Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - THÁNH GIUSE LAO ĐỘNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
    THÁNH GIUSE CON NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN CÙ
     
    Sat, May 1 at 1:40 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    01/05 – Thứ Bảy. 

    Thánh Giuse thợ.      

    Đời sống lao động luôn gắn liền với con người: người ta có thể làm việc chân tay và có người dùng tới trí óc. Tất cả đều là lao động. Có một thời giới thợ thuyền đã đứng lên tranh đấu để nâng cao phẩm giá và nâng cao đời sống của họ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX tại Âu Châu.

    Nhiều phong trào đấu tranh đã nổi dậy đòi giới chủ ông phải tăng lương và xem xét lại giờ giấc, điều kiện lao động. Giáo Hội qua các vị lãnh đạo tinh thần đã lắng nghe tiếng nói, tiếng cầu cứu của họ.

    Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong giới lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao. Thế giới đã dùng ngày 01 tháng năm để mừng ngày lễ lao động.

     
    THÁNH GIUSE LÀ AI ?

    Thánh Giuse sinh tại Nagiarét, một thôn nhỏ bé và nghèo thuộc nước Do Thái. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc vua Đavít, nhưng vì gia cảnh sau bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ lâm cảnh sa sút, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời khó khăn, nghèo nàn với nghề thợ mộc để kiếm sống, nuôi gia đình. Thánh Giuse là một người lao động chân chính. Cuộc đời của Ngài là một chuỗi những thử thách triền miên. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã chọn Ngài làm bạn Đức Trinh Nữ Maria và là Cha của Chúa Giêsu Cứu Thế. Suốt đời của Ngài năm chìm bảy nổi chín long đong. Được chọn lựa làm bạn với Mẹ Maria để săn sóc Con Một Thiên Chúa và để giúp nhau sống đời tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Thánh Giuse đã gặp thử thách ngay khi đính hôn với Maria. Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần:” Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”( Lc 1, 31). “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…”( Lc 1, 35 ). Thánh Giuse lúc đó chưa hiểu ý Chúa, nên Ngài đã bị thử thách lớn lao. Rồi, thánh Giuse và Mẹ Maria đi về quê quán làm sổ hộ khẩu, Mẹ Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, đã đản sinh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem(Lc 2, 1-20 ). Như thế vẫn chưa hết, khó khăn và thử thách hầu như lúc nào cũng gắn liền với thánh Giuse: thánh Giuse đưa Mẹ Maria, Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh sự tàn bạo của Hêrôđê, rồi khi Hêrôđê băng hà, Ngài lại đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trở về Nagiarét( Mt 2, 13-23 ). Rồi tới tuổi, thánh Giuse lại đưa Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria dâng Chúa vào đền thờ: Oâng già Siméoon nói ngôn sứ về Hài Nhi( Lc 2, 22-28 ). Trong mọi biến cố, trong mọi sự chông gai khó khăn, thánh Giuse luôn can đảm, phó thác và sống hoàn toàn công chính, tin cậy tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê. Thánh Giuse đã được các thánh sử viết Tin Mừng ca ngợi là người công chính, người được ơn nghĩa với tHiên Chúa. Giáo Hội ca ngợi thánh Giuse:” Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương nam núi Liban trồng nơi nhà Chúa trong đền thánh Người (Tv 92, 13-14 ) và ca nhập lễ, lễ thánh Giuse 19/3 đã viết:” Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan. Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa”( Lc 12, 42 ). Thánh Giuse quả thực trở thành gương mẫu cho mọi người về mọi nhân đức.

     
    THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ

    Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ. Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài. Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp.  Chúa Giêsu trong gia đình thánh nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người. Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh tuyệt đỉnh, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến.

    Trong năm thánh hoá gia đình, việc lao động cũng cần được mọi gia đình xem xét lại vì cuộc đời của từng con người liên kết với công ăn việc làm của mình. Gia đình có đủ ăn, đủ mặc, gia đình có bảo đảm được vật chất, kinh tế của mình, đời sống tâm linh mới tốt hơn. Thánh Giuse đã nêu gương cần lao, đã biến gia đình Nagiarét thành trường đào tạo công ăn việc làm với tất cả lòng tin yêu. Chúa Giêsu cũng đã xuất thân trong gia đình Nagiarét, đã chấp nhận một công việc và làm cho việc lao động tràn đầy ý nghĩa. Mẹ Maria cũng đã làm việc nội trợ với tất cả ý thức, với tất cả lòng tin yêu của mình. Mừng lễ thánh Giuse thợ 01 tháng 5, xin thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp để mọi người, mọi gia đình luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.

    Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gưong Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó, hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành (lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ).

    Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

    Nguồn: simonhoadalat.com


     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - BIẾT ĐỌC KINH THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Apr 29 at 10:22 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    Đọc Thánh Kinh

    Bài học khôn

    Phải tìm chân lý chứ đừng tìm lợi khẩu trong Thánh Kinh.

    Đọc Thánh Kinh, phải đọc với chính tinh thần của tác giả.

    Phải tìm lợi ích thiêng liêng hơn là tìm lời lẽ văn hoa chải chuốt.

    Ta phải chuộng đọc cả những cuốn đạo đức đơn sơ, cũng như những cuốn cao sâu, mầu nhiệm.

    Đừng bận tâm đến thân thế, học lực của tác giả : hãy đọc vì lòng mến chân lý thuần túy.

    Cũng không cần tra vấn câu nọ, câu kia của tác giả nào, một hãy để ý xem tác giả đã nói những gì.

    Giọng nói của Chúa

    "Người đời qua đi, nhưng đức tín trung của Chúa sẽ muôn đời tồn tại" (Ps. C16,2)

    Chúa nói với ta bằng nhiều cách khác nhau và bằng những người cũng khác nhau. (Bản dịch của Lamennais)

    Tò mò thường rất có hại cho ta trong lúc đọc Thánh Kinh. Nó làm cho ta muốn hiểu thấu và bình luận những cái đáng lý chỉ nên bỏ qua.

    Nếu muốn được ích khi đọc Thánh Kinh, bạn hãy đọc cho khiêm tốn, đơn thành và tin tưởng, mà đừng bao giờ đọc để mong được tiếng thông giỏi.

    Hãy bàn hỏi những người sống thánh thiện và im lặng nghe họ trả lời. Cũng đừng coi thường câu nói của những người cao niên : không phải vô tình mà họ mở miệng nói ra đâu.

    SUY NIỆM

    Đọc Thánh Kinh cũng như các sách đạo đức, không bao giờ nên đọc vì tò mò : để tìm lợi khẩu, khoa học, văn chương. Những sách đó không viết vì mục đích ấy.

    Muốn lĩnh hội được ý nghĩa những sách đó, phải đọc với tâm tình :

    - Khiêm nhượng : vì Chúa Thánh Thần chỉ dạy những bí nhiệm cho ai khiêm nhường.

    - Đơn sơ : ví ánh sáng Chúa soi bao giờ cũng tự đủ cho mỗi người.

    - Tin tưởng : Dầu ta không hiểu thấu, Lời Chúa bao giờ cũng đáng kính phục.

    Lạy Cha ! Con đội ơn Cha vì đã giấu những điều đó với người khôn ngoan, thông thái mà chỉ tỏ ra cho trẻ nhỏ và người đơn sơ khiêm nhượng. Xin Chúa dạy con biết sống thánh thiện theo gương Chúa.

    (từ cuốn "The Imitation of Christ")
     
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -

  •  
    Tinh Cao
    NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH
     
    Sat, Apr 17 at 8:38 PM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính của Mùa Phục Sinh,
    thì "Thày là sự sống lại" là đề tài chính cho tioàn thể Tuần Bát Nhật Phục Sinh,
    với từng bài Phúc Âm trình thuật về mỗi biến cố hiện ra của Chúa Kitô sống lại, và
    "Thày là sự sống" là dề tài chính cho các tuần lễ còn lại của Mùa Phục Sinh cho đến Hiện Xuống.
     
    Chính vì "Thày là sự sống lại và là sự sống" mà Mùa Phục Sinh là Mùa Tái Sinh của "mọi tạo vật" (Marco 16:15),
    nhất là của loài người là loài "linh ư vạn vật", loài được dựng nên theo hình ảnh thần linh và tương tự thần linh (xem Khởi nguyên 1:26-27).
    Thứ Hai ngay sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Giáo Hội đã cho chúng ta thấy tính chất con người tái sinh này qua bài Phúc Âm tái sinh,
    trong đó, Chúa Giêsu đã phán với nghị viên Nicodemo rằng: "Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa" (Gioan 3:3).
     
    Theo lịch trình 7 tuần lễ trong Mùa Phục Sinh 2021 này, mỗi Chúa Nhật chúng ta thưởng thức một câu tự truyện tái sinh có thật.
    Vào Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta đã đọc câu truyện tự thuật tái sinh từ vô thần hay vô đạo;
    Chúa Nhật Phục Sinh II Lễ LTXC, chúng ta đã đọc câu truyện tự thuật tái sinh từ tội lỗi và khổ đau;
    Chúa Nhật III Phục Sinh này, chúng ta tiếp tục tự truyện tái sinh từ ngoại đạo (không phải vô đạo hay vô thần, mà là ngoài Kitô giáo, như Phật giáo, Khổng giáo, Hồi giáo v.v.)
     
    Như câu truyện tự thuật hôm nay ở những đường nối kết sau đây:
     
     
     
    Tạ ơn LTXC đã không loại trừ một ai, thậm chí đã sự dụng chính những yếu đuối và lầm lỗi của con người 
    để tỏ mình ra cho họ nhờ đó họ được tái sinh, qua chứng từ phục sinh của Người là đức bác ái Kitô giáo, trong câu chuyện trên đây
     
    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHp7FnMhSbH_XHVvZMRGwXq5aMb%2BWoF1VQTJpzMMWLmZ3g%40mail.gmail.com.
     

NGỪƠI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

NHÂN  QUẢ  NGHIỆP  BÁO  VÀ  NGƯỜI  CÔNG  GIÁO

          Qua các phương tiện truyền thông rộng rãi và mau chóng cho mọi  tầng lớp xã hội. Người Công giáo đã nghe hoặc chứng kiến qua hình ảnh những vụ việc  hết sức đau lòng chẳng hạn có linh mục đã đuổi đánh giám mục bản quyền  trong một  cuộc họp. Giáo dân biểu tình căng biểu ngữ  trước sân nhà thờ chính tòa ngay trong Thánh Lễ Chúa Nhật để đòi phong chức Linh Mục cho phụ nữ và sắp tới đây, giáo hội Đức sẽ đồng loạt tổ chức lễ kết hôn  và chúc phúc cho hàng trăm cặp đồng tính v.v…

          Cùng với những hiện tượng được cho là …đại nghịch bất đạo ấy còn có  những phong trào ly khai, bỏ đạo hàng loạt tại các nước Âu Châu !!! Trước hiện tượng có thể nói là phong ba bão táp cho Giáo Hội như thế, nhiều người không khỏi sợ hãi đưa đến lung lay niềm tin giống như các tông đồ khi xưa: “ Chúa  ôi, xin cứu chúng con kẻo chết mất” ( Mt 8, 25 ).

          Có đức tin chân thật thì không bao giờ sợ hãi bởi vì lòng tin đây chính là tin vào Chúa Giê Su, Đấng là ánh sáng soi cho trần gian: “ Ta là sự sang đến thế gian hầu hễ ai tin Ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm” ( Ga 12, 46 ).

          Chúa đòi hỏi chúng ta phải tin vào Ngài nhưng tin vào Chúa là một việc  còn về phần  mỗi người trong chúng ta có sống với  đức tin ấy không đó mới là điều hệ trọng. Thánh Giacobe nói: “ Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin. Song không có việc làm  thì có ơn ích chi chăng ? Đức tin đó há có cứu được chăng ? Ví thử có anh em hoặc chị em nào trần truồng và thiếu ăn uống hàng ngày mà có kẻ trong anh em lại nói với họ: Hãy đi bình an, hãy ấm và no nhưng không cho họ đồ cần dùng về thân thể thì co ích chi không ? Đức tin cũng vậy, nếu nó không có việc làm thì tự nó sẽ chết” ( Gc 2, 14 -17 ).

          Đức tin và việc làm luôn phải gắn bó với nhau lý do là vì  chính việc làm bởi đức tin đó sẽ tạo cho ta một cái Nghiệp Lành tối thượng. Con người do Nghiệp mà sinh ra và rồi sẽ mang  Nghiệp mà chết đi.  Nguyên lý này thật quan trọng, tuy nhiên với tuyệt đại người  Công Giáo  nói riêng và những người nhìn nhận có một Đấng Tạo Hóa  sinh thành vũ trụ vạn vật nói  chung lại rất khó để mà chấp nhận.

          Tin có Đấng Tạo Hóa là niềm tin rất dễ được chấp nhận ngay cả trong tôn giáo  lẫn  triết học. Sở dĩ như thế  là bởi con ngưởi luôn cần có một đối

tượng…ngoại lai  nào đó để cầu khẩn, vái van. Đang khi đó xét ra không có đối tượng nào khác cao trọng  bằng Đấng tạo Hóa. Chính Chúa Giê Su  khi dạy cách cầu nguyện, Ngài cũng gọi đó là Đấng Cha…trên trời: “ Lạy Cha chúng tôi ở trên trời” ( Mt 6, 9 ).

          Khi Chúa Giê Su đề cập đến một Đấng Cha…trên trời thì chúng ta cần phải hiểu Đấng Cha ấy chỉ là một thứ…tùy thuyết dành cho quần chúng chưa được giáo hóa, còn với các Tông Đồ  thì Ngài mạc khải về Đấng Cha nội tại: “ Ngoài Cha không ai biêt Con. Ngoài Con và những ai Con muốn mạc khải cũng không ai biết Cha” ( lc 10, 22 ).

          Đức Ki Tô mạc khải về Đấng Cha…nội tại nhưng với thần học do ảnh hưởng của triết Hy lạp nên Đấng ấy  đã trở thành một thứ Đệ Nhất Nguyên Nhân, Đệ Nhât Động Cơ chẳng có quan hệ gì đến đời sống tâm linh của các tín hữu.

          Tôn giáo hoàn toàn khác với triết học ở chỗ, một đàng  thuộc lãnh vực suy tư, một đàng thuộc lãnh vực đức tin. Khi nói đến đức tin có nghĩa nó là của mỗi người. Không ai có thể…tin thay cho ai được. nếu không ai có thể ..tin thay cho ai  thì việc sống đạo cũng thế. Làm sao có thể…sống đạo thay cho người khác  ?

          Thế nhưng trong thực tế  lại hoàn toàn khác, việc sống đạo của giáo dân  hầu như  đã bị…khoán cho các Linh Mục coi xứ. về phần giáo dân  thì cái việc…khoán ấy  chắc hẳn là…tự nguyện chẳng có ý kiến gì nhưng về phần giáo phẩm thì cũng muốn như thế để cho được…bảo đảm cũng như có phần an tâm. Tuy nhiên điều ấy lại…lợi bất cập hại bởi chính là do cái não trạng  ỷ lại ấy mà người ta đâm ra  vô trách nhiệm, hàng dưới thì ỷ lại vào hàng trên còn hàng trên thì…trông chờ vào hàng trên nữa để rồi không ai có trách nhiệm gì  về phần rỗi của chính mình.

          Dù là sống đời sống xã hội hay tâm linh, mỗi người cần có trách nhiệm  về cuộc đời mình: Giàu hay nghèo, hạnh phúc hay khổ đau , tất cả đều do ở nơi mình gọi là Nghiệp. Thi hào  Nguyễn Du nói: “ Đã mang lấy nghiệp vào thân. Cũng đừng trách lẫn, trời gần trời xa”

          Nghiệp trong lãnh vực tâm linh gọi là  Nghiệp Báo bởi đây  chính là Định Luật Nhân Quả  luôn diễn tiến luôn luôn  như vậy. Đức Ki Tô nói: “ Không có cây tốt lại sanh trái xấu, cũng không có cây xấu lại sinh trái tốt. Vì cứ xem trái thì biết cây. Người ta không thể hái trái vả nơi lùm gai cũng không hái trái nho nơi

bụi rậm.  Người thiện do lòng chứa thiện mà phát ra điều thiện. Kẻ ác do lòng chứa ác mà phát ra điều ác. Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” ( Lc 6, 42 -45 ).

          Chữ “Chứa” ở đây ám chỉ cho việc tích chứa, huân tập  với sự chủ động ( Tác Ý ) lâu ngày chầy tháng sẽ tạo thành một cái Nghiệp. Người có Nghiệp thiện lành là do  đã chất chứa, huân tập những việc thiện như làm phúc bố thí, cầu nguyện, ăn chay, làm việc Tông Đồ bác ái…Có nghiệp lành  tất sẽ được hưởng quả lành và quả lành ấy có thể diễn ra ngay trong đời này hoặc trong đời sau trên Thiên Đàng.

          Có tin Lẽ Nhân Quả như thế, con người mới sẵn lòng làm việc lành cùng với những hy sinh, chịu đựng. Trái lại người cứ  huân chứa những điều bất thiện như  trộm cắp gian dâm, dối trá, lường gạt….tất sẽ không sao tránh khỏi quả  xấu, đọa vào những cõi ác chịu muôn vàn khổ đau không sao kể xiết.

          Trong việc sống đạo, tin vào Lẽ Nhân Quả như lời Chúa truyền dạy sẽ sinh vô vàn ơn ích. Tuy  vậy đó là điều không hề dễ chút nào. Bởi trong thực tế có những người sống tham lam, ích kỷ nhưng bản thân họ và con cái vẫn có địa vị, quyền thế, giàu có sung sướng hơn ai ?Ngược lại  có những người ăn ở hiền lành  thật thà lại phải sống trong hoàn cảnh nghèo khó, yếu đau không có tiền chữa chạy v.v…

          Mặt khác để có thể tin vào Lẽ Nhân Quả thì cần phải tin con người không phải chỉ có  một kiếp sống này mà còn có những kiếp sống khác. Đối với người Công Giáo, thật khó lòng tin vào Nhân Quả  nếu vẫn cho rằng con người được Đấng Tạo Hóa dựng nên và chỉ có một kiếp sống này.

          Có tin vào Lẽ Nhân Quả, con người mới có thể có trách nhiệm cả về đời sống xã hội cũng như tâm linh nhưng đời sống tâm linh là quan hệ hơn hết. Tại sao ? Bởi vì chết không phải là…hết mà còn tiếp nối mãi đến  cõi vô cùng đời đời. Chính cái…vô cùng ấy khiến cho ta phải quan tâm. Chết rồi  sẽ phải đối diện với cái…vô cùng hoặc khốn nạn đời đời hoặc hạnh phúc bất tận.

          Thánh Augustino khi suy gẫm về cõi đời đời  ấy đã nói: “ Để làm điều sai trái  thì người ta không quản ngại khó nhọc gian lao, bày mưu tính kế, tìm mọi phương thế để đạt cho kỳ được.  Còn việc Rỗi Linh Hồn thì lại sợ khó  khăn, lao nhọc, sợ hãm mình hy sinh. Thành ra họ buông xuôi lẩn tranh. Con người chỉ nhận chân được giá trị trường cửu khi bước qua ngưỡng cửa của sự chết. Lúc ấy ta mới  tiếc nuối vì Thiên Chúa  đã trao ban biết bao nhiêu phương thế, bao nhiêu cơ hội để lập công  nên Thánh mà ta lại nỡ lòng từ chối Ơn Ngài” ( Thánh An Phong – Việc Rỗi Linh Hồn ).

          Đúng là con người chỉ nhận ra giá trị trường cửu khi bước qua ngưỡng cửa sự chết nhưng khi đó thì đã quá muộn, có hối cũng chẳng  còn kịp nữa. Để tránh cái sự …hối không kịp ấy thì chi bằng  khi còn có diễm phúc được làm người. Hơn nữa lại được làm Con Chúa, sống trong Giáo Hội của Chúa thì chúng ta hãy gắng sức tạo cho mình một cái Nghiệp Lành.

          Như đã biết, Nghiệp là do tác ý tức lòng muốn và lòng muốn ấy  cứ được lặp đi lặp lại mãi sẽ trở thành Nghiệp miễn là chúng ta phải kiên tâm bền đỗ: “ Cây to một ôm, khởi sanh nơi gốc nhỏ. Đài cao chín tầng, khởi đầu nhúm đất con. Đi xa nghìn dặm, khởi đầu một bước chân” ( Kinh Pháp Cú Thí Dụ )./.

Phùng  Văn  Hóa

 

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 4 Phục Sinh B

Video Player
 
00:00
 
31:17
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - NHÂN CHỨNG PHỤC SINH

 

  •  
    Chi Tran
     
    Sat, Apr 17 at 7:59 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Nhân Chứng Phục Sinh

    Chúa Nhật 3 Phục Sinh năm B : Lc 24,35-48

    Không đặt niềm tin vào Đức Kitô, Đấng đang sống với ta, trong ta, thì ta vẫn sống trong cô đơn, lạc loài, buồn thảm, và cuộc đời là sự trống rỗng mênh mông.

     

    Suy niệm

    Đang khi các môn đệ hội họp và nghe kể lại chuyện về Thầy Giêsu đã hiện ra trên đường Emmau, thì Thầy lại xuất hiện giữa các ông. Ngài trao ban bình an cho các ông, nhưng “các ông hoảng sợ tưởng là thấy ma. Chúa lại cho các ông xem chân tay và sờ chạm đến Ngài. Thấy các ông còn ngờ vực, nên Ngài liền ăn uống trước mặt các ông. Cũng như trên đường Emmau, một lần nữa Chúa giải thích cho các môn đệ: cuộc khổ nạn của Ngài không phải là một thất bại, mà để những gì tiên báo về Ngài phải được ứng nghiệm, đó là Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”.

    Các tông đồ đã hoảng loạn trước cái chết của Thầy. Giờ đây việc Ngài phục sinh lại làm cho các ôngkinh hồn bạt vía, vì họ vẫn nghĩ đó là điều không thể, cũng như trước đây các ông nghĩ việc Thầy tử nạn cũng là điều không thể. Nhưng mọi việc đều có thể và xảy ra như thế. Chúa Giêsu đã báo trước ba lần việc tử nạn và phục sinh, nhưng các ông vẫn không để ý tới, vì thấy Thầy đầy quyền năng nên đang háo hức trước một tương lai huy hoàng, một vương quốc mới mà họ nghĩ Chúa Giêsu sắp đứng lên thành lập. Chẳng lạ gì mà mẹ Giacôbê và Gioan mới xin cho hai con mình một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” (Mt 20, 21).

    Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt. Có thể nói sau khi Đức Giêsu chết thì các tông đồ như cũng đã chết: tinh thần các ông hoàn toàn suy sụp, nhóm mười hai tan tác, còn lại vài người thì co cụm với nhau trong căn phòng đóng kín cửa, lòng họ đầy sợ hãi, nghi ngờ, mặc cảm tội lỗi, buồn phiền và thất vọng. Nhưng sau khi Đức Giêsu sống lại, Ngài đã làm cho họ sống lại: họ không còn sợ hãi, nghi ngờ; không còn mặc cảm tội lỗi, buồn phiền và thất vọng. Con người cũ của các ông đã thay đổi, các ông sống lại trong con người mới, sẵn sàng ra đi khắp nơi loan báo Tin Mừng phục sinh cho mọi người.

    Việc Đức Kitô phục sinh không chỉ là một sự kiện lịch sử hay một biến cố đã qua, mà còn là một thực tại luôn sống động, nghĩa là Đức Kitô đang sống, đang hiện diện, đang hành động trong đời sống con người, qua mọi biển chuyển và trong mọi thời đại. Giáo hội chính là nhiệm thể của Đức Kitô đang lớn lên từng ngày giữa lòng thế giới. Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình và mời gọi chúng ta hãy chứng kiến việc Chúa phục sinh bằng đức tin, bằng việc sống với Chúa hằng ngày qua Bí tích Thánh Thể, qua Lời Chúa, qua mọi biến cố trong đời… Mọi sự xảy ra trong đời ta đều mang bóng dáng và dấu vết của Chúa phục sinh, Đấng đang đồng hành, đang âm thầm tỏ mình, đang ngỏ lời, và không ngừng mở ra sự sống mới cho chúng ta trong mọi thời điểm, nhất là những lúc thất bại, đau thương, chán chường và thất vọng.

    Không đặt niềm tin vào Đức Kitô, Đấng đang sống với ta, trong ta, thì ta vẫn sống trong cô đơn, lạc loài, buồn thảm, và cuộc đời là sự trống rỗng mênh mông. Có bao nhiêu thành công hay lợi lộc cũng chẳng có nghĩa lý gì, nếu cuộc sống con người còn nằm trong bóng tối, không lối thoát. Đau khổ và cả cái chết nữa không phải là điều đáng kinh hãi, mà là điều làm ta không dám dấn thân cho một niềm tin: niềm tin Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta. Chính vì niềm tin đó mà chúng ta hân hoan tiếp nhận sứ mạngphải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân”, nghĩa là trở thành chứng nhân cho sự sống mới của Đức Kitô nơi chính mình. Điều đó thể hiện qua một cuộc sống đơn sơ, hồn nhiên, trong sáng, âm thầm lan tỏa yêu thương và bình an.

    Ðức Giêsu phục sinh là chuyện khó tin, nhưng lại là điều mà người khác luôn có thể cảm nhận được từ một Kitô hữu biết sống quên mình để dấn thân xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ.

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa Giêsu!
    Sau khi phục sinh, Chúa đã tỏ mình ra,
    nhưng các tông đồ lại tưởng ma,
    vì Chúa hiện ra quá bất ngờ,
    khiến các ông càng hoang mang lo sợ.

    Đúng là các tông đồ không thể ngờ,
    vì đã xây dựng đời mình trên giấc mơ,
    mơ sống trong danh vọng và quyền hành,
    nên có lần các ông đã phân tranh,
    xem ai ngồi ghế nhất trong thiên hạ,
    được vinh quang mà không qua thập giá.

    Nhưng rồi mơ ước đã tiêu tan,
    biến cố tử nạn làm các ông hoảng loạn,
    Chúa chết đi khiến các ông bàng hoàng,
    Chúa xuất hiện, các ông càng choáng váng,
    có ngờ đâu vui sướng lại dâng tràn,
    niềm hân hoan thật quá đỗi ngỡ ngàng.

    Để rồi từ đó Chúa trao ban sứ vụ,
    là những người thực thụ giảng Tin Mừng,
    đem mạng mình làm chứng cho trần gian,
    về sự sống mới được ân ban cho thế giới.

    Xin cho con đừng ngây ngô tiếc nuối,
    bám víu vào những danh lợi đời này,
    vì biết rằng mọi sự sẽ đổi thay,
    để từ nay không lo sống cho mình nữa.

    Xin cho con niềm phấn khởi giữa đời,
    đem an bình của Chúa đến mọi nơi,
    cho u buồn và sầu khổ lắng vơi,
    để thế giới quanh con được tươi mới,
    nhờ nhận ra tình yêu Chúa sáng ngời,
    là ân phúc của cõi Trời vinh hiển. Amen.

    Lm. Thái Nguyên