14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -THỨ BẢY CN4MC-C

Thứ Bảy CN4MC-C

 

HỌC HỎI-CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Gr 11, 18-20

"Con như chiên con hiền lành bị đem đi giết".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Lạy Chúa, Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những mưu toan của chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con đã không biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: "Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến tên nó nữa".

Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh, và dò xét tâm can. Chớ gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã phó thác việc con cho Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 7, 2-3. 9bc-10. 11-12

Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài (c. 2a).

Xướng: 1) Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con khỏi mọi người đang lùng bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như sư tử chộp bắt hồn con, xé nát ra mà không ai cứu gỡ. - Ðáp.

2) Xin minh xét cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi con. Nguyện cho chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người hiền đức, khi Ngài lục soát tâm can, ôi Chúa công minh. - Ðáp.

3) Thuẫn che thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên Chúa là vị công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày. - Ðáp.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26

Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".

 

Phúc Âm: Ga 7, 40-53

"Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: "Ông này thật là tiên tri". Kẻ khác nói: "Ông này thật là Ðấng Kitô". Người khác nữa lại nói: "Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?" Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ rằng: "Tại sao các ngươi không điệu nó tới?" Các người thừa hành thưa rằng: "Chẳng hề có ai nói như người ấy". Các người biệt phái trả lời rằng: "Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề luật". Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: "Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?" Nhưng họ trả lời rằng: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa". Sau đó ai về nhà nấy.

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm

 

 

 

Hôm nay, Thứ Bảy, ngày cuối cùng của Tuần IV Mùa Chay, bài Phúc Âm hôm nay không hề có sự hiện diện chính thức của Chúa Giêsu một tí nào. Thế nhưng dù không có lời nào Người phán hay việc nào Người làm, mà Người lại nổi bật hơn bao giờ hết, giữa tình trạng chia rẽ trầm trọng nơi cả dân chúng cũng như thành phần lãnh đạo, và giữa thành phần lãnh đạo với thành phần thừa hành. Đó là chứng cớ cho thấy tầm ảnh hưởng quá ấn tượng của Người.

 

Trước hết, thành phần dân chúng đã chia rẽ nhau về Người như sau: "Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: 'Ông này thật là tiên tri'. Kẻ khác nói: 'Ông này thật là Ðấng Kitô'. Người khác nữa lại nói: 'Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?' Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người".

 

Sau nữa, giữa thành phần lãnh đạo với thành phần thừa hành: "Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ rằng: 'Tại sao các ngươi không điệu nó tới?' Các người thừa hành thưa rằng: 'Chẳng hề có ai nói như người ấy'. Các người biệt phái trả lời rằng: 'Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề luật'".

 

Sau hết, giữa chính nội bộ lãnh đạo với nhau: "Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: 'Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?' Nhưng họ trả lời rằng: 'Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa' Sau đó ai về nhà nấy".

 

Tình trạng chia rẽ này, cho dù giữa dân chúng với nhau hay giữa nội bộ lãnh đạo với nhau, đều giống nhau và qui tụ lại ở chỗ cả hai thành phần này cùng căn cứ vào xuất xứ của nhân vật Giêsu Nazarét là từ Galilêa chứ không phải từ Giuđêa để suy diễn và quyết đoán về Người có thực sự là tiên tri hay chăng, hoặc là đấng thiên sai hay chăng?

 

Dân chúng: "Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?"; Lãnh đạo: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa".

 

Đó là về phía thành phần không chấp nhận Người. Còn về thành phần chấp nhận Người thì họ lại căn cứ vào cảm nhận tự nhiên của họ, đúng hơn, căn cứ vào chính những gì Người nói mà họ cảm nhận được Người là ai, đúng như Người chứng thực về Người, rất đáng khả tín, rất đáng chấp nhận. 

 

Trong khi chung dân chúng: "sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: 'Ông này thật là tiên tri'. Kẻ khác nói: 'Ông này thật là Ðấng Kitô'", thì thành phần thừa hành của các vị trong giáo quyền cũng cảm thấy có một cái gì đó đặc biệt nơi Người: "Chẳng hề có ai nói như người ấy".

 

Đến đây và ở trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay chúng ta mới thấy thật sự và hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri của tư tế Simeon là vị đã ẵm hài nhi Giêsu trên tay lúc bé mới được 40 ngày mà nói: "Con Trẻ này sẽ trở thành cớ cho nhiều người trong Israel vấp ngã hay chỗi dậy, trở thành một dấu hiệu đối chọi" (Luca 2:34). 

 

Chính Chúa Kitô cũng cho dân Do Thái biết bản thân Người là cả một mầu nhiệm vô cùng cao cả và thần linh, tự mình họ không thể nào thấu biết, cho dù Người không giấu diếm họ một chút nào, trái lại đã nhiều lần và nhiều cách tỏ mình ra cho họ biết tất cả sự thật về Người, theo kiểu cách loài người, đến độ, cả thành phần môn đệ thân tín của Người cũng thế, cũng không hơn gì dân chúng và thành phần lãnh đạo dân chúng, như chính Người đã quả quyết với các vị như đã quả quyết với chung dân Do Thái rằng: 

 

"Các con ơi, Thày không còn ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ tìm kiếm Thày, nhưng này Thày nói với các con những gì Thày đã từng nói với người Do Thái đó là 'nơi Tôi đi quí vị không thể nào đến được'" (Gioan 13:33; 7:33-34). 

 

Thậm chí, Người còn báo trước cho chung dân Do Thái và riêng thành phần lãnh đạo của họ biết rằng: "Quí vị sẽ tìm Tôi nhưng quí vị sẽ chết trong tội lỗi của quí vị" (Gioan 8:21), và quả thực đã xẩy ra hoàn toàn đúng như vậy, trong Tuần Thánh. Ở chỗ, chẳng những cả một Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đã đồng thanh lên án tử cho Người ngay khi Người chân nhận mình là Đấng Thiên Sai như họ nhân danh Thiên Chúa hỏi Người, mà còn cả một tông đồ đoàn bỏ chạy, một tông đồ Giuđa phản nộp Thày mình và nhất là một lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô chối bỏ Thày mình ... 

 

Tuy nhiên, không phải vì thế, không phải thấy trước một tương lai đen tối như thế mà Người, Đấng Thiên Sai đích thực của Thiên Chúa cảm thấy sợ hãi và toan tính bỏ chạy. Trái lại, biết vai trò chủ chiên của mình, một "chủ chiên nhân lành thí mạng sống mình vì chiên... cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:11,10) mà Người đã tuyên bố và tiên báo: "Tôi tự ý bỏ mạng sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17).

 

Qua miệng tiên tri Giêrêmia ở Bài Đọc 1 hôm nay, chính Người đã chấp nhận thân phận thiên sai cứu thế đầy bất hạnh và vô cùng khốn nạn của mình một cách ngoan ngoãn như con chiên bị đem đi giết như sau:

 

"Lạy Chúa, Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những mưu toan của chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con đã không biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: 'Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến tên nó nữa'".

 

Thế nhưng, mục đích Người "tự ý bỏ sự sống mình đi" là "để lấy lại", chứ không phải để bị hủy diệt đời đời. Bởi thế, cũng qua miệng tiên tri Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm nay, Người đã an tâm chấp nhận mọi sự theo ý Đấng đã sai Người: "Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh, và dò xét tâm can. Chớ gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã phó thác việc con cho Chúa", Đấng đã có cách để "báo thù" một cách kỳ diệu ngoài sức tưởng tưởng của họ. 

  

Đúng thế, cách "báo thù" của Thiên Chúa bao giờ cũng là lấy lành mà thắng dữ, lấy thiện mà báo ác, hay đúng hơn biến ác thành lành, một đường lối siêu việt đến độ thế gian không thể nào hiểu được, chứ đừng nói làm được, mà chỉ bàng hoàng ngỡ ngàng khi thấy chính mưu đồ đầy gian ác, hết sức khôn ngoan và hoàn toàn tự do của mình lại trở thành phương tiện và cơ hội để Thiên Chúa thực hiện tất cả những gì Ngài muốn, theo đúng dự án thần linh của Ngài: "Viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá gốc" (Thánh Vịnh 118:22; Mathêu 21:42; Tông Vụ 4:11).

 

Bài Đáp Ca hôm nay hoàn toàn phản ảnh nội dung của Bài Đọc 1 cùng ngày, chất chứa tâm tình của một con người hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Vị Thiên Chúa của mình, để Ngài muốn làm gì thì làm nơi mình cho ý muốn tối thượng của Ngài được nên trọn:

 

1) Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con khỏi mọi người đang lùng bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như sư tử chộp bắt hồn con, xé nát ra mà không ai cứu gỡ. 

 

2) Xin minh xét cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi con. Nguyện cho chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người hiền đức, khi Ngài lục soát tâm can, ôi Chúa công minh. 

