Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - NGHE LỜI CHÚA LÀ CÓ PHÚC

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:tinh cao
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Oct 11 at 5:58 PM
     
     

    Thứ Bảy CN27TN-C


    NGHE Lời Chúa LÀ CÓ PHÚC

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Ge 3, 12-21

    "Các ngươi hãy tra lưỡi hái, vì mùa gặt đã tới".

    Trích sách Tiên tri Giôel.

    Ðây Chúa phán: "Các dân hãy chỗi dậy và tiến đến đồng Giosaphát: vì Ta sẽ ngự nơi đó để phán xét mọi dân tộc chung quanh. Các ngươi hãy tra lưỡi hái, vì mùa gặt đã tới. Này, các ngươi hãy xuống đi, vì bàn ép đã đầy, các chum đã tràn, vì tội ác của chúng đã gia tăng.

    "Có vô số dân tộc trong cánh đồng giết chóc: vì ngày Chúa đến trong cánh đồng giết chóc đã gần. Mặt trời mặt trăng đã ra tối tăm, các vì sao đã mất ánh sáng. Từ Sion, Chúa sẽ hét to, và từ Giêrusalem, tiếng Người sẽ vọng ra: trời đất sẽ rung chuyển và Chúa sẽ là niềm cậy trông của dân Người, là sức mạnh của con cái Israel. Các ngươi sẽ biết rằng Ta là Thiên Chúa các ngươi, đang ngự trên Sion, núi thánh của Ta: Giêrusalem sẽ là thành thánh và các ngoại kiều không còn lai vãng qua đó nữa.

    "Trong ngày ấy, sẽ xảy ra là các núi sẽ nhỏ mật ngọt, các đồi sẽ chảy ra sữa; nước sẽ chảy qua các sông ở Giuđa, mạch nước từ đền thờ Chúa sẽ chảy ra tưới suối gai góc. Ai-cập sẽ trở nên hoang vu; Iđumê sẽ trở thành rừng bị tiêu huỷ: lý do là tại chúng ngược đãi con cái Giuđa, và đổ máu vô tội trong lãnh thổ của chúng. Còn đất Giuđa sẽ có người cư ngụ đời đời, và Giêrusalem cũng sẽ có người cư ngụ từ đời nọ tới đời kia. Ta sẽ rửa sạch máu chúng mà trước Ta chưa rửa sạch, và Chúa sẽ ngự tại Sion".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 96, 1-2. 5-6. 11-12

    Ðáp: Người hiền đức, hãy mừng vui trong Chúa! (c. 12a).

    Xướng: 1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan; hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui! Mây khói và sương mù bao toả chung quanh, công minh chính trực là nền kê ngai báu. - Ðáp.

    2) Núi non vỡ lở như mẩu sáp ong trước thiên nhan, trước thiên nhan Chúa tể toàn cõi đất. Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. - Ðáp.

    3) Sáng sủa bừng lên cho người hiền đức, và niềm hoan hỉ cho kẻ lòng ngay. Người hiền đức, hãy mừng vui trong Chúa, và hãy ca tụng thánh danh Người! - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 1, 14 và 12b

    Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 27-28

    "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!" Nhưng Người phán rằng: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Related image

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XXVII hôm nay phải nói là bài Phúc Âm ngắn nhất trong các bài Phúc Âm cho phần phụng vụ lời Chúa. Vì bài Phúc Âm này chỉ có 2 câu vắn gọn mà thôi: "Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: 'Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!' Nhưng Người phán rằng: 'Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn'".

    Qua 2 câu ngắn ngủi của bài Phúc Âm này, Thánh ký Luca thuật lại cho chúng ta biết về sự kiện có một người đàn bà nghe thấy Chúa Giêsu giảng dạy thì bị cảm kích nên đã lên tiếng ngợi khen mẹ của nhà đại giảng thuyết có phúc vì đã được cưu mang ngài và cho ngài bú, thế nhưng chính vị đại giảng thuyết gia này đã đính chính về cái phúc thật mẹ của Người có được không như người đàn bà ấy tưởng nghĩ.

