14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -DỐC HẾT TÌNH NÀY

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Apr 8 at 2:46 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    DỐC HẾT TÌNH NÀY...

     

                Chúa đã cho ta hết cuộc đời của Chúa, và Ngài đã cho ta tất cả những gì mà ta đang có, lẽ nào ta lại khép lòng ta lại với Chúa, với anh chị em đồng loại ta sao ?

     

     

     

              Bước vào tuần Thương Khó, hình ảnh gây tranh luận tại nhà chị em Maria, Matta và Lazarô mà mọi người khó quên đó chính là khi Maria "quất" luôn bình dầu "chuẩn không cần chỉnh" để xức cho Thầy Giêsu.

     

              Bình dầu trị giá đến 300 đồng bạc, có nghĩa là bằng số lương của một người dân thời Chúa Giêsu làm cả năm chứ không phải chuyện đùa. Thế nhưng rồi ta lại thấy cô Maria nhẹ nhõm mang ra xức cho Thầy.

     

              Hẳn nhiên, dù Kinh Thánh không nói nhưng lòng của Maria chắc hẳn cũng giằng co lắm. Dễ hiểu vì chị em gia đình này không thuộc dạng quý tộc hay đại gia. Họ là những người nghèo. Thế nhưng qua cử chỉ này ta thấy được tấm lòng của người nghèo.

     

              Giuđa Iscariốt nhìn bình dầu ở dưới góc cạnh khác, cái nhìn khác. Đơn giản là vì anh ta như Kinh Thánh nói là giữ túi tiền và tham đống tiền quỹ chung. Và, không "nhặt được mồm" nên Giuđa đã kêu trách.

     

              Với bình dầu đó, ta lại được mời gọi về cách nhìn, cách hành xử của những con người cận thần với Chúa thời của Chúa và cả thời nay.

     

              Maria đã dốc hết tình này, có lẽ Cô nghe loáng thoáng về hành trình lên Giêrusalem của Thầy cũng như dấu hiệu Thầy đi xa nên Cô hành động như thế. Cùng lúc đó, Giuđa có lẽ thân cận hơn nhưng suy nghĩ khác, anh ta nghĩ đến lợi và tiền thôi. Và, lòng đầy thì miệng mới tràn ra khi anh trách móc Maria.

     

              Những ngày này, trong lặng thinh và lặng thầm, ta lại được mời gọi nhìn lòng quảng đại của ta với Chúa ngang qua tha nhân. Ta có cơ hội để nhìn lại tấm lòng của ta với người nghèo và ngay cả với Chúa.

     

              10 ngày qua, dường như cả nước phải ngưng Thánh Lễ tập trung vì dịch bệnh. Đủ mọi tâm tình trước thông báo tạm dừng Thánh Lễ cho đến ngày có thông báo. Nào là buồn, nào là tiếc, nào là nhớ Nhà Thờ, nào là ... Cũng đúng thôi vì đó là cảm xúc tự nhiên của con người. Nhưng thử hỏi lòng ta dành cho Chúa những ngày qua như thế nào ? Dù không còn Thánh Lễ tập trung nhưng chuyện đến với Chúa, viếng Chúa vẫn còn có thể thực hiện được mà !

     

              Nhìn lại cuộc đời của mỗi người chúng ta, dường như đúng như lời tổng nguyện : "Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra những gì chúng con đang có là ân huệ Chúa ban cho chúng con rồi ...". Mà thật là như thế vì mỗi người chúng ta bước vào trần gian chẳng có ai mang theo vào một chút gì ngoài hai bàn tay trắng. Thế cho nên khi ta cho đi, ta cho người khác cũng là chuyện hết sức bình thường vì những gì ta có là của Chúa. Thế nhưng thật sự là khó với những người tham lam hay nghĩ rằng những gì mình có là tự sức của mình.

     

              Thật sự, khi bình tâm nghĩ lại cuộc đời, câu nói "làm bởi bay mà ban bởi Ta" như người ta hay nói quả là đúng. Có những thứ mà ta nghĩ rằng ta sở hữu lại chợt mất và có những thứ ta không bao giờ nghĩ ra mình có thì đều đến bởi ơn Chúa.

     

              Một người quen bộc bạch : "Cha ơi ! Con tạ ơn Chúa thôi vì tất cả những gì con đang có là của Chúa !". Phải chăng đó là tâm tình khiêm tốn và dễ thương để nhận ra những gì mà người đó có là của Chúa. Và trong thực tế, người đó đã cho đi và cho đi rất nhiều cách thầm lặng.

     

              Và như vậy, khi ta mặc lấy tâm tình những gì ta có là của Chúa như Cô Maria thì ta dễ cho đi cho Chúa, cho người khác. Còn nếu ta tự cao tự đại, ta nhận ra những gì ta có là công lênh của ta thì ta sẽ khư khư giữ lấy và luôn luôn tính toán.

     

              Ở đời này chả có điều gì chắc duy chỉ một điều chắc là chắc ai cũng phải chết và chết chắc. Khi ta nằm xuống, dù giàu hay nghèo thì ta cũng xuôi đôi bàn tay và cũng chẳng mang theo được gì. Hai bàn tay trắng cũng sẽ hoàn trắng tay dù cho ta bôn ba cả kiếp người.

     

              Với tâm tình của Maria, ít nhiều gì cũng thúc đẩy ta suy nghĩ về lòng quảng đại, về sự cho đi. Chúa đã cho ta hết cuộc đời của Chúa, và Ngài đã cho ta tất cả những gì mà ta đang có, lẽ nào ta lại khép lòng ta lại với Chúa, với anh chị em đồng loại ta sao ?

     

    Người Giồng Trôm

     
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -CHÚA NHẬ LỄ LÁ -TINH CAO

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Apr 4 at 10:50 AM
     
     
     

    CHÚA NHẬT LỄ LÁ - PHẦN NGHI THỨC RƯỚC LÁ TRƯỚC LỄ

     (Bổ túc thêm cho Phần Thánh Lễ - đã gửi từ 2:15 sáng nay, lần này kèm theo cả 1 bài chia sẻ rất hay của Cha Trần Khả ở TGP Galveston-Houston TX nhan đề  "Nạn Covid-19 và Nạn Giêsu")

     

    Ngày thứ 40 của Mùa Chay, thời điểm vừa kết thúc 40 ngày Mùa Chay vừa bắt đầu Tuần Thánh, là Chúa Nhật mà chúng ta gọi là Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Chúa Nhật Thương Khó. 

     

    Bởi vì, phụng vụ của ngày Chúa Nhật giao điểm kết thúc Mùa Chay và bắt đầu Tuần Thánh này bao gồm 2 biến cố hoàn toàn có tính cách khác nhau, đúng hơn hoàn toàn phản nghịch nhau: về chính bản thân Chúa Kitô thì Người đã đạt đến tột cùng vinh quang nhưng đồng thời cũng xuống tới tận cùng khổ nhục trước mặt trần gian, còn về phía chung dân chúng và môn đệ của Người thì vui thật là vui nhưng đồng thời cũng buồn thật là buồn, buồn đến hoảng sợ và hoảng loạn.

     

    Trước hết, về khía cạnh vinh quang và vui mừng cho Chúa Nhật giao điểm này, được Giáo Hội cử hành trước Thánh Lễ, ở ngoài nhà thờ, với nghi thức làm phép lá và rước lá. Bài Phúc Âm cho nghi thức rước lá này, cả 3 chu kỳ A-B-C, đều thật sự cho thấy Chúa Kitô đã đạt đến tột cùng vinh quang của Người trước mặt trần gian khi Người tiến vào Thành Thánh Giêrusalem là giáo đô của Do Thái giáo.

     

    Bài Phúc Âm của chu kỳ Năm A được Thánh ký Mathêu thuật lại rằng: "Các môn đệ ra đi và làm theo lời Chúa Giêsu dạy bảo. Hai môn đệ dẫn lừa mẹ và lừa con về, trải áo lên mình chúng và đặt Chúa ngồi lên trên. Phần đông dân chúng trải áo xuống đường, kẻ khác thì chặt nhành cây trải lối đi. Dân chúng kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: 'Hoan hô con vua Ðavit! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!' Khi Ngài vào thành Giêrusalem, thì cả thành phố náo động và nói rằng: 'Người đó là ai vậy?' Dân chúng trả lời rằng: 'Người ấy là Tiên tri Giêsu, xuất thân từ Nadarét, xứ Galilêa'".

     

     

     

     

    Qua bài Phúc Âm này, chúng ta chẳng những thấy được tất cả lòng trọng kính, bái phục và tôn sùng của chung dân chúng cũng như môn đệ đoàn của Người, qua các việc họ "trải áo lên mình chúng và đặt Chúa ngồi lên trên. Phần đông dân chúng trải áo xuống đường, kẻ khác thì chặt nhành cây trải lối đivà "kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: 'Hoan hô con vua Ðavit! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời'", những việc làm phải nói là chưa từng có cho bất cứ một ai (tiêu biểu và nổi tiếng nhất như tổ phụ Abraham, cứu tinh Moisen, tiên tri Elia, thánh vương Đavít, tiền hô Gioan v.v.) trong giòng lịch sử của dân Do Thái, mà còn thấy được cả cái bóng đen chập chờn bắt đầu xuất hiện, một chi tiết chỉ được một mình Phúc Âm Thánh Luca thuật lại ở cuối bài Phúc Âm cho phụng vụ phần rước lá Năm C như sau: 

     

     

    "Một vài người biệt phái trong đám đông nói cùng Người rằng: 'Thưa Thầy, xin hãy mắng các môn đệ Ngài đi'. Chúa Giêsu nói: 'Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên'".

     

     

     

     

     

     

     

    Hiện tượng tương phản này cũng đã được Thánh ký Gioan ghi nhận như thế này: "Những kẻ ở với Người chứng kiến thấy việc Người gọi Lazarô ra khỏi mồ và làm cho ông ấy sống lại từ cõi chết. Dân chúng họ đi đón Người, bởi họ nghe biết Người đã làm dấu lạ ấy. Những người biệt phái mới bảo nhau rằng: 'Các ông thấy không, các ông chẳng đi đến đâu rồi đó! Kìa, cả thế gian đã chạy theo hắn ta mất rồi!" (Gioan 12:17:19).

     

     

    Trước thái độ có vẻ ghen tương đầy thành kiến và ác cảm ấy của những người biệt phái, Chúa Giêsu đã nhắc khéo họ rằng: "nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên". Nghĩa là Người muốn nhắn nhủ họ rằng chỉ có ai tin tưởng vào Người mới có thể tỏ ra long trọng nghênh đón Người như thế mà thôi. Qua câu này Người cũng muốn nhắc nhở họ lời Người đã cảnh báo họ về lòng tin của họ trước kia, (trong bài Phúc Âm Thánh Gioan Thứ Ba Tuần V vừa rồi): "Tôi nói cho quí vị biết quí vị sẽ chết trong tội lỗi của các vị; quí vị sẽ chết trong tội lỗi của quí vị trừ phi quí vị tin vào Tôi" (Gioan 8:24).

     

     

    Mà thật, đúng như những gì Người đã cảnh báo. Chính vì họ không tin mà họ đã thực sự chết trong tội lỗi của họ, khi họ càng trở nên mù quáng và điên cuồng lên án Người, vào chính lúc Người tỏ mình ra cho họ biết như họ nhân danh Thiên Chúa mà hỏi Người, và làm áp lực thẩm quyền đế quốc Roma để đóng đinh Người cho bằng được, dù vị tổng trấn Philatô này thấy Người vô tội và tìm cách tha Người. Chưa hết, trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người, các môn đệ thân tín của Người cũng vì Người mà vấp phạm nữa. Không phải vì các vị không tin Người mà chính vì các vị tin rằng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16).

     

     

    Thật vậy, chính vì các vị tin rằng Vị Sư Phụ "đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14) của các vị chính là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" như thế mà các vị, qua lời can gián tiêu biểu của tông đồ Phêrô (xem Mathêu 16:22-23), đã cho thấy các vị không thể nào chấp nhận được sự kiện Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa vô cùng thiện hảo và toàn năng bị khổ nạn và tử giá như là một tên tử tội. Bởi thế, khi thấy Thày mình bị bắt và bị lên án tử các vị đã thật sự không thể nào không bị chao đảo đức tin!

     

     

    Bài Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay, dù theo chu kỳ A-B-C cũng đều thuật lại biến cố cứu độ vô cùng quan trọng này, một biến cố theo thời điểm xẩy ra vào Thứ Sáu trong tuần, nhưng lại là một biến cố cần phải long trọng cử hành vào Chúa Nhật cho mọi người môn đệ của Người được tham dự vào mầu nhiệm này. Đó là lý do Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Chúa Nhật Thương Khó mở màn Tuần Thánh vậy.

     

     

    Thánh Thi (Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Ngày trong suốt Tuần Thánh - theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)

     

     

    Toàn dân Chúa, nào reo vui hớn hở

    Miệng hát mừng ơn cứu độ Chúa ban:

    Ðức Giêsu, Ðấng chuộc tội trần gian

    Ðã đánh bại tên tử thần độc dữ.

     

     

    Ðường dậy sóng người đi như thác đổ

    Ngành lá xanh phất phới tựa rừng cờ,

    Cả một trời vang dội tiếng tung hô:

    Vạn vạn tuế, mừng Con vua Ðavít!

     

     

    Ta hết thảy cùng chạy ra nghênh tiếp

    Vị Quân Vương cao cả đã tới đây,

    Hát lên đi, lời vinh chúc giãi bày

    Vung cành liễu, nhịp theo câu vạn tuế.

     

     

    Xin Người khấng vì tình thương trời bể

    Bước đường đời, giữ ta khỏi trượt chân,

    Ðể bao lâu còn sinh sống cõi trần,

    Ta hằng giữ lòng tri ân cảm mến.

     

     

    Cung trầm bổng dệt bài ca cầu nguyện

    Xin khấu đầu thượng tiến Chúa Ba Ngôi

    Ðã đổ hồng ân cứu chuộc loài người,

    Muôn muôn thuở xin dâng lời vinh chúc.

     

     

    Chúa Nhật Lễ Lá

    Nạn Covid-19 và Nạn Giê-su

    Một đôi bạn trẻ chuẩn bị làm đám cưới vào thứ Bảy đầu tháng Năm tới, và mời tôi chủ tế lễ cưới, nhưng vì con dịch Covid-19, mọi người phải cách ly, ở nhà và tránh tụ tập quá 10 người. Chỉ được làm nghi thức cưới chứ không có Thánh Lễ. Họ đành phải đổi chương trình hoãn ngày cưới; phải hủy chương trình ở nhà thờ, nhà hàng.
    Tôi biết cô dâu từ khi cô mới 12 tuổi và đã phải chống chọi với bệnh leukaemia hơn gần hai năm trong bệnh viện MD Anderson và may mắn được khỏi bệnh. Bây giờ là y tá làm việc tại bệnh viện MD Anderson. Cô buồn bực và
    Cô thắc mắc “Tại sao lại là tôi? Tại sao các bạn tôi có thể làm lễ cưới dễ dàng còn tôi lại phải bị trắc trở thế này?”

    Con dịch Covid-19 đang làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta và của mọi người trên toàn thế giới.
    Mọi người, mọi sinh hoạt đều bị trắc trở. Nhiều người mất việc làm. Nhiều công sở, hãng xưởng tạm đóng cửa, ngưng hoạt động, trì hoãn sản xuất và công việc mua bán chậm lại. Nhiều nhà hàng cửa tiệm đóng cửa. Các buổi hội họp tiệc tùng bị cấm; Chúng ta phải tuân theo chỉ thị cách ly và giữ khoảng cách không đứng sát gần người khác. Cuộc sống trở nên bất tiện, căng thẳng bất bình thường. Nhiều người hoang mang lo lắng không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu, tương lai ra thế nào.

    Các nhà thờ không có thánh lễ và ngưng mọi sinh hoạt không cần thiết.
    Nghi thức Tam Nhật Thánh và Lễ Vọng Phục Sinh cũng chỉ cử hành riêng. Rửa tội cho những người tân tòng và đón nhận những người gia nhập Giáo Hội cũng phải hoãn lại.
    Người chết cũng chỉ có nghi thức chôn cất chứ không có lễ an táng.

