Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- - SATAN LÀ CON RẮN

Satan là con rắn.

(Hãy nhớ điều đó)

Hắn là tên lừa dối và là cha của những điều dối trá.

Satan hoạt động trong đời sống chúng ta để ra sức cám dỗ chúng ta phạm tội và lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa; hắn cũng hoạt động trên thế giới, cố gắng lừa dối chúng ta, làm cho chúng ta rối loạn. Hắn muốn chúng ta mất đức tin và từ bỏ Thiên Chúa.

Sau đây là mười mưu chước của hắn. Hãy xem xét những mưu chước này và hãy đề phòng trước những ý định của hắn.
Thuyết Tương Đi (Relativism)

 

  1. Trong triết học, Thuyết Tương Đối là tư tưởng cho rằng không có gì là thật cả. Tên ác quỷ không muốn chúng ta tin vào sự thật, vì nếu không có sự thật, thì cũng sẽ không có gì là đúng và sai, và nếu không có gì là đúng và sai, thì việc gì cũng có thể đượ Hắn có thể cám dỗ bạn phạm tội dễ dàng hơn nhiều khi hắn làm cho bạn tin rằng không có gì là tội lỗi cả.Tuyết Tương Đối nhan nhản khắp nơi trong xã hội chúng ta. Nó mang nhiều hình thức khác nhau. Những mưu chước khác của tên ác quỷ trong bài này mô tả một số những hình thức khác nhau của Thuyết Tương Đối. Đó là những cạm bẫy mà chúng ta có thể rơi vào
  2. Ch Nghĩa Trung Dung (Indifferentism)
  3. Đây là tư tưởng rằng tất cả các tôn giáo đều gần như giống nhau và bạn theo đạo nào cũng không sao cả. Chủ Nghĩa Trung Dung phổ biến nơi những người theo phái Thệ Phả Bạn có thường nghe một số người nói: “Đi nhà thờ nào cũng được miễn là bạn yêu mến Chúa Giêsu” không? Thuyết Trung Dung cũng nới rộng ảnh hưởng đến thuyết đa văn hóa.Người ta nói bạn muốn theo đạo Ấn Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, đạo Sikh, đạo Phật, hay đạo Công Giáo cũng được. “Chúng ta cùng leo lên một ngọn núi bằng những con đường khác nhau.” Khi nói thì có thể là như vậy, nhưng một số con đường thì tốt hơn những con đường khác vì nó chân thật hơn, và thành thật mà nói thì một số con đường đi xuống chứ không đi lên.Hãy hiểu cho rõ ràng. Chúa Giêsu Kitô là mặc khải cuối cùng đầy đủ nhất và trọn vẹn nhất của Thiên Chúa dành cho nhân loại và đạo Công Giáo thì đầy đủ nhất, có nguồn gốc lâu đời nhất và là sự hiệp nhất trọn vẹn với mặc khải duy nhất của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.
  4. 3 - Nghĩa Chiết Trung (Eclecticism – Trung hoà mt cách máy móc nhng quan đim khác hn nhau):

    Chủ Thuyết này có họ hàng gần với Chủ Nghĩa Trung Dung. Chủ Nghĩa Chiết Trung là tư tưởng cho rằng bạn có thể trộn lẫn và nhập lại tất cả những tôn giáo và những linh đạo khác nhau – giống như bạn tự làm một món cà rem trái cây thập cẩm gồm có nhiều loại trái cây và si-rô.

Người ta nghĩ điều này có thể thực hiện được vì họ đã thấm nhuần Chủ Nghĩa Trung Dung. Hãy suy nghĩ cho thấu đáo. Bạn không thể gộp chung Hồi Giáo với Kitô Giáo hay trộn lẫn linh đạo của Phật Giáo với đời sống cầu nguyện của đạo Công Giáo được. Đây không phải là món cà rem thập cẩm. Nó không giống như việc bạn tự làm món cà rem trái cây thập cẩm gồm có nhiều loại trái cây và si-rô. Đúng hơn, nó giống như việc bạn bỏ sốt cà chua vào cà rem hoặc dùng sơn trắng thay cho sữa để cho vào cà phê. Đừng dây vào chuyện không thể giải quyết được.

