18,9-14: Khi ấy, Chúa Giê-su nói dụ ngôn sau đây với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi'. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: 'Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội'. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 18,1-8:

    3.1 Người biệt phái (Pharisêu) cầu nguyện nhưng không được ơn (tha tội) vì người đó kiêu căng và không thành tâm sám hối:  “Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi'.

    3.2 Người thu huế cầu nguyện và được ơn (tha tội): Vì người đó thánh tâm sám hối và khiêm nhường cầu xin ơn tha thứ: “Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: 'Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.” 

    3.3 Điều khác biệt giữa người biệt phái và người thu thuế: là khiêm nhường sám hối ăn năn: “Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên."

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 18,1-8:

    Muốn thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay, chúng ta phải khiêm tốn nhìn nhận mình là người tội lỗi, thành tâm ăn năn sám hối và chạy đến với Thiên Chúa cầu xin ơn tha thứ.

    Chúng ta phạm tội vì đã không tuân giữ Lề Luật của Chúa, đã không thờ phượng Thiên Chúa cho tương xứng, đã không thảo hiếu với cha mẹ, đã không tôn trọng và giúp đỡ người lân cận, đã không chống bất công, tham nhũng trong xã hội và đã không tôn trọng thiên nhiên và gìn giữ môi trường.

    Chúng ta phải khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi và thiếu sót của mình, phải thành khẩn ăn năn sám hối, quyết chí sửa mình và thay đổi cách sống; phải hạ mình khẩn khoản nài xin Chúa thứ tha; phải cúi mặt, khom lưng, đấm ngực và cầu xin: “Lạy Chúa con là kẻ tội lỗi, xin Chúa thứ tha”

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA   18,1-8:

    MỞ ĐẦU:   

    Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng hằng hữu, chúng con ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ Cha vì Con Cha là Đức Giê-su Ki-tô đã dậy chúng con biết khiên tốn cầu nguyện  và ăn năn sám hối để được ơn tha thứ. Xin Cha lắng nghe lời cầu nguyện tha thiết của chúng con.

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1. «Khi ấy, Chúa Giê-su nói dụ ngôn sau đây với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho càng ngày càng có nhiều người biết cầu nguyện xin Thiên Chúa thứ tha cho những tội lỗi và thiếu sót của mình.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2 «Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các vị lãnh đạo trong Hội Thánh Công Giáo toàn cầu và cách riêng trong Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam để các Hồng Y, Giám Mục và Linh mục luôn sống khiêm cung và tỉnh thức trong cương vị của mình.  

    Xướng:  Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3 «Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: 'Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi người tín hữu biết khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi của mình và kêu xin Thiên Chúa thứ tha.

    4. «Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho những người có chức có quyền, trong đạo cũng như ngoài đời để họ biết sống khiêm nhường và tự hạ trước Trời Cao và nhân thế.

    Xướng: Chúng con  cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    KẾT: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã sai Con Một Cha xuống trần gian để đem Ơn Cứu Độ cho chúng con. Chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha vì Con Cha đã dậy chúng con phải khiêm tốn và ăn năn sám hối khi cầu xin on tha thứ.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    Sài-gòn ngày 25 tháng 10 năm 2019

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.             

     

     

     

     

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ƠN KHÔN NGOAN NƠI THÁNH GIUSE

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng

    Ơn khôn ngoan nơi Thánh Giuse

    Thánh Giuse là một vị thánh âm thầm. Nhưng tại Giáo hội Việt Nam, Ngài rất được yêu mến với cái nhìn thân thương.

    Thực vậy, trong Hội Thánh Việt Nam, thánh Giuse được tôn kính trong hầu hết các nhà thờ, trong hầu hết các cộng đoàn, trong hầu hết các gia đình. Ngài rất gần gũi với các tâm hồn, đặc biệt là với các thân phận nghèo khổ bệnh tật, cô đơn.

    Khi tình hình trở nên khó khăn, người công giáo Việt Nam hay chạy đến thánh Giuse. Ngài luôn đáp trả rộng lượng những ai cậy tin Ngài, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa.

     

    Nếu cần ca tụng thánh Giuse, tôi xin dựa vào kinh nghiệm riêng của tôi.