 

3) Thuẫn che thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên Chúa là vị công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

MC.IV-7.mp3 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CAO 1m27 SINH HAI CON

  •  

    Subject: Fwd: Fw: Lại câu chuyện tình yêu cổ tích !!

     HUNG ĐAO

     

    http://tapchivietkieu.info/wp-content/uploads/2019/02/me-viet-27kg-cao-1m27-ve-nen-ky-tich-cho-chinh-minh-sinh-doi-2-be-chong-cham-nhu-cong-chua-cuocsongomy-com_2.jpg

    Câu chuyện tình yêu cổ tích được viết bởi cô gái Khánh Xuân bé nhỏ và người chồng Mỹ khiến nhiều người xúc động và thấy trân trọng cuộc sống của mình hơn.

    Không may mắn như mọi người, chị Khánh Xuân (quê Đồng Nai) ngay khi sinh ra đã mắc bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể chị phát triển không bình thường. Đến tuổi trưởng thành chị vẫn chỉ cao 1m27 và sở hữu cân nặng vỏn vẹn 27kg.

    Dù vóc dáng khá nhỏ bé nhưng “cô gái tí hon” này lại rất thông minh và nỗ lực trong học tập cũng như trong công việc sau này. Nhờ đó mà chị đã trụ lại được ở đất Sài Gòn sau khi tốt nghiệp đại học.

    Chị gặp người chồng hiện tại, anh Freddie Scott Neugebauer (người Mỹ) khá tình cờ khi chị là nhân viên làm việc bán thời gian cho một công ty chuyên kinh doanh thảm và xe hơi cũ, công việc đăng quảng cáo kinh doanh lên các trang mạng của chính anh. Chia sẻ về chuyện tình yêu của hai vợ chồng, chị Khánh Xuân cho biết vì có thiện cảm với người sếp cách mình nửa vòng trái đất nên chị thường xuyên tâm sự về cuộc sống của mình. Chị cũng không hề giấu giếm anh về tình trạng bệnh tật của bản thân. Dù vậy anh vẫn một lòng yêu thương và đặc biệt rất cảm phục nghị lực của chị.

    cid:

    Sau gần 1 năm quen nhau, anh Freddie Scott Neugebauer đã quyết định sang Việt Nam để cầu hôn nữ nhân viên tý hon của mình. Hai người sau đó đã làm lễ đính hôn tại Việt Nam và chị theo chồng sang Mỹ định cư, bắt đầu một cuộc sống mới. Khi mới đặt chân đến Mỹ, cuộc sống có nhiều bỡ ngỡ nhưng Freddie Scott Neugebauer đã hết lòng chăm sóc cho cô.

    chuyen mang bau song thai voi chong tay nhu ky tich cua me viet ti hon chi nang 27kg - 4

    Cũng như bao người phụ nữ khác lấy chồng mong muốn có con để vui cửa vui nhà, nhưng với thân hình nhỏ bé, Khánh Xuân không hi vọng gì nhiều. Tuy nhiên sau 5 tháng, cả hai vỡ òa hạnh phúc khi nghe tin cô mang song thai.

    chuyen mang bau song thai voi chong tay nhu ky tich cua me viet ti hon chi nang 27kg - 6

    Hành trình mang thai đôi của người mẹ 1m27 quả thật gian nan. Không trụ được đến đủ ngày đủ tháng, vì thai đôi to khiến chị rất mệt nên chủ yếu là nằm và nếu có đi lại thì phải đi bằng xe lăn có người đẩy đi. Bác sĩ quyết định mổ lấy thai khi thai kỳ của chị được 32 tuần.

    chuyen mang bau song thai voi chong tay nhu ky tich cua me viet ti hon chi nang 27kg - 8

    Vì vóc dáng bé nhỏ, cái thai trong bụng lại ngày 1 to, nên công việc đi lại, việc cá nhân của Khánh Xuân đều được 1 tay ông xã lo liệu. Anh sẽ phụ trách đẩy xe đưa bà xã mình đi lại để lo liệu mọi chuyện. Cho đến khi vào tận phòng đẻ, ông xã của cô gái nhỏ nhắn này tay vẫn không rời vợ, không tiếc tiền lựa chọn 3 mẹ con bệnh viện tốt nhất, với kỹ thuật hiện đại và dàn y bác sĩ chuyên môn cao tại Mỹ. Cũng nhờ sự chu đáo này, Khánh Xuân trải nghiệm sinh nở như đi nghỉ dưỡng.

    chuyen mang bau song thai voi chong tay nhu ky tich cua me viet ti hon chi nang 27kg - 9

    Sau ngày sinh non ấy, Khánh Xuân bỗng chốc thành công chúa xinh đẹp của cả gia đình. Cô không phải làm bất kể việc gì, từ dọn dẹp, nấu ăn, đến rửa bát đĩa. Hiện 2 bé nhà Khánh Xuân đã được 13 tháng tuổi, cô dự định bao giờ cứng cáp hơn sẽ cùng chồng đưa con về Việt Nam thăm gia đình…

    chuyen mang bau song thai voi chong tay nhu ky tich cua me viet ti hon chi nang 27kg - 2

    Nhìn cặp song sinh kháu khỉnh đáng yêu như thiên thần đang lớn lên từng ngày, mọi người đều mừng thay cho vợ chồng Khánh Xuân. Quả đúng là ông trời không lấy hết của ai bao giờ. Chúc cho bà mẹ tí hon Khánh Xuân luôn vững vàng và hạnh phúc trên hành trình xây dựng “ngôi nhà và những đứa trẻ”.

     



    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner-

     

     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- CN7TN-C

GENEROSITY

                     REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Lk 6: 27-38)

                                         BEING GENEROUS

                                      AS GOD IS GENEROUS

Jesus puts before his disciples the extraordinary command to ‘love your enemies’. He goes on to give some illustrations of what this might mean in practice. All involve responding to injury or to unreasonable demand with nothing but generosity and the abandonment of all claim to recompense.

Take by itself, such behaviour seems contrary to common sense. But Jesus is not laying down maxims to be followed literally. There is a measure of prophetic exaggeration in the example he cites. All flow from a fundamental attitude in which one is prepared to be vulnerable to a degree deemed foolish by the standards of the world, because such vulnerability and is what one both discerns in God and experiences from God.

Jesus tells the disciples, ‘Be compassionate as your Father is compassionate’. The key term here is the little word ‘as’. As children are ‘like’ their parents, so, by loving their enemies, by being compassionate and generous to a ‘foolish’ degree, they will be ‘children of the Most High, who is kind to the ungrateful and the wicked’. Such a vulnerable way of life disarms violence and humanises the world.

It has a future effect as well. People who are generous in giving and forgiving open themselves up to even greater divine generosity in return. It is not that God waits to see if we are generous before pouring gifts upon us. But God can only give us what we have the capacity to receive. And the measure of that capacity is our own generosity towards others.

Brendan Byrne, SJ

 

Generous King [Sovereign Grace Music]:

https://www.youtube.com/watch?v=0LXorXGkahM

 

God Is Generous In Giving:

https://www.youtube.com/watch?v=3nRGdbnio2s

 

 
GENEROSITY.jpg

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THIÊN CHÚA NÓI: KHÔNG

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI: Thiên Chúa Nói: "Không"

KRISTIE PHAN 28-2-2019

Có một bài thơ của một tác giả vô danh mà Hồng Y Jaime Sin, Tổng giám mục Manila, Phi Luật Tân, lấy làm ưng ý nhất và thường trích dẫn trong các bài giảng của Ngài. Bài thơ ấy như sau:

1/ Tôi đã xin Chúa cất khỏi sự kiêu hãnh của tôi và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng không phải Ngài là người cất khỏi mà chính tôi mới là người phấn đấu để vượt thắng nó.

2/ Tôi đã xin Chúa làm cho đứa con tàn tật của tôi được lành lặn và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng tinh thần mới lành lặn, còn thể xác chỉ là tạm bợ.

3/ Tôi đã xin Chúa ban cho tôi sự kiên nhẫn và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng kiên nhẫn là trái của thử thách. Ngài không ban cho tôi trái ấy mà để tôi tự tìm lấy.

4/ Tôi đã xin Chúa ban cho tôi được hạnh phúc và Chúa đã trả lời: Không". Ngài nói rằng Ngài ban ân phúc cho tôi, còn hạnh phúc hay không là tùy tôi.

5/ Tôi đã xin Chúa gia tăng tinh thần cho tôi và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng tôi phải tự lớn lên, nhưng Ngài sẽ cắt tỉa để tôi mang nhiều hoa trái.

5/ Tôi đã xin Chúa đừng để tôi đau khổ và Ngài đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng đau khổ là cho tôi được xa cách với những vướng bận trần gian và mang tôi đến gần Ngài.

6/Tôi đã hỏi: "Liệu Ngài có yêu tôi không" và Ngài đã trả lời rằng: "Có". Ngài nói rằng Ngài đã ban cho tôi Người Con Một, Ðấng đã chết vì tôi và một ngày nào đó, tôi sẽ được lên Thiên Ðàng vì tôi đã tin.

*Tôi đã xin Chúa giúp tôi yêu mến tha nhân như Ngài yêu thương tôi và Chúa nói: "Cuối cùng con đã xin đúng điều ta chờ đợi".

1- Nhìn lên thập giá Ðức Kitô, chúng ta được mời gọi để tin nhận rằng Thiên Chúa đã yêu thương con người, Ngài đã yêu thương đến độ đã ban Người Con Một của Ngài cho thế gian. Tình Yêu của Thiên Chúa nhiệm màu thẳm sâu đến độ sự thất bại, cái chết ô nhục đã trở thành Một Dấu Chứng.

2- Tình yêu ấy nhiệm màu thẳm sâu đến độ ngay cả khi Thiên Chúa xem ra nói không với chúng ta, Ngài vẫn yêu thương chúng ta. Ngài nói không khi chúng ta xin được khỏe mạnh, và bệnh hoạn vẫn bám lấy chúng ta. Ngài nói không khi chúng ta xin được thành công và thất bại lại đến với chúng ta. Ngài nói không khi chúng ta xin được cơm bánh hằng ngày và đói khổ lại cấu xé chúng ta... Qua những cái không ấy, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta...

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: BẠN VÀ TÔI cảm nhận được tình yêu ấy mỗi khi  nhìn lên cái chết ô nhục của Người Con Một Thiên Chúa trên thập giá. Và cũng giống như Người Con Một ấy, NHỜ THÁNH THẦN NGÀI THÚC ĐẨY CON dâng lời chúc tụng ngay giữa niềm đau tưởng chừng như không còn chịu đựng nổi. Và giữa trăm nghìn đắng cay chua xót, CHÚNG CON QUYẾT TÂM tiếp tục thốt lên lời xin tha thứ như Ngài... 
Trích sách Lẽ Sống

------------------------------------

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - QUÀ TẶNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

QUÀ TẶNG CỦA GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Phung nguyet Vo chuyển 19-2-19

 

Thiên Chúa, Đấng ban cho món quà hiện tại

phần tôi, tôi đắm chìm trong đó

 

Giây phút hiện tại cũng là một quà tặng.  Ngày hôm qua đã trôi qua mất rồi…, và ngày mai có lẽ sẽ đến, nhưng điều ấy chẳng mấy rõ ràng.  Cái chắc chắn là chính giây phút HIỆN TẠI và đó là tất cả những gì ta có.  Thiên Chúa BAN CHO tôi phút giây hiện tại, Ngài mời gọi tôi thưởng nếm và sống giây phút ấy cách tròn đầy nhất.  Chẳng dễ để sống như thế!  Nhưng đồng thời, đó cũng chẳng là điều con người không sao vươn tới.  Trong tiếng Anh, từ ‘present-hiện tại’ cũng mang nghĩa là “món quà.”

 

Để nhận lãnh món quà hiện tại,

 

Tôi cần thoát khỏi cả quá khứ lẫn tương lai

Quá khứ ĐÃ QUA ĐI rồi!  Nhưng có người cứ sống mãi trong “những ký ức đau buồn.”  Có những người lại thích sống trong một “thế giới mộng mơ.”  Thế giới mộng mơ vốn thú vị, nó đóng vai trò như nguồn ủi an hay như mùi hương thơm ngát cho giây phút hiện tại – vốn có lúc chất chứa nỗi thương đau.  Những tín đồ của chủ nghĩa khoái lạc cho rằng con người cần nỗ lực hết mình hầu giảm thiểu đau khổ và gia tăng niềm vui.  Có nhiều người trở lại quá khứ hoặc trốn vào tương lại để “lẩn trốn” hiện tại.  Nhưng nếu muốn đón nhận món quà hiện tại, thì điều thiết yếu ta phải làm là thoát ra khỏi tương lai, và đồng thời, thoát ra khỏi quá khứ.

 

Tôi cần trở nên “thức tỉnh” với hiện tại

“Thức tỉnh” là một khả năng để biết, để tri nhận, để cảm nghiệm và để nhận ra điều gì đang diễn đến trong tôi, quanh tôi, và cho tôi.  Đây là bước đầu tiên cho một sự tăng trưởng thiêng liêng.  Hôm nay tôi ở đâu?  Điều gì đang xảy ra cho tôi lúc này?  Thức tỉnh với giây phút hiện tại, người ta có thể nhận ra rằng hiện tại không phải là trống rỗng, nhưng nó được lấp đầy bởi những chọn lựa và những cơ hội.

 

Một cụm từ xuất hiện trong tác phẩm ‘Self-Abandonment to Divine Provindence,” của tác giả Jean-Pierre De Caussade, S.J., cụm từ “Bí tích của giây phút hiện tại – Sacrament of the Present moment”, ngụ ý sự thánh thiêng và sự Hiện Hữu của Đấng Thần Linh ngay trong phút giây hiện tại.  Và Thiên Chúa chia sẻ cuộc sống của Ngài với nhân loại qua GIÂY PHÚT ấy.  Do vậy, thức tỉnh hơn với giây phút hiện tại cũng là thức tỉnh hơn với chính Thiên Chúa.

 

Tôi cần đón lấy hiện tại

Giây phút hiện tại có thể không hợp với những gì tôi đang hình dung, đang mong đợi, hay khao khát, v.v…  Tôi có thể KHÁNG CỰ với những gì đang xảy ra cho tôi, nhưng SỰ THỰC –  giây phút này cũng sẽ trôi qua.  Đức Phật khi xưa đã nói cặn kẽ về cái gọi là vô thường, chóng qua.  Tôi có thể đón nhận cái “vô thường” của giây phút hiện tại này không?

 

Đón nhận hiện tại là MỞ rộng cánh tay để ôm lấy chính giây phút NÀY với niềm HẠNH PHÚC chứa chan.  Hiện tại có khi không phải là điều tôi muốn ôm trọn, nhưng đó lại là THỰC TẠI.  Rất thường xuyên, tôi là chàng hề, đeo lấy nhiều thứ mặt nạ và trở thành ai đó chứ chẳng phải là chính mình nữa.  Tôi có thể đánh thức chính mình để dám chấp nhận món quà hiện tại chăng?

 

Giây phút hiện tại trao tặng cho tôi điều gì?  Và làm sao tôi có thể sống giây phút ấy cách tròn đầy?  Điều gì đang xảy ra trong tôi lúc này: những cảm xúc dâng trào, những suy tưởng tức thời xuất hiện và ngập tràn trong tâm trí, những cảm xúc đến từ các giác quan, v.v…  Tôi có thể nhẹ nhàng bước vào hiện tại, và trở nên tỉnh thức với từng giây phút trong đời sống của tôi – với cả niềm vui và nỗi buồn chăng?

 

Kinh Thánh nói

 

I-Sai-a 43:18-19

Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước.  Này Ta sắp làm ra một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao?  Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn.

 

Thánh Vịnh 118: 24

Đây là ngày CHÚA đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ.

 

Gia-cô-bê 4: 13-14

Các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi.  Hãy sống giây phút hiện tại, và chú tâm vào Chúa.

 

Mát-thêu 6: 25-34

Đừng lo lắng về ngày mai.

 

Người ta nói

 

“Giây phút hiện tại chẳng bao giờ là điều mà người ta không thể chấp nhận được.  Chỉ điều sẽ xảy ra trong vòng 4 giờ nữa mới là điều người ta không thể chịu nổi.  Đang hiện diện ở đây, lúc 8 giờ sáng, nhưng tâm trí lại ở 10 giờ 30 phút buổi tối, điều ấy mới là nguyên nhân làm ta đau khổ.” – Anthony de Mello, S.J.

 

“Trẻ em chẳng có quá khứ, cũng chẳng có tương lai.  Nhờ đó, chúng vui hưởng giây phút hiện tại, và điều này thật hiếm xảy ra cho chúng ta.” – Jean de La Bruyère

 

“Hôm qua là lịch sử, ngày mai là mầu nhiệm, chỉ hôm nay mới là quà tặng Chúa ban, chính vì thế chúng ta gọi ‘hiện tại – present’ là món quà.” – Bil Keane

 

“Hãy thưởng thức một ly trà một cách chậm rãi và cung kính, cũng như trái đất tự quay quanh trái đất – chậm rãi, đều đặn, không vội vã cuốn vào tương lai.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 

Chuyển ngữ: Đaminh Phan Quỳnh, S.J.

Nguồn: Robin Seelan, S.J., The Gifts, (Banglore, India: Asian Trading Corporation, 2016), 22-25.

 

 

Song giay phut hien tai.jpeg