  1. Ch Nghĩa Đa Cm (Sentimentalism):

Chủ thuyết này đặt việc chọn lựa luân lý và đức tin dựa trên tình cảm thay vì sự thật vĩnh cửu. Nó có thể là tình cảm xấu hay tốt. Bạn nổi giận với người nào đó hay nổi giận với quyết định của người nào đó, vì thế mà bạn đặt quyết định về luân lý hay đức tin dựa trên cơn giận của bạn.

Hay bạn có thể cảm thấy sự ngọt ngào và dễ thương của một sự việc nào đó nên bạn dựa vào tình cảm để quyết định điều đó. Ví dụ: Hai chàng trai muốn “kết hôn” và các bạn nói, “Ôi, Ronnie và Donnie là hai chàng trai hết sức dễ thương! Tại sao họ không cưới nhau như những người khác?” Các bạn đặt nền tảng quyết định của mình dựa trên tình cảm về Ronnie và Donnie, các bạn muốn là người “dễ thương” và có những ý tưởng đầy cảm tính về đám cưới, tiệc tùng và những ngày linh đình. Đừng thực hiện những quyết định quan trọng chỉ dựa vào những cảm xúc của bạn. Hỗn độn và tăm tối đang nằm chờ trên đường.

  1. Ch Nghĩa V Li (Utilitarianism):

Chủ thuyết này đặt việc chọn lựa luân lý và đức tin dựa trên những gì được coi là có hiệu quả, có năng lực và có kinh tế. Ví dụ như việc người mẹ ở nhà dưỡng lão. Mẹ bị mất trí. Mẹ ở đó tốn kém lắm. Bác sĩ đề nghị chích cho mẹ một mũi thuốc để “mẹ không còn là vấn đề nữa.” Đừng làm như vậy. Chủ Nghĩa Vị Lợi là lý do khiến chúng ta giết hàng triệu em bé qua nạn phá thai. Nó có vẻ như là một việc dễ dàng để thực hiện. Hãy quan sát xem Chủ Nghĩa Vị Lợi và Chủ Nghĩa Đa Cảm liên hệ với nhau ra sao: “Bạn không muốn mẹ bạn phải chịu đau đớn nữa phải không? Tại sao ngay cả đối với con chó của bạn mà bạn còn không xử với nó như vậy!” Bạn thấy đường lối của Chủ Nghĩa Vị Lợi dẫn đưa đến đâu rồi đấy.

  1. Ch Nghĩa Tim Tiến (Incrementalism):

Đây chỉ là một từ dài của chữ “nhỏ giọt, nhỏ giọt, nhỏ giọt.” Nói cách khác, tên ác quỷ không đưa ra ý định của hắn một cách rõ ràng dứt khoát. Hắn lấn tới từng chút một. Một chút dối trá, một nửa sự thật, rồi một chút gian dối, rồi lại một nửa sự thật.

Hãy vạch trần những gì hắn làm ngay từ đầu và đừng nhượng bộ. Hắn sẽ làm cho bạn nhượng bộ những đường lối của hắn qua tình cảm ở chỗ này, vị lợi ở chỗ kia, và một chút trung dung ở chỗ này, rồi một chút tương đối ở chỗ nọ. Hắn luôn luôn hoạt động, gặm nhấm từng chút một, không bao giờ ngủ, không bao giờ nghỉ ngơi.

  1. Ch Nghĩa Vt Cht (Materialism):

Tôi không nói về chuyện bạn đi vào các cửa hàng mua sắm chừng nào bạn vẫn phải đi mua sắm. Đó chỉ là một hình thức nhẹ nhàng của Chủ Nghĩa Vật Chất. Vấn đề sâu xa hơn nằm ở chỗ là người ta càng ngày càng tin chắc rằng không có thế giới siêu nhiên nữa.

Thiên Chúa, các thiên thần, ma quỷ, thiên đàng và hỏa ngục có hay không? Tất cả những điều ấy chỉ là huyền thoại. Không có thế giới vô hình. Các bí tích chỉ là những biểu tượng. Giáo hội chỉ do loài người sáng lập ra. Các linh mục không hơn gì những người làm công tác xã hội mặc áo đen. Cam kết hôn nhân chỉ là một mảnh giấy, xưng tội không khác gì một cuộc trị liệu và trợ giúp cá nhân; bí tích rửa tội và thêm sức chỉ là những nghi lễ dễ thương thời thơ ấu. Đó là Chủ Nghĩa Vật Chất. Bạn có nhận ra nó không? Hãy hết lòng cự tuyệt nó. Đó là sự dối trá.

  1. Ch Nghĩa Khoa Hc (Scientism):

Đây là thứ tư tưởng cho rằng chỉ có một loại sự thật mà bạn có thể biết là sự thật trong khoa học (là sự thật có thể chứng minh được). Trong thực tế thì không ai nói ra điều này, nhưng đó là sự dối trá có sức tàn phá của Satan, vì đó là một trong những điều đơn giản được thừa nhận trong xã hội.
“Chúng ta đều biết rằng khoa học đã phản bác Kinh Thánh phải không?” Không phải. Tất cả Sự Thật đều là Sự Thật thuộc về Thiên Chúa và khoa học chân chính luôn luôn gần gũi với thần học chân chính. Chủ Nghĩa Khoa Học là thứ được sinh ra từ Chủ Nghĩa Vô Thần mà người ta đã thừa nhận. “Không có Thiên Chúa. Chỉ có những quy luật trong khoa học. Đó là tất cả.” Hãy coi nó là đồ gớm ghiếc và hãy gọi tên đúng bản chất của nó.

     9. Luân Lý theo Tình Hung (Situational Ethics): 

Đây là một tên khác của Chủ Nghĩa Tương Đối về đạo đức. Tư tưởng ở đây là không có gì đúng hay sai cả trừ ra ý định và tình huống của sự chọn lựa thuộc về đạo đức. Nếu bạn có ý định tốt và các tình huống biện minh cho hành động đó, thì những gì bạn chọn lựa để thực hiện đều không sao cả. Một số rất lớn người Công Giáo lúc đầu đã chấp nhận việc ngừa thai nhân tạo và rồi sau đó chấp nhận phá thai vì Luân Lý theo Tình Huống.

Thật dễ dàng nhận thấy rằng hình thức Tương Đối này thường liên quan với  Chủ Nghĩa Tình Cảm và Vị Lợi, đưa người ta tới chỗ phải chọn lấy Tội Trọng, mà không bao giờ nhìn nhận và đánh giá hành động của mình. Đó không phải là đường lối của người Công Giáo. Đừng sa vào đó. Nếu bạn đối diện với một quyết định khó khăn về luân lý, hãy nói chuyện với một linh mục hay một người trợ giúp tinh thần tốt.

         10. Thuyết Ph Đ (Universalism):

Chất độc này đến thẳng từ Hỏa Ngục và là tư tưởng cho rằng Thiên Chúa rất yêu thương, nhân từ và hay thương xót sẽ không để cho ai xuống hỏa ngục cả. Nói cách khác, tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Tư tưởng này không chỉ trực tiếp mâu thuẫn với Kinh Thánh mà còn mâu thuẫn với tất cả những giáo huấn của Giáo Hội hai ngàn năm nay. Nó đã ru ngủ hàng ngàn người đi vào trong sự an toàn giả tạo rằng bất kể những gì họ làm và chọn lựa thì cũng chẳng sao, vì cuối cùng tất cả mọi người đều sẽ được lên thiên đàng.

Satan thích Chủ Nghĩa Phổ Độ vì hắn phải che đậy cho sự dối trá của hắn bằng lớp áo của người Cha với thuộc tính vĩ đại: Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Cách tốt nhất để khước từ sự dối trá này là sợ Hỏa Ngục.

