14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -HẪY SÁM HỐI ĐÓN NHẬN LCTX

 

  •  
    nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Fri, Aug 14 at 1:55 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    HÃY SÁM HỐI ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
     
    Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha có một tượng thánh giá rất đặc biệt: Chúa Giêsu chỉ chịu đóng đinh có một tay trái và hai chân, tay phải rời khỏi lỗ đinh và đưa ra phía trước trong tư thế như đang ban phép lành.
     
    Chuyện kể rằng, một lần, tại nhà thờ này có một tội nhân đến xưng tội. Đối với một tội nhân có quá nhiều tội nặng như anh ta, vị linh mục rất nghiêm khắc và ngăm đe nhiều điều. Nhưng chứng nào tật đó, ra khỏi tòa giải tội ít lâu, hối nhân lại tiếp tục sa ngã.
    Rất nhiều lần như thế. Cuối cùng, vị linh mục đành răn đe: "Tôi không muốn anh vấp lại những tội như thế nữa. Đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh.
     
    Hối nhân ra khỏi tòa giải tội mà lòng trĩu nặng và đau khổ. Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội, và xưng cũng cùng những tội nặng y như những lần trước. Vị linh mục dứt khoát: "Anh đừng có đùa với Chúa. Tôi không tha!".
    Thật lạ lùng ! Ngay lập tức, vị linh mục cùng hối nhân đều nghe có tiếng thì thầm phía bên trên. Từ cây thánh giá, bàn tay phải của Chúa Giêsu được rút ra khỏi lỗ đinh và ban phép lành cho hối nhân. Vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy nói với chính mình:
     
    "Ta là người đổ máu ra cho người này chứ không phải con".
     
    Kể từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu không gắn vào thánh giá nữa, nhưng vẫn giữ tư thế đang ban phép lành, như không ngừng mời gọi: "Hãy trở về với Ta, các ngươi sẽ được tha thứ".
     
    Hình ảnh Chúa Giêsu trên thập giá đang ban phép lành và ơn tha thứ cho tội nhân như một biểu tượng về lòng thương xót của Chúa. Đồng thời, chúng gợi nhớ trong ký ức chúng ta về một câu nói của Đức Phanxicô:
     
    “Thiên Chúa không bao giờ biết mệt mỏi khi tha thứ, chính chúng ta là kẻ cảm thấy mệt mỏi khi cầu xin lòng thương xót của Người".
    (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 3).
     
    Quả thật, lòng thương xót của Người lớn hơn mọi tội lỗi thế gian cộng lại. Thế mà đôi khi chúng ta đã thất vọng vì lòng thương xót ấy. Nếu Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi, chúng ta cứ việc phạm tội vì lòng thương xót của Người thật vô bờ sao ?
    -------------
     
    Chuyện kể rằng có một bé gái chừng 12 tuổi đến tòa cáo giải để xưng thú tội với một linh mục. Em xưng: con đã hái trộm 2 quả ổi ở nhà hàng xóm. Sau khi khuyên bảo hối nhân, vị linh mục ra việc đền tội: “Con đọc hai kinh Kính Mừng”. Nghe xong, em nói với cha giải tội: “Xin cha cho con được phép đọc 3 kinh luôn, vì nhà ấy còn một quả ổi nữa, ngon lắm !”…
     
    Chúng ta cũng thường hay vướng vào lỗi này như em bé kia. Chúng ta vẫn chưa chừa tội cho đủ và còn dính bén dịp tội. Đôi khi, những yếu tố này khiến ta trì trệ trong đời sống tâm linh. Vấn nạn này sẽ được hướng dẫn từ thánh Inhaxiô, Tổ Phụ dòng Tên, khả dĩ giúp chúng ta vượt qua phần nào.
     
    Có 3 yếu tố cần xét đến trong một lần kiểm điểm hằng ngày: đối tượng, không gian và thời gian. Chúng ta sẽ phân tích từ ví dụ vừa nêu:
     
    -Đối tượng: trái ổi.
     
    -Không gian: tại nhà hàng xóm.
     
    -Thời gian: sau khi đi học về.
     
    Một khi đã xác định rõ các giới hạn trên, chúng ta cần đưa ra một quyết tâm hầu tránh tái phạm việc hái trộm ổi này.
     
    Những lập luận cần phải có khi chúng ta xét đến vấn đề dựa trên luật luân lý. Hái ổi trộm của người khác là phạm đến đức công bằng; điều này không được phép. Từ đó, nó giúp chúng ta ý thức việc tôn trọng của cải người khác, và tôi chỉ được hưởng dùng những gì của mình. Thế nên, sau khi đi học về, tôi phải ý thức rằng mình đã phạm lỗi lần trước vào thời điểm này, và cần tránh xa dịp tội. Mà dịp tội tôi cần tránh đó là cây ổi nhà người hàng xóm. Vậy khi đi ngang qua nhà hàng xóm, tôi phải thận trọng về việc bản thân có nguy cơ hái trộm ổi… Nhờ đó, chúng ta sẽ sáng suốt và ý thức hơn khi đối diện trước một cám dỗ.
     
