14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -ĐÁP TRẢ ƠN GỌI

ĐÁP TRẢ ƠN GỌI TÔNG ĐỒ

“Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”. Tôi thấy trong lời Chúa mời gọi các tông đồ xưa cũng chính là lời Chúa mời gọi chúng ta, những tông đồ của Chúa hôm nay. Vậy, để theo Chúa, người tông đồ cần sống tốt ba nhiệm vụ căn bản:

  1. Tinh thần nghèo khó.

Chúa chọn những ngư phủ đi theo Chúa. Họ là những người nghèo thực sự. Họ thuộc tầng lớp người “tay làm hàm nhai” đúng nghĩa. Họ cũng nghèo về học thức, về chữ nghĩa.

Điều quan trọng hơn, dù nghèo, các tông đồ theo Chúa không phải để có nhiều tiền hơn, đủ tiện nghi và sung túc hơn. Lời Chúa mời gọi không nhắm “theo Ta các ngươi sẽ nâng cao tay nghề, sẽ đánh bắt cá giỏi hơn, sẽ làm giàu…”, nhưng lại là: “Các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”.

“Lưới người” thì làm gì có tiền, làm sao có thể cải thiện cuộc sống? Một lời mời gọi khá lạ lùng, nhưng dù là phận nghèo, các tông đồ vẫn bỏ mọi sự mà vâng theo.

Như Chúa Giêsu, Đấng đến trần gian chọn cho mình lối sống “không có chỗ tựa đầu”, Đấng chấp nhận sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi, chúng ta phải tập cho mình lối sống nghèo khó ấy để chỉ một lòng toàn tâm xây dựng Nước Trời.

Hãy luôn khắc ghi: Ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.

  1. Nhanh chóng, không được do dự.

Lời mời gọi của Chúa Giêsu nhanh chóng được cả hai cặp anh em ruột: thánh Anrê và thánh Phêrô; thánh Giacôbê và thánh Gioan lắng nghe và thi hành. Từ nay họ không dừng lại ở nghề ngư phủ trên biển, trong nước, nhưng ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, Chúa lập tức xác định trách nhiệm của người được tuyển chọn: “Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”.

Mau mắn đáp trả lời Chúa gọi là thái độ luôn luôn cần thiết của từng người tông đồ của Chúa. Mau mắn đáp trả ơn gọi của Chúa là đi theo Chúa, là tự để mình gắn bó với Chúa, thuộc về Chúa, ở với Chúa.

Mau mắn đáp trả còn cho biết các môn đệ vui mừng, hân hoan, hãnh diện vì được Chúa gọi. Họ nôn nóng muốn chia sẽ ngay cuộc sống của Chúa, tâm tư của Chúa, công việc của Chúa, niềm vui và nỗi buồn của Chúa…

Một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Từ ngày được Chúa gọi, khám phá tình yêu của Chúa, cuộc đời các tông đồ rẽ sang hướng khác: vinh phúc hơn nhưng cũng khó khăn hơn; quan trọng hơn nhưng đòi hy sinh nhiều hơn. Từ nay, các tông đồ sẽ “lưới người”, chứ không chỉ “lưới cá”.

Thái độ đáp trả nhanh chóng không chút chần chừ, không so đo tính toán, không chậm trễ một khoảnh khắc nào của các tông đồ, đáng chúng ta học tập.

Mỗi chúng ta, nếu muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết, và được do dự, không tiếc rẻ quá khứ, không bao giờ “ngoái đầu nhìn lại”.

Chúa là gia nghiệp, là tất cả lẽ sống, là phần thưởng tốt nhất, mà người theo Chúa, một khi đã quyết theo, không được trì hoãn, nhưng vượt lên tất cả, dám hy sinh, dám cắt bỏ những thứ có thể cản bước trên đường theo Chúa để chỉ một mình Chúa là đích điểm cuối cùng phải đạt tới mà thôi.

  1. Biết từ bỏ.

Hai cặp anh em ruột: thánh Anrê và thánh Phêrô; thánh Giacôbê và thánh Gioan một khi quyết tâm theo Chúa, họ lập tức bỏ chài lưới, bỏ thuyền, bỏ người thân dứt khoát ra đi. “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người”, hoặc: ” Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người”.

