Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -22 CÂU CHÂM NGÔNN

  •  CHI TRAN
     
    Apr 14 at 10:37 PM
     
    22 CHÂM Ngôn của thánh nhân Công giáo


    Ảnh cùng dòng

     
     

    22 câu châm ngôn của thánh nhân Công giáo

     

    • 1. Thập giá vác trên vai thường nhẹ hơn thập giá kéo lê - T. Têrêxa Avila.

    • 2. Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Thabor, mà là cùng với GIÊSU ta treo lên đồi Canvê - T. Têrêxa Lisieux.

    • 3. Con không xin cho mình khỏi đau khổ, nhưng chỉ xin Ngài đừng bỏ con trong khổ đau - T. Bernadette.

    • 4. Có đức tin là ký vào một tờ giấu trắng và để Thiên Chúa muốn viết gì vào đó tùy Người - T. Augustinô.

    • 5. Chúng ta sẽ an toàn vượt qua giông tố, bao lâu niềm tin của chúng ta còn gắn chặt vào Thiên Chúa - T Phanxicô Salêsiô.

    • 6. Khi mọi người bỏ rơi chúng ta, chúng ta hãy phó thác tất cả cho Thiên Chúa - T. Sophle Barat.

    • 7. Hãy để Thiên Chúa điều khiển chiếc thuyền nhỏ bé của chúng ta, nếu nó hữu ích, thì Người sẽ giữ nó khỏi bị đắm - T. Vincent De Paul.

    • 8. Người giàu có đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa - T. Thomas D'Aquin.

    • 9. Làm theo thánh ý của Chúa chưa đủ, mà phải làm một cánh vui vẻ và nhiệt tình - T. Fancols De Sale.

    • 10. Lao động phải được nhận thức và sống như một thiên chức, một sứ mạng, một sự góp phần vào nền văn minh của nhân loại - T. Gioan XXIII.

    • 11. Sự vĩ đại của bác ái không được đo lường theo số lượng mà theo sự phóng đạt của tâm hồn - T. Chrysostone.

    • 12. Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình - T. Têrêxa Calcutta.

    • 13. Tha thứ một sự bất công, là nâng mình lên tột đỉnh của nhân đức, là vượt trên bản tính tự nhiên, là bắt chước Thiên Chúa - T. Gregolre De Nysse.

    • 14. Không tốt với người hung dữ là chưa tốt hoàn toàn - T. Phanxicô Assisi.

    • 15. Cho người đói khổ điều họ cần, chính là trả của lại cho họ chứ không phải cho họ cái thuộc về chúng ta - T. Gregolre Le Grand.

    • 16. Càng lãnh nhận nhiều càng kết toán nhiều - T. Gregolre.

    • 17. Phân phát bánh cho người đói ăn là tốt, nhưng tốt hơn là đừng để ai phải đói ăn - T. Augustinô.

    • 18. Miếng bánh bạn giữ lại là của người đói khổ, cái áo bạn cất trong vali là của kẻ trần trụi - T. Basile.

    • 19. Tình yêu có đôi chân đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để thấy bất hạnh và thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng than thở của tha nhân - T Augustinô.

    • 20. Chúa không cần việc làm của chúng ta. Ngài chỉ muốn tình yêu thúc đẩy những việc làm ấy - T. Têrêxa Avila.

    • 21. Cứ yêu rồi làm điều gì mình muốn - T. Augustinô.

    • 22. Tôi được sinh ra là sống cho những gì cao quý hơn - T. Talitlao Koka.

     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - THỨ BẢY CN3MC-C

  •  
    Chi Tran

    Ảnh cùng dòng

    Cầu nguyện trong sám hối.

    30/03 – Thứ bảy tuần 3 Mùa Chay.

    "Người thu thuế ra về được khỏi tội".

     

    Lời Chúa: Lc 18, 9-14

    Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác:

    "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi".

    Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội".

    Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

     


    SUY NIỆM : KHIÊM TỐN THẬT THÌ MỚI ĐƯỢC THA THỨ (Lc 18,9-14)

    Có một câu chuyện kể rằng: một ông giáo dân nọ nổi tiếng là đạo đức với những câu chuyện về lòng quảng đại, giúp đỡ của ông cho người nghèo. Ông được nhiều người ca tụng là người tốt lành, thánh thiện, nhất là khiêm tốn khi quảng đại giúp đỡ người cùng khốn mà không cần đến danh vọng...