    Sau khi đã cố gắng suy xét mọi góc cạnh của vấn đề mà vẫn còn sa sẩy, đó là phần yếu đuối của con người. Điều quan trọng là Chúa không nhìn đến kết quả của chúng ta mà Ngài đón nhận và chúc lành những cố gắng bản thân. Biết đâu qua chiến thắng, chúng ta hóa ra kẻ kiêu ngạo, lại vướng mình vào một thứ tội khác nguy hiểm hơn. Còn nếu khiêm tốn chấp nhận thân phận mỏng giòn của mình và phó thác cho lòng thương xót của Chúa, chúng ta lại tìm được sự bình an trong tâm hồn.
     
    Thực tế cho thấy tôi cứ tái phạm và xưng thú cùng một tội ấy từ khi mới lớn cho đến tuổi già. Chính việc xưng đi thú lại cùng một tội này đã khiến tôi mất kiên nhẫn và mệt mỏi khi kêu xin lòng thương xót Chúa. Việc xưng thú ấy có ích gì ?
     
    Trong tác phẩm Tiếp xúc với Thiên Chúa, cha Anthony de Mello đã trả lời vấn nạn này như sau: Mục đích chủ yếu của nhiệm tích hòa giải không phải là để tẩy trừ tội lỗi và khuyết điểm. Mục đích chủ yếu là để hòa giải tội nhân với Chúa, là để vươn đến một sự kết hợp sâu xa hơn nữa với Chúa, là để nhận lãnh dồi dào sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Và do đó, những tâm tình mà chúng ta mang theo khi đến lãnh nhận bí tích này còn quan trọng hơn những tội lỗi chúng ta xưng thú, và những ơn sủng mà chúng ta lãnh nhận còn quan trọng hơn việc tẩy trừ các khuyết điểm (x. tr.228).
    Như thế, chúng ta đã rõ: việc nối kết lại tình thân với Chúa mới là động lực chính thúc đẩy chúng ta chạy đến tòa cáo giải. Điều sai lầm của con người thời đại là quá chú trọng đến những lỗi phạm và mang mặc cảm tội lỗi, trái lại, cần hướng về Chúa, Đấng như người cha nhân lành trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã kể, không ngừng đưa mắt dõi theo từng bước đường lầm lạc của chúng ta, ghi nhận từng nỗ lực cố gắng của chúng ta và sẵn sàng tha thứ trước khi chúng ta kêu xin lòng thương xót của Ngài.
     
    Thiết tưởng, hình ảnh Chúa Giêsu giang tay trên thánh giá để chúc lành và tha thứ cho tội nhân là biểu tượng đẹp nhất về lòng thương xót Chúa cho con người thời đại hôm nay, vốn mất dần cảm thức tội lỗi.
     
    Nơi đâu tội lỗi muôn ngàn
     
    Lòng thương xót Chúa muôn vàn chứa chan.
     
    EYMARD An Mai Đỗ, O.Cist.
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -GIÁM MỤC BÙI TUẦN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 4 at 9:59 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Xin Chúa ở cùng con

     

    1.

    Mấy ngày nay tôi đau đớn khác thường. Trong cơn đau đớn hầu như không còn sức chịu nổi, tôi đã kêu đến Ðức Mẹ, xin Ðức Mẹ thương xót cứu tôi.

    Tôi nghe Ðức Mẹ trả lời : “Xin Chúa ở cùng con”. Vắn tắt chỉ một lời đó, tôi hiểu phải làm gì. Tất nhiên tôi xin Chúa đến cùng tôi.

    2.

    Khi Chúa đến ở cùng tôi một cách đặc biệt, tôi được Chúa cho cảm nghiệm những xúc động sau đây.

    3.

    Xúc động thứ nhất là tôi thấy Chúa xót thương những người khổ đau, nghèo túng, bị bỏ rơi. Chúa nhận vào mình những nỗi đau của họ. Ðó là một sự cảm thông lạ lùng chứng tỏ Chúa là tình yêu thương xót.

    4.

    Xúc động thứ hai là Chúa coi những ai xót thương những người khổ đau, nghèo túng bị bỏ rơi, như xót thương chính Chúa. Nếu ai muốn gặp Chúa, thì hãy đến với những kẻ khổ đau, nghèo túng bị bỏ rơi. Họ chính là địa chỉ Chúa hẹn gặp họ.

     

    5
    Xúc động thứ ba là khi tôi được Chúa chia sẻ cho tình cảm xót thương của Chúa dành cho những người khổ đau nghèo túng cô đơn, thì tôi được thúc bách hãy làm cho họ những sự họ đang cần nhất..

     

    6.

    Việc họ cần, đó là hãy cầu nguyện cho họ. Lời cầu nguyện có sức nâng đỡ họ. Bởi vì nhiều lúc họ đuối lắm. Lời cầu nguyện cho họ thực ra cũng là cầu nguyện cho chính tôi. Chính tôi cũng rất cần người khác cầu nguyện cho tôi, vì tôi quá mệt mỏi.

    7.

    Xúc động thứ bốn là Chúa cho tôi cảm nhận được một sự thực rất đau lòng này, đó là số người khổ đau, nghèo túng, cô đơn, bị bỏ rơi hiện nay là rất đông. Có thể nói hạng người đó đang tăng lên từng ngày, từng giờ, từng phút.

    Nếu tôi không làm gì cho hạng người đó được bớt đi, thì ít ra tôi đừng làm cho hạng người đó tăng lên. Có Chúa trong tôi, tôi mới dễ nhận ra những gì cần làm và những gì không nên làm trong tình hình phức tạp hiện nay.

    8.

    Văn phòng Ðức Thánh Cha mới cho biết là trong năm 2020 này, Ðức Thánh Cha sẽ không công du nước nào.

    Ai cũng cho quyết định của Ðức Thánh Cha là khôn ngoan. Bởi vì thông thường, Ðức Thánh Cha tới đâu sẽ có những quy tụ lớn. Thế mà quy tụ lớn lúc này là điều bị dị ứng gay gắt. Bởi vì có nguy cơ bị dịch bệnh lây lan, và không có cơ may tránh được nạn đói  khổ túng nghèo lúc này đang bùng nổ.

    Quyết định của Ðức Phanxicô thực có sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần.

     

    Tôi hết sức vui mừng, vì gương sáng của Ðức Phanxicô đang được nhiều nơi nhiều người tại Việt Nam noi theo.
    9.

     

    Phong trào lo cho nhiều người khổ đau, nghèo túng, cô đơn đang được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Không hề phô trương, nhưng âm thầm mà hữu hiệu.

    10.
    Tới đây, tôi mới hiểu thấm thía lời Ðức Mẹ dạy tôi: “chúc con được Chúa ở cùng con”.

    Ðược Chúa ở cùng tôi, đó là điều hạnh phúc nhất cho tôi. Ðôi lúc Chúa ẩn mình để thử thách tôi. Tôi rất đau đớn. Nhưng chính trong thử thách, tôi vẫn được Chúa đỡ nâng.

    11.

    Ðược Chúa ở cùng, tôi cảm thấy tôi có sự sống mới. Tuy tôi rất mong manh như chiếc bình sành dễ vỡ. Nhưng sự sống mới này đem lại sức mạnh mới cho tôi.

    12.

    Ðược Chúa ở cùng, tôi cảm thấy mình có sự sống lại. Tuy tôi như kẻ đã chết. Nhưng Chúa cho tôi sống lại.

    13.

    Ðược Chúa ở cùng, tôi cảm thấy có một điểm tựa vô cùng vững chắc. Chúa hứa: Ai mang gánh nặng nề hãy đến với Ta, Ta sẽ cho bổ sức cho (Mt 11, 28).

    Tin vào lời Chúa hứa, tôi đã đến với Chúa và đặt vào Chúa mọi gánh nặng của tôi. Và Chúa đã cho tôi được nhẹ nhàng một cách lạ lùng.

    14.

    Xưa, Tổng lãnh thiên thần Gabriel, khi đến truyền tin cho Ðức Mẹ, đã chỉ chào: “Chúa ở cùng Bà”. Từ đó, suốt cuộc đời dài, Chúa luôn ở cùng Mẹ. Nay, tôi cũng mong được như thế. Tôi cũng chỉ chúc cho mọi người được Chúa ở cùng. Bởi vì tôi tin: Ai được Chúa ở cùng sẽ được hạnh phúc. Tình hình lúc này là rất nghiêm trọng. Xin Chúa ở cùng mỗi người chúng ta. 
    ĐGM GB. BÙI TUẦN

    : “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CHÚA THƯƠNG NGƯỜI TỘI LỖI

Thiên Chúa không tiêu diệt người tội lỗi

Khi nhìn thấy chiến tranh, khủng bố, bạo loạn và tội ác xảy ra nhiều nơi trên thế giới thì có người tỏ ra bất mãn, oán trách Thiên Chúa và chua chát kêu lên: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa để cho bao nhiêu thảm cảnh đau lòng xảy ra như thế mà không ra tay can thiệp? Biết bao người vô tội bị áp bức đọa đày bởi phường gian ác mà tại sao Chúa không cứu giúp? Tại sao Thiên Chúa không quét sạch những người gây ra tội ác để cho nhân loại được thái bình?”

