Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 21 at 10:42 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Làm chứng cho Chúa.

    22/05 – Thứ Bảy tuần 7 Phục Sinh.

    "Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra".

     

    Lời Chúa: Ga 21, 20-25

    Khi ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ Chúa Giêsu yêu mến theo sau, cũng là người nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn tối và hỏi "Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp Thầy?" Vậy khi thấy môn đệ đó, Phêrô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Còn người này thì sao?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con? Phần con, cứ theo Thầy". Vì thế, có tiếng đồn trong anh em là môn đệ này sẽ không chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: "Nó sẽ không chết", mà Người chỉ nói: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con".

    Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra, và chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thật. Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra.

     

     

    SUY NIỆM 1: Lời chứng xác thực

    Suy niệm:

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, ngoài Đức Giêsu và Phêrô,

    còn có người môn đệ được Đức Giêsu thương mến.

    Anh đã có mặt trong bữa Tiệc Ly cùng với Phêrô, đã nằm gần Thầy,

    và được Phêrô nhờ hỏi Thầy xem ai là kẻ phản bội (13,23-25).

    Anh đã đưa Phêrô vào dinh thượng tế khi Đức Giêsu bị bắt (18,15-16).

    Anh đã cùng với Phêrô chạy ra ngôi mộ trống lúc ban mai,

    nhưng anh chạy nhanh hơn, và tin trước Phêrô (20,3-10).

    Khi Phêrô chối Thầy ba lần và không lộ diện nữa (18,17-18.25-27),

    thì anh là môn đệ duy nhất đứng gần thập giá Đức Giêsu,

    và được Ngài trao Thân Mẫu của mình để làm Mẹ của anh (19:25-27).

    Trong lần Đức Giêsu tỏ mình bên bờ hồ Galilê, sau mẻ cá lạ (21,4-7),

    anh là người đầu tiên nhận ra Thầy, và nói với Phêrô: “Chúa đó!”

    Có vẻ hình ảnh người môn đệ được Chúa thương nổi trội hơn Phêrô.

    Dù sao Simon Phêrô đã ba lần tuyên xưng tình yêu trước Thầy,

    và ba lần Thầy giao cho anh chăm sóc đoàn chiên như người mục tử.

    Thầy còn tiên báo cái chết tử đạo của anh,

    và mời anh một lần nữa: “Hãy theo Thầy” (21,19; x. 13,36-37).

    Đó là đường đời của Phêrô, một môn đệ và một mục tử.

    Nhưng đâu là con đường tương lai của người môn đệ kia?

    Phêrô đi theo Đức Giêsu, quay lại, thấy anh này cũng đang đi theo.

    “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” (c. 21).

    Đức Giêsu đã không bảo là anh này sẽ không chết,

    hay anh còn sống mãi cho đến ngày Ngài quang lâm (c. 23).

    Khi cuốn Tin Mừng Thứ Tư được viết xong vào cuối thế kỷ thứ nhất,

    thì người môn đệ kia đã qua đời, nhưng không được phúc tử đạo.

    Như thế tiếng đồn về câu nói của Đức Giêsu là sai sự thật (c. 22).

    Những gì anh để lại cho thế giới là cuốn Tin Mừng Thứ Tư.

    “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra.

    Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (c. 24).

    Người môn đệ này cho chúng ta một lời chứng đáng tin,

    vì anh là người đã sống bên Thầy Giêsu, thật gần gũi.

    Anh đã mắt thấy tai nghe, và có kinh nghiệm thân thiết với Thầy.

    Không hẳn anh đích thân cầm bút viết cuốn Tin Mừng này,

    nhưng anh lại chính là tác giả của mọi điều được viết trong đó.

    Tất cả là kinh nghiệm riêng tư anh đã trải qua với Thầy Giêsu,

    và những suy niệm lâu dài dưới ánh sáng Phục sinh và Thánh Thần.