    Phản Ứng Nạn Covid 19

    Khi có tin dịch phát xuất từ thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc, nhiều người nghĩ nó còn ở xa không đáng chúng ta quan tâm.
    Tin loan báo số người lây nhiễm và chết mỗi ngày một tăng, nhưng chúng ta cũng không lo lắng.
    Thái độ chung của các nước vẫn là ở ngoài nhìn vào Trung Quốc.
    Người ta chưa lo chặn dịch mà chỉ đặt câu hỏi, “Căn nguyên con dịch đến tử đâu?
    Từ khu chợ buôn bán hoang thú hay từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học Wuhan?
    Người ta nhận định, bình luận, phê phán và cũng có chút thương cảm cho các nạn nhân nhiễm dịch ở Trung Quốc, nhưng nó chưa phải là vấn đề chúng ta phải đối diện.
    Khi dịch lan sang Hàn Quốc người ta bắt đầu quan tâm hơn, nhưng con dịch vẫn còn ở xa.
    Rồi con dịch lan sang nước Ý, Iran, Tây Ban Nha, Pháp người ta bắt đầu lo lắng hơn.
    Khi con dịch phát hiện ở bang Washington, New York, California, Louisiana, New Jersey, Illinois nhiều người nhốn nháo, hoảng hốt, lo sợ.

    Lệnh khoanh vùng phong tỏa, cách ly và phương cách phòng ngừa được ban ra.
    Nhiều người chạy đi mua thực phẩm và những nhu yếu phẩm dự trữ.

    Khi dịch đến sát gần nhiều người bắt đầu than trách tại sao chính quyền nhà nước không cảnh báo?
    Tại sao chính phủ không chuẩn bị dụng cụ y tế sẵn để cung ứng cho dân khi con dịch đến?
    Tại sao không có thuốc?
    Tại sao không có đủ máy trợ thở?
    Tại sao không có đủ khẩu trang?
    Tại sao không có đủ thuốc khử trùng?

    Sau than trách người ta bắt đầu đổ lỗi, tại vì lãnh đạo giở, không biết nhìn xa trông rộng! Không có kế hoạch! Không đánh giá nguy hiểm đúng mức của con dịch. Tại vì và nhiều cái tại vì.

    Người ta bắt đầu đổ lỗi cho những người lãnh đạo, cho tổng thống, cho thủ tướng, cho thống đốc, cho thị trưởng, cho bộ trưởng, cho cơ quan y tế, cho bệnh viện.

    Bây giờ con số người nhiễm ở Mỹ tăng cao nhất thế giới. Số người chết vì dịch cũng đang tăng nhanh.

    Thật đáng buồn là trong khi tổng thống, phó tổng thống, các chuyên gia y tế, các bác sĩ y tá, các khoa học gia, và nhiều nhân viên chính phủ, quân đội, và nhiều người khác đang ngày đêm lo tìm cách đối phó và chữa trị chăm sóc cho những người bị nhiễm dịch thì nhiều người trong giới truyền thông vẫn như người ngoài cuộc chỉ tiêu cực phê bình, chỉ trích, than tráchđổ lỗi mà không chung tay trong chương trình cứu chữa.
    Làm như thế chẳng khác gì họ đang tự trút bỏ trách nhiệm cho người khác.
    Họ đang tự phuổi tay nói, “Tôi không can dự gì vào việc chữa trị con dịch này.”

    Đứng trước cơn đại dịch Covid19 chúng ta có thái độ thế nào? Chắc chắn bằng mọi giá chúng ta phải gìn giữ bảo vệ mạng sống của mình. Nhiều người chắc vẫn chưa cảm nhận đúng được cấp tính khẩn trương và nguy hiểm của đại dịch, nhưng Cơn đại dịch Covid 19 này đang làm mọi người suy nghĩ và chắc chắn sẽ thay đổi cuộc sống xã hội và của nhiều cá nhân. Ông bà chúng ta nói khi có biến thì “bỏ của chạy lấy người.” Mạng sống con người là cao quí nhất. Nhưng phải sống thế nào để đúng với giá trị con người.

    Văn chương Việt Nam có câu truyện “Anh Phải Sống” kể về hai vợ chồng chèo thuyền đi vớt củi trên sông. Không may giông to gió lớn ập đến làm con thuyền bị lật đắm. Chồng biết bơi lội còn cô vợ thì không. Chồng dìu vợ cố bơi vào bờ, dù mệt nhưng quyết sống cùng sống, chết cùng chết. Nhưng khi thấy chồng quá mệt sức, nên cô vợ buột kêu lên “còn thằng bờm cái tí, anh phải sống” thế rồi cô buông tay ra trôi theo giòng nước. Mấy ngày sau người ta thấy người đàn ông cùng mấy đưa con thắt khăn tang đứng bên bờ sông tưởng nhớ người mẹ hiền và người vợ can đảm.

    Chính Chúa Giê-su đã bằng lòng trả giá bằng chính sinh mạng của Ngài để cứu chuộc mọi người chúng ta. 

    Phản Ứng Nạn Giê-su

    Các Phản Ứng trước con dịch virut Covid-19 này cũng cho chúng ta liên tưởng đến cảm nghiệm của các môn đệ trong trong những ngày cuối đời của Chúa Giê-su mà Giáo Hội gọi là Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá. Tuần Thánh là thời gian mà chúng ta cảm thấy sự linh thiêng huyền bí của tâm linh Ki-tô giáo. Các môn đệ không hiểu những gì đang xẩy ra cho Chúa Giê-su và không lường trước được những gì đang đến với họ và nhân loại.

    Bài Tin Mừng kể lại bối cảnh trong những giờ phút cuối đời của Chúa Giê-su bắt đầu từ bữa Tiệc Ly thân tình kín đáo, bồi hồi với những lời tâm sự dặn dò của Chúa Giê-su dành cho các môn đệ, rồi bầu khí tĩnh mịch Chúa cầu nguyện và lo buồn đến đổ mồ hôi máu thế mà ba môn đệ vẫn say ngủ. Tiếp đến là hành động phản bội hết sức vô cảm, không tình nghĩa khó hiểu của Giu-đa, đến cuộc xét xử bất công trước Hội Đồng Tòa Thượng Thẩm và trước quan Phi-la-tô, một ông quan thiếu bản lãnh, rồi lời chối Chúa thật trơ trẽn hèn nhát không hổ thẹn của Phê-rô, và Chúa bị đánh đòn tàn nhẫn, rồi nhận án tử hình thập giá đau đớn nhục nhã nhất trên đời, và kết thúc với cái chết tức tưởi đơn độc và được đem chôn cất trong ngôi mộ mượn của một người tốt bụng. Đứng trước cơn biến loạn như thế, các môn đệ đã hoảng sợ lo lắng hoang mang tán loạn như mất hết niềm tin và hy vọng.

    Đây không phải là lúc than trách, đổ lỗi hay lên án Trung Quốc, Vũ Hán hay tổng thống hoặc bất cứ lãnh đạo nào bằng những lời la lớn tiếng “Đóng đinh nó vào thập giá.”
    Đây cũng không phải là lúc sợ hãi bỏ chạy xa tránh những người mắc bệnh dịch như các môn đệ đã bỏ chạy khi Chúa lâm nạn.
    Đây cũng không phải là lúc phuổi tay chối bỏ trách nhiệm như Phê-rô chối, “Tôi không biết người đó là ai.” “Tôi chẳng có trách nhiệm gì cả.”
    Đây cũng không phải là lúc quá lo sợ thất đảm đến độ hành xử như Giu-đa thất vọng không còn thấy lối thoát.

    Phản Ứng Theo Tin Mừng


    Chúng ta cần học theo gương của Đức Mẹ và những người phụ nữ thân thiết với Chúa Giê-su âm thầm theo dõi, trao khăn lau mồ hôi cho Chúa, an ủi nhau nhất là những người đau bệnh.

    Chúng ta cần học theo gương ông Simon vác đỡ gánh nặng cho các bác sĩ và các y tá cùng các nhân viên y tế đang phục vụ bệnh nhân.

    Chúng ta cần học theo gương của ông Giu-se đóng góp phần mộ để mai táng những người không may phải chết vì con dịch.

    Tuần vừa qua có tin từ bên Vương Quốc Anh kể về anh Liam Dowing, 30 tuổi đang mắc chứng bệnh ung thư tủy xương và mới bị mắc nhiễm dịch Covid 19. Hôm 19 tháng Ba, các bác sĩ nói với gia đình anh là họ không còn cách nào để chữa bệnh ung thư cho anh được nữa. Anh Liam nói chuyện với cố vấn chuyên nghiệp để biết các lựa chọn anh có, sau cuộc nói chuyện anh quyết định ngưng không tiếp tục dùng các thuốc chữa trị cho anh nữa. Thay vào đó, anh nói hãy dùng các phương tiện và nguồn thuốc trị liệu để chữa trị cứu sống cho người khác đang cần hơn.

    Đây là một quyết định can đảm anh hùng đáng ngưỡng mộ của một thanh niên mới 30 tuổi đời.

