Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÁNH - PHÓ TẾ TỬ ĐẠO

  •  
    phung phung

     

    Ngày 10 tháng 8

    THÁNH LAURENSÔ, PHÓ TẾ, TỬ ĐẠO

    “Hoàng đế không thấy nửa người tôi được nướng chín kỹ rồi sao? Hãy lật phía kia để nướng tiếp cho kỹ đi để Hoàng đế có thể ăn thịt nướng này.”

    Thánh Laurensô sinh tại thôn Huêca nước Tây Ban Nha. Cha mẹ ngài là người rất đạo hạnh. Quãng đời thơ ấu của Laurensô không được ghi lại tường tận, chỉ biết rằng: Ngài sớm từ biệt quê hương thân yêu để sang du học tại Rôma và đã sống cả cuộc đời trần thế tại đây

    Được sống nơi kinh đô Giáo Hội, Laurensô hăm hở học hành và rèn luyện nhân đức, nên chẳng bao lâu tiếng nhân đức và tài học rộng hiểu sâu của ngài vang lừng khắp nơi. Khi vừa lên ngôi ngày 30 tháng 8 năm 257, Đức tân Giáo Hoàng Xíttô đã chọn Laurensô làm Phó tế giúp việc cho ngài.

    Nhưng rồi cơn bách hại đạo làm cho Giáo Hội Chúa lại phải sống trong âu lo và thử thách. Giông tố đó do Hoàng đế Valêrianô gây ra. Để trốn tránh, giáo sĩ cũng như giáo dân phải sống dưới những hang toại đạo hoặc trong những nhà giáo dân kín cổng, cao tường.

    Hoàng đế Valêrianô ra lệnh cho quân lính bí mật theo dõi Đức Giáo Hoàng và một đêm kia, quân lính đã tìm ra con đường nhỏ, quanh co dẫn xuống hầm giữa nghĩa địa Prêtêta. Bắt được Đức Giáo Hoàng đang ngồi giảng dạy Lời Chúa giữa đông đảo giáo dân. Quân lính xông vào bắt Đức Giáo Hoàng và đoàn tháp tùng đem nộp cho quan. Ngài bị án chém đầu. Được tin sét đánh này, thầy Phó tế Laurensô vội vã chạy theo Đức Giáo Hoàng và năn nỉ xin được cùng chết với vị cha chung. Nhưng Đức Giáo Hoàng Xíttô an ủi:

    - Con yêu dấu, cuộc bách hại đạo dữ dội đang chờ đợi con, vài ngày nữa con sẽ theo Cha. Phần Cha, nay đã già cả, Cha sẽ trải qua những thử thách này cách nhẹ nhàng, nhưng con còn trẻ trung, đầy nghị lực, con sẽ phải trải qua cuộc bách hại đạo vẻ vang hơn nhiều. Rồi Đức Giáo Hoàng ban phép lành vĩnh biệt người con yêu dấu, để đi ra pháp trường.

    Trước cái tang chung của Giáo Hội và trước cảnh “Đoàn chiên không chủ chăn”, thầy Phó tế Laurensô suốt ngày đêm đi săn sóc và an ủi giáo dân đang ẩn nấp, rải rác khắp thành Rôma.

    Hoàng đế Valêrianô là con người độc ác, lại tham lam, khi biết Giáo Hội còn nhiều tài sản, lập tức, ông hạ lệnh bắt thầy Phó tế Laurensô tới để tra của. Hoàng đế nói với thầy:

    - Giáo Hoàng và các người Kitô giáo trách ta xử ác với họ. Giờ đây ta hứa sẽ dễ dãi nếu ông đem nộp cho ta tất cả của cải như chén vàng, đĩa bạc, chân nến và các đồ thờ quý giá: Ta rất cần các đồ đó để tăng cường ngân quỹ quốc gia.

    Thầy nhanh nhẹn trả lời:

    - Thưa Hoàng đế, tôi rất giàu, chính kho bạc của Hoàng đế cũng không thấm vào đâu, tôi sẽ nộp cho Hoàng đế những vật quý báu ấy. Vậy xin Hoàng đế cho tôi ít ngày để kịp thu gom của cải đó lại.

    Hoàng đế gia hạn ba ngày.

    Còn thầy Phó tế Laurensô ngang nhiên đi khắp thành phố Rôma, tập trung các bệnh nhân mà Giáo Hội vẫn cấp dưỡng, gồm mọi thứ bệnh: Phong cùi, mù loà què quặt, độ chừng 1.500 người. Ngài thuê những chiếc xe ngựa chở họ thẳng tới cung điện Hoàng đế.

    Thấy công việc kỳ lạ của thầy, dân thành Rôma rủ nhau đi xem rất đông. Đoàn xe ngừng trước cung điện Hoàng đế, thầy tâu trình lớn tiếng:

    - Tâu Hoàng đế, đây là tất cả kho tàng quí báu của Giáo Hội Công giáo chúng tôi, đây là những người nghèo khổ, bệnh tật, nhưng chính nhờ công việc cứu trợ họ và chúng tôi đã tích trừ được nhiều kho báu trên trời. Xin Hoàng đế hãy đón nhận tất cả của cải này để dùng cho thành Rôma và cho chính Hoàng đế.

