14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -CHRIST THE KING

  •  
    Mo Nguyen
    Nov 23 at 2:16 PM
     
     

      OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE /C

                                       24 NOVEMBER 2019

                    

    king.jpg

     

                           CHRIST THE KING

     

                    REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 23:35-43)

                                             CHRIST THE KING

    Today’s Gospel takes us to the last moments of Jesus’ life, as he hangs upon the cross. The mockery he endures from the soldiers and the leaders rests upon a very inadequate understanding of what it means to be Messiah and King. If this man is indeed the ‘King of the Jews’ as he has been made out to be and as the title above his cross asserts, then he ought to be able to bring the kind of ‘salvation’ the world understands: above all, his own escape from the death that now lies immediately before him.

    While one of the thieves crucified with Jesus joins in the mockery, the other man responds differently. He proclaims Jesus’ innocence and simply asks: ‘Jesus, remember me when you come into your kingdom’. His plea acknowledges that Jesus is King but also recognises that his kingship is very different from that worldly authority which the mockery of the others presupposes.

    In response Jesus doesn’t ask about the man’s life or demand repentance; the simple appeal made in faith is all. Hence the majestic assurance: not in some distant future nor even tomorrow but, ‘Today, you will be with me in Paradise’.

    Salvation is not a matter of being saved from physical death, as the mockery suggests. Nor is it some remote future event. Rather, it is to be with Jesus, the true shepherd King of his people. He has joined us on our human journey, even to the point of death, so that we might join him on his journey to the Kingdom of the Father.

    Brendan Byrne, SJ

    Christ the King (LIVE) - The Brooklyn Tabernacle Choir:

    https://www.youtube.com/watch?v=TxW0OTs74og

     

    hat.jpg

    GiêSu Vua Muôn Vua:

    https://www.youtube.com/watch?v=XTVDAnfLxOw

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -THỀ GIỚI NGƯỜI NGHÈO

  •  
    Tinh Cao
    Nov 18 at 4:32 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - GIẢNG LỄ NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO 17/11/2019

     

     

    Pope Francis celebrates Mass marking the World Day of the Poor

     

    Những gì sẽ không bao giờ qua đi vẫn ở trang chính, đó là Vị Thiên Chúa hằng sống,

    Đấng tuyệt đối cao cả hơn bất cứ đền thờ nào chúng xây lên cho Ngài,

    và đó là con người ta, là tha nhân của chúng ta, thành phần có giá trị hơn tất cả mọi thứ tường trình về tin tức của thế giới này.

     

     

    Tuyệt vời biết bao nếu người nghèo có được trong cõi lòng của anh chị em vị trí họ có được trong cõi lòng của Thiên Chúa!

     

     

     

    Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã làm cho cả những người đương thời của Người lẫn chúng ta cảm thấy bàng hoàng. Trong khi mọi người khác đang trầm trồ khen ngợi đền thờ nguy nga ở Giêrusalem thì Chúa Giêsu lại bảo họ rằng "không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào" (Luca 21:6). Tại sao Người nói những lời này về một cấu trúc rất linh thánh như vậy, một cấu trúc không phải chỉ là một dinh thự mà là một biểu hiệu đặc thù về tôn giáo, mà là nhà của Thiên Chúa cũng như của thành phần tin tưởng? Tại sao Người lại tiên báo rằng niềm tin tưởng vững vàng của dân Chúa sẽ bị sụp đổ? Nhất là tại sao Chúa lại để cho niềm tin tưởng của chúng ta bị sụp đổ trong lúc thế giới của chúng ta càng ngày càng ít đi niềm tin tưởng này?

    Chúng ta hãy tìm kiếm câu giải đáp ở những lời của Chúa Giêsu. Người bảo chúng ta rằng hầu hết mọi sự sẽ qua đi. Hầu hết chứ không phải là hết mọi sự. Trong Chúa Nhật áp chót Mùa Thường Niên này, Người cho biết những gì sẽ sụp đổ và qua đi là những thứ áp cuối (penultimate), chứ không phải là những gì tối hậu, như đền thờ chứ không phải Thiên Chúa; các vương quốc cùng với các biến cố của con người, chứ không phải chính nhân loại. Những thứ áp cuối này, những thứ thường xuất hiện như thể tối hậu nhưng lại không phải, đang qua đi. Chúng là những thực tại uy nghi như các đền thờ của chúng ta, và là những gì là kinh khủng như các trận động đất; chúng là những điềm trời và là các cuộc chiến tranh trên trái đất này (xem các câu 10-11). Đối với chúng ta thì đó là những tin tức nổi bật ở trang chính, thế nhưng Chúa lại cho chúng vào trang phụ. Những gì sẽ không bao giờ qua đi vẫn ở trang chính, đó là Vị Thiên Chúa hằng sống, Đấng tuyệt đối cao cả hơn bất cứ đền thờ nào chúng xây lên cho Ngài, và đó là con người ta, là tha nhân của chúng ta, thành phần có giá trị hơn tất cả mọi thứ tường trình về tin tức của thế giới này. Bởi vậy, để giúp cho chúng ta nhận thức được những gì thật sự đáng kể trên đời này, Chúa Giêsu đã cảnh giác chúng ta về 2 khuynh hướng.