    Một giáo dân trong giáo xứ của tôi biết là vì trong mấy tuần vừa qua giáo xứ không có Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và không có tiền đóng góp của giáo dân từ các Thánh Lễ. Ông hỏi vậy thì cha lấy tiền đâu để trang trải các phí tổn cho nhà thở. Tôi nói có lẽ sẽ phải cho các nhân viên tạm nghỉ việc để dành tiền trả chi phí điện nước. Nghe thế ông bà đã quyết định giúp cho giáo xứ 25 ngàn đô để có tiền tiếp tục trả cho các nhân viên. Ông nói, “Các nhân viên cần có tiền để lo cho họ và gia đình.” Tôi vô cùng xúc động và coi đó là bài học hy sinh cao quí khi bước vào Tuần Thánh. Chúng ta cùng dùng thời giờ trong tuần Thánh này để cầu nguyện cùng với Chúa Giê-su cảm nghiệm những ngày cuối đời của Ngài ở trần gian hầu chúng ta có thể ngưỡng mộ tình yêu sâu đậm và tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại. 

     

    Quan sát và lắng nghe tường thuật về câu truyện cuối đời của Chúa Giê-su phải gánh chịu trong những giờ cuối đời của Ngài, chúng ta thấy một điểm nổi bật đáng buồn là sự giãi bày của tội lỗi, từ tội này đến tội khác mà con người xúc phạm đến Thiên Chúa và xúc phạm đến nhau. Thánh Mat-thêu đã chủ ý nhấn mạnh đến sự xấu xa này để nói với chúng ta về ảnh hưởng do cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đến để cứu chúng ta khỏi chết bởi tội lỗi, và qua cuộc khổ nạn, chịu chết và sống lại của Ngài, Ngài đã phá tan quyền lực của tội lỗi và mở đường cho chúng ta đến với sự sống đời đời. Chúa Giê-su đã đón nhận bị đối xử tồi tệ nhất trần gian hầu Ngài có thể vĩnh viễn chôn vùi quyền lực của tội lỗi. Chúng ta cùng hiệp nhất với Chúa và với nhau chống lại tội lỗi, chống lại  Virut Covid-19 và trông chờ Ngày Phục Sinh khải hoàn cho toàn thể nhân loại.

    L. M. J. J. Trần Đình Khả

     

     
     

    On Sat, Apr 4, 2020 at 6:21 AM Huu Mai Duc <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:
    Chào Anh Tâm Phương,
    bài này Anh gởi là CN lễ lá ?

    On Sat, Apr 4, 2020 at 4:17 PM Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:

    CHÚA NHẬT - THƯƠNG KHÓ 

    (vì quá dài nên xin không bao gồm phần PVLC, kể cả phần Rước Lá)

     

     

    Giáo Hội cử hành biến cố khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô trong Thánh Lễ Chúa Nhật này với phần phụng vụ lời Chúa, trước hết về thái độ của Người (như Tiên Tri Isaia cho biết trong Bài Đọc 1 cho thấy), sau nữa về thân phận của Người (như Thánh Phaolô cảm nhận trong Bài Đọc 2), và sau hết về công cuộc cứu chuộc của Người (như Thánh ký Mathêu trình thuật trong Bài Phúc Âm). 

     

    Trước hết về thái độ của Chúa Kitô, Người đã được Tiên Tri Isaia tiên báo hoàn toàn hiền lành như con chiên bị mang đi sát tế: "Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn". Tất cả đã được ứng nghiệm nơi Người như chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong Bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu hôm nay, để chứng tỏ Người thật sự đã Đấng Thiên Sai đến không phải để làm theo ý mình mà là ý Cha là Đấng đã sai Người. 

     

      

    Thái độ hiền lành như chiên bị mang đi sát tế của Chúa Kitô còn được Thánh Vịnh 21 diễn tả trong Bài Đáp Ca hôm nay, nhất là 3 câu đầu, tất cả cũng đã ứng nghiệm trong Bài Phúc Âm hôm nay:

      

    1) Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: "Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương".

     

     

    2) Ðứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con.

     

     

    3) Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm... Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Ðấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ. 

     

     

    Sau nữa về thân phận của Người, Người đã được Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, vị đã được mang lên tầng trời thứ ba để nghe thấy những lời khôn tả chưa từng nghe thấy ai nói (xem 2Corinto 12:2-4), và là vị chiêm ngưỡng thấy một "Chúa Giêsu Kitôtuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá".

     

     

     

     

      

     

    Và chính vì thân phận vô cùng cao cả như Thiên Chúa và bằng Thiên Chúa của mình như thế mà Người mới có tư cách và quyền năng cứu độ nhân loại, ở chỗ tất cả những gì Người làm, nhất là những gì Người chịu, mới có một giá trị vô cùng, chẳng những cứu được một thế giới nhân loại tội lỗi này mà còn cả ngàn muôn ức triệu thế giới tội lỗi khác. Nếu để ý đến thân phận vô cùng cao cả của Chúa Kitô là Thiên Chúa, chúng ta mới thông cảm được cái vấp phạm của các tông đồ, mới thấy được Thiên Chúa toàn thiện toàn ái đã yêu thương con người tạo vật vô cùng thấp hèn bất xứng của Ngài là chừng nào, và mới thấy tội lỗi của nhân loại kinh hoàng khủng khiếp đến đâu! 

     

    Sau hết về công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, một công cuộc cứu chuộc lên đến tột đỉnh vào Tam Nhật Thánh, một tam nhật, theo Thánh ký Mathêu thuật lại, bao gồm các biến cố chính yếu được bộ Phúc Âm Nhất Lãm cùng thuật lại thứ tự như sau: 1- Âm mưu bán Thày của tông đồ Giuđa Íchca (có thể vào đầu Tuần Thánh); 2- Chúa Giêsu ăn mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở Bữa Tiệc Ly thiết lập Thánh Thể (Chiều Tối Thứ Năm Tuần Thánh); 3- Chúa Giêsu cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu (Đêm Thứ Năm Tuần Thánh); 4- Chúa Giêsu bị bắt giải đến Hội Đồng Đầu Mục Do Thái (Rạng Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh); 5- Chúa Giêsu được xét xử trước Tổng Trấn Philatô (Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh); 6- Chúa Giêsu vác thập giá và bị đóng đanh vào thập giá (Trưa và Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh). 

     

    Tuy nhiên, nếu Phúc Âm Thánh Luca có những chi tiết không hề có trong Phúc Âm Thánh Mathêu và Marco, như đã được phân tích và dẫn giải ở Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật Thương Khó của Phụng Niên Năm C - Lễ Lá Tuần Thánh: "Đấng Nhân Danh Chúa mà đến" - "Vua Dân Do Thái",

    thì Phúc Âm Thánh ký Mathêu cũng vậy, cũng có một số chi tiết nổi bật, đặc biệt về người môn đệ Giuđa Íchca, một chi tiết phải nói là đầy đủ nhất về người môn đệ bất thường này trong bài Phúc Âm Chúa Nhật mở đầu Tuần Thương Khó của Chúa Kitô. 

     

    Nếu mỗi phụng niên chúng ta có một bài Phúc Âm khác nhau về Chúa Nhật Thương Khó này, và năm nào chúng ta cũng khai triển về những điểm nổi bật của Bài Phúc Âm của năm đó, cùng với Bài Phúc Âm Thương Khó của Thánh ký Gioan vào Thứ Sáu Tuần Thánh bao gồm rất nhiều những khác biệt với bộ Phúc Âm Nhất Lãm của Thánh Mathêu, Marco và Luca, thì thiết tưởng mỗi năm chúng ta chỉ cần khai triển đặc điểm nổi nhất của từng bài Phúc Âm cho Chúa Nhật mở đầu Tuần Thánh cũng là Tuần Thương Khó này cũng đủ, để chẳng những đỡ lập đi lập lại những gì trùng hợp không cần thiết, mà còn bổ túc thêm cho trọn vẹn toàn bộ Phúc Âm về cuộc khổ giá và tử nạn của Chúa Kitô. 

     

    Bài Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu cho chu kỳ phụng niên Năm A là Phúc Âm duy nhất trong 4 Phúc Âm tường thuật lại đầy đủ nhất về người môn đệ phản bội Giuđa Íchca, người môn đệ ngay đầu Bài Phúc Âm Thương Khó Chúa Nhật Năm A hôm nay: 1- đã âm mưu đi bán đứng Thày mình, trước khi Chúa Giêsu ăn mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ; 2- đã tham dự vào bữa mừng lễ Vượt Qua với Thày và các tông đồ đồng bạn trong Nhà Tiệc Ly; 3- đã dẫn đường chỉ mặt Thày mình cho đám bộ hạ của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đến bắt Người ở trong Vườn Cây Dầu; và sau hết 4- đã trở lại với Hội Đồng Đầu Mục Do Thái trao trả số tiền bán Thày rồi đi thắt cổ tự tử. 

