14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -

  •  
    Chi Tran - Sep 22 at 10:26 AM
     
     
     
     

    THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG NGƯỜI TRẺ

     

    Bài viết dưới đây được khai triển trong ánh sáng của:

     Tông Huấn “Chúa Kitô sống” số 112-117

    Thực tế, nhiều bạn trẻ cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình, thậm chí là từ bỏ mình. Không ít bạn trẻ bị cha mẹ hành hạ, lạm dụng và hắt hủi. Thiên Chúa hoàn toàn khác!

     

     

    Ai cũng cần yêu và được yêu. Đó là tâm lý rất đỗi bình thường của con người. Ít nhiều, mỗi người cảm thấy mình có khả năng yêu thương và được người khác quan tâm, ân cần chăm sóc. Trong đời sống thiêng liêng cũng vậy: Thiên Chúa yêu thương con người, và con người có khả năng đáp lại tình yêu ấy. Cụ thể, khi họp bàn và trò chuyện với người trẻ, Giáo Hội luôn nhắc đi nhắc lại một chân lý ngàn đời: Thiên Chúa yêu thương người trẻ.

     

    Sở dĩ nhắc điều ấy, vì đôi khi người trẻ quên mất mình được Thiên Chúa đang yêu thương. Tuổi trẻ là thời gian của những say mê tiến thân. Họ muốn sống sôi nổi, năng động và vui tươi. Tiếc là vòng xoáy cuộc đời cùng những đam mê khiến họ quên mất chân lý đó. Tệ hơn nữa, không ít bạn trẻ phất lờ hoặc “nghỉ chơi” với Thiên Chúa. Ngài là Đấng quá xa lạ với người trẻ. Nhiều bạn còn  từ chối sự hiện hiện của Thiên Chúa. Đó là xu hướng đáng buồn của thời đại hôm nay. Tuy vậy, dù muốn dù không, Thiên Chúa vẫn có đó, và hết mực yêu thương con người, yêu người trẻ. Bởi, Thiên Chúa là tình yêu.

     

    Sứ điệp cao cả ấy là nền tảng để người trẻ bước vào đời. Trước muôn ngàn lối nẻo để người trẻ khám phá, ước sao họ đừng quên Thiên Chúa luôn đồng hành với mình. Đó là sức mạnh lớn lao, là chỗ dựa vững chắc cho những ai muốn thành công, hạnh phúc. Dĩ nhiên, nhiều bạn giơ tay ý kiến: Vậy còn người trẻ không tin Thiên Chúa thì sao? Chẳng lẽ họ thất bại, bất an? Chúng ta tin rằng Thiên Chúa yêu thương hết mọi người. Nhưng chỉ những ai thực sự để Thiên Chúa dẫn bước, tin yêu nơi Ngài, họ mới đón nhận sức mạnh thực sự. Dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng cảm thấy Thiên Chúa yêu thương họ vô ngần.

     

    Có người ví tình yêu Thiên Chúa như tình yêu của người cha, người mẹ trần gian. Phép so sánh ấy thường khập khiễng. Thực tế, nhiều bạn trẻ cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình, thậm chí là từ bỏ mình. Không ít bạn trẻ bị cha mẹ hành hạ, lạm dụng và hắt hủi. Thiên Chúa hoàn toàn khác! Chúng ta nghe lời chia sẻ chân thành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

     

    “Điều Cha có thể nói với các con một cách chắc chắn là các con có thể an toàn lao vào vòng tay của Cha Trên Trời của các con, của Thiên Chúa, Đấng đã ban sự sống cho các con và tiếp tục ban nó cho các con mọi lúc. Ngài sẽ kiên quyết nâng đỡ các con, đồng thời, các con sẽ cảm thấy rằng Ngài hoàn toàn tôn trọng sự tự do của các con.” (số 113)

     

    Nhưng trong nhiều trường hợp, đa phần người ta thường thích phép so sánh trên đây. Cứ chiêm ngắm những cha mẹ tảo tần chăm lo cho con cái! Họ muốn từng người con được hạnh phúc, bình an. Thời thơ ấu, chắc nhiều người trong chúng a cũng được yêu thương trong vòng tay của cha mẹ, họ hàng. Đó luôn là hình ảnh đẹp để người trẻ tạ ơn và nhìn về Thiên Chúa. Trong ý tưởng này, chúng ta nghe lại lời mô tả về tình yêu Thiên Chúa của Hôsê. Dù sống trong hoàn cảnh đen tối, thù trong giặc ngoài, xã hội suy đồi, nhưng ông vẫn thốt lên: “Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má” (Hs 11,4 ).

     

    Nếu một lúc nào đó, người trẻ quên chân lý trên đây, hãy dành chút khoảng lặng để trở về. Vì đây là điều căn cốt giúp người trẻ đứng vững trên đôi chân của mình. Chỉ khi nào cảm nhận Thiên Chúa yêu thương mình, người trẻ mới đủ sức đi tiếp, và đi xa. Trong thinh lặng, ước gì người trẻ cảm nếm được những lời tiên tri Isaia: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49,15). Hoặc, “Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,16). Và, “Vì trước mắt Ta, ngươi thật quý giá, vốn được Ta trân trọng và mến thương” (Is 43,4).

     

    Người trẻ chúng ta cảm nhận được thế nào là tình yêu nam nữ. Yêu đương là thời tuổi trẻ. Tuy vậy, tập yêu và cảm nhận tình yêu với Thiên Chúa là điều cần thiết. Xin nhớ rằng: “tình yêu của Ngài rất thật, rất chân chính, rất cụ thể đến nỗi nó mang đến cho chúng ta một mối liên hệ đầy đối thoại chân thành và hiệu quả.” (số 117).  

     

    Tới đây, tôi không muốn viết thêm. Bởi đơn giản, chắc mỗi người trẻ đều quen thuộc chân lý này: Thiên Chúa yêu thương con người, yêu bạn và yêu tôi. Thay vì ngồi phân tích, sẽ tốt hơn để mỗi người trải nghiệm mối tương quan này với Thiên Chúa. Sẽ chẳng thú vị nếu cứ ngồi phân tích ly cà phê, tách trà này ngon, nhưng chỉ khi uống vào mới cảm nhận được vị ngon của nó. Cũng vậy, Thiên Chúa mời gọi người trẻ đụng chạm, trải nghiệm và cầu xin. Khi đó, ước mong người trẻ nhận được sứ điệp cao cả ngàn đời mà Thiên Chúa nhắn nhủ: Thiên Chúa là tình yêu.

     

    Lúc này, Chúa khích lệ chúng ta: “Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận!” (Is 1,18)

    Lạy Chúa Giêsu, mỗi người chúng con đều quý giá trong trái tim Ngài. Như lời Đức Giáo Hoàng: “Ngài không muốn theo dõi những sai lầm của con và, trong mọi trường hợp, Ngài sẽ giúp con học được một điều gì đó, thậm chí từ cả những vấp ngã của con. Vì Ngài yêu con. Lúc này, xin giúp con cố gắng ngừng lại trong giây lát và để con được ở trong vòng tay yêu thương của Ngài (số 115). Amen

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     
     

CẢM NGNGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- CN24TN-C

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi - Sep 14 at 2:35 AM
     
     

    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM C (15/09/2019)

     

     THIÊN CHÚA GIẦU LÒNG THƯƠNG

    "Khi nó (người con thứ) còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy,

    liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó hồi lâu. "

     

    I. DẨN VÀO PHỤNG VỤ

    Ngày xưa các Ki-tô hữu Việt Nam gọi câu truyện hai người con trong Lc 15,1-32 là câu truyện người con hoang đàng vì muốn nhấm mạnh đến sự hoang đàng hư hỏng của người con ấy vì hắn đã xin cha chia gia tài rồi đi phung phá cho bằng hết mới quay trở về nhà.

    Ngày nay câu truyện hai người con trong Lc 15,11-32 ấy được gọi là câu truyện người Cha nhân hậu vì các Ki-tô hữu dành sự chú ý vào tấm lòng yêu thương tha thứ của người Cha:  "Khi nó (người con thứ) còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó hồi lâu."

    Người Cha trong câu truyện trên là Thiên Chúa với danh xưng là Thiên Chúa giầu lòng thương xót. Từ đó trong Giáo Hội rộ lên phong trào sùng kính Lòng Thương Xót Chúa.  Còn người con thứ và người con cả là các Ki-tô hữu chúng ta. Có lúc chúng ta là người con thứ, có lúc chúng ta là người con cả, tùy theo cách sống và cư xử của chúng ta.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 15,1-32:

    Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giê-su để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!" Cũng vậy, Tôi bảo các ông: "Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.

    "Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất'. Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

    Người lại phán rằng: "Người kia có hai con trai. Đứa em đến thưa cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả tiền của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ, phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó muốn hồi tâm lại và tự nhủ: "Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha'. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

    "Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn, còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó'.

    "Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'".

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 15,1-32:

    3.1 Chiêm ngắm Người Cha: Trước hết chúng ta tập trung sự chú ý vào Người Cha để khám phá những đặc điểm của nhân vật này. Chúng ta thấy có những nét như sau: Một là người cha tôn trọng ý muốn của đứa con thứ khi nó đòi được chia gia tài. Hai là người Cha tôn trọng tự do chọn lựa của người con thứ, ông không cản nó ra đi, dù ông biết rằng đời nó sẽ hoang tàn kho rời xa nhà. Ba là người cha ngày đêm ngóng đợi đứa con hư trở về. Bốn là người cha qun hết lỗi lầm dại dột của người cn thứ và ra sức bù đắp tình thương và của cải cho nó. Năm là người cha ân cần giải thích cho người con cả (đang ghen tỵ với đứa em hư) về ý nghĩa của việc đứa con hư như đã chết nay sống lại trở về. Người cha trong  câu truyện là hình ảnh sinh động của Thiên Chúa Cha giầu lòng thương xót.

    3.2 Đối chiều mình với một trong hai người con: Trong hai người con mỗi người chúng ta sẽ xem xét xem mình giống người con nào? Nếu chúng ta đã không chịu ở với cha mà đòi đi hoang phung phá phần gia tài cha ban cho thì chúng ta giống người con thứ. Phần gia tài cha ban cho mỗi người có thể là sức khỏe, thời gian, tài năng, tiền của, cơ hội. Nếu chúng ta kịp hồi tâm sám hối quay về với cha thì thật phúc đức cho chúng ta và là niểm vui lớn cho cha của chúng ta!

    Nều chúng ta tuy vẫn ở bên cha, nhưng sống lạnh nhạt hờ hững với cha như người làm thuê và nhỏ nhen ghen tỵ với người khác khi họ được cha xót thương tha thứ, thì chúng ta giống như người anh cả.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 15,1-32:

    4.1 Suốt đời cảm tạ Cha giấu lòng thương xót là điều mà chúng ta phải làm. Làm sao chúng ta lượng giá hết được những ân huệ mà chúng ta đã được cha ban làm phần gia tài? Làm sao mà chúng ta không phung phá những phần gia tài ấy từ nhỏ cho đến lớn, từ trưởng thành cho đền tuổi già? Lạy cha con đã lỗi phạm tới trời và tới cha, đó là câu mà chúng ta phải không ngớt thốt lên với cha! 

     

    4.2 Suốt đời sám hối ăn năn, từ bỏ lối sống dửng dưng thờ ơ và thói ghen tỵ nhỏ nhen. Cùng lúc chúng ta phải sám hối ăn năn vì những lỗi phạm mà chúng ta đã thực hiện. Cùng lúc chúng ta phải từ bỏ lối sống dửng dưng, thờ ơ và thiếu tình hiếiu thảo với Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta còn phải loại bỏ tính ích kỷ ghen tỵ nhỏ nhen với những người xung quanh khi thấy họ hơn chúng ta.

     

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA   15,1-32:

    MỞ ĐẦU: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng hằng hữu, chúng con ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ Cha vì Con Cha là Đức Giê-su Ki-tô đã dậy chúng con biết sống hiểu thảo tình nghĩa với Cha, biết tận dụng mọi ơn huệ Cha ban và quay về với Cha mỗi khi sa đường lạc lối.  Chúa Giê-su cũng đã dậy chúng con phải có một tấm lòng rộng mở với tha nhân, nhất là với tội nhân trờ lại.  Xin Cha lắng nghe lời cầu nguyện tha thiết của chúng con.

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.  «Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giê-su để nghe Người giảng.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho càng ngày càng có nhiều người đến gần Chúa Giê-su để nghe Người giảng dậy.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2. «Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao?» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các vị lãnh đạo trong Hội Thánh Công Giáo toàn cầu và cách riêng trong Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam để các Hồng Y, Giám Mục và Linh mục quan tâm tìm kiếm và dem về những tín hữu không còn thuộc Hội Thánh Chúa.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3 «Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi người giáo dân biết ăn năn sám hối và giúp nhau cải tội thành thánh.

    Xướng:  Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4 «Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho hết mọi người nhận biềt mình là người đã lỗi phạm đến Trời là Thiên Chúa mà sám hối ăn năn.

    Xướng: Chúng con  cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    KẾT:  

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã sai Con Một Cha xuống trần gian để đem Ơn Cứu Độ cho chúng con và dậy chúng con biết sống hiểu thảo vâng lời với Cha, trân quý mọi hồng an Cha ban cho mà làm cho sinh lời sinh lãi cho mình và cho xã hội. Giáo hội.

    Chúng con xin cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Cha.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con biết sống theo giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha, Chúa chúng con.,

    Chúng con cầu xin Cha, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen

    Sài-gòn ngày 14 tháng 09 năm 2019

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.             

     

     


CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU

TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG SAU TAI NẠN

Tôi là một thanh niên Ý 22 tuổi, hiện đang nằm nhà thương.  Không hiểu sao tôi bỗng nảy ra ý nghĩ lấy giấy bút viết cho bạn mấy dòng này.  Hy vọng bạn dành ra ít thời giờ đọc nó.

Tôi tên Marco và để tóc dài.  Tôi là một trong vô số người trẻ mà bạn trông thấy, những người trẻ chạy môtô hết tốc lực như điên trên các đường phố.  Có lẽ đôi lần bạn trông thấy tôi, nhưng không kịp quan sát tôi thật kỹ, bởi lẽ, lúc nào tôi cũng như người luôn vội vã, không có thì giờ dừng lại, hỏi thăm hoặc chuyện trò vui vẻ.

Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, đối với tôi chẳng có kílô gì cả.  Tôi chẳng thèm quan tâm sự hiện diện của chúng.  Tôi chỉ biết chạy hết tốc lực, chạy như điên như cuồng.  Một ngày đang chạy môtô vùn vụt như thế, tôi bị một chiếc xe hơi chạy chậm trước mặt cản đường.  Tôi nhất định vượt qua.  Và chuyện gì phải đến đã đến.

Ngày hôm sau, khi hồi tỉnh, tôi thấy mình nằm ở nhà thương, cụt một tay, một chân.  Trong vòng hai hay ba tiếng đồng hồ, tôi tìm cách tự trấn an: đây chỉ là một giấc mơ!  Nhưng vô hiệu.  Thực tế quá phũ phàng.  Tôi nhận chân sự thật rõ ràng: Tôi chỉ còn một tay và một chân.

Nhưng điều kỳ lạ xảy ra.  Lúc đó, đáng lẽ tôi buồn rầu thất vọng mới phải, thì trái lại, tôi cảm thấy niềm an bình khôn tả đang chiếm ngự hồn tôi.  Tôi tự nhủ: bị một tai nạn khủng khiếp như thế mà mình vẫn còn sống sót thì quả là điều thật may mắn.  Sự sống trước đây tôi vẫn khinh thường, giờ đây, nhờ tai nạn tôi mới biết đánh giá cao.  Trước kia, tôi lê lết trong các phòng trà, các hộp đêm, tôi xem ra tận hưởng cuộc đời, nhưng kỳ thật tôi giết chết cuộc đời.  Tôi chỉ là cái xác không hồn.  Tôi sống, nhưng thực tế, tôi đã chết.

Bạn có biết không?  Từ trên giường nơi bệnh viện, tôi ngắm nhìn ánh sáng mặt trời chiếu sáng qua cửa sổ, và trong lòng dâng lên niềm cảm tạ THIÊN CHÚA.  Tôi cám ơn Chúa cho tôi có đôi mắt để ngắm nhìn kỳ quan trong vũ trụ.  Từ 22 năm qua, tôi dùng đôi mắt để nhìn, nhưng tôi không hề biết cám ơn Chúa, cũng không bao giờ ý thức mình may mắn có đôi mắt trong sáng lành lặn.  Giờ đây tôi khám phá ra thế giới tôi đang sống, mà lúc trước, tôi không hề để ý.  Chưa hết, tôi còn khám phá ra một thế giới khác: thế giới của đau khổ.  Tôi hiểu thấm thía thế nào là bị đau và phải nằm bệnh viện.

Tháng ngày trong bệnh viện mang đến cho tôi niềm an bình sâu xa và dạy cho tôi bài học vô cùng quý giá: bài học YÊU THƯƠNG.  Tôi bắt đầu chú ý đến người khác.  Tôi tìm cách giúp đỡ và an ủi người khác, những người còn kém may mắn hơn tôi gấp trăm ngàn lần.

Chẳng hạn hôm nay, tôi vỗ về lau khô nước mắt cho một thiếu niên vừa mất mẹ.  Rồi tôi trìu mến vuốt ve một em bé bị bệnh.  Tôi mỉm cười với cụ già, lẻ loi một mình, không ai thăm viếng chăm sóc.  Tất cả cử chỉ nhỏ nhặt ấy lấp đầy khoảng trống vắng trong lòng tôi.  Tôi thành thật thú nhận với bạn rằng, chưa bao giờ như chính lúc này đây, tôi cảm thấy nhu cầu yêu thương, ca hát và cảm tạ THIÊN CHÚA vì hồng ân sự sống Ngài ban cho tôi.

Nếu thư này đến tay bạn, thì tôi xin phép hỏi bạn một điều: bạn vẫn còn hai tay hai chân và thân mình lành lặn phải không?  Nhưng có thực sự bạn đang sống bình thường không?  Bạn dùng hai chân để đi đến nơi nào?  Bạn dùng hai tay để làm việc gì?  Hạnh phúc cho bạn, nếu bạn biết dùng đôi chân để viếng thăm người cô đơn, kẻ góa bụa, mồ côi!  Hạnh phúc cho bạn, nếu bạn biết dùng đôi tay để lau khô những giọt nước mắt cho những ai đang khóc lóc.  Tôi cũng cầu chúc bạn biết nhìn thế giới bạn đang sống với đôi mắt mới mẻ.

Sau cùng, tôi cầu chúc bạn mọi điều an lành may mắn trong cuộc đời.

Chào tạm biệt.

Ký tên: Marcô.

... “Suy nghĩ lo toan là việc của con người, còn nói câu trả lời là do THIÊN CHÚA.  Con người cho lối sống của mình là trong sáng, nhưng THIÊN CHÚA thấu suốt mọi tâm can.  Hãy ký thác việc bạn làm cho THIÊN CHÚA, dự tính của bạn ắt hẳn thành công…  Nhờ nhân nghĩa tín thành mà tội được xóa bỏ, nhờ kính sợ THIÊN CHÚA mà tránh được sự dữ...  Thà ít của cải mà sống công chính hơn nhiều huê lợi mà thiếu công minh.  Tâm trí con người nghĩ ra đường lối còn THIÊN CHÚA hướng dẫn từng bước đi” (Sách Châm Ngôn 16,1-9).

(Il Seme”, 1-3/1994, trang 94)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt 

 

 

Love Peace Hope.jpg

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - BỆNH VIỆN LƯU ĐỘNG

  •  
    Tinh Cao - Aug 29 at 10:31 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô

     

    Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 7

     

    Giáo Hội Sơ Khai - Một Bệnh Viện Lưu Động

     

    Thứ Tư ngày 28/8/2019

     

    Pope Francis waves to the faithful in St. Peter's Square

     

     

    Pope Francis in St. Peter's Square Aug. 28, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Cộng đồng giáo hội được Sách Tông Vụ diễn tả đang sống một cách phong phú, ở chỗ lấy Chúa - Đấng rộng lượng - là niềm cậy trông của mình, đến độ cộng đồng này gia tăng về nhân số cũng như về lòng nhiệt thành mãnh liệt, bất chấp những cuộc tấn công từ bên ngoài. Để chứng tỏ cho chúng ta thấy được sức sống ấy, Thánh Luca cũng vạch ra cho chúng ta biết những nơi quan trọng, như Solomon’s Portico - Hành lang Solomon (xem Tông Vụ 5:12), điểm gặp gỡ của tín hữu. Portico (stoa) là một Hành Lang được sử dụng làm nơi cư trú, đồng thời cũng là chỗ hội họp và làm chứng. Nó là một nơi Chúa Giêsu đã đến vào các ngày lễ lớn (xem Gioan 10:23); nơi người què đã bước đi bên cạnh Thánh Phêrô và Gioan, và là nơi Thánh Phêrô truyền bá phúc âm hóa dân chúng, cho họ biết chính đức tin nơi danh Chúa Giêsu là những gì đã làm cho việc chữa lành xẩy ra (xem Tông Vụ 3:11). Bởi thế, Hành Lang này là nơi truyền đạt khắp thế giới biến cố về Chúa Kitô, một biến cố tác động các cõi lòng cũng như đụng chạm tới cùng chữa lành cho thân xác nữa. Thật vậy, Thánh Luca nhấn mạnh đến các dấu lạ và những sự kỳ lạ xẩy ra kèm theo lời của các vị Tông Đồ, cũng như đến việc đặc biệt chăm sóc cho thành phần bệnh nhân được các vị chú trọng.

    Ở đoạn 5 của Sách Tông Vụ, Giáo Hội sơ khai cho thấy mình là một “bệnh viện lưu động – a field hospital”, một nơi đón nhận thành phần yếu kém nhất, tức là thành phần bệnh nhân. Nỗi đau khổ của họ là những gì thu hút các vị Tông Đồ, những con người “không có vàng bạc chi” (Tông Vụ 3:6) – như Thánh Phêrô đã nói với người què - thế nhưng các vị lại mãnh liệt tin vào danh Chúa Giêsu. Trước con mắt của các vị, cũng như của Kitô hữu qua mọi thế hệ, thành phần bệnh nhân là những lãnh nhận nhân đặc biệt của việc loan báo tin mừng về Nước Chúa; họ là những người anh em được Chúa Kitô hiện diện một cách đặc biệt, mà tất cả chúng ta cần phải tìm kiếm và gặp gỡ (xem Mathêu 25:36-40). Bệnh nhân là thành phần ưu ái của Giáo Hội, của con tim linh mục, của tất cả mọi tín hữu. Họ không thể nào bị tẩy chay loại trừ; trái lại, họ cần phải được chăm sóc và trông nom. Họ là đối tượng quan tâm của Kitô hữu.

    Giữa các Tông Đồ, Thánh Phêrô hiện lên nổi bật nhất trong nhóm tông đồ với vai trò thủ lãnh của ngài (xem Mathêu 16:18), cùng với sứ vụ ngài đã lãnh nhận từ Đấng Phục Sinh (xem Gioan 21:15-17). Chính ngài là vị mở đường cho việc rao giảng kerygma vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Tông Vụ 2:14-41), và là vị ở Công Đồng Jerusalem thực thi vai trò hướng dẫn của mình (xem Tông Vụ 15 và Galata 2:1-10).

    Thánh Phêrô đã tiến tới với những con người bị giằng co căng kéo và đi giữa thành phần bệnh nhân, như Chúa Giêsu đã làm, khi nhận lấy nơi Bản Thân mình các bệnh hoạn tật nguyền của họ (xem Mathêu 8:17; Isaia 53:4). Tay chài lưới đánh cá xứ Galilêa này, được kêu gọi không còn phải để thu dọn lưới đánh cá nữa, mà là các tấm lòng của những ai đón nhận sự sống của Chúa Kitô; ngài không phải là nhân vật chính. Ngài băng ngang qua, nhưng ngài để cho Đấng Khác tỏ mình ra, đó là Đức Kitô sống động và tác động! Thật vậy, chứng nhân là người tỏ Chúa Kitô ra, bằng ngôn từ, bằng việc hiện diện thể lý, những gì giúp ngài qui về và kéo dài Lời nhập thể trong lịch sử. Thánh Phêrô là vị thi hành các công việc của Chúa Kitô (xem Gioan 14:12), Đấng được thấy khi tin tưởng nhìn vào ngài. Đầy Thần Linh của Chúa mình, Thánh Phêrô băng ngang qua, và chẳng làm gì cả, mà bóng của ngài trở thành “việc chăm sóc” chữa lành, thành việc truyền đạt sức khỏe, trở thành việc lan tỏa niềm an ủi dịu dàng của Đấng Phục Sinh, Đấng cúi xuống trên bệnh nhân và phục hồi sự sống, phục hồi ơn cứu độ, phục hồi phẩm giá. Như thế đó, Thiên Chúa tỏ hiện việc cận kề của mình và làm cho các thương tích của con cái mình trở thành “chốn linh thiêng cho niềm êm ái dịu dàng của Ngài” (Bài giảng lễ sáng ở Nhà Trọ Matta ngày 14/12/2017). Nơi những thương tích của bệnh nhân, nơi tình trạng yếu đau gây trở ngại cho việc tiến triển trong đời sống, bao giờ cũng có sự hiện của Chúa Giêsu, có vết thương của Chúa Giêsu.

    Chính Chúa Giêsu, Đấng kêu gọi mỗi người trong chúng ta hãy quan tâm đến họ, nâng đỡ họ, chữa lành họ. Tác động chữa lành của Thánh Phêrô đã gây nên hận thù và ghen hờn nơi thành phần Saducê, những con người giam cầm các vị Tông Đồ, và bị quẩn trí trước sự kiện các vị được giải phóng một cách lạ lùng, cấm không cho phép các vị giảng dạy. Những con người này đã thấy các phép lạ được các vị Tông Đồ thực hiện không phải do ma thuật, mà là nhân danh Chúa Giêsu, thế nhưng họ vẫn không muốn chấp nhận chúng và tống ngục các vị; họ đánh đập các vị. Sau đó các vị được giải thoát một cách nhiệm mầu, nhưng cõi lòng của thành phần Saducê này quá cứng cỏi đến độ họ không tin vào những gì họ thấy. Bấy giờ Thánh Phêrô đáp ứng, bằng cách cống hiến một yếu tố then chốt cho đời sống Kitô giáo, đó là “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là loài người” (Tông Vụ 5:29), vì họ - những người Saducê – đã nói: “Các ngươi không được tự tiện làm những điều này; các ngươi không được chữa lành”. “Tôi vâng lời Thiên Chúa trước khi tôi tuân lệnh loài người”, đó là câu trả lời cao cả trọng đại của Kitô hữu. Nghĩa là dứt khoát tuân theo Thiên Chúa, không trì hoãn, không tính toán; nghĩa là gắn bó với Ngài để có thể liên minh với Ngài và với những ai chúng ta gặp gỡ trong đời.

    Chúng ta cũng xin Thánh Linh ơn sức mạnh để không sợ trước những ai yêu cầu chúng ta phải im lặng, những con người lăng nhục chúng ta và thậm chí phạm đến sự sống của chúng ta. Chúng ta hãy xin Ngài kiên cường nội tâm của chúng ta để vững mạnh trong sự hiện diện yêu thương và an ủi của Chúa bên chúng ta.

    https://zenit.org/articles/popes-general-audience-full-text-on-the-acts-of-the-apostles-acts-5-1215-16/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

     

     

    ----------

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- FACE BOOK

  •  
    Facebook <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Aug 3 at 3:55 PM
     
     
     
    Dinh, join groups to connect with people who share your interests.
       
     
        Facebook
     
       
       
     
    Join groups to connect with people who share your interests.
     
    GROUPS YOUR FRIENDS HAVE JOINED
     
    Giêsu - Đấng Cứu Độ Nhân Thế
     
    1 friends · 244 members
     
    MẸ MARIA LÀ CỬA THIÊN ĐÀNG
     
    1 friends · 15K members
    Visit Group
     
    Visit Group
     
    Diễn Đàn Thắc Mắc Công Giáo
     
    1 friends · 24K members
     
    TẤT CẢ CHO MẸ
     
    1 friends · 61K members
    Visit Group
     
    Visit Group
     
     
    Explore More Groups
     
     
     
       
       
     
    This message was sent to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. If you don't want to receive these emails from Facebook in the future, please unsubscribe.
    Facebook, Inc., Attention: Community Support, 1 Facebook Way, Menlo Park, CA 94025