    Thứ nhất là khuynh hướng vội vàng, là khuynh hướng ngay lúc này đây. Đối với Chúa Giêsu thì chúng ta không được theo những ai bảo chúng ta rằng ngày cùng tháng tận xẩy ra đến nơi rồi, "thời giờ đã đến" (câu 8). Tức là chúng ta không được theo thành phần báo động gây sợ hãi cho người khác và gây sợ hãi về tương lai, vì sợ hãi làm tê liệt cả cõi lòng và lý trí. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta để mình bị thu hút bởi ước ao ngông cuồng muốn biết hết mọi sự lập tức, bởi cái ngứa ngáy tò mò, bởi những tin tức giật gân hay tệ hại nhất, bởi những câu chuyện ghê gớm, bởi tiếng la hét của những người lớn tiếng nhất và giận dữ nhất, bởi những kẻ nói với chúng ta rằng "bây giờ hay chẳng bao giờ". Cái vội vàng hấp tấp này, cái mọi sự lúc này đây ấy, không phải là những gì xuất phát từ Chúa. Nếu chúng ta cố gắng muốn biết về cái ngay bây giờ, chúng ta quên đi cái tồn tại muôn đời: chúng ta theo dõi những đám mây bay mà không để ý đến bầu trời. Bị lôi kéo bởi tiếng la hét vừa xẩy ra, chúng ta không còn giờ cho Chúa hay cho anh chị em của mình sống ở ngay bên cạnh nhà chúng ta. Điều này đúng biết bao hôm nay đây! Trong cái cuồng loạn của những gì là ruợt đuổi, của việc chiếm đạt hết mọi sự vào lúc này đây, thì một ai đó bị bỏ quên được coi như là một cái gì đó làm chúng ta cảm thấy khó chịu. Được coi như đáng bị sa thải. Biết bao nhiêu là những vị lão thành, thai nhi, tật nguyền và nghèo khổ bị coi như là đồ vô dụng. Chúng ta chạy theo đường lối của mình một cách vội vàng hấp tấp, không lo âu đến mức độ đang gia tăng về khoảng cách, đó là lòng tham của một thiểu số đang khiến cho cái nghèo của nhiều người khác gia tăng.

    Như một kháng tố chống lại những gì là vội vàng hấp tấp, hôm nay Chúa Giêsu nêu lên cho mỗi người chúng ta những gì là kiên trì. "các con sẽ cứu được sự sống của mình bằng việc các con kiên trì" (câu 19). Kiên trì bao gồm việc tiến tới mỗi ngày bằng ánh mắt gắn chặt vào những gì không qua đi, đó là Chúa và tha nhân. Đó là lý do tại sao kiên trì là một tặng ân của Thiên Chúa, một tặng ân bảo toàn tất cả mọi tặng ân khác của Ngài (cf. SAINT AUGUSTINE, De Dono Perseverantiae, 2.4). Chúng ta hãy đặt vấn đề xem: từng người chúng ta và tất cả chúng ta, với tư cách là Giáo Hội, có biết kiên trì nơi những gì là thiện hảo và đừng lạc hướng về những gì thực sự đáng quan tâm.

    Có một thứ ảo ảnh thứ hai mà Chúa Giêsu muốn cứu chúng ta. Người bảo rằng "Nhiều kẻ sẽ đến nhân danh Thày mà nói 'Ta đây!' Các con chớ có mà theo họ" (câu 8). Đó là khuynh hướng qui kỷ. Kitô hữu, vì chúng ta không tìm kiếm cái ngay bây giờ, mà là cái muôn đời, nên không quan tâm đến cái tôi mà là cái anh. Tức là Kitô hữu không chạy theo bài ca thánh thót theo đột hứng của mình, mà là theo tiếng gọi của tình yêu, theo tiếng của Chúa Giêsu. Làm thể nào để nhận ra tiếng của Chúa Giêsu? "Nhiều người sẽ đến nhân danh Thày", Chúa nói, thế nhưng không được theo họ: mang danh "Kitô hữu" hay "Công giáo" chưa đủ để thuộc về Chúa Giêsu. Chúng ta cần nói cùng một ngôn từ như Chúa Giêsu, ngôn từ yêu thương, ngôn từ của cái anh - the language of the you. Những ai nói ngôn từ của Chúa Giêsu thì không phải là những kẻ xưng tôi mà là những người xuất khỏi bản thân mình. Tuy nhiên, thường ngay cả khi chúng ta làm lành thì việc làm của chúng ta cũng bị chi phối bởi tính chất giả hình về bản thân mình? Tôi làm lành để tôi được coi là người tốt lành; tôi trao tặng để được nhận lại; tôi giúp đáp để tôi có thể làm bạn với một con người quan trọng. Đó là cách thức thứ ngôn từ của bản thân mình nói năng. Tuy nhiên, lời của Chúa lại thôi thúc chúng ta tiến đến một "tình yêu chân thực" (Roma 12:9), để cống hiến cho những ai không thể trả lại cho chúng ta (xem Lk 14:14), để phục vụ người khác mà không tìm đáp trả (xem Luca 6:35). Vậy chúng ta hãy tự hỏi: "Tôi có giúp đỡ ai đó không có gì để đáp trả tôi hay chăng? Là một Kitô hữu, tôi có ít là một người nghèo khổ trong số bạn hữu hay chăng?"

    Người nghèo là thành phần có giá trước nhan Thiên Chúa, vì họ không nói thứ ngôn từ của bản thân mình: họ không tự hỗ trợ lấy bản thân mình, bằng khả năng của họ; họ cần có ai đó cầm lấy tay của họ. Người nghèo nhắc nhở chúng ta cách thức chúng ta cần phải sống Phúc Âm: như những người hành khất vươn lên Chúa. Sự hiện diện của người nghèo làm cho chúng ta hít thở bầu khí trong lành của Phúc Âm, một Phúc Âm chúc phúc cho ai có tinh thần nghèo khó (xem Mathêu 5:3). Thay vì cảm thấy bị gây phiền toái khi họ gõ cửa nhà của chúng ta, thì chúng ta hãy đón nhận tiếng kêu cứu xin giúp đỡ của họ như là một lời hiệu triệu hãy xuất thân, hãy đón nhận họ bằng ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa. Tuyệt vời biết bao nếu người nghèo có được trong cõi lòng của anh chị em vị trí họ có được trong cõi lòng của Thiên Chúa! Đứng chung với người nghèo, phục vụ người nghèo, chúng ta thấy những điều như Chúa Giêsu thấy; chúng ta thấy những gì tồn tại và những gì qua đi.

    Chúng ta hãy trở lại với các vấn nạn đầu tiên của chúng ta. Giữa rất nhiều thực tại áp chót và qua đi, Chúa muốn nhắc nhở chúng ta hôm nay về những gì là tối hậu, những gì sẽ tồn tại muôn đời. Đó là yêu thương, vì "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8). Người nghèo, thành phần van xin tình yêu của chúng ta, dẫn tôi thẳng tới Thiên Chúa. Người nghèo là thành phần làm dễ dàng hóa việc chúng ta tiếp cận với trời cao: đó là lý do tại sao cảm quan đức tin của Dân Chúa đã thấy họ như là những người gác cổng thiên đình. Thậm chí họ còn là kho tàng của chúng ta, kho tàng của Giáo Hội. Vì người nghèo tỏ cho chúng ta thấy những gì là phong phú không bao giờ tàn phai, liên kết trời với đất, những phong phú thực sự là đang sống cho, những phong phú của tình yêu thương.

     

    https://zenit.org/articles/pope-francis-homily-on-world-day-of-the-poor-2/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

     

     

     

    Ngày Thế Giới Người Nghèo 2019

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp

     

    Sau lễ bế mạc Năm Thánh 2016, Lễ Chúa Kitô Vua ngày 20/11/2016, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tông Thư Misericordia et Misera: ĐTC Phanxicô - Tông Thư Misericordia et Misera / Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Khổ (xin bấm vào cái link này để xem lại nếu cần), một văn kiện bao gồm 22 đoạn, nhưng ở đoạn 21 ĐTC đã ngỏ ý muốn thiết lập Ngày Thế Giới Các Người Nghèo vào Chúa Nhật 33 Thường Niên để hướng về Lễ Chúa Kitô Vua CN 34 Thường Niên ngay tuần sau đó, Đấng đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết bằng chính đức bác ái yêu thương của từng người đối với thành phần anh chị em hẹn mọn nhất được Người đồng hóa với chính bản thân Người. 

    Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ 3 được cử hành chính thức vào Chúa Nhật 33 Thường Niên 17/11/2019. Tuy nhiên, ở Tòa Thánh Vatican, việc cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo kéo dài cả 1 tuần bát nhật, từ Chúa Nhật 32 Thường Niên ngày 10/11 đến hết Chúa Nhật 33 Thường Niên ngày 17/11/2019.

    Thứ Sáu Thương Xót (Friday of Mercy) 15/11/2019: ĐTC làm phép Dinh cho Người Nghèo (a palace for the poor). Đây là một biến cố đặc biệt trong những Ngày Thứ Sáu Thương Xót, một ngày đặc biệt trong tuần được ngài bắt đầu từ Năm Thánh Thương Xót 2016, mỗi tháng 1 lần. Dinh cho Người Nghèo này là biến cố đánh dấu Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ 3.

    Vị trí của Dinh cho Người Nghèo là "Dinh cho Thành Phần Thượng Hạng" (Palace of the Best), nơi được xây từ thời thế kỷ 19 và mang tên của gia đình Palazzo Migliori. Tòa Thánh Vatican đã có được cơ sở này từ thập niên 1930, ngay ở bên phải của vòng cung Công Trường Thánh Phêrô. Nơi này đã được bị bỏ trống bởi 1 hội dòng nữ tu, và vì thế ĐTC Phanxicô đã đích thân chỉ định cho ĐHY Konrad Krajewski, vị đặc trách văn phòng phát chẩn của ngài, biến nó thành nơi cho anh chị em vô gia cư và nghèo khổ ở Roma, để họ có chỗ ăn uống, ngủ nghỉ và học hành, với sự phục vụ chăm sóc của Cộng Đồng Sant'Egidio.

    Vị hồng y đặc trách cho biết là nơi trở thành Dinh cho Người Nghèo này có 4 lầuHai lầu trên cùng là phòng ngủ cho khoảng 50 anh chị em, nhưng vào mùa đông hay trời lạnh giá có thể hơn nữa. Phòng ăn ở lầu hai, cho bữa sáng và bữa tối. Nhà bếp cũng được sử dụng để các thiện nguyện viên nấu ăn và phân phối cho những anh chị em vô gia cứ ở các trạm xe lửa. Trong ngày, 2 lầu dưới được sử dụng để anh chị em thiện nguyện dạy sử dụng máy điện toán cho những ai cần, và cũng là nơi để đọc sách, giải trí và tham vấn tâm lý nữa.

    Công ty tái thiết Dinh cho Thành Phần Thượng Hạng này thành Dinh cho Người Nghèo được văn phòng đặc trách phát chẩn khuyến khích thuê mướn nhóm anh chị em homeless, và họ đã rất ngạc nhiên khi thấy thành phần được thuê mướn làm việc rất đàng hoàng tử tế. (Xin xem youtube về biến cố này ở cái link dưới đây:)

    https://youtu.be/OY0nvB04rcw

    Chúa Nhật Chính Ngày Thế Giới Người Nghèo 17/11/2019: ĐTC sẽ dùng bữa trưa chung với 1.500 vị khách nghèo được mời đến từ các giáo phận, nhất là GP Roma. ĐTC sẽ cử hành Thánh Lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô với các vị khách nghèo. Và bữa trưa của Ngày Thế Giới Người Nghèo này, ngay sau Thánh Lễ, sẽ diễn ra ở Sảnh Đường Phaolô VI, nơi sẽ biến thành một phòng ăn với 150 bàn, mỗi bàn 10 người. (Xin xem tiếp Thánh Lễ và Bữa Trưa sau khi biến cố diễn ra vào Chúa Nhật chính ngày).

    2019.11.17 Pranzo con i Poveri

    Pope Francis has lunch with people in need

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFhMhY%2BnxG5axixXgdN5DoW-taPHr3yQw1ekF_mTjdOtBg%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - QUYẾT TRỞ VỀ

  •  
    Hong Nguyen - Nov 6 at 7:10 PM
     


    THỨ 5 – TUẦN 31 THƯỜNG NIÊN C

    Lc 15: 1-10
     

     

    Bài đọcI: Rm 14, 7-12

    Bản văn mà chúng ta sắp suy niệm hôm nay được viết ra trong bối cảnh Phaolô đang nói về "những bất công" cụ thể khiến các Kitô hữu phản kháng nhau.

    Một vài Kitô hữu, dầu ôm ấp đức tin mớ mẻ vào Đức Kitô Cứu Thế, vẫn luôn là phải luôn nắm giữ các đòi buộc cũ theo luật Môsê như : Những ngày chay..kiêng cử thịt rượu…cấm vài loại thực phẩm.

    Một số Kitô hữu khác ( những người mạnh) cho rằng Đức tin làm cho họ được tự do đối với các thực hành tôn giáo này. Người ta có thể đọc đoạn này ở đầu chương này ( Rm 14, 1-7). Và Thánh Phaolô tiếp tục :

    Anh em thân mến, không ai trong anh em được sống cho chính mình và cũng không ai chết cho mình.

    Đây là sự kết án rõ rệt nhất "tính ích kỷ".

    Những "bất đồng" nếu có, những cá biệt hợp pháp ít ra cuối cùng phải được định hướng, nhằm sống "cho mình'. Các giá trị riêng, điều làm cho chúng ta là chính mình, sẽ ở lại trong "hộc", nó không được chia sẻ, đặt làm của chung, hướng về người khác, vì Chúa.

    Nếu chúng ta sống là sống cho Chúa, nếu chúng ta chết là chết cho Chúa.

    Đây là 'nguyên tác" đầu tiên cần nắm giữ hay phát triển sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu có các "quan điểm" trái ngược nhau : chớ gì mỗi người hành động một cách chân thành "để phục vụ một Chúa".

    Vậy dù chúng ta sống hay chết chúng ta đều thuộc về Chúa.

    Chỉ có Chúa, sau cùng, là điểm qui chiếu tuyệt đối. Phaolô không mong những người "bảo thủ" và "cấp tiến" thời ngài chia sẻ cùng một ý kiến. Người đòi hỏi họ, từng người một, theo lương tâm mình. Không phải sự hiệp nhất phải được thể hiện trên mức độ cụ thể này, nhưng trong nỗ lực của mỗi người cố nên " tôi tớ của Thiên Chúa", thuộc về chính Thiên Chúa.

    Xã hội tân tiến, và Hội Thánh, HÔM NAY, hơn cả xã hội thời Thánh Phaolô, được ghi dấu bằng chính đa phức, những đối kháng, những tranh chấp. Người ta thấy rõ các Kitô hữu ngày càng có những ý kiến khác biệt nhau về các vấn đề trần tục, luân lý, tôn giáo, phụng vụ. Lạy Chúa, xin giúp chúng con thuộc về Chúa…để chấp nhận, trên mọi điểm khác, sự căng thẳng đang phân rẽ chúng con.

    Còn ngươi, việc gì mà đoán xét anh em ngươi ? tại sao ngươi khinh miệt anh em ngươi ?

    Đây là "nguyên tắc" thứ hai để nắm giữ và phát triển sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu có những "chọn lựa" trái ngược nhau. Chớ gì mỗi người giữ mình, đừng đoán xét thái độ của người khác. Mỗi người phải có thể quan tâm tới tình yêu và sự kính trọng người khác, để khỏi sợ "là mình" như người ta. lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng xét đoán, đừng khinh thị.

    Chúng ta đều sẽ phải ra trước toà án Chúa.

    Phải, nếu chúng ta không có quyền xét đoán người khác, là vì "sự phán xét" là đặc quyền của một mình Chúa : chúng ta sẽ bị Người phán xét ! Không lên láu cá trước sự bất ngờ này.

    Chính Chúa Giêsu đã mạnh mẽ đòi thái độ này khi Người đòi chúng ta đừng quá nhìn thấy "cái rác trong mắt người lân cận" trong khi chúng ta không thấy "cái xà trong mắt chúng ta".

    Chúa phán rằng : "Mọi đầu gối sẽ phải quỳ lạy Ta"..Vì vậy, mỗi người chúng ta sẽ phải trả lễ về chính mình với Thiên Chúa.

    Không gì hơn những tư tưởng thuộc loại này có thể giúp chúng ta tương đối hoá lập trường quá tuyệt đối của chúng ta.

    Lạy Chúa, con không muốn phải sợ phán quyết của Chúa. Nhưng chớ gì điều đó giúp con ân cần hơn đối với người khác.


    BÀI TIN MỪNG : Lc 15, 1-10

    Các người thu thuế và tội lỗi thường đến gần Đức Giêsu mà nghe Người giảng. Thấy vậy, những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư xầm xì với nhau : " Ông này niềm nở đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng".

    Một trong những định nghĩa về Đức Giêsu : Đó là "Người đón tiếp kẻ tội lỗi".

    Đây là một mạc khải kỳ lạ của Thiên Chúa.

    Người nào trong các ông có trăm con chiên mà bị mất một, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất…

    Tính toán của Thiên Chúa không theo cách thức của ta. chúng ta luôn chú ý đến số lượng. Còn đối với Chúa , "một" cũng có thể ngang bằng"chín mươi chín".

    Mỗi con người đều là giá trị cao quý.

    Sự tôn trọng của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta thật là kỳ diệu !

    Lạy Chúa, Chúa có mang đến cho chúng con một tình yêu "cá vị" biết bao !

    Nhờ tư tưởng, con nhắc gọi trong tâm hồn con. Những tên tuổi của biết bao người con mới gặp gỡ, như Ông T..bà X..cô Y…Em bé trai này…em bé gái kia.

    Mỗi người trong họ đều được Chúa yêu thương.

    Để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất.

    Con chiên lạc đó ! tôi tìm coi ! rõ ràng, nó đã trốn đi, đã bị lạc mất. Nhưng trong tư tưởng của người mục tử, ông luôn nghĩ đến nó. Không có gì đáng kể hơn nó.

    Chúng ta có một Thiên Chúa như thế đó ! một Thiên Chúa luôn tiếp tục nghĩ đến những kẻ lìa bỏ Người. Một Thiên Chúa thương yêu những kẻ không yêu mến Người. Một Thiên Chúa đi kiếm tìm "những đứa con tản mác".

    Con chiên đã khiến Thiên Chúa phải băn khoăn lo lắng ! liệu tôi có mang thân phận con chiên đó không ?

    Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai.

    Ta gặp lại một "hình tượng' tuyệt đạp : hãy dừng lại lâu hơn để chiêm ngắm.

    Một người, một người chăn chiên sung sướng tươi cười, hớn hở nhảy mừng, reo vui. Chính Thiên Chúa được trình bày cho ta như thế đó 1

    Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói : 

    "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên của tôi, con chiên bị mất đó".

    Thiên Chúa nói : Anh em cũng hãy chia vui với tôi.

    "Niềm vui của Thiên Chúa', chính là gặp lại được con cái mình đã mất.

    Tôi nói cho các ông hay : Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người không cần sám hối ăn năn.

    Trên trời, vui mừng biết bao !

    Thiên Chúa nói : Ai muốn đến chia vui với tôi.

    Chỉ một người tội lỗi hối cải ! Tôi có nghe rõ không ?

    Chỉ một người tội lỗi hối cải ! một người thôi ! cũng giữ một tầm quan trọng quá mức đối với Thiên Chúa. Không gì có vẻ đáng kể hơn "người đó".

    Và Chúa không hài lòng ngóng đợi con chiên lạc trở về sao ? Chúa đã ra đi kiếm tìm nó. Phần con thì sao ? con có luôn quan tâm thao thức quan tâm tới việc cứu rỗi con người như Chúa không ? con có một tâm hồn như Chúa, Vị thừa Sai, được sai giử đi khắp nơi, để cứu vớt những gì đã hư mất ?

    Hoặc người phụ nữa nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được đó sao ?

    Chỉ mình Luca tường thuật cho ta dụ ngôn liên hệ đến "phái nữ" trên đây, nhấn mạnh thêm cùng một ý nghĩa, với một hình ảnh khác.

    " Thắp đèn"…"Quét nhà"…"Moi móc tìm kiếm"..

    Tôi cũng là một tội nhân như mọi người tội lỗi khác,tôi đáng được hưởng nhờ tình yêu đó.
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -NGƯỜI NGOẠI BIẾT CÁM ƠN CHÚA

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Nov 12 at 6:00 PM
     
     

    Thứ Tư CN32TN-C

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

    BỆNH PHONG CÙI TÂM HỒN CỦA TÔI

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 6, 2-12

    "Hỡi các vua chúa, hãy lắng nghe và học biết sự khôn ngoan".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Hỡi các vua chúa, hãy nghe và hãy hiểu. Hỡi các thủ lãnh trần gian, hãy học biết. Hỡi các vị lãnh đạo quần chúng, các ngươi kiêu hãnh, vì dân các ngươi đông đảo, xin lắng nghe: Quyền bính của các ngươi là do Chúa ban, và uy lực của các ngươi cũng do Ðấng Tối Cao. Người sẽ chất vấn mọi hành động và kiểm soát những tư tưởng các ngươi. Vì nếu các ngươi là những quản lý nước Chúa mà không xét xử công minh, không giữ luật công bình, không sống theo thánh ý Thiên Chúa, thì Người sẽ xuất hiện trên các ngươi cách kinh hoàng mau lẹ. Vì đối với những kẻ cầm quyền, Người sẽ xét xử nghiêm nhặt. Ðối với những kẻ thấp hèn, thì Người sẽ thương xót, còn những người quyền thế, Người sẽ lấy quyền thế mà trừng trị. Thiên Chúa không lùi bước trước mặt ai, chẳng sợ chức bậc nào, vì kẻ hèn người sang đều do chính Người tác tạo, và Người săn sóc tất cả đồng đều. Nhưng Người sẽ xét xử nghiêm nhặt hạng quyền thế. Vậy hỡi các vua chúa, đây là lời ta nói với các ngươi, để các ngươi học biết sự khôn ngoan và khỏi sa ngã. Vì chưng, những ai kính cẩn nắm giữ những điều công chính, sẽ nên người công chính, và những ai học hỏi các điều này, sẽ biết cách trả lời. Vậy các ngươi hãy say mến lời ta, thì các ngươi sẽ được giáo huấn.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 81, 3-4. 6-7

    Ðáp: Ôi Thiên Chúa, xin Chúa đứng lên xét xử địa cầu (c. 8a).