     

    Thiết tưởng, chúng ta chỉ cần tìm hiểu và suy niệm về nhân vật môn đệ Giuđa Íchca này cũng thấy được một trong ba yếu tố chính yếu bất khả thiếu (như yếu tố Hội Đồng Đầu Mục Do Thái thuộc giáo quyền Do Thái giáo, yếu tố thành phần môn đệ của Chúa Kitô được tiêu biểu nơi tông đồ Phêrô và Giuđa Íchca, và yếu tố Tổng Trấn Philatô thuộc chính quyền đế quốc Roma), làm nên cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô.

     

     

    1- Môn đệ Giuđa Íchca đã âm mưu đi bán đứng Thày mình, trước khi Chúa Giêsu ăn mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ

     

     

    Ở đây, Chúa Giêsu đã tự mình biết được ý định nộp Thày của môn đệ Giuđa Íchca, và Người cũng đã thấy được người môn đệ đáng thương tham lam tiền bạc này đã lén lút đến thương lượng trực tiếp với các vị có thẩm quyền về đạo giáo trong dân về giá cả và mưu kế bán Người: "'Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?' Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người".

     

    Image result for judas iscariot 30 pieces of silver

     

    Thời điểm thương lượng và âm mưu này xẩy ra vào thời điểm gần đến Lễ Vượt Qua của dân Do Thái, có thể là vào ngay trước hay vào chính "Ngày thứ nhất tuần lễ ăn bánh không men", một thời điểm đã được Thiên Chúa ấn định để thực hiện dự án cứu độ của Ngài nơi Con Ngài là Đức Giêsu Kitô.

     

    "Hắn từ đó tìm dịp thuận tiện để nộp Người", nhưng không phải ngay trong bữa mừng lễ Vượt Qua của Người, vì, trước hết "chưa đến giờ của Người" (Gioan 7:30), sau nữa, lúc ấy chưa tiện, bởi bấy giờ ở trong một căn phòng sáng sủa, không giống như Vườn Cây Dầu là nơi vốn âm u tăm tối và cũng là nơi, theo thói quen, Chúa Giêsu có thể hay đến đó cầu nguyện, mà người môn đệ nào lưu ý đều biết, nhất là khi đã có mưu đồ xảo quyệt như người môn đệ phản bội này sẽ không thể nào không lợi dụng.

     

    Cho dù chỉ mưu tính theo ý đồ ám muội của mình, nhưng không ngờ lại thực hiện dự tính cứu độ của Thiên Chúa nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô vào chính thời điểm mừng Lễ Vượt Qua năm ấy, như thiên định. Có nghĩa là người môn đệ phản nội Thày mình này cần phải ra tay làm sao để công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô phải xẩy ra đúng thời điểm ấn định liên quan đến Lễ Vượt Qua năm ấy.

     

    Có thể ở vào lúc Chúa Giêsu sai các tông đồ đi lo chỗ mở lễ Vượt Qua cho thày trò là lúc người môn đệ mưu phản này đã lén bỏ đi riêng để đến với thẩm quyần tôn giáo Do Thái mà thương lượng cùng bày mưu bán Thày của mình.

     

     

    2- Môn đệ Giuđa Íchca cũng đã tham dự vào bữa mừng lễ Vượt Qua với các tông đồ trong Nhà Tiệc Ly

     

    Cho dù biết được cả ý định lẫn hành động âm mưu lén lút của người môn đệ phản bội này, Chúa Giêsu vẫn không ngăn cản đương sự một tí nào hết, hoàn toàn không đụng chạm đến tự do của người môn đệ muốn làm tôi hai chủ và muốn bắt cá hai tay này, mà chỉ khéo léo nhắc nhở riêng cá nhân đương sự thôi, vừa không làm bẽ mặt người môn đệ này trước tông đồ đoàn (cho dù Người có thể nói trắng ra để mọi người biết), vừa chứng tỏ cho riêng đương sự biết rằng mưu đồ phản bội của đương sự đã bị chính Đấng mà đương sự âm mưu phản nộp nắm bắt tất cả rồi:

     

    "Các môn đệ làm như Chúa Giêsu truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua. Chiều đến, khi các ông đang ăn, Người nói: 'Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy'. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: 'Thưa Thầy, có phải con không?' Người trả lời rằng: 'Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy. Thực ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ sẽ nộp Con Người! Thà người đó đừng sinh ra thì hơn!' Giuđa, kẻ phản bội, cũng thưa Người rằng: 'Thưa Thầy, có phải con chăng?' Chúa đáp: 'Ðúng như con nói'".

     

     

    Thế nhưng, khốn nạn thay, người môn đệ duy nhất trong nhóm 12 vị thuộc tông đồ đoàn này đã mù quáng đến độ vẫn tiếp tục ý định quái gở khủng khiếp của mình, thậm chí, như Chúa Kitô khẳng định về đương sự rằng: "thà hắn đừng sinh ra thì hơn".

     

    Theo tiến trình tường thuật của bài Phúc Âm Thánh ký Mathêu hôm nay thì Chúa Giêsu đánh động đương sự môn đệ này trước khi Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Và theo Thánh ký Gioan thì người môn đệ bất hạnh ấy sở dĩ trở nên mù quáng quá sức như thế là vì đã để cho Satan chiếm nhập, ở chỗ, cho dù đương sự đã được chính Thày nhắc nhở mà còn cả gan nhận lấy tấm bánh của Ngưòi trao cho, như thể thách thức Người rằng: đúng thế, con đã có ý định phản nộp Thày rồi đó, Thày làm gì được con chăng.

     

    Chính vì thế, vì quá cứng lòng như vậy mà người môn đệ đương sự này đã bị Satan "là tên gian ác" (Gioan 8:44) sai khiến theo ý đồ quỉ quyệt của hắn, nên ngay sau đó người môn đệ nạn nhân này đã bị Satan thôi thúc rời Nhà Tiệc Ly, nơi có chính Chúa hiện diện và Giáo Hội của Người (qua đại diện tông đồ đoàn), nơi hắn không làm gì được, để thoát ly mà lao đầu xuống hố diệt vong vô cùng tăm tối như chính sự chết: "lúc đó trời đã tối", như thể người môn đệ đương sự này đi tự tử về phần hồn trước khi đi tự tử về phần xác.

     

    "Ðức Giêsu trả lời: 'Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy'. Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simon Íchca. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Ðức Giêsu bảo y: 'Con làm gì thì làm mau đi!' Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với hắn như thế. Vì Giuđa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Chúa Giêsu nói với hắn rằng: 'Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ', hoặc bảo hắn đi bố thí cho người nghèo. Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối" (13:26-30).

     

     

    Chúa Giêsu thật sự "đã yêu thương những kẻ thuộc về Người thì Người muốn chứng tỏ là Người yêu thương họ cho đến cùng" (Gioan 13:1), đến cùng ở chỗ "hiến mạng sống vì người mình yêu" (Gioan 15:13), trong đó có người môn đệ Giuđa Íchca, và đến cùng còn ở con chiên lạc duy nhất trong đàn chiên 100 con (xem Luca 15:1-7) là Giuđa Íchca, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của việc Người cúi mình xuống rửa chân cho chung tông đồ đoàn, đặc biệt nhắm đến người môn đệ Giuđa Íchca, người môn đệ được bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm liệt kê cuối cùng (như chân là phần thể cuối cùng của toàn thân) trong tông đồ đoàn, nhất là so với tông đồ Phêrô bao giờ cũng được liệt kê trước hết (như đầu của toàn thân tông đồ đoàn), và vì cả thân mình (bao gồm cả đầu) ám chỉ 11 tông đồ đã được sạch "nhờ lời Thày" (Gioan 15:3), chỉ còn mỗi một mình tông đồ Giuđa Íchca cuối cùng như phần chân trong tông đồ đoàn là chưa sạch, nơi duy nhất cần phải rửa.

