Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - GÂY CHIA RẼ CN2OTN-C

CN 20C : HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU

Quen tai với những lời dịu dàng của Chúa, nào là “Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng ;” nào là “Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp…”

mà hôm nay nghe từ miệng Chúa những câu ghê người : "Anh em tưởng rng Thy đến đ ban hoà bình cho trái đt sao ? Thy bo cho anh em biết : không phi thế đâu, nhưng là đem sự chia r. Vì từ nay, năm người trong cùng mt nhà s chia r nhau, ba chng li hai, hai chng li ba. Họ s chia r nhau : cha chng li con trai, con trai chng li cha ; m chng li con gái, con gái chng li m ; m chng chng li nàng dâu, nàng dâu chng li m chng."

Ta phải hiểu thế nào đây ? Có 2 cách hiểu :

1. Chính Giêsu là Đấng Thiên Sai

-Gioan Tẩy Giả khi bị tù đã nghi ngờ không biết ông Giêsu em họ mình có phải là Đức Kitô, là Đấng Chúa sai đên không. Và ông Giêsu đó đã ngầm bảo cho Gioan là chính mình là Đấng Thiên Sai, vì khi Đấng ấy đến thì “kẻ què được đi, điếc được nghe, mù được thấy, người chết sống lại…”

-Kinh Thánh và Do thái giáo chắc chắn biết rõ chủ đề chia rẽ trong gia đình vào thời buổi cuối cùng trước khi Đấng Thiên sai đến.

Sách Talmud, sách giảng giải bậc nhất của Do Thái giáo đã viết : “Thế hệ lúc con vua Đavít (tức Đấng Thiên Sai) đến là thế hệ mà con gái chống đối mẹ mình, nàng dâu chống đối mẹ chồng…”

Còn sách Tiên tri Mikê (7,6) nói về thời buổi cuối cùng khi Đức Kitô đến như sau : “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch.”

Vậy, thay vì nói chính tôi là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến, thì Đức Giêsu nói “tôi đến gây chia rẽ mẹ chồng nàng dâu, con trai với cha, con gái với mẹ…” vì đó là những lời sấm, những hình ảnh Thánh Kinh dùng để chỉ ngày Chúa đến.

Ví như cô kia thách cậu nọ :

Bao giờ rau diếp làm cột đình,

gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.

Rồi bất ngờ có ngày anh lấy cô thật, anh Bất lấy chị Ngờ thật, thì thay vì nói hôm nay hai người lấy nhau, thiên hạ nói : hôm nay rau diếp làm cột đình, hôm nay gỗ lim thái ghém.

Thành ra chưa chắc Chúa có chia rẽ hay không, nhưng vì Kinh Thánh và sách Talmud nói, khi Đức Kitô đến, ngài sẽ chia rẽ nàng dâu mẹ chồng… thì Giêsu, thay vì nói chính mình là Đấng Kitô Thiên Sai, sẽ nói bóng gió : ta đến gây chia rẽ.

Mà có khi Ngài chia rẽ thật, vì Ngài đến đâu chia rẽ đó. Và đó là cách hiểu thứ hai.

2. Ngài đến gây chia rẽ

Không phải Ngài đến có mục đích gây chia rẽ, mà là Ngài đến, kẻ yêu Ngài và kẻ ghét Ngài trở nên xa nhau, chia rẽ. Vợ chồng trẻ đang thương nhau, có kẻ thứ ba xuất hiện là một cô gái, chồng mến cô gái này, còn vợ thì ghét cay ghét đắng, thế là vợ chồng chia rẽ nhau vì người thứ ba đến. Ngài đến gây chia rẽ.

-Khi bế trẻ Giêsu trên tay, cụ Simeon nói : đứa trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người vấp phạm, chia rẽ

-Trong dân chúng, có những người nghe các lời Đức Giêsu giảng thì nói : "Ông này thật là vị ngôn sứ." Kẻ khác rằng : "Ông này là Đấng Ki-tô." Nhưng có kẻ lại nói : "Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao ? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói : Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao ?" Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.

-Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói : "Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát" ; kẻ thì bảo : "Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy ?" Thế là họ đâm ra chia rẽ. (Giống y hệt vụ việc cha Long lòng Chúa Thương Xót hôm nay !)

-Các tông đồ, môn đệ cũng chia rẽ nhau vì một lời quá chói tai của Đức Kitô Giêsu : Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống.

-Chia rẽ để phân biệt trắng đen, trúng sai, trung kiên hay bất tín. Thực tế chia rẽ đã xảy ra. Đó là lý do khiến người La-mã ghét Ki-tô giáo, bởi vì nó khiến gia đình phân tách.

Perpetua thuộc gia đình quý tộc, bị bắt vì Đạo. Cha của nàng vẫn là dân ngoại, thuyết phục nàng bỏ đạo. Chỉ vào chiếc bình nàng lễ phép nói với cha : "Thưa cha, người ta có thể gọi vật này bằng một cái tên nào khác hơn là cái bình không ? Đối với con cũng thế, con không thể cho mình một cái tên nào khác ngoài danh hiệu là Ki-tô hữu." Tức quá, ông đánh đập nàng tàn nhẫn, rồi bỏ đi nhiều ngày không tới.

Perpetua có một đứa con còn đang bú và nàng rất khổ vì phải xa con. Đứa bé kiệt sức nên người ta đưa lại cho mẹ nó, và nàng quên hết đau khổ vì có con bên cạnh.

Vì biết Perpetua con gái mình sắp bị án tử, người cha lại đến với những lời thảm thiết : “Con ơi, hãy thương đến mái tóc bạc của cha, hãy nhớ đến đôi tay cha đã dưỡng nuôi con. Hãy nhớ tới mẹ con, anh em con và đến con nhỏ của con nữa, nó sống làm sao nếu không có con. Con hãy bỏ Đạo, bỏ đi điều đã làm cho chúng ta mất tất cả.

Tuy rất cảm động và đau khổ, Perpetua chỉ ngẹn ngào trả lời : “Thưa cha, tại tòa án sẽ biết được đâu là điều Chúa muốn, bởi vì chúng ta không thuộc về mình.”

Người cha còn cho đem đứa trẻ đến năn nỉ : “Con hãy thương đến đứa con nhỏ của con.”

Tuy nhiên trước tòa án, cùng với các bạn khác, Perpetua đã công khai tuyên bố trung thành với Chúa và bằng lòng hi sinh tất cả.