    Xướng: 1) Hãy bầu chữa kẻ bị ức và người phận nhỏ; hãy bênh vực quyền lợi người khốn khó và kẻ cơ hàn. Hãy cứu chữa người bị áp bức và kẻ bần cùng; hãy giải thoát họ khỏi bàn tay đứa ác. - Ðáp.

    2) Ta đã nói: các ngươi là những bậc chúa tể, và hết thảy các ngươi là con Ðấng Tối Cao. Tuy nhiên, cũng như người ta, các ngươi sẽ chết, cũng như một quân vương nào đó, các ngươi sẽ té nhào. - Ðáp.


    Alleluia: 1 Tx 2, 13

    Alleluia, alleluia! - Anh em hãy đón nhận lời Chúa, không phải như lời của loài người, mà là như lời của Thiên Chúa và đích thực là thế. - Alleluia.

    Phúc Âm: Lc 17, 11-19

    "Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

    Ðó là lời Chúa.


     

    Suy Nghiệm Lời Chúa

    NGƯỜI NGOẠI ĐẠO BIẾT CÁM ƠN CHÚA - CÒN TÔI?

     

    Vô ơn là thái độ lạm dụng Thiên Chúa và coi Ngài như một phương tiện sử dụng của mình hơn là cùng đích nhắm đến

     

    Hôm nay, Thứ Tư Tuần XXXII Thường Niên, Bài Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cuộc hành trình lên Giêrusalem của Người, một cuộc hành trình đã đi tới chỗ "Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa".

    Th
    ật vậy, cuộc hành trình Giêrusalem của Chúa Giêsu, theo bài Phúc Âm hôm nay ghi nhận, thì kể như mới rời khỏi miền bắc nước Do Thái là Xứ Galilêa, và bắt đầu vượt qua "biên giới" giữa hai miền trung bắc mà vào miền trung của nước này là Samaria. Bởi vì, cũng theo bài Phúc Âm này, Người đã chữa lành cho 10 nạn nhân phong cùi, trong đó có một "là người xứ Samaria". 
     
     
    Vậy thì 9 người kia có thể toàn là người Do Thái chính gốc, một là họ vốn thuộc về dân cư ở Samaria, chung đụng với thành phần Do Thái vẫn bị những người Do Thái chính cống coi là thứ ngoại lai nhơ nhớp đáng xa tránh, hai là ở Galilêa hoặc Giuđêa nhưng một mình đến cư ngụ ở Samaria để xa tránh gia đình bởi thân phận bị cùi hủi của mình. Có thể vì thế mà họ đã tập trung ở cùng một chỗ với nhau như bài Phúc Âm cho biết: "vào một làng kia", hoàn toàn bị cách ly với xã hội lành mạnh bên ngoài.
     
     
    Thế nhưng, họ đâu có ngờ rằng, ở một nơi xa vắng cách ly như vậy, một thế giới của những con người bị bỏ rơi, bị kinh sợ, như ma quái ấy, một ngày kia, bất ngờ, họ lại được gặp một vị cứu tinh là Chúa Giêsu, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: 'Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi'".
     
     
    Đúng vậy, biết thân biết phận, 10 nạn nhân bị phong cùi đáng thương này "đứng ở đàng xa", chứ không dám đến gần ai. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao từ xa mà họ biết được nhân vật mà hình như họ chưa bao giờ gặp, nhưng lại là vị dường như họ hằng mong chờ ấy là "Chúa Giêsu", Đấng duy nhất có thể cứu họ chứ? 
     
    Không biết có bao giờ Chúa Giêsu đã đến chỗ này hay chưa? Hay là có một ai đó trong họ đã biết Người trước khi đến làng cùi này? Hoặc họ được ai đó ngay lúc bấy giờ liều lĩnh đến báo cho họ biết có sự hiện diện của Chúa Giêsu? Có thể là họ đã nghe tin đồn về Người từ dân làng chung quanh hay chăng, hoặc từ chính những người thân nhân nào đó trong họ đến thăm họ? v.v.
     
    Chỉ biết rằng, Chúa Giêsu không thể không động lòng thương họ khi thấy được hoàn cảnh hết sức đáng thương như thế. Bởi vậy, Người đã đáp ứng lời họ kêu lên cùng Người "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi", bằng lời truyền "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Và thành phần nạn nhân phong cùi không trực tiếp xin Người chữa lành cho mà chỉ gián tiếp xin Người chữa lành nếu Người "thương xót" họđã đồng thanh tin tưởng tuân hành và được chữa lành như bài Phúc Âm cho thấy: "Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch".
     
     
    Tuy nhiên, sự vụ không chấm dứt ở chỗ này. Sau đó, Phúc Âm tiếp tục cho biết rằng: "Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: 'Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này'. Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: 'Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi'".
     
     
    Trong đời sống đạo cũng thế, khi chúng ta gặp gian nan khốn khó, tai ương hoạn nạn, đớn đau khổ sở v.v. chúng ta rất mau mắn chạy đến cầu xin cùng Chúa cho chúng ta chóng thoát khỏi những thứ bất hạnh vô phúc ấy. Thậm chí khấn hứa với Ngài điều này điều nọ. Như đã từng xẩy ra trong cuộc vượt biển của thuyền nhân Việt Nam ở thập niên 1980 đang trong cơn nguy tử. Có những lúc chúng ta cầu được ước thấy, để rồi sau khi thoát nạn rồi, chúng ta chẳng giữ lời khấn nguyện gì cả, trái lại, còn lợi dụng xã hội tư do văn minh mà sống một cách vô thần duy vật nữa, như thực tế phũ phàng cho thấy trong cộng đồng Người Việt hải ngoại chúng ta.
     
     
    Trường hợp của 9 nạn nhân phong cùi được khỏi nhưng vô ơn như thế, hay của những ai được ơn mà vô ơn, thì họ coi Thiên Chúa chỉ là phương tiện cứu độ, như cái phao bám víu trong lúc khẩn cấp vậy thôi, để rồi sau khi tai qua nạn khỏi, họ vứt Ngài đi như vứt bỏ một thứ không còn giá trị gì nữa, hoàn toàn vô dụng, như thể không bao giờ họ gặp gian nan khốn khó như vậy hay hơn vậy nữa. 
     
     
    Nếu ai có thái độ không coi Thiên Chúa như cùng đích của mình như người phong cùi Samaritanô trở về tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa là Đấng đã chữa lành cho mình, thì hãy coi chừng họ sẽ được ứng nghiệm những gì Chúa Giêsu đã nghiêm khắc cảnh báo với nạn nhân bất toại 38 năm được Người chữa lành sau đây: "Hãy nhớ nhé, giờ đây anh đã được khỏi rồi đó. Đừng phạm tội nữa kẻo anh sẽ trở nên tệ hại hơn đó" (Gioan 5:14). 

    Về thành phần 9 người phong cùi được chữa lành mà lại coi thường Đấng đã chữa mình thì chẳng khác gì coi những gì mình muốn là nhất, và lợi lộc của mình là cùng đích, còn Thiên Chúa chỉ là thứ yếu, là phương tiện, nghĩa là họ coi mình hơn Thiên Chúa, coi Ngài như đầy tớ của mình, là bầy tôi phải phục vụ họ là chủ nhân ông, là thành phần lãnh đạo, nắm trong tay quyền bính, không cần biết ơn bề dưới, thì Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay đã vừa cảnh báo vừa nhắn nhủ họ như sau:

    "Đối với những kẻ cầm quyền, Người sẽ xét xử nghiêm nhặt. Ðối với những kẻ thấp hèn, thì Người sẽ thương xót, còn những người quyền thế, Người sẽ lấy quyền thế mà trừng trị. Thiên Chúa không lùi bước trước mặt ai, chẳng sợ chức bậc nào, vì kẻ hèn người sang đều do chính Người tác tạo, và Người săn sóc tất cả đồng đều. Nhưng Người sẽ xét xử nghiêm nhặt hạng quyền thế. Vậy hỡi các vua chúa, đây là lời ta nói với các ngươi, để các ngươi học biết sự khôn ngoan và khỏi sa ngã. Vì chưng, những ai kính cẩn nắm giữ những điều công chính, sẽ nên người công chính, và những ai học hỏi các điều này, sẽ biết cách trả lời. Vậy các ngươi hãy say mến lời ta, thì các ngươi sẽ được giáo huấn.

     

    Nếu Bài Đọc 1 hôm nay liên quan đến 9 người cùi vô ơn, thì Bài Đáp Ca (trích Thánh Vịnh 81) hôm nay liên quan đến người cùi biết ơn, như sau:

    1) Hãy bầu chữa kẻ bị ức và người phận nhỏ; hãy bênh vực quyền lợi người khốn khó và kẻ cơ hàn. Hãy cứu chữa người bị áp bức và kẻ bần cùng; hãy giải thoát họ khỏi bàn tay đứa ác.

    2) Ta đã nói: các ngươi là những bậc chúa tể, và hết thảy các ngươi là con Ðấng Tối Cao. Tuy nhiên, cũng như người ta, các ngươi sẽ chết, cũng như một quân vương nào đó, các ngươi sẽ té nhào.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIIL-4.mp3  

     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THỨ HAI CN31TN-C

    • Tinh Cao
    • Thứ Hai CN31TN-C

 CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

  •  Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 11, 29-36Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa! Sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa? Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người? Hay ai đã cho Người trước để Người sẽ trả lại sau? Vì mọi sự đều do Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen. Ðáp: Lạy Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương, xin nhậm lời con (c. 14cd).2) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù. - Ðáp. Alleluia, alleluia! - Các ngươi hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. - Alleluia.Phúc Âm: Lc 14, 12-14Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.Ðó là lời Chúa.
      

     




    Đúng thế, giáo huấn của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay về việc mời khách dự tiệc một cách bác ái yêu thương này là một giáo huấn phản ảnh của lòng thương xót Chúa, Đấng đã yêu thương hết mọi người và từng người, cả dân Do Thái lẫn dân ngoại, tùy theo cách thức của Ngài, như được Thánh Phaolô cảm nhận và xác tín trong Thư gửi giáo đoàn Roma ở Bài Đọc 1 hôm nay:

    "Anh em thân mến, Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi ai, thì Người không hề hối tiếc. Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót, cũng thế, nay họ không tin, vì thấy Chúa thương xót anh em, để họ cũng được thương xót. Thiên Chúa đã để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin, để Chúa thương xót hết mọi người".

    Bởi vậy, càng bần cùng khốn khổ, càng gian nan thử thách, càng phải tin vào lòng thương xót Chúa hơn bao giờ hết và hơn ai hết, vì Ngài muốn lợi dụng trường hợp của chúng ta để tỏ lòng thương xót của Ngài, và đó là lý do câu họa của Bài Đáp Ca hôm nay mới thân thưa với Ngài rằng: "Lạy Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương, xin nhậm lời con", một Bài Đáp Ca, được trích từ Thánh Vịnh 68, đã chất chứa những tâm tình của những tâm hồn lâm vào hoàn cảnh chỉ còn biết tin tưởng cậy trông vào lòng thương xót Chúa mà thôi:
    2) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.

  • TN.XXXIL-2.mp3  
  • Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 
  • 3) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, tại đây người ta cư ngụ và chiếm quyền sở hữu. Con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư.
  • Nghĩa là, theo tinh thần của lời Chúa này: 1- việc làm yêu thương bác ái không bao giờ qua đi, sẽ vĩnh viễn tồn tại (được ám chỉ ở chữ "sống lại"); 2- việc yêu thương trọn hảo mới làm cho con người nên "công chính"; 3- việc bác ái yêu thương mới làm cho con người phản ảnh Thiên Chúa (một tình trạng liên hệ với ý nghĩa "được đền ơn").
  • Tại sao làm ơn hay yêu thương mà không cần đền ơn hay đáp trả như thế? - Ở cuối bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã hướng thượng chúng ta về đời sau như thế này: "vì chưng, khi những người công chính sống lại, ông sẽ được đền ơn". 
  • 2- Sau nữa, chúng ta có làm gì cho ai, dù cho người thân yêu hay xa lạ, chúng ta cũng đừng làm chỉ vì mình, ở chỗ để được đền đáp xứng đáng, hơn là chỉ vì yêu thương họ, cho dù họ "không có gì đền ơn".
  • 1- Trước hết, đừng quên những con người xa lạ khác, nhất là những người anh chị em hèn mọn nhất trong xã hội đáng thương, cần thương yêu, ưu đãi và giúp đỡ hơn ai hết; 
  •  Ở đây chắc hẳn Chúa Giêsu không cố ý nói rằng chúng ta chẳng bao giờ mời thân nhân và thân hữu đến dự bữa khoản đãi của chúng ta nhân một dịp nào đó, như chúng ta theo khuynh hướng tự nhiên vẫn làm và luôn làm, mà chỉ khuyên chúng ta rằng dầu sao chúng ta cũng: 
  • "Khi ấy, Chúa Giêsu nói với thủ lãnh các người biệt phái đã mời Người rằng: 'Khi ông dọn tiệc trưa hay tiệc tối, ông chớ mời các bạn hữu, anh em, bà con và những người láng giềng giàu có, kẻo chính họ sẽ mời lại ông mà trả ơn cho ông. Nhưng khi ông dọn tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt và đui mù, thì ông sẽ được phúc, bởi họ không có gì đền ơn cho ông: vì chưng, khi những người công chính sống lại, ông sẽ được đền ơn'".
  • Nếu trong bài Phúc Âm cho Thứ Bảy tuần vừa rồi huấn dụ của Chúa Giêsu liên quan đến thái độ của khách được mời đến dự tiệc, thì ở bài Phúc Âm hôm nay huấn dụ của Người liên quan đến người mời khách là chính vị gia chủ đã mời Người:
  • Bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên hôm nay là bài Phúc Âm tiếp theo hai bài Phúc Âm cuối tuần trước, vì cùng ở trong một bối cảnh của một bữa ăn diễn ra tại nhà của một trong những lãnh đạo viên của thành phần biệt phái.
  • sự sống bao gồm 
  • Chia sẻ suy niệm
  • Khi ấy, Chúa Giêsu nói với thủ lãnh các người biệt phái đã mời Người rằng: "Khi ông dọn tiệc trưa hay tiệc tối, ông chớ mời các bạn hữu, anh em, bà con và những người láng giềng giàu có, kẻo chính họ sẽ mời lại ông mà trả ơn cho ông. Nhưng khi ông dọn tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt và đui mù, thì ông sẽ được phúc, bởi họ không có gì đền ơn cho ông: vì chưng, khi những người công chính sống lại, ông sẽ được đền ơn".
  • "Ông chớ mời các bạn hữu, nhưng hãy mời những người nghèo khó và tàn tật".
  •  
  • Alleluia: Mt 11, 29ab
  • 3) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, tại đây người ta cư ngụ và chiếm quyền sở hữu. Con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư. - Ðáp.
  • Xướng: 1) Phần con, con đau khổ cơ hàn; lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.
  • Ðáp Ca: Tv 68, 30-31. 33-34. 36-37
  • Ðó là lời Chúa.
  • Anh em thân mến, Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi ai, thì Người không hề hối tiếc. Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót, cũng thế, nay họ không tin, vì thấy Chúa thương xót anh em, để họ cũng được thương xót. Thiên Chúa đã để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin, để Chúa thương xót hết mọi người.
  • "Thiên Chúa đã để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin, để Chúa thương xót hết mọi người".
  •  
  •  1) Phần con, con đau khổ cơ hàn; lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân.
  •  
  • To:TDCTT Cao Tinh
  • Nov 3 at 5:56 PM