     

    Nếu hiểu được lòng yêu thương vô biên của Chúa Kitô đối với chung các môn đệ và từng môn đệ, nhất là sứ vụ Người "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đạ hư hoại" (Luca 19:10), như người môn đệ Giuđa Íchca, thì mới cảm thấy được cái quằn quại đớn đau của Người như thế nào trước một người môn đệ thuộc về Người như vậy. Có thể lúc Vị Thiên Chúa Làm Người này không cầm nổi cảm xúc nên đã "khóc" trước mộ người bạn thân Lazarô của Người, cho dù Người có thể làm cho người bạn thân này hồi sinh và ngay trước khi hồi sinh anh ta, ở vào thời điểm sắp tới Lễ Vượt Qua ít lâu, là lúc Người đã nghĩ đến người môn đệ Giuđa Íchca này, người môn đệ đã không còn có thể nghe thấy tiếng của Người nữa để có thể bước ra khỏi mồ như Lazarô (xem Gioan 11:35,43-44). 

     

     

    3- Môn đệ Giuđa Íchca dẫn đường chỉ mặt Thày cho đám bộ hạ Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đến bắt Người ở trong Vườn Cây Dầu

     

    Thiên Chúa quả thật đã ấn định thời điểm cho Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài phải hoàn tất công cuộc cứu độ của Người vào lễ Vượt Qua năm ấy, mà người môn đệ Giuđa Íchca đã vô tình "tìm dịp thuận tiện để nộp Người" vào ngay đêm Thứ Năm Tuần Thánh ở trong Vườn Cây Dầu, một thời điểm tối tăm nhất trong ngày, thời điểm hoạt động của "quyền lực tăm tối" (Colose 1:13), nhưng cũng là thời điểm áp Thứ Sáu Tuần Thánh để công cuộc cứu chuộc xẩy ra vào chính ngày con người tạo vật đã được Thiên Chúa dựng nên, tức vào "Ngày Thứ Sáu" (Khởi Nguyên 1:31) trong 6 ngày tạo dựng của Thiên Chúa ngay từ ban đầu.

     

    Phải chăng câu Chúa Giêsu than lên vô cùng não nuột sau khi dẫn các môn đệ vào Vườn Cây Dầu và trước khi Người đi cầu nguyện một mình rằng: "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được", là câu Người ám chỉ đến người môn đệ Giuđa Íchca, một người môn đệ Người vẫn tha thiết yêu thương và muốn cứu độ nhưng hắn vẫn tự mình cứ lao đầu xuống hố hư vong, hầu như Người tự mình vốn là Đấng toàn năng mà đã trở thành bất lực không thể cứu được con người đáng thương ấy, đến độ khiến "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được", và đó cũng chính là chén mà Người xin Cha của Người đến 3 lần cất đi cho Người:  "Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén này! Nhưng đừng như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn"?!

     

    Có thể là như thế, có thể nỗi buồn đến chết được của Người gây ra bởi lòng Người yêu thương cho đến cùng đối với những kẻ thuộc về Người là người môn đệ Giuđa Íchca này, mà Người đã xin các môn đệ khác trong tông đồ đoàn hãy chia sẻ cái buồn vô cùng thảm thương này của Người: "các con hãy ở lại đây và thức với Thầy". Thế nhưng, tiếc thay, các môn đệ không hiểu ý của Người nói, và vì chưa được hiệp nhất nên một với Người nên vẫn theo "bản chất thì yếu nhược" (Mathêu 26:41) của mình thiếp ngủ một cách ngon lành, cho đến khi được đích thân Thày đánh thức dậy vào chính giây phút nguy hiểm nhất cho cả Thày lẫn trò, liên quan đến chính người môn đệ phản nộp Người:

     

    "Ðoạn Người trở lại và thấy các ông còn ngủ, vì mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo: 'Bây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi! Này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hãy chỗi dậy. Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần'".

     

    Đúng vậy, sự kiện vừa được Người báo cho các môn đệ biết đã xẩy ra như thể chộp bắt cả đám Thày trò của Người, khiến Thày trò hoàn toàn không kịp trở tay, thậm chí các tông đồ có sợ sệt khiếp run cũng không thể nào thoát chạy ngay lập tức theo phản ứng tự nhiên, như trình thuật của Thánh ký Mathêu như sau: "Người còn đang nói ("Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần"), thì đây (ngay chính lúc bấy giờ, như thể ứng nghiệm lời Người nói và chứng tỏ Người biết họ tới mà vẫn không né tránh), Giuđa, một trong nhóm mười hai, và cùng với y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lão trong dân sai đến".

     

    Image result for judas iscariot

     

    Sở dĩ Người không báo cho các môn đệ sớm hơn và cố ý để cả nhóm Thày trò bị chộp bắt như vậy, trong khi Người đã biết trước và vẫn có thể tránh né như những lần trước, là vì, trước hết và trên hết, đã đến giờ của Người, sau nữa, Người muốn các tông đồ tham phần khổ nạn với Người, và nhất là hình như Người muốn đích thân gặp mặt người môn đệ Giuđa Íchca của mình lần cuối, một con người thật là đáng thương, cần phải được cứu độ hơn ai hết và hơn bao giờ hết. Đó là lý do, lợi dụng ngôn hành phản bội của đương sự môn đệ ấy tỏ ra với Người bấy giờ: "Vậy tên nội công đã dặn họ ám hiệu này: 'Hễ tôi hôn người nào, thì đó chính là Người, các ông hãy bắt lấy'. Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói: 'Chào Thầy'. Và nó hôn Người", Người liền dịu dàng nhỏ nhẹ thì thào vào tai của hắn, chỉ để một mình hắn nghe thấy thôi, rằng: "Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?"

     

     

    4- Môn đệ Giuđa Íchca đã trở lại với Hội Đồng Đầu Mục Do Thái trao trả số tiền bán thày rồi đi thắt cổ tự tử

     

    Không biết câu nói thì thào cuối cùng của Vị Thày "đã yêu thương những ai thuộc về Người thì Người muốn chứng tỏ Người yêu thương họ đến cùng" (Gioan 13:1) như thế có gây tác dụng thần linh nào nơi người môn đệ vô cùng đáng thương này hay chăng. Thực tế cho thấy, có thể phần nào đúng như vậy, bởi không nhiều thì ít, hắn hình như đã tỉnh ngộ. Bởi thế, ngay lúc bấy giờ, tuy không thể nào kịp can ngăn đám thuộc hạ của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đừng xông vào bắt Vị Thày đáng kính của mình nữa, nhưng có thể hắn đã cảm thấy một điều gì đó biến đổi trong tận thẳm cung của mình. Đó là lý do cuối cùng mới xẩy ra những gì hoàn toàn bất ngờ về người môn đệ phản bội này, như Thánh ký Mathêu thuật lại như sau:

     

    "Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lão trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng: 'Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính'. Nhưng họ trả lời: 'Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh!' Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ".

     

    Image result for judas iscariot 30 pieces of silver

     

     

    Sự kiện người môn đệ phản bội Giuđa Íchca tỏ ra hối hận, theo Thánh ký Mathêu thuật lại, đã xẩy ra ngay sau sự kiện tông đồ Phêrô chối Thày ba lần, và ba lần chối Thày của vị trưởng tông đồ đoàn này đều xẩy ra vào thời khoảng còn mờ tối của sáng Thứ Sáu Tuần Thánh (xem Gioan 18:15-18,25-27), nghĩa là người môn đệ phản nộp Thày cảm thấy "hối hận" vào sáng hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh, sau một đêm Chúa Kitô bị Hội Đồng Mục Vụ Do Thái, qua vị thượng tế Caipha, nhân danh Thiên Chúa buộc Người phải xưng thật Người là ai:

     

    "'Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa không?' Chúa Giêsu trả lời: 'Ông đã nói đúng. Nhưng Ta nói thật với các ông: rồi đây các ông sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng, và sẽ đến trên đám mây'. Bấy giờ thầy thượng tế xé áo mình ra và nói: 'Nó đã nói lộng ngôn! Chúng ta còn cần gì đến nhân chứng nữa? Ðây các ngài vừa nghe lời lộng ngôn. Các ngài nghĩ sao?' Họ đáp lại: 'Nó đáng chết!'": - "Kẻ nộp Người thấy Người bị kết án thì hối hận" là như thế.