    Người môn đệ này còn là người sáng lập một cộng đoàn tín hữu.

    Cộng đoàn ấy được ám chỉ qua đại từ “chúng tôi” (c. 24; x. 1,14.16).

    Một người trong cộng đoàn đã viết chương cuối này (c. 25: “tôi”).

    Ai là người môn đệ được Đức Giêsu thương mến?

    Nhiều người nghĩ anh là Gioan, nhiều người lại nghĩ khác.

    Dù sao anh thật là một môn đệ lý tưởng cho chúng ta.

    Điều anh để lại cho đời trong cuốn Tin Mừng là điều anh xác tín.

    Anh là nhân chứng đáng tin cậy của Đức Kitô, Con Thiên Chúa.

    Đúng anh là người được Thầy yêu và là người đã hết lòng yêu Thầy.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Thiên Chúa của đời con,

    chỉ trong tình yêu con mới tìm thấy Chúa.

    Trong tình yêu, các cánh cửa hồn con mở tung,

    để con được thở không khí tự do tươi mới

    và quên đi cái tôi nhỏ mọn của mình.

    Trong tình yêu, toàn bộ con người con vươn ra khỏi

    những ranh giới cứng nhắc của óc hẹp hòi

    và của thái độ tự khẳng định đầy bất an

    khiến con bị giam mình trong sự nghèo nàn và trống rỗng.

    Trong tình yêu, mọi sức mạnh của hồn con tuôn chảy về Chúa,

    chẳng bao giờ còn muốn quay trở lại,

    nhưng chỉ muốn mất mình trọn vẹn trong Chúa,

    vì qua tình yêu, Chúa là trung tâm sâu nhất của lòng con,

    Chúa gần con hơn cả chính con gần con.

    Nhưng khi con yêu Chúa,

    khi con tìm cách phá vỡ vòng vây chật hẹp của cái tôi, và vứt bỏ sau lưng

    nỗi khắc khoải không nguôi về những câu hỏi còn bỏ ngỏ,

    khi đôi mắt mù lòa của con không còn chỉ nhìn từ xa và từ bên ngoài

    ánh rạng ngời không thể lại gần được của Chúa,

    và hơn nữa, lạy Chúa là Đấng vô phương thấu hiểu,

    khi qua tình yêu, Chúa trở nên trung tâm sâu nhất của đời con,

    khi ấy con mới có thể chôn mình hoàn toàn trong Chúa,

    lạy Thiên Chúa nhiệm màu,

    và chôn mọi câu hỏi của con cùng với con. Amen. (Karl Rahner, S.J.)

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: LỜI BAN SỰ SỐNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Câu kết thúc Phúc Âm thánh Gio-an khiến ta ngạc nhiên: “Còn có nhiều điều khác Chúa Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra”.

    Chúa Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa. Ngôi Lời Thiên Chúa vốn toàn năng toàn tri toàn thiện và phổ quát. Nhưng Ngôi Lời Nhập Thể tự nhận những giới hạn của con người. Lời Thiên Chúa thì vô hạn. Ngôn ngữ con người thì hữu hạn. Lời hữu thanh chẳng diễn tả hết ý vô thanh. Thánh Gioan đã tựa đầu vào ngực Chúa. Đã nghe được nhịp đập của trái tim Chúa. Đã nghe được lời vô thanh của Thiên Chúa. Đã hiểu được lời vô hạn của Thiên Chúa. Đã ôm ấp Lời Thiên Chúa cao sâu muôn trùng, mênh mông vô biên, trời đất chứa chẳng nổi.

    Thánh Phao-lô cũng là người nghe được lời vô hạn, vô thanh, vô ngôn của Thiên Chúa. Ngài đã được đưa lên tầng trời thứ ba. Đã được Thiên Chúa trực tiếp dậy dỗ. Và đã hình thành một Tin Mừng riêng biệt của mình. Tin Mừng đầy ắp trong tâm hồn khiến ngài bị thúc bách nói ra: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”(1Cr 9,16). Vì thế ngài rao giảng không ngừng. Chờ thụ án tử hình vẫn rao giảng. Rao giảng cho đến hơi thở cuối cùng.