Dụ ngôn “Cỏ lùng trong ruộng lúa” được trích đọc hôm nay soi sáng cho chúng ta biết tại sao có tội ác xảy ra trên thế gian. Chúa Giê-su nói:

“Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.  Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!”

Qua dụ ngôn trên, Chúa Giê-su ví Thiên Chúa như chủ ruộng gieo vãi những hạt giống tốt vào ruộng mình, có nghĩa là Ngài đã dựng nên những con người có phẩm chất tốt lành trên thế gian. Trong khi đó, ma quỷ là kẻ thù nghịch với Thiên Chúa đến gieo cỏ lùng vào ruộng lúa, có ý nói ma quỷ gieo những mầm giống xấu xa, những ham muốn tội lỗi vào lòng dạ con người, khiến con người làm điều gian ác và thế là, chiến tranh, bạo loạn, tội ác… xảy ra khắp thế gian.

Trước thảm cảnh đau lòng đó, Thiên Chúa đã làm gì?

Ngài không thể còng tay người phạm tội, không bắt bỏ tù người gian ác, không tiêu diệt kẻ bạo tàn… vì làm như thế là không tôn trọng tự do con người. Tự do là phẩm tính cao quý nhất Thiên Chúa ban cho con người. Nhờ có tự do, con người trỗi vượt hơn tất cả mọi loài vật khác. Một khi đã ban tự do cho con người, Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng và không bao giờ lấy lại.

Cách duy nhất Thiên Chúa dùng để ngăn chặn con người ngừng làm hại nhau, đừng gây đau khổ cho nhau… là dạy cho họ biết rằng tất cả mọi người là anh chị em ruột thịt con cùng một Cha là Thiên Chúa nên phải xóa bỏ hận thù và phải yêu thương đùm bọc nhau.

Một khi người ta không vâng lời Chúa dạy, không giữ luật yêu thương thì Thiên Chúa vô cùng đau khổ, tan nát cõi lòng… mà không thể làm gì hơn.

Dụ ngôn “Cỏ lùng trong ruộng lúa” cũng cho ta biết rằng: Thiên Chúa không thể nhổ bỏ cỏ lùng làm hại lúa tốt trong ruộng, tức là không muốn diệt trừ phường gian ác làm hại người lành; Ngài “để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt…” (Mt 13,30).

Như thế, Thiên Chúa không tiêu diệt kẻ gian ác nhưng kiên nhẫn đợi chờ, đợi chờ họ hồi tâm và tỉnh ngộ, để nhận ra mọi người là anh chị em một nhà con cùng một Cha… Nhờ đó, hận thù sẽ được xóa bỏ, ghen ghét sẽ bị đẩy lùi, hòa bình và yêu thương sẽ ngự trị trong tâm hồn mọi người…

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã ban cho chúng con tự do vì chỉ khi có tự do, chúng con mới thật sự là người có phẩm giá cao đẹp, mới xứng đáng là hình ảnh của Chúa.

Chúa cũng không bao giờ tước đoạt tự do mà Chúa đã thông ban cho chúng con vì không muốn chúng con sống như người máy, như nô lệ.

Xin cho chúng con không bao giờ dùng tự do để làm điều ác, nhưng biết sử dụng tự do để làm lành, lánh dữ, nhờ đó chúng con trở thành người có phẩm chất cao đẹp và đạt được hạnh phúc muôn đời.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng Mát-thêu (13, 24-43)

24 Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? ” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó! ” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không? ” 29 Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”
31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.”
33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
34 Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn,35 hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”37 Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người.38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jul 19 at 12:40 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    TÔI ĐÃ THẤY CHÚA, ĐẤNG TÔI YÊU

    Luca đoạn 2 từ câu 25 – 30, môn đồ của Chúa, thánh Luca  kể chuyện tại Thành Giê ru sa lem có một người công bình đạo đức tên là Si mê ôn. Ông được Đức Thánh Linh báo cho biết mình sẽ không chết trước khi thấy Đấng Cứu Chuộc. Một hôm người vào đền thờ, cha mẹ Đức Chúa Giê-xu cũng vào đền thờ dâng con và làm theo điều mà luật pháp Môi se đã dạy, Si mê ôn ẵm bồng Chúa trên tay, ngợi khen Đức Chúa Trời: “Lạy Chúa, bây giờ xin cho tôi tớ Chúa qua đời bình an vì con mắt tôi đã thấy sự cứu chuộc của Ngài”.

    Khi đọc đến câu nầy, tôi bỗng nghĩ đến mình hiện cũng cao tuổi như cụ Si mê ôn, đến bây giờ mới được thấy Chúa.