Ngay cả trong gia đình tin Chúa cũng xảy ra chia rẽ. Cha của Phan-xi-cô muốn chàng theo nghề buôn bán để được giàu sang, còn chàng lại quyết tâm theo tiếng Chúa gọi sống nghèo khó tận cùng, thế là bố con chia rẽ nhau.

 

Sẽ không có chia rẽ giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, khi… ai nấy sống đúng với danh hiệu Kitô hữu, tức là bằng hữu, là fan, là cùng phe với Chúa Giêsu Kitô. Amen.

 

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - BIẾT THA THỨ

  •  
    Chi Tran
    Aug 13 at 10:26 PM
     
     
    CÁM ƠN CUỘC SỐNG VÌ ĐÃ DẠY TÔI BIẾT CÁCH THA THỨ
     
    Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi biết cách tha thứ. Học cách tha thứ cho người khác cũng chính là học cách tha thứ cho bản thân mình.
    Cám ơn cuộc sống vì đã cho tôi là con của bố mẹ tôi. Cho tôi cảm nhận được tình thương bao la từ ánh mắt trìu mến, những cử chỉ 

    1234thân thương và cả từ nhịp đập trái tim luôn dõi theo tôi từng giờ từng phút từng giây, luôn ước mong cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn. Cảm giác ấy chân thành và sâu sắc,điều mà tôi không cảm nhận được từ ai. Tôi muốn hét thật to: “Con yêu bố mẹ nhiều nhiều lắm!”.

    Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi biết yêu thương và chia sẻ. Con người không phải ai cũng hoàn hảo.Vây nên chúng ta hãy tập yêu thương những con người không hoàn hảo nhé! Có thể người yêu quý bạn là người bạn không yêu quý nhưng tại sao bạn không cho họ cơ hội cũng như bạn không cho mình cơ hội để biết cách yêu thương những người xung quanh mình? Và yêu thương có thể đơn giản là nhắn một tin nhắn hỏi người bạn lâu ngày không liên lạc hay chỉ là một lời cám ơn khi ai đó nhặt hộ mình chiếc bút chì hay mỉm cười khi vô tình bắt gặp ánh mắt ai đó đang nhìn mình. Chỉ đơn giản vậy thôi, bạn đã có thể làm trái tim ai đó lỗi nhịp. Hãy tự xây cho mình những bức tường yêu thương thật vững chắc và bền chặt nhé!

    Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi cách chấp nhận và bước qua đau khổ. Có thể hôm nay là những ngày rất đen đủi với bạn nhưng xin đừng nghĩ rằng tất cả phía trước đều đen tối hay may mắn sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn, chính suy nghĩ ấy đã khiến bạn tự mình xóa nhòa đi những tia sang nơi bạn sắp bước tới. Hãy tin rằng cuộc sống luôn đổi thay, không phải lúc nào cơ hội cũng tới với ta mà đơn giản ở chỗ bạn nắm giữ và chờ đợi cơ hội ấy như thế nào. Nếu làm được như vậy, tôi tin bạn sẽ thành công.

    Cuộc đời này còn rất nhiều thứ đang đợi chúng ta khám phá. Hãy vững tin vào cuộc sống và tin rằng cơ hội là do mình tạo ra và ai cũng có thể làm được điều đó. Đừng bao giờ bỏ cuộc bạn nhé!

    Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi biết cách tha thứ. Học cách tha thứ cho người khác cũng chính là học cách tha thứ cho bản thân mình. Không phải ai cũng hoàn hảo như trong những câu chuyện cổ tích hay thần thoại đâu, ai cũng có lúc lơ đãng, mắc phải lỗi lầm. Tại sao chúng ta không tạo cho người khác cơ hội để sửa lỗi, mỗi lần như vậy bạn đã góp phần cho xây dựng cuộc sống này những con người tốt đẹp hơn.

     

    Có thể ai đó đã làm tổn thương bạn nhưng nếu bạn biết cảm thông và tha thứ cho họ thì bạn đã đặt thêm viên gạch yêu thương vào ngôi nhà tâm hồn của bạn. Và tới lúc nào đó yêu thương thực sự sẽ gõ cửa trái tim bạn nếu bạn biết chờ đợi theo cách đúng nhất.



                              ~ Sưu Tầm ~

     
     
     
     

NGƯỜI TIN HỮU TRƯỞNG THÀNH -THỨ BẢY 03-8-2019

  •  
    Hong Nguyen
    Aug 2 at 5:23 PM
     

    Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

     

    Thứ Bảy Tuần 17 TN1, Năm lẻ.

     

    Bài đọc: Lev 25:1, 8-17

    - Mt 14:1-12.
     
     
    First Reading
     
     
    Leviticus 25:1, 8-17
    1The LORD said to Moses on Mount Sinai, 8"And you shall count seven weeks of years, seven times seven years, so that the time of the seven weeks of years shall be to you forty-nine years. 9Then you shall send abroad the loud trumpet on the tenth day of the seventh month; on the day of atonement you shall send abroad the trumpet throughout all your land. 10And you shall hallow the fiftieth year, and proclaim liberty throughout the land to all its inhabitants; it shall be a jubilee for you, when each of you shall return to his property and each of you shall return to his family. 11A jubilee shall that fiftieth year be to you; in it you shall neither sow, nor reap what grows of itself, nor gather the grapes from the undressed vines. 12For it is a jubilee; it shall be holy to you; you shall eat what it yields out of the field. 13"In this year of jubilee each of you shall return to his property. 14And if you sell to your neighbor or buy from your neighbor, you shall not wrong one another. 15According to the number of years after the jubilee, you shall buy from your neighbor, and according to the number of years for crops he shall sell to you. 16If the years are many you shall increase the price, and if the years are few you shall diminish the price, for it is the number of the crops that he is selling to you. 17You shall not wrong one another, but you shall fear your God; for I am the LORD your God.
     

     

    1/ Bài đọc I: 1 Trên núi Xi-nai, ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng:

    8 Các ngươi phải tính bảy tuần năm, nghĩa là bảy lần bảy năm; thời gian của bảy tuần năm đó là bốn mươi chín năm.

    9 Tháng thứ bảy, ngày mồng mười trong tháng, các ngươi sẽ thổi tù và giữa tiếng reo hò; vào ngày Xá tội, các ngươi sẽ thổi tù và trong toàn xứ các ngươi.

    10 Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình.

    11 Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa.

    12 Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng.

    13 Năm toàn xá đó, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình.

    14 Nếu các ngươi bán cái gì cho người đồng bào hoặc mua cái gì từ tay người đồng bào, thì đừng ai làm thiệt hại người anh em mình.