    Trước những lời đầy khiêu khích đó, Hoàng đế Valêrianô đỏ mặt, tía tai, nổi giận đùng đùng, ông truyền đánh đòn thầy bằng roi sắt; rồi truyền đem các dụng cụ hành hình ra trước mặt thầy và nói:

    - Ngươi sẽ phải chết, nhưng ngươi đừng tưởng sẽ được chết ngay đâu ta sẽ kéo dài cái chết của ngươi bằng trăm ngàn cực hình .

    Người lính dũng cảm của Chúa Kitô mạnh dạn thưa:

    - Ngài tưởng tôi sợ cực hình sao? Không đâu! Ngài cho những cực hình đó là ghê sợ, nhưng tôi không sợ chút nào, mà còn ước mong từ lâu.

    - Ngươi tưởng rằng, “những của cải quí báu” kia sẽ cứu ngươi thoát những cực hình sao?

    - Tôi cậy vào của cải trên trời, đó là lòng Chúa nhân từ thương xót. Thiên Chúa sẽ ban cho tôi được giải thoát, dù khi thân xác tôi phải phanh ra làm trăm ngàn mảnh.

    Hoàng đế truyền đánh đòn thầy lần nữa. Đồng thời, Hoàng đế truyền cho lý hình nung đỏ những thanh sắt dí vào khắp mình ngài.

    Không kêu la, than trách, thầy ngửa mặt lên trời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xin hãy thương đến tôi tớ Chúa đã bị kết án là không chối Chúa, đã bị tra tấn vì dám tuyên xưng Danh Thánh Chúa giữa trăm ngàn cực hình”.

    Hoàng đế tức giận hét lên:

    - Mày là thằng phù thủy, mày coi khinh cực hình, nhưng nhân danh các thần minh, nếu mày không tế lễ các ngài, ta sẽ hành hạ mày như chưa từng ai có thể làm được.

    Thầy mạnh dạn trả lời:

    - Nhờ ơn Chúa, tôi không sợ chút nào, mọi cực hình sẽ qua đi. Chúc Hoàng đế hăng hái thi hành điều ngài dự định để làm khổ tôi.

    Được lệnh, lý hình lấy roi sắt tua gắn chì đánh túi bụi vào thân xác ngài, đến nỗi những mảnh thịt bóc ra tung toé. Khắp mình mẩy tím bầm, đẫm máu. Thầy tưởng giờ phút vinh quang đã tới. Nhưng từ trời có tiếng vang lên báo cho ngài biết ngài còn phải chịu đựng thử thách gay go hơn nữa. Chính Hoàng đế cũng nghe thấy những tiếng vang đó, Hoàng đế kêu lên:

    - Đoàn quân Rôma, các ngươi không nghe thấy ác quỉ đang kéo tới cứu phạm nhân, khinh dể thần minh và coi thường các khổ hình sao?

    Như không để ý đến lời hò hét của Hoàng đế, thầy sốt sắng cầu xin:

    - Lạy Chúa, xin thương đến người tôi tớ bất xứng này, con nguyện xin Chúa hãy ban cho những người có mặt đây được trở lại cùng Chúa. Xin Chúa hãy an ủi họ trước toà phán xét.

    Bấy giờ, một Thiên thần lấy hình một thanh niên tới an ủi và lau chùi các vết thương cho thầy. Một binh sĩ tên là Rômanô được Chúa cho xem thấy sự lạ này, đã mạnh dạn tiến thẳng tới xin thầy Phó tế Laurensô rửa tội cho anh và sau đó Rômanô cũng được phúc tử đạo.

    Hoàng đế Valêrianô vẫn chưa nguôi căm tức, Hoàng đế truyền đặt trước mặt thầy những dụng cụ hành hình có thể làm sởn tóc gáy người xem. Hoàng đế hỏi lý lịch, thầy trả lời:

    - Quê tôi ở Tây Ban Nha, từ nhỏ tôi đến ở Rôma được rửa tội và được giáo dục trong đức tin Công giáo.

    - Ngươi tôn thờ Thiên Chúa, Đấng dạy ngươi bất kính các thần minh và coi thường các khổ hình phải không?

    - Nhân danh Chúa Kitô, tôi không sợ khổ hình chút nào .

    Nghe lời thách thức đó, Hoàng đế căm giận như điên cuồng, truyền nung đỏ giường sắt và đặt thầy lên giường sắt nung đỏ. Lúc đó, ngài cầu nguyện:

    - Lạy Chúa, xin nhận hy lễ xông hương thơm ngọt ngào này.

    Rồi, quay sang phía Hoàng đế, ngài nói:

    - Tâu Hoàng đế, Hoàng đế có biết không, lửa này chỉ làm cho tôi tươi tỉnh hơn, nhưng nó sẽ dành sức nóng để thiêu đốt Hoàng đế đời đời.

    Hoàng đế Valêrianô tức giận, sùi bọt mép và trở nên mù quáng trong giận dữ còn thầy tươi cười nói tiếp:

    - Hoàng đế không thấy nửa người tôi được nướng chín kỹ rồi sao? Hãy lật phía kia để nướng tiếp cho kỹ đi để Hoàng đế có thể ăn thịt nướng này.

    Khi lý hình đã lật thầy lên, ngài nói:

    - Đã chín rồi, mời Hoàng đế ăn đi.

    Lúc đó, đoàn giáo dân đứng vây quanh, thấy một vầng sáng lạ lùng bao quanh thầy và xác ngài toả ra hương thơm ngào ngạt.