    Thật vậy, Chúa Giêsu có ý đề cao mẹ của Người về hạnh phúc thật nơi Mẹ không phải chỉ ở tm mức thể lý là "cưu mang" Người và cho Người "" mớm như một người mẹ bình thường, mà trên hết và trước hết ở chỗ Mẹ đã "nghe và giữ lời Thiên Chúa", bằng không Mẹ đã vĩnh viễn không xứng đáng làm Mẹ của Người và có khả năng làm Mẹ của Người, Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Đấng đến không phải để làm theo ý của mình mà là ý của Đấng đã sai Người (xem Gioan 6:38)

    Thật vậy, Mẹ Maria đầy ân phúc đã chẳng những được Thiên Chúa ở cùng, được làm Mẹ Con Đấng Tối Cao, làm Mẹ Con Thiên Chúa (xem Luca 1:28,32,34), mà còn đầy ân phúc vì đã tin (xem Luca 1:45), đã xin vâng (xem Luca 1:38), "đã theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới" (Khải Huyền 14:4), cho tới khi đứng bên Thánh Giá với con mình (xem Gioan 19:25). 

    Bản thân Mẹ Maria đầy ơn phúc chỉ biết "nghe và giữ lời Thiên Chúa", luôn đáp ứng từng tác động thần linh của Chúa nơi Mẹ, trung kiên cho đến khi Mẹ đứng bên thập giá của Chúa Kitô Con Mình là chính "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), có thể được ám chỉ nơi một số hình ảnh liên quan đến và ám chỉ về ân sủng thần linh và sự sống thần linh (mật, sữa, nước) được tiên tri Joel tiên báo trong Bài Đọc 1 hôm nay, đó là: "Các núi sẽ nhỏ mật ngọt, các đồi sẽ chảy ra sữa; nước sẽ chảy qua các sông ở Giuđa, mạch nước từ đền thờ Chúa sẽ chảy ra tưới suối gai góc".

    Những tâm hồn chỉ biết "nghe và giữ Lời Thiên Chúa" như Mẹ Maria, được Thánh Vịnh 96 ở Bài Đáp Ca hôm nay gọi là "Người hiền đức", thành phần luôn cảm thấy "mừng vui trong Chúa" là Đấng Tối Cao, là Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình, Đấng chí tôn chí ái trên hết mọi sự của họ, Đấng vô cùng đáng tôn vinh chúc tụng, như tâm thức được chất chứa trong Bài Đáp Ca hôm nay cho thấy:

    1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan; hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui! Mây khói và sương mù bao toả chung quanh, công minh chính trực là nền kê ngai báu.

    2) Núi non vỡ lở như mẩu sáp ong trước thiên nhan, trước thiên nhan Chúa tể toàn cõi đất. Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người.

    3) Sáng sủa bừng lên cho người hiền đức, và niềm hoan hỉ cho kẻ lòng ngay. Người hiền đức, hãy mừng vui trong Chúa, và hãy ca tụng thánh danh Người!

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXVIIL-7.mp3  

     

     

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CACH TRUYỀN GIÁO

 

  •  
    Chi Tran- - Oct 3 at 1:09 AM
     
     
     

    Truyền giáo bằng những cách nào?


    Ngày bạn và tôi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta cùng lãnh nhận sứ mạng ngôn sứ, nghĩa là có quyền và nghĩa vụ rao giảng Đức Kitô cho người khác. Vậy bạn và tôi, chúng ta đã làm được gì?
     
    Bạn nói rằng, bạn không có khả năng thuyết giảng, nên nghĩa vụ đó thật khó thực thi? Ồ, không phải thế đâu. Bạn có thể rao giảng bằng chính con người bạn, với tất cả những gì bạn là, bạn có. Bạn là hình ảnh của Thiên Chúa, là tác phẩm đẹp nhất, duy nhất, hoàn hảo nhất trong mắt Đấng Sáng Tạo nên bạn. Bạn hãy tự hào về điều đó. Bạn hãy tin vào chính mình, để nói cho người khác biết rằng, giống như bạn, họ cũng là tác phẩm tuyệt vời, là kết tinh tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, cả con người bạn là một lời rao giảng ý nghĩa nhất.
     
    Hãy truyền giáo bằng một đôi mắt biết xót thương. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Bằng một cái nhìn yêu thương, thông cảm, bạn đã gửi đi một thông điệp tình yêu, bắc thêm một nhịp cầu bác ái. Tình yêu đó chẳng phải bắt nguồn từ ngọn lửa mà Đức Kitô đã ném vào thế gian hay sao?
     
    Hãy truyền giáo bằng một đôi tai biết lắng nghe. Bạn sẽ là điểm tựa cho ai đó trút bầu tâm sự. Chỉ cần lắng nghe thôi, nỗi niềm của họ đã vơi đi nhiều.
     
    Hãy truyền giáo bằng một đôi môi mỉm cười. Nụ cười là mở đầu cho một câu chuyện, là khởi đầu cho một mối tình thân. Nụ cười xóa tan khoảng cách. Nụ cười kéo chúng ta lại gần nhau. Cười để trao ban niềm hạnh phúc. Đừng ngại ngần trao tặng nụ cười nhé.
     