Tác giả::LM Dwight Longenecker

 
-----------------------------------

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -CHUT TÂM TÌNH ĐẦU NĂM 2019

CHÚT TÂM TÌNH ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH 2019

 

Họa hay phúc của năm mới hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta trong tương quan với Chúa chứ không phải ở lá số tử vi hay phong thủy mơ hồ.

           

           

           Một năm nữa đã trôi qua, gác lại sau lưng biết bao kỷ niệm. Trọn vẹn năm đầu tiên của đời Linh mục, xin tạ ơn Chúa với biết bao hồng ân Chúa đã thương ban cho con, cùng tri ân đời ơn người đã nâng đỡ và chia sẻ cuộc sống này với tôi trong tình thương mến.

 

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày mới để yêu thương”.

 

            Bên cạnh những tâm tình cảm mến đó, ngày đầu tiên của năm dương lịch cũng mang đến cho không chỉ riêng tôi mà cả cha xứ một nỗi buồn chất chứa nhiều ưu tư… Ngày đầu năm, cũng là lễ trọng Mẹ Thiên Chúa mà ít giáo dân đi lễ quá! Chắc chỉ khoảng 150 người trên hơn 2 ngàn giáo dân trong giáo xứ. Chúng ta cứ phê bình người đời lo hưởng thụ ăn chơi không chú trọng niềm tin và đạo đức, mà thực tế chính những người Công giáo chúng ta giờ cũng bị lôi cuốn vào lối sống đó.

 

            Chúng ta có thật nhiều lý do để đến với Chúa trong ngày đầu năm: vừa là lễ trọng; vừa là thời điểm “vạn sự khởi đầu nan” để xin ơn Chúa cho chúng ta một năm mới vững bước trên đường lữ hành trần gian; đồng thời cũng là dịp để mình tổng kết, nhìn lại một năm đã qua trong tương quan của ta với Chúa với mọi người với cuộc sống thế nào mà dâng lời tạ ơn, tiếp tục phát huy hay cần phải tạ lỗi và điều chỉnh… Tiếc là nhiều người Công giáo chúng ta không quan trọng điều đó cho bằng những kế hoạch du lịch hay tiệc tùng..

 

            Bài Phúc Âm đầu năm vẫn còn tiếp nối tâm tình của Mùa Giáng Sinh với câu chuyện mục đồng viếng Chúa Hài Nhi. Họ vui tươi hớn hở đến thờ lạy Chúa –  một tâm tình mà ngày đầu năm chúng ta rất cần và nên làm với Chúa. Họ bàn tán xôn xao vì những việc lạ lùng, vì hồng ân cứu độ Thiên Chúa dành cho dân Người – một bầu khí cộng đoàn huynh đệ mà trong cuộc sống chúng ta không thể thiếu để sẻ chia với nhau cuộc sống hằng ngày.

 

            Ngày đầu năm Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Mẹ Maria trong thinh lặng suy tư về mọi biến cố Chúa gửi đến, giúp chúng ta biết sống trầm lắng hơn, biết dành nhiều thời gian thinh lặng nội tâm để có thể lắng nghe tiếng Chúa, phản tỉnh bản thân, thoát khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống.

 

            Con người ngày nay rất sợ thinh lặng. Tôi có cảm tưởng xã hội mình bây giờ dùng từ cuồng loạn mới đúng nghĩa: đám tiệc quá nhiều, từ đám cưới đến đám ma, từ sinh nhật đến giỗ chạp, từ xây nhà mua xe đến..xả xui thua độ thua lỗ. Bữa tiệc là cơ hội của sự tương giao nhưng vào đó chẳng ai nói ai nghe, chủ yếu là hát hò hét, nhảy nhâng nháo…chán rồi nghỉ, chưa kể phát sinh biết bao tiêu cực khác.

 

            Một xã hội cuồng loạn với những tiệc ma túy tập thể, với những cái tát không thương tiếc của cả những người được gọi là “mẹ hiền” trong ngành giáo dục, với những nhát dao chí mạng dành cho nhau chỉ qua cái liếc mắt bị cho là “nhìn đểu”, hay những va quẹt giao thông, và tệ hơn nữa của cả những người vừa ôm ấp nhau trên giường ngủ.

 

            Bài học của sự thinh lặng nội tâm thật rất cần thiết cho cuộc sống bây giờ. Người Công giáo chúng ta có những lợi thế để giúp mình luyện đức tính này. Thánh lễ là cơ hội tuyệt vời nhất để ta đi vào chiều sâu nội tâm, các giờ kinh nguyện cũng giúp ta thoát khỏi những ồn ào cuộc sống

            Ngày đầu năm ai cũng mong muốn cuộc sống được an lành, hạnh phúc. Thế nhưng cái cần làm để được những điều đó thì chúng ta lại khước từ. Một tiếng với Chúa không thể, nhưng đi chơi hay ăn nhậu cả ngày vẫn có thời gian. Họa hay phúc của năm mới hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta trong tương quan với Chúa chứ không phải ở lá số tử vi hay phong thủy mơ hồ.

 

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CẦN BIẾT MÙA VỌNG

 
 
CHA THỤ
 
 This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - NGƯỜI TRẺ VÀ CHA XỨ

NGƯỜI TRẺ VÀ CHA XỨ
 
Chúng ta chỉ có một Cha trên trời và chúng ta là anh em với nhau. Trong thân thể ấy, bạn cảm thấy đau, tôi cũng cảm thấy đau, bạn vui tôi cũng vui lây. Nếu trong Hội Thánh có những mục tử, hoặc những người chưa tốt, thì không vì thế mà ta “giận cá chém thớt”, “giận cha bỏ đạo”.
 
 
Thật đau buồn khi nghe giáo dân và nhất là người trẻ thường than phiền về cha xứ. Đại loại như cha rượu chè nóng tính; cha toàn nhắc đến tiền bạc, chính trị trong bài giảng, hoặc cha xa cách con chiên. Hàng hà câu chuyện người ta cứ râm ran nói tiêu cực về cha. Không dừng lại ở đó, nhiều giáo dân, cả giới trẻ cũng tỏ ra chống đối cha xứ. Cao trào là họ không đi lễ và tỏ vẻ nói xấu Hội Thánh. Vân vân và vân vân. Bạn nghĩ sao khi Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận chỉ ra những nguyên nhân sau: “Đối với Hội Thánh, không ai tự nhiên có ý phản bội vì phản bội. Nhưng thường có ba trường hợp người ta lâm vào thế phản bội: 1) Khi kẹt vấn đề tiền tài, tình cảm. 2) Khi bất mãn vì tham vọng. 3) Khi sợ cực, sợ đau, sợ chết.” (Đường Hy Vọng, số 262).
 
Các bạn trẻ thân mến,
Tiếc là Hội Thánh không phải lúc nào cũng có được những mục tử tốt lành, sống chết vì đoàn chiên. Trước những lầm lỗi và gương xấu ấy, chính Hội Thánh đã từng nhận những khuyết điểm ấy. Chẳng hạn mới đây trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Người Trẻ 2018, Đức Tổng giám mục Sydney, Anthony Fisher chia sẻ: Tôi muốn nói với người trẻ: nếu chúng tôi, như là Giáo Hội, đã làm cho các bạn thất vọng, tôi xin lỗi vì điều đó. Xin đừng từ bỏ Đức Kitô vì một số chúng tôi khiến các bạn thất vọng.” Ở đây chúng ta dừng lại đôi chút để nhìn nhận vấn đề.
Trước hết, chúng ta đang sống trong Hội Thánh được Đức Giêsu thiết lập. Tại sao Người lại lập Hội Thánh? Chính Thiên Chúa muốn cứu độ con người, và Người muốn tập họp toàn thể nhân loại vào một dân duy nhất, đó là dân thánh. Từ “Hội Thánh”, theo tiếng Hy lạp “ekklesia”, có nghĩa là tập hợp tất cả những ai lãnh nhận bí tích Rửa tội và tin vào Thiên Chúa. Trong Hội Thánh, chính Đức Giêsu là đầu, còn chúng ta là chi thể của Người. Kinh Thánh gợi lên cho ta nhiều hình ảnh thân thương về Hội Thánh như người mẹ, như gia đình và như những người đang dự tiệc cưới Nước Trời. Trong nghĩa này, khi thần học gia Karl Rahner nghe những chỉ trích vô cớ về Hội Thánh, ngài cho ta một lời khuyên thật chí lý: Hội Thánh là một bà già đầy những nhăn nheo. Nhưng Hội Thánh là mẹ tôi. Và người ta không bao giờ đánh mẹ.”
Bạn biết sứ mạng của Hội Thánh là tiếp tục sứ mạng của Đức Giêsu, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Những mục tử của Chúa, hơn ai hết, cần chu toàn sứ mạng ấy. Bởi đó, hạnh phúc cho giáo xứ nào có cha xứ để cho Lời Chúa đơm hoa kết trái nơi mình và nơi con chiên của mình. Khi ấy chắc hẳn không có xung đột, chia rẽ đáng tiếc xảy ra. Nhưng biết sao được, các linh mục cũng có những yếu đuối của phận người. Thế nhưng chúng ta thường đánh đồng khi cho rằng linh mục xấu, suy ra Hội Thánh xấu. Không! Các bạn chắc cũng nhận ra đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đương nhiên Hội Thánh có cơ cấu phẩm trật. Đứng đầu Hội Thánh hoàn vũ là đức giáo hoàng, dưới ngài là các hồng y. Mỗi quốc qua có nhiều địa phận, đứng đầu địa phận là giám mục. Dưới ngài có các linh mục chăm sóc con chiên ở từng giáo xứ. Dầu những nhân vật chúng ta vừa kể có bất toàn, nhưng Hội Thánh không bao giờ hoen ố. Tại sao?
Hội Thánh không chỉ là một tổ chức đơn thuần. Hội Thánh là một thân thể mầu nhiệm, vừa nhân loại hữu hình, vừa thần linh vô hình. Cha Dòng Tên Henri de Lubac tóm tắt tư tưởng của các giáo phụ trong một mệnh đề: “Thánh Thể làm nên Giáo Hội” và tiếp ý tưởng đó sau này Công Đồng Vaticanô II dùng để biểu thị bản chất của “Hội Thánh là Thân Thể màu nhiệm Đức Kitô” (x. Lumen Gentium, số 7). Lịch sử cho thấy, thân thể ấy luôn bị đóng đinh vào thập giá với những chống đối, bách hại của người đời. Đúng là “Ðức Kitô còn hấp hối cho đến tận thế.” (nhà toán học Pascal chia sẻ như thế). Nhưng chúng ta tự hào vì được dự phần vào thân thể huyền nhiệm ấy, được ở trong một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Theo bản chất đó, dĩ nhiên Hội Thánh của chúng ta, Hồng Y Karl Lehmann nói, không thể xử sự như một xí nghiệp, thay đổi “cung” khi “cầu” xuống thấp. Điều này được Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận diễn tả một cách khác: Có người hễ nghe nói đến Hội Thánh là chỉ trích giáo triều ù lì, nhà thờ tốn tiền, nghi thức rườm rà… Hội Thánh đâu phải giáo triều, nhà thờ, nghi thức, hiểu như thế là sai lạc quá! Hội Thánh là toàn thể dân Chúa đang tiến về Nước Trời. Nếu hiểu theo nghĩa này, chúng ta không ngạc nhiên khi có nhiều người chống đối Hội Thánh.
Trở lại vấn đề trên, nếu bạn bất mãn với một linh mục mà bỏ lễ, bỏ đạo, bỏ Chúa thì tội cho Chúa quá! Thiên Chúa đâu có lỗi. Khi ta yêu mến Thiên Chúa, đương nhiên ta cũng yêu mến Hội Thánh. Đành rằng có những va chạm đáng tiếc xảy ra với giáo dân và cha xứ, nhưng đó là chuyện của cơ cấu, của hợp tác, của ý kiến cá nhân. Mặt khác, Hội Thánh không có tính dân chủ, nghĩa là điều hành dựa trên nguyên tắc: “Mọi quyền lực từ người dân mà đến”. Trái lại, trong Hội Thánh quyền bính xuất phát từ Đầu là Chúa Kitô. Với những bất toàn nơi con người, Đức Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta nên thánh mỗi ngày. Ước mong giữa những bức bối trong giáo dân, nơi người trẻ với cha xứ, chúng ta cầu nguyện nhiều hơn cho các ngài nên những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong. Cho dẫu trong Hội Thánh còn đó những thành phần chưa hoàn thiện, chúng ta biết rằng, Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ Hội Thánh.
Thực ra khi bạn chia sẻ những bức xúc ấy, chính tôi hoặc những người trong Hội Thánh cũng cảm thấy nỗi đau. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ là vậy. Hay nói như thánh Phaolô: “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.”(1Cr 12,26). Chúng ta biết Hội Thánh có đặc tính duy nhất, nghĩa là chỉ có một Thân Thể, một Thần Khí, chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. (Ep4, 4-6). Chúng ta chỉ có một Cha trên trời và chúng ta là anh em với nhau. Trong thân thể ấy, bạn cảm thấy đau, tôi cũng cảm thấy đau, bạn vui tôi cũng vui lây. Nếu trong Hội Thánh có những mục tử, hoặc những người chưa tốt, thì không vì thế mà ta “giận cá chém thớt”, “giận cha bỏ đạo”.
Trước những câu chuyện đau lòng đang diễn ra ở nhiều giáo xứ, đức hồng y Nguyễn Văn Thuận chỉ cho ra vài phương cách để hy vọng cải thiện tình hình tốt hơn:
1/ “Trong Hội Thánh mọi người được mời gọi và có bổn phận nên thánh. Nếu con không sống thánh thiện, con đừng lên mặt canh tân Hội Thánh. Không ai có Thánh Thần mà chống lại Đức Kitô.” (ĐHV, số 267)
2/ Hội Thánh có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội Thánh có lời hứa của Chúa. Hội Thánh là một phép lạ liên lỉ. Tuy nhiên đừng vì thế mà phơi bày khuyết điểm và gương xấu cho mọi người. Cũng đừng vì đó mà tha hồ làm gương xấu, để Chúa làm phép lạ mỗi ngày. (ĐHV, số 264)
3/ Hội Thánh của giới trẻ, Hội Thánh của giới già, […] Hội Thánh của người nghèo, Hội Thánh của người giàu, Hội Thánh chấp thuận tất cả, Hội Thánh không kỳ thị ai. Kỳ thị và chia rẽ không có chỗ trong Hội Thánh. (ĐHV, số 270)
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net
 