    Quả thực, đời tôi đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử phức tạp. Xét về phương diện người được Chúa sai đi phục vụ Hội Thánh, cuộc đời của tôi đến nay có thể coi là khá dài. Cuộc đời đó luôn như trên đường mạo hiểm, với những khúc lầy lội, tăm tối, hiểm nguy.

    Biết mình được sai đi với sứ mạng phục vụ Tin Mừng, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi hay cầu xin thánh Giuse thương giúp đỡ tôi. Ơn tôi thường tha thiết nài van là ơn khôn ngoan.

    Xưa thánh Giuse đã bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ một cách khôn ngoan. Nay xin Ngài cũng thương giúp tôi biết phục vụ Hội Thánh một cách khôn ngoan.

     

    Thánh Giuse nhậm lời tôi. Ơn khôn ngoan, mà tôi cảm nhận đã được phần nào nhờ sự cầu bầu của thánh Giuse, có thể tóm tắt vào một điều. Điều đó là : Hãy vâng phục thánh ý Chúa.

    Theo Ngài, vâng phục thánh ý Chúa là một ơn Chúa ban. Nó không dựa trên lý luận, nhưng dựa trên một xác tín về liên hệ thân mật giữa Chúa và kẻ được Chúa thương yêu.

    Khi đi vào cụ thể, xác tín đó được nổi bật lên trong những điểm sau đây :

    1. Nhận biết Chúa Giêsu là quà tặng lớn nhất không gì sánh được

    Thánh Giuse đã nhận thức được điều đó. Nên Ngài sung sướng phục vụ Chúa Giêsu. Nhất là khi thánh Giuse được thiên thần cho biết Chúa Giêsu là Emmanuel “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23), “Chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,21).

    Chúa Giêsu ở giữa dân Người một cách khiêm nhường và đầy chia sẻ. Như tác giả thư gởi dân Do Thái sau này đã viết : “Vị thượng tế (Chúa Giêsu) của chúng ta không phải là không biết cảm thương nỗi yếu hèn của chúng ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).

    Không những Chúa Giêsu ở giữa loài người một cách khiêm nhường, mà còn tự nguyện chịu đau khổ vì loài người. Về điểm này, thánh Phaolô nói một cách rất rõ ràng dứt khoát : “Hồi còn giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,2).

    Thánh Giuse còn hơn thánh Phaolô trong sự gắn bó với Chúa Giêsu là tình yêu Thiên Chúa cao cả, cho dù thánh Phaolô đã dám nói : “Tôi coi tất cả là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,8).

    Suốt đời tôi, tôi coi sự gắn bó mật thiết và tuyệt đối với Chúa Giêsu chính là điều Chúa muốn để nên người khôn ngoan, nhất là trong lãnh vực tu đức, mục vụ và truyền giáo.

    Từ sự gắn bó với Chúa Giêsu, thánh Giuse đưa tôi đến một sự khôn ngoan khác, đó là hãy theo gương Ngài biết sống đức ái với mọi chi tiết cao đẹp.

    2. Biết sống đức ái với mọi chi tiết cao đẹp

    Về điểm này, thánh Giuse cũng chẳng viết gì. Nhưng khi đọc thư thánh Giacôbê, tôi thấy thánh tông đồ xem như nói thay thánh Giuse. Ngài viết : “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước hết là thanh khiết, sau là hiền hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị cũng không giả hình” (Gc 3,17).

    “Nếu trong anh em có sự ghen tương hay chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại, nói dối, trái với sự thật. Sự khôn ngoan đó không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự nhiên, của ma quỷ (Gc 3,14-15).

    Đời sống của thánh Giuse giữa những người xung quanh không những là hài hòa, khiêm tốn, mà còn tích cực nâng Ngài lên thế giới các nhân đức cao cả. Như bài ca đức ái của thánh Phaolô tông đồ đã diễn tả :

    “Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù. Không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13, 4-7).

    Những chi tiết cao đẹp trên đây nói về đức ái, khi áp dụng vào đời sống của thánh Giuse, tôi có cảm tưởng là còn chưa đủ. Có được những tâm tình tốt là điều hay, nhưng biết diễn tả những tâm tình tốt là một đòi hỏi quan trọng. Thánh Giuse đã biết diễn tả khôn khéo, tế nhị những tâm tình tốt đối với đủ mọi thứ người trong suốt cuộc đời bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ.