    15 Ngươi sẽ mua của người đồng bào theo số năm sau năm toàn xá, và nó sẽ bán cho ngươi theo số năm thu hoạch.

    16 Còn nhiều năm thì ngươi mua giá cao, còn ít năm thì ngươi mua giá thấp, vì nó bán cho ngươi một số năm thu hoạch.

    17 Không ai trong các ngươi được làm thiệt hại người đồng bào, nhưng các ngươi phải kính sợ Thiên Chúa của các ngươi, vì Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi.
     
    Gospel
     
     
    Matthew 14:1-12
    1At that time Herod the tetrarch heard about the fame of Jesus; 2and he said to his servants, "This is John the Baptist, he has been raised from the dead; that is why these powers are at work in him." 3For Herod had seized John and bound him and put him in prison, for the sake of Hero'di-as, his brother Philip's wife; 4because John said to him, "It is not lawful for you to have her." 5And though he wanted to put him to death, he feared the people, because they held him to be a prophet. 6But when Herod's birthday came, the daughter of Hero'di-as danced before the company, and pleased Herod, 7so that he promised with an oath to give her whatever she might ask. 8Prompted by her mother, she said, "Give me the head of John the Baptist here on a platter." 9And the king was sorry; but because of his oaths and his guests he commanded it to be given; 10he sent and had John beheaded in the prison, 11and his head was brought on a platter and given to the girl, and she brought it to her mother. 12And his disciples came and took the body and buried it; and they went and told Jesus.
     

     

    2/ Phúc Âm: 1 Thời ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giê-su,

    2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Đó chính là ông Gio-an Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ."

    3 Số là vua Hê-rô-đê đã bắt trói ông Gio-an và tống ngục vì bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua.

    4 Ông Gio-an có nói với vua: "Ngài không được phép lấy bà ấy."

    5 Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ.

    6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích.

    7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho.

    8 Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: "Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm."

    9 Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gio-an.

    11 Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ.

    12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giê-su.


    GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải kính sợ Thiên Chúa và thi hành những gì Ngài truyền dạy.

     

    Thiên Chúa quan tâm đến đời sống của tất cả tạo vật: đất đai, cây cỏ, thú vật, và loài người; vì tất cả đều do Ngài dựng nên. Ngài tin tưởng trao tất cả vào tay con người; đồng thời, Ngài cũng dạy họ biết quản lý cách khôn ngoan, và chia sẻ cho nhau để đừng ai phải sống thiếu thốn quá. Ngược lại, con người luôn ích kỷ để tích trữ cho mình, và chất chứa hận thù để tìm dịp hại nhau.

    Các Bài Đọc hôm nay muốn nêu bật sự đối nghịch giữa Thiên Chúa và con người. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa truyền cho ông Moses phải cử hành Năm Thánh mỗi 50 năm, với mục đích là để cho mọi người có cơ hội làm lại cuộc đời và san phẳng các bất công xã hội qua việc: phóng thích tù nhân, và trả lại nhà cửa và ruộng đất cho những ai đã phải cầm để có phương tiện sinh sống. Trong Phúc Âm, Gioan Tẩy Giả bị bà Herodia ghen ghét vì đã ngăn cản cuộc hôn nhân giữa Bà và Herode. Khi cơ hội tới, Bà đã bảo con gái xin vua Herode cái đầu của Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm cho Bà!

     

    ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

     

    - Mọi người trong thế gian đều là con chung của một cha trên trời; vì thế, chúng ta đều là anh/chị/em với nhau. Thiên Chúa muốn chúng ta phải yêu thương và chia sẻ cho nhau tất cả những hồng ân và của cải Ngài ban.

    - Chúng ta phải loại trừ mọi hình thức ghen ghét, thù hận, bất công, và giết người dưới bất cứ hình thức nào; đồng thời, biết noi gương Thiên Chúa để luôn yêu thương và tha thứ cho mọi người.

    - Khi làm chứng cho sự thật và đấu tranh cho công bằng, chúng ta có thể bị cầm tù và bị chém đầu như Gioan Tẩy Giả.
    LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     
    ----------------------
     

NGƯỜI TIN HỮU TRƯỞNG THÀNH - NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦN NHỚ

NHỮNG LƯU Ý KHI THAM DỰ THÁNH LỄ NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦN PHẢI NHỚ ....

 

 
1.ĐỪNG ĐI TRỄ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu c��a Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
 
2. ĐỪNG ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
 
3. ĐỪNG VÀO NHÀ THỜ MÀ KHÔNG CHÀO CHÚA. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
 
4. ĐỪNG CẢM THẤY UỂ OẢI KHI PHẢI CÚI MÌNH HAY BÁI QUỲ.
Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
 
5. ĐỪNG NHAI KẸO CAO SU, ĂN HAY UỐNG BẤT CỨ GÌ KHI ĐANG TRONG THÁNH LỄ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.
 
6. ĐỪNG VƯƠN VAI HAY NGỒI NHOÀI TRÊN GHẾ TỰA.
 Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
 
7. KHÔNG CẦN BỔ SUNG BẤT CỨ “CÂU PHỤ THÊM” NÀO VÀO CÁC BÀI ĐỌC VÀ THÁNH VỊNH. Nghĩa là, đừng đọc các dòng chữ đỏ, đừng đọc “Bài đọc 1” hay “Thánh vịnh đáp ca.”
 
8. ĐỪNG LÀM DẤU THÁNH GIÁ “NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN” TRƯỚC KHI NGHE TIN MỪNG. Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.
 
9. TUYỆT ĐỐI ĐỪNG BAO GIỜ NGỒI KHI LINH MỤC ĐANG TRUYỀN PHÉP. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên.   Cử chỉ và thái độ của bạn khi Truyền Phép phải thể hiện sự Cung Kính và Tôn Thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
 
10. HÃY CẦU NGUYỆN THẦM TRƯỚC CHÚA THÁNH THỂ KHI LINH MỤC TRUYỀN PHÉP. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
 
11. ĐỪNG ĐỌC THÀNH TIẾNG “CHÍNH NHỜ NGƯỜI VỚI NGƯỜI VÀ TRONG NGƯỜI” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
 
12. ĐỪNG RỜI KHỎI CHỖ VÀ ĐI XUNG QUANH ĐỂ CHÚC BÌNH AN. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
 
13. ĐỪNG RƯỚC LỄ. Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.
 
14. ĐỪNG NHẤT ĐỊNH ĐÒI RƯỚC LỄ TỪ TAY LINH MỤC MỚI CHỊU. Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh, không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là linh mục hay một thừa tác viên phụ thêm nào khác được uỷ nhiệm.
 