    Tôi thấy Chúa, nghĩa là thấy Chúa sống trong tâm hồn tôi. Tôi tin Chúa và được Chúa tái sanh đổi mới năm mười bảy tuổi, nhưng khi lớn lên, đi làm, sống gần thế gian, bị tiêm nhiễm ít nhiều, bị cám dỗ lo chuyện đời nhiều hơn, và không còn yêu Chúa nhiều như trước nữa. Tôi vẫn đi nhà thờ, vẫn học Kinh thánh giỏi, nhưng đó chỉ là bên ngoài, còn thật trong lòng không có tinh thần thờ phượng, không chú tâm nghe lời Chúa để làm lương thực nuôi linh hồn mình. Lại có nhiều thói hư tật xấu mà không nhận ra. Mãi cho tới hôm nay, lúc về già mới được Chúa nhắc nhở để tỉnh thức. Chúa đã mở mắt cho tôi thấy được tội lỗi, thấy cái sai trái của mình trong những năm tháng đã qua.

    Đi nhà thờ ngày hôm nay mới có ý nghĩa đối với tôi. Tôi tập trung nghe giảng, nhìn ra được tội lỗi của mình, ăn năn và xin Chúa tha thứ. Tôi đã cầu xin Chúa đóng đinh xác thịt, đóng đinh sự ham muốn của mình trên thập tự giá. Chúa đã mở đường cho tôi bước ra khỏi tối tăm mà đến với Ngài. Tôi nhìn thấy Chúa trong khi đọc Kinh Thánh. Chúa dạy tôi “chớ tham tiền, hãy lấy điều mình có làm đủ. Chớ yêu thế gian cũng đừng yêu những vật ở thế gian”, tôi vâng lời Chúa, làm theo điều Ngài dạy.

    Tôi đã thấy Chúa trong khi cầu nguyện. Sáng thức dậy tôi nói chuyện với Chúa ngay, tôi thấy gần Chúa hơn trong sự cầu xin, sự cảm tạ. Khi tôi lo buồn, Chúa nhắc nhở “chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự, hãy bền lòng cầu nguyện và nài xin”. “Hỡi những kẻ mỏi mệt và gánh nặng, hãy đến cùng ta ,ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”. Lúc nầy đây, khi đã và đang được nghỉ ngơi, không phải lo cho cái ăn cái mặc nữa, tôi có thời gian cầu nguyện nhiều. Hết giờ cầu nguyện thì đọc Kinh thánh để biết ý Chúa. Chúa dạy có lời Chúa trong lòng mới thắng được cám dỗ, nên tôi cám ơn Chúa cho tôi nhìn thấy Ngài mỗi ngày. Tôi biết Ngài ở cùng tôi.

    Tôi đã gặp Chúa, Đấng tôi yêu.

    Trên đây là những điều tôi nhận được. Những lúc buồn vui tôi đều có Chúa ở cùng, xin chia sẻ cùng các bạn.

    Các bạn thân mến trong Chúa Giê xu Chrit,

    Cuộc hành trình theo Chúa của tôi từ khi tin Chúa tới hôm nay, giống như cuộc hành trình của dân Y sơ ra ên từ xứ Ê díp tô vào xứ Ca na an, miền đất hứa. Kinh Thánh kể sau khi Gia cốp và các con qua đời hết rồi, hậu tự của Gia cốp vẫn còn sống trong xứ Êdip tô, họ rất khỏe, lại sanh sản nhiều, nên dân Ê díp tô rất sợ. Vì thế vua xứ Ê díp tô là Pha ra ôn đã bắt dân Y sơ ra ên phải làm lụng cực nhọc để không còn đủ sức. Đã bị hà hiếp, vua còn ra lịnh cho các bà mụ nếu thấy họ sanh con gái thì để cho sống, nhưng nếu là con trai thì đem liệng xuống sông. Dẫu vậy, lúc đó vẫn có một người sanh một người con trai đem giấu đi được ba tháng. Nhưng đến lúc không thể giấu lâu hơn nữa, bà đã dùng một cái rương mây trét chai, đặt con mình trong đó rồi thả xuống sông, dưới một đám sậy. Có lẽ bà đoán biết rằng công chúa Êdíp tô thường ra tắm sông, đã cố ý để công chúa nhìn thấy đứa trẻ. Và thật như điều bà nghĩ, khi công chúa ra tắm, tò mò giở rương ra xem. Nhìn thấy đứa trẻ dễ thương, công chúa có ý định đem về nuôi.  Với sự sắp xếp của mẹ đứa bé, chị của nó đến gần hỏi nếu công chúa muốn nuôi thì sẽ có người làm vú nuôi. Công chúa bằng lòng. Từ đó đứa trẻ được nuôi lớn bằng chính giòng sữa của mẹ ruột mình và được trưởng thành trong sự bảo bọc của công chúa. Đứa trẻ đó là ông Môi se. Sau nầy Chúa đã dùng ông dẫn dắt dân Ý sơ ra ên vào đất hứa. (Xin mời đọc thêm sách Giô xuê để biết thêm câu chuyện thật lý thú này).

    Kinh Thánh cho biết Ê díp tô là hình bóng của thế gian. Trước khi tin Chúa, chúng ta sống với thế gian đầy dẫy những điều không vui,  những bất an, và phần tâm linh của chúng ta luôn luôn bị khốn khổ, dày vò. Có đôi khi có tiền vẫn không thấy thỏa lòng. Có khi buồn lại không hiểu vì sao mình buồn.

    “Mắt ta vui, nhưng dạ ta sầu

    Miệng ta cười nhưng lòng ta khóc

    Phố đông người, ta vẫn thấy cô đơn”

    Trở lại câu chuyện lúc dân Y sơ ra ên kêu van cùng Đức Chúa Trời về sự đau khổ của mình, Ngài đã dùng Môi se và em là A rôn dẫn dắt họ ra khỏi xứ Ê díp tô, nhưng vua Pha ra ôn không bằng lòng. Kể cả lúc Chúa bắt xứ họ gặp nhiều tai vạ, vua vẫn cứng lòng. Mãi đến tai vạ thứ mười, vua mới đồng ý để họ đi, tuy nhiên vẫn cho người đuổi theo dân Y sơ ra ên đến tận Biển Đỏ.

    Khi tin Chúa, chúng ta cũng bị ma quỉ tìm đủ mọi cách hại cho chúng ta ngã lòng như vậy. Nếu không có sự che chở, giữ gìn của Chúa, chắc chắn sẽ không bao giờ cảm thấy bình an. Như dân Ysơ ra ên đã được Chúa rẽ nước để vượt qua Biển Đỏ như đi trên đất khô, trong khi dân Ê díp tô thì bị chìm chết hết.

    Nhưng cũng như dân Y sơ ra ên thuở trước, nhiều lúc đối diện với khó khăn, thiếu thốn, chúng ta cũng đã than trách Chúa chẳng khác gì sau khi vượt khỏi Biển Đỏ, dân Y sơ ra ên được Môi se đưa vào đồng vắng Si nai, được Ngài che chở vẫn than trách, vẫn lằm bằm Môi se đã đưa họ đi để gặp cảnh khổ. Và mặc cho Chúa gìn giữ, ban đêm cho trụ lửa, ban ngày cho trụ mây và bánh ma na từ trời rớt xuống để ăn, lại ban cho Môi se phép mầu dùng gậy đập hòn đá để nước phun ra thành nước uống, dân Y sơ ra ên khi xưa vẫn cùng nhau lột hêt vòng vàng đưa cho A rôn, yêu cầu ông đúc hình con bò vàng để thờ và cầu khẩn hình tượng ấy mà quên mất Chúa.

    Chúa nói “của cái ngươi ở đâu thì lòng người ở đó”. Ngày xưa dân Chúa phạm tội như thế nào thì ngày nay chúng ta cũng giống hệt như họ. Cũng đã say mê những điều sẽ chóng qua đi, cũng đặt chúng lên hơn Chúa, cũng đắm chìm trong những điều Chúa không ưa thích. Những ham muốn như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, danh vọng…, mà chúng ta đã để chúng choán hết, đến nỗi không còn chỗ cho lời Chúa ở trong lòng, thì có hơn gì sự thờ hình tượng. Xưa dân sự Chúa đã phải đi lòng vòng trong đồng vắng đến bốn mươi năm vẫn không vào được đất hứa thì ngày nay chúng ta cũng tái đi tái lại những tội đã phạm trước mặt Đức Chúa Trời.

    Người tin Chúa phải giống như dân được dẫn qua giòng sông Giô đanh, được vào đất của Ngài. Tin Chúa, chúng ta được tái sanh, được đổi mới, nhưng chúng ta phải nhờ Chúa giúp sức để đánh thắng được ma quỉ vẫn cám dỗ chúng ta mỗi ngày. Êsai 59:1- 2 có nói “nầy, tay Đức Giê hô va chẳng trở nên ngăn mà không cứu được, tai Ngài cũng chẳng nên nặng nề mà không nghe được đâu. Áy là vì sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời, và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi đến nổi Ngài không nghe các ngươi nữa”

    Thưa các bạn, chúng ta là con người xác thịt yếu đuối không làm trọn được ý Chúa muốn. Chúng ta cũng không thể tự mình giúp mình tốt hơn trước mặt Ngài. Mà phải nhờ ơn Chúa thêm sức mới đi trọn được con đường của minh.

    Các bạn đã gặp Chúa chưa? Xin hãy cùng tôi nhớ lại trong đời sống tâm linh mình, còn có điều gì làm ngăn trở, còn có điều gì cay đắng buồn phiền là những hòn đá cản chân không cho chúng ta gặp Chúa, hãy cầu nguyện để Ngài cất đi. Có như vậy chúng ta mới được bình an. Dù gặp hoàn cảnh nào cũng bình an. Bình an trong mưa bão, binh an trong giông tố.

    Hôm nay tôi xin chia sẻ những gì tôi đã thấy, đã nhận được từ khi tin Chúa cho đến những ngày gần cuối đời mình. Ước mong các bạn có Chúa, được Chúa giữ gìn như tôi, dầu tôi đã chẳng ra gì trước mặt Ngài.

    HỒNG PHƯỚC
    Mùa Giáng Sinh năm 2015

     
     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THÂN THẾ CHÚA BAN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 23 at 2:07 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
    Bài chia sẻ đơn sơ nhưng giúp tín hữu hiểu sâu sát
     

     

    THÂN THỂ CHÚA BAN CHO BẠN
    HÃY LÀM SÁNG DANH CHÚA
     
    "Vì chưng anh em đã được chuộc bằng GIÁ CAO rồi. Vậy, hãy LẤY THÂN THỂ MÌNH làm sáng danh Đức Chúa Trời. 1 Cô-rinh-tô 6:20
     
    Chúa dạy chúng ta hãy ngưng phạm tội DÂM DỤC, vì CƠ THỂ của chúng ta là ĐỀN THỜ của Đức Thánh Linh. Chúa không thể ngự trên một bàn thờ ô uế.
     
    "18 Hãy tránh SỰ DÂM DỤC. Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm dục, thì phạm đến chính thân thể mình.
     
    19 Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là ĐỀN THỜ của Đức Thánh Linh ĐANG NGỰ trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em CHẲNG PHẢI THUỘC về chính mình sao?" 1 Cô-rinh-tô 6:18-19 (Nghĩa là Anh em thuộc về Chúa.)
    Chúng ta không nên biến thân thể chúng ta thành công cụ cho việc ác .
    Rô-ma 6:13 
    - CHỚ NỘP CHI THỂ (THÂN THỂ) MÌNH CHO TỘI LỖI, 
    như là đồ dùng (công cụ) gian ác , 
    Nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là ĐỒ DÙNG [Công cụ] VỀ SỰ CÔNG BÌNH.

     

    MÔI MIỆNG

    Chúng ta dùng môi miệng để cá hát thờ phượng Chúa thì chớ nên dùng nó để nói những lời tục tiểu, lừa gạt, dối trá, châm biếm, trỉ trích và cố tình làm tổn thương người khác, loan truyền tin nhảm, vu khống, gây hận thù, v.v Một nguồn nước không thể chảy ra hai dòng nước trông và đục một lúc. Cũng vậy một là chúng ta không ca hát thờ phượng Chúa hai là chúng ta phải ngưng hẳn những việc không đẹp lòng Chúa.
    Chúng ta chỉ dùng môi miệng mình để gây dựng, dạy dỗ, khuyên răn, sửa trị, cổ động, khích lệ và làm chứng về Chúa cho người khác khi chúng ta ca ngợi Ngài.
    Người nào kềm giữ được môi miệng mình sẽ làm đẹp lòng Chúa và sẽ giữ được linh hồn mình

    ĐÔI MẮT

    Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, những tội lỗi xâm nhập tâm hồn chúng ta thường xuyên nhất là qua đôi mắt. Con người phạm tội đầu tiên cũng vì qua đôi mắt, thấy trái cấm đẹp mắt mà động lòng thèm muốn. Nếu cuộc đời có nhiều kẻ mù thì sẽ bớt đi nhiều kẻ trộm. Đôi mắt thường gợi lòng tham, sự ham muốn, thèm thuồng v.v Bao nhiêu người đàn ông sa ngã cũng vì đôi mắt. Nếu không điều khiển đôi mắt thì nó sẽ "tự động" dán vào mông, ngực, đùi... của những người nữ ăn mặc hở hang. Nếu chúng ta muốn nhìn xem khải tượng của Chúa, nhìn thấy những công việc Chúa làm và thấy được những cậm bẩy của ma quỉ thì chúng ta phải dâng đôi mắt mình cho Chúa và đừng để chúng tiếp tục phạm tội. Thà bị mù cả hai mắt còn hơn phải rơi vào địa ngục.

    LỖ TAI

    Nếu như chúng ta muốn lắng nghe tiếng Chúa, thì hãy dâng lỗ tai mình cho Chúa. Đừng dùng chúng để nghe nhạc suốt ngày, hoặc cấu kết với cập mắt mà xem phim tập quanh năm. Hãy dùng chúng để học hỏi thêm Lời Chúa, để lắng nghe lời khuyên bảo, để tâm sự cùng kẻ buồn và để nghe nhạc thánh.

    BÀN TAY

    Bàn tay chúng ta trước đây làm nhiều việc gian ác. Chúng ta đã từng dùng bàn tay mình làm công cụ cho ma quỉ. Từng cắp vặt, kẹo bánh, lấy thức ăn mà chưa được phép, lấy đồ chơi, mượn đồ không trả, dùng bàn tay để hại người khác, viết thơ phỉ báng, vẽ tranh bêu xấu, quậy phá, đập vỡ v.v Chúng ta nên dâng bàn tay mình cho Chúa để từ nay về sau chúng thuộc về Chúa, trở thành công cụ xây dựng vương quốc của Ngài. Dùng nó thay cho bàn tay của Chúa, để lau nước mắt cho người đang đau khổ, để an ủi người đau buồn, để trợ giúp cho những kẻ mồ côi và kẻ hóa bụa, để bưng nước cho người khát và để phân phát lời Chúa cho nhiều người. Chẳng hạn như phát truyền đạo đơn, share những bài truyền giảng trên facebook v.v

    BÀN CHÂN

    Đôi chân chúng ta trước đây thường dẫn chúng ta đi đến những nơi mà chúng ta "không nên đi". Mọi người tự biết mình đã đi đâu. Những chỗ ăn chơi xa dọa, đi thăm "vợ hàng xóm", đi xem bói khoa, đi chùa, v.v Nếu như vào chùa để giảng đạo cho tu sĩ thì không có gì sai, nhưng nếu như đi vì vui chơi thì nên tránh vì giống như chúng ta đang ủng hộ một đội banh A mà lại đi mặc y phục quảng cáo cho đội banh B đối lập. Hoặc đang là công dân của nước A nhưng lại tiếp tay cho nước B là nước của thù địch. Chúng ta dâng đôi chân mình cho Chúa để đi rao giảng tin lành. Phước thay cho những bàn chân bước đi rao giảng tin mừng về sự tha thứ của Chúa cho những tội nhân. Hãy tưởng tượng bạn bước vào một nhà tù khổng lồ đang nhốt đầy tù nhân chiến tranh như là tù nhân của Hít-le và rao báo rằng hôm nay họ được tự do thì họ sẽ mừng rỡ biết bao.

    HỆ SINH DỤC

    Tại sao tôi phải đề cập đến bộ phận này của cơ thể? Vì nó cũng có phần gây nên nhiều tội lỗi trên thế gian. Đa số những sự ham muốn tình dục phát sinh từ nó, nói đúng hơn là từ trí tưởng tượng của con người nhưng cũng là vì muốn đem lại sự thỏa mãn cho nó. Chúa tạo dựng hệ sinh dục để tạo hạnh phúc cho hôn nhân và để loài người sanh sôi nẩy nở, sinh sản và thống trị quả địa cầu. Thế mà loài người vứt bỏ cái gọi là "hạnh phúc" và chì dùng hệ sinh dục cho việc thỏa mãn và kiếm lợi. Đây là bộ phận mà chúng ta phải giữ cho vợ/chồng của chúng ta.

    CÁI BỤNG

    Cái bụng cũng có phần đóng góp vào tội lỗi, vì việc ăn uống mà chúng ta ghanh ghét nhau. Anh em mích lòng nhau. Chúng ta đôi lúc cần phải nhịn một chút thức ăn để chia sẽ cho người khác, qua đó mà tạo quan hệ tốt với họ. Chúng ta cũng nên tập kiêng ăn để có thể khống chế xác thịt và có thể chú trọng vào tâm linh. Nên nhớ nến ban đầu bà Ê-và và ông A-đam khống chế được cái bụng của họ thì có lẽ chúng ta không đến nông nỗi này.

    BỘ NÃO VÀ TÂM TRÍ

    Chúa rất cần sự tậm trung của chúng ta vào việc rao giảng Tin Mừng của Ngài. Thay vì chúng ta dùng tâm trí cho việc kiếm tiền, việc tạo danh lợi, việc tranh dua, việc giải trí. Chúng ta nên giao tâm trí mình cho Chúa làm chủ. Chúng ta sẽ không còn bị căng thẳng nữa, bị lo lắng nữa vì một khi chúng ta không còn tập trung vào việc đua đòi thì bỗng nhiên Chúa sẽ cất đi mọi áp lực khỏi tâm trí của chúng ta và thay thế vào đó Ngài ban cho chúng ta một niềm vui, một sự bình an và ý nghĩa cuộc sống.
    Nói chung chúng ta có thể và nên làm đẹp lòng Chúa và làm sáng danh Ngài qua cơ thể của chúng ta.
    "Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn (tâm trí), hết sức [hết mình] mà kính mến (yêu mến) Chúa là Đức Chúa Trời ngươi" Mác 12:30
    Amen
    Enoch Nguyen 

     

    -----------------------------