    Đây là một ơn khôn ngoan, mà tôi thấy rất cần cho mọi người công giáo nói chung, và các nhà truyền giáo nói riêng. Nhất là trong những hoàn cảnh lịch sử phức tạp. Tôi thấy đôi khi chỉ một vài sơ suất nhỏ đã có thể gây nên đại họa. Giống như một tàn lửa có thể gây nên một đám cháy lớn. Thời sự hiện nay về nguy cơ nghi kỵ và xung đột tôn giáo là một nhắc nhở về sự khôn ngoan đối xử trong việc diễn tả thái độ đối với nhau.

    Yếu tố sau cùng của ơn khôn ngoan nơi thánh Giuse là tỉnh thức và cầu nguyện.

    3. Tỉnh thức và cầu nguyện

    Phúc Âm nói rất ít về thánh Giuse. Nhưng có một điều chắc chắn đã giúp Ngài chu toàn bổn phận bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Điều đó là tỉnh thức và cầu nguyện.

    Ngài biết mình mong manh, hoàn cảnh đời đạo phức tạp, ý Chúa nhiệm mầu, biết được ý Chúa là điều không dễ, thực thi ý Chúa càng không dễ chút nào. Nên Ngài coi việc tỉnh thức và cầu nguyện là điều cực kỳ quan trọng cho ơn gọi của Ngài.

    Mặc dầu chức cao quyền trọng, Ngài đã chọn cách sống âm thầm nghèo khó. Sẽ không thể có lựa chọn đó, nếu Ngài không tỉnh thức và cầu nguyện. Trong tỉnh thức và cầu nguyện của Ngài luôn có tạ ơn, xin ơn và phó thác khiêm nhường. Còn đối với chúng ta, tỉnh thức và cầu nguyện còn đòi phải thêm sám hối ăn năn.

    Hơn bao giờ hết, Hội Thánh Việt Nam đang rất cần những vị lãnh đạo khôn ngoan. Chúng ta tha thiết cầu xin ơn đó, đặc biệt trong tháng Ba này là tháng kính thánh Giuse, Quan Thầy Hội Thánh Việt Nam.

     “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.


NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - TRUYỀN GIÁO

  •  
    Tinh Cao - Oct 21 at 8:07 AM
     
     

     

    ĐTC PHANXICÔ GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO 20/10/2019

     

     

    Pope Francis celebrates Mass for World Missionary Day Oct. 20, 2019. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

    "Ngọn núi là nơi kéo chúng ta lên, xa khỏi nhiều thứ tạm bợ mau qua,

    và kêu gọi chúng ta tái khám phá ra những gì thiết yếu, những gì bền vững,

    đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta.

    Sứ vụ truyền giáo được bắt đầu ở trên núi, nơi chúng ta khám phá thấy những gì thực sự là đáng kể"

    "Chúng ta không được sinh ra để ở trên mặt đất này, để được thỏa mãn với những gì là tầm thường,

    chúng ta được sinh ra là để vươn tới các đỉnh điểm, nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta.

    Tuy nhiên, điều ấy có nghĩa là chúng ta cần phải đi lên,

    cần phải bỏ lại sau lưng một thứ đời sống theo chiều ngang và chống lại với trọng lực của khuynh hướng qui kỷ,

    để thực hiện một cuộc xuất hành thoát khỏi cái tôi của chúng ta".

    2019.10.20 Santa Messa per la Giornata Mondiale Missionaria

    "Tĩnh từ tất cả, một tĩnh từ liên lỉ tái hiện ở các bài đọc chúng ta đã nghe...

    Tất cả, vì không ai bị loại trừ ra khỏi cõi lòng của Người, khỏi ơn cứu độ của Người;

    tất cả, nhờ đó tâm can của chúng ta mới có thể vượt ra ngoài những giới tuyến nhân bản và

    chủ nghĩa cách biệt theo chiều hướng qui kỷ không hợp với ý muốn của Thiên Chúa...

    Đó là sứ vụ truyền giáo của chúng ta, ở chỗ lên núi cầu nguyện cho hết mọi người và xuống núi làm tặng ân cho tất cả mọi người".

     

    Tôi muốn chia sẻ về 3 chữ được lấy từ các bài đọc chúng ta vừa nghe, đó là một danh từ, một động từ và một tĩnh từ. Danh từ đó là ngọn núi. Tiên tri Isaia nói về nó khi ngài tiên báo về một ngọn núi của Chúa, vượt lên trên các quả đồi, một ngọn núi mà tất cả mọi dân nước qui tụ về (cf. Is 2:2). Chúng ta lại thấy hình ảnh ngọn núi ở trong Phúc Âm khi Chúa Giêsu, sau biến cố phục sinh của mình, nói với các môn đệ của Người đến gặp Người ở núi Galilêa; Galilêa là nơi được nhiều thành phần dân khác nhau cư ngụ: "Galilêa của Chư Dân Ngoại" (cf. Mt 4:15). Bởi thế, núi dường như là nơi yêu thích của Thiên Chúa để gặp gỡ nhân loại. Nó là nơi Ngài gặp gỡ chúng ta, như chúng ta thấy trong Thánh Kinh, bắt đầu với Núi Sinai và Núi Carmêlô, cho tới thời Chúa Giêsu, Đấng công bố các Mối Phúc Đức trên núiđã biến hình trên Núi Taborđã hiến mạng sống mình trên Núi Canvê và đã thăng thiên từ Núi Olive. Núi, nơi của những cuộc gặp gỡ trọng đại giữa Thiên Chúa và loài người, cũng là nơi Chúa Giêsu đã cầu nguyện nhiều tiếng đồng hồ (cf Mk 6:46) để liên kết trời với đất, và để liên kết chúng ta, những người anh chị em của Người, với Chúa Cha.

    Ngọn núi có ý nghĩa gì với chúng ta? Chúng ta được kêu gọi để đến gần Thiên Chúa cũng như với người khác. Với Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, trong thinh lặng và nguyện cầu, tránh đi những xì xèo và đồn đoán nhảm nhí làm suy yếu chúng ta. Với người khác, thành phần, từ trên núi nhìn xuống, có thể thấy được ở một viễn tượng khác nhau, đó là viễn tượng của Thiên Chúa là Đấng kêu gọi tất cả mọi dân tộc. Từ trên cao, những người khác được thấy như là một cộng đồng có một vẻ đẹp hòa hợp được khám phá ra chỉ khi nào nhìn họ một cách tổng thểNgọn núi nhắc nhở chúng ta rằng anh chị em của chúng ta là những người không phải được chọn lựa mà là bao gồm, chẳng những bằng ánh mắt của chúng ta mà còn bằng cả đời sống của chúng ta nữa. Ngọn núi liên hợp Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta bằng một niềm ấp ủ duy nhất, niềm ấp ủ nguyện cầu. Ngọn núi là nơi kéo chúng ta lên, xa khỏi nhiều thứ tạm bợ mau qua, và kêu gọi chúng ta tái khám phá ra những gì thiết yếu, những gì bền vững, đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sứ vụ truyền giáo được bắt đầu ở trên núi, nơi chúng ta khám phá thấy những gì thực sự là đáng kể. Giữa tháng truyền giáo này, chúng ta hãy tự vấn xem: đâu là cái thực sự đáng kể trong đời sống của tôi? Tôi muốn tiến lên những đỉnh điểm nào đây?

    Một động từ đi kèm theo với danh từ "núi", đó là động từ đi lên. tiên tri Isaia đã khuyến dụ chúng ta rằng: "Hãy đến, chúng ta hãy tiến lên núi của Chúa" (2:3). Chúng ta không được sinh ra để ở trên mặt đất này, để được thỏa mãn với những gì là tầm thường, chúng ta được sinh ra là để vươn tới các đỉnh điểm, nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy có nghĩa là chúng ta cần phải đi lên, cần phải bỏ lại sau lưng một thứ đời sống theo chiều ngang và chống lại với trọng lực của khuynh hướng qui kỷ, để thực hiện một cuộc xuất hành thoát khỏi cái tôi của chúng ta. Việc đi lên là việc cần phải hết sức nỗ lực, thế nhưng đó là con đường duy nhất để có được một cái nhìn về hết mọi sự một cách tốt đẹp hơn. Như những ai leo núi đã biết, chỉ khi nào anh chị em tiến lên tới đỉnh điểm anh chị em mới có được cái nhìn tuyệt vời nhất; chỉ tới lúc ấy, anh chị em mới nhận thấy rằng anh chị em không có được cái nhìn ấy nếu không theo con đường đi lên này.

    Như trường hợp ở những ngọn núi, chúng ta không thể leo trèo một cách ngon lành nếu chúng ta còn đeo theo những túi bị nặng nề, cũng thế ở trong cuộc sống, bản thân chúng ta cần phải gạt thoát khỏi những gì là vô bổ. Đó cũng là bí quyết của sứ vụ truyền giáo: để lên đường, anh chị em cần phải bỏ lại một cái gì đó sau lưng, để loan báo, anh chị em trước hết cần phải từ bỏ. Việc loan báo khả tín không được thực hiện bằng những lời lẽ mỹ miều, mà là bằng một đời sống gương mẫu: một đời sống phục vụ có khả năng loại trừ tất cả những thứ vật chất làm co cụm tâm can và làm cho con người trở thành lãnh đạm và hướng nội; một đời sống từ bỏ những gì là vô dụng làm tâm can bị vướng víu trong việc tìm giờ cho Thiên Chúa và người khác. Chúng ta có thể tự vấn xem tôi đang thực hiện ra sao trong nỗ lực đi lên đây? Tôi có thể loại bỏ đi thứ hành lý trần tục nặng nề và vô bổ để leo lên núi của Chúa hay chăng? Cuộc hành trình của tôi là một cuộc hành trình hướng lên hay là một cuộc hành trình hướng về trần tục?

    Nếu ngọn núi là những gì nhắc nhở chúng ta về những gì đáng kể - đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta - và nếu động từ đi lên nói với chúng ta làm sao để lên tới đó, thì chữ thứ ba thậm chí còn quan trọng hơn cho việc cử hành hôm nay đây. Đó là tĩnh từ tất cả, một tĩnh từ liên lỉ tái hiện ở các bài đọc chúng ta đã nghe: "tất cả mọi dân nước" (Is 2:2); "tất cả mọi dân nước", chúng ta lập lại ở bài Đáp CaThiên Chúa muốn "tất cả mọi người được cứu độ" (1Tim 2:4); "Hãy đi tuyển mộ môn đệ ở tất cả mọi dân nước" (Mt 28:19), như Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm. Chúa có ý lập lại chữ tất cả này. Người biết rằng chúng ta luôn luôn sử dụng những chữ "của tôi" và "của chúng tôi": những gì của tôi, dân tộc của chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi.... Thế nhưng Người liên lỉ sử dụng chữ tất cảTất cả, vì không ai bị loại trừ ra khỏi cõi lòng của Người, khỏi ơn cứu độ của Người; tất cả, nhờ đó tâm can của chúng ta mới có thể vượt ra ngoài những giới tuyến nhân bản và chủ nghĩa cách biệt theo chiều hướng qui kỷ không hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Tất cả, vì hết mọi người đều là một kho tàng quí báu, và ý nghĩa của đời sống chỉ được tìm thấy nơi việc cống hiến kho tàng này cho người khác. Đó là sứ vụ truyền giáo của chúng ta, ở chỗ lên núi cầu nguyện cho hết mọi người và xuống núi làm tặng ân cho tất cả mọi người.

    Việc đi lên và việc đi xuống: Bởi thế, Kitô hữu bao giờ cũng vận chuyển, theo chiều hướng ngoại. Hãy đi thực sự là lệnh truyền của Chúa Giêsu trong Phúc Âm. Chúng ta gặp gỡ nhiều người hằng ngày, thế nhưng - chúng ta có thể hỏi - chúng ta có thực sự gặp gỡ người chúng ta gặp mặt hay chăng? Chúng ta có chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu, hay chỉ đi lo chuyện của chúng ta thôi? Hết mọi người mong đợi nhiều sự từ kẻ khác, thế nhưng Kitô hữu lại đi cho người khác. Việc làm chứng cho Chúa Giêsu không bao giờ lại muốn mình được người khác ve vuốt, trái lại, là việc yêu thương những ai thậm chí chưa nhận biết Chúa. Những ai làm chứng cho Chúa Giêsu thì vươn đến với tất cả mọi người, chứ không phải đến với những ai quen thuộc của mình hay với cái nhóm nhỏ của mình. Chúa Giêsu cũng nói với anh chị em rằng: "Hãy đi, đừng bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho Thày!" Anh chị em ơi, Chúa mong muốn thấy từ nơi anh chị em một chứng từ, đó là không một ai có thể thua kém vị thế của anh chị em. "Chớ gì anh chị em nhận ra ý nghĩa của lời này, nhận ra sứ điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thể giới bằng đời sống của anh chị em... kẻo anh chị em bất thành tựu sứ vụ truyền giáo quí báu của anh chị em" (Gaudete et Exsultate, 24).

    Đâu là những hướng dẫn Chúa cống hiến cho chúng ta trong việc tiến đến với người khác? Chỉ có một điều và là một điều rất đơn giản, đó là tuyển mộ các môn đồ. Thế nhưng, hãy coi chừng nhé, các môn đồ của Người chứ không phải của chúng ta. Giáo Hội loan truyền Phúc Âm một cách tốt đẹp chỉ khi nào Giáo Hội sống đời sống của một người môn đệ. Người môn đệ theo Vị Sư Phụ hằng ngày và chia sẻ niềm vui của vai trò làm môn đệ với người khácKhông phải bằng việc thắng thế, phục lệnh, dụ giáo, mà là bằng chứng từ, tự hạ cùng với các môn đệ khác, và yêu thương cống hiến một thứ tình yêu chính chúng ta đã lãnh nhận. Đây là sứ vụ của chúng ta, ở chỗ cống hiến bầu khí tinh tuyền và tươi mới cho những ai trầm mình trong bầu khí độc hại của thế giới chúng ta; ở chỗ mang đến cho trái đất thứ bình an làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui, bất cứ khi nào chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu ở trên núi cầu nguyện; ở chỗ chứng tỏ bằng đời sống của chúng ta, có lẽ thậm chí bằng ngôn từ của chúng ta, là Thiên Chúa yêu thương hết mọi người và không bao giờ mệt mởi bởi một người nào đó.

    Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta có và là "một sứ vụ trên trái đất này" (Evangelii Gaudium, 273). Chúng ta ở nơi đây để làm chứng, chúc phúc, an ủi, nâng lên, và chiếu tỏa vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu mong đợi rất nhiều nơi anh chị em! Chúng ta có thể nói rằng Chúa đang "quan tâm" đến những ai chưa biết rằng họ là con cái dấu yêu của Cha, là những người anh chị em được Người hiến mạng sống mình và sai Thánh Thần xuống. Anh chị em có muốn dập tắt mối quan tâm của Chúa Giêsu hay chăng? Anh chị em hãy ra đi và cho mọi người thấy được yêu thương, vì đời sống của anh chị em là một sứ vụ quí báu: Nó không phải là một gánh nặng cần phải mang vác, mà là một tặng ân để cống hiến. Hãy can đảm lên, chúng ta hãy hiên ngang tiến với tất cả mọi người!

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2019/documents/papa-francesco_20191020_omelia-giornatamissionaria.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

    ----------------------------

     

     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - DẤU LẠ TIÊN TRI GIÔNA

 

  •  
    Tinh CaoBcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Oct 13 at 4:11 PM
     
     

    Thứ Hai CN28TN-C

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 1, 1-7

    "Nhờ Ðức Kitô, chúng tôi đã nhận ân sủng và chức vụ tông đồ, chúng tôi quy phục mọi dân tộc về đức tin".

    Khởi đầu bức thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Phaolô, tôi tớ Chúa Giêsu Kitô, đã được kêu gọi làm Tông đồ và đã được tuyển chọn để rao giảng tin mừng Thiên Chúa. Tin mừng ấy Thiên Chúa đã hứa trước bằng lời các tiên tri trong Kinh Thánh về Con của Người; Người đã sinh ra theo huyết nhục bởi dòng dõi Ðavít, đã được tiền định là Con Thiên Chúa quyền năng theo Thánh Thần, đã sống lại từ cõi chết. Ðó chính là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người, chúng tôi đã nhận ân sủng và chức vụ tông đồ, để nhân danh Người, chúng tôi quy phục mọi dân tộc về Ðức Tin, trong đó có cả anh em là những người mà Chúa Giêsu Kitô đã kêu gọi.