    Hãy truyền giáo bằng một đôi tay hướng ra xa. Đừng co cụm, nhưng hãy vươn đến những người quanh bạn. Khi đặt trên vai một người đang chán nản, đôi tay bạn sẽ đem lại hy vọng và bình an. Đó chính là hình ảnh đôi tay chữa lành của Đức Giêsu.
     
    Hãy truyền giáo bằng một đôi chân đang rảo bước. “Đẹp thay những bước chân người, những bước chân rao truyền tin vui, tin bình an cho khắp muôn nơi”. Đôi chân kề cạnh đôi chân, để giúp nhau cùng bước qua những nẻo đường gồ ghề, sỏi đá.
     
    Và cuối cùng, hãy truyền giáo bằng một trái tim thổn thức. Trái tim ấy rung lên khi gặp những cảnh đời khốn khổ. Trái tim ấy thôi thúc đôi chân bước tới ra khỏi nơi an toàn của mình, để luôn sẵn sàng cho đi. Trái tim ấy đón nhận tha nhân bằng một tình yêu quảng đại. Trái tim ấy chính là họa ảnh của Trái Tim Đấng Thánh đang mở rộng trao ban đến cùng trên cây thập tự.
     
    Bạn tôi thân mến. Bạn mang nơi mình hình ảnh tuyệt vời của Thiên Chúa Tình Yêu. Vậy thì truyền giáo không phải là làm cho hình ảnh đó lớn lên mãi trong bạn hay sao? Hãy để ánh sáng Thần linh của Thiên Chúa nơi chính con người bạn thu hút tha nhân về với Nguồn Mạch Ánh Sáng.
     
    Hạt Giống Âm Thầm
     

     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - SỬA LỖI CHO NHAU

  •  
    Chi Tran - Sep 27 at 5:01 AM
     


     
     

    SÁU CÂU HỎI ĐỂ SỬA LỖI CHO NGƯỜI ANH EM TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

     

    Chúng ta không biết khi nào, làm thế nào và lỗi nào thì cần sửa cho người anh em? Linh mục giáo sư thần học Dominique-Benoît de La Soujeole, Dòng Đa Minh sẽ giúp chúng ta.

     

     

    1- Cách nào tốt nhất để sửa lỗi người anh em?

    KHÔNG CÓ CÔNG THỨC PHÉP LẠ

    Việc sửa lỗi tùy thuộc vào người phạm lỗi, tùy mức độ nặng nhẹ cũng như tùy lúc nào là lúc thuận tiện… Linh mục Dominique-Benoît lưu ý, sửa “lỗi nhẹ” và sửa “tội trọng” khác nhau. Hình thức để sửa cũng rất quan trọng. Khi Thánh Têrêxa Avila thấy chị em mình sai, ngài phát triển một đức tính ngược lại: hành động tốt hơn. Còn các Giáo phụ sa mạc thì nhiều mưu kế hơn. Viện phụ Poemen kể câu chuyện sau: “Một tu sĩ thường ăn cơm với một đồ đệ, người đồ đệ này thường có thói quen gác chân lên bàn ăn. Trong một thời gian dài, viện phụ âm thầm chịu đựng không nói gì. Cuối cùng, chịu không được, cha đến gặp một viện phụ cao niên. “Đem anh đó đến cho tôi!” Khi đến giờ ăn, người đồ đệ chưa kịp làm gì thì viện phụ cao tuổi gác hai chân lên bàn. Anh đồ đệ trẻ rất khó chịu. “Thưa cha, cha làm vậy là không được!” Viện phụ vội rút hai chân về và nói: “Con có lý.” Về với thầy của mình, người đồ đệ không bao giờ làm chuyện bất lịch sự này nữa.” Có thể dùng một đoạn Sách Thánh phù hợp, một bài viết khôn ngoan, một câu chuyện ngắn, hạnh các thánh hay các châm ngôn của các Tổ phụ sa mạc để sửa lỗi. Cách thường dùng nhất vẫn là thẳng thắn thảo luận, trực tiếp và ngay lập tức.

    Và cụ thể?

    Đừng rắc rối vô ích: để sửa một người bạn hay một người thân, gặp nhau vài phút trong căn phòng phù hợp, tránh những cặp mắt tò mò là đủ. Ông Guillaume, một cựu trưởng hướng đạo cho biết: “Tôi đã sửa một vài lần, tôi hẹn ở nhà tôi bên ly bia, vừa thoải mái vừa nghiêm túc.” Nơi chốn và bầu khí là quan trọng. Không nên “kẻ đứng trong người đứng ngoài” hay “người ngồi người đứng”, như thế không tốt. Bà Claire và chồng là Xavier giải thích: “Thường thường chúng tôi ngồi ở bàn, sau khi chúng tôi nhắc cho nhau nhớ, mình ở đây là để giúp nhau, chứ không phán xét nhau.” Nếu có chuẩn bị trước thì sẽ tốt hơn. Nhưng cũng có thể thẳng thắn hoặc ngẫu nhiên và phải tùy theo phản ứng của người kia. Ông Guillaume có kỹ thuật riêng của mình: “Tôi luôn đưa ra các thất bại riêng của mình để người kia thấy, như thế để chứng tỏ không ai là thánh.” 

    2- Có phải theo bốn giai đoạn Chúa Giêsu đưa ra không? Nhất là đoạn cuối? 

    KHÔNG CÓ TỰ ĐỘNG

    Linh mục Dominique-Benoît lưu ý ngay: “Tin Mừng không đưa ra các thủ tục nghiêm ngặt như các thủ tục của bộ luật dân sự.” Linh mục giải thích: “Các giai đoạn trong Tin Mừng Thánh Mát-thêu muốn chứng tỏ cho thấy, tội, dù trước hết là của cá nhân, nhưng nó có ảnh hưởng trên cộng đoàn và cộng đoàn bị tổn thương.” Tin Mừng Thánh Mát-thêu mang tính giáo hội học nhất trong bốn Tin Mừng, tổn thương trên cá nhân người phạm tội cũng là tổn thương cho toàn giáo hội. Đức Bênêđictô XVI đã khẳng định: “Sự tồn tại của chúng ta liên kết với sự tồn tại của người khác, trong chuyện tốt cũng như chuyện xấu; tội cũng như tình thương đều có chiều kích xã hội”. Chính vì vậy mà Thánh Mát-thêu nhấn mạnh đến hai khía cạnh, cá nhân và giáo hội. Giai đoạn cuối (Nếu Hội thánh mà họ cũng không nghe, thì hãy kể họ như người ngoại hay người thu thuế) là một trong các nền tảng của Sách Thánh để thi hành vạ tuyệt thông. Linh mục Dominique-Benoît nêu rõ: “Điều này không nhất thiết phải can thiệp và lại càng không phải là chuyện tự động. Nó phải đáp ứng các điều kiện rõ ràng của công lý và phải rất thận trọng. Lỗi phải rất nặng và tạo tai tiếng nặng cho cộng đoàn”.

    3- Trên lỗi nào cần sửa trong tinh thần anh em? 

    TẤT CẢ TỘI LÀM GIẾT ĐỨC BÁC ÁI

    Linh mục Dominique-Benoît nêu rõ: “Sửa lỗi trong tinh thần anh em liên quan đến tất cả các tội, dù nhẹ hay nặng, bởi vì mọi tội đều làm tổn thương, thậm chí còn giết chết đức bác ái.” Như thế không nên chỉ sửa lỗi nặng; cũng phải sửa các lỗi nhẹ vì các lỗi này có thể dẫn đến việc phạm các lỗi nặng hơn. Thánh Âugutinô đã viết: “Cọng cỏ nhỏ là gốc của cái xà, vì cái xà sinh từ cọng cỏ. Khi tưới cho cọng cỏ này là mình làm cho cái xà lớn lên”. Linh mục giải thích: “Chẳng hạn tội tham ăn mới đầu có thể do thiếu điều độ khi uống, nhưng nếu không sửa đổi thì có thể phát triển thành mối tội đầu”.

    4- Chúng ta có thể sửa lỗi vợ chồng, người chủ, các con khi đã trưởng thành không? 

    CÓ, NHƯNG PHẢI RẤT TẾ NHỊ

    Sửa lỗi trong tinh thần anh em chỉ có thể làm giữa hai người bình đẳng về mặt tinh thần, nghĩa là không ai có thẩm quyền trên người kia. Linh mục giải thích: “Đó là trường hợp bình đẳng giữa hai vợ chồng, giữa anh chị em, giữa những người đã được rửa tội trong cộng đoàn. Ví dụ, cha xứ là người đã rửa tội, tôi, giáo dân cũng đã rửa tội, nếu tôi thấy cha phạm một lỗi chống lại đạo đức chung trong Giáo hội, thì việc sửa lỗi trong tinh thần anh em có chỗ đứng ở đây. Nếu không có bình đẳng thì khi đó sửa lỗi trong tinh thần cha con (bề trên và cấp dưới)”. Tuy nhiên nếu cấp dưới thấy bề trên phạm một lỗi chống lại đạo đức chung của mọi người, thì họ có thể nói với cấp trên của mình, trong cương vị là anh em thì khi đó họ được xem bình đẳng”. Còn quan hệ giữa cha mẹ con cái, người cha, người mẹ sẽ sửa lỗi khi con chưa trưởng thành. Khi con đã trưởng thành thì sửa lỗi sẽ trong tinh thần anh em vì khi đó con đã người lớn và có được bình đẳng về mặt tinh thần. “Nhưng phải rất tế nhị: kinh nghiệm mà cha mẹ có trong cuộc sống, dù con đã lớn, các con cũng cảm thấy cha mẹ có một ưu thế nào đó.”

    5- Và nếu tôi không thuyết phục được người anh em, tôi phải kiên trì hay rút lui?

    PHẢI CẨN THẬN PHÂN ĐỊNH

    Thánh Âugutinô, được lặp lại bởi Thánh Tôma Aquinô, thừa nhận có thể rút lui và sửa lỗi với ba lý do: 1. “Bởi vì chúng ta nên chờ lúc thích hợp hơn”; 2. “Bởi vì chúng ta sợ họ trở nên xấu hơn”; 3. “Bởi vì chúng ta sợ nếu làm áp lực trên họ, họ sẽ xa đức tin”. Thánh Tôma nói thêm, nếu “bị trở ngại trong việc sửa lỗi thì việc sửa lỗi trong tinh thần anh em không còn là điều tốt nữa”. Linh mục Dominique-Benoît phân tích: “Việc sửa lỗi trong tinh thần anh em cũng như việc thực thi mọi đức hạnh (ở đây là đức bác ái của lòng thương xót) phải được giải quyết bằng đức tính thận trọng. Đức tính thận trọng có hai khía cạnh. Về mặt trí tuệ, nó đánh giá cao trường hợp cụ thể trên quan điểm của sự thật: hành vi người anh em vi phạm là một tội, tự bản chất và trong hoàn cảnh chính xác nào? Nhưng đức tính thận trọng cũng là một đức tính đạo đức (đầu tiên) trong nghĩa, nó phải đánh giá cao các điều kiện có thể thành công, trong trường hợp cụ thể này, hành vi được đề nghị, đó là sửa lỗi. Nếu về mặt trí tuệ, sau khi đã kiểm và thấy đây đúng là một tội, thì về mặt đạo đức phải đặt câu hỏi sau: tôi phải can thiệp bây giờ không? Tôi có phải là người được đặt đúng chỗ để làm không? Nếu không, tôi có phải báo cho một người đúng chỗ hơn tôi không? Nếu có, thì làm sao có được cách tốt nhất để chuyện này được thực hành tốt nhất? Nói cách khác, việc can thiệp của tôi phải được lượng định một cách nghiêm túc”. 

    6- Trước khi khuyên bảo người khác, mình có phải quét nhà mình trước không? 

    CỌNG RÁC VÀ CÁI XÀ

    Tin Mừng đã nói tất cả. “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt mình thì lại không để ý tới? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (Mt 7, 3-5). Khi chúng ta đến gần người anh em mình để sửa, chúng ta không tự cho mình là người hoàn toàn và ở ngoài mọi chỉ trích. Sửa lỗi trong tinh thần anh em không phải là phán xét nhưng là anh em giúp nhau. “Tôi cũng vậy, tôi cũng để người khác sửa lỗi cho tôi, và có thể ngay chính người anh em mà tôi sửa cho họ.”

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

     

     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ĐTC - TRUYỀN GIÁO

 

  •  
    Tinh CaoOct 1 at 11:12 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ

    GIẢNG KHAI MẠC THÁNG TRUYỀN GIÁO NGOẠI LỆ - THÁNG 10/2019

     Pope Francis imparts a blessing during the celebration of Vespers for the feast of St Therese of Lisieux in the Vatican Basilica, Oct. 1, 2019. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

     TRONG BUỔI KINH CHIỀU NGÀY LỄ THÁNH TIỂU THIÊN-SA 1/10/2019,

    VỊ THÁNH ĐỒNG QUAN THÀY (với thánh Phanxicô Xavier) CỦA CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO

      

     

     

    Đề Tài

     

    Được thánh tẩy và sai đi: Giáo Hội của Chúa Kitô truyền giáo trên thế giới

     

     

    Trong dụ ngôn chúng ta vừa nghe, Chúa tỏ ra như là một người trước khi lên đường đã gọi các người đầy tớ của mình đến để trao phó tài sản của mình cho họ (cf. Mt 25:14). Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta những kho tàng trọng đại nhất của Ngài, đó là sự sống của chúng ta và sự sống của những người khác. Ngài đã ký thác một số tặng ân khác nhau nào đó cho mỗi một người chúng ta. Những tặng ân này, những tài năng này, không phải là một cái gì đó cần được lưu giữ ở một nơi an toàn, mà là một ơn gọi thực sự: Chúa gọi chúng ta để làm cho tài năng của chúng ta sinh hoa kết trái, một cách vững mạnh và sáng tạo. Thiên Chúa sẽ không hỏi chúng ta rằng chúng ta có khư khư bảo trì sự sống và đức tin của chúng ta hay chăng, mà là chúng ta có tiến bước và liều thân cho dù có bị mất mặt. Tháng Truyền Giáo ngoại lệ này cần phải thôi thúc chúng ta và tác động chúng ta trở thành chủ động trong việc hành thiện. Không phải là các viên chức thị thực đức tin và là các bảo quan viên ân sủng mà là thành phần thừa sai truyền giáo.

    Thế nhưng người ta làm thế nào để trở thành một tay thừa sai truyền giáo? Bằng việc sống như là các chứng nhân: việc làm chứng bằng đời sống nhận biết Chúa Kitô của chúng ta. Chứng từ là từ ngữ chính yếu, một từ ngữ có cùng một gốc tự với chữ "tử đạo". Các vị tử đạo là thành phần chứng nhân đức tin chính yếu: không phải bằng lời nói của các vị mà bằng sự sống của các vị. Các vị biết rằng đức tin không phải là một thứ tuyên truyền hay dụ giáo: nó là một tặng ân đáng trân trọng của đời sống con người. Các vị sống bằng việc loan truyền bình an và niềm vui, bằng việc yêu thương mọi người, ngay cả kẻ thù của các vị, vì yêu mến Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nào, những con người nhận thức được rằng chúng ta là con cái của Cha trên trời, cứ câm nín về niềm vui được yêu thương, niềm tin luôn được trân quí trước nhan Thiên Chúa hay chăng? Đó là một sứ điệp mà nhiều người đang chờ đợi để nghe. Và đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta hãy tự vấn mình xem tháng này tôi là một chứng nhân tốt lành ra sao?

    Ở cuối dụ ngôn này, Chúa đã diễn tả người đầy tớ dấn thân là "tốt lành và trung tín", và người đầy tớ sợ sệt là "gian ác và lười biếng" (cf. vv.21.23.26). Tại sao Thiên Chúa lại quá ác nghiệt với người đầy tớ sợ sệt này? Hắn đã làm gì xấu xa? Sự dữ của hắn đó là không hành thiện; hắn đã phải tội bỏ qua. Điều này có thể là một thứ tội của cả một cuộc đời, vì chúng ta được ban cho sự sống không phải để chôn vùi nó đi, mà là dùng nó làm một cái gì đó; không được giữ lấy cho bản thân chúng ta, mà là trao tặng nó đi. Ai đứng với Chúa Giêsu thì đều biết rằng chúng ta giữ được những gì chung ta cho đi; chúng ta chiếm hữu những gì chúng ta cống hiến cho người khác. Cái bí quyết để sở hữu sự sống đó là trao tặng nó đi. Sống bằng việc bỏ qua là chối bỏ ơn gọi của chúng ta: bỏ qua - omission là những gì trái ngược với sứ vụ - mission.

    Chúng ta phạm tội bỏ qua tức là phạm đến sứ vụbất cứ khi nào, thay vì làm lan tràn niềm vui thì chúng ta lại nghĩ về bản thân chúng ta như là thành phần nạn nhân, hay nghĩ rằng không ai yêu chúng ta hoặc hiểu chúng ta. Chúng ta phạm đến sứ vụ khi chúng ta chiều theo những gì là thoái thác: "Tôi không thể làm điều này: tôi chưa sẵn sàng làm điều ấy". Làm sao lại như thế được chứ? Thiên Chúa đã ban cho anh chị em các tài năng, nhưng anh chị em lại nghĩ mình quá nghèo nàn đến độ anh chị em không thể làm cho một người duy nhất nào đó trở nên giầu có? Chúng ta phạm đến sứ vụ khi chúng ta than phiền và cứ nói rằng mọi sự đều xẩy ra từ xấu đến tệ, trên thế giới và trong Giáo Hội. Chúng ta phạm đến sứ vụ khi chúng ta trở thành nô lệ cho những thứ sợ hãi làm bất động chúng ta, khi chúng ta để cho bản thân mình bị bại liệt bởi nghĩ rằng "các sự thể sẽ chẳng bao giờ đổi thay".  Chúng ta phạm đến sứ vụ khi chúng ta sống sự sống như là một gánh nặng hơn là một tặng ân, khi chúng ta lấy bản thân mình cùng với các quan tâm của chúng ta làm tâm điểm, chứ không phải là anh chị em của chúng ta, những con người đang chờ để được yêu thương.

    "Thiên Chúa yêu chuộng kẻ hân hoan cho đi" (2Cor 9:7). Ngài yêu thích Giáo Hội dấn thân. Nếu không lên đường không phải là Giáo Hội. Một Giáo Hội lên đường, một Giáo Hội truyền giáo là một Giáo Hội không phung phí thời gian than van về những gì sai lạc, về việc mất mát tín hữu, về những giá trị của thời điểm nào đó giờ đây thành quá khứ. Một Giáo Hội không tìm kiếm những ốc đảo an toàn để cư trú bình an, mà mong được làm muối đất và men đời. Vì Giáo Hội biết rằng đó là sức mạnh của mình, sức mạnh của chính Chúa Giêsu: không phải là những gì thích đáng về xã hội hay về cơ cấu, mà là tình yêu thương khiêm hạ và nhưng không.

    Hôm nay chúng ta bắt đầu Tháng 10 Truyền Giáo với nhóm 3 người đầy tớ đã sinh nhiều hoa trái. Thánh Therèse Hài Đồng Giêsu cho chúng ta thấy đường đi: chị đã làm cho lời cầu nguyện trở thành nhiên liệu cho hoạt động truyền giáo trên thế giới này. Đây cũng là Tháng Mân Côi: chúng ta cầu nguyện ra sao cho việc truyền đạt Phúc Âm và việc chúng ta hoán cải từ thái độ bỏ qua đến sứ vụ? Rồi tới Thánh Phanxicô Xavier là vị có thể là nhà thừa sai cao cả nhất trong mọi thời đại, sau Thánh Phaolô. Ngài cũng thôi thúc chúng ta: chúng ta có thể xuất thân và từ bỏ những thoải mái của mình vì Phúc Âm hay chăng? Sau hết là Đấng Đáng Kính Pauline Jaricot, một lao công đã hỗ trợ các việc truyền giáo bằng hoạt động hằng ngày của mình: bằng những dâng cúng từ lương bổng của ngài, ngài đã giúp đặt nền móng cho Chư Hội Thừa Sai của Tòa Thánh. Chúng ta có thực hiện tặng ân hằng ngày để thắng vượt tình trạng phân ly giữa Phúc Âm và đời sống hay chăng? Xin chúng ta làm ơn đừng sống một thứ đức tin "phòng thánh / sacristy".

    Chúng ta được đồng hành bởi một nữ tu, một vị linh mục và một nữ giáo dân. Các vị nhắc nhở chúng ta rằng không ai được loại trừ khỏi sứ vụ của Giáo Hội. Phải, trong tháng này, Chúa đang kêu gọi anh chị em, vì anh chị em là những người làm cha làm mẹ trong các gia đình; anh chị em là giới trẻ đang mơ tưởng những điều cao cả; anh chị em là những người đang làm ở công xưởng, ở cửa tiệm, ở nhà băng hay ở nhà hàng; anh chị em là những người bị thất nghiệp; anh chị em đang nằm trong nhà thương.... Chúa đang xin anh chị em trở thành một tặng ân bất cứ anh chị em là ai, và như anh chị em là, với hết mọi người chung quanh anh chị em. Ngài đang xin anh chị em đừng chỉ đi qua cuộc đời mà là cống hiến cuộc sống; đừng phàn nàn về cuộc sống mà là thông cảm với nước mắt của tất cả những ai chịu khổ đau. Hãy can đảm lên! Chúa đang mong đợi những điều cao cả từ anh chị em. Ngài cũng đang mong đợi một số trong anh chị em can đảm lên đường và đi đến bất cứ nơi nào bị hụt hẫng phẩm giá và niềm hy vọng nhất, cho muôn dân - ad gentes, nơi mà quá nhiều người vẫn còn sống thiếu niềm vui của Phúc Âm. Chúa sẽ không để anh chị em lẻ loi một mình trong việc làm chứng; anh chị em sẽ khám phá ra rằng Thánh Linh đã đi trước anh chị em và dọn đường cho anh chị em. Hãy can đảm lên, hỡi anh chị em! Hãy can đẻm lên, hỡi Mẹ Hội Thánh! Hãy tái khám phá ra hoa trái của anh chị em nơi niềm vui của sứ vụ!

     https://zenit.org/articles/pope-francis-stresses-witness-in-opening-of-extraordinary-missionary-month/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

    ---------------------------

     

     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CẦU CHO THẾ GIỚI

Xin Thiên Chúa ban bình an cho thế giới

Trước tiên, cha khuyên hãy cầu xin, khẩn nguyện, kêu van và tạ ơn cho mọi người: cho vua chúa, và tất cả những bậc vị vọng, để chúng ta được sống bằng yên vô sự, trong tinh thần đạo đức và thanh sạch. Đó là điều tốt lành và đẹp lòng Đấng Cứu Độ chúng ta là Thiên Chúa. Người muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến nhận biết chân lý.
 
Vì chỉ có một Thiên Chúa, và một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, là Đức Giêsu Kitô, cũng là con người. Người đã phó mình làm giá cứu chuộc thay cho mọi người, để nên chứng tá trong thời của Người, mà vì chứng tá đó, cha đã được đặt lên làm kẻ rao giảng, làm Tông đồ (cha nói thật chứ không nói dối), và làm Thầy dạy dân ngoại trong đức tin và chân lý. Vậy cha muốn rằng những người đàn ông cầu nguyện trong mọi nơi, hãy giơ lên hai tay thanh sạch, không oán hờn và cạnh tranh. (1 Tm 2, 1-8).
 
—————————————————————————-
 
** Chúng ta hết thảy nhớ cầu nguyện đọc kinh sớm hôm xin Thiên Chúa cho các tổng thống, thủ tướng, và tất cả những bậc vị vọng trên khắp toàn thế giới, để chúng ta được sống bằng yên vô sự, trong tinh thần đạo đức và thanh sạch. Đó là điều tốt lành và đẹp lòng Đấng Cứu Độ chúng ta là Thiên Chúa. Người muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến nhận biết chân lý. Nhất là những quốc gia còn cộng sản, nhờ sự cầu nguyện liên lỉ của chúng ta sẽ làm cho Thiên Chúa động lòng thương xót mà thay đổi được lòng người của những người lãnh đạo vô thần như ông Gorbachev của nước Nga trước đây và bức tường thành của nước Đức đã bị đập đổ.
 
** Quan trọng không kém là chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cho tất cả hàng linh mục (là tông đồ của Chúa), làm Thầy dạy cho dân ngoại nhận biết Thiên Chúa trong đức tin và trong chân lý. Trong gương sáng bằng sự chứng minh thiết thực và chân thật qua việc làm tử tế và qua cuộc sống tỏa chiếu của các ngài. Bằng cuộc sống khiêm nhường, lời khuyên chân tình thật sự với lòng thương cảm đến kẻ khốn cùng – Để từ đông sang tây, từ bắc vào nam người người ai cũng trở thành con cái xứng đáng của một Thiên Chúa duy nhất trên thế gian này.
 
** Trong tình tương thân, tương ái; đùm bọc lẫn nhau không kỳ thị chủng tộc, màu da hay tôn giáo mà chỉ là đơn thuần sống trong tình yêu Thiên Chúa. Chắc hẳn Thiên Chúa Người sẽ vui mừng khôn xiết, có thế thì từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội và cả một quốc gia nhỏ cũng như to lớn, người người sẽ có hạnh phúc đích thực dù chỉ là hằng ngày dùng đủ thôi nhưng được sống trong ân nghĩa Chúa thì có bình an hơn không?. Nhà nhà thôi tranh chấp; người người thôi chém giết nhau; thánh chiến sẽ chấm dứt; Hòa Bình và Công Lý sẽ lên ngôi.
 
** Vì bấy giờ có phải chúng ta sẽ chỉ có một Thiên Chúa duy nhất làm Vua trong trái tim, trong khối óc của chúng ta mà thôi không?. Sự dữ sẽ biến khỏi mặt đất và rồi khắp nơi nơi sẽ chỉ có yêu thương và yêu thương. Hy vọng rằng hết thảy con cái Chúa từ từ sẽ nhận thấy rằng mọi thứ đam mê trên trần gian này sẽ không là mãi mãi; sẽ không cho hạnh phúc muôn đời mà không gì hạnh phúc cho bằng niềm vui của các bậc cha mẹ là có những đứa con ngoan ngoãn, thật thà và biết kính sợ Thiên Chúa. Amen.
 
**
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
21 tháng 9, 2019
Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

 

 

------------------------------------