15. SAU KHI RƯỚC LỄ, ĐỪNG NÓI CHUYỆN VỚI AI HẾT. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.
 
16. HÃY TẮT ĐIỆN THOẠI. Đừng nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.
 
17. HÃY GIỮ CON CÁI Ở BÊN BẠN, ĐỪNG ĐỂ CHẠY LUNG TUNG.
Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
 
18. ĐỪNG RỜI NHÀ THỜ TRƯỚC KHI HẾT LỄ. 
Tuyệt Đối Đừng bỏ rơi "Phép Lành Cuối Lễ", linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.
 
Theo Aleteia
Gioakim Nguyễn lược dịch
----------------------------------

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -

  •  
    Chi Tran -Jul 29 at 7:36 AM
     
     
     

    NGƯỜI KITÔ HỮU TRƯỞNG THÀNH - 
    THẦN THÁNH HÓA GIỚI TU HÀNH


    Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt 
    Theo Công Giáo Việt Nam

    Bàn về những khía cạnh dẫn đến trình trạng thiếu trưởng thành tâm linh mà không nêu lên hiện tượng thần thánh hóa giới tu hành là một thiếu sót. Chúng ta không biết nguyên nhân của hiện tượng này từ đâu và do ai, phía tu hành hay phía giáo dân, nhưng hiện tượng ấy là một điều mà tất cả những ai có một tầm nhìn trưởng thành về Giáo Hội, và về đời sống tâm linh đều nhận thấy.

    Tuy nhiên, đây lại là một đề tài hết sức nhậy cảm, và đã từng gây ra nhiều tranh cãi, đôi khi gay gắt giữa hai phái hủng hộ và cải cách. Một bên muốn giữ lại tất cả những gì là nề nếp, là tập tục, và cảm tình qúy mến sẵn có dành cho giới tu hành, một bên muốn đặt lại cái nhìn và lề thói cư xử để đem lại sự quân bình trong nếp sống tâm linh của chính mình cũng như của Giáo Hội. 

    Trường hợp 1: Tôi quen biết một người rất có lòng sùng mộ các vị chân tu. Bà rất mực đạo hạnh và kính trọng các linh mục, tu sỹ nam nữ. Sự kính trọng được coi là hơi quá mức và lắm lúc mù quáng. Một lần bà nhờ tôi dàn xếp để được gặp và xưng tội với một giám mục. Bà đã được toại nguyện, và bà đã tỏ ra hết sức sung sướng, đến độ bà cho rằng nếu bà có chết đêm hôm đó, bà cũng sẵn sàng, vì theo bà được xưng tội với một giám mục là một ước mơ quá lớn lao và hầu như không thể trở thành hiện thực đối với bà. 

    Trong đời sống bình thường, bà dành dụm, nhịn ăn, nhịn tiêu để rồi hầu như tất cả số tiền già của bà mỗi tháng đều được chia đều cho các hội bảo trợ ơn thiên triệu, hoặc xin lễ các dòng này, dòng khác. Bà không để bất cứ một ai động chạm đến các vị tu hành mà bà vẫn thường gọi là “các đấng”.   

    Trường hợp 2: Một vị linh mục trước khi qua đời đã cho hội họp tất cả các con, cháu thiêng liêng, những người mà vị linh mục đó đã giúp đỡ cách này, cách khác trong đời sống tâm linh để trăn trối. Một trong những điều được vị linh mục này nhắn nhủ các nghĩa tử của mình là không được bao giờ đụng chạm đến bất cứ một linh mục nào, bất cứ cách nào, nhưng phải tôn trọng tuyệt đối. Không được tố cáo, và đưa các vị ra trước tòa án với bất cứ hình thức nào. Tóm lại, linh mục là người bất khả xâm phạm. 

    Trường hợp 3: Một hôm, trong một cuộc họp mặt gia đình, người em dâu tôi hỏi:

    -   Anh có biết ông cha Đ.... ở tiểu bang Mississippi không?

    -   Nhiều linh mục Việt Nam ở Hoa Kỳ làm sao anh biết hết nổi. Nói rồi tôi hỏi lại cô em:

    -   Có gì đặc biệt nơi vị linh mục ấy khiến em muốn hỏi anh không?

    -   Có chứ! Rồi cô tiếp tục kể: Hồi năm ngoái tụi em về thăm bố mẹ em ở Mississippi, vợ chồng em cãi nhau thiếu điều muốn đánh lộn vì một ông cha. Anh ấy bảo là anh ấy thấy ông cha chửi thề và đánh bạc, còn em thì em nói là không bao giờ có chuyện ấy, hoặc anh ấy nhìn nhầm người. Nhưng anh ấy thì nói rõ là buổi tối hôm thứ  Bẩy anh và mấy người bạn ghé sòng bài, gặp ông cha ấy đang ngồi đánh bài. Ông ta đánh rất hăng và khi được cũng như khi thua thì ông ta chửi thề và văng tục hơn cả những người chung quanh. Sáng Chúa Nhật hôm sau, lúc làm lễ và anh ấy nhìn kỹ mới rõ là ông là người mà anh gặp trong sòng bài tối thứ Bẩy. 

    KÍNH TRỌNG VÀ THẦN THÁNH HÓA 

    Ba trường hợp vừa nêu trên chỉ là những thí dụ điển hình mà nhiều Kitô hữu đã thường nghe và chứng kiến.  Không những chỉ người Kitô hữu, mà ngay cả nhiều vị chân tu cũng đã xác nhận. Một vị linh mục cao niên và đã từng kinh nghiệm nhiều với các sinh hoạt mục vụ, đã có lần tâm sự và cho biết. Vị này nói: “Tôi là một linh mục, nhưng nếu tôi nói rõ hết những bê bối của nhiều vị, tôi sợ rằng nhiều người sẽ bỏ đạo!” 

    Tuy vậy, đối với phần đông tín hữu Việt Nam các linh mục vẫn là nhất: Thông thái nhất. Giỏi giang nhất. Đạo đức nhất. Thánh thiện nhất. Nhất đến độ không ai có quyền nhận xét, và phê bình. Cuồng tín hơn nữa là tư tưởng cho rằng tất cả những gì đụng chạm đến các linh mục, dù là những nhận xét và đóng góp tích cực, đều được coi là một sự xúc phạm. Và vì xúc phạm đến “cha” cũng có nghĩa là xúc phạm đến “Chúa”: “Chống cha là chống Chúa!”. 

    Một điều xem như nghịch lý là cũng thuộc thành phần tu trì, nói đến “cha” thì ai cũng bênh vực, nhưng nếu có ai phê bình mấy tu sỹ nam nữ không thuộc thành phần linh mục thì coi như chuyện bình thường và có thể chấp nhận. Quan niệm bình dân là vì hơn nhau cái “chức thánh”.      

    -   Kính trọng:   

    Kính trọng là hành động của con người hiểu biết trong tương quan xã hội, và đạo đức xã hội. Đặc biệt, trong một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng Giáo. Những câu như: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như  “Quân, sự, phụ”. Hoặc như  “Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ cũng là thầy”. Tất cả đã nói lên sự kính trọng được dành cho những người có chức tước, bằng cấp, và địa vị trong xã hội. Và điều này được mặc nhiên công nhận. Những câu xưng hô như cụ tú, cụ cử, cụ nghè luôn luôn được nói lên với tâm tình mộ mến, và với lòng kính trọng.   

    Điều này dễ hiểu, vì trong hoàn cảnh xã hội của Việt Nam trước đây, cơ hội được tiếp thu với chữ nghĩa, với học hỏi chỉ dành cho một số ít may mắn. Nguyễn Du còn coi đây như một cơ duyên trời định, mà theo một nghĩa nào đó, như tiền định được dành cho một thiểu số ít ỏiù: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Những người có chút kiến thức, khoa bảng, vì thế, lại càng được nổi bật hơn nữa trong xã hội Việt Nam.     

    Riêng đối với những Kitô hữu, khi nhìn các linh mục, những vị chân tu thì ngoài những điều được nhắc đến về kiến thức, hiểu biết, lại còn một điểm coi như rất mực quan trọng, đó là “chức thánh”. Thật vậy, tuy không hiểu chức thánh là gì, hoặc tuy không thấu đáo về chức thánh, nhưng hễ nói đến những ai có chức thánh thì phần đông Kitô hữu Việt Nam liền đồng hóa họ với đạo đức, với thánh thiện. Một linh mục kia đã có lần nói rằng người giáo dân đã phong thánh cho các linh mục liền ngay sau khi họ được phong chức. 

    Một con người có thể coi như thần thánh. Một con người được nhìn với cái nhãn hiệu thông thái, hiểu biết, và quyền uy như thế, nếu có được thần thánh hóa cũng là điều dễ hiểu trong cái nhìn của nhiều Kitô hữu Việt Nam. Nhưng chính vì thần thánh hóa như vậy, nên mới nẩy sinh lối sống, và sự tương quan lệch lạc giữa các linh mục với giáo dân, và giáo dân với thành phần có chức thánh.  

    -          Thần thánh hóa: 

    “Cha nói là Chúa nói”.

    “Cha bảo vậy”.

    “Cha là đại diện của Chúa. Cha bảo sao thì phải nghe như vậy.”

    Những câu nói tương tự như trên hầu như những Kitô hữu nào trên 50 tuổi, cái tuổi phần lớn chịu ảnh hưởng bởi nền giáo dục tôn giáo mang nhiều ảnh hưởng “thần thánh hóa” các vị tu hành. Ở vào thời điểm này, phần đông Kitô hữu không tìm đâu ra hình ảnh trung thực của một vị linh mục, hơn là vị đó chính là đại diện của Đức Chúa Trời. Mà vì là đại diện Chúa, nên quyền uy cũng ngang ngửa như Đức Chúa Trời. Không ai được nói đụng tới. Không ai được phê bình. Và không ai được góp ý kiến. Bởi vì cha biết tất cả. Cha luôn luôn đúng. Và hơn thế, cha thay mặt Chúa.   

    Trong một dịp dùng cơm tại tư gia Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, họa sỹ và điêu khắc gia Văn Nhân đã kể một câu truyện khiến mọi người cùng nghe vui vẻ nhưng nghĩ lại mang rất nhiều ý nghĩa: 

    Đó là, khoảng thập niên 40, tại làng An Nghĩa thuộc tỉnh Bùi Chu có một ông trùm có máu cờ bạc. Thời đó cha Bảng làm chính xứ. Cha rất ghét cờ bạc, nên một hôm được báo cho biết là ông trùm đang tổ chức xóc đĩa tại nhà. Cha xứ liền gọi một ít thanh niên trong làng đến tận nơi. Không may cho ông trùm bị cha bắt tại trận. Và thế là cha ra lệnh nọc ông trùm ra đánh tới tấp khiến ông trùm phần xấu hổ với con cháu, phần đau quá không chịu nổi đã kêu lên: 

    - Nếu cha cứ tiếp tục đánh như vậy, tôi sẽ bỏ đạo.

    - Gớm nhỉ! Thế thì ông trùm đành đánh mất linh hồn à! Vậy cụ đánh để rút linh hồn ông trùm ra trước nhá. 

    Vừa nói, cha xứ vừa tiếp tục quất liên hồi. Đau quá, ông trùm lại nói: 

    - Xin cha tha cho con. Con xin ăn năn chừa cải.   

    - Được! Để cụ đánh để nhét linh hồn ông trùm vào đã.

    ...

    Không biết là ông trùm làng An Nghĩa có bỏ đánh bạc, có ăn năn chừa cải, và cha xứ có nhét được linh hồn vào cho ông trùm không, nhưng đó là một câu truyện cho thấy cái hậu quả của sự thần thánh hóa các linh mục thời bấy giờ. 

    Ngày nay, ngược lại, hình ảnh của các vị tu hành đã bị xóa nhòa nhiều, không phải vì giáo dân đã mất đi sự kính trọng, nhưng là đã bớt dần cái nhìn thần thánh hóa được dành cho thành phần tu hành. Giáo Hội Hoa Kỳ đã phải chi ra hơn 2  tỷ Mỹ Kim để bồi thường những thiệt hại do một số giám mục, linh mục trong vụ án lạm dụng tình dục. Hồng Y Bernard Law đã mất chức Tổng Giám Mục Boston vì bao che cho những vụ lạm dụng tình dục của các linh mục thuộc quyền ngài. Gần đây Giáo Phận San Diego là giáo phận thứ 5 trên toàn quốc Hoa Kỳ đã phải khai phá sản hòng tránh những vụ kiện cũng liên quan đến những vụ lạm dụng tình dục của các giáo sỹ trong địa phận. Riêng Giáo Phận Orange nơi có đông tín hữu Việt Nam cũng đã phải chi ra 100 triệu để bồi thường những xúc phạm về tình dục của hàng giáo sỹ. Nhưng rồi ngày 6 tháng 9 năm 2007, tòa án lại ra lệnh Giám Mục Tod Brown và Giám Mục Hồi Hưu Norman McFarland ra trả lời tiếp về những cáo buộc cũng liên quan đến những vụ xâm phạm tình dục của các giáo sỹ trong giáo phận. 