    Tôi chúc tất cả mọi người trong thành Rôma, được Thiên Chúa yêu mến và kêu gọi nên thánh, được ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

    Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người (c. 2a).

    Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

    2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

    3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca! - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 118, 27

    Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 29-32

    "Không ban chđiềmo dòng giống này lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: "Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for Lc 11, 29-32

      

    Suy Nghiệm Lời Chúa


    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai Tuần XXVIII Thường Niên, cũng là bài Phúc Âm cùng một nội dung được Thánh ký Mathêu thuật lại và được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên - Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XVI Thường Niên.

     

    Tuy nhiên, bài Phúc Âm cùng nội dung này của Thánh ký Mathêu cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên được Giáo Hội chọn đọc chung với Bài Đọc 1 trong Cựu Ước, còn bài Phúc Âm cùng nội dung của Thánh ký Luca hôm nay được Giáo Hội chọn đọc chung với Bài Đọc 1 trong Tân Ước. 

     

    Nội dung của Bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến điềm lạ Giona, một điềm lạ ám chỉ Chúa Kitô và cuộc vượt qua của Người là Đấng mà con người cần phải tin tưởng chấp nhận mới được cứu độ:

    "Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: 'Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa'".

    "Điềm lạ của tiên tri Giona" là gì, nếu không phải, như Bài Đọc 1 cho năm lẻ của các ngày Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư tuần trước cho thấy, là điềm lạ vị tiên tri này sẵn sàng bị ném xuống biển để cứu sinh mạng của những con người ở trên một con tầu bấy giờ đang bị bão tố sắp bị nhận chìm, nhưng chính vị tiên tri này cũng không chết mà tiếp tục tục sống trong bụng cá 3 ngày 3 đêm cho đến khi được nó nhả ra trên bãi biển, một điềm lạ như báo trước cuộc vượt qua của Chúa Kitô, Đấng cũng nằm trong lòng đất cho đến ngày thứ ba thì phục sinh vinh hiển.

    Phải, Chúa Kitô Vượt Qua chính là điềm lạ cho riêng dân Do Thái là thành phần dân riêng của Người , thành phần chẳng những không chấp nhận Người (xem Gioan 1:11) mà còn sát hại Người cho bằng được, nhưng họ chẳng làm gì được Người vì Người là Đấng Thiên sai Con Thiên Chúa hằng sống bất từ không thể nào không sống lại để chiến thắng tội lỗi và sự chết, để làm chủ cả sự chết lẫn sự sống, để làm cho con người được sự sống và là một sự sống viên mãn hơn (xem Gioan 10:10).   

    Nếu Chúa Kitô thực sự là điềm lạ Giona cho chung nhân loại mọi thời và cho riêng thành phần dân của Người thì điềm lạ ấy chính là tin mừng cứu độ của nhân loại và cho nhân loại, nhất là của những ai và cho những ai tin vào điềm lạ Giona cũng là tin vào Tin Mừng cứu độ ấy, như Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói đến ngay khi mở đầu thư Rôma trong Bài Đọc 1 hôm nay:

    "Tin mừng mà Thiên Chúa đã hứa trước bằng lời các tiên tri trong Kinh Thánh về Con của Người; Người đã sinh ra theo huyết nhục bởi dòng dõi Ðavít, đã được tiền định là Con Thiên Chúa quyền năng theo Thánh Thần, đã sống lại từ cõi chết. Ðó chính là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người, chúng tôi đã nhận ân sủng và chức vụ tông đồ, để nhân danh Người, chúng tôi quy phục mọi dân tộc về Ðức Tin, trong đó có cả anh em là những người mà Chúa Giêsu Kitô đã kêu gọi".

    Bài Đáp Ca hôm nay phản ảnh bài Phúc Âm và Bài đọc 1 về ơn cứu độ của Thiên Chúa từ bi nhân ái nơi Đức Giêsu Kitô Vượt Qua, một ơn cứu độ chẳng những cho dân Do Thái mà còn cho muôn dân:

    1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. 

    2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. 

    3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca! 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     TN.XXVIIIL-2.mp3

     

    --