14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LỄ THÁNH TÂM

  • TĨNH CAO
    Thu, Jun 18 at 4:04 PM
     
     

     SỐNG LỜI CHÚA

    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

     

    Bài Ðọc I: Ðnl 7, 6-11

    "Chúa đã yêu thương và tuyển chọn các ngươi".

    Trích sách Ðệ Nhị Luật.

    Môsê nói cùng dân chúng rằng: "Các ngươi là một dân hiến thánh cho Chúa là Thiên Chúa các ngươi. Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã chọn các ngươi để làm dân riêng của Người giữa mọi dân tộc trên mặt đất. Không phải vì các ngươi đông số hơn mọi dân tộc khác mà Thiên Chúa gắn bó với các ngươi và tuyển chọn các ngươi, vì thực ra, các ngươi ít số hơn mọi dân tộc khác; nhưng vì Chúa đã yêu thương các ngươi và giữ lời đã thề hứa với tổ phụ các ngươi rằng: Người dùng tay mạnh mẽ mà dẫn đưa và cứu chuộc các ngươi khỏi cảnh nô lệ, khỏi tay Pharaon vua Ai-cập. Các ngươi sẽ biết rằng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, chính Người là Thiên Chúa hùng mạnh, trung thành giữ lời giao ước và lòng thương xót với những kẻ yêu mến Người, và những kẻ tuân giữ lề luật Người cho đến muôn thế hệ. Người báo oán ngay những kẻ thù ghét Người, bằng cách tiêu diệt chúng không trì hoãn, trả báo tức khắc như chúng đã đáng tội. Vì vậy các ngươi hãy tuân giữ điều răn, nghi lễ và lề luật mà ta truyền cho các ngươi hôm nay, để các ngươi thi hành".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 10

    Ðáp: Lòng yêu thương của Chúa vẫn tồn tại, từ thuở này tới thuở kia cho những ai kính sợ Người (c. 17).

    Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa! Toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.

    2) Người đã thứ tha cho (ngươi) mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. - Ðáp.

    3) Chúa thi hành những việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. - Ðáp.

    4) Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Ga 4, 7-16

    "Thiên Chúa thương yêu chúng ta trước".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì lẽ hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu.

    Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta: là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta.

    Các con thân mến, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải thương yêu nhau. Chẳng ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta đã được tuyệt hảo. Do điều này mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người ở trong chúng ta: là Người đã ban Thánh Thần cho chúng ta. Và chúng ta đã thấy và chứng nhận rằng Chúa Cha đã sai Con mình làm Ðấng Cứu Thế.

    Ai tuyên xưng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa ở trong người ấy, và người ấy ở trong Thiên Chúa. Còn chúng ta, chúng ta đã biết và tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thiên Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Mt 11, 29ab

    Alleluia, alleluia! - Các ngươi hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 11, 25-30: HIỀN LÀNH VÀ KHIỆM NHƯỜNG

    "Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng nói rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ mà Con muốn mạc khải cho.

    "Tất cả hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Tôn Sùng Thánh Tâm (ĐTC Piô XII)  

     
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq9OZ_XuFKjM3i2XcdBMNpK567-idTbVMF3aN8P2dc7Dw%40mai
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LÀ BÁNH BẺ RA

Mo Nguyen
 
 

THE MOST HOLY BODY AND BLOOD OF CHRIST

                                      (CORPUS CHRISTI14 JUNE 20202

 
 BECOMING ANOTHER CHRIST IN HOLY COMMUNION  

 

                BECOMING ANOTHER CHRIST IN HOLY COMMUNION

                                                 (John 6: 51-58)

 

God is one, but also three, for this one God consists of Father, Son, and Holy Spirit. In other words, when we talk about God, we are talking about relationships. We are saying that God exists in relationships within Godself, and in relationship to us! So we speak of God the Father as our Creator, of God the Son as our Saviour, and of God the Holy Spirit as our Sanctifier. In short, God is not alone, but a community. Neither are we alone, but a community. First of all, we are a community of human beings,  in which all lives matter – no exception! Many of us are also make up the community of the followers of Jesus (the Church), with responsibilities to one another. We share life together as a Holy Communion, both before and after we receive the sacrament of Holy Communion in the Body and Blood of Christ.

