14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -HUỆ MINH- CN6PS-A


  • HỒNG NGUYỄN
    Sat, May 16 at 2:10 PM
     
     


    SUY NIỆM CHÚA PHỤC SINH – NĂM A

    LỬA TÌNH YÊU


     


    LỜI CHÚA: Ga 14:15-21

    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

       Với bối cảnh chia ly, các môn đệ cảm thấy đau lòng bởi cuộc chia cách. Các ông tự hỏi là làm thế nào các ông có thể tiếp tục sống với Chúa Giêsu nếu Người ra đi. Chúa Giêsu hứa là Người sẽ không bỏ các môn đệ một mình, không người che chở, không ai hướng dẫn. Người loan báo có một sự trợ giúp khác sẽ đến, đó là Thần Khí sự thạt (14,15-17) và chính Người cũng sẽ đến (14,18-21).
     
    Người tuyên bố rằng tất cả những giáo huấn Người đã ban cho các ông từ trước đến nay sẽ không bị lỗi thời, nhưng vẫn có giá trị mãi mãi. Chỉ người nào gắn bó với các giới răn của Người mới có thể nhận được Thần Khí và mở ra với tình yêu của Chúa Giêsu và của Chúa Cha.

                Chúa Giêsu hứa sai một Đấng Bầu chữa. Danh xưng lạ lùng này, vốn không có trong cách dùng thông thường của ngôn ngữ chúng ta, là chữ phiên dịch từ một kiểu nói Hy lạp có nghĩa được kêu tới bên cạnh…”; các tiếng đồng nghĩa với nó có thể là: người trợ giúp, trạng sư, kẻ nâng đỡ… Khi Chúa Giêsu nói đến một vị Bầu chữa khác, ta có thể nghĩ rằng chính Người là Đấng Bầu chữa đầu tiên là Vị rồi đây được sai đến với các sứ đồ sẽ làm cho họ hiểu hơn về Người; Ngài sẽ là kẻ mặc khải, bảo vệ Chúa Kitô trong tâm hồn người tín hữu chống lại các cơn cám dỗ và bách hại của thế gian.

                Ta thấy Thánh Thần là hồng ân được ban cho chúng ta như hoa quả mà Chúa Kitô thâu lượm được nhờ cuộc Tử nạn của Người. Chính khi làm cho chúng ta đồng hóa với Chúa Kitô mà Thánh Thần đặt trong chúng ta tâm tình con thảo mà Chúa Cha mong đợi nơi chúng ta. Như thánh Phêrô nói: “Tất cả những ai được Thần khí tác sinh, đều là con cái Thiên Chúa”.

                Chính vì Tình Yêu nên Ba Ngôi đã hiệp nhất nên Một Thiên Chúa, đó là mầu nhiệm Ba Ngôi cực thánh. Một Chúa Ba Ngôi đã thể hiện rõ ràng trong Ngôi Lời nhập thể ở tất cả những hoạt động cũng như lời giảng dạy của Người. Điều đó cho thấy Chúa Thánh Thần vẫn luôn luôn hiệp cùng Chúa Cha ở trong Chúa Con vậy. Ngay từ trong Cựu Ước, Chúa Thánh Thần đã là “Lời và Hơi Thở của Thiên Chúa là nguồn gốc của sự hiện hữu và sự sống mọi thụ tạo.” (Tv 33, 6; 104, 30; St 1, 2; 2, 7; Gv 3, 20-21; Xh 37, 10).

                Đến với Tân Ước thì Đức Ki-tô luôn dạy dỗ môn đệ về Thần Khí Sự Thật. Không những chỉ là Lời giảng dạy, mà chính Chúa Giêsu cũng chịu sự tác động mãnh liệt của Thần Khi (khi Người sinh ra tại hang đá Bê-lem, khi Người chịu phép rửa trên sông Giođan, khi Người được Thàn Khí dẫn vào hoang địa để chịu quỷ cám dỗ, khi Người biến hình trên núi Tabo, khi cầu nguyện kể cả khi Người tử nạn trên Gôngôtha).

                Quả vậy, không phải anh em đã nhận lấy Thần khí của hàng nô lệ để mà phải sợ hãi; nhưng anh em đã nhận lấy Thần khí của hàng nghĩa tử làm cho chúng ta thốt lên: Abba, Cha! Chính Thần khí chứng thực cho thần hồn ta rằng: ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8, 14- 16). “Ta sẽ không để các con mồ côi. Ta sẽ trở lại với các con”. Chúa Giêsu đã đến làm cho chúng ta thành nghĩa tử của Cha Người. Người đã đến bằng con đường nhập thể để thực hiện kế hoạch tình yêu đó.

                Thiên Chúa luôn đi bước trước, yêu thương con người trước và khi con người tuân giữ luật Chúa, họ chứng tỏ họ đã đón nhận, muốn triển nở tình yêu, thăng hoa tình yêu nơi bản thân của mình và trân trọng tình yêu ấy, do đó, họ tuân giữ những điều Chúa dạy để tình yêu của Chúa không bị ứ đọng mà tình yêu của Chúa được lan tỏa đến với mọi người. Chúa Giêsu hiểu giá trị của Lời Ngài, Lời ban sự sống, cứu độ và dẫn đưa con người tới hạnh phúc.

                Tuy vậy, Lời của Chúa không thể sinh hoa kết quả nếu con người chỉ nói trên đầu môi chóp lưỡi, nói cách suông, ơ hờ, hời hợt, nhưng những điều Chúa nói cần phải đem ra thực hành với lòng yêu mến. Xưa, Chúa đã trấn an các môn đệ : “Đừng xao xuyến, đừng lo âu”. Ngài ra đi về cùng Chúa Cha nhưng ngài sẽ xin Chúa Cha sai Đấng phù trợ đến. Thánh Thần sẽ hiện diện để hướng dẫn, soi đường chỉ lối cho các môn đệ, cho mọi người. Ngày nay, Chúa cũng nhắc nhở chúng ta : “Nếu chúng ta yêu mến Chúa thì phải tuân giữ giới răn của Chúa”.

                Tất cả lề luật chỉ tóm gọn trong hai điều : “mến Chúa và yêu tha nhân” (Mt 22, 40). Đây là điều chính yếu. Bởi vì đó là chân lý. Chúa đã xin Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến để gìn giữ Giáo Hội đi trong sự thật. Chỉ khi nào chúng ta tuân giữ giới răn Chúa, thực hành những điều Ngài dạy với lòng yêu mến.Chúng ta mới được hưởng dồi dào ân sủng, bình an và sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa nơi tâm hồn và nơi cuộc sống trần thế này.           

                “Ai yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu mến”. Chúng ta gặp lại ở đây, dưới hình thức rõ ràng và đánh động hơn, một trong những chân lý cơ bản thường năng được trình bày trong Tân ước. Tương quan giữa chúng ta với Chúa Giêsu cấu tạo nên tương quan với Chúa Cha. Vâng giữ lệnh truyền của Chúa Giêsu là vâng phục Chúa Cha; cầu nguyện với Chúa Giêsu là cầu nguyện với Chúa Cha; ca tụng Chúa Giêsu, tức nhìn nhận thực thể của Người trong niềm thán phục và vui mừng, là phó thác vào Chúa Cha.”Các con sẽ phải khốn quẫn, nhưng hãy vững lòng! Ta đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).

                Yêu mến… thì sẽ thực thi… phải luôn gắn liền với nhau. Yêu mến Chúa Giêsu thì hẳn phải thực thi lệnh truyền của Ngài, mà lệnh truyền đó đã được Chúa Giêsu gói trọn trong hai giới răn: “Mến Chúa và yêu người”. Yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em đồng loại là hai mặt của một tình yêu. Thánh Gioan đã nói rất rõ: “Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).

                Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ là phải yêu và thực hành tình yêu đó cách chân thật, vô vị lợi, dán chấp nhận hy sinh vì người mình yêu. Tình yêu đó được chính Đức Giêsu đã hành động, đi qua và Ngài đưa ra lời mời gọi: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34). Yêu như chính thầy là gì, nếu không phải là một tình yêu tự hủy, khiêm tốn, phục vụ và hiến dâng mạng sống vì người mình yêu.

                Và Lời Chúa ngày hôm nay dạy chúng ta hãy yêu mến Chúa Giêsu để được ban Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, được Chúa Cha và Chúa Giê-su yêu thương và được Chúa Giê-su tỏ mình ra. Yêu mến Chúa Giêsu không phải bằng tình cảm ủy mị, ướt át mà bằng những việc làm cụ thể là tuân giữ các giới răn, thực thi các lệnh truyền của Người.


    Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -TĨNH CAO- CN6PS-A

  •  
    TĨNH CAO
    Sat, May 16 at 2:56 AM
     
     
    Chúa Nhật VI Phục Sinh A  
     
     

     TIN MỪNG GIOAN 14, 15-21

    BỮA TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Cv 8, 5-8. 14-17

    "Các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc sứ Samaria, rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cũng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm. Quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó cả thành được vui mừng khôn tả.

    Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 65, 1-3a. 4-5. 6-7a. 16 và 20

    Ðáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! (c. 1)

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! Hãy ca ngợi vinh quang danh Người; hãy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa! - Ðáp.

    2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! - Ðáp.

    3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng, Người thống trị tới muôn đời. - Ðáp.

    4) Phàm ai tôn sợ Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Ðấng không hất hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Pr 3, 15-18

    "Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

    Anh em thân mến, anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác. Vì Ðức Kitô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Ðấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Ga 14, 23

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 14, 15-21

    "Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Tôi Ăn-Nhai và Nuốt Lời Chúa

    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

     

    Nếu Tuần V Phục Sinh, đề tài "sự sống" được phản ảnh nơi các bài Phúc Âm về mối liên hệ thần linh giữa Thày trò với nhau cũng như giữa các trò với nhau, thì Tuần VI Phục Sinh này liên quan đến nguyên lý hiệp thông thần linh đó là Thánh Linh, Đấng được Giáo Hội bắt đầu hướng về ngay từ Tuần VI này, Đấng sẽ được Chúa Kitô Thăng Thiên, vào thời điểm 10 ngày trước biến cố Thánh Thần Hiện Xuống, nghĩa là vào Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh này, Đấng được Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người ấy, để từ Cha sai đến với Giáo Hội của Người. Và đó là lý do chúng ta thấy bài Phúc Âm hôm nay, cũng như các bài Phúc Âm trong tuần VI Phục Sinh này đều về Thánh Thần.

    Thật vậy, bài Phúc Âm mở màn cho Tuần Vi Phục Sinh Chúa Nhật IV Năm A này đã cho các tông đồ thấy trước được một "Đấng Phù Trợ khác để ở cùng các con luôn mãi". Không biết bấy giờ các vị có hiểu được Thày của các vị muốn nói gì hay chăng. Không thấy các vị dồn dập hỏi Người, như phần đầu của bài Phúc Âm cùng đoạn 14 này, bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Tuần V Phục Sinh Năm A, liên quan đến vấn đề "Thày đi dọn chỗ cho các con", như đến ý nghĩa của "con đường" (vấn đề của Tông đồ Toma), cũng như đến "Cha" (vấn đề của Tông đồ Philip).

    Trong lời tiên báo "Thày đi để dọn chỗ cho các con", Chúa Giêsu còn hứa rằng "Thày sẽ trở lại", còn trong câu tiên báo về "Đấng Phù Trợ khác" ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Người lại nói rằng "để Ngài ở với các con luôn mãi". Nghĩa là chính vì Người sẽ bỏ các tông đồ mà đi luôn, không trở lại với các vị nữa, mới có một vị được Người gọi là "Đấng Phù Trợ khác": trạng từ "khác" đây bao gồm ít là 2 ý nghĩa: "Đấng Phù Trợ" ấy không phải là chính Người, nhưng lại đóng vai trò như Người đã từng là "Đấng Phù Trợ" các vị cho tới khi Người phải rời bỏ họ mà về cùng Cha là Đấng đã sai Người.