)

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- ĐẦY TỚ VÔ DỤNG

  • 13/11 – Thứ ba tuần 32 thường niên-B.

    NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng: vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".

    Lời Chúa: Lc 17, 7-10 : TÔI CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DỤNG

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về liền bảo nó rằng: "Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa", mà trái lại không bảo nó rằng: "Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống"? Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng không.

    "Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".

    Suy Niệm 1: Tinh Thần Phục Vụ Ðích Thực

    Nhân vật nổi tiếng trong Giáo Hội hiện nay được thế giới nhắc nhớ và thương mến nhất, hẳn phải là Mẹ Terêsa Calcutta, một người đã được nhiều giải thưởng nhất: giải Magsaysay do chính phủ Phi Luật Tân dạo thập niên 60; đầu năm 1971, Mẹ lại được Ðức Phaolô VI trao giải Gioan XXIII vì hòa bình; giải thưởng Kenedy do chính phủ Hoa Kỳ tặng, tất cả số tiền nhận được, Mẹ đã dùng để xây dựng trung tâm Kenedy tại một khu ổ chuột ở ngoại ô Calcutta;

    Tháng 12/1972 chính phủ Ấn nhìn nhận sự đóng góp của Mẹ và trao tặng Mẹ giải Nêru; nhưng đáng kể hơn nữa là giải Nobel Hoà bình năm 1979, đây là giải thưởng đã làm cho tên tuổi Mẹ Têrêsa được cả thế giới biết đến, cũng như những lần khác, khi một viên chức chính phủ Ấn gọi điện thoại để chúc mừng, Mẹ đã trả lời: "Tất cả vì vinh quang Chúa".

    "Tất cả vì vinh quang Chúa", đó là động lực đã thúc đẩy Mẹ Têrêsa dấn thân phục vụ người nghèo trên khắp thế giới. Với bao nhiêu danh vọng và tiền bạc do các giải thưởng mang lại, Mẹ vẫn tiếp tục là một nữ tu khiêm tốn, nghèo khó, làm việc âm thầm giữa những người nghèo khổ nhất. Thông thường, các giải thưởng cho một người nào đó như một sự nhìn nhận vào cuối một cuộc đời phục vụ làm việc hay một công trình nghiên cứu; nhưng đối với Mẹ Têrêsa, mỗi giải thưởng là một bàn đạp mới, một khởi đầu cho một công trình phục vụ to lớn hơn và làm cho nhiều người biết đến và ngợi khen Thiên Chúa nhiều hơn.

    Qua cuộc đời của Mẹ Têrêsa, chắc chắn thế giới sẽ hiểu hơn thế nào là tinh thần phục vụ đích thực trong Giáo Hội. Một Giáo Hội càng phục vụ thì bộ mặt của Chúa Kitô phục vụ càng sáng tỏ hơn; trái lại, khuôn mặt Chúa Kitô sẽ lu mờ đi, nếu Giáo Hội chưa thể hiện được tinh thần phục vụ đích thực của Ngài.

    Tin Mừng mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay mời gọi chúng ta nhìn nhận những thiếu sót của chúng ta: có lẽ dung mạo của một Chúa Kitô phục vụ và phục vụ cho đến chết chưa được phản ảnh trên gương mặt của các Kitô hữu; tinh thần phục vụ đích thực của Kitô giáo vẫn chưa được sáng tỏ và thể hiện qua cách sống của các Kitô hữu. Chúa Giêsu đã khẳng định: "Khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm những việc bổn phận mà thôi". Ðầy tớ là người làm tất cả những mọi sự vì chủ, đầy tớ là người hoàn toàn sống cho chủ. Dĩ nhiên, ở đây, Chúa Giêsu không có ý đề cao quan hệ chủ tớ trong xã hội. Ngài đã xem quan hệ trong xã hội con người và Thiên Chúa như một quan hệ chủ tớ; Ngài đã chẳng mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa như một người Cha và mời gọi chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha đó sao?

    Như vậy, ở đây, Chúa Giêsu chỉ muốn dùng hình ảnh người đầy tớ vốn có trước mắt người Do thái, để nói lên tương quan đích thực giữa con người và Thiên Chúa, đó là con người chỉ sống thực sự khi nó sống cho Thiên Chúa mà thôi. Cái nghịch lý lớn nhất mà Kitô giáo đề ra là càng tìm kiếm bản thân, càng sống cho riêng mình, con người càng đánh mất chính mình; trái lại, càng sống cho Thiên Chúa, càng tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa, nghĩa là càng phục vụ vô vị lợi, con người càng lớn lên và càng tìm lại được bản thân; giá trị đích thực của con người như Chúa Giêsu đã dạy và đã sống chính là phục vụ một cách vô vị lợi.

    Công Ðồng Vaticanô II trong Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng" đã để lại một châm ngôn đáng được chúng ta suy niệm và đem ra thực hành: "Con người chỉ tìm gặp lại bản thân bằng sự hiến thân vô vị lợi mà thôi".

    Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại định hướng cơ bản trong cuộc sống chúng ta: đâu là mục đích và ý nghĩa cuộc sống chúng ta? đâu là giá trị đích thực mà chúng ta đang tìm kiếm và xây dựng trong cuộc sống hiện tại.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    GP Long Xuyên

    Kính chuyển:

    Hồng