    Chính bản thân ông cũng nghĩ mình như thế! Tuy nhiên, đến lúc về già, ông đến gặp cha xứ và tâm tình với ngài rằng: “Cả cuộc đời con đã hy sinh cho Chúa, Giáo Hội và mọi người, con không hề tính toán thiệt hơn, bởi xác tín rằng: mọi sự con có là bởi Chúa”. Nhưng ngay sau đó, ông xin cha xứ một đặc ân, đó là: khi ông chết, cho ông được chôn ở gầm bàn thờ!

    Câu chuyện mang tính ngụ ngôn, nhưng thực tế, trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn đó rất nhiều người có tư tưởng khiêm tốn như ông lão trong câu chuyện trên. Thiết nghĩ, một lần khiêm tốn kiểu đó phải chăng bằng bốn lần kiêu ngạo! Nó thật giống với người Pharisêu trong bài Tin Mừng hôm nay.

    Dụ ngôn kể về việc hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một Pharisêu và một thu thuế. Hai người này là điển hình của hai thành phần cực đoan, thái quá trong dân Dothái thời bấy giờ.

    Với nhóm Pharisêu thì bảo thủ, kiêu ngạo, tự coi mình là người thành toàn, nắm toàn bộ lề luật và trở thành kiểu mẫu cho mọi người. Điều này được chứng minh qua lời cầu nguyện của ông với Thiên Chúa. Ông kể lể: “Con không gian tham, không bất công, không ngoại tình, không như người thu thuế đằng sau”; “một tuần ăn chay hai lần và dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”.

    Còn người thứ hai, bác thu thuế. Người thu thuế thì ai cũng biết, biết về tội ác của ông là phản bội và cấu kết với đế quốc La mã để hà hiếp, bóc lột, vơ vét của cải nhân dân. Vì thế, họ bị dân chúng khinh bỉ vì tội công khai của họ. Chính vì lý do đó, nên chúng ta dễ hiểu là tại sao ông thu thuế này lại đứng đằng xa, không dám ngẩng đầu lên, vừa đấm ngực vừa cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.

    Kết cục, hai người ra về và người thu thuế thì được Chúa nhận lời, còn người Pharisêu thì không những không được Chúa nhận lời mà lại còn phạm thêm tội vì coi khinh người khác ngay khi cầu nguyện.

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: đừng bao giờ coi khinh người khác khi cầu nguyện. Không được phán xét anh chị em của ta, trong khi mình cũng là kẻ có tội. Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên với Chúa chứ không phải quy về mình.

    Hãy khiêm tốn thật lòng như người thu thuế, Chúa cần những tâm hồn trung thực và thật tâm như vậy, bởi vì tình thương của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của con người, chỉ cần con người thống hối ăn năn thì dù tội có đỏ như son thì Chúa cũng làm cho trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, Chúa cũng làm cho trắng như bông.

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết “xé lòng chứ đừng xé áo” để đáng được Chúa tha thứ mọi tội lỗi. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     

    --------------------------------
     

NGƯỜI TIN HỮU TRƯỞNG THÀNH - CN8TN-C

  •  
    Chi Tran
     
    Ảnh cùng dòng

     
    Cây tốt sinh trái tốt.

    03/03 – Chúa Nhật 8 Thường Niên năm C.

    "Miệng nói những điều đầy ứ trong lòng".

     

    Lời Chúa: Lc 6, 39-45

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? Môn đệ không trọng hơn Thầy: nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi.

    "Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh', trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi? Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi.

    "Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu; và ngược lại, cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả ở bụi gai, và cũng không hái được trái nho nơi cây dâu đất. Người hiền, bởi lòng tích chứa điều lành, nên phát xuất sự thiện; và kẻ dữ, bởi tích đầy lòng ác, nên phát xuất điều ác: vì lòng đầy, thì miệng mới nói ra".

     

    CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN C

    Lời Chúa: Hc 27,4-7; 1Cr 15,54-58; Lc 6,39-45

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Cọng rơm và cái xà

    Sống trên đời, chúng ta giống như một người đeo hai cái giỏ. Cái giỏ phía trước mặt thì đựng những sai lỗi của người khác, còn cái giỏ phía sau lưng thì chất đầy những sai lỗi của bản thân.

    Vì thế, chúng ta thường nhìn thấy rất rõ những sau lỗi của người khác để rồi lên tiếng phê bình một cách gay gắt và chỉ trích một cách thậm tệ.

    Trong khi đó, những sao lỗi của bản thân thì lại chẳng nhìn thấy. Và nếu có nhìn thấy chăng nữa, thì cũng sẽ đưa ra một ngàn lẻ một lý do để bênh vực và bào chữa:

    - Vì thế này, bởi thế kia, tại thế nọ… nên mới ra nông nỗi. Còn nếu cứ như thế này, cứ như thế kia, cứ như thế nọ… thì đâu đến nỗi.

    Chúng ta nên nhớ một câu danh ngôn của người Pháp:

    - Avec les “si”, on peut mettre Paris dans une bouteille. Có nghĩa là với những chữ “nếu”, người ta có thể bỏ cả thành phố Paris vào trong một cái chai.

    Sở dĩ như thế nhiều khi chỉ vì cái dã tâm, cái ác ý của chúng ta mà thôi. Thực vậy, rất nhiều lần chúng ta đã muốn vùi dập người khác xuống tận bùn đen, còn bản thân chúng ta thì lại muốn được ca tụng, được vượt trổi lên đến tận mây xanh.

    Sự ghen ghét làm mờ cả đôi mắt chúng ta , như tục ngữ đã diễn tả:

    - Việc người thì sáng, còn việc mình thì quáng.

    - Chân mình những phẩm lê nhê,

    Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

    Đáng lẽ ra chúng ta phải cư xử nghiêm khác với bản thân mình mà rộng rãi với người khác, thì chúng ta lại hành động trái ngược lại, cư xử nghiêm khắc với người khác mà rộng rãi với chính bản thân mình.

    Đáng lẽ ra chúng ta phải lấy cái xà ra khỏi mắt chúng ta trước đã, rồi mới thấy mà lấy cái rơm, cái rác ra khỏi mắt anh em mình, thì trái lại, chúng ta chỉ thấy được cái rơm, cái rác trong mắt anh em, mà quên đi cái xà còn đang nằm ở trong mắt mình.

    Hơn thế nữa, người xưa đã nói:

    - Nhân vô thập toàn, có nghĩa là chẳng ai là người hoàn toàn, trái lại ai cùng có những khuyết điểm của mình.

    Hay như Thánh vĩnh cũng đã bảo:

    - Người công chính mỗi ngày còn sai lỗi tới bảy lần, huống nữa là chúng ta.

    Thân phận con người thật là mỏng dòn và dễ vỡ như một chiếc bình sành, chúng ta có thể vấp ngã bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Sở dĩ chúng ta còn đứng vững và trung thành cho tới ngày hôm nay, tất cả đều do sự trợ giúp và nâng đỡ của tình thương và ơn sủng Chúa.

    Vì thế, điều quan trọng đó là phải biết nhìn nhận những sai lỗi khuyết điểm của mình, để rồi cố gắng uốn nắn, nỗ lực sửa đổi, nhờ đó thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời.

    Đức Hồng y Verdier đã phát biểu như sau:

    - Kể từ khi làm Tổng Giám mục Paris, tôi đã bị thiệt mất ba điều quí giá, một là không còn được đi lại tự do, vì công việc quá nhiều. Hai là không có bạn bè, vì ai cũng sợ làm mất thời giờ của tôi. Ba là không được nghe biết sự thật, vì kính nể nên ai cũng khen ngợi và tâng bốc tôi.

    Vì thế, để biết rõ mình hơn, chúng ta cần phải khiêm nhường để hồi tâm xét mình, kiểm điểm lại cuộc sống xem trong mối liên hệ đối với Thiên Chúa, đối với tha nhân và đối với bản thân có gì là trục trặc, có gì là bất ổn.

    Việc xét mình và kiểm điểm như thế giống như việc chúng ta soi mình vào trong gương, xem trên khuôn mặt chúng ta có nhọ nhem và mang vết bẩn hay không, nếu có thì chúng ta phải vội vã cọ rửa và lau chùi ngay.

    Người xưa đã từng khuyên nhủ:

    - Tri bỉ, tri kỷ, bách chiến bách thắng. Có nghĩa là biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng.

    Muốn biết mình, không gì hơn là phải xét mình, phải kiểm điểm bản thân và cuộc sống chúng ta.

    Ngày xưa, thánh Augustinô vốn thường có thói quen cầu nguyện vời những lời lẽ như thế này:

    - Domine, noverim te et noverim me. Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Biết Chúa để nhờ đó con sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn. Biết con để nhờ đó sẽ uốn nắn sửa đổi nhưng sai lỗi khuyết điểm, hầu luôn sống đẹp lòng Chúa.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

    Lạy Chúa, nhân vô thập toàn, đã là người thì ai cũng có những sai lỗi và khuyết điểm của mình. Đứng trước những khuyết điểm của người khác, xin Chúa cho chúng con biết cảm thông và tha thứ, như Chúa đã từng cảm thông và tha thứ cho chúng con cũng như cho những kẻ tội lỗi trong Phúc âm. Còn đứng trước những sai lỗi của bản thân, xin Chúa giúp chúng con biết nhận lỗi, xin lỗi và nhất là sửa lỗi, để nhờ đó chúng con thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời và luôn làm đẹp lòng Chúa.

     

    ------------------------------------

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

 

Home

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- TINH THẦN CÔNG BẰNG & YÊU THƯƠNG

CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 7 Thường Niên

(24-2-2019)

Tinh thần công bằng và yêu thương Kitô giáo

ĐỌC LỜI CHÚA

  • 1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23:(8) Ông Avisai nói với ông Đavít: «Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai». (9) Ông Đavít nói với ông Avisai: «Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu!».

 

  • 1Cr 15,45-49:(48) Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến.

 

  • TIN MỪNG: Lc 6,27-38

 

Yêu thương kẻ thù


(27) «Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, (28) hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. (29) Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. (30) Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 

(31) Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. (32) Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. (33) Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. (34) Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 

(35) Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

Phải có lòng nhân từ


(36) «Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. (37) Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. (38) Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy».

CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Giới bụi đời, dân giang hồ chủ trương «ân đền oán trả», đó có phải là luật công bằng không? luật này có tốt không? Ta đã sống khá hoàn hảo luật này chưa?

    2. Sự công bằng mà Đức Giêsu chủ trương, có phải là công bằng kiểu «ân đền oán trả» không? hay Ngài chủ trương không công bằng? Thứ công bằng của Ngài là công bằng gì?

 

Suy tư gợi ý:


Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Đức Giêsu đưa ra hai cách hành xử: một là hành xử dựa trên luật công bằng không tình thương của phường tội lỗi, và hai là hành xử dựa trên luật yêu thương của người môn đệ Chúa.


1.  Luật công bằng thiếu tình thương của phường tội lỗi

Theo Đức Giêsu, cách hành xử thường tình của những người thu thuế hay phường tội lỗi là «yêu thương kẻ yêu thương mình», «làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình», «cho vay để được trả lại sòng phẳng». Như vậy, dù là người tội lỗi, họ vẫn chủ trương luật công bằng, sòng phẳng, trong cả chuyện yêu thương, nghĩa là ai yêu thương mình, thì mình phải yêu thương lại người ấy. Vì thế, họ chỉ yêu thương người thân hay bạn bè mình mà thôi, vì yêu những người ấy thì họ sẽ được yêu lại. Họ đòi hỏi: «Có qua có lại mới toại lòng nhau».

Một cách tương tự, giới giang hồ, bụi đời ở khắp nơi đều chủ trương «ân đền, oán trả». Mang ơn ai, thì họ nhất quyết phải biết ơn và đền ơn người ấy. Họ gây oán hay làm thiệt hại ai, thì theo luật giang hồ, họ sẵn sàng bồi thường cho người ấy. Còn ai gây oán hay gây bất công cho họ, thì họ cũng sẵn sàng trả thù, nghĩa là phải tạo thiệt hại trở lại một cách tương xứng cho kẻ đã gây thiệt hại cho mình. Họ chủ trương không khác gì luật Cựu ước: «Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết bầm đền vết bầm, vết thương đền vết thương» (Xh 21,24).

Theo Đức Giêsu, phường tội lỗi hay gian ác đều hành xử như thế. Nếu ta cũng hành xử như thế thì ta có hơn gì họ đâu? Còn nếu ta gây bất công, làm thiệt hại người khác mà không đền bù, sống thiếu công bằng (cho dù là thứ công bằng không tình thương), v.v… thì ta còn xấu xa và tệ hại hơn họ nữa. Hạng người tội lỗi mà còn tôn trọng luật công bằng, nếu ta không tôn trọng luật ấy thì ta thật không đáng được gọi là Kitô hữu, là người theo Chúa. Thế mà khá nhiều người lỗi luật công bằng hằng ngày nhưng vẫn vỗ ngực tự hào mình theo Chúa, mình là môn đệ Chúa!


2.  Luật công bằng và yêu thương của người Kitô hữu

Là người Kitô hữu, là môn đệ Đức Giêsu, nếu ta tự cho rằng mình không thuộc hạng người tội lỗi, thì ít ra ta cũng phải giữ được khá hoàn chỉnh những luật mà chính hạng tội lỗi cũng tôn trọng, đó là luật công bằng. Luật công bằng là luật tối thiểu, là luật nền tảng trong xã hội mà chính người xấu cũng chủ trương phải tuân giữ, huống gì những người tự cho mình là tốt.

Nhưng người Kitô hữu không thể tự hài lòng khi mình chỉ giữ được những luật tối thiểu ấy. Đức Giêsu mời gọi những kẻ theo Ngài phải đi xa hơn sự công bằng đó, vì nếu không đi xa hơn thì ta có hơn gì hạng tội lỗi, vì chính họ cũng chủ trương sự công bằng và có thể thực hiện được sự công bằng ấy. Nhưng cho dù có chủ trương và thực hiện được luật ấy, họ vẫn bị liệt vào hàng tội lỗi.

Theo lập luận của Đức Giêsu, nếu ta chỉ giúp đỡ những người mà ta biết họ sẽ giúp đỡ lại ta, chỉ cho vay những ai ta nghĩ là sẽ hoàn trả lại ta, còn nếu cho ai vay mà người ấy không trả được thì ta bực tức, nói xấu, dùng đủ mọi biện pháp để đòi cho bằng được, bất chấp họ bị kẹt, v.v… nếu chỉ hành xử được như thế thì ta tốt hơn hạng tầm thường hay tội lỗi ở chỗ nào? Vì kẻ tầm thường và tội lỗi cũng hành xử y như thế!

Điều quan trọng mà người Kitô hữu – tức những người theo Chúa – phải làm là có tình thương đích thực. Tình thương luôn luôn vượt khỏi sự công bằng thường tình. Nghĩa là: để là một Kitô hữu đích thực, thì một đằng phải luôn giữ luật công bằng một cách hoàn hảo đối với người khác, một đằng phải thực hiện tình thương. Tình thương khiến chúng ta không đòi hỏi những người nghèo khó hơn, những người lâm cảnh khó khăn hơn mình phải giữ sự công bằng như thế đối với mình. Nghĩa là «hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả» (Lc 6,35). Không đòi hỏi như thế không phải là không công bằng, mà là thực hành một thứ công bằng cao hơn: công bằng có tình thương.


3.  Công bằng có tình thương

Công bằng có tình thương khác với thứ công bằng máy móc, là công bằng thiếu tình thương. Thứ công bằng có tình thương là thứ công bằng mà ta vẫn áp dụng trong nội bộ gia đình chúng ta. Trong gia đình, chúng ta có thể tốn rất nhiều tiền cho đứa con tàng tật, tốn cho nó hơn tất cả mọi người khác –vì tiền thuốc thang, vì phải ăn uống cách đặc biệt– đang khi chính nó không làm ra tiền và cũng chẳng làm được gì. Những cha mẹ có tình thương đích thực sẽ thương những đứa con tàn tật hoặc hư đốn một cách đặc biệt và sẵn sàng hy sinh cho chúng nhiều hơn những đứa con khác. Đó chính là công bằng có tình thương, thứ công bằng «làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu».

Phân phát của cải cho người giầu và người nghèo, người cần ít và người cần nhiều, theo cùng một tiêu chuẩn như nhau, thì đúng là công bằng, nhưng là một thứ công bằng thiếu tình thương, và một cách nào đó không hợp lý. Người giầu mà đòi người nghèo cũng phải sòng phẳng với mình trong vấn đề vật chất tiền bạc, thì đúng là theo luật công bằng, nhưng không phải là thứ công bằng mà Đức Giêsu chủ trương. Ngài chủ trương: «Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy» (Lc 6,29-30).

Có những chế độ xã hội chủ trương thứ công bằng này –là «làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu»– nhưng không thực hiện nổi. Chính Đức Giêsu Chúa chúng ta cũng chủ trương thứ công bằng này khi tuyên bố: «Khi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế bạn mới thật có phúc» (Lc 14,13-14). Vì thế, đây là thách đố đối với người Kitô hữu. Nếu chúng ta không thực hiện nổi thứ công bằng này trong đời sống chúng ta –ít nhất là giữa Kitô hữu với nhau, hay ít hơn nữa là giữa đám thân nhân bạn bè thân quen của mình– thì một cách nào đó, chúng ta đang chứng tỏ điều Đức Giêsu chủ trương cũng không tưởng như chủ trương của những chế độ xã hội không tưởng kia.


CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, con vẫn tự hào mình là Kitô hữu, nhưng rất nhiều khi con lại chủ trương và ủng hộ một thứ công bằng không tình thương. Xin cho con một trái tim bằng thịt biết yêu thương, để con sống công bằng với mọi người, nhưng là thứ công bằng có tình thương, thứ công bằng mà Đức Giêsu chủ trương như trong bài Tin Mừng hôm nay. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây . 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 6:43 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