    Có lẽ các tông đồ không sôi nổi thắc mắc dường như ngơ ngác làm sao ấy ở trong bài Phúc Âm Thứ V Phục Sinh Năm A tuần trước, như bài Phúc Âm Thứ VI Phục Sinh Năm A tuần này, là vì tiếp sau đó các vị đã được nghe Thày của các vị trấn an các vị như sau: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con". Tuy nhiên, Người sẽ không đến với các vị bằng xương bằng thịt như chính lúc Người đang nói với các vị lúc bấy giờ nữa. Mà là nơi "Đấng Phụ Trợ khác" Người gửi đến cho các vị, Đấng thay Người, đúng hơn cùng Người "sẽ ở nơi các con và ở trong các con" như "các con biết Ngài".

    "Đấng Phù Trợ khác" này là Đấng chỉ được ban cho các vị là thành phần môn đệ được Người tuyển chọn làm tông đồ của Người để sau này được Người sai đi làm chứng về Người thôi, thành phần nhờ đó "không thuộc về thế gian" (Gioan 15:19), bằng không, một khi các vị vẫn còn thuộc về thế gian, các vị sẽ chẳng khác gì thế gian, cũng suy nghĩ, phán đoán, chọn lựa, phát ngôn, tác hành và phản ứng theo xác thịt, mà "cái gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" (Gioan 3:6), và chính vì thế mà "thế gian không thể đón nhận" được Đấng "Thày ban cho các con" là "Đấng Phù Trợ khác", và cũng chính vì thế mà "thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài".

    Và cũng chính vì các vị có "Đấng Phù Trợ khác.... ở với luôn mãi" như thế mà trong khi "thế gian sẽ không còn thấy Thày", các vị vẫn cứ tiếp tục thấy Thày, dù Thày đã ra đi "dọn chỗ cho" các vị, hay đã về cùng Cha, họ không còn thấy Người nữa, nhưng Người vẫn đang hiện diện với các vị, một cách còn sâu xa và linh thiêng thực tại hơn bao giờ hết. Nghĩa là bấy giờ, các vị không còn thấy Người bằng con mắt xác thịt của thế gian nữa, mà bằng cảm nghiệm thần linh của đức tin, dưới tác động của "Đấng Phù Trợ khác" trong các vị. Ở chỗ, "Thày sống và các con cũng sẽ sống", nghĩa là họ sống chính sự sống của Thày và sống sự sống với Thày, như "Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con".

    Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Sách Tông Vụ cho chúng ta thấy, sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha của Người trên Trờiđể sai Thánh Thần xuống trên các vị tông đồ và từng vị tông đồ, nhờ đó "Thày ở trong các con", để "Thày sống và các con cũng sẽ sống", đến độ, nhờ đó, các ngài có thể thông truyền Thánh Thần cho những ai tin vào Chúa Kitô sau khi lãnh nhận Phép Rửa:

    "Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần".

    Trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô cho thấy những lời khuyên của vị trưởng tông đồ đoàn này, cho Kitô hữu Do Thái mà ngài muốn nhắn nhủ, đã hoàn toàn phản ảnh đời sống chứng nhân tông đồ của ngài, bởi ngài hoàn toàn tin tưởng cậy trông vào Đấng đã chọn ngài làm vị mục tử đầu tiên thay Người chăn dắt đoàn chiên của Người, bất chấp mọi gian nan khốn khó, cho đến khi "Thày ở đâu" ngài "cũng ở đó" (Gioan 14:3). Nghĩa là ngài đã sống thế nào thì khuyên đàn chiên Kitô hữu Do Thái của mình cũng sống tin tưởng và kiên trì cho đến cùng như vậy:

    "Anh em thân mến, anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác".

    Đời sống của một Kitô hữu chứng nhân trung thực và sống động là sản phẩm của ân sủng, chứ tự họ vừa bất xứng vừa bất khả. Điển hình nhất là trường hợp của Thánh Phêrô trước và sau Chúa Kitô Phục Sinh, một người môn đệ lãnh đạo và được Thày tin tưởng nhưng lại quay ra trắng trợn chối bỏ Người, thế mà ngài đã được biến đổi để thực sự trở nên chứng cớ hùng hồn về ân sủng chữa lành và cứu độ, cho cả bản thân lẫn tha nhân. Thánh Vịnh 65 trong Bài Đáp Ca hôm nay là tâm tình hân hoan ngợi khen Thiên Chúa của những ai được ơn Chúa, nhận ra Chúa và làm tông đồ cho Chúa. 

    1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! Hãy ca ngợi vinh quang danh Người; hãy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa!

    2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta!

    3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng, Người thống trị tới muôn đời.

    4) Phàm ai tôn sợ Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Ðấng không hất hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.VI-A.mp3  

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHoFz91_rH2uxbD%3DkvuCUbCw2tEv7BXE_N-rjCtL2dMyLA%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI-ĐẠO - BINH THƯƠNG XÓT

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Apr 15 at 11:45 PM
     
     

      5- Đạo Binh Thương Xót   

    Bí Mật Fatima

     Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

    Đạo Binh Thương Xót với Vị Giáo Hoàng Balan  

    Đạo Binh Thương Xót của Thánh Mẫu Fatima 

     Đạo Binh Thương Xót cho Thời Điểm Thương Xót

    Đạo Binh Thương Xót với Trận Chiến Cuối Cùng 

     

    Đó là lý do tại sao Thiên Chúa không sử dụng một đất nước nào khác trên thế giới này để ban bố Sứ Điệp Thương Xót của Người vào tiền bán thế kỷ 20, mà lại chọn nước Balan. Trong chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan năm 2014, với 2 mục đích: vừa để tham dự lễ phong hiển thánh cho hai vị giáo hoàng, trong đó vị chính là Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2014 ở Vatican Roma Ý quốc, vừa để đến thăm quê hương Balan của vị tân thánh giáo hoàng, nơi tôi đã chợt hiểu ra lý do tại sao Chúa chọn đất nước Balan để chẳng những ban bố Sứ Điệp Thương Xót cứu độ khẩn thiết của Người, mà còn ban cho đất nước cộng sản này 2 vị thánh thời đại về LTXC nữa, đó là Thánh Faustina (1905-1938) và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005).

    Đạo Binh Thương Xót với Vị Giáo Hoàng Balan

    Đúng thế, vào một buổi chiều mưa duy nhất trong cả chuyến hành hương 12 ngày (24/4 - 5/5/2014), hôm đó là Thứ Sáu Đầu Tháng, mùng 2/5/2014, khi tôi cùng với phái đoàn hành hương TĐCTT vào tham quan Trại Tập Trung Auschwitz, nơi đang còn đầy như di tich lịch sử, bằng chứng tỏ tường cho thấy dân Do Thái, trong số 1 triệu mốt người ở đó, có 960 ngàn (gần 1 triệu) đã bị diệt chủng bởi chế độ Nazi Đức quốc xã trong Thế Chiến Thứ II. Tại sao dân Do Thái ở khắp Âu Châu lại bị bắt và dồn về đó, về Balan, và trên đường về đó đã có 865,000 người của họ bị giết bằng hơi ngạt?

    Chúng ta không cần biết chính xác lý do tại sao về phía loài người gây ra thảm họa diệt chủng dân Do Thái này, chúng ta chỉ cần biết là, như bản thân tôi cảm nghiệm thấy ngay trong lúc tham quan gần xong trại diệt chúng ấy, theo Đấng Quan Phòng Thần Linh, thì Balan phải trở thành địa ngục trần gian trên toàn trái đất này. Ở chỗ, chỉ có ở Balan mới xẩy ra tội ác khủng khiếp nhất và sát nhân hàng loạt dã man nhất, chưa từng có trong lịch sử loài người, hay nói đúng hơn trong lịch sử đã bắt đầu văn minh tân tiến về cả tri thức lẫn kỹ thuật từ thế kỷ 17. Từ ý tưởng balan là địa ngục trần gian, tâm trí tôi chợt hiện lên hình ảnh một Đồi Canvê ở đất nước Do Thái ngày xưa, một Sọ Trường đã xẩy ra một tội ác và sát nhân còn gấp muôn ngàn lần ở Trại Tử Thần Auschwitz Balan.

    HAUNTING: Drone video of Auschwitz, the infamous Nazi ...

    Theo trần gian suy đoán, không phải là không có lý, thì sở dĩ dân Do Thái bị Đức quốc xã diệt chủng khủng khiếp như vậy, là vì chính họ đã muốn điều này, khi họ hô hoán đến rung trời lở đất nhất quyết đòi Philatô phải "đóng đanh nó vào thập tự giá" cho bằng được (Luca 23:21), cho dù "máu của nó đổ lên đầu lên cổ chúng tôi và con cháu chúng tôi" (Mathêu 27:25). Cho dù đúng chăng nữa, như lời tiên báo của thượng tế Caipha có ý đồ xấu xa về "một người chết thay cho toàn dân" (Gioan 11:50) nhưng lại là lời được chính Thiên Chúa sử dụng để hoàn tất ý định cứu độ của Ngài: "Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Gioan 11:51-52).

    Thật vậy, Thiên Chúa là tình yêu nhân hậu vô cùng khôn ngoan và toàn năng đã biến sự dữ của con người và nơi con người thành sự lành cho con người. Ở chỗ, con người càng tội lỗi khốn nạn và đáng bị trừng phạt thì LTXC vô cùng bất tận càng tỏ hết mình ra. Do đó, chỉ có trên Đồi Canve là nơi sự dữ của con người được bộc lộ ra hết cỡ, ở chỗ phạm tội giết chính Con Thiên Chúa Làm Người hoàn toàn vô tội, một Đấng vô cùng, khiến sự dữ họ gây ra cho Người trở thành một sự dữ vô cùng phạm đến phẩm vị thần linh vô cùng cao cả của Người và thân xác hoàn hảo thánh thiêng của Người, mới là nơi LTXC được hoàn toàn tỏ hiện thế nào, thì Balan cũng thế, nhờ bị trở thành một hỏa ngục trần gian về tội lỗi lẫn tàn sát đồng loại Do Thái mà được được Thiên Chúa chọn để từ đó ban bố Sứ Điệp Thương Xót của Người.

    Pope Francis makes silent visit to Auschwitz

    Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ làm sao cho Sứ Điệp Thương Xót này của Người được loài người biết đến, nhờ đó họ được cứu độ nhờ tin vào LTXC, một sứ điệp được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sánh ví như là một "tia sáng từ Balan", trong bài giảng hôm Thứ Bảy ngày 17/8/2002 của Thánh Lễ cung hiến Đền Thờ LTXC ở cùng khu với Dòng của Chị Thánh Faustina: "Chớ gì sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra 'tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha'” (x Nhật Ký, 1732)".

    Khi trích lại câu nói này của Chúa Giêsu qua Chị Thánh Faustina, phải chăng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô cũng đã công nhận như Chúa Giêsu tiên báo rằng Sứ Điệp Thương Xót là "tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha", nghĩa là tận thế đến nơi rồi, hay là LTXC là dấu hiệu báo hiệu sắp sửa tới ngày cùng tháng tận của thế giới loài người này, như chính Chúa Giêsu đã khẳng định được Chị Thánh Faustina ghi lại ở một khoản nhật ký 848 như sau: “Hãy nói cho thế giới biết về tình thương của Cha; tất cả loài người hãy nhận biết tình thương khôn dò của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lý”.

    Diary of Saint Maria Faustina: Divine Mercy in My Soul | Aquinas ...

    Có thể là vì Sứ Điệp Thương Xót của Chúa ban bố từ đất nước Balan này khẩn trương và gấp rút lắm rồi, không thể chần chờ gì nữa, để có thể cứu loài người đang bị Satan và toàn thể ngụy thần của hắn dốc toàn lực tấn công loài người trong trận chiến cuối cùng, mà LTXC đã phải ban cho thế giới nói chung và Giáo Hội nói riêng 2 vị thánh chuyên về LTXC và của LTXC, đó là Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô II: Nếu Thánh Faustina được Chúa chọn làm Sứ Giả của LTXC, thì Thánh Gioan Phaolô II cần phải là và chính là Thừa Sai cho LTXC. Vì là Thừa Sai Thương Xót, nhân vật mang tên Karol Wojtyla ấy, phải được trở thành vị giáo hoàng ở vào cuối thiên kỷ thứ 2 và đầu thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo, một thời điểm chuyển tiếp rất quan trọng về lịch sử của loài người trên một thế giới đầy biến động cần đến LTXC hơn bao giờ hết.

    Trường hợp cả thế giới, vào cuối thập niên 1970, đã sửng sốt, bàng hoàng và ngỡ ngàng khi thấy xuất hiện một vị giáo hoàng lạ lùng, xuất thân không phải từ Ý quốc như 455 năm liền trước đó, mà là từ một nước cộng sản Balan thuộc khối Đông Âu đang theo chế độ cộng sản như Liên Bang Sô Viết, hoàn toàn bị đế quốc Liên Sô nhuộm đỏ bởi chủ nghĩa cộng sản vô thần. Nguyên việc học làm linh mục và trở thành linh mục ở các nước cộng sản đã khó, như kinh nghiệm ở Việt Nam thực tế cho thấy trước đây, thì làm giáo hoàng phải nói là bất khả. Thế mà Đấng Quan Phòng Thần Linh là chủ tể của loài người đã làm được như không vậy. Thậm chí Ngài còn sử dụng chính chiêu độc của đối phương như gậy đập lưng ông nữa.

    Người viết đã đọc các tác phẩm dầy về vị giáo hoàng dấu chỉ thời đại này, trong đó có cuốn "Man of Century" của tác giả Janothan Kwitny, xuất bản năm 1997, ở những trang 159, 175-176, 186, và 189-190, đã vớ ngay được một số chi tiết tuyệt vời nhất liên quan đến mầu nhiệm tuyển chọn của Đấng Quan Phòng Thần Linh là chủ lịch sử loài người đã giành cho vị giáo hoàng được Ngài tiền định xuất phát từ một nước cộng sản vô thần Balan. Thật vậy, tiểu sử gia của vị giáo hoàng lạ lùng này tiết lộ cho biết rằng, khi ngài đang làm giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Krakow, một trong những giáo phận chính và quan trọng ở Balan bấy giờ, gần TGP Warsaw ở thủ đô Balan. Tuy nhiên, khi vị TGM của TGP Krakow này là Baziak đã qua đời vào tháng 6/1962, đang khi các vị giám mục nước này họp bàn về việc tham dự công đồng chung thứ 21 này của Giáo Hội (11/10/1962 - 8/12/1965), thì vị hồng y giáo chủ của Balan bấy giờ là Wyszynski lại không chọn ngài trong 3 vị có tên trong danh sách thay thế gửi sang Tòa Thánh để ĐTC Phaolô VI, vừa thay Đức Thánh Cha Gioan XXIII qua đời, chọn kế vị TGM vừa qua đời ấy... 

    Lý do chính không phải vì lý do xung khắc cá nhân, mà chỉ là vị ĐGM Karol Wojtyla này bề ngoài chỉ thiên về trí thức (giáo sư đại học dạy triết và luân lý) và mục vụ (gia đình và giới trẻ), nên dễ bi cộng sản nắm đầu, nếu lãnh đão TGP Krakow. Trong khi đó, chính giới lãnh đạo cộng sản Balan cũng thấy thế, nên lại muốn vị hồng y giáo chủ phải cho tên của Karol Wojtyla mới được gửi đi danh sách 3 vị có thể kế vị sang Tòa Thánh. Cuối cùng, sau 1 năm rưỡi, vị hồng y, biết được ý của họ, mới bất đắc dĩ làm theo. Không ngờ, thời gian 1 năm rưỡi danh sách thay thế vị TGP Balan bị giam giữ bởi thành phần lãnh đạo cộng sản Balan bấy giờ là thời gian Thiên Chúa cần để làm cho ĐGM Wojtyla trở thành một nhân vật nổi tiếng trong Công Đồng Chung Vaticanô II. Bằng không, ngài sẽ khó lòng mà được bầu chọn làm giáo hoàng theo tiêu chuẩn trần gian, cho dù ngài có thật sự được ĐTC Phaolô VI chọn làm TGM TGM Krakow thay thế vị quá cố, và được tấn phong vào ngày 30/12/1963, thời khoảng 1/3 của Công Đồng chung Vatican II.

    Câu chuyện lạ lùng về vị giáo hoàng Gioan Phaolô xuất thân từ một nước cộng sản Balan trên ngôi giáo hoàng sau 455 ngoài Ý quốc, và là vị giáo hoàng có thể là người Balan duy nhất, chưa chấm dứt ở chuyện làm giáo hoàng của ngài, chỉ liên quan đến bản thân ngài, đến đất nước ngài và đến nội bộ Giáo Hội, mà từ đó còn kéo dài và kinh hoàng hơn nữa, liên quan đến cả vận mệnh thế giới, mà ít người biết tới, nếu không nắm bắt được tất cả Bí Mật Fatima 1917.

    Đúng vậy, chính vì ngài đã hiên ngang bộc lộ chân tướng cho cộng sản Balan thấy, đến độ cộng sản Balan hoàn toàn không ngờ rằng chính nhân vật được họ tuyển chọn, đúng hơn là mơ tưởng và mong muốn, làm TGM TGM Krakow để họ có thể dễ dàng nắm đầu và chi phối một trong những Giáo Hội quan trọng ở Balan, lại lộ nguyên chân tướng của mình ra qua chuyến tông du về quê hương của mình lần đầu tiên (trong 8 lần) vào tháng 6/1979, với tư cách là giáo hoàng, sau khi ngài bất ngờ được bầu chọn trước đó gần 8 tháng, một vị giáo hoàng triết gia nhân bản, bênh vực nhân quyền, chống lại cộng sản, và uy thế của ngài bấy giờ không phải là nhỏ nữa, không phải chỉ ở Balan thôi, mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và khối cộng sản Đông Âu nói riêng. Đó là lý do ngài không thể tồn tại. Và biến cố ám sát ngài đã xẩy ra vào ngày 13/5/1981, ngay tại Quảng Trường Thánh Phêrô. 

    Tuy nhiên, một lần nữa, sự dữ do cộng sản gây ra cho vị giáo hoàng được Trời Cao tuyển chọn và sai đến vào thời điểm của ngài, lại được biến thành sự lành cho chung toàn thể loài người, liên quan đến Thánh Mẫu Fatima, chứ không phải chỉ cho riêng Giáo Hội, liên quan đến LTXC. Thật vậy, tiếng súng ám sát ngài hôm ấy, hôm 13/5/1981, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, trung tâm của Kitô giáo, theo người viết, chính là tiếng súng lệnh báo trước thế giới cộng sản sắp sửa bị hoàn toàn sụp đổ. Không phải hay sao, chính vì bị ám sát mà không chết, lại vào chính ngày 13/5, kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima 64 năm trước, mà vị giáo hoàng đặc biệt tôn Mẹ Maria, với khẩu hiệu giáo phẩm "tất cả của con là của Mẹ - totus tuus", được ngài lấy từ trong tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), khoản 233, mới đọc Bí Mật Fatima phần 3, trong đó, ngài thấy thị kiến phần 3 Bí Mật Fatima này đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi ngài: hình ảnh "vị giám mục mặc áo trắng" trong thị kiến phần 3 này bị ám sát không còn ai khác hơn là bản thân ngài, lúc bị ám sát ngài quả thực đang mặc áo trắng, vì ngài cũng là vị giám mục giáo phận Roma.

    Chính vì Đức Thánh Cha Gioan Phaolô thấy được bản thân ngài nơi hình ảnh "vị giám mục mặc áo trắng" trong thị kiến của Bí Mật Fatima phần thứ 3 mà cũng chỉ có ngài mới hiểu được Bí Mật Fatima phần ba này, vì ngài cảm thấy nó ứng nghiệm nơi ngài. Còn hai vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, tuy có đọc, nhưng vì chẳng hiểu gì hết, nên cả hai vị, để khỏi gây hoang mang và đủ mọi thứ dẫn giải sai lầm nguy hiểm, đều không dám tiết lộ vào sau năm 1960 như dân chúng mong đợi, căn cứ vào chi tiết "chỉ nên đọc bí mật này sau năm 1960" do chị Lucia viết ở ngoài bao thư đựng trang giấy chị viết về nội dung Bí Mật Fatima phần 3. Bởi đã thấy được Bí Mật Fatima phần 3 ứng nghiệm nơi bản thân mình mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mới quyết định cho tiết lộ bí mất hằng được mong đợi kèm theo vô vàn những đoán mò của thành phần được gọi là chuyên gia Fatima!

    Thế là ngài đã quyết định hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ đã tỏ cho Chị Lucia biết vào thị kiến cuối cùng ngày 13/6/1929, và như chị đã dâng thư cho ĐTC Piô XII, để rồi vị giáo hoàng của Thế Chiến Thứ II này đã hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria lần đầu tiên vào ngày 31/10/1942, và ngài còn tái dâng một lần nữa, 10 năm sau, vào ngày 7/7/1952, nhưng vẫn không thành, vì lần đầu không dâng Nước Nga, và lần sau dù có ý chỉ nhưng vẫn không hợp với toàn thể các vị giám mục trên thế giới. Phần ĐTC Gioan Phaolô cũng phải hiến dâng 2 lần công khai và chính thức mời trọn vẹn: lần đầu vào ngày 13/5/1982, ngay tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, kỷ niệm 1 năm sau Mẹ cứu mạng của ngài, nhưng không có các vị  giám mục trên thế giới hiệp dâng, nên ngài đã tái dâng vào ngày 25/3/1984, ngay tại giáo đô Vatican, trước Thánh Tượng Thánh Mẫu Fatima chính yếu từ Fatima, với tất cả các vị giám mục trên thế giới.

    postal de juan pablo ii en fátima - Comprar Postales religiosas y ...

    ĐTC Gioan Phaolô II đã hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 13/5/1982 tại chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima

    Prayer for Deliverance from Evil --Aleteia

    ĐTC Gioan Phaolô II đã tái dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984 ngay tại Giáo Đô Vatican Roma, Tâm Điểm của Kitô giáo

    Hiệu nghiệm biết bao, ngay sau gần trọn 1 năm (từ 25/3/1984), vào ngày 11/3/1985, thế giới thấy xuất hiện một tên tuổi đặc biệt từ thế giới cộng sản, ở Liên Sô, đó là Gobarchev, vị tổng thư ký cuối cùng của đế quốc cộng sản Liên Sô, đồng thời cũng là vị tổng thống đầu tiên của Nước Nga, vị đã phải công nhận rằng nếu không có Đức Gioan Phaolô II thì không thể nào xẩy ra biến cố Đông Âu 1989. Và, lịch sử thế giới đã thật sự ghi nhận 2 biến cố chưa từng thấy vào cuối thế kỷ 20, một thế kỷ xuất hiện hai chế độ độc tài sắt máu là Zazi Đức quốc xã và cộng sản Liên Sô, liên quan đến riêng Âu Châu, cũng như đến chung thế giới loài người.

    Liên quan đến Âu Châu, ở chỗ, đúng 10 năm sau chuyến tông du 6/1979 của vị giáo hoàng Gioan Phaolô II, biến cố Đông Âu tự động sụp đổ, bắt đầu từ Balan, vào đầu tháng 6/1989, mà sụp đổ một cách bất bạo động, chứ không đẫm máu, đúng đường lối tranh đấu của vị giáo hoàng chống cộng này. Liên quan đến chung thế giới, ở chỗ, cũng 10 năm sau, 10 năm sau biến cố Nước Nga được vị giáo hoàng bị ám sát chết hụt năm 1981 này, "Nước Nga trở lại" (1991), đúng y như Mẹ Maria đã tiên báo ở cuối phần 2 Bí Mật Fatima: "Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. ĐTC sẽ hiến dâng Nước Nga, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình".

    Academy for Cultural Diplomacy

    Lãnh tụ cộng sản cuối cùng Gabarchev của Liên Sô Viết - hàng đầu đứng giữa (hình trên) và đứng ngoài cùng bên trái (hình dưới)

    The last Soviet terrorist: The man who tried to assassinate ...

    March 11th 1985 - Mikhail Gorbachev becomes CPSU ...

    "Thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình" đến bao lâu, sau khi "Nước Nga trở lại" cuối năm 1991, thì Đức Mẹ không nói rõ, và Bí Mật Fatima phần thứ 2 được chấm dứt một cách mập mờ ở ngay chỗ đó, sau đó là phần thứ 3 của Bí Mật Fatima ngay, và dường như phần thứ ba ngay sau đó được Đức Mẹ dùng như câu giải đáp cho lời tiên báo "thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình". Theo người viết, căn cứ vào Bí Mật Fatima phần thứ ba, thì "thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình" kéo dài 10 năm thôi, có nghĩa là cho tới biến cố 911 ở Hoa Kỳ, khi tổ chức khủng bố quốc tế nổi tiếng là Al Qeada công khai tấn công đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ, vào 2 nơi chính yếu nhất của đệ nhất cường quốc này là Trung Tâm Thương Mại (về kinh tế tài chính) và Ngũ Giác Đài (về chính trị quân sự), vào sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001. Người viết, chỉ căn cứ vào Bí Mật Fatima phần ba cho thấy có một đám lính bất ngờ xuất hiện khủng bố sát hại đoàn Kitô hữu được vị giám mục mặc áo trắng dẫn đầu, suy ra như thế thôi. Không ngờ sau này được một đấng bậc đầy uy tín trong Giáo Hội Việt Nam công nhận!

    Lần đầu tiên người viết được đích thân, cùng với phái đoàn Tông Đồ Chúa Tình Thương (TĐCTT) của mình, bất ngờ gặp ĐTGM Ngô Quang Kiệt đang hưu trí ở Đan Viện Xito Nho Quan Ninh Bình, ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang sáng ngày 27/9/2016, trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt I - 2016. Vì biết được ngài chuyên về Fatima, ở chỗ, sau khi nghe người viết xưng tên của mình thì ngài đã tự động nói ra với người viết trước mặt anh chị em TĐCTT có mặt bấy giờ rằng: 1- "Tôi cũng là tông đồ Fatima. Hội Đồng Giám Mục cho tôi là Giám Mục Fatima..."; 2- "Tôi rất thích đọc các bài viết về Fatima của anh...". Chính vì thế mà người viết mới dám mạnh bạo chia sẻ với ngài về kiến thức Fatima của mình. Có một lần khi nhận được email của ngài ngày 28/10/2017, ở câu kết ngài viết: "Chỉ có Mẹ mới có thể cứu thế giới và VNnqk", hôm sau, 29/10, tôi đã thân thưa cùng ngài qua email một chi tiết liên quan đến Bí Mật Fatima phần thứ ba như thế này:

    "Đức Tổng đã cảm nhận rất đúng: 'Chỉ có Mẹ mới có thể cứu thế giới', như Mẹ, qua Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã từng làm cho thế giới bàng hoàng ngỡ ngàng trước biến cố Đông Âu "bỗng nhiên" sụp đổ vào năm 1989, khởi đi từ Balan là quê hương của chính vị giáo hoàng người Balan này, cũng như trước biến cố 'Nước Nga trở lại' vào ngày 25/12/1991 khi tổng thống Gobarchev tự động từ chức, chứ không phải là do thế giới tư bản, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã thắng cộng sản. 

    "Nếu phần thứ hai của Bí Mật Fatima liên quan đến cộng sản Tây phương (được ám chỉ nơi "một thành phố lớn - big city") đã hoàn toàn ứng nghiệm với biến cố Đông Âu sụp đổ và Liên Bang Nga cộng giải thể, thì Bí Mật Fatima phần thứ ba, một phần bí mật vừa được ĐTC GP II, qua Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh, tiết lộ vào ngày 26/6/2000 thì xẩy ra biến cố 11/9/2001 ở Hoa Kỳ, liên quan đến khủng bố, đang từ từ ứng nghiệm từ đầu thế kỷ 21 này. 

    "Xin Mẹ cũng tiếp tục 'sẽ thắng' trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu tràn đầy đau thương cho tới nay. Con tin rằng Mẹ đang ra tay giải phóng chung loài người và riêng dân nước Việt Nam vào thời điểm quan phòng thần linh nào đó... và bằng cách thức đặc biệt của Mẹ, qua một Đạo Binh Thương Xót, Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ, như đã được Thánh Louis Montfort nói tới trong tác phẩm Thành Thật Sùng Kính của ngài (đoạn 59), cũng như trong Bí Mật La Salette năm 1846, là những tiên báo rất thích hợp với thị kiến ở phần ba Bí Mật Fatima". 

    Cùng ngày 29/10/2017, tôi đã nhận được email của ngài, một email đã làm cho người viết phấn khởi hẳn lên, hơn bao giờ hết, và cảm thấy an tâm hơn trong sứ vụ dấn thân làm tông đồ cho Thánh Mẫu Fatima. Nguyên trọn email của ngài hôm ấy như sau: "Cám ơn anh Tĩnh. Đúng là bí mật phần thứ ba liên quan đến khủng bốKhi Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II còn sống, tôi đã hỏi ngài sau cộng sản thì đâu là hiểm hoạNgài nói ngay: Hồi giáoChắc chắn Tông đồ Fatima phải hăng say thực hành lời Mẹ nhiều hơn nữa để Trái Tim Mẹ Sẽ Thắngnqk"

    Nếu Bí Mật Fatima phần thứ 3, như người viết nghiên cứu và cảm nghiệm thấy, lại còn được công nhận bởi các đấng bậc trong Giáo Hội, (nhất là Nạn Nhân Fatima là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt), nó đang ứng nghiệm vào thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo này, như Bí Mật Fatima phần thứ hai đã hoàn toàn ứng nghiệm trong thế kỷ 20, thế kỷ cuối cùng của đệ nhị thiên kỷ Kitô giáo. Tuy nhiên, chính những gì xẩy ra trong lịch sử loài người, liên quan "Nước Nga trở lại" năm 1991 nhờ ĐTC Gioan Phaolô II bị cộng sản ám sát chết hụt, không phải chỉ có thế, chỉ có tính cách lịch sử về chính trị thế giới và về vị giáo hoàng Giáo Hội Công giáo thôi, mà liên quan đến ơn cứu độ đối với "các linh hồn cần đến LTXC hơn", nhờ máu tử đạo của Đạo Binh Thương Xót trong Bí Mật Fatima phần thứ 3 cho thấy.

     

    XIN ĐÓN ĐỌC TIẾP

    Đạo Binh Thương Xót của Thánh Mẫu Fatima 

     Đạo Binh Thương Xót cho Thời Điểm Thương Xót

    Đạo Binh Thương Xót với Trận Chiến Cuối Cùng 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqy1GwHOwFoHOCSodJ%2BgjC4sqiO0k5HqPMZwJGfTAZOfw%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -LÓNG CHÚA THƯƠNG XÓT

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Apr 19 at 5:13 AM
     
     
    "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!"
     
    Trọng Kính Quí Đấng, Quí Vị và Quí Bạn,
     

    Lễ LTXC do chính Chúa Giêsu mong muốn được Giáo Hội cử hành vào Mùa Phục Sinh, chứ không phải vào Tuần Thánh, thời điểm bề ngoài có vẻ hợp với LTXC, vì liên quan đến tội lỗi và đau khổ của nhân loại mắc nguyên tội, và nhất là vì là thời điểm LTXC được tỏ hiện tất cả sự thật trên Thánh Giá; thế nhưng, muốn được cứu độ, con người phải chấp nhận Ơn Cứu Độ của Chúa, nghĩa là phải chấp nhận LTXC nơi Ơn cứu độ bằng cách tin vào Chúa, nhờ đó mới được công chính hóa (xem Nhật Ký Thánh Faustina số 570), nên tất cả Sứ Điệp Thương Xót Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta là ở chỗ: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!" 

     

    image.png


    Đó là lý do Lễ LTXC phải vào Mùa Phục Sinh, vào Chúa Nhật ngay sau Chúa Nhật Phục Sinh, được gọi là Chúa Nhật Lễ LTXC, trong đó Giáo Hội đọc bài Phúc Âm của Thánh Gioan về lần hiện ra "1 tuần sau", để Người tỏ mình ra cho riêng vị tông đồ cứng lòng tin Toma biết thật rằng Người đã từ cõi chết sống lại thật, bằng chứng cớ hiển nhiên là 5 dấu Thánh vẫn còn ở trên Thánh Thể Phục Sinh vinh hiển của Người, để vị tông đồ này tin: "Lạy Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa tôi" (Gioan 20:28), nghĩa là "Thày là sự sống lại ("Chúa") và là sự sống ("Thiên Chúa") (Gioan 11:25).

     

    Lễ LTXC mới là những gì chính yếu Chúa Giêsu muốn Giáo Hội thiết lập và cử hành hằng năm vào Mùa Phục Sinh, vào Chúa Nhật thứ 1 sau Chúa Nhật Phục Sinh (xem Nhật Ký Thánh Faustina số 49). Vì đã là lễ tức là liên quan đến Phụng Vụ của chung Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô, đến việc Tôn Thờ của Cộng Đồng Đức Tin Giáo Hội, vượt lên trên tất cả mọi việc tôn sùng có tính cách cá nhân, thậm chí là việc tôn sùng Ảnh LTXC. Bởi thế, trong suốt phụng niên, không một lễ nào, dù trọng mấy như Đại Lễ Giáng Sinh và Đại Lễ Phục Sinh, hai đại lễ có cả một Tuần Bát Nhật đi kèm nữa, nhưng vẫn không phải là những lễ được Giáo Hội ban Ơn Toàn Xá cho những ai tham dự, như Lễ LTXC này, một Lễ LTXC mà chính Chúa Giêsu muốn thiết lập và hứa ban Ơn Toàn Xá nữa (xem Nhật Ký Thánh Faustina số 699). 

     

    Thánh Lễ livestream ở Vatican do chính ĐTC Phanxicô chủ tế và giảng lễ, bao gồm cả huấn từ cùng Kinh Lạy Nữ Vương vừa xong, từ 11 đến 11:55 sáng giờ Roma, hay 2:00 - 2:55 am California, một thánh lễ sẽ được lưu giữ các hình ảnh, bài giảng và huấn từ Lạy Nữ Vương của ĐTC trên mạng lưới toàn cầu ở một cái link sẽ được cống hiến hy vòng vào tối cùng ngày Chúa Nhật Lễ LTXC. Trong khi chờ đợi, xin được kính tặng 2 TV Shows về Lễ LTXC.

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

    Lễ Lòng Thương Xót Chúa - Thời Điểm:

     

    phần 1 - https://youtu.be/RHnB0f1zsmY và 

    phần 2 - https://youtu.be/nS9qS1W_cl4

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -24 GIỜ KHỔ NẠN CỦA CHÚA

Related posts