    Như thế Phúc Âm không phải là một quyển sách nhưng là một cuộc gặp gỡ. Có bao nhiêu cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su là có bấy nhiêu Phúc Âm.

    Theo lời truyền khi thánh Gioan về già, không thể nói nhiều. Mỗi lần tín hữu tụ tập lại, người ta khiêng ngài ra. Ngài chỉ giảng một câu: “Anh em hãy yêu thương nhau”. Ngài giảng mãi câu ấy không biết chán. Giáo dân nghe câu ấy suốt đời không biết mệt. Vì lời hữu hạn của con người đã gặp Chúa, có sức chuyên chở nội dung sức sống vô biên của Lời Thiên Chúa.

    Ở đây nữa ta thấy sự sâu xa của Lời Thiên Chúa vô hạn đối nghịch với lời hữu hạn của con người. Chỉ một Lời Thiên Chúa ngắn ngủi lại tràn đầy sức sống, tràn đầy ý nghĩa và làm say đắm lòng người hơn nhiều bài giảng dài dòng, huyên thiên, vô nghĩa trong lời hữu hạn của con người.

    ------------------------------------------------



 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - GƯƠNG CHÚA GIÊ-SU

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, May 17 at 1:35 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    Chống Cám Dỗ

    Cám dỗ : Không ai thoát khỏi

    Bao lâu còn sống ở đời, ta còn phải chịu đau khổ và cám dỗ.

    Vì thế Thánh Job nói : “Đời sống con người trên mặt đất chỉ là một cám dỗ liên lỉ”.

    Do đó, mỗi người chúng ta phải đề phòng cám dỗ, phải tỉnh táo cầu nguyện để quỷ - hằng tỉnh thức và luôn luôn “chạy rảo khắp nơi tìm mồi sát hại” sẽ không làm gì được ta.

    Làm gì có ai hoàn toàn và thánh thiện đến nỗi không phải cám dỗ bao giờ ! Đã thế ta cũng không tài nào thoát được.

    Nhưng cám dỗ, dầu nặng nề gay gắt mấy, thường lại rất lợi vì nó giúp ta tự khiêm, luyện lọc và cho ta những bài học quí giá.

    Các thánh đã phải qua thử thách, cám dỗ lớn lao nhưng nhờ đó các Ngài đã được lợi rất nhiều.

    Còn những ai không chịu nổi cơn thử thách đã phải loại bỏ và bị tiêu diệt.

    Không một dòng tu nào thánh thiện mấy, không một nơi nào khuất tịch mấy mà thử thách và cám dỗ không tới được !

    Không ai còn sống mà thoát hẳn được cám dỗ, vì bẩm sinh con người đã có dục vọng, mà dục vọng chính là mầm mống của cám dỗ.

    Cám dỗ hoặc đau khổ này chưa qua hẳn cám dỗ hoặc đau khổ khác đã dồn dập tới. Lúc nào ta cũng có một cái gì phải chịu đựng vì ta đã mất những sảng khoái của tình trạng diễm phúc sơ khai.

    Cám dỗ có thể thẳng lướt được

    Nhiều người tìm thoát cám dỗ, nhưng lại gặp ngay cám dỗ nặng hơn.

    Không phải cứ trốn mà thắng nổi cám dỗ đâu. Nhưng phải nhẫn nại và khiêm tốn thực mới khuất phục được thù địch của ta.

    Nếu chỉ tránh những dịp bên ngoài mà không nhổ cho tuyệt căn : Bạn sẽ không tấn tới được mấy. Cám dỗ sẽ tiến đến dồn dập và bạn sẽ thấy khổ tâm hơn.

    Cứ từ từ chống trả cho nhẫn nhục và bền gan, với ơn Chúa giúp, bạn sẽ thắng được cám dỗ dễ hơn là xua nó một cách tức tối hằn học.

    Bị cám dỗ, con hãy năng đi bàn hỏi. Cũng đừng bẳn gắt với những người bị cám dỗ : hãy yên ủi họ như con muốn được người yên ủi.

    Nguyên do mọi cám dỗ xấu là tại tâm hồn nông nổi và ít tín nhiệm vào Chúa.

    Như một con thuyền không lái bị sóng dập vùi, con người nhát gan và không giữ điều quyết định luôn luôn bị cám dỗ lay chuyển.

    “Lửa thử sắt” (Giảng viên 31,31). Cám dỗ thử người công chính.

    Thường ta không biết ta có thể làm được những gì, nhưng cám dỗ cho ta biết rõ chân giá trị của ta.

    Phải luôn đề phòng nhất là khi cám dỗ mới đến. Đừng mở cửa để nó đột nhập linh hồn. Hãy chặn đánh ngay khi nó vừa ló mặt như thế rất dễ thắng nó.

    Một thi sĩ xưa viết :

    “Chữa bệnh, chữa ngay từ mới phát,
    Để lâu thêm nặng tốn tiền thang”
    (Ovide)

    Cám dỗ khởi điểm bằng một tư tưởng đơn sơ, rồi một ấn tượng rõ rệt, lòng vui thích và xúc động, cuối cùng là ưng thuận : đó là tất cả một chiến lược quân thù đắc dụng, để đột nhập lòng ta, nếu ta không kháng cự ngay từ đầu.

    Ai càng lười kháng cự, càng chóng yếu nhược và quân thù càng thêm mạnh.

    Cám dỗ rất có lợi

    Có người phải cám dỗ khổ sở, ngay khi mới trở lại. Có người sau mới phải. Cũng có người phải chịu hầu suốt đời. Có người chỉ phải cám dỗ nhẹ.

    Chúa ấn định thế, tùy theo sự khôn ngoan và công bình, vì Chúa đã biết rõ, tình trạng của mỗi người, Chúa đo huân nghiệp của mỗi người và an bài tất cả, cốt mưu phần rỗi cho những người Chúa chọn.

    Vì thế, ta không nên ngã lòng, khi phải cám dỗ, một hãy khẩn nài Chúa đến giúp ta, trong cơn thử thách. Vì theo lời thánh Phaolô : “Chúa sẽ giúp ơn đủ trong cám dỗ để ta chịu đựng được” (I Cor.5,13).

    “Vậy ta hãy tự phú thác trong tay Chúa” (I Pet. 5, 6) trong mọi cám dỗ và đau khổ vì : “Chúa sẽ cứu và nâng người thực lòng khiêm nhượng lên” (Ps. 33, 19).

    Chính nhờ cám dỗ và đau khổ, mà ta có thể biết được mình đã tấn tới được đến đâu. Chính nhờ đau khổ thử thách mà ta được công lớn và nhân đức chói lòa hơn.

    Có ra gì người chỉ sùng mộ và đạo đức, khi không gặp chướng ngại ! Nhưng nếu biết nhẫn nhục và chịu đựng đau khổ, họ sẽ có cơ tiến cao được lắm.

    Có người can trường chịu đựng được những cám dỗ lớn, mà ngã thua trong những cám dỗ nhẹ thường ngày.

    Chúa để vậy cho họ biết nhờ đấy mà tự hạ. Vì một khi thấy mình yếu đuối trong những cám dỗ nhỏ, họ sẽ không dám tự hào trong những cám dỗ lớn.

    SUY NIỆM

    Cám dỗ giúp ta luyện mình cho khỏi những dan díu thầm vụng của kiêu ngạo, của tự ái, vì nó làm cho ta cảm thấy sức nặng của đau khổ, làm cho ta ngán những thỏa mãn đời này và giúp ta tin tưởng vào Chúa.

    Nó còn giúp ta tự hạ vì cảm thấy mình hèn yếu, vì trông thấy cái cội gốc hư tệ trong ta. Nó giúp ta thấy rõ ta bất lực, trước bất cứ một việc lành nào. Vì thiếu ơn Chúa, ta không thể giữ mình khỏi phạm tội được.

    Lạy Chúa, khi bị cám dỗ, con cảm thấy rõ, con chỉ có thể phạm tội mất lòng Chúa, vì lòng con luôn chiều về điều ác. Nhưng con lại biết : Chúa có thể giữ con khỏi những xô lấn tàn bạo của tình dục và chính Chúa cũng muốn giúp con nữa. Vậy không tin ở mình, con hoàn toàn tín thác nơi Chúa : Lạy Chúa, con đang đứng trên bờ vực thẳm, con giơ tay lên cùng Chúa và trông cậy Chúa sẽ không để con sa xuống. 

    từ cuốn "The Imitation of Christ"
     

 

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH- HÃY NÓI ÍT

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 12 at 11:20 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

     Lời Vô Ích

    Hãy Nói ít

    Bạn hãy hết sức lánh xa những đám đông người. Vì dù con không có ý xấu, nhưng bàn soạn việc đời bao giờ cũng tai hại lắm.

    Nó làm cho linh hồn ta chóng dơ nhớp và nô lệ tính phô trương.

    Thà nín lặng những khi phải gặp người đời và đừng xen vào giữa đám đông là hơn.

    Đã biết rằng chả mấy khi từ đám chuyện gẫu ra về mà lương tâm không cắn rứt, thế sao còn cứ ngứa ngáy muốn nói, muốn bàn ?

    Thường ta thích nói là vì nhờ trao đổi cảm tình, ta có thể yên ủi lẫn nhau và trút cho lòng trí khỏi những tư tưởng bực dọc.

    Những lúc đó ta thường hay nói về mình, về những cái ta ưa thích và ước ao, hoặc những điều làm ta khó chịu.

    Nói cho khôn

    Nhưng thường ta không được toại ý ! Vì chính những cái bên ngoài ấy, làm cho ta mất rất nhiều ơn Chúa yên ủi bên trong.

    Vì thế ta phải tỉnh táo và cầu nguyện đừng để thì giờ qua đi vô ích.

    Nếu được phép nói hay nói có lợi, bạn cũng chỉ nên nói những cái có thể giúp bạn tiến đức hơn.

    Tập quán xấu, tính ươn hèn trong đường tiến đức ngăn trở ta rất nhiều trong việc giữ miệng lưỡi.

    Lời nói đạo đức về những vấn đề thiêng liêng bao giờ cũng giúp ta tiến bộ rất nhiều trong đường đạo đức, nhất là giữa những người đồng tâm nhất trí đoàn kết trong Chúa.

    SUY NIỆM

    Nói ít với tạo vật để nói nhiều với Chúa. Tránh những lời vô ích, chỉ dùng miệng lưỡi để nói những điều tốt, điều cần : đó là phương pháp tối hảo để nên người trọn lành, để giữ tâm hồn trong sạch và nên thân tình với Chúa.

    Một người chỉ để lòng trí ở tạo vật, ưa thích những thứ phù phiếm : người đó không thể mến Chúa được, không thể chuyên lo cầu nguyện và hồi tâm được.

    Lời thánh Augustin: “Hỡi người đãng trí và lêu lổng, ngươi làm gì trong khi ngươi tìm thỏa mãn nhục dục, vui sướng ? Hãy hồi tâm tìm điều thật, điều thiện hảo từ lòng ngươi, chỉ như thế mới có thể thỏa lòng ngươi”.

    Lạy Chúa ! Xin ban cho con tinh thần hướng nội và hồi tâm để con chỉ tìm thánh ý Chúa và trung thành với ơn Chúa. Xin hãy làm cho con chỉ luôn nhớ đến Chúa, nói về Chúa : Nhớ mà khuất phục, nói mà kính ái, và đừng để cho tạo vật nào có thể làm cho con xa Chúa.

    Con sợ sống xa nhan Chúa, sống mà ít cảm thấy Chúa, con ngán vì con chưa làm được gì để đẹp lòng Chúa !

    Xin cho lòng con vui sống trước nhan Chúa, và trước nhan Chúa, xin cho lòng con chỉ thở ra hạnh phúc là đẹp lòng Chúa đời này, để Chúa nên kỷ phần muôn đời cho lòng con.

    (từ cuốn "The Imitation of Christ")
     

 

NGUOII2 TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, May 16 at 4:04 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    Tạ ơn LTXC đã tỏ mình ra cho chúng ta trong suốt Hành Trình Phục Sinh 7 Tuần Lễ vào mỗi Chúa Nhật ngày của Phục Sinh,
    qua những tự truyện chứng thực Người đã thực sự Phục Sinh nơi các tâm hồn được tái sinh trong Người và bởi Người,
    những tâm hồn tái sinh, chẳng những từ vô đạo/vô thần như câu truyện Chúa Nhật Phục Sinh của một nhà trí thức Việt Nam,
    hay từ tội lỗi nơi một cuộc đời tài hoa vang bóng một thời nhưng ngập tràn khổ đau của một tâm hồn nữ tín hữu Công giáo, hoặc
    từ ngoại đạo nơi các tâm hồn thuộc gia đình sùng Phật: ở Nhật Bản (truyện 3), Thái Lan (tr. 4), Việt Nam (tr. 5) và Trung Hoa (tr. 6),
    mà còn từ chính Kitô giáo, như từ một giáo phái Tin Lành, theo tinh thần và chiều hướng đại kết từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II,
    một cuộc tái sinh thật là thích hợp với Chúa Nhật VII Phục Sinh có bài Phúc Âm về Lời Cầu Hiệp Nhất của Chúa Kitô kết Bữa Tiệc Ly.
     
    Những cuộc tái sinh ở những tự truyện suốt 7 Chúa Nhật Phục Sinh này, cho dù từ vô đạo, hay ngoại đạo hoặc từ chính Công giáo và Kitô giáo,
    cũng mang ý nghĩa và tính cách trở lại, tức trở về nguồn, một từ ngữ "trở về" có vẻ đụng chạm với các đạo khác, như thể họ là đạo giả hay đạo tồi,
    mà thật ra không phải vậy, vì "trở về" đây bao gồm cả chính tín đồ Kitô giáo và tín hữu Công giáo, chứ không phải chỉ từ các đạo hay giáo phái khác,
    bởi đã "nhân vô thập toàn" thì ai cũng phải "trở về", "trở về" với chân thiện mỹ, với một Thực Tại Thần Linh vừa là nguyên lý và là cùng đích của mình.
    Theo chiều hướng ấy, chúng ta hãy theo dõi sự kiện tái sinh ở cộng động Việt Nam chúng ta nói chung, cách riêng câu chuyện "Trở Về Với Nguyên Thủy".
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoQ1UpK0sKDGR7UZT6pJ3p-8b3CehQD_%2B120_L1O8bcXg%40mail.gmail.com.
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÁNH -CHỚ GIẾT NGƯỜI

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, May 11 at 8:16 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    ĐIỀU RĂN CHÚA DẠY
    Điều Răn Thứ Năm: „ Chớ giết người“
    Trước hết, chữ „người“ được nói đến ở đây muốn ám chỉ tất cả mọi người, tức tha nhân và chính mình, chứ không chỉ muốn nói đến tha nhân mà thôi.
    Do đó, Điều Răn Thứ Năm dạy con người phải biết tôn trọng và giữ gìn thân xác và mạng sống của mình cũng như của người khác. Bởi vì, mạng sống con người là một hồng ân vô cùng cao cả đã được Thiên Chúa ban cho, đã được Con Một của Người là Đức Kitô đổ máu mình ra để cứu chuộc, là đền thờ của Chúa Thánh Thần (1Cr 6,9), là một phần thân thể của Đức Kitô (1Cr 6,15), và sẽ được Thiên Chúa cho sống lại trong ngày sau hết. Vì thế, mỗi người đều có bổn phận phải lo làm việc nuôi thân, chăm sóc sức khỏe, tránh những điều hay những trường hợp nguy hại đến sức khỏe và mạng sống mình, như: nghiện ngập tứ đổ tường, không tôn trọng luật giao thông khi di chuyển trên các công lộ, lái xe cẩu thả hay ăn uống chè chén say sưa quá độ, v.v…!
    Nói cách khác, Điều Răn Thứ Năm tuyệt đối cấm không được tự tử hay giết hại người khác với bất cứ lý do gì, cả đến những trường hợp nguy hiểm có thể gây nên thiệt hại hay tử vong cho chính mình hay cho người khác cũng đều phải tránh, nếu không có lý do quan trọng chính đáng đòi hỏi. Đối với những người khác nói chung, gồm những người thân và kẻ lạ mặt, chúng ta phải tôn trọng thân xác và mạng sống của họ, không được bạo hành, đánh đập và gây thương tích cho họ một cách trái phép. Xưa kia, ở những xã hội còn bán khai, còn thiếu văn mình, người ta thường coi việc đánh vợ, hay việc hành hạ tôi nam tớ nữ là một chuyện bình thường, nếu không muốn nói là một cách thức cần thiết để chứng tỏ uy quyền của mình với tư cách là một người chồng hay một người chủ nhân. Nhưng thực chất của những hành động thô bạo và vũ phu đó là tính cách thiếu văn hóa và hoàn toàn phản nhân bản của kẻ hành động, nhất là một xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm của những nạn nhân bất hạnh, những người cũng mang trên mình hình ảnh của Thiên Chúa như họ. Người ta kể rằng vua Henri XIV của nước Pháp có một cô công chúa rất kiêu kỳ hách dịch và thường hay đánh đập, la mắng các người hầu hạ. Một hôm, có một nàng hầu vì do sơ ý đã làm phật lòng cô công chúa, cô ta chẳng những quát mắng và làm nhục nàng hầu bất hạnh kia một cách quá bất công mà còn hách dịch: „Mi có biết ta là con gái ai không?“ Nàng hầu liền đứng khoanh tay lễ phép thưa: „Dạ, thưa công chúa, em biết ạ, ngài là con gái của đức vua Henri XIV nước Pháp“, và đồng thời nàng cũng dũng cảm hỏi lại cô công chúa: „Còn công chúa, công chúa có biết em là con gái ai không?“ Vì bị hỏi quá bất ngờ, cô công chúa đã tỏ ra quá lúng túng và chưa biết phải phản ứng ra sao, nên đành dịu giọng trả lời: „Không, ta không biết“. Nàng hầu liền nói: „Vậy, em xin nói cho công chúa hay: Em là con gái của Thiên Chúa, Vua cả trời đất“. Nghe câu nói đầy quả quyết và vô cùng chí lý của một nàng hầu mà cô vừa la mắng, cô công chúa bản tính vốn kiêu kỳ nhưng cũng đầy thông minh kia đã nhận ra được rằng tất cả mọi người sinh ra ở đời này, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, đều là con cái của một Cha chung trên trời và là anh chị em của nhau, chứ không ai là đầy tớ của ai cả, nhất là không ai có quyền hành hạ hay làm nhục người khác. Nên từ đó về sau, cô công chúa đã hoàn toàn thay đổi, cô đã trở thành một con người mới: tính tình nhu mì, hiền lành, đạo đức, thương yêu tất cả mọi người giúp việc trong triều và nhất là cô đã siêng năng cầu nguyện hơn.
    Nhưng nếu Điều Răn Thứ Năm cấm giết người và cấm làm hại đến sự sống người khác, thì cụm từ „người khác“ ở đây không chỉ được hiểu là những đồng loại đang sống với ta trên trái đất này, mà còn cả những đồng loại đang sắp sửa cùng chung sống với ta nữa. Đó là những trẻ vô sinh, là những thai nhi đang được cưu mang trong lòng mẹ và đang chờ đợi ngày cất tiếng khóc chào đời. Vì thế, tệ nạn phá thai là một tội giết người. Và không chỉ là một tội giết người mà thôi, nhưng còn là một tội giết người man rợ và độc ác nhất trong mọi tội giết người, vì những thai nhi, những mạng người như bao mạng người khác, chưa kịp mở mắt chào đời, chưa được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, chưa biết đời là gì và nhất là chưa một lần được nhìn thấy mặt của mẹ chúng, thì đã bị giết chết, đã bị người ta dùng kéo hay kềm bóp nát óc, thân thể bị cắt nát ra từng mảnh nhỏ và bị máy hút ra khỏi bụng mẹ, và rồi bị vất bỏ vào thùng rác như những cục thịt hôi thối bẩn thỉu, chứ không hề có lấy được một nấm mồ hay có một ai thèm nhỏ cho một giọt nước mắt thương tiếc đưa tiễn, dù chính những người mẹ của chúng cũng không! Thật đau thương biết mấy! Thật khủng khiếp biết bao!
    Sau cùng, dĩ nhiên những hành động vô nhân đạo mà người ta đối xử với các đồng loại của mình là những xúc phạm đến Điều Răn Thứ Năm của Thiên Chúa một cách trầm trọng. Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, đều là con cái của một Cha trên trời và thân thể ta cũng như thân thể người khác đều là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
    Vì nguyên tắc nền tảng của Điều Răn Thứ Năm là ngoài một mình Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng duy nhất, không một ai có quyền quyết định trên sự sống và sự chết của người khác.
    Dĩ nhiên, có những trường hợp hoàn toàn ngoại thường khiến cho việc giết người không bị mang tội hay được giảm khinh trước mặt Thiên Chúa, chẳng hạn:
    * khi phải chu toàn bổn phận người công dân và cầm súng lên đường tòng quân để bào vệ sự an ninh, nền hòa bình và các quyền lợi chính đáng khác của dân tộc đang trong cơn lâm nguy;
    * khi bó buộc phải tự vệ để bảo toàn mạng sống của chính mình cũng như của gia đình trước sự đe dọa trực tiếp và thực tiễn của bọn người hung dữ hay của bọn cướp bóc tàn bạo, chứ không còn cách nào khác nữa.
    Cũng thuộc về phạm vi Điều Răn Thứ Năm gồm có việc cấm giữ lòng giận hờn, ghen ghét, oán thù, chửi rủa, vu oan giáng họa cho người đồng loại, hay xúi giục hoặc mua chuộc một người nào đó đi làm hại kẻ khác, như việc thuê côn đồ hay những thành phần thuộc „xã hội đen“ đi thanh toán các đối thủ của mình.
    Nói tóm lại, ngoài quyền tự vệ chính đáng trong một tình huống thực tiễn, khẩn thiết và bất khả kháng, thì hành động giết người dưới bất cứ hình thức nào và bằng bất cứ cách thế nào đều là trọng tội, vì đã chiếm đoạt quyền tối thượng của Thiên Chúa Tạo Hóa, bởi lẽ chỉ một mình Người mới có quyền quyết định trên sự sống-chết của con người, và vì xúc phạm một cách nặng nề đến chính sự sống, nhân vị và phẩm giá của người liên hệ.
     
    LM Phanxixo Xavier Ngô Tôn Huấn