    Ngoài ra, hình ảnh của những linh mục, giám mục làm tay sai cho Cộng Sản Ba Lan trước đây cũng đã được bạch hóa, đã cho thấy rằng quan niệm thần thánh hóa giới tu hành là một quan niệm và lối sống đạo không trưởng thành. Và điều này cũng nói lên rằng không phải lúc nào “cha” cũng luôn luôn đúng. Và không phải hễ đã là “cha” thì được miễn trừ tất cả, và nhất là không ai được phép động tới.   

    CHỨC THÁNH VÀ CON NGƯỜI 

    Không ai phủ nhận thiên chức linh mục, và cũng không ai thắc mắc gì về sự cao cả của thiên chức này. Nhưng điều thường gây ra những ngộ nhận và rắc rối là sự hiểu biết lẫn lộn về sự cách biệt giữa chức thánh và con người mang chức thánh.   

    -   Chức thánh:

    Qua ánh sáng đức tin, và do lòng thành kính đối với Chúa và Giáo Hội, phần đông các tín hữu đều tin tưởng rằng, chức thánh là do Chúa và đến từ Chúa. Người Kitô hữu Việt Nam có lẽ ít ai thắc mắc hoặc muốn vặn hỏi về ý nghĩa thần học hoặc tu đức của chức thánh. Ngược lại, ai cũng đều tin tưởng một cách chân thành rằng chức thánh là do Chúa, và sự tuyển chọn đến từ Ngài. 

    Trong thời kỳ Cựu Ước, thành phần tư tế thuộc dòng họ Aaron. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã thiết lập hàng ngũ tư tế mới. Ngài đã tuyển chọn 12 Tông Đồ, và qua các ngài, quyền năng của chức thánh được trao ban cho các Giám Mục, và từ các Giám Mục đến các giáo sỹ và phó tế. Phần đông Kitô hữu cũng tin những gì Chúa Giêsu đã phán với các Tông Đồ về ơn gọi và thánh chức của các vị: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ mình làm. Nhưng thầy đã gọi các con là bạn hữu, vì thầy đã tỏ cho các con mọi việc thầy đã nghe nơi Cha Thầy. Chẳng phải các con chọn thầy, nhưng thầy đã chọn các con, và sai các con đi để mang lại nhiều hoa trái, và để những hoa trái ấy được tồn tại” (Jn 15:15-16). 

    Chức thánh của Tân Ước mang rõ 3 nhiệm vụ: 

    - Rao giảng và làm chứng nhân cho Tin Mừng: “Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân” (Lc 16:15). 

    - Cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể như lệnh truyền mà Chúa Giêsu đã truyền dậy các Tông Đồ trong bữa Tiệc Ly: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 22:19).  Thánh Phaolô Tông Đồ còn viết rõ về vai trò tư tế như sau: “Vì chưng mọi thượng tế được chọn giữa loài người để lo việc Thiên Chúa thay cho con người, tiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Ngài có thể chạnh lòng thương những kẻ u mê lầm lạc, vì chính ngài cũng lâm phải yếu đuối tứ bề. Và vì yếu đuối, thì cũng phải như dân, ngài phải dâng lễ đền tội cho mình. Và không ai được tự chọn cho mình vinh dư ấy, nhưng phải được Thiên Chúa tuyển chọn như Ngài đã chọn Aaron” (Hb 5:1-4). 

    Tóm lại, những đặc quyền đi liền với thánh chức là: Rảo giảng và làm chứng nhân cho Tin Mừng Cứu Độ. Ban các bí tích. Và nhất là cử hành bí tích Thánh Thể, để nuôi dưỡng và củng cố đời sống tâm linh của các tín hữu cũng như của chính mình trên hành trình đức tin trần thế. Thiếu sót, hoặc lơ là trong những việc làm ấy, linh mục hay giám mục đã bị coi như không làm trọn bổn phận và sứ mạng được giao phó. 

    Thật vậy, khi tuyển chọn các Tông Đồ, Chúa Giêsu không đòi hỏi các ông phải có học lực và thông thái. Nhiều linh mục ngày nay tuy có những bằng cấp chuyên môn về thần học, triết học, tu đức, thánh kinh, giáo luật, hay giáo hội và các bằng cấp chuyên môn khác vẫn không thay thế được 3 chức năng trên. Tất cả cũng chỉ để bổ khuyết và làm cho ơn gọi, sứ mạng của mình thêm phong phú hơn mà thôi. Trên thực tế, nhất là ngày nay, ít người hỏi và muốn biết xem các linh mục có những bằng cấp gì. Nhưng điều mà người tín hữu muốn thấy nơi các linh mục, các giáo sỹ là qua lời nói, việc làm, và đời sống, họ có tìm gặp Đức Kitô không, như lời Đức Gioan Phaolô II: “Ngày nay, nhân loại không cần những thầy dậy, mà cần những chứng nhân”. 

    Bằng một cái nhìn có tính cách xã hội, tổ chức và cấu trúc của Giáo Hội với hàng tu sỹ, giáo sỹ, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng, tất cả những cái đó chỉ là hình thức, và nó phù hợp cho đời sống Giáo Hội cơ chế. Bởi vì Giáo Hội, ngoài phần thiêng liêng, vẫn phải tồn tại với thế giới hiện tại. 

    Trong ngày Chung Thẩm, tất cả những kẻ bị phạt hay được thưởng đều được hỏi chỉ có một câu hỏi, và có cùng một câu trả lời như nhau: “Ta đói các ngưoi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống. Ta mình trần các ngươi đã cho áo mặc. Ta đau ốm các ngươi đã thăm viếng. Ta tù tội các ngươi đã thăm viếng an ủi” (x. Mt 25:31-46). Tuyệt nhiên không thấy Chúa đề cập đến vai trò giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, tu sỹ nam nữ, hay giáo dân. Bởi vì, dưới con mắt Chúa, tất cả mọi người đều là anh em. Và cũng chính vì thế, Chúa dậy mọi người khi cầu nguyện phải thưa với ngài: “Lậy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6:9).      

     -   Con người lãnh nhận thánh chức: 

    Nhưng có lẽ vì nghĩ rằng mình xứng đáng, hoặc ngộ nhận về vai trò ơn gọi của mình nên đã có nhiều linh mục, kể cả giám mục đã lạm dụng thánh chức với những mục đích riêng tư của mình. Trong lịch sử Giáo Hội thời Trung Cổ đã cho thấy rất nhiều những thiếu sót này kể cả một số giáo hoàng, hồng y, và giám mục. 

    Điều này dễ hiểu, vì khi được tôn trọng và yêu kính quá, thường người ta dễ sinh tự mãn và tự tôn. Thánh Tiến Sỹ Têrêsa d’Avilla đã nói về điều mà nhiều người vẫn không muốn nghe về thành phần chức thánh, đó là: “Nền hỏa ngục được xây bằng sọ các linh mục”. Phải chăng đây cũng là lý do tại sao Thánh Têrêsa đã cải tổ dòng kín Camêlô với chủ đích chuyên lo cầu nguyện cho các linh mục. 

    Thật ra, không phải Thiên Chúa ngặt nghèo với thành phần giáo sỹ, những người mang chức thánh, vì chẳng có ai tự cho mình xứng đáng với chức thánh. Hơn nữa, sẽ chẳng ai dám chấp nhận làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng vì sự thánh thiện và sự cao trọng của thánh chức đòi hỏi những ai được mời gọi phải hết sức thận trọng, và không được lơ là, buông túng. Bởi lẽ mọi hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của họ đều mang sắc thái đặc biệt, là làm chứng nhân và đại diện cho Thiên Chúa. Vì vậy, nếu có ai trong họ coi thường, thì không phải chỉ coi thường chính họ, coi thường niềm tin mà cộng đoàn dân Chúa có đối với họ, mà là coi thường chính Thiên Chúa. Do đó, hình phạt của họ cũng trở nên rất nặng nề. Câu truyện về Thánh Phanxicô d’Assi đã cho thấy cái mỏng dòn, và cái thánh thiện rất dễ lẫn lộn và khó lòng phân biệt. 

    Thánh Phanxicô suốt đời chỉ dám nhận chức Phó Tế. Bởi vì đã có lần trong lúc chuẩn bị lãnh chức linh mục, một thiên thần Chúa đã hiện ra với thánh nhân đưa ra trước mặt thánh nhân một ly nước trong vắt, và tinh sạch. Thiên thần bảo ngài nếu thấy mình trong sạch, tinh tấn như vậy thì hãy bước lên. Vì ý thức được điều Chúa muốn, nên Phanxicô đã không bao giờ dám lãnh chức linh mục. 

    Tóm lại, chức thánh không bảo đảm cho người lãnh nhận nó. Nó càng không phải là cái bùa hộ mệnh cho những giới chức nào lạm dụng để được người đời sùng mộ và trọng kính. Dân Chúa có thể tôn trọng và dành sự kính trọng đặc biệt đối với những ai mang chức thánh, nhưng thần thánh hóa họ, và lẫn lộn họ với Chúa là điều không phù hợp với đức tin và đời sống trưởng thành của một Kitô hữu. Người lãnh nhận chức thánh chưa hẳn là người thánh. Và sự tôn trọng người có thánh chức không có nghĩa là thần thánh họ, và đồng hóa họ với thánh thiện.    

    NGỘ NHẬN GIỮA CHA VÀ CHÚA 

    Vì sự tôn kính với sắc thái đặc biệt như vừa trình bày ở trên, nên hậu quả đưa đến là, nhiều Kitô hữu vẫn lận lộn, hoặc không dám thẳng thắn phân biệt giữa những vị có chức thánh và Thiên Chúa. Sự ngộ nhận này đồng hóa không những người có chức thánh với sự thánh thiện, mà hơn thế nữa, với chính Thiên Chúa. Câu nói: “Chống cha, chống Chúa” được hiểu theo cái nhìn và tư tưởng đồng hóa này.

     -   Cha nói là Chúa nói: 

    Trở lại những dẫn chứng điển hình vừa được nêu lên ở trên, tư tưởng đồng hóa người lãnh nhận chức thánh với chính sự thánh thiện, và hơn nữa, với chính Thiên Chúa đã đem lại những hậu quả tai hại, là hễ những gì các giáo sỹ, tu sỹ nói đều là đúng và là do Chúa nói. Nhưng thực tế lại không phải vậy. 

    Trường hợp 1: Trong một buổi hồi tâm, cấm phòng, một linh mục đã khẳng định và nhắc đi nhắc lại rằng, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã lập 3 Bí Tích: Bí Tích Thánh Hôn, Bí Tích Thánh Chức và Bí Tích Thánh Thể. Mọi người đều hết sức bỡ ngỡ, vì từ bé đã được học hỏi rằng, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Truyền Chức . Chưa hề bao giờ truyền thống Giáo Hội có thêm một Bí Tích trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, mà Bí Tích ấy lại liên quan trực tiếp đến đời sống hôn nhân gia đình, đó là Bí Tích Thánh Hôn. 

    Nhưng linh mục ấy vẫn duy trì sự hiểu biết của mình bằng cách dẫn chứng vụng về là trong Bí Tích Hôn Phối tình yêu của đôi trai gái, của đôi vợ chồng trao nhau làm nên giá trị và nền tảng đời sống hôn nhân. Và theo ông, tình yêu hôn nhân chính là phản ảnh của tình yêu Thánh Thể, và Bí Tích Truyền Chức. 

    Người viết đã có lần hỏi một Giám Mục về quan điểm thần học mới mẻ ấy, thì vị Giám Mục chỉ cười mà không nói thêm gì. 

    Trường hợp 2: Trong một ngày tĩnh tâm khác, cũng chính vị linh mục giảng thuyết trên đã khẳng định rằng ông sẽ không cho bất cứ một người nào được phép ngừa thai. Bởi vì, theo ông, cho phép ngừa thai như vậy là làm giảm giá trị đời sống tu hành. Mọi người trong hội trường nín thở, và không hiểu vị giảng thuyết muốn nói gì. Nhưng ông đã giải thích như sau: 

    Khi được một bà 60 tuổi hỏi mình có được phép ngừa thai không, ông đã trả lời là không. Theo ông, nếu cho một người ngừa thai, thì  phải cho tất cả mọi người ngừa thai. Vì đã cho một người thì phải cho tất cả. Và ông tiếp tục lý luận, trong cái tất cả ấy có cả tôi, và những người khác trong thành phần tu hành. Như vậy, cho phép ngừa thai là làm nhục và làm giảm giá trị đời sống tu trì. 

    Trường hợp 3: Một linh mục trẻ rất thích nói, viết, và trình bày về sinh lý, về hành động vợ chồng. Những bài nói truyện, những trưng dẫn của linh mục trẻ này đã đi đến sống sượng, và nôm na hơn cả những câu truyện phòng the được các tác giả khác trình bày ở những sách báo khỏa thân hoặc khiêu dâm. Một vài giáo dân có uy tín và hiểu biết đã kín đáo viết thư góp ý, và đã nhận được những lời lẽ đáp trả, đại khái: 

    Các anh là những người có con mắt phàm tục, tội lỗi nên nhìn gì cũng phàm tục và tội lỗi. Tôi là người không có con mắt ấy, nên sinh lý, và những hành động trai gái, vợ chồng tôi nhìn thấy toàn sự thánh thiện. 

    Trường hợp 4: Một linh mục dòng Tên, nổi tiếng về chương trình hướng dẫn và thăng tiến đời sống gia đình, ông đã trình bày về sinh lý trong một tác phẩm mà ông cho là đắc ý. Trong một đoạn viết về sinh lý, ông đã ví người thiếu nữ khi khỏa thân trước mặt chồng, nàng đẹp như  “Đức Trinh Nữ”. Sự xúc phạm này đã được nhiều giáo sỹ, và anh chị em giáo dân góp ý, nhưng độc giả vẫn thấy các tác phẩm này được bày bán cùng với tác phẩm sau khi được hiệu đính sau đó. .  

    Không biết các nhà luân lý, thần học, giáo luật, và tu đức nghĩ gì về những thí dụ trên. Nhưng nếu nói linh mục nói là Chúa nói, thì phải hiểu là cả bốn trường hợp trên, Chúa đều nói và viết tầm bậy.    

    Hoặc như truờng hợp của linh mục Bảng nói đánh mà rút được linh hồn người khác, và đánh mà nhét linh hồn người khác vào được cũng phải hiểu là Chúa nói dóc. Chúa “nổ”.  Hay như trường hợp linh mục đến sòng bài, đánh bài và chửi thề rồi đổ thừa cho Chúa cũng bài bạc, chửi thề là một xúc phạm quá lớn lao đến Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài.   

    Tóm lại, linh mục, hoặc người có chức thánh có thể nói những điều tốt lành về luân lý, đạo đức, và người Kitô hữu cần phải cung kính, lắng nghe để ứng dụng vào đời sống tâm linh của mình. Ngoài ra, sự hiểu biết giới hạn của một người, đòi chúng ta phải suy nghĩ và cân nhắc về những gì các vị ấy nói, biết, và viết. Bởi vì các vị cũng chỉ là con người.   

    - Chống cha là chống Chúa: 

    Như vậy, không đồng ý với các linh mục trên, hoặc nói một cách nôm na là bất đồng, không chấp nhận những nhận xét và ý kiến ấy có thể gọi là chống Chúa không? Ai dám tự nhận mình là Chúa trong những trường hợp như thế. Đến như gọi nhau là “cha”, mà Chúa Giêsu còn không bằng lòng nữa, hống hồ đồng hóa các linh mục với “Chúa”. Chúa Giêsu đã nói: “Các con đừng gọi ai là cha ở dưới đất, vì các con chỉ có một cha ở trên trời. Cũng đừng gọi ai là thầy, vì chỉ có một thầy là Đức Kitô” (Mt 23:9). 

    Cũng vì sợ có sự lầm lẫn ấy, Thánh Phaolô Tông Đồ và Thánh Barnaba Tông Đồ đã phải kêu lên khi người ta tưởng mình là thần minh. Tông Đồ Công Vụ đã nói về trường hợp này khi hai vị đang ở Lystra như sau: 

    “Lúc ở Lystra, có một người què từ lúc mới sinh; anh ta phải đi bằng nạng và suốt đời không tự mình bước đi được. Vào một hôm anh ta ngồi nghe Phaolô giảng, và Phaolô đã nhìn thấy lòng tin nơi anh để được chữa lành. Ngài gọi anh lớn tiếng “Hãy đứng dậy bằng đôi chân của anh!”. Người què liền nhẩy lên và bắt đầu đi lại chung quanh. Khi đám đông nhìn thấy những gì Phaolô đã làm, họ kêu lớn tiếng bằng thổ âm Lycaonia, “Các thần minh đã đến với chúng ta qua hình dạng con người!”  Họ gọi Barnaba là Zeus, và Phaolô là Hermes, vì ngài là phát ngôn viên. Ngay cả vị tư tế của đền thờ Zeus ngoài thành cũng mang bò và vòng hoa ra cổng thành vì ông muốn cùng với dân chúng dâng tiến lễ vật. 

    Khi các tông đồ Barnaba và Phaolô nghe vậy, họ liền xé áo mình ra và chạy đến giữa đám đông: “Anh  em, tại sao anh em làm thế?” Các ngài la lớn: “Chúng tôi cũng là những con người như anh em. Chúng tôi đang mang đến cho anh em một tin vui mà sẽ chuyển đổi anh em khỏi những hành động huyền hoặc đó đối với Thiên Chúa hằng sống, Đấng tạo dựng đất trời, biển khơi và muôn loài trong đó” (Act 14:8-15). 

    Tóm lại, những gì được trình bày trên chỉ nhằm dẫn đến một kết luận là linh mục, hàng giáo sỹ, kể cả giám mục là những người được Chúa ban cho chức thánh cao cả. Các ngài được tuyển chọn giữa loài người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các ngài được miễn trừ khỏi những yếu đuối và khuyết điểm của thân phận con người. Do đó, việc thần thánh hóa các ngài là một điều không những không giúp gì cho đời sống trưởng thành của người Kitô hữu. Hơn thế nữa, hành động này còn làm cớ vấp ngã cho các vị tu hành, bởi vì, sẽ có một lúc nào đó, họ tưởng họ là Thượng Đế. Họ có quyền nói năng, hành động như  Thượng Đế. Và vô tình hay hữu ý, họ đã đánh mất đi ý nghĩa, và sự cao cả của ơn gọi của mình. 

    Người Kitô hữu trưởng thành khi tiếp xúc với các giáo sỹ và linh mục: 

    Kính trọng nhưng không thần thánh hóa.
    Yêu mến nhưng không bợ đỡ.
    Hỗ trợ nhưng không chống đối.
    Phê bình nhưng không chỉ trích. 

     

    Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt 
    Theo Công Giáo Việt Nam