    Biết rằng cuộc chiến đấu sắp hoàn tất, thầy cảm tạ Thiên Chúa:

    - Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì nhờ Chúa mà con sắp được vào nước hạnh phúc,

    Rồi ngài tắt thở, hôm đó là ngày 10 tháng 8 năm 258.

    Xác thầy được hai linh mục kính cẩn an táng một nơi cách thành phố Rôma hai ngàn thước. Thế kỷ IV, Hoàng đế Constantinô đã xây cất một ngôi thánh đường nguy nga trên chính mộ thánh nhân và được mang tên thánh Laurensô.

    TgpSaigon.net

     

    Inline image
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - GIỮ TÂM HỒN BÌNH AN

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    6 Cách Để Người Công Giáo Giữ Tâm Hồn Bình An

    WHĐ (29.7.2021) – Những ý tưởng này có thể truyền cảm hứng cho bạn để sống với sự bình an mà Đức Kitô đã hứa để lại cho những ai theo Người.

     
    Trong những thời khắc khó khăn này, có nhiều người cảm thấy mất phương hướng và bên cạnh đó, họ không thể tìm thấy sự bình an đến từ Đức Kitô. Vậy, 6 ý tưởng sau đây có thể giúp chúng ta khám phá lại “món quà” mà Chúa Giêsu đã trao ban cho nhân loại, trước khi Người lên trời về cùng Cha Người: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.” (Ga 14, 27)

     

    1. HÃY TRÁNH XA CƠN LỐC CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

       

    Các giác quan của chúng ta thường xuyên bị tấn công bởi những lời nói, âm thanh và hình ảnh. Chúng ta cần phải tách mình ra khỏi cảm giác hỗn loạn ấy, để tìm được sự nghỉ ngơi trong Đức Kitô. Thoát khỏi sự hỗn loạn, cho phép chúng ta tạo ra một bầu khí thinh lặng, mà chính nơi đó lời cầu nguyện được phát sinh.

    “Dừng tay lại: Hãy biết Ta đây là Thiên Chúa!” (Tv 46, 11). Nghiện điện thoại thông minh, máy tính hay các loại khác như máy tính bảng, tivi…; tức là chúng ta bước vào một thế giới, nơi ngự trị bởi sự ảo tưởng và phi thực tế. Thật vậy, ngay cả khi chúng ta có xu hướng không thừa nhận điều này: chúng ta đã dần trở thành nô lệ cho những công nghệ mà ban đầu chúng được tạo ra để phục vụ con người.

    Tất nhiên, không phải mọi thứ trên các phương tiện truyền thông đều xấu, và chúng ta không thể để ngỏ hoàn toàn lĩnh vực này cho những người chối từ hoặc phớt lờ Tin Mừng. Nhưng đừng tự đánh lừa chính mình: Nếu chúng ta dành nhiều thời gian cho các nội dung trực tuyến hơn là dành thời giờ cầu nguyện cùng Chúa; chúng ta cần xem xét lại những sự ưu tiên của mình. Và nào có ai trong chúng ta, thỉnh thoảng không cần cân bằng lại cuộc sống của chính mình?

    1. SỐNG PHỤNG VỤ, ĐỪNG TRANH LUẬN KHÔNG NGỪNG

    Phụng vụ của Giáo Hội là phương tiện khởi đầu, là nguồn mạch dẫn chúng ta vào các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta nên thận trọng để không làm hỏng đi phụng vụ bằng việc “chính trị hóa” qua những cuộc tranh luận bất tận. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên phản ứng với những gì mà chúng ta cho là không phù hợp; luôn có nhiều cơ hội cho chúng ta đẩy mạnh phụng vụ để nên xứng hợp hơn với sự cao cả của Thiên Chúa, và thật tiếc nếu chúng ta bỏ lỡ những cơ hội ấy.

    Mặc khác, việc tranh cãi về những điều thiêng liêng không phải là không có nguy hiểm. Nếu một số nghi thức hoặc phong tục bị lỗi thì cuối cùng cũng sẽ bị bỏ rơi. Có sự đa dạng hợp pháp trong cách diễn đạt phụng vụ của Giáo Hội, và không phải mọi thực hành phụng vụ được chấp nhận cũng đều làm hài lòng tất cả mọi người. Có lẽ đối với chúng ta, những gì có vẻ là thiếu sót thực sự có một phần giá trị.

    Trong mọi trường hợp, một đời sống thánh thiện là bằng chứng tuyệt hảo nhất cho sự biến đổi cách mạnh mẽ của phụng vụ được cử hành đúng đắn. Không thể có sự thánh thiện nếu không có đức ái, và đức ái thì không áp đặt, không nuôi hận thù, và “không đi tìm tư lợi” (1Cor 13, 5).

    1. HÃY CHỐNG LẠI TINH THẦN TRANH CHẤP

    Đôi khi, chúng ta được mời gọi để đưa ra lời chứng cách điềm tĩnh nhưng thẳng thắn về đức tin của mình, nhưng không phải là ngày nào cũng thế. Nói chung, tốt hơn là bạn nên tránh tham gia vào các cuộc tranh luận gay gắt với những người khác tôn giáo hoặc với những người anh chị em “mỏng giòn” hơn.

    “Anh hãy nhắc nhở lại những điều đó, trước mặt Thiên Chúa, hãy tha thiết khuyên người ta đừng cãi chữ: chuyện không có ích lợi gì, chỉ làm cho người nghe phải diệt vong.” (2 Tm 2, 14)

    Thay vào đó, chúng ta hãy làm chứng nhân cho thập giá Đức Kitô được thể hiện bằng hành động của chúng ta, sao cho có sức thuyết phục với những người cần phải xác tín.

    Sự kiềm chế càng trở nên cần thiết khi xảy ra những cuộc tranh cãi liên quan đến giáo lý hoặc thể chế của Giáo Hội. Những vấn đề ấy thường khó giải quyết và không có sẵn câu trả lời. Việc giải quyết chúng chỉ khơi dậy lên sự tức giận không cần thiết.

    Khi bắt đầu một cuộc thảo luận, chúng ta hãy tránh những kiểu luận điệu không hay và hãy khuyến khích một cuộc đối thoại lành mạnh xoay quanh “… những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý.” (Pl 4, 8)

    1. ĐÁNH GIÁ ĐÚNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH TRỊ

    Như những công dân khác, chúng ta phải chu toàn nghĩa vụ công dân của mình và với tư cách là người Kitô hữu, thật tốt khi chúng ta rao giảng thông điệp của Đức Kitô đến toàn thể cộng đồng.

    Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đừng chính trị hóa mọi sự. Luôn có thời gian và địa điểm cho chính trị, cũng như mọi thứ khác.

    Hãy nhớ rằng không có phong trào chính trị hay ý thức hệ nào nói lên đức tin của chúng ta. Tóm lại, “Đừng tin tưởng nơi hàng quyền thế, nơi người phàm chẳng cứu nổi ai.” (Tv 146, 3), nhưng chúng ta hãy nhớ rằng: “quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3, 20).

    1. ĐỪNG ĐỂ ANH CHỊ EM CHÚNG TA VẤP NGÃ VÌ NHỮNG SỰ GÂY CHIA RẼ

    Cái chết và ơn cứu rỗi của Đức Giêsu trên thập giá bị người đời cho là “sự ô nhục” (1 Cr 1, 23; Gl 5, 11). Việc công bố về Đấng Cứu Thế bị đóng đinh là chướng ngại đối với nhiều người.

    Con đường đến với Đức Kitô thật không hề dễ dàng. Do đó, chúng ta hãy cố gắng đừng làm xáo trộn con đường của anh chị em mình bằng những từ ngữ gây chia rẽ, đặc biệt là khi họ quan tâm đến những vấn đề không là nền tảng quan trọng cho sự cứu rỗi.

    “Vậy chúng ta đừng xét đoán nhau nữa. Tốt hơn, anh em hãy xét sao để tránh gây cớ cho anh em mình phải vấp hay phải ngã.” (Rm 14, 13).

    Tất nhiên, đôi khi chúng ta cần phải nói lên những điều chính trực, thẳng thắn. Nhưng đã biết bao lần chúng ta làm tổn thương Đức Kitô và người thân cận khi viện cớ là nói thẳng, nói thật?

    Không phải tất cả sự thật khi nói ra đều tốt, đặc biệt là khi những lời đó có thể làm tổn thương đến anh chị em chúng ta. Thường thì việc giữ im lặng sẽ tốt hơn và sẽ ít làm giảm đi giá trị của Tin Mừng, so với việc đưa ra những nhận xét thái quá không cần thiết.

    1. DÀNH NGÀY CHÚA NHẬT CHO CHÚA, KHÔNG PHẢI CHO THẾ GIAN

    Các ngày Chúa Nhật là cơ hội để chúng tạm dừng mọi thứ và để kín múc nguồn ánh sáng của Thiên Chúa và sau đó chiếu tỏa ra thế giới. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua cơ hội này, chúng ta thường thích chơi thể thao, chạy các việc vặt hoặc không làm gì cả.

    Tất nhiên, việc đáp ứng một số nhu cầu trong đời sống hằng ngày là chính đáng, nhưng sẽ rất tốt nếu bạn tách riêng ngày Chúa Nhật ra, tận dụng nó để thực hiện các việc thúc đẩy sự suy gẫm và ca ngợi Chúa. Điều này sẽ giúp chúng ta bổ sung lại nguồn năng lượng và để ta cảm nếm được sự sống vĩnh cửu.

    Có lý do đằng sau điều răn “giữ ngày Chúa Nhật”. Suy cho cùng, chúng ta là những thụ tạo được nhập thể vào thời gian. Nếu chúng ta không cho Thiên Chúa thời gian để gặp gỡ chúng ta và ở với chúng ta, chúng ta sẽ không có sự mật thiết với Ngài.

    Chúng ta hãy cố gắng làm cho ngày Chúa Nhật trở thành một ngày dành riêng để tạ ơn Thiên Chúa và ca tụng danh Ngài là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, Ngài là Đấng Toàn Năng! (Thánh Vịnh 91, 4). 
    Tác giả: Magnús Sannleikur 
    Chuyển ngữ: Maria Ngọc Tỷ
    --------------------------------------------------

     

     
     
     

     

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ƠN CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ CỦA CHA THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY
    ƠN CHÚA 
     
    Tất cả công nghiệp của chúng ta cốt ở việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa. 
    Với sức của mình, chúng ta có thể xa tránh tội lỗi và thực hành các nhân đức không? 
     