Chúa Giêsu “không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Phil 2, 6-7). Như Chúa, người tông đồ của Chúa phải biết từ bỏ.

Theo Chúa, chúng ta không vương vấn, lưu luyến, hay có những thỏa hiệp thầm kín có thể tổn hại ơn gọi. Cần phải sắp xếp hay dứt khoát gác lại những tương quan, những ràng buộc đến từ gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp…

Nhất là hấp dẫn của thú vui, hưởng lạc, khiến ta “vừa theo Chúa” lại muốn “ngoái lại đàng sau”, càng phải hết sức cảnh giác, cắt tỉa, hy sinh mạnh mẽ, hy sinh đến cùng, chỉ một chọn lựa duy nhất của đời mình là Chúa thôi.

Người tông đồ luôn lưu ý: “Từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng”. Họ phải luôn khắc ghi lời Chúa hứa: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10, 28-31).

Nguyện xin Chúa trợ giúp để từng người nên tông đồ can đảm theo Chúa, dấn thân cho sự phát triển Nước Trời đến cùng, đến khi tàn hơi kiệt lực mà thôi.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
18:39
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CHÚA MUỐN TÔI LÀM GÌ?

 

  •  
    nguyenthi leyen
    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI
     
    Tue, Jan 19 at 10:00 PM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TÌNH YÊU MUỐN CHÚNG TA LÀM GÌ LÚC NÀY?

     

    Tất cả chúng ta đều được kêu gọi tự vấn mình cùng một câu hỏi rằng: trước những chuyện hiện giờ, tình yêu muốn mình làm gì đây?

     

    “Hoàn toàn có thể cho rằng chúng ta tạo nên Thiên Chúa theo hình ảnh mình, khi mà (chúng ta muốn) hóa ra Chúa ghét mọi người chúng ta ghét”. Anne Lamott
     

    Những lời này đáng để suy ngẫm, khi nhìn vào mọi mặt của sự phân rẽ chính trị và tôn giáo thời nay. Chúng ta đang sống trong sự chia rẽ đầy cay đắng. Từ các viên chức chính phủ cho đến bàn ăn trong gia đình, có thể thấy được một sự căng thẳng và chia rẽ về chính trị, tôn giáo và những sự thật tùy biến đến độ vô lý lố bịch.

    Đáng buồn thay, những chia rẽ này lại khơi lên những gì xấu xa nhất trong tất cả chúng ta. Sự lễ độ đã rạn vỡ và cùng với nó là một thứ gì đó minh họa rõ ràng định nghĩa trong Kinh thánh về “ma quỷ”, nói cụ thể chính là, sự vô lễ, thù ghét, và xem người ta là ma quỷ, ngày càng lan rộng. Tất cả chúng ta giờ thiển cận tự mãn cho rằng Chúa ghét hết tất cả những người mà chúng ta ghét. Sự phân cực trong cuộc bầu cử mới đây ở Hoa Kỳ, vụ tấn công chiếm điện Capitol, những tranh cãi luân lý và tôn giáo đầy chua cay về phá thai, và việc mất đi khái niệm về sự thật, tất cả những điều này làm rõ rằng sự khiếm nhã, thù ghét, vô lễ và sự thật tiện dụng đang thống trị thời này.

    Chúng ta sẽ đi về đâu đây? Tôi là thần học gia, không phải chính trị gia hay nhà phân tích xã hội, nên những ý kiến của tôi thiên về cương vị môn đệ kitô giáo và sự trưởng thành nhân văn căn bản hơn là về các phản ứng chính trị. Trong mặt tôn giáo, chúng ta sẽ đi về đâu đây?

    Có lẽ để tìm hiểu cách phản ứng hợp lý trong kitô giáo, chúng ta nên đặt vấn đề như thế này: trong một thời như thế này, yêu thương nghĩa là gì? Yêu thương nghĩa là gì trong một thời mà người ta không còn nhất trí rằng cái gì là sự thật? Làm sao chúng ta lễ độ và lịch sự khi cảm thấy không thể nào tôn trọng những người bất đồng với mình?

    Để làm rõ một vấn đề quá phức tạp, đôi khi nên thực hiện bằng Via Negativa, nghĩa là hỏi xem mình nên tránh làm gì? Chúng ta không nên làm gì trong thời nay?

    Trước hết, chúng ta không được bỏ qua phép lễ độ và biến cung cách vô lễ và quỷ hóa người khác thành chuyện hợp tình hợp lý, nhưng chúng ta cũng không nên tiêu cưc không lành mạnh, sợ rằng nói ra sự thật sẽ khiến người khác bực mình. Chúng ta không nên bất chấp sự thật và để cho những dối trá, bất công trơ tráo diễu võ dương oai. Quá đơn giản để nói rằng cả hai phía đều có người tốt, để rồi chúng ta dựa vào đó mà trốn tránh đưa ra phán quyết thật sự về sự thật. Cả hai phía đều có những người chân thành, nhưng sự chân thành cũng có thể bị dẫn dụ. Chúng ta phải chỉ thẳng mặt dối trá và bất công. Cuối cùng, chúng ta phải chống lại cám dỗ tinh vi đến nỗi gần như không thể chống lại, dụ chúng ta để cho sự công chính của mình biến thành tự phụ, một trong những thứ gây chia rẽ nhất do cái tôi quá lớn.

    Chúng ta cần làm gì vì tình yêu thương? Fyodor Dostoevsky từng viết rằng yêu thương là một thứ đáng sợ và khắc nghiệt, và phản ứng đầu tiên của chúng ta là phải chấp nhận sự thật như thế. Yêu thương là thứ khắc nghiệt, nó không chỉ là sự khó chịu khi đối đầu người khác hoặc bị họ đối đầu. Sự khắc nghiệt của yêu thương thể hiện rõ nhất (gần như là không chấp nhận nổi) khi chúng ta phải giằng sự tự phụ của mình xuống để có được một mức độ trưởng thành cao hơn, để chấp nhận rằng Thiên Chúa yêu thương những người chúng ta ghét không kém gì yêu thương chúng ta, và trong mắt Thiên Chúa, họ cũng quý báu và quan trọng y hệt như chúng ta.

    Khi chấp nhận được điều này, chúng ta có thể bắt đầu lên tiếng vì sự thật và công lý. Rồi sự thật có thể đương đầu với “sự thật tùy biến” và sự chối bỏ sự thật.  Nhiệm vụ của chúng ta là thế đấy. Phải vạch trần sự dối trá, và chúng ta cần điều này trong các tranh luận chính trị, trong hội thánh và trên bàn ăn gia đình mình. Có nhiều lúc, đấu tranh này đòi buộc chúng ta phải bỏ đi “sự ân cần” vốn là một chuyện rất khó với những người nhạy cảm. Tuy nhiên, dù không thể nào luôn mãi ân cần, nhưng chúng ta có thể luôn lễ độ và lịch sự.

    Một trong những nhân vật mang tính ngôn sứ đương thời, linh mục Dòng Tên Mỹ Daniel Berrigan, bất chấp nhiều lần bị bắt vì bất tuân luật dân sự, đã kiên quyết khẳng định rằng một ngôn sứ phải có lời khấn yêu thương chứ không phải lời khấn ghét bỏ. Do đó, trong mọi nỗ lực để bảo vệ sự thật, để lên tiếng vì công lý, và nói lên sự thật với cường quyền, thì chúng ta phải nói bằng yêu thương, chứ không phải giận dữ hay thù ghét. Hơn nữa, việc chúng ta hành động bằng yêu thương hay ghét bỏ, sẽ luôn thể hiện ra nơi phép lễ độ hoặc thiếu lễ độ. Dù chúng có giận dữ đến đâu đi nữa, tình yêu thương vẫn giữ cho chúng ta một phép lễ độ, lịch sự bắt buộc phải có. Mỗi khi thấy mình rơi vào sự hấp tấp muốn quy chụp ai đó, là chúng ta có thể chắc chắn rằng mình đã rời xa tinh thần môn đệ, tinh thần ngôn sứ và những gì tốt đẹp nhất trong chúng ta.

    Cuối cùng, cách chúng ta phản ứng với thời đại vẫn là một chuyện rất riêng của chúng ta. Không phải tất cả chúng ta đều được mời gọi làm một việc như nhau. Thiên Chúa đã cho chúng ta những ơn gọi độc nhất vô nhị, có người được gọi để phản kháng công khai, có người được gọi để phản kháng thầm lặng.

    Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều được kêu gọi tự vấn mình cùng một câu hỏi rằng: trước những chuyện hiện giờ, tình yêu muốn mình làm gì đây?

    Ronald Rolheiser,

    J.B. Thái Hòa dịch

     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - 6 LỜI HỨA CỦA CHÚA

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 31 at 12:32 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    6 Lời hứa của Thiên Chúa mỗi Kitô hữu nên biết

     
     
     
     
    BIẾT VÀ KHẮC GHI LỜI CHÚA TRONG LÒNG THỰC SỰ LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC KITÔ HỮU. TRONG NHỮNG LÚC KHÓ KHĂN, THỬ THÁCH VÀ TUYỆT VỌNG, LỜI CHÚA SẼ ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA NIỀM HY VỌNG.
     
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -

CHÚA CHỊU PHÉP RỬA VÌ TỘI LỖI MUÔN DÂN

Giờ đây, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử, cùng đến bên bờ sông Gio-đan để chiêm ngắm Chúa Giê-su chịu phép rửa.

Xin hãy nhìn xem:

Đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn cao sang vô lượng, quyền phép vô song, vua chúa trần gian chỉ như cát bụi trước mặt Ngài… đang hòa mình với loài thụ tạo mọn hèn thấp kém để chờ được thanh tẩy trong dòng sông Gio-đan;

Đấng tinh tuyền, thánh thiện và rất đỗi tốt lành… đang đứng chung với những người đê hèn, tội lỗi bày tỏ lòng ăn năn sám hối;

Con Người hoàn toàn vô tội và rất cao cả ấy đã khiêm tốn nài xin một người phàm như Gioan làm phép Rửa cho mình! (Ga 3, 13).

Tại sao Chúa Giê-su lại hạ mình đến thế?

Những người thu thuế, trộm cướp, tội lỗi đến xin Gioan tẩy giả làm phép rửa cho mình vì họ là những người có tội; còn Chúa Giê-su thì có tội gì mà phải chịu phép rửa?

Chúa Giê-su chịu phép rửa không phải vì tội lỗi của Ngài mà vì tội lỗi của muôn người mà Ngài đã mang vào thân; cũng như Chúa Giê-su chịu khổ nạn quá đỗi đau thương và chịu chết thê thảm trên thập giá không phải vì tội lỗi của Ngài mà vì để đền tội thay và chết thay cho muôn người.

Sự kiện Chúa Giê-su chấp nhận chịu phép Rửa nói lên tâm nguyện Ngài sẵn sàng vâng lời Chúa Cha trong mọi sự, chấp nhận mang tội lỗi của nhân loại vào thân, sẵn sàng hy sinh mạng sống để đền tội thay cho muôn người, nhờ đó, nhân loại được giao hòa với Chúa Cha và được sống đời đời trên nơi vinh hiển…

Điều này khiến Chúa Cha rất đỗi hài lòng. Thế là các tầng trời bị đóng lại từ khi nguyên tổ phạm tội giờ được mở ra; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Chúa Giê-su và Chúa Cha bày tỏ niềm hoan lạc của Ngài và long trọng tuyên bố: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài” (Mt 3,17).

Đây là thời khắc lịch sử hết sức trọng đại: Cửa thiên cung từ ngàn xưa đã đóng chặt lại vì tội bất phục tùng của A-đam cũ, cắt đứt mọi tương quan giữa Thiên Chúa và loài người, thì ngay trong giờ phút lịch sử này, nhờ sự vâng phục tuyệt đối của A-đam-mới là Chúa Giê-su mà cửa trời được mở ra, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại. Từ đây tương quan giữa Thiên Chúa  và con người được nối lại, Trời giao hoà với đất, Thiên Chúa giao hoà với con người, con người được trở về với Thiên Chúa là Nguồn Cội của mình.

Lạy Chúa Giê-su,

Hình ảnh Chúa vô cùng tốt lành thánh thiện mà lại hòa mình với các tội nhân bên bờ sông Gio-đan và khiêm tốn bước xuống dòng nước lãnh nhận phép rửa của Gioan là một lời mời gọi mỗi người chúng con phải xóa bỏ cái tôi kiêu căng tự phụ của mình để biết nhận tội và thành tâm sám hối.

Chúa đã mang lấy tội lỗi chúng con, chịu thanh tẩy và chịu chết vì chúng con thì xin cho chúng con cũng chấp nhận chịu đựng khó khăn gian khổ hằng ngày với Chúa và hợp tác với Chúa trong việc cứu rỗi các linh hồn.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Tin mừng Mát-thêu ( 3, 13-17)

13 Bấy giờ, Đức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình.14 Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! “15 Nhưng Đức Giê-su trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người.

16 Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người.17 Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -DTC- GIẢNG ĐÊM GIÁNG SINH

  •  
    Tinh Cao
    ĐTC - GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH
     
    Fri, Dec 25 at 6:25 PM
     
     
     
    Một khi Thiên Chúa đã hóa thân làm người là Ngài đã mặc lấy bản tính loài người của chúng ta, nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi cùng với tất cả mọi mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục cùng tính mê nết xấu như chúng ta. 
     
    Ngài nên giống chúng ta mọi đàng, chẳng những ở chỗ Ngài suy nghĩ bằng trí óc loài người chúng ta, yêu thương bằng con tim loài người chúng ta, làm việc bằng đôi tay nhân loại chúng ta, và di chuyển bằng đôi chân nhân loại của chúng ta, mà Ngài còn cảm thấy đói khát hay nóng lạnh bằng cảm giác loài người chúng ta, còn khóc lóc bằng những giọt nước mắt loài người chúng ta, thậm chí Ngài còn mang lấy tất cả mọi bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta, đã gánh vác tất cả mọi cái vạ gây ra bởi tội lỗi chúng ta, kể cả cái vạ covid-19 toàn cầu lạ lùng khiếp đảm chưa từng có trong lịch sử loài người hiện nay, vì Ngài tuy vô tội những đã biến thành tội lỗi vì tất cả chúng ta (xem 2Corinto 5:21). 
     
    image.png
     
    Tuy nhiên, bằng cuộc Vượt Qua của mình, là sự sống lại và là sự sống (xem Gioan 11:25), Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết nơi bản tính loài người của Ngài và thông ban sự sống thần linh bất diệt vô cùng viên mãn của Ngài cho chúng ta, nhất là cho những ai tin vào Ngài, nhận biết Lòng Thương Xót của Ngài và chấp nhận ơn Cứu Độ của Ngài. 
     
    Bởi thế, nhân loại chúng ta cho dù đang trải qua cuộc khủng hoảng đại dịch covid-19 toàn cầu 2020 chưa từng có ở giai đoạn lịch sử con người càng nhân bản hóa và văn minh hóa càng bạo loạn và phá sản luân lý chân thực cùng văn hóa sự sống, thậm chí, chính bản thân Vị Thiên Chúa Làm Người Giêsu Kitô cũng đã bị covid-19 này rồi, cùng với tất cả mọi sự dữ và khốn khổ khác nơi lịch sử của con người cho đến tận thế, thế nhưng, tất cả mọi sự dữ trên thế gian là thung lũng nước mắt này, trong đó có covid-19, hay covid-199 chăng nữa, đều đã bị Ngài khống chế bằng Năm Dấu Thánh của Ngài, mà chỉ có những ai biết tin tưởng vào Ngài và mạnh mẽ tin tưởng vào Ngài, mới luôn lành mạnh cùng an bình hay được chữa lành mà thôi.
     
    Đó là lý do, theo nhận thức đức tin và cảm nghiệm sống đạo ấy, vào chính Lễ Giáng Sinh 2020 quá ngoại lệ và kỳ lạ này, chúng ta càng phải nghiền gẫm những lời của ĐTC Phanxicô, vị chủ chiên của chúng ta hiện nay, qua những gì ngài dẫn dắt chúng ta qua nhiều bài giáo lý, huấn từ truyền tin, thông điệp, các bài giảng, các sứ điệp, trong đó, có Bài Giảng và Sứ Điệp Giáng Sinh 2020 mới hôm qua và hôm nay, 24-25/12/2020, những hướng dẫn và huấn dụ rất quan trọng và khẩn thiết cho đàn chiên của Giáo Hội trong lúc này. 
     
     
    cao tấn tĩnh

     

    --