 

But because of the current corona virus pandemic, our togetherness as one has been much disrupted. For more than three months most of us have been deprived of the sacrament of Holy Communion. Only recently have no more than 20 persons been able to pray together at church, while practising social distancing, hand sanitising, and other hygiene precautions.

 

Over the weeks and months of quarantines and orders to stay at home, many Christians, at a physical distance from the action and separated from others, have watched services on a TV or computer screen, In doing so, they have been struggling with how to best live out their faith as a community, And yet, as St Paul of the Cross, Founder of the Passionists used to say, ‘the love of God is very ingenious’. It has shown itself again and again in the maintenance and promotion of loving relationships, expressed in such good deeds as round-the-clock dedication of exhausted nurses and doctors to the care of the sick and the dying, giving of masks and even cooked meals to complete strangers, making phone calls to the isolated and lonely, sending cards to friends, or just staying at home to protect the most vulnerable.

 

Speaking of the sacrament of Holy Communion, St Augustine in the 400s in North Africa, said many wise things about who we are as members, cells, limbs, of the body of Christ. Among other things he said: 'You are what you have received.' In fact, the first of the two signs in which we receive Christ is the sign of bread. In the course of digestion, bread and the person eating it become one. It is assimilated into the body of the one eating it. When we receive Christ as the Bread of Life for our journey of life, we become ever more one with him. But there is a difference. Christ is not changed into us, into our bodies. No, we are changed by being assimilated into Christ's body. This is to say that we are further incorporated into his church, that extension of himself which is the body of Christians in the world today.

 

At the Last Supper, in a stunning way, Jesus acted out his care and concern for, his union and bonding with, his followers. He got down on his knees like a slave, went round the group, and washed their feet, one by one. It's interesting that John, in his gospel of the Last Supper, does not mention the action of Jesus with the bread and wine. Instead he tells us of the action of Jesus with a basin of water and a towel. In this way John tells us the meaning of both actions of Jesus. It is all about belonging to one another in the same community of Christ, the community of faith, hope and love, the community which is the Church. It is all about bonding and union with one another. It is all about humbly serving one another. It is all about reaching out with warmth and care, with welcome and hospitality to our neighbour, the neighbour who could hardly be better described than 'the person who needs me now - right here, right now’. As Mother Teresa of Calcutta has said so eloquently:

 

I know you think you should make a trip to Calcutta, but I strongly advise you to save your airfare and spend it on the poor in your own country. It’s easy to love people far away. It’s not always easy to love those who live right next to us. There are thousands of people dying for a bit of bread, but there are thousands more dying for a bit of love or a bit of acknowledgement. The truth is that the worst disease today is not leprosy or tuberculosis (I add Covid19, BG); it’s being unwanted, it’s being left out, it’s being forgotten

 

Love and service, welcome and hospitality, kindness and compassion, self-forgetfulness and inclusive generosity, that’s what it means to follow Jesus. That’s what it means to live community. That’s what it means to live his Last Supper command: ‘Do this in remembrance of me’!

 

Fr Brian Gleeson

 

Remembrance (Communion Song) - Matt Redman:

https://www.youtube.com/watch?v=9oCNwIA6xLc

 

song.jpg

 

(CN-20-B) Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy:

https://www.youtube.com/watch?v=cJp0Lvg1aA8

 
 

 

---------------------------------------------

 

 
 
 

 

 
 
 
 

 

  • ,
  • or

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- CẦU CHO HOA KỲ-

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Jun 10 at 8:22 PM
     
     
     
     
     
     
     
     

     

    Giáo Lý về Thánh Thể của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

     

    Thánh Thể là Cử Hành Vinh Hiển Thiên Chúa

     

     

    Thánh Ca về Thánh Thể

     

    Lm Phạm Liên Hùng sáng tác: 

     

    Bánh Trường Sinh

     

    Ca Đoàn Hương Nam trình bày:

     

    Bánh Trường Sinh

     

     

     

     

     

    CHÚNG TA CÙNG CẦU NGUYỆN CHO ĐẤT NƯỚC  HOA KỲ TRONG LÚC NÀY

     

     

    Lạy Chúa là Thiên Chúa chân thật duy nhất (1), Đấng dựng nên trời đất và tất cả mọi tạo vật hữu hình và vô hình (2), Đấng Quan Phòng Thần Linh (3), "là chủ tể vũ trụ và lịch sử của loài người" (4)Chúa thấu suốt tất cả mọi sự trên thế gian này. Chúa biết nhân loại chúng con đang trải qua một đại dịch toàn cầu chưa từng có, trong đó, tại Hoa Kỳ là nơi chúng con đang sinh sống như một quê hương thứ hai của chúng con đây, là quốc gia đứng đầu về cả con số tử vong lẫn bị nhiễm bởi đại dịch covid-19 này. Trong khi đó, lại vừa mới xẩy ra một tai nạn cũng mang cùng triệu chứng gây ra bởi covid-19, đó là triệu chứng khó thở và nghẹt thở, nhưng lại gây ra bởi hai mầu da, vốn đã từng là căn gốc của nạn kỳ thị chủng tộc ở một đệ nhất cường quốc này, khiến đất nước và xã hội chúng con đang sống đây vẫn còn đang tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình, đòi hỏi công lý giữa hai mầu da suốt hai tuần nay.

    Xin Chúa là "Đấng giầu lòng thương xót" (5) và toàn năng, biến tất cả những sự dữ gây ra, bởi tội lỗi của bất kỳ ai và bất cứ từ đâu, thành sự lành cho chính họ, cũng như cho chung cộng đồng của họ, cho cả đất nước được gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Xin cho các nhà lãnh đạo chính trị, bao gồm cả 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp của họ, biết đặt công lý và công ích theo tinh thần Phúc Âm trên hết và trước hết, nơi các dự luật của ngành lập pháp, nơi các công vụ của ngành hành pháp, và nơi các phán quyết của ngành tư pháp, đừng vì đảng phái chính trị hay tư lợi cá nhân, để có thể đạt tới một nền văn hóa sự sống (6) và văn mình yêu thương (7)theo chủ trương xây dựng một xã hội phát triển toàn diện con người (8)như chủ trương nhân bản Kitô giáo của Giáo Hội Chúa, "một Thành xây trên núi" (9)để trở thành "ánh sáng muôn dân" (10), mang "vui mừng và hy vọng" (11) đến cho con người càng văn minh càng bạo loạn ngày nay!

    Xin Chúa là Đấng đã từng chúc lành cho Mỹ quốc đây, để ngày nay họ đã trở thành một đệ nhất cường quốc, về cả chính trị lẫn kinh tế, cho họ nhận biết ơn Chúa ban, để họ sống xứng đáng với ơn Chúa, đừng lạm dụng ơn Chúa, biến các phúc lành Chúa ban thành sự dữ cho họ, thành cái vạ họ phải gánh chịu; thế nhưng dù cho họ có bị bất cứ một thứ tai vạ hay tai họa nào, khủng khiếp đến đâu chăng nữa, xin Chúa cũng giúp họ, nhờ đó mà nhận biết tất cả sự thật về mình, để họ có thể trở về với Chúa, mà sống xứng đáng với Danh Xưng "UNITED STATES" là "HIỆP NHẤT ĐẤT NƯỚC" của họ, cũng như với Khẩu Hiệu "IN GOD WE TRUST" của họ, một Vị Thiên Chúa đã tỏ hết mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô (12), Con của Chúa, Đấng "là đường, là sự thật và là sự sống" (13), một "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần" (14) mà họ chẳng những “không sợ”, trái lại, họ còn dám “mở rộng các cửa ra” (15), các cửa thuộc mọi lãnh vực trần thế chung riêng của họ, để nhờ đó họ mới có thể thật sự "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng" (16), mà xây dựng đất nước của họ, trong công lý và hòa bình, đúng như ý muốn của Chúa. Amen!

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, cảm hứng nguyện cầu ngày 10/6/2020

     

    Lời nguyện Cầu Cho Hoa Kỳ trên đây hoàn toàn đột xuất. Lời nguyện này hoàn toàn chiều hướng truyền bá phúc âm hóa và hội nhập văn hóa. Bởi vì, nó lợi dụng chính tình hình hiện nay ở Hoa Kỳ (đoạn đầu), cùng cơ cấu chính trị của họ (đoạn 2), và đường hướng về dân sự nơi Nước Mỹ (đoạn 3), để hướng tất cả đến tinh thần Phúc Âm, được phản ánh qua đức tin và giáo huấn của Giáo Hội nữa, như được chứng thực ở các phụ chú dưới đây.


    Phụ chú:

    1- Gioan 17:3

    2- Kinh Tin Kính

    3- Mathêu 6:25-34

    4- ĐTC Gioan Phaolô II -  Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis, câu mở đầu.

    5- Nhan đề bằng tiếng latinh "Dives in Misericordia" (Epheso 2:4) của bức Thông Điệp thứ hai, trong 14 thông điệp, của ĐTC Gioan Phaolô II, ban hành ngày 30/11/1980

    6- Thành ngữ "culture of death" của ĐTC Gioan Phaolô II

    7- Thành ngữ "civilization of love" của ĐTC Phaolô VI

    8- Học Thuyết về Xã Hội của Giáo Hội

    9- Mathêu 5:14

    10Cụm từ này theo tiếng Latinh "Lumen gentium", nhan đề của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, được Công Đồng Chung Vaticanô II công bố ngày 21/11/1964

    11- Cụm từ này theo tiếng Latinh "Gaudium et Spes", nhan đề của Hiến Chế Mục Vụ của Giáo Hội, được Công Đồng Chung Vaticanô II công bố ngày 7/12/1965

    12- Gioan 14:9

    13- Gioan 14:6

    14- Cụm từ này theo này từ tiếng latinh "Redemptor Hominis", nhan đề của bức Thông Điệp đầu tiên của ĐTC Gioan Phaolô II, ban hành ngày 4/3/1979

    15- Thành ngữ "Don't be afraid. Open wide the door for Christ", là lời kêu gọi của ĐTC Gioan Phaolô II trong bài giảng đăng quang của ngài ngày 22/10/1978

    16- Thành ngữ "Crossing the Threshold of Hope" là nhan đề của tác phẩm đầu tiên trong 4 tác phẩm của ĐTC Gioan Phaolô II trong giáo triều của ngài, xuất bản năm 1994

     

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHq_Q%2Bpwn7M30_ZHepffWZG%2BqQvdx0%2B5deb%3Du2ACUepa-A%40mail.gmail
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LỄ MÌNH MÁU CHÚA

  • Kristie Phan
    Sat, Jun 13 at 6:49 PM
     
     
     
    ĐỪNG NHƯ THÓI QUEN
     
         Hôm nay Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, cũng trong không gian của thánh lễ này, chúng ta dành ra một khoảng trống và thêm chút thời gian để suy niệm những bài Kinh Thánh, để nhìn ra Nhiệm Thể Chúa Kitô hôm nay một cách rõ ràng hơn, và cũng để thấy ta cần và yêu mến nhau không như một thói quen. 
        *TIN MỪNG GIOAN 6, 51-58
     
        Hơn lúc nào hết có lẽ trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta cảm nghiệm được một cách gần gũi hơn những dòng chữ của Thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Côrintô, “chúng ta tuy nhiều người nhưng cũng chỉ là một thân thể.”  Như thói quen, điều đầu tiên cả thế giới đổ dồn công sức vào là đi tìm ra được nguyên nhân và nguồn gốc của Covid-19 cũng như cách thức mà con virus này lây nhiễm.  Nhưng tiếc thay, một số người lại l��i dụng những thông tin đó để đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm, và lên án lẫn nhau trên diễn đàn thế giới.  Dừng lại một chút, kiểm chứng lại nguyên nhân của nạn đại dịch Covid này, chúng ta mới nhận ra mình thật cần nhau.  Như một đốm lửa gây nên cháy rừng, nghĩ cho cùng nạn dịch Covid đang làm cả thế giới đảo điên cũng là hậu quả của những hành động thiếu trách nhiệm của một vài cá nhân có lẽ đã coi thường vai trò trách nhiệm của mình.  Một bữa ăn thôi, một món nhậu mà ăn nhằm gì hay có hại gì tới ai chứ?  Thật là những suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng.  Kinh nghiệm trước mắt, một người hồ đồ, cả thế giới điêu đứng vì thật ra chúng ta tuy nhiều nhưng đều thuộc vào cùng một thân thể.  Nếu nghĩ được như vậy và nhận ra được hậu quả trước mắt như thế, thì xin đừng như thói quen, hãy kiểm chứng lại lối sống, hành động thiếu suy nghĩ của mình, từ chuyện tưởng chừng như rất nhỏ như xả rác không đúng nơi quy định, xài đồ phung phí không biết tái chế (recycle), tới những trách nhiệm xã hội lớn hơn như đăng tải bừa bãi trên mạng xã hội, tham nhũng hay trốn thuế, khai gian tiền chính phủ, v.v...  Tuy là những chi thể rất nhỏ, nhưng hết mọi người chúng ta đều thuộc về một thân thể và rất cần nhau.  Vì thế hãy ý thức rằng những việc chúng ta làm cho dù nhỏ đến đâu, cũng đều ảnh hưởng lẫn nhau.  
     
    Đối diện với những ràng buộc và giới hạn vì ảnh hưởng của Covid-19, chúng ta không được tới nhà thờ tham dự thánh lễ, thông dự phần mình vào mầu nhiệm Ngôi Hai Cứu Chuộc một cách trực tiếp.  Có lẽ điều chúng ta nhớ nhất chính là cái không gian sống động khi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Đức Kitô qua lời truyền phép của vị chủ tế.  Đặc biệt hơn nữa, chúng ta khao khát được rước Mình và Máu Thánh Chúa vào tâm hồn, để trở nên một với Người.  Tuy nhiên, khi chẳng được rước Mình và Máu Thánh Chúa thật, chúng ta lại tiếp tục xin “Chúa ngự vào lòng con cách thiêng liêng.”  Phải chăng, trong không gian không như thói quen của thánh lễ trực tuyến, chúng ta dừng lại một chút để nhìn ra rõ ràng hơn sự tinh tế siêu việt của mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa ngự và ở cùng mỗi người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 
         Phải chăng lúc trước, như thói quen, chúng ta rời nhà để đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ.  Còn bây giờ, qua thánh lễ trực tuyến, nhà thờ được hiện diện ngay giữa phòng khách, phòng ăn của mỗi gia đình.  Và như thế, trong cái không gian không như thói quen hôm nay, nghi thức sám hối đầu lễ v�� nghi thức chúc bình an cho nhau trước khi rước lễ, không còn là những câu kinh thông thường hay cái bắt tay hời hợt với những người chúng ta mới gặp, mà là cử chỉ chân tình với chính những người thân yêu đang đứng hay ngồi ngay bên cạnh chúng ta.  Phải chăng lúc trước, như một thói quen, khi đi lên rước Mình Thánh Chúa, dù ít hay nhiều, dù muốn dù không, chúng ta cũng hay bị chia trí, tệ hơn nữa, là phân biệt, dèm pha rồi xét đoán “người được rước lễ” và “người không được rước lễ,” “người lên rước lễ” và “người không lên rước lễ.”   
         Còn giờ đây, rước lễ thiêng liêng trong thánh lễ, không như thói quen, cho chúng ta thấy nỗi khát khao “như nước hoà chung với rượu” của tất cả mọi người đang tham dự mong mỏi cùng được “thông phần vào bản tính của Đấng đã làm người như chúng ta.”  Phải chăng lúc trước, như một thói quen, chúng ta hướng lòng tập trung vào những nghi thức diễn ra trên bàn thờ.  Trong thánh lễ trực tuyến trên Zoom, không như thói quen, chúng ta thật sự phải để ý kỹ càng hơn người chúng ta muốn thấy, tiếng chúng ta muốn nghe hay vẫn còn những anh chị em ẩn mình sau những khung hình hay sau một cái nút bấm không hiển thị trên bàn phím.  Dừng lại một chút, qua những vắng mặt của người anh chị em này, chúng ta thấu cảm được Nhiệm Thể Đức Kitô ngày hôm nay vẫn còn mang trên mình những vết thương cần được chữa lành và cảm thông. 
     
        Trong hoàn cảnh Covid hiện tại, trong cái không gian và thời gian hoàn toàn mới lạ không như thói quen này, câu hát mở đầu xin đổi lại thành câu cầu nguyện, mời gọi mọi người sống yêu mến chân tình hơn.  “Lạy Chúa! Xin giúp con tham dự Thánh Lễ trực tiếp hay trực tuyến chậm lại một chút – thêm một khoảng trống, thêm một phút nữa – để chiêm ngắm Mình Máu Thánh Chúa đang ngự vào lòng con cách trực tiếp hay cách thiêng liêng.  Và như thế, con có thể nhìn rõ Nhiệm Thể Đức Kitô nơi tất cả những người anh chị em con, để con biết con cần Chúa, cần nhau và yêu thuơng nhau nhiều hơn.” 
     
    Hưng Phạm, SJ - CTV Vatican News
     
    12 - Thanh The 4.jpg


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      06-12-20 - ĐỪNG

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- HIỆP THÔNG ĐỂ THƯƠNG XÓT

Hiệp Thông Để Thương Xót

Mầu Nhiệm hiệp thông cao vời

Ba Ngôi là Một Chúa Trời Toàn Năng

Tạo Thành muôn vật sao trăng

Loài người, vũ trụ thật tình chẳng sai

Làm Người là Chúa Ngôi Hai  

Từ Trời xuống thế chu toàn Tính Nhân

Ngôi Cha vinh hiển tuyệt luân !

Chính nguồn chân lý yêu thương vĩnh hằng

Phát sinh sự sống toàn năng

Phú vào nhân thế rành rành chẳng sai

Thế nhân phản nghịch đến Ngài

Ban cho Thánh Tử xuống ngay gian trần

Cứu Chuộc cho hết tội nhân

Sống đời trần thế làm Thân Hữu Hình

Rao giảng, cứu chữa sinh linh

Gieo mầm Cứu Rỗi thật tình chẳng ngoa

Ba mươi ba năm thật thà

Treo Mình Cứu Chuộc thật là đau thương

Về Trời liền ban Thánh Linh

Chính là Nguồn Sống vĩnh hằng từ Cha

Ba Ngôi Thiên Chúa chính là

Toàn Năng, Từ Ái đầy tràn yêu thương

Hiệp thông Thần Khí một đường

Chính Lòng Thương Xót hiệp thông đời đời 

Ba Ngôi là Một Chúa Trời

Hiệp Thông, thương xót yêu người thế nhân

Thứ tha tội lỗi phàm trần

GIÊSU Hiến Lễ Thánh Tâm Chúa Trời

Mầu Nhiệm Cả Thể cao vời

Ba Ngôi một Chúa mà thôi ấy mà

Xin cho hết mọi người ta

Yêu người, mến Chúa chính là Hiệp thông ./.

 

Vinh Danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh Danh Thánh Thần Thiên Chúa, từ    

muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. Amen

 

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts