14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- CN6TN-B

CHIA SẺ TIN MỪNG

 

Chúa Nhật thứ 6 Thường Niên

(14-02-2020)


Thái độ yêu thương và tôn trọng của Đức Giêsu
đối với những người xấu số


ĐỌC LỜI CHÚA

  • TIN MỪNG: Mc 1,40-45

 

Ðức Giêsu chữa người bị phong hủi


Khi ấy, (41) có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. (41) Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: Tôi muốn anh được sạch! (42) Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. (43) Nhưng Người nghiêm giọng yêu cầu anh đi ngay, (44) và bảo anh: Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết. (45) Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. So với những người Do Thái thường tình, cách đối xử của Ðức Giêsu đối với những người cùi hủi có gì khác lạ? Ta có thể rút ra bài học gì về cách xử sự với những người xấu số, bị người đời khinh ghét, ghê tởm?
  2. Ðức Giêsu có phân biệt đối xử dựa trên giàu nghèo, sang hèn không? Sự phân biệt đối xử như thế chứng tỏ một tình trạng tâm linh thế nào?
  3. Tại sao Ðức Giêsu lại yêu cầu người cùi được Ngài chữa lành đừng nói gì về việc Ngài đã làm cho anh ta?
  4. Làm được một việc lành mà lại muốn khoe cho người khác biết thì ta được lợi gì về mặt tâm linh? Thiên Chúa đánh giá việc làm của con người dựa trên cái gì?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Thái độ của Ðức Giêsu đối với những người bệnh cùi: yêu thương và tôn trọng người xấu số

 

Bệnh cùi là một bệnh rất dễ lây truyền, mà ở vào thời Ðức Giêsu, lại là một bệnh nan y không có thuốc chữa. Nếu không có biện pháp cách ly những người bệnh cùi khỏi những người không bệnh, thì thật là nguy hiểm cho xã hội. Vì thế, luật Môsê (x. Lv 13,1-14,57) chủ trương buộc những người lãnh đạo trong dân phải cô lập họ ở một nơi nhất định, thường là hẻo lánh, đồng thời tuyên bố những người nhiễm bệnh này là người ô uế, để mọi người tránh xa họ. Ai tiếp xúc với họ thì cũng trở thành ô uế. Nhưng người cùi nhiều khi lại không chịu ở nơi qui định cho họ, mà lại hay đi lang thang để xin ăn, hoặc tìm cách gặp thân nhân của mình. Vì thế, để buộc họ phải tránh xa mình, một số dân chúng đã ném đá họ khi gặp họ trên đường đi. Do đó, người bị bệnh cùi phải sống một cuộc sống hết sức cô đơn, khốn khổ, thiếu thốn, và đầy mặc cảm vì bị mọi người ghê tởm, xa lánh.

 

Nhưng theo Ðức Giêsu, dù thân hình họ xấu xa gớm ghiếc, họ vẫn là con cái Thiên Chúa, là con cháu của Ápraham, là đồng bào ruột thịt, nên họ vẫn là anh chị em với mình. Vì thế, mình cần phải yêu thương họ, phải đối xử với họ bằng tình thương. Vả lại, không vì hình thể gớm ghiếc bên ngoài mà giá trị con người của họ bị suy giảm trước mặt Thiên Chúa. Ðối với Ðức Giêsu, người biết nhìn vào chiều sâu của tâm hồn con người, thì họ không đáng gớm ghiếc và xa lánh cho bằng những người cùi hủi về mặt tâm linh

 

Cùi hủi tâm linh là tình trạng của những con người sống không biết đến tình nghĩa, sống ích kỷ, chỉ nghĩ tới hạnh phúc hay đau khổ của một mình mình hay của gia đình mình, không hề nghĩ đến hạnh phúc hay đau khổ của người khác, hay của những gia đình khác. Họ sẵn sàng có những hành động bỉ ổi để đè nén hay áp chế người khác, và cách hành động của họ thường là ném đá dấu tay, khẩu Phật tâm xà. Càng là người trí thức, càng có địa vị cao trong tôn giáo và xã hội, sự cùi hủi này càng được ngụy trang một cách tinh vi, khéo léo bằng những lời nói, hành động vị tha, bằng vẻ đạo đức bên ngoài (x. Mt 23). Ðức Giêsu càng tỏ ra an ủi vỗ những người cùi hủi thể chất bao nhiêu, Ngài càng không tiếc lời khiển trách những người cùi hủi tâm linh bấy nhiêu, thậm chí đến cạn tàu ráo máng (x. Mt 23).

 

Khi người cùi hủi đến cầu cứu Ðức Giêsu, Ngài không hề tỏ ra ghê tởm hay xúc phạm đến anh. Trái lại, Ngài chạnh lòng thương và giơ tay đụng vào người anh và nói: «Tôi muốn anh được sạch!» (Mt 1,41) Ta đừng vội nghĩ rằng Ngài là Thiên Chúa nên Ngài không sợ lây nhiễm, hay có lây nhiễm thì Ngài sẽ dùng phép lạ để tự chữa. Tôi nghĩ rằng Ngài là người thật sự, đúng nghĩa một con người, nghĩa là có thể bị lây nhiễm như bao người khác. Và nếu bị lây nhiễm, không hẳn Ngài sẽ dùng quyền phép Thiên Chúa để tự chữa cho mình, cũng như Ngài đã không lạm dụng quyền năng Thiên Chúa để biến đá thành bánh mà ăn khi đói (x. Mt 4,2-4), hay để trốn thoát khi bị bắt (Mt 26,47-56), v.v... 

 

Tốt hơn, nên nghĩ rằng Ngài đối xử với anh ta bằng một tình yêu chân thành nhất, bằng sự tôn trọng đúng nghĩa nhất của một con người đối với một con người, bất chấp phải trả giá đắt. Và đó là điều ta nên noi gương Ngài khi đối xử với mọi người, nhất là với những người xấu số, bị xã hội coi thường, khinh bỉ. Ðạo đức của ta có hay không, ít hay nhiều hệ tại điều này. Sự phân biệt đối xử căn cứ trên giàu nghèo, sang hèn chứng tỏ một tâm hồn nghèo nàn về đạo đức và tâm linh.




  1. Thái độ của Ðức Giêsu: không muốn ai biết về mình

 

Bài Tin Mừng cho thấy, sau khi chữa lành căn bệnh nan y như thế, Ngài nói với người được chữa lành: «Ðừng nói gì với ai cả» (Mc 1,44) . Ðó là một thái độ thường hằng của Ngài sau khi làm được một điều gì đáng khen ngợi, thậm chí đến kinh ngạc: Ngài không muốn được người khác biết đến (x. Mt 8,4; 16,20; 17,9; Mc 1,34; 1,44; Lc 4,41), trừ phi vì ích lợi cho họ (chẳng hạn để họ được cứu rỗi). Ngài đã áp dụng đúng điều Ngài khuyên mọi người: «Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm» (Mt 6,1.3).

 

Thử đặt mình vào địa vị của Ngài khi làm xong một việc mà không ai làm được, ta sẽ cảm thấy ta muốn được nổi tiếng, được mọi người ca tụng hay khen ngợi, hầu đi tới đâu ta cũng được khâm phục, kính trọng và được đối xử một cách đặc biệt. Ta cũng mong có những đặc quyền đặc lợi vì những việc phi thường đã làm được. Khi viết được một bài báo hay, giảng được một bài mà ta đoán được nhiều người tâm đắc, làm được một việc tốt, ta mong chờ những lời khen ngợi. Nếu không được khen, ta cảm thấy như bị hụt hẫng, lòng không thỏa mãn. Ta muốn cái tôi của ta được phình to lên, to hơn những người khác.

 

Xét trên bình diện tự nhiên, đó là một khuynh hướng rất thường tình, rất phổ quát, khá lành mạnh, nó tạo nên động lực để ta cố gắng, nỗ lực hết mình. Tuy nhiên, nếu để khuynh hướng tự nhiên này ảnh hưởng quá đáng trên tất cả mọi việc làm, đến nỗi nó trở thành động lực duy nhất thúc đẩy ta hành động tốt, thì ta trở nên một con người rất tầm thường, dù ta có làm được những việc phi thường. Lúc đó, ta làm mọi sự chỉ là để được khen, được nổi tiếng, một mục đích hoàn toàn vị kỷ, chứ không còn vì yêu thương, vì ích lợi cho người khác nữa.

 

Còn xét trên bình diện siêu nhiên, khuynh hướng này có thể trở thành một mầm nguy hại cho sự phát triển tâm linh, đạo đức. Theo định luật của tâm linh, muốn cho tâm linh lớn lên, phát triển, thì cái tôi phải nhỏ đi, nghĩa là phải sống tinh thần tự hủy, tự xóa mình, quên mình. Ðời sống tâm linh càng cao, thì động lực thúc đẩy ta hành động càng phải vị tha, càng phải vô kỷ, vô công, vô danh (nghĩa là không làm vì mình, làm xong không cậy công, không mong được người khác biết mình đã làm).



3.  Cách Thiên Chúa đánh giá việc làm của con người

 

Sự thánh thiện của một người được đánh giá theo mức độ vị tha, quên mình khi hành động. Ðộng lực thúc đẩy hành động của một người thánh thiện chính là tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Càng thánh thiện thì động lực thúc đẩy càng phải thuần túy là tình yêu hơn, và càng ít tính chất vị kỷ đi. Chính tình yêu làm cho hành động - dù nhỏ hay lớn - trở nên có giá trị trước mặt Thiên Chúa. 

 

Thánh Phaolô viết: «Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có tình yêu, thì tôi cũng chẳng là gì cả. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không vì yêu thương, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1Cr 13,2-3). Như thế, những việc có vẻ đầy tình thương như đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, nếu ta làm chỉ vì mong được tiếng là đạo đức, là thương người, hay để được một lợi ích nào đó cho bản thân ta, chứ hoàn toàn không vì yêu thương, thì chẳng có giá trị gì trước mặt Thiên Chúa. Nó chẳng phải là một việc đạo đức, mặc dù có vẻ rất đạo đức.

 

Câu nói trên của thánh Phaolô cho thấy: một việc làm dù rất nhỏ như quét nhà, giặt giũ, nấu bếp của một người vợ hay người con trong nhà, nếu được làm với tâm tình yêu mến Thiên Chúa, nhằm làm cho những người thân yêu của mình tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, thì có thể có giá trị rất lớn trước mặt Thiên Chúa. Những việc làm nhỏ bé được làm với tình yêu ấy rất có thể giá trị trước Thiên Chúa hơn cả những việc làm hết sức lớn lao của những bậc vị vọng trong xã hội cũng như Giáo Hội, nếu những người này làm chỉ vì muốn được danh tiếng, được thăng quan tiến chức, chứ không phải vì yêu thương.

 

Cứ xem cách đánh giá của Ðức Giêsu khi quan sát những người bỏ tiền vào thùng dâng cúng cho đền thờ thì thấy rõ cách định giá trị của Thiên Chúa đối với các việc làm của con người: Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết (x. Mt 12,41-44). Cách Ngài đánh giá khác hẳn với cách của con người. Ngài dựa trên tấm lòng, động lực thúc đẩy hành động, chứ không dựa trên hiện vật hay kết quả của hành động. Cùng một việc làm, nhưng động lực tình yêu càng lớn, thì giá trị công việc càng cao. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể đánh giá chính xác giá trị của một hành động, vì chỉ Ngài mới biết rõ động lực thúc đẩy của hành động ấy là gì.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, Ðức Giêsu luôn luôn tự đồng hóa Ngài với tha nhân của con, nhất là với những người bé mọn, đau khổ nhất (x. Mt 25,40.45; Lc 9,48). Xin cho con biết yêu thương và cư xử với những người bị thế gian coi thường ấy như với chính Cha và Ðức Giêsu vậy.

 

Nguyễn Chính Kết

By Nguyen Chinh Ket at February 12, 2021

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Powered by Blogger.

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- MÙA XUÂN MUÔN THUỞ

 

  •  
    Tinh Cao
    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI
     
    Thu, Feb 11 at 7:41 AM
     
     

    Mùa Xuân Muôn Thuở Maria

     1- Mùa Xuân Trước Nguyên Tội

    2- Mùa Xuân Sau Nguyên Tội
    3- Mùa Xuân Maria


    4- Mùa Xuân Viên Mãn

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

    (Toàn bộ bài viết 4 phần này đã được phổ biến trên các Nguyệt San Công Giáo hải ngoại:

    Trái Tim Đức Mẹ 1/1995, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 2/2000, Hiệp Nhất 2/2000, và Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu số kép 1-2/2012)

    Tác giả xin phổ biến lại bài viết 27 năm về trước này vào dịp mừng tân xuân âm lịch 2021 này,

    vì cảm thấy rất thích hợp với thời điểm vẫn còn trong Năm Chúc Tụng Chúa Laudato Si', 24/5/2020-2021,

    kỷ niệm 5 năm ĐTC Phanxicô ban hành Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudasto Si' về hệ sinh thái của Trái Đất là Ngôi Nhà Chung của nhân loại chúng ta.

     

    The Solemnity of Mary, Mother of God on New Year's Day - The Best Catholic 

    Mùa Xuân Nguyên Thủy, "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội", cho dù có hội đủ 3 yếu tố chính là "mới mẻ" của thời gian, "tươi trẻ" nơi không gian và "vui vẻ" cho nhân gian, để làm nên Mùa Xuân Đích Thực, vẫn không phải là Mùa Xuân Muôn Thuở. Bởi vì, Mùa Xuân Nguyên Thủy đã không còn nữa, đúng hơn, đã biến thái (deformed) thành "Mùa Xuân Sau Nguyên Tội", một trong "4 mùa xuân-hạ-thu-đông theo thời tiết như hiện nay".


    "Mùa Xuân Maria", trái lại, 3 yếu tố chính làm nên Mùa Xuân Đích Thực, chẳng những không mất, mà còn trở thành "viên mãn", trở thành bất diệt, để "Mùa Xuân Maria" không còn là gì khác hơn là chính "Mùa Xuân Muôn Thuở". "Mùa Xuân Maria" là "Mùa Xuân Muôn Thuở" vì bản chất "viên mãn" của mình như thế, trước hết là do bởi "Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:32), Chúa của "Mùa Xuân Viên Mãn", và sau nữa, là nhờ ở chính Maria, "người đã tin" (Lc 1:45), Hồn của "Mùa Xuân Muôn Thuở" này.

    "Mùa Xuân Viên Mãn" là do Chúa Xuân. Trước khi con người có, đã có Mùa Xuân Nguyên Thủy, Mùa Thái Hòa Trời Đất. Được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, với quyền "làm chủ trái đất", ngay "từ ban đầu", con người có thể được coi là chủ của mùa xuân, chủ của Mùa Xuân Nguyên Thủy này. Nói cách khác, Mùa Xuân Nguyên Thủy có là để cho con người, và nếu không có con người, Mùa Xuân Nguyên Thủy sẽ không cần có hay có cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

    Cũng thế, trước khi "Ngôi Lời hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), đã có "Mùa Xuân Maria". "Là trưởng tử mọi tạo vật" (Col 1:15), và "trong Người mà mọi sự trên trời dưới đất được tạo thành... tất cả được tạo thành nhờ Người và cho Người" (Col 1:16), Người cũng chính là Chúa Xuân, Chúa của "Mùa Xuân Maria". "Mùa Xuân Maria" sẽ không bao giờ có, nếu không có và không cho vị Chúa Xuân là Con Đấng Tối Cao.

    Thế nhưng, Mùa Xuân Nguyên Thủy, tức "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội" đã bị bàn tay lông lá của tà thần cũng như của con người là chủ nó làm tàn úa. Trái lại, "Mùa Xuân Maria" lại được chính tổng thần Gabriel cung kính chúc tụng: "Kính mừng đầy ơn phúc" (Lc 1:28), được bao phủ bởi "quyền phép Đấng Tối Cao" (Lc 1:35), và được "thụ thai...Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:31-32). Vị Chúa Xuân là "Quả phúc của lòng Mẹ" (Lc 1:42) này, khi được đầu thai, cưu mang và sinh hạ bởi Mẹ, chẳng những không tác hại "Mùa Xuân Maria" đồng trinh vô nhiễm, mà còn làm viên mãn "Mùa Xuân Maria" của mình nữa.

    Là "Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể...đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14,16), "đến cho chiên được sống và được sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10), "sự viên mãn của Người là Đấng làm trọn vẹn tất cả mọi phần của hoàn vũ" (Eph 1:23), vị Chúa Xuân này chắc chắn đã làm "Mùa Xuân Maria" của mình "viên mãn" trước hết và trên hết. Mức độ "viên mãn" của "Mùa Xuân Maria" do Chúa Xuân Giêsu tạo nên đã làm cho thai nhi tiền hô Gioan "nhảy mừng" (Lc 1:41), cho thai mẫu của Gioan được "đầy Thánh Linh và kêu lên lớn tiếng" (Lc 1:42), cho cả người phụ nữ không hề biết Mẹ cũng "kêu lên: 'Phúc cho lòng đã cưu mang Ngài và vú đã cho Ngài bú'" (Lc 11:27), và còn cho "mọi đời về sau sẽ chúc khen (Mẹ) diễm phúc" (Lc 1:48).

    "Mùa Xuân Maria", như thế, chẳng những là của Chúa Xuân Giêsu Kitô mà còn cho chung tất cả mọi người và mọi thời, cho riêng Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Kitô nữa, và qua việc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội, "cho tất cả mọi tạo vật" (Mc 16:15) "đã phải chịu lụy thuộc trong cảnh hư hoại ngoài ý muốn của mình... đang ngong ngóng...chia sẻ tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa" (Rm 8:20,19,21).

    "Mùa Xuân Viên Mãn" là nhờ Hồn Xuân. "Mùa Xuân Maria" chẳng những "viên mãn" do Chúa Xuân là Chúa Giêsu, mà còn nhờ Hồn Xuân là chính Đức Tin của Trinh Nữ "đầy ơn phúc".

    Không phải vì được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhờ đó, không có đam mê tình dục, không có khuynh hướng phạm tội, mà Mẹ Maria không có thử thách (cám đỗ) và không thể phạm tội. Nếu thế thì đã không có Nguyên Tội khi hai nguyên tổ còn ở trong Sự Công Chính Nguyên Thủy, trong tình trạng vô tội và không biết đến tội lỗi là gì. Đặt trường hợp Trinh Nữ "đầy ơn phúc", vì bất cứ lý do gì, một khi đã biết rõ ý định của Thiên Chúa về mình và cho mình như sứ thần trình bày, không chịu thưa "xin vâng" (Lc 1:38), thì Người có còn đáng nhận lời chúc tụng của mẹ thai nhi tiền hô Gioan hay không: "Phúc cho Người là vị đã tin rằng lời Chúa phán cùng Người sẽ được thực hiện" (Lc 1:45).

    Phải, chính nhờ Đức Tin là "Hồn Xuân" này mà "Mùa Xuân Maria" chẳng những không tự tàn héo, mà càng trở thành "Mùa Xuân Viên Mãn", đúng như ngụ ý của câu Chúa Giêsu trả lời người phụ nữ lạ khen tụng Mẹ Người: "Phúc hơn cho người nghe lời Thiên Chúa mà giữ lấy" (Lc 11:28). Đôi tân hôn cùng với khách dự tiệc cưới ở Cana là những người đã không ngờ được thưởng thức một thứ rượu ngon hơn thứ rượu đã hết của họ. "Thứ rượu ngon hơn" này chắc chắn sẽ làm cho họ "vui vẻ" trọn vẹn hơn và hoàn toàn hơn, không phải là nhờ có Mẹ Maria hay sao!?! Đâu có Mẹ ở đấy có hy vọng, có niềm vui, có sự sống. Là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ chính là "Mẹ Sự Sống" (x.STK 3:20, Gioan 14:6, 1Gioan 1:2).

    "Mùa Đông Lịch Sử": Sự Chết. Thế giới hiện đại, thế giới ngay trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên niên (mà năm 2001 là năm đầu tiên mở màn) theo Tây Lịch này cũng có thể tìm thấy Sự Sống nơi "Mùa Xuân Viên Mãn" Maria. Nhân loại về cuối đệ nhị thiên niên và từ giữa thập niên cuối cùng của kỷ nguyên thứ hai đang ở vào giai đoạn "lịch sử mùa đông".

           

            Thật vậy, (đến đây, tác giả xin thêm những chi tiết chỉ ở đoạn này thôi, vào dịp phổ biến lại bài viết này, vào dịp tân xuân âm lịch 12/2/2021, thời điểm vẫn còn trong Năm Chúc Tụng Chúa Laudato Si', 24/5/2020-2021, kỷ niệm 5 năm ĐTC Phanxicô ban hành Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudasto Si' về môi trường hay môi sinh hoặc hệ sinh thái), thế giới loài người đang trải qua một "lịch sử mùa đông" hơn bao giờ hết, chẳng những bởi đại dịch covid-19 toàn cầu từ cuối năm 2019 gây ra chết chóc khắp nơi, một thứ lạnh cứng về thể lý nơi các thi thể bị đại dịch covid này sát hại, mà nhất là bới chính tâm trạng của con người càng ngày càng lạnh cảm, lạnh lùng lãnh đạm với nhau hơn bao giờ hết, một hiện trạng được ĐTC Phanxicô đã đề cập đến rất nhiều lần, đặc biệt là trong loạt 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội, trong 2 tháng 8-9/2020, và nhất là trong 2 Thông Điệp về xã hội của ngài: Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si' năm 2015 về Hệ Sinh Thái liên quan đến Trái Đất là Ngôi Nhà Chung của nhân loại, và Thông Điệp Tất Cả Anh Em Fratelli Tutti năm 2020 về Tình Huynh Đệ cùng nhau chung sống trong Ngôi Nhà Chung trái đất này. (Xin trở lại với bài viết nguyên thủy từ đây tới hết bài.)

    Thật vậy, nhờ khoa học siêu đẳng và kỹ thuật tối tân, con người ngày nay xa dần thiên nhiên, không còn phải lao động "đổ mồ hôi" nhiều nữa, như lúc con người đang ở trong giai đoạn "lịch sử mùa hè" là giai đoạn tiền sử và bán khai, giai đoạn lịch sử mà lúc gay gắt nhất là lúc Con Thiên Chúa "đổ mồ hôi máu nhỏ xuống đất" (Mt 22:44) và lúc chính ngọ là lúc ánh sáng phục sinh của Mặt Trời Công Chính chiếu giãi. Thế nhưng, thực tế cho thấy, càng xa thiên nhiên, càng gần nhân tạo, càng tự động (autonomy), càng tự do (right of freedom), càng tự nhiên (naturalism), con người hình như càng xa Đấng Hóa Công, càng bại hoại về luân lý, như xã hội loài người đã từng trải qua giai đoạn "lịch sử mùa thu" từ đầu thế kỷ 19, giai đoạn kỹ nghệ mở màn.

    Những hiện tượng đang xẩy ra cho thấy từ hậu bán thế kỷ 20, khởi sự từ thập niên 1960, con người bắt đầu đi vào giai đoạn "lịch sử mùa đông". Mùa đông là mùa lạnh lẽo và tối tăm, những biểu tượng của sự chết. Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta trực tiếp ra tay giết nhau: các cường quốc giết nhau qua hai trận Thế Chiến I và II, các chủng tộc giết nhau như đang diễn ra ở Âu Châu cũng như Phi Châu, thậm chí, các thầy thuốc vốn làm nghề cứu nhân độ thế cũng biến thành thợ giết bệnh nhân "vì nhân đạo", giết thai nhi vì tôn trọng quyền tự do (pro-choice) của người mẹ v.v. Người ta giết nhau như thế là do tình trạng "lạnh", lạnh kiểu "thương hàn", lạnh từ trong ra, lạnh tình, lạnh cảm. Họ không còn biết yêu, đúng hơn, không có tình yêu: "Ai không yêu thương thì ở trong sự chết. Ai ghét anh em mình là kẻ sát nhân" (1Gioan 3:14-15).

    "Mùa Xuân Viên Mãn": Sự Sống. Thế nhưng, theo chu kỳ của thời gian, sau giai đoạn "lịch sử mùa đông", biểu hiệu cho sự chết, sẽ là và phải đến giai đoạn "lịch sử mùa xuân", biểu hiệu cho sự sống cũng là dấu hiệu của sự sống: "Sự chết giống như một giấc ngủ triền miên của vũ trụ khi mùa đông tới chờ sang xuân mới thức dậy. Đối với thiên nhiên cũng như đối với các linh hồn, đó là bình minh của phục sinh". Chúa Giêsu đã nói với người nữ sứ giả giáo dân Magarita của Người trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu ngày 18-11-1966 như thế.

    Chúa Cứu Thế đã không giáng sinh vào mùa đông cách đây 2000 năm hay sao? Giữa mùa đông giá buốt, tối tăm, mù mịt đêm hôm ấy, đã không hiện lên những dấu chỉ của một mùa xuân hay sao: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm" (Lc 2:14). Phải chăng giai đoạn "lịch sử mùa đông" càng ngày càng rùng rợn và kinh hoàng trên thế giới hiện nay chính là "những điềm thời đại" (Mt 16:3) báo hiệu Chúa Kitô sắp tái giáng?

    Không ai dám quả quyết và biết chắc được lúc nào tận thế. Tuy nhiên, những biến cố liên quan đến lịch sử thế giới nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng trong thế kỷ 20 này, không phải hay sao, là "những điềm trời" (Mt 16:1) đã hiện lên báo động. Bức tường Bá-Linh sụp đổ ngày 9-11-1989 ngay sau biến cố Đông Âu 1989 không phải là "điềm trời" báo hiệu giai đoạn "lịch sử mùa đông" đang tan dần như một tảng băng tuyết trên miền bắc cực của trời đất (cũng là địa thế của Liên Bang Sô Viết trên bản đồ thế giới) hay sao? Thế nhưng, theo thú nhận của chính nhà lãnh đạo vô thần cuối cùng của chế độ Cộng Sản Sô Viết là Gobarchew, cũng là nhân vật chủ chốt gây nên cuộc sụp đổ ở Đông Âu, thì hiện tượng cộng sản tự giải thể, như tảng băng tuyết tan dần này là do vai trò chủ chốt của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, và Đức Thánh Cha lại qui về Biến Cố Fatima, như ngài minh định trong cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của ngài.

    Phải, nhờ ảnh hưởng 25 năm Biến Cố Fatima mới có cuộc hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 31-10-1942, do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội. Cuộc hiến dâng quyết liệt liên quan đến vận mệnh của thế giới này được trọn vẹn kết thúc vào ngày 25-3-1984, do Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cùng với hàng giáo phẩm thế giới thực hiện. Song song với việc làm chủ yếu trên đây của thẩm quyền Giáo Hội, còn có phong trào Mẹ Thánh Du Quốc Tế từ ngày 13-5-1947, đến nay vẫn liên tục tiếp diễn khắp nơi trên thế giới. Tất cả những diễn tiến đó, không phải hay sao, đều là "những điềm trời" báo hiệu "Mùa Xuân Maria", "Mùa Xuân Muôn Thuở", Mùa Xuân Viên Mãn Chúa Kitô, "Đấng một lần đã chết nhưng hiện vẫn sống muôn đời" (KH 1:18). "Mùa Xuân Maria" ấy đang tưng bừng mở hội cho một Mùa "Trời Mới Đất Mới" (KH 21:1) là Thời "Canh Tân Mọi Sự" (KH 21:5).

     

     

    Cùng Mẹ Ngợi Khen Chúa
    TGP/LA Lễ Các Thánh 1/11/1994
    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


    Assumption of Mary | MaryPages

     

    XIN MỜI NGHE MP3 HAY XEM YOUTUBE TRỌN VẸN BÁI VIẾT

    MuaXuanMuonThuoMaria.mp3

    https://youtu.be/pSXsuFmWu6M

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrJht52N8hBu_cN1SLxwwNpaVw%3Dg%2BwYJ5dbty%3D388HCmg%40mail.gmail.com.
     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - MÙA XUÂN MUÔN THUỞ

  •  
    Tinh Cao
    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI
     
    Mon, Feb 8 at 7:50 AM
     
     

    Mùa Xuân Muôn Thuở Maria

     1- Mùa Xuân Trước Nguyên Tội

    2- Mùa Xuân Sau Nguyên Tội
    3- Mùa Xuân Maria
    4- Mùa Xuân Viên Mãn

     Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

    (Toàn bộ bài viết 4 phần này đã được phổ biến trên các Nguyệt San Công Giáo hải ngoại: Trái Tim Đức Mẹ 1/1995, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 2/2000, Hiệp Nhất 2/2000, và Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu số kép 1-2/2012)

    Tác giả xin phổ biến lại bài viết 17 năm về trước này vào dịp mừng tân xuân âm lịch 2021 này,

    vì cảm thấy rất thích hợp với thời điểm vẫn còn trong Năm Chúc Tụng Chúa Laudato Si', 24/5/2020-2021,

    kỷ niệm 5 năm ĐTC Phanxicô ban hành Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudasto Si' về hệ sinh thái của Trái Đất là Ngôi Nhà Chung của nhân loại chúng ta.

     

     

     

     

     

     

     

    “Maria: Mùa Xuân Muôn Thuở" không phải chỉ là một cụm từ hoa mỹ để gọi Mẹ Maria theo văn chương của nhân loại, hay chỉ là một kiểu sánh ví biểu tượng cho một tạo vật đệ nhất trong trật tự ân sủng.

    "Maria: Mùa Xuân Muôn Thuở" hoàn toàn là một thực tại, một thực tại về cả phương diện siêu nhiên cũng như tự nhiên. Đến nỗi, có thể nói, thực tại này đúng là "một điềm lạ xuất hiện trên không trung" (KH 12:1), "kỳ diệu trước mắt chúng ta" (TV 118:23).

    "Maria: Mùa Xuân Muôn Thuở" không phải chỉ là một cụm từ hoa mỹ hay một kiểu sánh ví biểu tượng về Mẹ Maria tuyệt diệu, mà hoàn toàn còn là một thực tại. Ở chỗ nào? Xin mời qúi con cái Mẹ cùng nhau từ từ tiến vào "Mùa Xuân Muôn Thuở" này theo hành trình của lịch sử nhân loại đã biến thành Lịch Sử Cứu Độ như sau:

    Mùa Xuân Trước Nguyên Tội
    Mùa Xuân Sau Nguyên Tội
    Mùa Xuân Maria
    Mùa Xuân Viên Mãn


     

    1.- MÙA XUÂN TRƯỚC NGUYÊN TỘI

     

     

    Theo đúng ý nghĩa của mình, một mùa được gọi là Mùa Xuân phải hội đủ 3 yếu tố, bằng không sẽ không phải là hay không còn đáng là Mùa Xuân nữa. Ba yếu tố chính của Mùa Xuân đích thực, theo cảm nhận của con người từ trước đến nay, đó là: mới mẻ (của thời gian), tươi trẻ (nơi không gian) và vui vẻ (cho nhân gian).

    "Mới mẻ": Tự bản chất, Mùa Xuân là thời gian. "Mùa Xuân là Thời Gian", theo nghĩa thuần túy nhất của "mới mẻ", phải là thời-gian-ban-đầu (in the beginning), tức "thời gian" và "ban đầu" chỉ là một, (như trong STK 1:1 hay của Gioan 1:1). Hay "Mùa Xuân là Thời Gian" theo nghĩa tối thiểu nhất của "mới mẻ", đó là thời gian từ ban đầu (from the beginning), tức "thời gian" và "ban đầu" đã hơi tách biệt nhau, bằng chữ "từ", (như trong Gioan 8:44). Hoặc "Mùa Xuân là Thời Gian", theo nghĩa bình thường nhất của "mới mẻ", lại là thời gian bắt đầu, tức "thời gian" không còn là một thực tại "ban đầu" hay "từ ban đầu" nữa, song đã trở thành một tác động "bắt đầu", “bắt đầu” mở màn cho một năm mới, (như trong lịch sử và thực tế cho thấy).

    "Tươi trẻ": vì Mùa Xuân thể hiện bóng dáng của mình qua không gian mát mẻ, đẹp đẽ, với cỏ cây đâm chồi nẩy lộc, hoa lá tốt tươi.

    "Vui vẻ": vì Mùa Xuân làm cho chung động vật và riêng nhân gian cảm thấy dễ chịu, thoải mái, khoan khoái, hân hoan, phấn khởi, yêu đời.

    "Trước Nguyên Tội", như thế, có Mùa Xuân đích thực theo cảm nhận chung của loài người như được phân tích trên đây hay không?

    "Trước Nguyên Tội" ở đây là lúc "ban đầu, Thiên Chúa đã dựng nên trời đất" (STK 1:1), và cũng là lúc "Thiên Chúa nhìn xem mọi sự Ngài đã làm nên, Ngài thấy là rất tốt đẹp" (STK 1:31).

    "Trước Nguyên Tội" ở đây, cũng là lúc "ban đầu", "Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh Ngài: ‘theo hình ảnh thần linh, Ngài đã dựng nên con người' Ngài đã dựng nên con người có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ khi phán: 'Hãy sinh sôi nẩy nở' hãy làm tròn đầy trái đất và làm chủ nó..." (STK 1:27).

    "Trước Nguyên Tội" trong một khung cảnh như thế, "trời đất" nói chung và thiên nhiên nói riêng không phải là một Mùa Xuân Đích Thực hay sao!?!


    "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội" là một mùa xuân "mới mẻ" nhất, vì là thời-gian-ban-đầu của trời đất, thời gian tiên khởi và nguyên khôi cho tất cả mọi sự trên trời dưới đất.

    "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội" là một mùa xuân "tươi trẻ" nhất, vì không gian, bao gồm mọi sự trong thiên nhiên, mới được Thiên Chúa tạo dựng, còn nguyên vẹn, hoàn toàn "rất tốt đẹp" trước thiên nhan, như Thiên Chúa muốn và theo ý của Ngài.

    "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội" là một mùa xuân "vui vẻ" nhất, vì con người được "Thiên Chúa mang đặt ở trong vườn Địa Đường để canh tác và chăm sóc cho vườn" (STK 2:15), và được "tự do ăn mọi thứ cây trong vườn, trừ cây biết lành biết dữ" (STK 2:16-17).

    “Mùa Xuân Trước Nguyên Tội" là một mùa xuân "vui vẻ" nhất, chẳng những cho riêng con người là đệ nhất tạo vật trên trần gian này, mà còn cho chung cả mọi tạo vật đã được Thiên Chúa tạo dựng nên cho con người nữa: "Chúa là Thiên Chúa hình thành từ bùn đất các loại hoang thú và chim chóc trên trời, rồi Ngài mang đến cho con người xem để con người đặt tên cho chúng' con người gọi mỗi loại là gì thì nó là như vậy" (STK 2:19).

    "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội", bởi vậy, không phải là mùa xuân của con người và cho con người hay sao?!? Địa Đường là thiên thai trên trần gian ngay "ban đầu" có nghĩa gì, nếu không có con người sống động ở giữa và ở với, theo ý muốn của Thiên Chúa, để "canh tác và chăm sóc" cho. Cũng thế, trời đất với tất cả mọi sự "rất tốt đẹp" ngay "ban đầu", theo ý muốn của Thiên Chúa, chỉ giữ được vẻ nguyên tuyền "tươi trẻ" của mình trong sứ mệnh "làm tròn đầy" và bằng quyền năng "làm chủ" của con người mà thôi.

    "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội" phải chăng chính là Mùa Thái Hòa trong Trời Đất mà "con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa" (STK 9:6) là chính Chúa xuân!

     

     

    (Chân thành đa tạ - Xin đón xem tiếp phần 2: Mùa Xuân Sau Nguyên Tội) 

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq5cH3JVtbLvVkam0DrMyx_L%3DELgfObq6gK64%3DuWcbC%2BA%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Feb 10 at 2:52 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TẠ ƠN CHÚA

    1THESS 5, 18

     

     TẠ ƠN CHÚA

     

    Hằng ngày, trước khi làm một việc đạo đức, học tập hoặc trước bữa ăn, chúng ta vẫn thường xin ơn Chúa giúp sức hoặc chúc lành cho ta. Và khi xong việc thì dâng lời tạ ơn.

     

    Làm một công việc thường ngày mà còn thế, huống hồ một công việc trọng đại, dài ngày, như tuần tĩnh tâm hay học hỏi, chúng ta càng phải có hành vi tạ ơn lúc cuối. Làm chung là chuyện đương nhiên, nhưng mỗi người cĩng cần làm riêng nữa.

     

    Tôi kết thúc loạt bài suy niệm bằng đôi ba ý gợi ra việc tạ ơn, giúp chúng ta suy nghĩ về hành vi tốt đẹp này, một hành vi phải được thực hiện lúc này lúc khác trong cả cuộc đời.

     

    Hãy bắt đầu bằng lời khuyên sau đây.

     

     "Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh" (1Tx 5,18)

     

    * Khi nhận được từ ai một ân huệ nào (một món quà, một lời khuyên tốt, một sự giúp đỡ.) ta vẫn nói lời cám ơn. Ân huệ càng lớn, cám ơn càng nồng. Ðây không chỉ là cách giao tế, phép lịch sự, mà chúng ta được dạy từ bé, nhưng chủ yếu nói lên tấm lòng biết ơn của ta đối với người khác, về một điều tốt nào đó họ làm cho ta.

     

    Nếu giữa con người với nhau là như thế, thì đối với Thiên Chúa là Ðấng thi ân gấp bội so với con người, ta càng phải bày tỏ tâm tình và thái độ này hơn. Ðó là nét riêng của con người Kinh Thánh và của người kitô hữu. Gọi là nét riêng vì, đối chiếu với nhiều tôn giáo đương thời, người ta không thấy hoặc ít thấy tâm tình và thái độ tương tự. Ở đầu thư Rôma, Phaolô tố giác tội nặng nhất của dân ngoại là đã không tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa (Rm 1,21).

     

    Thật ngược hẳn với Kinh Thánh. Ta thường xuyên bắt gặp trong đó những lời lẽ tạ ơn, những lời lẽ lắm khi gợi lên những cảm xúc mãnh liệt. Quả thực, tạ ơn có một vai trò quan trọng trong Kinh Thánh, vì là một phản ứng tôn giáo căn bản của con người, rung cảm, vui mừng, kính phục khi khám phá ra hành động của Thiên Chúa, khi nhận biết ân sủng của Thiên Chúa.

     

    Ở đây, tạ ơn không phải là hoàn lại ân huệ đã nhận hay dâng một điều gì đó để đền đáp, theo kiểu "Hòn đất ném đi hòn chì ném lại". Ai có thể đền bù lại cho Thiên Chúa? Và có thể lấy gì mà bù lại cơ chứ? Tạ ơn, đúng hơn, là nhìn nhận ơn Chúa ban, và đón nhận ân sủng nhưng không của Ngài, không dám mong tự chuộc mình hay trả giá thục hồi cho Ngài (Tv 49,8). Tạ ơn không khác gì nhìn nhận mình là người chịu ơn, là kẻ tuỳ thuộc, để cho Thiên Chúa là Thiên Chúa.

     

    Ði sâu vào việc tạ ơn trong Kinh Thánh, ta thấy nó gói ghém nhiều khía cạnh. Hoặc biểu lộ ý thức của con người trước những kỳ công của Thiên Chúa, các hồng ân Thiên Chúa ban cho mình, từng cá nhân hay cả cộng đồng. Hoặc là sự bộc phát của một/những tâm hồn kinh ngạc về một Thiên Chúa thật quảng đại. Hoặc bày tỏ niềm hân hoan tri ân trước sự cao cả của Ngài. Có bao nhiêu khía cạnh là có bấy nhiêu hình thức tạ ơn: ca ngợi, tôn vinh, công bố, tuyên xưng, nhất là chúc tụng (bénédiction). Cái hay của hình thức chúc tụng là có thể bộc lộ được nhiều tình cảm, kéo dài lời lẽ, vì hoài niệm nhiều kỳ công Thiên Chúa làm trước đó.

     

    Chúng ta hẳn còn nhớ bài ca thắng trận trong sách Xuất Hành (15,1tt), vẫn được Phụng vụ lặp lại trong đêm Vọng Phục Sinh. Con cái Israel bấy giờ vượt qua Biển Ðỏ, thấy Thiên Chúa quăng tùm xuống biển xa mã và kỵ binh Ai Cập, đã hát mừng tán dương Ngài uy hùng cao cả. Tán dương như thế chính là tạ ơn Thiên Chúa đã cúu thoát họ khỏi tay quân thù. Một ví dụ khác: Khi Ðức Maria tôn dương Thiên Chúa ra oai hạ kẻ kiêu căng và tôn người khiêm nhượng, thì cũng là tạ ơn Ngài đã đoái nhìn phận tớ nữ hèn mọn, đã thực hiện nơi người tớ nữ này những điều cao cả (kinh Magnificat).

     

    Nếu tạ ơn gắn liền với chúc tụng, ca ngợi. thì quả nó có thêm một sắc thái tuyệt vời. Thông thường, tạ ơn hay cám ơn bao hàm một chút vụ lợi, vị kỷ. Tạ ơn là vì nhận được một điều tốt. Nhưng khi kèm thêm tâm tình chúc tụng ca ngợi, hoặc thể hiện chỉ bằng lời chúc tụng ca ngợi, việc tạ ơn của Kinh Thánh và của kitô giáo là một hành vi có ý nghĩa ít nhiều vô vị lợi. Chúng ta không nghĩ tới mình, nhưng nghĩ tới Ðấng ban ơn. Tuy trong việc tạ ơn ta vẫn biết đến những ơn lành Chúa ban cho ta, nhưng đi xa hơn, ta nhìn đến sự cao cả của Ngài, những việc kỳ diệu của Ngài. Rồi bày tỏ tâm tình thán phục, hân hoan, chúc tụng. Tạ ơn phải đi đến tột đỉnh là chúc tụng. Nó hướng tới Ðấng ban tặng, chứ không chỉ vì những điều được ban tặng.

     

    Nhiều bộ tộc ở sa mac có thói quen tiếp đãi khách thật nồng hậu, chu đáo. Cũng phải thôi. Sa mạc mênh mông, nếu không được giúp đỡ, làm sao khách có thể băng qua? Khách được coi như vua, nô lệ và thi sĩ. Một kiểu gói ghém hơi lạ. Vua, vì được cung phụng đủ thứ. Nô lệ, vì phải nghiêm giữ một số quy củ, mà nếu không tuân, dám bị giết lắm (ví dụ đụng đến đàn bà con gái của gia chủ). Thi sĩ, nghĩa là khi từ giã ra đi, tiếp tục hành trình, khách sẽ lãm thơ ca ngợi và rao báo cho người khác biết nghĩa cử của chủ nhà. Cái kiểu cám ơn này mới ý nghĩa làm sao!

     

    Trước Thiên Chúa, tạ ơn mà không đạt tới tột đỉnh là chúc tụng, ta sẽ là những con người sợ hãi. Về phương diện tôn giáo, có thể phân biệt 3 cấp độ trong ý thức tôn giáo. Ðầu tiên là ngạc nhiên, thán phục trước sứ điệp và hành động phi thường của Thiên Chúa. Nếu thấy Ngài như một quyền lực đe doạ, đương nhiên là phải sợ rồi. Có tạ ơn về một điều lành nào Ngài ban cho, cũng là tạ ơn trong sợ hãi. Nhưng nếu thấy đó là một quyền năng thực sự thi ân, thì sợ hãi biến thành tin tưởng, từ đó mà có hành vi chúc tụng ca ngợi.

     

    * Có một từ ngữ mới, thông dụng trong Tân Ước, biểu lộ tính cách độc đáo và tầm quan trọng của tạ ơn kitô giáo. Từ ngữ bày không xa lạ gì với chúng ta. Eucharistia đó! Ðể đáp lại ơn Thiên Chúa ban trong Ðức Kitô Giêsu. Việc tạ ơn kitô giáo là một eucharistia. Nghi thức hoàn hảo của việc tạ ơn này là Thánh Thể, là Lễ Tạ Ơn của chính Ðức Kitô, được Ngài ban cho Giáo Hội.

     

    Thực ra, suốt cuộc đời Chúa đã là lời tạ ơn liên lỉ dâng lên Chúa Cha. Ðôi khi lời tạ ơn này được bộc lộ công khai, long trọng, để lôi kéo người ta cùng với Ngài tin tưởng và tạ ơn Thiên Chúa. Chẳng hạn trước khi cho Lazarô sống lại, Chúa đã ngước mắt lên và nói: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng chung quanh đây nên con đã nói, để họ tin là Cha đã sai con" (Ga 11,41-42).

     

    Thế nhưng chính hành vi sau cùng của Chúa trước khi chịu chết là một Lễ Tạ Ơn độc đáo. Chúng ta nghĩ ngay đến Thánh Thể, được Ngài thiết lập trong bữa Tiệc Ly. Thánh Thể là bí tích mà cũng là hy tế, thực hiện trước và làm lưu tồn hy tế thực hiện ngày hôm sau trên Thánh giá, trong đó Chúa dâng hiến mạng sống mình vì ơn cứu độ của muôn muôn người. Trong bữa Tiệc Ly cũng như trên Thánh giá, Chúa cho thấy động lực chi phối tất cả cuộc đời cũng như cuộc Khổ Nạn của Ngài. Ðộng lực này là tạ ơn bằng tấm lòng của một người con. Cử chỉ cuối cùng biểu lộ việc này chính là lời tạ ơn của Chúa khi Ngài cầm bánh và chén rượu lúc lập phép Thánh Thể.

     

    [(Ở đây, chúng ta gặp lại ý nghĩa tương đồng thực tế giữa tạ ơn và chúc tụng như nói ở trên. Theo Mt, Chúa đọc lời chúc tụng trên bánh và tạ ơn trên chén (Mt 26,26-27). Theo Phaolô, Chúa lại đọc lời tạ ơn trên bánh (1Cr 11,24) và lời chúc tụng trên chén (1Cr 10,16). Không có gì khác nhau đâu. Theo cách này, các Kinh Nguyện Thánh Thể trong Thánh Lễ cũng sử dụng những công thức khác nhau: hoặc chúc tụng tạ ơn cả trên bánh lẫn trên chén (KNTT 1và 3), hoặc chỉ tạ ơn (KNTT 2), hoặc chúc tụng trên bánh và tạ ơn trên chén (KNTT 4)]

     

    Khi ban bí tích Thánh Thể cho Giáo Hội, Ðức Kitô muốn nói lên chân lý nền tảng này: chỉ mình Ngài là lời tạ ơn của ta, chỉ mình Ngài là lời ngợi khen của ta. Ngài đi tiên phong dâng lời tạ ơn Chúa Cha. Sau đó mới đến lượt ta chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa "nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài", như đọc trong Vinh tụng ca kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể. Ðức Kitô là gương mẫu và trung gian duy nhất của mọi lời cầu nguyện nói chung. Ngài cũng là gương mẫu và trung gian duy nhất của mọi lời chúc tụng tạ ơn nói riêng.

    * Ý thức ân huệ mình đã lãnh nhận, cũng như noi theo gương Thày, người môn đệ chúng ta cũng hãy biết dâng lời tạ ơn Chúa. Phaolô thường xuyên nhắc cho các tín hữu biết tạ ơn, trong hầu hết các thư của ngài. Chính ngài cũng thi hành điều mình nhắc cho người khác, như khi ngài viết: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Ðức Kitô Giêsu" (1Cr 1,4).

     

    Khởi đầu kinh Tiền Tụng trong Thánh Lễ, bao giờ chúng ta cũng nghe đọc: "Tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con". Chính đáng và phải đạo, vì chúng ta là con cái được Chúa Cha ban cho vô vàn ân phúc, mà chủ yếu là ơn cứu độ. Càng cảm tạ, càng được thêm ơn cứu độ.

     

    Những lời trên đây của Kinh Thánh cũng như của Giáo Hội không nhắc cho ta nhớ việc quan trọng này hay sao? Nhắc làm, và còn nhắc phải làm luôn, làm không ngừng, trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi mọi lúc. Ngạn ngữ Anh có câu: "Cám ơn nhiều quá là âm thầm xin thêm". Có thể đúng. Và nếu thế thì khi thụ ân, liệu cám ơn vừa phải thôi, kẻo gây khó nghĩ cho người thi ân (nghĩ rằng: chắc nó muốn mình cho nó thêm cái gì nữa đây!). Nhưng đấy là giữa con người với nhau. Còn đối với Thiên Chúa, chẳng bao giờ cám ơn Ngài cho đủ đâu. Augustinô bảo: "Khi bạn nói đủ rồi, tức là bạn đã chết" (Ubi dixisti satis, periisti). Hơn nữa, nếu cám ơn để được thêm ơn, càng tốt chứ sao, vì ta vẫn không ngừng xin thêm ơn Chúa.

     

    Trong những dịp tĩnh tâm dài ngày chẳng hạn, ta tin Chúa ban cho ta nhiều ơn, kể chẳng xiết. Những điều kiện thuận lợi bên ngoài. Những ơn soi sáng, hướng dẫn và thúc đẩy bên trong. Cho dù có hình thức tạ ơn chung đi nữa, mỗi người hãy thực sự cảm nghiệm ơn Chúa dành cho mình để, một cách bộc phát, biến tâm tình của ta thành lời ca ngợi chúc tụng Chúa.

     

    Nói như trên, tâm trí chúng ta cơ hồ chỉ nghĩ đến ơn này ơn khác, nhiều hay ít, đặc biệt hay không đặc biệt, được Chúa ban cho lúc này lúc nọ. Một suy nghĩ như thế có thể đưa đến hệ quả là chỉ tạ ơn khi nhận được một ơn nào cụ thể. Các tấm bảng Tạ Ơn Ðức Mẹ gắn la liệt chung quanh các tượng đài Ðức Mẹ phải chăng nói lên điều đó?

     

    --------------------------------------
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -

THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN ÁNH SÁNG HY VỌNG CỦA MỌI NGƯỜI

 
**
Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta có ai cảm thấy cuộc đời của mình hằng ngày rất giống như con kiến đi vòng quanh trên cái miệng ly hay trên miệng chén không?. Có nghĩa nó chỉ mải miết đi cách vô định hướng, không có chủ đích … chẳng những nó sẽ không được về nhà nếu nó không biết hỏi nhờ sự giúp đỡ của ai.
**
Rồi thì ai trong chúng ta có cuộc sống giống như người thợ mỏ là hằng ngày chỉ thấy sống chui rúc dưới cái hầm mỏ với một diện tích rất chật hẹp trong sự đi đứng, thiếu hẳn ánh sáng của mặt trời, thiếu cả không khí trong lành để thở và thiếu tự do?. Có nghĩa trong môi trường sống đó chúng ta cảm thấy chật chội, dơ dáy khó chịu, bị lạnh thấu xương vì ở dưới độ sâu của đất. Cảm thấy bị ức chế vì không gian và thời gian như ngừng đọng vì buổi sáng cũng giống như buổi tối. Lâu dần tâm trí của chúng ta sẽ không được bình thường nữa vì sự ngột ngạt và tù túng.
**
Rồi thì ai trong chúng ta có cuộc sống giống như loài chim thích xoải cánh bay thật xa, thật tự do nơi phương trời nào đó muốn đến là đến, không ai làm chủ được mình?. Có nghĩa có bao nhiêu ăn bấy nhiêu, ngủ đâu cũng được và cả cuộc đời chỉ dùng tiếng hát Chúa ban để dâng lời ca hay nhất dâng lên cho Chúa.
**
Còn ai trong chúng ta chọn sống một cuộc sống mà ngày không ra ngày, đêm không ra đêm vì luôn vùi mình vào những đam mê, của chiều chuộng thân xác và của tứ đổ tường như hút sách, rượu chè, cờ bạc, trai gái, v.v… ?. Sống một cuộc đời không có mục đích, không biết sống để làm gì, chỉ biết sống ích kỷ đòi hỏi mọi người phải phục vụ cho mình trên một thân xác yếu hèn, nhát đảm và vô dụng.
**
Còn ai trong chúng ta có cuộc sống phải nhờ vả vào người khác mà vì bệnh không tự lo cho mình được thì hẳn cuộc sống ấy luôn dày vò tinh thần và thân xác của một người sống không ra sống, chết không ra chết. Nhưng thưa dù chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh đặc biệt nào mà biết có một Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta thì Người sẽ luôn có cách giúp đỡ chúng ta để vượt qua.
–*–
Thiên Chúa chỉ đòi hỏi nơi chúng ta là hãy luôn Tin Tưởng tuyệt đối vào Người. Sống giữ hai giới răn quan trọng là Kính Chúa và Yêu Người như yêu chính mình thì đã trọn lề luật của yêu thương. Và Thiên Chúa cũng đã cho chúng ta quyền tự do chọn Chúa hay không chọn Chúa. Nên có khôn ngoan không nếu chúng ta sống đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa thì tự người ấy cũng đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.
–*–
Còn mọi thứ khác chỉ là phù du, nay còn mai mất, như cơn gió thoảng, bóng câu qua cửa sổ, nay trong tay mình mai sẽ vào tay của người khác, v.v…
**
Lạy Thiên Chúa là nguồn ánh sáng và là nguồn hy vọng sống muôn đời! Chúng con nào dại dột chi để chọn cuộc sống như người xây nhà trên cát; để bao nhiêu công sức, thời giờ và tiền bạc tiêu tan chỉ cần một đợt sóng to cũng làm cho tan tành. Hay như đợt mưa lớn cũng làm cho biết bao nhiêu nhà xây trên đồi cao, đẹp đẽ bạc triệu đã bị đất chuồi hất thẳng xuống vực sâu không còn mảnh nào nằm trên mảnh nào.
**
Xin ba ngôi Thiên Chúa luôn ở trong chúng con để luôn được Người hướng dẫn, dạy bảo và sửa đổi trong ngoài chúng con. Để xứng đáng làm con cái Chúa. Để được trở nên giống Chúa hơn bằng đời sống thánh thiện chớ không phải bằng môi miệng. Để sau này lên diện kiến Thiên Chúa cần phải trả lẽ cho những điều chúng con đã làm (tốt, xấu) khi còn ở trần gian. Amen.
 
**
Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
4 tháng 2, 2021
Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 4 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
37:29
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục