14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA - RƯỚC LỄ CỨU CAC LINH HỒN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Nov 11 at 12:41 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    RƯỚC LỄ LÀ DÂNG LÊN CHÚA VINH QUANG CẢ THỂ VÀ CỨU

                            CÁC ĐẲNG LINH HỒN TUYỆT DIỆU

     

    Thánh tiến sĩ Bonaventura tuyên bố: “Đức bác ái buộc ta phải rước Thánh Thể cho kẻ quá cố, vì không phương thế nào hiệu năng hơn để cầu cho họ được siêu thoát.

     

    Chân phước Luy Bơloa (Luis de Blois) thuật lại rằng: một người tôi trung nhiệt thành của Chúa được một linh hồn Luyện ngục hiện về cho thất tất cả các khổ hình phải chịu, vì đã rước lễ không sốt sắng. Linh hồn đó tha thiết xin: “Vậy, vì tình bạn, tôi khẩn khoản xin anh rước lễ thật sốt sắng cho tôi. Thật sốt sắng đủ để tôi được cứu thoát.”

     

    Người bạn làm ngay, linh hồn ấy tái hiện, sáng láng như mặt trời, sung sướng và biết ơn bảo bạn: “Nhờ anh, tôi được chiêm ngưỡng diện đối diện Thiên Chúa.”

     

    Một chuyện lạ khác xảy đến cho chân phước Gioanna Thánh Giá như sau: các Thiên Thần đưa đến cho bà rước một Bánh Thánh đã truyền phép để giải thoát cho một linh hồn khi còn sống đã hết lòng sùng kính Phép Thánh Thể.

     

    Chân phước đang đọc kinh mà ngất trí, một nữ tu vào phòng đụng bàn đụng ghế làm bà tỉnh. Chân phước lớn tiếng bảo:

     

    “Chị đi ra, và khéo đừng đụng đến vật thánh trên khăn đó, vì là Mình Thánh Chúa các Thiên Thần đã đưa đến.”

     

    Dì phước bỡ ngỡ hỏi:

     

    “Làm sao có thể như thế được?”

     

    Chân phước Gioanna kể lại tự sự và dặn giữ kín:

     

    “Một tội nhân ngoan cố, vẫn đắm đuối trong tội lỗi, vừa bị án lửa hỏa ngục, đã chết khi miệng còn ngậm Mình Thánh Chúa. Linh mục đã cho đương sự rước lễ vì lầm tưởng anh ta đã thực sự trở về với Chúa.” Chân phước thêm: “Các Thiên Thần không thể chịu nổi sự xúc phạm ấy, cũng không chịu để Thánh Thể trong cái miệng dơ bẩn đó, và đã đưa đến cho tôi. Các Thiên Thần lại ra lệnh cho tôi rước Mình Thánh đo, sáng mai để cầu cho một linh hồn ở Luyện Ngục khi còn sống đã hết lòng tôn sùng phép Thánh Thể. Cũng chính các Thiên Thần đó làm tôi tỉnh lại vì ngất trí, lúc đó chị đến, để ngăn ngừa chị


    đừng đụng đến vật Chí Thánh.”

     

    Chân phước Gioanna đã chịu lễ, và linh hồn ở Luyện Ngục được thụ hưởng bay lên Thiên Đàng.

     

    Chúng ta hãy thường xuyên rước Thánh Thể hết sức sốt sắng để cầu cho các linh hồn khốn khổ trong Luyện Ngục.

     

    II. CÁC THÁNH CỨU GIÚP RẤT ĐẮC LỰC CÁC ĐẲNG LINH HỒN

     

    Năm 1542 tạu Recaneti, một thành phố nhỏ ở nước Ý, bà Lyxuni rất đạo đức, có hai cậu con trai, nhân đức cùng lớn lên với tuổi tác.

     

    Bỗng đâu tiền tài phá nhân nghĩa, hai cậu trở nên bất hòa, rồi đi đến bạo hành. Anh đáng em một bợp tai, em liền đâm anh một nhát gươm vào ngực.

     

    Giết anh xong cậu em chạy trốn.

     

    Nhưng công lý đã kịp chận cậu lại và bắt chịu một khổ hình khủng khiếp. Cậu bị trói lại với xác anh và chôn sống ban đêm, trong nghĩa trang các thầy dòng Phan Sinh.

     

    Các thầy dòng cũng như dân chúng không ai hay biết việc đó.

     

    Sáng hôm sau, các trẻ em nô đùa ở gần các mộ phần, nhận thấy đất động dưới chân, khi thì nhô lên, khi thì hạ xuống nhè nhẹ.

     

    Khiếp sợ, chúng la hét inh ỏi và kêu cứu các tu sĩ, họ chạy đến và cũng thấy hiện tượng trên. Bấy giờ, họ định đào đất chỗ đó. Vừa cuốc mấy lát đầu, đã nghe tiếng thì thầm, khiến họ cũng phẫn chí cuốc thêm mấy lớp đất nữa. Và một tiếng nói rõ ràng vang lên: “Xin cẩn thận.”

     

    Sau cùng, các tu sĩ đào thấy hai chàng thanh niên bị trói lại với nhau.

     

    Chuyện lạ bay nhanh như chớp khắp thành phố Recaneti. Ông thị trưởng, Đức Giám Mục và dân chúng lũ lượt tuôn đến chứng kiến hiện tượng lạ. Người ta xúm lại hỏi dồn dập hai nạn nhân.

     

    Cậu anh bị giết đáp:

    “Khi con thấy thế nào cũng chết, con tha thứ cho em con và phú mình trong tay Chúa trước tiên, rồi cầu xin chân phước Lukedio (Luchesio) mà mẹ con thường khuyên nhủ thành kính đặc biệt từ khi còn tấm bé. Và vị thánh dòng Phan Sinh này, không những đã phù trợ con trong lúc nguy tử, mà còn xin cho con được thoát khỏi Luyện Ngục và linh hồn về với xác để đoái tội lập công.


     

    “Về phần con,” cậu em nói, “khi họ cột con với thi thể anh con để chôn sống, con cũng cầu xin chân phước Lukedio, và giục lòng ăn năn tội các trọn, cùng hứa sẽ vào dòng thánh Phanxicô, nếu được sống.”

     

    Thân mẫu hai anh đóng các vai chính trong bi kịch, bà Luxuni đã chạy tới với những người đến trước nhất. Bà lặng đi trong suối lệ buồn vui. Khi bà nói được, bà kể bà đã có lòng tôn kính đặc biệt chân phước Lukedio như thế nào, đã dâng hai con chân phước từ khi mới lọt lòng mẹ, đã xin ngài đừng để con bà chết mất linh hồn. Chân phước đã làm hơn thế nữa...

     

    Người anh được tái sinh, về nhà với mẹ và quyết làm một vị thánh giữa đời. Người em gia nhập dòng Phan Sinh, và đã nêu gương thánh thiện cho cả dòng.

     

     
    LỜI NGUYỆN

     

    Lạy Chúa, chúng con quyết tâm tôn kính các thánh là những con cưng của Chúa, đặc biệt như thanh quan thầy của chúng con. Chúng con quyết tâm tôn kính các Đẳng, cũng là những con cưng của Chúa đang lâm nạn.

     

    Tha thiết xin Chúa cho chúng con luôn luôn thể hiện những quyết tâm đó.

    NXB PHƯƠNG ĐÔNG

     

     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -TÌM CON CHIÊN LẠC

 
 

Tinh Cao
 

Thứ Năm CN31TN-A

 

 

THAM DỰ TIỆC Lời Chúa: CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Pl 3, 3-8

"Những điều xưa kia được kể là lợi ích cho tôi, thì nay tôi coi là bất lợi vì Ðức Kitô".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, chính chúng ta là những người chịu cắt bì, chúng ta phụng thờ Thiên Chúa theo thần trí, và khoe mình trong Ðức Giêsu Kitô, chứ không tin tưởng vào xác thịt, mặc dầu chính tôi cũng có thể ỷ lại vào xác thịt. Nếu có ai khác nghĩ mình có lý để ỷ lại vào xác thịt, thì tôi còn có lý hơn: tôi đã chịu cắt bì từ ngày thứ tám, là người chủng tộc Israel, thuộc chi họ Bengiamin, là người Do-thái sinh bởi người Do-thái, là người biệt phái chiếu theo lề luật. Bởi lòng đạo đức nhiệt thành, tôi đã bách hại Hội Thánh Thiên Chúa, chiếu theo đức công chính do lề luật công bố, tôi được coi là người không có gì đáng trách.

Nhưng những điều xưa kia được kể là ích lợi cho tôi, thì nay vì Ðức Kitô tôi coi là bất lợi. Vả lại tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Ðức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được Ðức Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 104, 2-3. 4-5. 6-7

Ðáp: Tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui (c. 3b).

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa, hãy hoan hô danh Người, hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân. Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người, hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa. - Ðáp.

2) Hãy coi trọng Chúa và quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm thiên nhan Chúa luôn luôn. Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm, những phép lạ và những điều Ngài phán quyết. - Ðáp.

3) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ của Người, hỡi con cháu Giacóp, những kẻ được Người kén chọn, chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta, quyền cai trị của Người bao trùm khắp cả địa cầu. - Ðáp.

 

Alleluia: 2 Cr 5, 19

Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa ở trong Ðức Kitô đã giải hoà thế gian, để chúng ta nghe lời của Con Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 15, 1-10

"Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Biệt phái và Luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!" Cũng vậy tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.

"Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: "Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất". Cũng vậy, tôi bảo các ông: Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

Ðó là lời Chúa.

 

image.png



Suy Nguyện Lời Chúa:

Nơi Thiên Chúa chỉ có Niềm Vui Thương Xót

 

Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên hôm nay Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca bắt đầu 10 câu đầu của đoạn 15, một đoạn từ đầu đến cuối hoàn toàn về Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm 3 dụ ngôn, 2 ngắn đầu và 1 dài cuối.

 

Sở dĩ Chúa Giêsu phải nói đến 3 dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa ấy, là vì, như đầu Bài Phúc Âm hôm nay cho biết: "Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Biệt phái và Luật sĩ lẩm bẩm rằng: 'Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng'".  

 

Để đáp lại thái độ có vẻ kỳ thị và khinh người của nhóm biệt phái tự cho mình là công chính bấy giờ, Chúa Giêsu đã cho họ biết đâu là tinh thần họ phải có đối với tội nhân, đối với thành phần bị họ cho là "những kẻ tội lỗi", bằng 3 dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa liền. Và Hai dụ ngôn ngắn về Lòng Thương Xót Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay ấy như sau:

 

"Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: 'Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!' Cũng vậy tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải".

 

"Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất'. Cũng vậy, tôi bảo các ông: Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

 

Hai dụ ngôn trên đây, một dụ ngôn về con chiên lạc, đúng hơn về việc tìm kiếm con chiên lạc, và dụ ngôn về đồng bạc bị thất lạc, đúng hơn về việc tìm kiếm đồng bạc bị thất lạcđều cho thấy Lòng Thương Xót Chúa yêu thương và lưu ý đền từng người, yêu thương cho tới cùng, hoàn toàn không bỏ mất một ai, không bỏ mất một sự gì, dù nhỏ mọn mấy chăng nữa. 

 

Hơn thế nữa, cả hai dụ ngôn này thậm chí còn cho thấy thái độ của các vị chủ nhân sau khi tìm thấy con chiên lạc hay đồng bạc bị mất nữa, ở chỗ các vị chẳng những không trút cơn giận dữ xuống trên đầu trên cổ con chiên lạc hay đồng bạc bị mất là những gì làm cho các vị chủ nhân của chúng đã mất giờ tìm kiếm và hết sức vất vả kiếm tìm, trái lại, cả hai còn tỏ ra hết sức hân hoan vui sướng nữa

 

"Khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: 'Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!'... khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất'".

Nếu "trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải", thì dụ ngôn về nhân vật tìm kiếm con chiên lạc đây ám chỉ chính Vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 19:10) bằng mầu nhiệm nhập thể và vượt qua của Người. 

 

Và con chiên lạc và đồng bạc thất lạc đây ám chỉ chẳng những chung loài người sa ngã phạm tội (99 con chiên không lạc được bỏ lại một nơi để đi tìm con chiên lạc có thể hiểu là ám chỉ các thiên thần vì liên quan đến hình ảnh "trên trời sẽ vui mừng... " sau khi con chiên lạc được tìm thấy, hay "các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng..." sau khi kiếm được đồng bạc thất lạc)mà còn ám chỉ đến từng cá nhân ("một người tội lỗi hối cải" được lập lại 2 lần như nhau ở cuối 2 dụ ngônvướng mắc nguyên tội luôn chiều theo xác thịt, thế gian và ma quỉ. 

 

Nếu Chúa Kitô là hiện thân đích thực và sống động của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa nhập thể giáng sinh và khổ giá phục sinh là để mang ơn cứu độ và sự sống thần linh cho chung nhân loại cũng như cho riêng từ người, thì ai đã được Người cứu độ nhờ Phép Rửa đều phải quan tâm đến phần rỗi của nhau, phải sống chết cho phần rỗi của nhau, như Chúa Kitô đã đối xử với họ, bằng không, chính phần rỗi của riêng mình cũng chưa chắc được bảo đảm, vì chúng ta đã tỏ ra coi thường ơn cứu độ vô giá nơi anh chị em mình. 

 

Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô đã tâm sự với Kitô hữu Giáo đoàn Philiphê về bản thân ngài trước kia chỉ là một con chiên lạc, và là một đồng bạc bị thất lạc, ở chỗ: "tôi đã chịu cắt bì từ ngày thứ tám, là người chủng tộc Israel, thuộc chi họ Bengiamin, là người Do-thái sinh bởi người Do-thái, là người biệt phái chiếu theo lề luật. Bởi lòng đạo đức nhiệt thành, tôi đã bách hại Hội Thánh Thiên Chúa, chiếu theo đức công chính do lề luật công bố, tôi được coi là người không có gì đáng trách". Nhưng lại là những gì đã được LTXC tìm kiếm và đã mang về với Người: "Những điều xưa kia được kể là ích lợi cho tôi, thì nay vì Ðức Kitô tôi coi là bất lợi. Vả lại tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Ðức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được Ðức Kitô".

 

Và chỉ có tâm hồn nào cảm nghiệm được LTXC đối với bản thân yếu hèn bất xứng và cuộc đời lầm lạc lỗi lầm của mình mới mới là "những ai tìm Chúa, hãy mừng vui", như câu họa của Bài Đáp Ca hôm nay, và mới có được tâm tình của Thánh Vịnh 104 trong bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Hãy ca tụng Chúa, hãy hoan hô danh Người, hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân. Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người, hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa.

2) Hãy coi trọng Chúa và quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm thiên nhan Chúa luôn luôn. Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm, những phép lạ và những điều Ngài phán quyết.

3) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ của Người, hỡi con cháu Giacóp, những kẻ được Người kén chọn, chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta, quyền cai trị của Người bao trùm khắp cả địa cầu.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

TN.XXXIL-5.mp3  

 

--

 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- PHÁN XET TÌNH THƯƠNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Oct 24 at 11:12 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    PHÁN XÉT TÌNH THƯƠNG

     

    Hãy ngừng thói ngồi lê mách lẻo, nói hành nói xấu nhau và đừng biến hình ảnh tình thương thành những chủ đề để cân đo, đong đếm. 

    Những ngày qua, trong và ngoài nước tận mắt chứng kiến cảnh khúc ruột Miền trung(Việt Nam), đang phải gồng mình đương đầu với các thảm họa mà Thiên tai gây ra. Sức gió mạnh của các cơn bão lần lượt ập tới, kèm theo thể tích mưa lớn kéo dài gây ngập lụt và sạt lở đất nghiêm trọng, điều này khiến bao nhiêu người phải chết một cách đau thương, của cải hoa màu bị nhấn chìm trong biển lũ một cách chua xót. Người mất cha, mất mẹ, mất đi những người thân quen, những tiếng khóc, tiếng than kèm theo tiếng trách thiên nhiên tạo nên khung cảnh ảm đạm, u sầu và đau thương hơn bao giờ hết.

     

     

    Nhìn những cảnh đau thương vậy, đã là con người ai cũng động lòng xót thương và trắc ẩn. Thật vậy! nỗi đau ấy đã phần nào được san sẻ, khi người người, nhà nhà, lần lượt đổ về khúc ruột miền trung, để xoa dịu đi nỗi đau thực tại, đồng cảm với sự mất mát và chia cơm sẻ bánh với các gia cảnh nghèo đói, khó khăn. Như là một nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách” mà cha ông ta để lại, tuy rằng không chung họ hàng nhưng cùng một dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt giàu nghèo nhưng cùng một phẩm giá là con người và không cùng tôn giáo nhưng là con người với nhau chung sống trong một quả đất đã được tạo dựng một cách tài tình và công bằng.

     

    Tuy nhiên, đứng trước những sự mất mát trên. Không ít người đánh mất đi lương tâm, căn tính của mình mà trục lợi một cách bất chính, trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của những người dân nghèo nơi đây, khi thu lợi nhuận cho cá nhân bằng việc tăng giá các mặt hàng kinh doanh, tăng phí cao trên các chuyến xe hàng từ thiện, hay thu phần trăm trên các món quà để cắt xén vén lợi cho bản thân. Thậm chí, có thói ngồi lê, mách lẻo, phán xét như những vị quan tòa bằng những lời nói thâm độc, hay những bài viết ẩn ý nham hiểm gây hiểu nhầm và chia rẽ nhau.

     

    Buồn, đáng buồn thay khi “văn hóa phán xét” lên ngôi, người ta chỉ thích là những ông quan tòa lớn hay những vị vua con đầy quyền lực mà áp đặt tư tưởng lên người khác một cách tàn nhẫn, chua xót và vô lương tâm. Có lẽ, đây là khoảng thời gian để mỗi chúng ta bình tâm suy nghĩ về cung cách sống của chính mình trong cách suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, để sống sao cho đúng là một con người biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia, chứ không phải là một ông vua hay một vị quan tòa chỉ biết ngồi mà “Phán xét”.

     

    Giữa một xã hội đang trên đà phát triển mọi phương diện các thành tựu Khoa học - Kĩ thuật giúp cho đời sống con người ngày được nâng cao. Tuy vậy, với sự phát triển tốc độ phát triển vũ bão đó đã kéo con người vào lối sống tự do, buông thả và đi ngược lại với các giá trị tiêu chuẩn của đạo đức. Sự thờ ơ, vô cảm và thực dụng đang là khuôn mẫu mà nhiều người chọn lựa, khi chỉ biết tìm kiếm các lợi ích cho cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, để lại bao hậu quả và tàn dư cho biết bao người. Nguy hiểm hơn đó là “Phán xét” lối sống đang âm thầm hủy hoại đi danh dự, nhân phẩm thậm chí là tính mạng của biết bao nhiêu người.

     

    Thật vậy! Phán xét là động từ xem xét, đánh giá và đưa ra một quyết định nào đó nhằm lên án tố cáo hay kết luận một sự vật, sự việc hoặc một chủ thể. Nó có thể xảy ra hai trường hợp tốt và xấu, nếu chúng ta biết phán xét một cách hài hòa giữa lý trí và con tim dựa trên các quy tắc chuẩn mực của xã hội quy ước. Gần đây nhất, khi chúng ta thấy được sức mạnh của “phán xét” xoay quanh chủ đề giúp đỡ người dân trong mùa mưa lũ. Đã có những lời ngợi khen, ca ngợi và mến thương đối với những tấm lòng vàng cao cả, nhưng cũng không ít những lời khiển trách, soi mói và để nhờ đó trục lợi cho cá nhân một cách bất chính. Đúng là “Làm dâu trăm họ”, chẳng bao nhiêu cho vừa lòng người khi làm việc xấu thì bị người ta xa lánh, việc tốt thì bị bắt bẻ để cho mọi người đàm tấu.

     

    Robert Southey, một nhà thơ người Anh đã nói: “Những người vội vã phán xét dựa trên bề ngoài hiếm khi thấy được bản chất sự việc.”. Thật vậy! Đôi khi chúng ta quá vội vàng và nôn nóng khi lên án và đặt cho họ những nhãn mác không đúng với bản chất của sự việc, làm gia tăng sự hoài nghi và chất vấn gây ra hiểu nhầm. Ít khi chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của chính họ để hiểu rõ hơn về bản chất sự việc, rồi từ đó phán xét sau cũng chưa muộn. Những ngày qua, báo chí và các trang mạng đã không ngừng đưa tin về những cuộc từ thiện, khi đề cập đến “cơn lũ” tình thương hướng về khúc ruột miền trung, làm cho chúng ta cảm nhận được tình người, tình làng nghĩa xóm và tình yêu quê hương đất nước. Bên cạnh đó cũng có những thông tin tương phản khi lên án người này quyên góp quá ít, giá trị các phần quà quá ít hay việc từ thiện chưa đúng quy trình.

     

    Phải chăng! yêu thương cũng cần phải được cân đo, đong đếm hay so sánh? Thật khó hiểu, khi có quá nhiều người phán xét về điều này. Yêu thương đó là sự rung cảm trước những nỗi đau mất mát thực tại, được họ cảm nhận từ tiếng nói của lương tâm thể hiện qua các hành động cụ thể nhất. Chứ yêu thương không phải để đánh bóng tên tuổi, cạnh tranh địa vị, nếu có yêu thương đó thì là những thứ trên môi miệng, giả dối “Khẩu phật, tâm xà”, đáng lên án và chê trách.

     

    Cuối cùng, giữa những khung cảnh đau thương mà miền trung đang phải gánh chịu. Làm ơn! hãy ngừng thói ngồi lê mách lẻo, nói hành nói xấu nhau và đừng biến hình ảnh tình thương thành những chủ đề để cân đo, đong đếm. Thay vào đó là sự rung cảm, sẻ chia và yêu thương nhau trong một thế giới quá nhiều tai ương.

     

    Gioan Nguyen

     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THỨ BA CN31TN-A

Tinh Cao 

 

Thứ Ba CN31TN-A


BỮA TIỆC Lời Chúa

 

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Pl 2, 5-11

"Người đã tự hạ mình, vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô: Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm.

Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 21, 26b-27. 28-30a. 31-32

Ðáp: Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong Ðại hội (c. 26a).

Xướng: 1) Bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong Ðại hội. Con sẽ làm trọn những lời khấn hứa của con, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được no nê, những kẻ tìm kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: "Tâm hồn các bạn hãy vui sống tới muôn đời". - Ðáp.

2) Thiên hạ sẽ ghi lòng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cõi địa cầu; và toàn thể bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong lòng đất sẽ tôn thờ duy một Chúa. - Ðáp.

3) Miêu duệ con sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: "Ðiều đó Chúa đã làm". - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 147, 12a và 15a

Alleluia, alleluia! - Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa, Ðấng đã sai lời Người xuống cõi trần ai. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 14, 15-24

"Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ, và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

 

Khi ấy, một người đồng bàn thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Phúc cho kẻ sẽ được ăn tiệc trong nước Thiên Chúa". Người phán cùng kẻ ấy rằng: "Có một người kia dọn tiệc linh đình, và đã mời nhiều thực khách. Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi. Nhưng mọi người đồng thanh xin kiếu. Người thứ nhất nói với ông rằng: "Tôi mới tậu một thửa ruộng, tôi cần phải đi xem đất, nên xin ông cho tôi kiếu". Người thứ hai nói: "Tôi mới mua năm đôi bò, và tôi phải đi thử chúng, nên xin ông cho tôi kiếu". Người khác lại rằng: "Tôi mới cưới vợ, bởi đó tôi không thể đến được".

"Người đầy tớ trở về thuật lại những điều đó cho chủ mình. Bấy giờ chủ nhà liền nổi giận, bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy cấp tốc đi ra các công trường và các ngõ hẻm thành phố mà dẫn về đây những người hành khất, tàn tật, đui mù và què quặt". Người đầy tớ trở về trình rằng: "Thưa ông, lệnh ông ban đã được thi hành, thế mà hãy còn dư chỗ". Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: "Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

 

Suy Nguyện Lời Chúa: MỜI BẠN VÀO DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI

 

                    Lòng Thương Xót Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ

 

Hôm nay, Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên Quanh Năm, Thánh ký Luca thuật lại cho chúng ta trong Bài Phúc Âm của ngài về bữa tiệc mời và thái độ đáp ứng của khách được mời.

 

Chúng ta nên nhớ rằng, Bài Phúc Âm hôm nay tiếp theo Bài Phúc Âm hôm qua và 2 Bài Phúc Âm cuối tuần trước, những Bài Phúc Âm ở nửa đầu của Đoạn 14 này cho biết rằng Người đang tham dự bữa ăn ở nhà của một trong những người lãnh đạo nhóm biệt phái, một môi trường hiếm quí Người muốn lợi dụng để có thể tỏ mình ra cho riêng thành phần hầu như toàn biệt phái lúc ấy. 

 

Theo thứ tự của các Bài Phúc Âm này thì đầu tiên, ở Bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần trước, Người đã dạy cho thành phần thông luật, giữ luật và dạy luật một cách duy luật này về ý nghĩa nhân bản đích thực của bản chất luật, bằng cách chữa lành nạn nhân bị thủy thủng ngay trong ngày hưu lễ và tại nhà của gia chủ biệt phái. 

 

Sau đó, ở Bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước, Người dạy cho thành phần biệt phái ham danh đầy khoe khoang này về thái độ họ cần phải có khi họ được mời đến dự tiệc nơi công cộng, ở chỗ "hãy đi mà ngồi vào chỗ cuối cùng" ở chỗ sẵn sàng chấp nhận bất cứ chỗ nào đã ấn định cho mình, chứ không phải "hãy chọn chỗ cuối cùng mà ngồi", tức những gì theo ý riêng chủ quan đầy tham vọng của mình.

 

Rồi trong Bài Phúc Âm hôm qua, Thứ Hai, cũng liên quan đến bữa ăn, Người trực tiếp ngỏ cùng gia chủ biệt phái mời Người hôm ấy về tinh thần mà ông cần có trong việc mời mọc khách đến tham dự tiệc tùng do ông khoản đãi, ở chỗ, đặc biệt là mời những ai không thể nào đền đáp lại lòng tốt của ông.

 

Cũng lợi dụng bối cảnh của một bữa ăn hôm ấy và chẳng những theo tư cách là khách tham dự (như Bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần trước), mà còn theo tư cách của người đãi tiệc (như Bài Phúc Âm hôm qua), hôm nay, qua Bài Phúc Âm theo ngày, và lợi dụng câu hỏi của "một người đồng bàn thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Phúc cho kẻ sẽ được ăn tiệc trong nước Thiên Chúa'", Người đã nói đến cả 2 vế: vế người đãi tiệc lẫn vế khách được mời.

 

Về vế người đãi tiệc, Bài Phúc Âm hôm nay cho biết Chúa Giêsu đã tiếp tục dùng dụ ngôn mà dạy như thế này: "Có một người kia dọn tiệc linh đình, và đã mời nhiều thực khách. Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi".

 

Về vế của khách được mời, Bài Phúc Âm cho biết phản ứng của "mọi người" trong họ, nại đủ những lý do riêng tư chính đáng của họ như sau: "Nhưng mọi người đồng thanh xin kiếu. Người thứ nhất nói với ông rằng: 'Tôi mới tậu một thửa ruộng, tôi cần phải đi xem đất, nên xin ông cho tôi kiếu'. Người thứ hai nói: 'Tôi mới mua năm đôi bò, và tôi phải đi thử chúng, nên xin ông cho tôi kiếu'. Người khác lại rằng: 'Tôi mới cưới vợ, bởi đó tôi không thể đến được'".

 

Trước thái độ có vẻ coi thường của khách được mời, của "mọi người", của tất cả mọi khách được vinh dự mời như thế, khiến cho bữa tiệc thịnh soạn của mình dọn ra chỉ để đãi khách như bị ế ẩm như thế, người đãi tiệc đã tỏ thái độ ra sao, Bài Phúc Âm hôm nay đã thuật lại như sau: 

 

"Người đầy tớ trở về thuật lại những điều đó cho chủ mình. Bấy giờ chủ nhà liền nổi giận, bảo người đầy tớ rằng: 'Anh hãy cấp tốc đi ra các công trường và các ngõ hẻm thành phố mà dẫn về đây những người hành khất, tàn tật, đui mù và què quặt'. Người đầy tớ trở về trình rằng: 'Thưa ông, lệnh ông ban đã được thi hành, thế mà hãy còn dư chỗ'. Ông chủ lại bảo người đầy tớ rằng: 'Anh hãy ra ngoài đường ngoài ngõ và cố ép người ta vào cho đầy nhà tôi. Vì tôi bảo cho các người biết: không một ai trong những kẻ đã được mời, sẽ được nếm bữa tiệc của tôi'".

 

Ở đây, trong dụ ngôn của Chúa Giêsu về người đãi tiệc và khách được mời này có ít là hai điều cần chú ý, nhờ đó có thể biết được ẩn ý của dụ ngôn, nghĩa là biết được dụ ngôn này ám chỉ về ai, điều chú ý thứ nhất liên quan đến phía khách được mời và điều chú ý thứ hai liên quan đến phía người đãi tiệc.

 

Về phía khách được mời, dụ ngôn cho biết là "mọi người đồng thanh xin kiếu" và thành phần "mọi người" đây phải chăng ám chỉ chung dân do Thái, cho đến nay, họ vẫn từ chối tham dự bữa tiệc Nước Trời được Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ dọn ra cho họ và mời họ đầu tiên, bằng cách, cho đến nay họ vẫn chưa chấp nhận Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai của họ?

 

Về phía người đãi tiệc, dụ ngôn cho thấy thái độ của người này tỏ ra trước phản ứng bất lợi của khách được mời, một thái độ rất tuyệt vời trong việc giải quyết theo chiều hướng biến dữ thành lành. Ở chỗ, người đãi tiệc này đã mời đủ mọi loại khách xa lạ khác đến tham dự thay chỗ cho đám khách quí thân quen trước đó, một thái độ được tỏ ra đúng như những gì Chúa Giêsu đã dạy cho gia chủ biệt phái trong bài Phúc Âm hôm qua trong việc mời khách thì mời thành phần không thể đáp trả. 

 

Đám khách xa lạ được mời đến sau để thay chỗ cho nhóm khách được mời đến trước nhưng từ chối đó là ai, nếu không phải là thành phần dân ngoại, thành phần, như Thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại, đã nhận định trong Bài Đọc 1 Thứ Bảy tuần trước: "một phần dân Israel cứng lòng mãi cho đến khi toàn thể Dân ngoại nhập giáo, và bấy giờ toàn thể Israel cũng sẽ được cứu độ", cũng như trong Bài Đọc 1 Thứ Hai hôm qua: "Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin nên anh em được thương xót, cũng thế, nay họ không tin, vì Thiên Chúa muốn tỏ lòng thương anh em mà họ cũng được xót thương".

 

Nghĩa là, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, Ngài muốn cứu độ tất cả mọi người (xem 1Timôthêu 2:4) chứ không riêng gì dân Do Thái hay chỉ có dân ngoại, mà là cả hai, theo đường lối khôn ngoan nhất của Ngài để nhờ đó Ngài có thể tỏ lòng thương tất cả mọi người (xem Roma 11:32), và cũng nhờ đó mọi người được Ngài cứu độ đều phải công nhận rằng ơn cứu độ của họ là do họ được Thiên Chúa thương mà thôi. 

 

Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô đã cho chúng ta biết về "bữa tiệc trong Nước Thiên Chúa" và "mọi sự đã dọn sẵn sàng" cho thành phần được Bài Đáp Ca hôm nay nhắc tới, một bữa tiệc được dọn ra "trước mặt những người tôn sợ Chúa", vì họ là thành phần "cơ bần", chỉ biết trông cậy vào Chúa thôido đó cũng chỉ có họ mới cảm nhận được giá trị cao quí của bữa tiệc ấy, đối với thân phận bất xứng của mình, nên không dám khinh chê, giống như thành phần khách ưu tiên được mời trước họ, và vì thế nên họ "sẽ ăn và được no nê", như thế này:

 

1- "Bữa tiệc trong Nước Thiên Chúa" đây ở nơi Vị Thiên Chúa làm người: "Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm".

 

2- "Mọi sự đã dọn sẵn sàng" đây là ở nơi cuộc Vượt Qua của vị Thiên Chúa làm người này: "Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

TN.XXXIL-3.mp3  

 

 

 

 Thánh Martinô đệ Porrès, tu sĩ

 

 

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to ltxc-td5+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFgVNyDaBgBNc44ynV7f7LLU8FqE2NMCUmUiC0DmKZp55Q%40mail.gmail.com.

 
 

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Oct 10 at 10:29 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    HÃY TẠ ƠN CHÚA VÌ BẠN ĐANG SUNG SƯỚNG HẠNH PHÚC HƠN NHIỀU NGƯỜI...
     
    Hãy tạ ơn Chúa nếu như đêm nay bạn có chiếc nệm êm để nằm vì đêm nay còn có rất nhiều người phải tựa vào đất để ngã lưng.
    Hãy tạ ơn Chúa nếu như đêm nay bạn có chiếc chăn ấm để đắp vì còn rất nhiều người đêm nay phải chịu cảnh lạnh lẽo khi màn đêm buông xuống.
    Hãy tạ ơn Chúa nếu như đêm nay bạn có mái nhà dù nghèo nhưng che được mái đầu của bạn vì đêm nay còn rất nhiều người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất.
    Hãy tạ ơn Chúa vì đêm nay bạn được về nhà bình an để đoàn tụ gia đình vì đêm nay có rất nhiều người sáng nay đi làm nhưng đêm nay không còn cơ hội để trở về nhà đoàn tụ với gia đình.
    Hãy tạ ơn Chúa vì hôm nay bạn còn được thở được khỏe mạnh vì rất nhiều người trong giờ phút này đang hấp hối, đang tranh giành từng phút giây để giữ lại mạng sống mình.
    HÃY Tạ ơn Chúa vì tất cả.Nhưng hãy nhớ cầu nguyHãy tạ ơn Chúa vì tất cả.
    Nhưng hãy nhớ cầu nguyện cho tất cả những ai giờ đây đang kém may mắn hơn mình.
    AT
    Giáo xứ Cần Giờ - DCCT