    Câu trả lời là không bao giờ! Chúng ta không thể nào làm được điều gì nếu không có ơn Chúa: đó là một tín điều; chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy như thế. Giáo Hội và các Thánh đều có chung một suy nghĩ là ơn Chúa tuyệt đối cần thiết cho chúng ta đến nỗi nếu không có ơn Chúa chúng ta không thể tin, cậy, yêu mến, thậm chí không thể ăn năn sám hối nữa. 
    Ngoài ra, chính Thánh Paul đã nhấn mạnh rằng chúng ta không thể nào tự mình kêu tên Giêsu để đáng được công nghiệp nước Trời. Giống như đất đai không thể sinh sản gì nếu không có mặt trời. Cũng vậy, chúng ta không thể làm gì tốt lành nếu không có ơn Chúa. 
     
    Ơn Chúa là một sự trợ giúp siêu nhiên để hướng dẫn chúng ta làm điều tốt. Cha ví dụ một người tội lỗi vào nhà thờ nghe giảng, vị Linh Mục nói về Hỏa Ngục, sự nghiêm khắc về những phán xét, sự công thẳng của Thiên Chúa; anh ta cảm thấy có sự thúc giục từ nội tâm phải sám hối và sửa đổi; sự thúc đẩy nội tâm đó gọi là “Ơn Chúa”. Thiên Chúa tốt lành đang cầm tay người tội lỗi đó để dắt đi. Chúng ta giống như đứa trẻ con không biết đi thế nào để đến Thiên Đàng; chúng ta loạng choạng té ngã, trừ khi bàn tay Thiên Chúa luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. 
     
    Các con thấy Thiên Chúa tốt lành biết bao! Giá như chúng ta biết suy nghĩ những gì Thiên Chúa đã làm cho mình trong đời và trong mỗi một ngày chắc hẳn chúng ta đã không dám xúc phạm đến Người, và đã yêu mến Người với hết tấm lòng, nhưng đáng tiếc là chúng ta đã không suy nghĩ đến. Đó là lý do tại sao chúng ta phạm tội. 
     
    Hãy suy nghĩ về điều này: Khi các Thiên Thần phạm tội liền bị ném ngay vào Hỏa Ngục, nhưng khi con người phạm tội Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Chuộc. Chúng ta đã làm được gì để xứng đáng với ơn cao trọng đó? Chúng ta đã làm gì để được sinh ra làm người Công Giáo, trong khi có rất nhiều linh hồn trên thế giới chết đi mà không được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội? 
    Chúng ta đã làm gì để xứng đáng được tha thứ về mọi tội lỗi chúng ta đã phạm từ khi có trí khôn đến nay, trong khi rất nhiều người không được lãnh nhận Bí tích Giải Tội? 
     
    Thánh Augustine nói rằng sự thật là Thiên Chúa tìm kiếm trong chúng ta điều gì đáng để Người bỏ chúng ta và Người đã tìm thấy điều ấy; rồi Người tìm kiếm những gì giúp làm cho chúng ta xứng đáng với ơn sủng của Người và Người không tìm thấy gì, bởi vì thật ra chẳng có gì trong chúng ngoại trừ tro bụi và tội lỗi. 
    Tất cả công nghiệp của chúng ta cốt ở việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa.
     
    Hãy nhìn xem, một bông hoa sẽ không đẹp hay rực rỡ nếu không có mặt trời, vì lúc đêm về nó chỉ héo tàn và ủ rũ. Khi mặt trời mọc lên vào buổi sáng nó bỗng hồi sinh và nở rộ. Giống hệt như linh hồn chúng ta nhờ Chúa Giêsu, Mặt Trời công chính; nó trở nên xinh đẹp qua ơn thánh. 
     
    Để lãnh nhận ơn thánh này, linh hồn chúng ta phải hướng về Chúa với sự sám hối đích thực: chúng ta phải mở lòng ra với Chúa bằng đức tin và đức mến. Như mặt trời tự nó không thể làm cho hoa nở nếu như nó đã chết. 
     
    Cũng vậy, ơn Chúa không thể đem chúng ta về với sự sống nếu chúng ta không từ bỏ tội lỗi. Thiên Chúa không ngừng nói với chúng ta qua sự thúc giục bên trong; Người gợi lên những tư tưởng và những ước muốn tốt lành. Từ lúc trẻ cho đến tuổi già, trong tất cả những thăng trầm và bất hạnh của cuộc đời, Người luôn thúc đẩy chúng ta đón nhận ơn sủng của Người, và chúng ta đã nghĩ gì, làm được gì về những lời cảnh cáo của Người? Thậm chí ngay bây giờ chúng ta có đang hợp tác chặt chẽ với ơn Chúa không? Chúng ta có đóng chặt cửa lòng để chống lại ơn Chúa không? 
     
    Hãy nghĩ đến ngày Thiên Chúa sẽ gọi các con ra trước mặt Ngưới để trả lời và giải thích về những gì các con đã nghe hôm nay; thật khốn thay nếu các con dập tắt đi tiếng nói vang lên trong lương tâm của mình! 
    Chúng ta sống trong sự an nhàn thư thái, giữa những thú vui trần thế, lại còn tự cao tự đại; linh hồn chúng ta trở nên lạnh nhạt với Thiên Chúa, trở nên cứng như đá không thể hòa lẫn với nước ân sủng được; giống như một cây ăn trái được mưa sương tưới gội mà vẫn không sinh được hoa quả nào. 
     
    Hãy cảnh giác đề phòng, đừng phản bội và chống lại ơn Chúa! Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do chọn lựa giữa sống và chết; nếu chọn cái chết chúng ta sẽ bị ném vào lửa Hỏa Ngục và bị đốt cháy đời đời với ma quỷ. 
     
    Hãy xin lỗi Chúa vì đã lạm dụng những ơn sủng Người đã ban cho chúng ta từ xưa đến nay, và hãy khiêm tốn cầu xin Người ban thêm cho chúng ta nhiều ơn phúc 
    tinhyeuthienchua
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH = THÁNH IGNATIO

  •  
    phung phung
     
     
    Sat, Jul 31 at 5:13 AM
     
     
    From: KimBằngNguyễn  
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: KittyThiênKim 

    THÁNH INHAXIO, TỔ PHỤ DÒNG TÊN, LÀ AI?
     
    Thánh Inhaxio, tổ phụ dòng Tên, tên thật là Inigo Lopez de Loyola, sinh năm 1491 tại xứ Basque, Tây Ban Nha.  Vốn tính tình ương bướng và đầy tham vọng, ngay từ nhỏ, Inigo đã không từ khước bất cứ một thủ đoạn nào để mong sao có được một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trong triều đình.  Thế nhưng, ngài luôn phải nhận lấy những thất bại dù ngài rất tài năng.
     
       Trong một trận chiến diễn ra tại Pamplona năm 1521, ngài đã bị một viên đại bác bắn vào chân.  Ngài được đưa về Loyola để dưỡng thương.  Để bảo toàn tính mạng cho ngài, người ta đã phải thực hiện những cuộc phẫu thuật ở chân.  Những cuộc phẫu thuật ấy diễn ra hết sức đau đớn đến độ anh của ngài khi chứng kiến cũng phải thừa nhận là bản thân không thể chịu được cơn đau như thế.  Vậy mà chẳng ai nghe Inigo kêu la hay rên rỉ một lần nào.  Ngay trên giường bệnh, đối diện với sự thất bại tràn trề, Inigo vẫn không từ bỏ tham vọng theo đuổi những vinh hoa thế gian của mình.  Khi thấy vết thương đã làm cho chân mình trở nên xấu xí, hai đôi chân không còn bằng nhau, Inigo đã nhất quyết xin bác sĩ phẫu thuật “thẩm mỹ” lần nữa, vì ngài không thể chấp nhận một thân hình khập khiễng như thế này.  Trước sự cương quyết của ngài, cả gia đình và các bác sĩ đành ưng thuận.  Tuy nhiên, đôi chân ngài cũng không thể lành lặn như xưa.  Do di chứng của vết thương này mà cả cuộc đời, ngài phải đi “cà nhắc.
     
       Inigo vẫn còn mơ tưởng rất nhiều đến một cuộc sống quyền lực và xa hoa.  Trong thời gian dưỡng thương ở nhà, do quá buồn chán, ngài đã xin chị dâu cho mình vài cuốn tiểu thuyết lãng mạn đọc để giết thời gian.  Nhưng chẳng có cuốn sách nào trong toà lâu đài ngoại trừ cuốn Hạnh Các Thánh và Cuộc Đời Đức Giêsu.  Bất đắc dĩ, ngài mới chịu cầm lấy.  Đôi mắt Inigo như chợt bừng sáng vì ngài khám phá ra được những điều mà bấy lâu nay ngài không biết.  Ngài tự hỏi về ý nghĩa cuộc đời mình, về những gì mình đang theo đuổi.  Thế rồi, ngài quyết tâm từ bỏ con người cũ, sống theo một lý tưởng mới.  Vào một đêm nọ, ngài đã thấy Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi hiện ra với mình.  Thị kiến này hệt như một cuộc xác chuẩn cho đời sống mới mà Thiên Chúa dành cho Ngài.
     
    Khi bình phục, bất chấp những phản đối của gia đình, ngài đã âm thầm trốn đi, mang trong mình ý hướng sẽ đi hành hương đất thánh, và tìm một lý tưởng mới cho mình.  Để khỏi bị phát hiện, ngài đã đổi quần áo sang trọng của mình với một người ăn xin.  Ở Monserat, ngài đã thực hiện một cuộc canh thức thâu đêm rồi dâng thanh kiếm của mình trước ảnh Đức Mẹ ở đây để thể hiện ý muốn quyết tâm từ bỏ mọi sự.
     
    Inhaxio đã trải qua thời kỳ thanh luyện rất gian khổ ở Mansera.  Tại đây, do không có kinh nghiệm gì về đời sống thiêng liêng, ngài đã phải tự mày mò để tìm cho mình một lối sống.  Ngài đã cầu nguyện rất nhiều giờ, ăn chay, nhiệm nhặt, đánh tội.  Cứ tưởng rằng những điều này sẽ mang đến cho ngài niềm hạnh phúc.  Nhưng càng lúc ngài càng cảm thấy cuộc sống mình thật bế tắc.  Những cơn cám dỗ bảo ngài hãy bỏ cuộc lần lượt kéo tới.  Ngài đã cầu nguyện, đi lễ, xưng tội, gặp các cha linh hướng nhiều lần để xin lời khuyên nhưng tất cả đều vô nghĩa.  Ngài buồn bực đến độ đã có lúc nghĩ đến chuyện tự tử vì thấy mình mất đi hướng sống.
       Chính trong cơn túng quẫn ấy, Thiên Chúa lại đến với ngài qua những thị kiến và dạy dỗ ngài như thầy giáo dạy một học trò nhỏ.  Một trong những ơn nổi tiếng nhất xảy ra tại bờ sông Cardoner.  Mọi sự diễn ra chỉ trong chớp nhoáng nhưng những gì mà ngài nhận được lúc ấy còn hơn tất cả những gì ngài đã học được trong suốt quãng đời còn lại.
     
    Ngài bắt đầu thay đổi đời sống, từ bên ngoài đến bên trong.  Ngài ăn uống đàng hoàng, để râu tóc gọn gàng, tắm rửa sạch sẽ và bắt đầu thực thi những công việc tông đồ.  Ngài đến Giêrusalem và muốn ở lại đây nhưng không được, buộc ngài phải về lại châu Âu.  Ngài muốn giúp đỡ người khác nhưng vì không có bằng cấp gì nên việc giảng dạy giáo lý của ngài gặp phải sự chống đối của giáo quyền.  Tòa dị giáo sợ rằng ngài đang truyền bá những tư tưởng lạc đạo, và dù họ không tìm thấy một sai phạm nào trong những lời dạy của ngài, họ vẫn bắt và bỏ tù ngài đến hai lần.  Nhận thấy rằng việc tông đồ của mình sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có bằng cấp được Giáo Hội công nhận, ngài đã quyết tâm sang Paris để học.  Tại đây, ngài đã gặp và kết bạn với Phêrô Favre, và Phanxico Savie.  Hai sinh viên trẻ này đã sớm có ấn tượng về đời sống thiêng liêng của Inhaxio.  Ba người giúp nhau trong học tập và nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau.
     
    Sau đó, cũng có một số người khác được đời sống của Inhaxio cảm hoá.  Họ trở thành một nhóm bạn thân thiết, có chung với nhau một lý tưởng là phục vụ Chúa bằng cả cuộc đời mình.  Tại Montmartre, họ đã tuyên khấn khiết tịnh và khó nghèo để sống cho lý tưởng này.  Tất cả đều muốn đến Giêrusalem để sống và chết cho Chúa.  Nhưng vì lý do khách quan, họ đã không đi được.  Họ không biết làm gì nên đành quay về Roma, với ý định sẽ đặt mình dưới quyền sai khiến của Đức Thánh Cha.  Họ chia ra thành những nhóm nhỏ để về.
     
    Inhaxio đi cùng với hai người nữa.  Đến một nhà nguyện nhỏ ở La Storta, đang lúc cả ba đang cầu nguyện thì Inhaxio được ban cho một thị kiến nữa.  Ngài thấy Chúa Cha, tay chỉ vào ngài, mắt nhìn Chúa Con đang vác thập giá và nói rằng: “Ta muốn con nhận người này là người phục vụ.”  Chúa Con đã nhìn Inhaxio và nói rằng: “Ta muốn con phục vụ Chúng Ta.”  Đối với Inhaxio, thị kiến này chính là một sự xác chuẩn cho ý muốn phục vụ Chúa và Giáo Hội của ngài.
      
       Về tới Roma, nhóm bạn đã nhanh chóng gặp Đức Giáo Hoàng và trình bày ước nguyện.  Đức Giáo Hoàng đã rất vui khi có một nhóm người vừa tri thức, vừa thiêng liêng đồng tâm hiệp lực giúp đỡ mình.  Thế rồi, Giáo Hoàng đã trao cho họ những sứ mạng quan trọng ở khắp nơi trên thế giới.
        Trước nguy cơ nhóm có thể tan rã vì mỗi người một phương, chẳng biết có còn gặp lại nhau nữa không.  Họ đã nảy sinh một ý tưởng: thành lập một dòng tu.  Trước đây, họ đã khấn hai lời khấn khiết tịnh và khó nghèo rồi.  Giờ đây, chỉ cần chọn một người và khấn lời khấn vâng phục người đó nữa thôi là được.  Qua hai lần bỏ phiếu, tất cả đều chọn Inhaxio làm bề trên.  Inhaxio, dù không muốn, nhưng nhận thấy đó là ý Chúa nên cũng chấp nhận.  Với sự chuẩn nhận của Giáo Hoàng Phaolo III, một dòng tu mới ra đời vào năm 1540, ở Việt Nam gọi là dòng Tên.  Inhaxio đã sống tại Roma từ đó cho đến cuối đời.  Ngài viết thư điều hành dòng, nâng đỡ anh em, soạn thảo Hiến Pháp.  Ngài qua đời tại căn phòng nhỏ của mình vào năm 1556 và được phong thánh năm 1622.  Hội dòng mang tên Giêsu (dòng Tên) không ngừng lớn mạnh từ đó và luôn theo đuổi lý tưởng phục vụ Chúa, và các linh hồn mà Đấng Tổ Phụ đã khơi lên.  Cho đến nay, dòng Tên là một trong số những dòng nam có số lượng tu sĩ lớn nhất trong Giáo Hội.  Các cộng đoàn dòng Tên phân bố ở rất nhiều vùng miền trên thế giới, và đảm nhận hầu hết các sứ mạng mà Giáo Hội trao phó, không trừ một mảng nào: từ truyền giáo đến giảng dạy, nghiên cứu, chăm sóc bệnh nhân, di dân, tị nạn, hoạt động mục vụ, xã hội…
         Mỗi người sinh ra đều có một lịch sử, một câu chuyện và một sứ mạng.  Câu chuyện cuộc đời của mỗi người không ai giống ai nhưng tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa.  Ai có thể ngờ rằng một chàng thanh niên ham quyền lực và đầy tham vọng, bất chấp mọi thủ đoạn như Inigo lại có ngày trở thành một vị thánh, Đấng Sáng Lập một dòng tu nổi tiếng, và có sức ảnh hưởng lớn như hiện nay?  Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội một vị thánh, một bậc thầy thiêng liêng, một mẫu gương cho chuyến hành hương tiến về Nhà Chúa.
     
    Pr. Lê Hoàng Nam, SJ


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    Download all attachments as a zip file
    • image001.jpg
      163.1kB
    •  
      THÁNH INHAXIO, TỔ PHỤ DÒNG TÊN, LÀ AI

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - GƯƠNG CHÚA GIÊSU

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    Điều Kiện Để Được Bình An Và Tiến Bộ

    Bình an của Chúa

    - Con ơi ! Cha đã nói : “Cha để lại bình an cho chúng con, Cha ban bình an cho chúng con, nhưng Cha không cho như người đời quen cho” (Gioan 14, 27).

    Ai cũng biết bình an, nhưng có phải ai cũng lưu tâm đến những điều kiện để được bình an đâu !

    Bình an Cha chỉ ở với những người có tâm hồn hiền lành và khiêm nhượng.

    Bình an của con, phải nhẫn nhục lắm mới được.

    Nếu con nghe và giữ lời Cha, con sẽ hưởng an bình lớn lao.

    - Vậy con phải làm gì ?

    - Trong mọi trường hợp, con hãy lưu tâm đến việc con làm và lời con nói.

    Con đừng có chủ ý nào khác ngoài mong muốn đẹp lòng Cha. Đừng ao ước, đừng tìm kiếm gì ngoài Cha.

    Hãy đề phòng, đừng khi nào liều lĩnh xét lời nói, việc làm người khác. Đừng pha mình vào những việc mình không có trách nhiệm : Như vậy con sẽ rất ít khi phải xao xuyến hay có cũng chỉ đôi khi.

    Còn như muốn thoát hẳn mọi xao xuyến, tránh hẳn mọi đau khổ, ưu tư trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác, chỉ có đời sau, chứ ở đời này không bao giờ có.


    Bình an giả mạo

    Đừng tưởng cứ lúc nào không cảm thấy đau khổ là đã được bình an thực, hay khi không bị ai phản đối là công việc tốt cả đâu. Hoặc khi thấy mọi công việc thành tựu vừa ý cả, con cũng đừng tưởng như vậy là hoàn toàn cả rồi.

    Con cũng đừng tưởng mình là cao trọng, cũng đừng nghĩ mình được Chúa thương riêng, khi thấy mình được sốt sắng nhiều và hưởng được những êm ngọt thiêng liêng. Vì không thể căn cứ vào đó mà nhận định được người mến nhân đức thật, cũng không phải trình độ tiến đức và trọn lành của con người chỉ hệ tại những cái đó.

    - Thế, nó hệ tại những gì, lạy Chúa ?

    Bình an thực

    - Hệ ở chỗ thành tâm tận hiến mặc ý Chúa và không tìm tư lợi trong bất cứ điều gì dầu to dầu nhỏ, dầu đời này hay đời sau. Làm sao cho lúc nào con cũng bình tĩnh nhận định được mọi sự theo chân giá trị của nó; và cám ơn Chúa lúc may cũng như khi rủi.

    Nếu con đủ can đảm và vững lòng trông cậy, thì dù thiếu mọi an ủi bên trong, con cũng vẫn dọn lòng để chịu những thử thách lớn hơn. Thế rồi chẳng những không dám phàn nàn như thể đã không làm gì nên tội mà phải chịu từng ấy đau khổ, mà trái lại, con chỉ ngợi khen đức công bình và thánh thiện Cha trong mọi việc Cha sẽ định.

    Lúc đó là lúc con đi đường thẳng nhất để tới an bình thực và có thể hy vọng vững chắc : “sẽ lại được vui mừng trước mặt Cha” (Job 33, 26).

    Mà nếu con tới được đến chỗ tự khinh hoàn toàn, con hãy tin chắc : con sẽ hưởng được thứ bình an dồi dào nhất mà đời sống hiện tại cho phép.

    SUY NIỆM

    Bình an và tiến bộ của con người hệ tại mức độ tự thoát, tự khinh, tự hạ trước mặt Chúa.

    - Chúa muốn điều Chúa muốn.

    - Không trốn đau khổ mà còn hiên ngang lĩnh nhận như một vinh dự.

    - Trung tín và bền gan trong việc Chúa.

    - Sẵn sàng hy sinh cả những sốt sắng bên ngoài cũng như những an ủi bên trong.

    Con mến Chúa, lạy Chúa, và con sẽ chúc tụng Chúa mọi giây phút trong đời con, Chúa là bình an của con, xin cho con biết hoàn toàn tự thoát để bảo vệ an bình trong con. 

    (từ cuốn "The Imitation of Christ")