Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ĐTC- YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

 

  •  
    Tinh Cao
    Feb 23 at 3:52 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - GIẢNG LỄ

     

    CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN NGÀY 23/2/2020

     

    Trong chuyến thăm viếng mục vụ của ngài ở Bari miền Nam Ý quốc,

    sau khi ngài gặp gỡ các vị giám mục ở Miền Địa Trung Hải, nơi liên quan đến thành phần tỵ nạn và di dân

     

    yêu thương kẻ thù

     

    Pope Francis waves from the popemobile in Bari, Italy Feb. 23, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Các con hãy yêu thương các kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những ai bách hại các con.

    Đó là những gì mới mẻ của Kitô giáo. Đó là những gì khác biệt của Kitô giáo...

    Lệnh truyền của Người không phải chỉ là một thách đố; nó là chính cốt lõi của Phúc Âm...

    Người muốn chúng ta thực hiện tính chất thái quá của đức ái / extremism of charity

     

     

    Đừng lo lắng đến vấn đề ác tâm của người khác, về những ai nghĩ xấu về anh chị em.

    Trái lại, hãy bắt đầu vì kính mến Chúa Giêsu mà giải giới cõi lòng của mình.

    Vì đối với những ai kính mến Thiên Chúa thì không có kẻ thù trong lòng họ....

    Đó là cuộc cách mạng của Chúa Giêsu, cuộc cách mạng cả thể nhất trong lịch sử:

    từ chỗ hận thù ghen ghét kẻ thù của chúng ta đến chỗ yêu thương thù địch của chúng ta; từ chỗ tôn sùng than van trách móc đến văn hóa trao tặng

     

     

    1582454257639.JPG

     

    Sự dữ chỉ có thể khống chế bởi sự thiệnĐó là cách Ngài đã cứu chúng ta: không phải bằng gươm giáo mà bằng thập tự giá.

    Yêu thương và tha thứ là sống như một kẻ chiến thắng. Chúng ta sẽ thua nếu chúng ta bênh vực đức tin bằng sức mạnh...

    một Kitô hữu không thể nào tác hành như những người môn đệ bấy giờ thoạt đầu rút gươm ra sau đó lại tẩu thoát.

    Không, vấn đề giải quyết không phải là rút gươm ra phạm đến kẻ khác, hay là thẩu thoát cho khỏi thời điểm chúng ta đang sống.

     

     

    Chúa Giêsu đã trích luật cũ: "Mắt đền mắt, răng đền răng" (Mt 5:38; Ex 21:24). Chúng ta biết những gì luật này muốn nói, đó là khi ai đó lấy gì của bạn thì bạn lấy lại cái như vậy từ họ. Thứ luật trả đũa này thực sự là một dấu hiệu của tiến bộ, vì nó đã ngăn cản việc trả đũa quá trớn. Nếu ai đó tác hại đến bạn, thì bạn có thể trả đũa họ ở cùng một mức độ; bạn không thể làm một điều gì đó tệ hơn thế. Chấm dứt vấn đề ở đó, bằng một trao đổi công bằng, là một bước tiến vậy.

     

    Thế nhưng, Chúa Giêsu còn đi xa hơn luật này, ở chỗ: "Nhưng, Thày bảo các con là đừng cự lại với kẻ dữ" (Mt 5:39). Chúa ơi, sao lại vậy chứ? Nếu một ai đó nghĩ xấu về tôi, nếu một ai đó làm hại tôi, thì tại sao tôi lại không trả đũa họ ở cùng một mức độ chứ? "Không", Chúa Giêsu nói như thế. Bất bạo động. Không tác hành một cách bạo động.

     

    Chúng ta có thể nghĩ rằng giáo huấn của Chúa Giêsu có một ý đồ nào đó; cuối cùng thì kẻ gian ác sẽ chừa bỏ thôi. Thế nhưng, đó không phải là lý do Chúa Giêsu muốn chúng ta yêu thương ngay cả những ai làm hại chúng ta. Vậy thì đâu là lý do của nó chứ? Lý do đó là Chúa Cha, Cha của chúng ta, tiếp tục yêu thương hết mọi người, ngay cả khi tình yêu thương của Ngài không được đền đáp. Chúa Cha "làm cho mặt trời mọc lên cho kẻ dữ và người lành, cùng làm mưa xuống trên kẻ công chính lẫn kẻ bất lương" (câu 45). Trong bài đọc 1 hôm nay, Người bảo chúng ta rằng: "Các ngươi phải thánh hảo vì Ta, Chúa của các người, là thánh" (Levi 19:2). Nói cách khác: "Các ngươi hãy sống như Ta, hãy tìm kiếm những gì Ta tìm kiếm". Đó chính là những gì Chúa Giêsu đã làm. Người không chỉ tay vào những ai lầm lẫn lên án Người và khiến họ chết một cách ác độc, nhưng Người đã giang rộng cánh tay cho họ ở trên thập tự giá. Người đã tha thứ cho những ai đóng đanh vào cổ tay của Người (xem Luca 23:33-34).

     

    Nếu chúng ta muốn làm môn đệ của Chúa Kitô, nếu chúng ta muốn xưng mình là Kitô hữu, thì đó là đường lối duy nhất. Được Thiên Chúa yêu thương, chúng ta được kêu gọi để thương yêu đáp lại; được thứ tha, chúng ta được kêu gọi để tha thứ; được tình yêu chạm tới, chúng ta được kêu gọi thương yêu không đợi cho kẻ khác yêu thương; được ưu ái cứu độ, chúng ta được kêu gọi đừng tìm kiếm phúc lợi nơi việc lành chúng ta làm. Anh chị em có thể nói ngay rằng: "Thế nhưng Chúa Giêsu đã đi quá xa! Người thậm chí còn dạy rằng: 'Các con hãy yêu thương các kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những ai bách hại các con' (Mt 5:44). Chắc hẳn Người nói như thế là để kéo chú ý của dân chúng thôi, chứ Người không thể nào lại thực sự muốn nói như vậy". Tuy nhiên, thực sự là hoàn toàn ngược lại. Ở đây Chúa Giêsu không nói một cách mâu thuẫn ngược ngạo hay sử dụng những thứ uyển chuyển mỹ miều về câu nói. Người muốn nói thẳng ra và rõ ràng. Người trích lại luật xưa và trịnh trọng nói với anh chị em rằng: "Thế nhưng Thày nói cùng các con là các con hãy yêu thương những thù địch của mình". Lời Người nói là những lời cố ý và đích thực như thế.

     

    Các con hãy yêu thương các kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những ai bách hại các con. Đó là những gì mới mẻ của Kitô giáo. Đó là những gì khác biệt của Kitô giáo. Cầu xin và yêu thương, đó là những gì chúng ta phải làm; không chỉ đối với những người yêu thương chúng ta, đối với bạn hữu của chúng ta hay nhân dân của chúng ta. Tình yêu của Chúa Giêsu thì vô biên giới hay bất chấp trở ngại. Chúa muốn chúng ta dám có một tình yêu thương bất chấp giá phải trả. Vì mức độ của Chúa Giêsu là yêu thương vô độ. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ qua đòi hỏi này, khi tác hành như hết mọi người khác! Tuy vậy, lệnh truyền của Người không phải chỉ là một thách đố; nó là chính cốt lõi của Phúc Âm. Nếu chúng ta quan tâm đến lệnh truyền yêu thương đại đồng này, chúng ta không thể nào chấp nhận những thứ bào chữa hay giảng dạy những thứ cẩn trọng khéo léo. Chúa không tỏ ra cẩn trọng; Người không chấp nhận những gì là thỏa hiệp. Người muốn chúng ta thực hiện tính chất thái quá của đức ái / extremism of charity. Nó là thứ duy nhất của một đức ái thái quá: cái thái quá của tình yêu thương.

     

    Các con hãy yêu thương kẻ thù của mình. Chúng ta hãy cố gắng lập lại những lời này cho chính bản thân chúng ta, và áp dụng chúng với những ai đối xử tệ với chúng ta, những ai gây phiền hà cho chúng ta, những ai chúng ta thấy khó chấp nhận, những ai gây rắc rối cho tình trạng thanh thản của chúng ta. Các con hãy yêu thương kẻ thù của mình. Chúng ta cũng cần phải tự vấn mình xem: "Tôi đang thực sự quan tâm đến những gì ở trên đời này? Đến những ai thù nghịch của tôi, hay đến những ai không thích tôi? Hoặc đến việc yêu thương?" Đừng lo lắng đến vấn đề ác tâm của người khác, về những ai nghĩ xấu về anh chị em. Trái lại, hãy bắt đầu vì kính mến Chúa Giêsu mà giải giới cõi lòng của mình. Vì đối với những ai kính mến Thiên Chúa thì không có kẻ thù trong lòng họ.

     

    Việc thờ phượng Thiên Chúa thì ngược lại với thứ văn hóa hận thù ghen ghét. Và thứ văn hóa hận thù ghen ghét này bị đánh đấu bởi việc đối chọi với thứ sùng bái than van trách móc. Biết bao nhiêu lần chúng ta than van trách móc về những gì chúng ta thiếu thốn, về những gì sai xẩy! Chúa Giêsu biết được tất cả những gì không có tác dụng. Người biết được bao giờ cũng có ai đó không ưa chúng ta. Hoặc ai đó làm cho đời sống của chúng ta khốn khổ. Tất cả những gì Người xin chúng ta làm đó là cầu nguyện và yêu thương. Đó là cuộc cách mạng của Chúa Giêsu, cuộc cách mạng cả thể nhất trong lịch sử: từ chỗ hận thù ghen ghét kẻ thù của chúng ta đến chỗ yêu thương thù địch của chúng ta; từ chỗ tôn sùng than van trách móc đến văn hóa trao tặng. Nếu chúng ta thuộc về Chúa Giêsu thì đó là con đường chúng ta được kêu gọi để tiến bước!

     

    Thế nhưng anh chị em có thể phản đối rằng: "Tôi biết tính chất cao cả của lý tưởng này, thế nhưng đó lại không phải thực sự là những gì về đời sống! Nếu tôi yêu thương và tha thứ thì tôi sẽ không thể nào tồn tại trên thế gian này, nơi mà lý lẽ của quyền lực là những gì thắng cuộc, và là nơi người ta dường như chỉ quan tâm đến bản thân mình". Bởi thế mà lý lẽ của Đức Giêsu, cách thức Người nhìn sự vật, là lý lẽ của thành phần thua cuộc? Trước con mắt của thế gian thì thật là như thế, nhưng trước con mắt của Thiên Chúa thì lại là lý lẽ của kẻ thắng cuộc. Như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta trong bài đọc 2: "Đừng ai tự lừa dối mình... Vì sự khôn ngoan của thế giới này là những gỉ ngu dại trước Thiên Chúa" (1Cor 3:18-19). Thiên Chúa thấy được những gì chúng ta không thấy. Thiên Chúa biết làm sao để thắng. Ngài biết rằng sự dữ chỉ có thể khống chế bởi sự thiệnĐó là cách Ngài đã cứu chúng ta: không phải bằng gươm giáo mà bằng thập tự giá. Yêu thương và tha thứ là sống như một kẻ chiến thắng. Chúng ta sẽ thua nếu chúng ta bênh vực đức tin bằng sức mạnh.

     

    Chúa sẽ lập lại với chúng ta những lời Người đã nói với Thánh Phêrô trong Vườn Nhiệt rằng: "Hãy xỏ gươm của con vào vỏ" (Gioan 18:11). Trong Vườn Nhiệt của ngày hôm nay, trong thế giới lãnh đạm và bất công của chúng ta, một thế giới dường như đang chứng thực cho nỗi khắc khoải của niềm hy vọng, thì một Kitô hữu không thể nào tác hành như những người môn đệ bấy giờ thoạt đầu rút gươm ra sau đó lại tẩu thoát. Không, vấn đề giải quyết không phải là rút gươm ra phạm đến kẻ khác, hay là thẩu thoát cho khỏi thời điểm chúng ta đang sống. Vấn đề giải quyết là theo đường lối của Chúa Giêsu, ở chỗ chủ động yêu thương, yêu thương một cách khiêm hạ, yêu thương "cho đến cùng" (Gioan 13:1).

     

    Anh chị em thân mến, hôm nay Chúa Giêsu, bằng tình yêu vô hạn của Người, cất đi cái ngăn trở nơi nhân tính của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta có thể tự vấn rằng: "Chúng ta có thể thực hiện như thế hay chăng?" Nếu đích điểm là những gì bất khả thì Chúa đã không muốn chúng ta cố gắng vươn tới đó. Bằng nỗ lực riêng của mình thì khó mà chiếm đạt; đó là một ơn ban chúng ta cần phải van xin. Hãy xin Thiên Chúa ban cho sức mạnh để yêu thương. Hãy thưa cùng Ngài rằng: "Lạy Chúa, xin giúp con yêu thương, xin dạy con tha thứ. Con không thể tự mình làm nổi, con cần đến Chúa". Thế nhưng, chúng ta cũng cần xin ơn để có thể thấy được người khác không phải là những trở ngại và là những thứ rắc rối, mà là những người anh chị em cần được yêu thương. Biết bao lần chúng ta cầu nguyện để được giúp đỡ và các ân ban cho chúng ta, nhưng hiếm thấy biết bao chúng ta xin cho biết cách yêu thương! Chúng ta cần thường xuyên cầu xin ơn sống cái chính yếu của Phúc Âm để thực sự trở thành Kitô hữu. Vì "trong đêm tối của cuộc đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu thương" (Saint John of the Cross, Sayings of Light and Love, 57).  

     

    Hôm nay, chúng ta hãy chọn yêu thương, bằng mọi giá, thậm chí có phải lội ngược giòng. Chúng ta đừng chấp nhận ý nghĩ của trần gian này, hay chấp nhận sống nửa vời. Chúng ta hãy chấp nhận thách đố của Chúa Giêsu, thách đố của đức ái. Bấy giờ chúng ta mới là những Kitô hữu thực sự và thế giới của chúng ta sẽ trở nên nhân bản hơn.

    https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-02/pope-s-homily-during-mass-in-bari-full-text.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ĐTC-TÔNG TÒA THÁNH PHERO

 

  •  
    Tinh Cao - Feb 21 at 2:58 PM
     
     

    Ngày 22 tháng 2

    CÁC MỤC TỬ CẦN NOI GƯƠNG THIÊN CHÚA

    Lễ Lập Tông Tòa Thánh Phêrô

    Lễ Kính

     

    Bài Ðọc I: 1 Pr 5, 1-4

    "Là kỳ lão và nhân chứng cuộc khổ hình của Chúa Kitô".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

    Anh em thân mến, tôi xin gởi lời khuyên bảo đến bậc Kỳ Lão trong anh em. Tôi là một Kỳ Lão như các ngài, là một nhân chứng cuộc khổ hình của Chúa Kitô, một kẻ sẽ được thông phần vinh quang sắp được tỏ bày. Hãy chăn dắt đoàn chiên Chúa nơi anh em, hãy trông nom nó, không phải bằng cách miễn cưỡng, mà là sẵn sàng theo thánh ý Chúa; không phải để trục lợi, mà là do tình nguyện; không phải như người chuyên chế lộng hành, nhưng phải nên gương sáng cho đoàn chiên. Và khi thủ lãnh các đấng chăn chiên xuất hiện, anh em sẽ nhận lãnh triều thiên vinh quang bất diệt.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 22, 1-3. 4. 5. 6

    Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).

    Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Ðáp.

    2) Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.

    3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.

    4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 16, 18

    Alleluia, alleluia! - Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy, và cửa hoả ngục sẽ không thắng được. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 16, 13-19

    "Con là Ðá, Cha sẽ trao cho con chìa khoá nước trời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đến miền Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một trong các tiên tri!" Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được".

    Ðó là lời Chúa.

     

    XIN MỜI NGHE CHIA SẺ Ở CÁI LINK SAU ĐÂY: 

    LeKinhNgaiToaThanhPhero.mp3  

     

     

    Kính Tòa Thánh Phêrô Tông Ðồ

    CÁC TÍN HỮU CẦN THỰC HÀNH THEO CHÚA KITO

     

    Phụng vụ muốn dùng ngày lễ hôm nay để tôn kính tòa thánh Phêrô đồng thời cũng tôn kính cá nhân Ðức Giáo Hoàng, vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian, là đấng kế vị liên tục của vị thủ lĩnh đầu tiên mà Chúa Giêsu đã trao cho trọng trách chăn dắt các chiên con và chiên Mẹ của Ngài. Bởi đó, Ðức Giáo Hoàng đã trở thành vị mục tử tối cao hướng dẫn toàn thể Giáo Hội. Chính vì thế thánh lễ này là một lời tuyên xưng trọng thể quyền tối thượng của Ðức Giáo Hoàng ở Rôma.

    Trong nhiều thế kỷ trước, có hai lễ riêng biệt: một để kính tòa thánh Phêrô ở Antiôkia, một để kính tòa thánh Phêrô ở Rôma. Nhưng vì cả hai lễ đều mang một ý nghĩa như nhau nên ngày nay phụng vụ đặt chung vào một lễ: "Lễ kính tòa thánh Phêrô".

    Ðây là một dịp Giáo Hội kêu mời giáo dân hãy cầu nguyện nhiều cho Ðức Thánh Cha trước những khó khăn lớn lao mà ngài phải đương đầu trong thế giới hôm nay.

     

     

     

    Đức Thánh Cha Phanxicô Giảng Lễ Ngai Tòa Phêrô Thứ Hai 22/2/2016

     

    Dẫn nhập. Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Hai 22/2/2016, Thánh Lễ trọng kính Ngai Tòa Thánh Phêrô - The Chair of Peter, được Giáo Triều Rôma, bao gồm cả ngành quản trị, cử hành như là Ngày Mừng Năm Thánh Tình Thương của mình. Đức Thánh Cha chủ tế Thánh Lễ và giảng lễ. Nghi thức bước qua Ngưỡng Cửa Thánh ở Đền Thờ Thánh Phêrô được bắt đầu tuần hành từ Sảnh Đường Phaolô VI từ 8 giờ 30 bao gồm cả một bài suy niệm của Cha Marko Ivan Rupnik, SJ. Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô.

     

    "Các mục tử, trước hết và trên hết,

    cần phải theo gương mẫu chính Thiên Chúa là Đấng chăm sóc đàn chiên của Ngài...

    Sự trung thành mà chúng ta cần có đó là trung thành tác hành theo cõi lòng của Chúa Kitô".

     

    Phụng Vụ Thánh Lễ Ngai Tòa Phêrô thấy chúng ta qui tụ lại để cử hành Năm Thánh Thương Xót như là một cộng đồng phục vụ của Giáo Triều Rôma, của Ngành Quản Trị và của các cơ cấu liên hệ với Tòa Thánh Rôma. Chúng ta đã bước qua Cửa Thánh và tiến đến mộ của Tông Đồ Phêrô để tuyên xưng đức tin của chúng ta, và Lời Chúa hôm nay đặc biệt làm sáng tỏ các cử chỉ của chúng ta.

    "Vào lúc này đây Chúa Giêsu đặt vấn đề với hết từng người chúng ta rằng: 'Thế nhưng các con bảo Thày là ai?' Một câu hỏi rõ ràng và trực tiếp không thể nào tránh né và trung lập, cũng không thể nào trì hoãn trả lời hoặc đẩy nó cho ai khác. Đây không phải là vấn đề tra hỏi mà là vấn đề đầy những yêu thương! Tình yêu của Vị Sư Phụ duy nhất của chúng ta, Đấng hôm nay đây kêu gọi chúng ta hãy lập lại niềm tin tưởng của chúng ta nơi Người, nhìn nhận Người là Con Thiên Chúa và là Chúa của đời sống chúng ta. Và người đầu tiên được kêu gọi để lập lại việc tuyên xưng đức tin của mình là vị Thừa kế Thánh Phêrô, vị mang trách nhiệm củng cố anh em mình".

    "Chúng ta hãy để cho ân sủng lại khuôn đúc chúng ta để chúng ta tin tưởng, và mở miệng chúng ta ra để chúng ta có thể trọn vẹn tuyên xứng đức tin mà chiếm lấy ơn cứu độ. Vậy chúng ta hãy lập lại lời của Thánh Phêrô như là của chúng ta: 'Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' Chớ gì tâm tưởng của chúng ta và ánh mắt của chúng ta gắn chặt vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là nguyên thủy và là cùng đích của hết mọi hoạt động Giáo Hội. Người là nền tảng, chứ không phải một ai khác. Người là 'đá' chúng ta cần phải xây dựng trên đó. Thánh Âu Quốc Tinh nhắc lại điều này một cách rõ ràng khi ngài viết rằng Giáo Hội, cho dù có bị chao đảo bởi những biến động lịch sử cũng không sụp đổ, vì Giáo Hội được xây dựng trên đá là những gì làm nên danh xưng của Thánh Phêrô. Không phải đá xuất phát từ tên của Thánh Phêrô mà tên của ngài xuất phát từ đá, như tên Đức Kitô không xuất phát từ Kitô hữu mà Kitô hữu từ Đức Kitô. Đá là Đức Kitô, một nền tảng mà cả Thánh Phêrô cũng được xây trên đó".

    "Từ việc tuyên xưng đức tin, đối với mỗi người chúng ta, xuất phát công việc đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa. Các mục tử, trước hết và trên hết, cần phải theo gương mẫu chính Thiên Chúa là Đấng chăm sóc đàn chiên của Ngài... Chúng ta, được kêu gọi làm Mục Tử trong Giáo Hội, cũng cần phải để cho dung nhan của Thiên Chúa là Vị Mục Tử Nhân Lành chiếu tỏa chúng ta, thanh tẩy chúng ta, biến đổi chúng ta và phục hồi chúng ta, hoàn toàn được đổi mới nơi sứ vụ của chúng ta. Ở cả những chỗ làm việc của mình nữa chớ gì chúng ta cảm thấy, vun trồng và thực hành một cảm quan mục vụ mạnh mẽ, nhất là đối với những ai chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Chớ gì không một ai cảm thấy bị bỏ rơi và bị xử tệ mà ai cũng cảm thấy, đặc biệt là ở nơi đây, việc yêu thương chăm sóc của Vị Mục Tử Nhân Lành".

    "Chúng ta được kêu gọi trở thành các cộng tác viên của Thiên Chúa vào một công việc chính yếu và đặc thù đó là làm chứng bằng đời sống của chúng ta cho quyền lực của thứ ân sủng biến đổi và cho quyền lực của Vị Thần Linh canh tân. Chúng ta hãy để Chúa giải phóng chúng ta cho khỏi mọi khuynh hướng tách chúng ta khỏi yếu tính của sứ vụ chúng ta, và chúng ta hãy tái nhận thức vẻ đẹp của việc chúng ta tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu. Đức tin cho thừa tác vụ này rất ăn khớp với lòng thương xót chúng ta muốn cảm nghiệm. Thật vậy, trong Thánh Kinh, việc trung thành và lòng thương xót là những gì bất khả phân ly. Ở đâu có điều này thì ở đó cũng có điều kia, và chính ở bản chất hỗ tương và bổ khuyết này của cả hai mà chúng ta có thể thấy chính sự hiện diện của Vị Mục Tử Nhân Lành. Sự trung thành mà chúng ta cần có đó là trung thành tác hành theo cõi lòng của Chúa Kitô. Như chúng ta đã nghe nơi những lời của tông đồ Phêrô,chúng ta cần phải chăn dắt đàn chiên của chúng ta bằng một tấm lòng quảng đại và trở thành gương mẫu cho tất cả đàn chiên. Nhờ đó, 'khi Vị Mục Tử Chính xuất hiện', chúng ta mới có thể lãnh nhận 'triều thiên vinh quang không bao giờ tàn phai'".

    https://zenit.org/articles/popes-homily-for-jubilee-of-the-curia-feast-of-chair-of-st-peter/
    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

     

    View of the Vatican basilica from a roof near saint Peter square in Rome

     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - BÀ GÓA ANNA, NỮ NGÔN SỨ

  •  
    Tinh Cao - Dec 29 at 6:11 PM
     
     

    30/12

     

    LẮNG NGHE LỜI CHÚA

    *Nữ Ngôn sứ: Bà Anna*

    Bài Ðọc I: 1 Ga 2, 12-17

    "Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì tồn tại muôn đời".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Hỡi các con, ta viết cho các con, vì tội lỗi các con được tha vì danh Người.

    Hỡi các phụ huynh, ta viết cho các con, vì các con đã nhận biết Ðấng vẫn có từ ban đầu.

    Hỡi các thiếu niên, ta viết cho các con, vì các con đã chiến thắng quỷ dữ.

    Hỡi các trẻ nhỏ, ta viết cho các con, vì các con đã nhận biết Chúa Cha.

    Hỡi các thanh niên, ta viết cho các con, vì các con dũng cảm, và lời Thiên Chúa vẫn ở trong các con, và các con đã chiến thắng quỷ dữ.

    Các con đừng yêu mến thế gian và những điều thuộc về thế gian. Nếu ai yêu mến thế gian thì lòng mến của Chúa Cha không có trong kẻ ấy. Vì mọi sự ở trong thế gian là đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt, và kiêu căng vì của cải, những điều đó không phải bởi Chúa Cha, nhưng bởi thế gian mà ra. Và thế gian qua đi với đam mê của nó. Còn ai thực hiện thánh ý Thiên Chúa, thì tồn tại muôn đời.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 95, 7-8a. 8b-9. 10

    Ðáp: Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan! (c. 11a).

    Xướng: 1) Hãy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hãy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang; hãy kính tặng Thiên Chúa vinh quang xứng với danh Người. - Ðáp.

    2) Hãy mang lễ vật, tiến vào hành lang nhà Chúa, mặc lễ phục, thờ lạy Thiên Chúa. Toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước thiên nhan.- Ðáp.

    3) Hãy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người dựng vững địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân theo đường đoan chính. - Ðáp.

     

    Alleluia:

    Alleluia, alleluia! - Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 2, 36-40

    "Bà đã nói về Người với tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

    Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

    Ðó là lời Chúa.


     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

     Emmanuel triển nở 



    Hôm nay là ngày 30/12, tức là ngày thứ 6 trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh. Cả Bài Đọc 1 lẫn Bài Phúc Âm đều tiếp theo những gì của Bài Đọc 1 và Bài Phúc Âm hôm qua.

     

    Bài Phúc Âm hôm qua liên quan đến thân phận và sứ vụ Thiên Sai Cứu Thế của Hài Nhi Giêsu như "ánh sáng đã chiếu soi các lương dân". Bài Phúc Âm hôm nay, phần đầu có dính dáng tới "bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên", một trong những con người tiêu biểu trong dân Do Thái đang thiết tha trông đợi Đấng Thiên Sai, như vị tư tế lão thành Simeon ở bài Phúc Âm hôm qua, bằng đời sống thánh đức và trung tín của bà: "Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa". 

     

    Nhưng ở phần cuối, nhất là ở câu cuối của Bài Phúc Âm, lại liên quan trực tiếp đến nhân vật chính của "bà tiên tri Anna" này, một Vị mà bà đã được ơn nhận biết để có thể "nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel".

     

    Thật vậy, "Trẻ Giêsu" này, như "ánh sáng đã chiếu soi các lương dân" qua miệng của vị tư tế lão thành Simeon ở Bài Phúc Âm hôm qua, trong bài Phúc Âm hôm nay, như ánh sáng mỗi ngày một rạng ngời, khi Hài Nhi Giêsu ấy về cả thể lý lẫn tâm lý và đạo lý mỗi ngày một "lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người", cho đến khi Người chính thức xuất hiện sau 30 năm ẩn dật ở Nazarét, nhất là lúc Người hoàn toàn tỏ mình ra qua Cuộc Vượt Qua của Người.

     

     đây chúng ta thấy rõ ràng là có một mâu thuẫn giữa Phúc Âm của Thánh ký Mathêu và Thánh ký Luca về chi tiết áp cuối của bài Phúc Âm hôm nay: "Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét".

     

    Căn cứ vào câu này, nhất là chi tiết "trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarétthì trong thời gian 40 ngày sau khi hạ sinh, Hài Nhi Giêsu đã ở Nazarét với cha mẹ của Người rồi, chứ không phải vẫn còn ở Belem, như bài Phúc Âm Lễ Các Thánh Anh Hài hôm 28/12 được Thánh ký Mathêu thuật lại cho biết rằng Vua Hêrôđê đã sát hại các trẻ em ở Belem từ 2 tuổi trở xuống. 

     

    Cũng có thể lắm. Vì Vua Hêrôđê cứ tưởng Hài Nhi Giêsu vẫn còn ở Belem nên ra lệnh sát hại tất cả mọi bé trai từ 2 tuổi trở xuống ở Belem bấy giờ, trong khi đó Người đã về và đang ở Nazarét từ hồi nào rồi, và chờ cho tới ngày thanh tẩy người mẹ cũng là ngày dâng người con trai đầu lòng cho Chúa theo luật 40 ngày sau khi sinh, thì trở lại Giêrusalem để hoàn tất lề luật, sau đó về lại Nazarét.

     

    Tuy nhiên, nếu Thánh Gia bấy giờ ở Nazarét thì đâu cần phải chạy thoát sang Ai Cập mà làm gì, bởi Vua Hêrôđê chỉ sát hại các con trẻ ở Belem thôi chứ không phải ở Nazarét. Vậy thì nếu Thánh ký Mathêu trình thuật đúng thì Thánh ký Luca ghi nhận một chi tiết không đúng hay sao? 

     

    Thưa, không phải vậy, cả hai đều đúng. Thánh ký Luca cũng đúng nữa. Ở chỗ, ngài viết Phúc Âm sau Thánh ký Mathêu và Thánh ký Marcô, có thể ngài thấy những chi tiết về thời thơ ấu của Chúa Giêsu ở hai phúc âm trước ngài chưa đầy đủ thì ngài bổ túc thêm cho trọn vẹn, nhất là các biến cố bất khả thiếu như biến cố Truyền Tin Lời Nhập Thể, Biến Cố Mẹ Maria Thăm Viếng mẹ con Thai Nhi Gioan Tẩy Giả, Biến Cố Giáng Sinh và Mục Đồng đến kính viếng, Biến Cố Cắt Bì và Dâng Con, Biến Cố Thánh Gia lên Đền Thờ dự Lễ Vượt Qua và tìm thấy Thiếu Nhi Giêsu. 

     

    Biến Cố Dâng Con trong Đền Thờ và Biến Cố Tìm Thấy Con cũng trong Đền Thờ Giêrusalem được Thánh ký Luca tường thuật sát liền với nhau, như thể không có chuyện Thánh Gia ở bên Ai Cập một tí nào hết, vì Thánh ký Mathêu đã thuật lại biến cố ấy rồi. Bởi vậy, sau biến cố Dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền Thánh Giêrusalem ngài cho biết là về Nazarét thôi chứ còn đi đâu nữa, nếu Thánh Gia không ghé đến thăm Belem và ở lại Belem cho tới khi được báo mộng trốn sang Ai Cập như Thánh ký Mathêu thuật lại.

     

    Như thế, nếu ghép các mảnh trình thuật của 2 vị thánh ký này lại với nhau về thời thơ ấu của Chúa Giêsu liên quan đến biến cố hiến dâng và lánh nạn thì diễn tiến các biến cố sẽ xẩy ra thứ tự như sau: 1- Biến cố dâng Hài Nhi Giêsu - ở Phúc Âm Thánh ký Luca hôm qua và hôm nay; 2- Biến cố thoát chạy sang Ai Cập cho đến khi Vua Hêrôđê chết thì trở về Nazarét - ở bài Phúc Âm Thánh Mathêu Lễ Thánh Anh Hài. 

     

    Vậy khoảng thời gian 12 năm giữa biến cố Dâng Con và Thấy Con ở Phúc Âm Thánh Luca là khoảng thời gian Hài Nhi Giêsu trong Phúc Âm Thánh ký Mathêu cùng với cha mẹ của Người ở bên Ai Cập, tuy không hoàn toàn trọn cả 12 năm, có thể từ khi Hài Nhi Giêsu được khoảng 2 tuổi cho đến khi Vua Hêrôđê qua đời, trong vòng mấy tháng đến mấy năm, (tùy theo ngày tháng được các sử gia tính hơi lẫn lộn về thời điểm qua đời của vị vua này), nhưng điểm hội tụ giống nhau về không gian của cả hai Thánh Ký Mathêu và Thánh Ký Luca ở đây là "Nazarét", một Nazarét ở Phúc Âm Thánh ký Mathêu sau biến cố Thánh Gia tị nạn bên Ai Cập và ở Phúc Âm Thánh ký Luca sau biến cố Dâng Con. 

     

    Bài Đọc 1 hôm nay, Tông Đồ Gioan ngỏ lời cùng các thành phần độc giả khác nhau, đặc biệt là giới trẻ: "thiếu niên", "trẻ nhỏ" và "thanh niên". Bởi vì 3 thành phần này liên quan đến Hài Nhi Giêsu như được Bài Phúc Âm hôm nay ghi nhận rằng: "lớn lên, thêm mạnh mẽ (về thể lý), đầy khôn ngoan (về tâm lý), và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người (về đạo lý)", và tầm vóc này của Con Thiên Chúa làm người đây được phản ảnh nơi việc "chiến thắng quỉ dữ" của thành phần "thiếu niên", nơi việc "nhận biết Chúa Cha" của thành phần "trẻ nhỏ", cũng như nơi việc "dũng cảm... chiến thắng quỉ dữ" của thành phần "thanh niên" trong Bài Đọc 1 hôm nay. 

     

    Đúng thế, về nhân tính, Ngôi Vị Thần Linh Giêsu cũng cần phải phát triển về mọi phương diện, như ánh sáng mỗi ngày một sáng tỏ cho tới chính ngọ là thời điểm Người tỏ hết mình ra qua Cuộc Vượt Qua của Người, nhờ đó Người hoàn tất sứ vụ Thiên Sai Cứu Thế của Người, để mang lại Ơn Cứu Độ cho cả dân Do Thái lẫn dân ngoại, nghĩa là cho toàn thể nhân loại.

     

    Thế nhưng, muốn chấp nhận Ơn Cứu Độ vô cùng cao quí và vô giá của Người, nghĩa là muốn được sự sống đời đời, thì theo Bài Đọc 1 hôm nay, ở đoạn cuối cùng, về phần tiêu cực, "đừng yêu mến thế gian và những điều thuộc về thế gian", bởi vì "mọi sự ở trong thế gian là đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt, và kiêu căng vì của cải, những điều đó không phải bởi Chúa Cha", nên chắc chắn và vĩnh viễn "thế gian qua đi với đam mê của nó", bởi đó, về phần tích cực, chi bằng hãy "thực hiện thánh ý Thiên Chúa" mới là những gì làm cho họ "tồn tại muôn đời".

     

    Vì chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng chân thật duy nhất và thiện hảo trên hết mà những ai "thực hiện thánh ý Thiên Chúa" mới là những gì làm cho họ "tồn tại muôn đời", họ cần phải có cùng một tâm tình với Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Hãy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hãy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang; hãy kính tặng Thiên Chúa vinh quang xứng với danh Người. 

     

    2) Hãy mang lễ vật, tiến vào hành lang nhà Chúa, mặc lễ phục, thờ lạy Thiên Chúa. Toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước thiên nhan.

     

    3) Hãy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người dựng vững địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân theo đường đoan chính. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    GS.Ngay30-12.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHr98yPU%2BM3jiCqiki-wGcmueh%3DCLS5zNKzox5HS5qKZMw%40mail.gmail.com.
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -DANG CON CHO CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     

    TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO THÍCH DÂNG CON MÌNH CHO THIÊN CHÚA

     

    Khi dâng con mình cho vị thánh nào đó, họ cũng tập cho con những đức tính mà vị thánh ấy từng sống. Vị thánh ấy là tấm gương sáng ngời để con mình dõi theo trong hành trình làm con Chúa.

     

     

    Là người Công giáo, tôi biết nhiều cha mẹ thường dâng con mình cho Thiên Chúa ngay từ những ngày đầu đời của trẻ. Trước hết họ mừng vui khi con mình được chính thức trở nên con Thiên Chúa trong bí tích rửa tội. Là cha mẹ Công giáo, họ muốn trao cuộc đời con mình trong tay Chúa. Hoặc nhờ lời cầu thay nguyện giúp của các thánh mà con mình được bình an. Theo ngôn ngữ bình dân, cha mẹ “bán” con mình cho một vị thánh, hoặc dâng cho Đức Mẹ hay Thánh Giuse. Điều ấy tốt biết bao khi cha mẹ tin rằng khi con mình trong vòng tay chăm sóc của Thiên Chúa, của các thánh thì chúng sẽ được hồn an xác mạnh.

     

    Thực ra, chúng ta thấy chính Đức Mẹ và thánh Giuse hiến dâng Hài Nhi Giêsu cho Thiên Chúa trong đền thánh năm xưa. Các Ngài không chỉ làm theo luật Cựu ước; nhưng trên hết, Mẹ Maria và Thánh Giuse ý thức con mình hằng thuộc về Thiên Chúa. Rồi thánh Luca thuật lại việc hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Galilê, về thành mình là Nazaret. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người. Phải chăng nhiều cha mẹ Công giáo cũng bắt chước Thánh Gia khi dâng con cho Thiên Chúa và ước mong ân sủng Chúa hằng ở với con mình!    

     

    Một cặp vợ chồng Công giáo chia sẻ: „Từ khi chúng tôi dâng bé cho Thánh Martin, nó ngoan ngoãn và khỏe mạnh lắm! Chắc được Thánh Martin che chở giữ gìn.” Trong niềm tin, dĩ nhiên lúc nào Thiên Chúa cũng yêu thương chăm sóc từng người. Tuy nhiên, khi con người biết chạy đến để van xin sự trợ giúp của Thiên Chúa, thì Ngài yêu thương hiểu được tâm nguyện của mỗi người. Trong khi đó, trẻ em vốn hay ốm đau, thường gặp bất trắc, khi có ơn trên phù hộ, hẳn là chúng sẽ được khỏe mạnh, lớn khôn hơn nhiều.

     

    Tôi cũng có một anh bạn cách đây hai năm con anh ốm nặng lắm. Anh đoan hứa với Chúa nếu Ngài cho con anh mạnh khỏe lại, anh sẽ phục vụ Giáo xứ trong cương vị là Giáo Lý Viên. Hạnh phúc cho anh vì Thiên Chúa đã nhận lời. Con anh đã gặp thầy gặp thuốc và được khỏe mạnh. Trong biến cố ấy, anh nhận ra Thiên Chúa không hề lãng quên những ước nguyện của anh. Hơn nữa, anh tin con mình luôn được ân sủng của Thiên Chúa chăm sóc giữ gìn.

     

    Hẳn nhiên con cái là quà tặng Chúa ban và chúng mang lại niềm hạnh phúc cho cha mẹ, cho cả gia đình. Ngoài việc chăm sóc con cái một cách chu đáo, nhiều cha mẹ Công giáo muốn phó dâng con mình cho một vị thánh. Nhờ ơn trên, họ ước mong con mình không chỉ khôn lớn phần thể xác, nhưng còn triển nở phần tâm linh. Nhiều cha mẹ hạnh phúc vì với ân sủng của Chúa, con mình được khỏe mạnh, dễ thương hơn nhiều. Rồi tiếng lành đồn xa, người ta cũng mách bảo nhau hãy đem con mình dâng cho ông thánh này, bà thánh kia. Nhờ các ngài cầu xin với Thiên Chúa mà con mình được những điều tốt lành. Đó là ước mơ chính đáng của mỗi người cha, người mẹ dành cho con mình.

     

    Khi dâng con mình cho vị thánh nào đó, họ cũng tập cho con những đức tính mà vị thánh ấy từng sống. Vị thánh ấy là tấm gương sáng ngời để con mình dõi theo trong hành trình làm con Chúa. Hơn nữa, cha mẹ ưa thích đưa con đến nhà thờ để Thiên Chúa chúc lành, dạy con làm dấu thánh giá, nhẩm đi nhắc lại với con từng câu kinh nguyện, từng bài thánh ca. Mỗi ngày bầu không khí thánh thiêng ấy thấm vào tâm thức của con mình; và chắc là mai này nhờ vậy mà chúng lớn khôn và tin yêu Thiên Chúa đến cùng.

     

    Ước mong cha mẹ Công giáo luôn cộng tác với Thiên Chúa để giáo dục con cái trong cả phần xác lẫn phần hồn. Với niềm tin yêu phó thác, cha mẹ hạnh phúc dâng đứa con bé bỏng cho Thiên Chúa. Một khi con mình được thuộc về Thiên Chúa, được các thánh quan tâm chăm sóc, cuộc sống của chúng là chuỗi ngày của hồng ân, của niềm vui hạnh phúc. Cầu chúc cho mỗi trẻ em luôn thuộc về Chúa, được hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa ngay từ thuở ấu thơ.

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ (dongten.net)

     
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - KHIÊM TỐN

  •  
    Tinh Cao - Nov 11 at 5:55 PM
     
     

    Thứ Ba CN32TN-C

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

    TÔI CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DỤNG

    TIN MỪNG LUCA 17, 7-10

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 2, 23 - 3, 9

    "Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, nhưng thật ra các ngài sống trong bình an".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa để sống vĩnh viễn. Nhưng bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó thì bắt chước nó.

    Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra, các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết.

    Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao, vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời.

    Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19

    Ðáp: Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc (c. 2a).

    Xướng: 1) Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

    2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần gian. - Ðáp.

    3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứ họ khỏi mọi nỗi âu lo. Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữu những tâm hồn đau thương dập nát. - Ðáp.

     

    Alleluia: Cl 3, 16a và 17c

    Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Ðức Kitô mà tạ ơn Chúa Cha. - Alleluia.

    Phúc Âm: Lc 17, 7-10

    "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng: vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về liền bảo nó rằng: "Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa", mà trái lại không bảo nó rằng: "Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống"? Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng không.

    "Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".

    Ðó là lời Chúa.



    Sống và Chia sẻ Lời Chúa

    Khi làm xong việc gì nhớ nói:

    CHÚNG TÔI CHỈ LÀ NHỮNG ĐẦY TỚ VÔ DỤNG

    (Luca 17, 10)

     

    Không thật vô dụng  không thể hữu dụng

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên hôm nay sát ngay bài Phúc Âm hôm qua, vẫn ở trong bối cảnh Chúa Giêsu đang nói với các môn đệ của Người để trả lời cho các vị về vấn đề các vị xin Người gia tăng đức tin cho các vị.
     
     
    Đúng thế, sau khi "các Tông đồ thưa với Chúa rằng: 'Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con'. Chúa liền phán rằng: 'Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: Hãy tróc rễ lên và xuống mọc dưới biển, nó liền vâng lời các con'", thì Chúa Giêsu nói tiếp những gì được Thánh ký Luca thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay:
     
     
    "Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về liền bảo nó rằng: 'Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa', mà trái lại không bảo nó rằng: 'Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống'? Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: 'Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm'".
     
     
    Vậy, phần cuối của bài Phúc Âm hôm qua và cả bài Phúc Âm hôm nay có liên hệ gì với nhau hay chăng? Nói cách khác, việc gia tăng đức tin nơi các tông đồ ở cuối bài Phúc Âm hôm qua, và thái độ các vị cần phải tỏ ra sau khi hoàn thành nhiệm vụ đầy tớ của mình như Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm hôm nay, có liên hệ gì với nhau hay chăng?
     
     
    Vấn đề là ở chỗ nếu không có liên hệ gì với nhau chắc Chúa Giêsu đã không nói 2 vấn đề này liền với nhau như thế. Bởi vì, nếu người đầy tớ làm công cho chủ không biết phận mình, trái lại, theo tự nhiên cảm thấy mình bị chủ lợi dụng, luôn bắt mình phải phục dịch hầu hạ chủ, cho dù đuợc trả lương cân xứng, vẫn cảm thấy tủi nhục đến độ có thể bỏ cuộc, hay tỏ ra ngang bướng hoặc lén lút biếng nhác cách nào, thậm chí đàng phải xin thôi. 
     
     
    Trái lại, người đầy tớ nào biết thân biết phận sẽ thấy rằng tất cả những gì mình làm là phải, là việc của mình, việc của một người đầy tớ trong nhà: "chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm". Không có gì là nhục nhã. Chẳng có gì là tủi hổ. Không có gì là bất công. Chẳng có gì là vô phúc. Trái lại, thậm chí còn cảm thấy được vinh dự là đàng khác. Ở chỗ có việc làm xứng với thân phần thấp hèn của mình, tay làm hàm nhai, không lệ thuộc ai hay ăn bám người nào. Chẳng có việc nào là tầm thường hèn hạ khi sống hợp với nhân phẩm và nhân cách của mình. 
     
     
    Thế nhưng, với thân phận đầy tớ, họ vẫn không thể nào làm hơn được nữa để giúp cho chủ của họ, nên họ vẫn thực sự cảm thấy mình chỉ "là đầy tớ vô dụng". "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng" đây còn có thể hiểu là nếu không có họ thì chủ vẫn lo xong việc của chủ thôi, bằng cách thuê mướn những người khác, lắm khi còn khả năng hơn và tinh thần hơn họ nữa, và việc làm của những người đầy tớ thay thế họ đó có thể nhanh hơn họ làm và hoàn hảo hơn họ làm.
     
     
    Trong đời sống hoạt động tông đồ, có một số tâm hồn cảm thấy không có họ thì hội đoàn này, đoàn thể kia, giáo xứ này, cộng đoàn nọ không thể phát triển, trái lại, sẽ bị xụp đổ, thất bại. Họ làm như họ là chủ chứ không phải là đầy tớ. Họ không chấp nhận ai hơn họ và không thể chịu được khi bị người khác phê bình, chỉ trích, chê bai, chửi bới v.v. Cái gì cũng phải làm theo ý của họ mới được. Ý của họ bao giờ cũng hay, cũng nhất, không thể nào bỏ qua v.v.
     
     
    Họ tưởng rằng họ làm việc "cho" Chúa hơn là họ làm việc "của" Chúa. Chúng ta chẳng có gì gọi là "cho" Chúa. Bởi vì Chúa chẳng thiếu thốn gì, trái lại, Ngài còn ban cho chúng ta tất cả mọi sự những gì cần thiết (tài năng, thiện chí, tinh thần, vật chất, thời giờ, môi trường v.v.) để chúng ta có thể phục vụ mà làm sinh lợi các nén bạc Ngài trao cho từng người chúng ta. Bởi thế, khi làm việc tông đồ là chúng ta, ở một cách nào đó, "trả về" Chúa những gì Ngài đã ban cho chúng ta, "trả về" Ngài chẳng những cả vốn lẫn lời gấp trăm: 2 sinh 2, 5 sinh 5 và 10 sinh 10 (xem Mathêu 25:14-30).
     
     
    Thật vậy, làm việc tông đồ hay thừa tác vụ là chúng ta làm việc "của" Chúa, việc Chúa trao cho chúng ta là thành phần Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô, một việc không thể nào không làm, để chứng tỏ chúng ta là Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô, vì tự bản chất của mình, chúng ta "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), không thể nào không chiếu sáng, một "ánh sáng" không phải tự họ mà có, nhưng chỉ là những gì phản ánh Đấng "là ánh sáng thế gian"(Gioan 8:12).
     
     
    Đúng thế, để có thể xứng đáng làm việc "của" Chúa, chúng ta, về phần tiêu cực, không bao giờ được làm theo ý riêng của mình, dù ý đó có tốt đến đâu và có lợi đến mấy chăng nữa, nếu nó không phải là ý Chúa hay không hợp với ý Chúa, được tỏ ra qua bề trên hay ý chung của đoàn thể, và về phần tích cực, cần phải để cho chính Chúa làm trong chúng ta và qua chúng ta, bấy giờ chúng ta mới có thể trọn vẹn hoàn tất những gì Ngài trao phó cho chúng ta.  
     
     
    Cho tới trình độ tin tưởng vào Chúa, hoàn toàn để cho Ngài làm mọi sự cho việc "của" Ngài trong chúng ta và qua chúng ta, chúng ta mới thấm thía lời Chúa Giêsu dạy chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay sau khi chúng ta chỉ là thành phần đầy tớ hoàn thành nhiệm vụ của mình: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng".
     
     
    Và chỉ khi nào chúng ta cảm thấy mình thật sự là "vô dụng", nghĩa là cảm thấy mình hoàn toàn bất lực, không làm được gì thiện hảo ngoài Chúa, Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan và toàn năng mới chính thức và chủ động làm việc "của" Ngài trong chúng ta và qua chúng ta. Bởi thế, kinh nghiệm tu đức cho thấy, chính Ngài cũng ra tay thanh tẩy chúng ta khỏi khuynh hướng tự phụ và cậy mình, để chúng ta chỉ tin vào Ngài và để Ngài làm chủ chúng ta thôi. Phải chăng đường lối thần linh này của Thiên Chúa, ở chỗ từ vai trò làm chủ trở thành đầy tớ cho các đầy tớ của mình, khi Người cúi mình xuống trên những bất toàn, bất xứng và thấp hèn xấu xa của con người, để thanh tẩy họ nhờ đó họ xứng đáng với Người cũng như với việc của Người, điển hình nhất là việc Người rửa chân cho các tông đồ ngay trước Bữa Tiệc Ly cho họ được xứng đáng dự phấn với Người (xem Gioan 13:1-17).

    Thành phần đầy tớ biết chân thành nói "tôi chỉ là đầy tớ vô dụng", sau khi hết mình hoàn thành trách vụ của mình được chủ tin tưởng trao phó cho mình, là những con người được Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay cho biết rằng:

    "Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao, vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn".

    Họ là thành phần có thể vang lên như Thánh Vịnh gia trong Thánh Vịnh 33 ở Bài Đáp Ca hôm nay rằng:

    1) Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.

    2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần gian.

    3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứ họ khỏi mọi nỗi âu lo. Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữu những tâm hồn đau thương dập nát. 

     

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIIL-3.mp3  

     

     

     

    Ngày 12: Thánh Giosaphát, giám mục tử đạo

     

     Giosaphat ra đời khoảng năm 1580 tại Vladimir nước Ba Lan. Năm 17 tuổi, ngài ngỏ ý xin cha mẹ cho đi tu, nhưng ông bà ngăn cản và muốn con mình kết hôn nói dõi tông đường. Dù gặp trở ngại, ngài vẫn luôn mang ý tưởng tu trì và nhất quyết từ chối việc kết hôn. Cuối cùng cha mẹ đành phải chiều lòng ngài.

    Năm 20 tuổi, Giosaphat nhập dòng thánh Basilô ở Vilna. Lúc đó có một bè rối nổi lên chống lại Giáo Hội. Chính vị Bề Trên tu viện cũng ngả theo bè rối và buộc ngài cũng phải theo. Phân vân không biết đâu là ý Chúa, ngài đã cầu nguyện nhiều và cuối cùng giữ lập trường trung thành với Giáo Hội. Sau khi vị Bề Trên bị trục xuất, Ðức Giám Mục liền đặt ngài lên thay thế. Hai năm sau, ngài thụ phong linh mục, rồi Giám Mục và năm 1617 được đặt làm Tổng Giám Mục Polotsk. Ngài đã tỏ ra là mẫu mực của các nhân đức. Ngài lo vận động cho việc hợp nhất giữa Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Ngài đã đem về cho Giáo Hội một số đông những người lạc giáo.

    Trong một cuộc thăm viếng mục vụ tại Vitebsk, bọn ly giáo xông đến trước mặt ngài và đòi giết, ngài đã bình tĩnh trả lời: "Này các bạn, nếu chính tôi là người mà các bạn tìm giết, thì tôi đây!". Họ liền lôi ngài đi đánh đập tàn nhẫn và kết thúc bằng một nhát gươm xuyên qua ngực. Sau đó họ ném xác ngài xuống sông.

    Ðức Giáo Hoàng Urbanô VIII phong Chân Phước cho ngài và Ðức Piô X tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh năm 1867 với tước hiệu "Ðấng bảo vệ sự thống nhất Giáo Hội". Ðây là vị thánh Ðông Phương đầu tiên được phong tước hiệu này.