     

    Như thế thì lời Chúa Giêsu êm ái thủ thỉ trong tai người môn đệ phản nộp này có lẽ đã thật sự tác động lòng của chàng, nhất là vì môi miệng đã từng trả giá bán Thày của chàng lần đầu tiên trong đời đã nhờ cái hôn gian ác, và đôi tay nhơ nhớp đã từng trân trọng cầm nắm lấy số tiền bán Thày, cả hai phần thể đã trở thành dụng cụ phản bội Thày ấy lại không ngờ được chạm đến Thánh Thể của Đấng "đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), Đấng vốn có quyền lực chữa lành và trừ quỉ của Người, trong khi tất cả mọi môn đệ khác đều tẩu tán vì sợ: "Bấy giờ các môn đệ bỏ Người và chạy trốn hết", thì một mình người môn đệ đã thuộc về phe địch này đã có thể dễ dàng âm thầm tiếp tục theo dõi Đấng đã bị chàng lỡ bán đi, xem thành phần mà chàng đã bán Thày cho đối xử với Người ra sao, bởi có lẽ chàng cứ tưởng rằng, cho dù chàng có bán Người đi nữa thì Người cũng vẫn thoát thân được như các lần trước (xem Gioan 8:59,10:39), nhờ đó hai tay của chàng bắt được hai con cá ngon lành như chơi: vừa Thiên Chúa lẫn tiền bạc (xem Mathêu 6:24).

     

    Có nghĩa là, tự mình, người môn đệ phản bội này vẫn "lầm không biết việc mình làm" (Luca 23:34), vẫn có thể được thứ tha, vì đương sự môn đệ ấy chỉ phạm đến "Con Người" hơn là đến "Thánh Linh" (xem Mathêu 12:32):

     

    Phạm đến Con Người - vì lầm nên được thứ tha, ở chỗ chỉ phạm đến nhân tính của Người, nghĩa là chỉ tưởng Con Người ấy chỉ là một con người như mình, như một vị tiên tri hay đại tiên tri vậy thôi (xem Mathêu 16:14), chứ không phải là Thiên Chúa làm người - theo họ thì Thiên Chúa không thể nào làm người như họ...;

     

    Phạm đến Thánh LInh - là chối bỏ sẽ không được tha, vì Thánh Linh "là Thần Chân Lý ... Đấng dẫn các con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13), nghĩa là Đấng làm cho các môn đệ nhận biết "chân lý / sự thật" là Chúa Kitô (xem Gioan 14:6), Đấng được ban cho con người để nhờ đó họ nhận biết Chúa Kitô mà con người không chấp nhận Thánh Linh thì có nghĩa không muốn nhận biết Chúa Kitô, chối bỏ "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), Đấng Thiên Sai Cứu Thế duy nhất của con người (xem Tông Vụ 4:12).

     

    Đúng thế, Thánh Linh, trước hết và trên hết, được thông ban cho con người nói chung và Giáo Hội nói riêng (qua các tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi) từ Chúa Kitô, Đấng tràn đầy Thánh Linh và được Cha xức dầu Thánh Linh để sai váo thế gian (xem Luca 4:17-19; Gioan 10:36), và Chúa Kitô thông ban Thánh Linh của Người cho con người bấy giờ là dân của Người, bao gồm cả dân chúng cũng như thành phần giáo quyền và nhất là thành phần môn đệ của Người, bằng lời Người nói và việc Người làm. Bởi thế, ai không chấp nhận những gì Người nói và làm tức là không chấp nhận Thánh Linh từ Người thông ban cho họ, nói cách khác, tức là không tin vào Người nên không được sống, thế thôi.

     

    Tuy nhiên, cho dù tội phạm đến Thánh Linh "không thể tha cả ở đời này lẫn đời sau" (Mathêu 12:32), nghĩa là tội chối bỏ Chúa Kitô thì không thể nào được cứu độ, nhưng đó là nói theo nguyên tắc, giống như theo nguyên tắc ai phạm tội trọng thì mất linh hồn vậy, nhưng nếu ai mắc tội trọng hay tội phạm đến Thánh Linh mà biết ăn năn thống hối thì vẫn được tha thứ và cứu độ bởi Lòng Thương Xót Chúa vô biên.

     

    Điển hình về trường hợp phạm đến Con Người hoàn toàn vì lầm nên còn được tha thứ là trường hợp của dân Do Thái, ở chỗ, cho dù họ, căn cứ vào diễn tiến của vụ án Giêsu, (nhất là theo Phúc Âm Thánh ký Gioan), thực sự là cố tình sát hại Người bằng quyền lực dân ngoại Roma, nhưng họ vẫn cứ tưởng Người chỉ là một con người thuần túy như họ mà lại lộng ngôn dám coi mình ngang hàng với Thiên Chúa (xem Gioan 10:33), thế mà tội giết Con Thiên Chúa của họ vẫn là những gì nhấm lẫn, lại còn giúp cho Thiên Chúa một cơ hội lợi dụng chính cái toan tính một cách "vô thức (ignorant)" của họ để hoàn tất dự án cứu độ của Ngài nơi Con của Ngài đúng như lời Thánh Kinh nữa (xem Tông Vụ 3:17-18).

     

    Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao người môn đệ phản bội đáng thương này đã tỏ ra hối hận mà không ăn năn khóc lóc như tông đồ Phêrô mà lại đi tự tử, một dấu hiệu chết dữ, ám chỉ số phận hư vong. Thật ra, hai hành động phản bội Thày và chối bỏ Thày, một của người môn đệ cuối cùng trong 12 tông đồ, đóng vai như cái chân là phần thể cuối cùng trong toàn thân, và một của người môn đệ đầu tiên đóng vai làm đầu tông đồ đoàn, xét cho cùng, cũng đều gây ra bởi một nguyên nhân duy nhất, đó là cả hai đều tin rằng: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16). Oái oăm thay và ngược đời thay, nhưng cũng hợp tình hợp lý thay theo lý lẽ lập luận trần gian, chính vì tin như thế, tin "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" mà tông đồ Phêrô đã không thể nào chấp nhận được "Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa" lại có thể chịu khổ nhục và chết đi, nên đã chân thành khuyên can Người, không ngờ lại bị chính Người thậm tệ khiển trách là "Đồ Satan..." (Mathêu 16:23). Tông đồ Phêrô đã chối Thày ngay từ lúc đó.

     

    Môn đệ Giuđa Íchca cũng thế, một khi Thày là  "Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa" thì không ai có thể làm gì được Người, không ngờ vào chính lần Người bị đương sự bán đi lại vào chính lúc tới giờ của Người, nên Người "tự hiến tế để họ được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19). Có lẽ môn đệ Giuđa Íchca này, ở một nghĩa nào đó, đã được hiến tế của Người, ngay khi Người vừa mới bị Hội Đồng Đầu Mục Do Thái lên án tử, "thánh hóa trong chân lý" rồi vậy, ở chỗ người môn đệ phản nộp này đã tỏ ra "hối hận", qua hành động đem trả lại số tiến đã bán Thày mình. Trường hợp người trộm lành cũng thế, trước đó cũng đồng thanh với tên trộm dữ nguyền rủa Chúa Kitô (xem Mathêu 27:44), nhưng sau khi nghe thấy Người xin Cha tha cho kẻ làm khốn mình (xem Luca 23:34) thì đã chẳng những hối hận mà còn mạnh mẽ bênh vực Người, cùng xin Người nhớ đến mình, nên anh ta đã cướp được cả Nước Trời, đã trở thành sản phẩm cứu chuộc đầu tiên của Người ngay khi còn trên thập tự giá (xem Luca 23:39-43).

     

    Còn về việc tử tự của người môn đệ phản bội này thì có thể hiểu rằng, bởi quá hối hận, và biết rằng tội lỗi của mình là một tội tầy trời, không đáng được Thày tha thứ, trái lại, còn đáng bị trừng phạt muôn ngàn lần vẫn chưa cân xứng, nên đương sự, có thể, trong lúc vô cùng hối hận bấy giờ ấy, chỉ còn nghĩ được rằng:

     

    "Thày ơi, con đã phạm đến 'Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống', phạm đến Đấng vô cùng, nên con đáng bị trừng phạt, và cho dù có băm con ra muôn ngàn mảnh, vẫn chưa tương đáng với tội lỗi của con trong việc con dám cả gan phản nộp Con Thiên Chúa. Giờ đây, con biết Thày đã sẵn sàng 'tự hiến' để cứu lấy cả loài người, trong đó có con là một đệ nhất tội nhân cần được cứu nhất, xin Thày thương đến con. Giờ đây, con chỉ còn biết lấy chính cái chết của con, hợp với cái chết vô giá của Thày, để có thể đền tội lỗi vô cùng của con, cũng như để phần nào tạ tội với Thày là Đấng vô cùng đáng kính đáng mến của con, Đấng đã thật sự yêu thương con đến cùng".

     

    Các câu Thánh Kinh nói về người môn đệ bất hạnh này, những câu thiên về chiều hướng hư vong, ở một nghĩa nào đó, có thể hiểu là theo nguyên tắc thì thế, như ở vào trường hợp của đương sự phản bội, tuy nhiên, thực tế có thể lại khác, vì đối với Lòng Thương Xót Chúa thì một khi còn tin vào Người thì vẫn được cứu độ. 

     

    Image result for judas iscariot hanged himself

     

    Phải chăng đó là lý do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng được Đức Thánh Cha Phanxicô coi như vị mở màn cho Thời Điểm của Lòng Thương Xót Chúa, trong tác phẩm "Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" của mình, ấn bản Anh ngữ (Alfred A. Knopf, New York 1994, trang 186), đã nhận định về trường hợp điển hình đặc biệt của người môn để phản nộp Thày mình như thế này: "Ngay cả khi Chúa Giêsu nói về Giuđa, con người phản bội, rằng 'Thà hắn đừng sinh ra thì hơn' (Mathêu 26:24), thì lời của Người không ám chỉ một cách chắc chắn về số phận muôn đời bị luận phạt"?!

     

    Đúng thế, không một ai biết được số phận đời đời của người khác, kể cả của một đại tội nhân như người môn đệ Giuđa Íchca này. Thế nhưng, không một tội nào của loài người có thể qua mặt được và vượt tầm Lòng Thương Xót Chúa vô cùng bất tận, miễn là họ nhận biết Lòng Thương Xót của Người, chấp nhận Lòng Thương Xót của Người, tin vào Lòng Thương Xót của Người.

     

    Chỉ có kẻ nào không chấp nhận Lòng Thương Xót của Người, nghĩa là hoàn toàn chối bỏ (deny) Lòng Thương Xót là bản tính vô cùng toàn hảo của Người mới đời đời bị hư đi mà thôi, ngoài ra, cho dù họ có bất trung (unfaithful) với Người đến thế nào chăng nữa, Người vẫn trung thành với họ, vẫn tha thứ cho họ, vẫn cứu độ họ, như chính Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã xác tin và khẳng định: "Nếu chúng ta chối bỏ Người thì Người cũng chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung (unfaithful) thì Người vẫn trung thành, bởi Người không thể chối bỏ chính mình Người" (2Timôthêu 2:12-13).

     

    Căn cứ vào nguyên tắc cứu độ này, nếu khách quan so sánh với trường hợp chối bỏ Thày (deny) của tông đồ Phêrô là đầu tông đồ đoàn thì hành động phản nộp chỉ mang tính cách bất trung với Thày (unfaithful) của tông đồ Giuđa Íchca, hơn là chối bỏ Thày, còn nhẹ hơn, còn có thể tha thứ. Vả lại, chính vị tông đồ bất trung này đã tỏ dấu "hối hận" rõ ràng, chỉ khác với việc hối hận của tông đồ Phêrô, ở chỗ một đàng thì tông đồ Phêrô "ra ngoài khóc lóc thảm thiết" (Luca 22:62), một đàng thì tông đồ Giuđa Íchca "đi thắt cổ tự tử", thế thôi.

     

    Thế nhưng, chính hành động tự tử của tông đồ Giuđa Íchca lại chứng tỏ vị tông đồ này cảm thấy tội lỗi của mình quá ư là lớn lao trầm trọng, không thể nào đền bù cho đủ, dù có khóc đến mù mắt chăng nữa, ngoài chính cái chết, vì đương sự đã gây ra cái chết cho chính Con Thiên Chúa Làm Người hoàn toàn vô tội, một cái chết mà về phần Thày là cái chết "tự nguyện" (xem Gioan 10:18), chẳng những để cứu chuộc chung nhân loại (xem mathêu 20:28) mà còn để "thánh hóa" riêng thành phần môn đệ của Người (xem Gioan 17:19) là làm cho họ nhận biết Người để sau này làm chứng nhân cho Người nữa.

     

    Cho dù vào lúc người môn đệ phản bội tự tử vẫn chưa chính thức ở vào giây phút Chúa Giêsu Kitô "tự hiến để họ (các Tông Đồ) được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19), nhưng riêng tông đồ Giuđa phản bội đã nhận biết Người ngay vừa khi biết Người bị Hội Đồng Đầu Mục lên án tử. Hành động người môn đệ phản bội này quyết chọn cách chết tự tử, lủng lẳng treo ở một cành cây nào đó cao hẳn trên mặt đất, thay vì lao đầu xuống biển như một kẻ gây ra gương mù gương xấu (xem Mathêu 18:6) trong tông đồ đoàn, phải chăng đương sự đã có một ngậm ý muốn được Thày của mình "kéo lên" như Thày đã có lần công khai hứa rằng: "Khi Tôi được treo lên, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi" (Gioan 12:32).

     

    Nếu hình ảnh muốn chết treo trên cao của tông đồ Giuđa Íchca, khách quan hay chủ quan, cho thấy hai cái chết giống nhau (cả hai đều chết treo trên cao bên trên mặt đất) giữa hai Thày trò thế nào, thì tác động gục đầu xuống mà chết của người môn đệ phản bội này cũng được giống như tác động sau cùng của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô, tác động "gục đầu xuống mà sinh thì" (Gioan 19:30).

     

    Tác động gục đầu chết đầy ý nghĩa này, về phía người môn đệ phản bội, như thể đã hoàn toàn chấp nhận sự thật "Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính", nên đã "hối hận" như tỏ lòng ăn năn, và về phía Đấng "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư vong" (Luca 19:10), như thể gật đầu chấp nhận tất cả những ai ăn năn thống hối vì tin vào Người, tin vào Lòng Thương Xót của Người, Đấng "đã yêu thương những ai thuộc về mình thì Người muốn chứng tỏ Người yêu họ cho đến cùng" (Gioan 13:1), đặc biệt là người môn đệ phản bội Giuđa Íchca, bởi ngay sau câu trên đây, Thánh ký Gioan đã đề cập liền đến vị tông đồ này: "Trong bữa ăn tối, ma quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simon Ítcariốt, ý định nộp Ðức Giêsu" (Gioan 13:2).

     

    Nếu ma quỉ đã bắt cóc được người môn đệ Giuđa Íchca nhẹ dạ này để làm tay sai cho hắn, làm nội công bán Thày, thì hắn đâu ngờ rằng chính hắn đã bị gậy ông đập lưng ông, khi tên tay sai của hắn ấy bị nằm gọn trong tay hắn như một thứ con tin, lại được Đấng đã chiến thắng các chước cám dỗ của hắn trong hoang địa (xem Mathêu 4:1-11), nộp mạng chuộc về, chẳng những chuộc được cả cá nhân của người môn đệ phản bội này mà còn chuộc đưoọc tất cả loài người nữa, và vì thế, đã làm cho vương quốc được hắn thiết lập trên trần gian từ nguyên tội hoàn toàn bị sụp đổ bởi tay "Vua Dân Do Thái" (Mathêu 27:37), một nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét là "Con Thiên Chúa đã tỏ mình ra để hủy diệt các công việc của ma quỉ" (1Gioan 3:8).

     

     Image result for jesus died on the cross

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TuanThanh.CN-A.mp3  


     
    --
    Rev. VFMai HữuTường, CRM
    521 Tô Ngọc Vân, Ph. Tam phú, Q. Thủ đức, Tp.HCM
    Phone : 0919120609

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrrLxqG%2BT0W8XkpYo7uP-ZxtByfyuHv1nKV0%3D5U-0i1FQ%40mail.g
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - TÌNH YÊU CHO NHAU - CÁM ƠN TÍN HỮU -

  • nguyenthi leyen 
    Mon, Mar 30 at 8:49 PM
     
     
     

    TÌNH YÊU DÀNH CHO NHAU

     

    Cảm ơn giáo dân luôn yêu mến linh mục chúng tôi. Tình yêu này nói lên mối tình của chúng ta với Thầy Giê-su Chí Thánh. Tình yêu này nhắc nhở Linh mục chúng tôi phải có thái độ đáp trả xứng hợp với những gì chúng tôi nhận được...

     

     

    Cha bạn tôi lần đầu tiên làm cha chánh xứ, mới được ba ngày thì ông cố qua đời. Trốn Corona về quê bơ vơ, tôi qua xứ ngài chơi mấy ngày, vừa chia sẻ mục vụ vừa an ủi anh em trong lúc đau buồn.

     

    Chưa biết lâu dài sẽ ra sao, nhưng thời gian này đúng là tuần trăng mật của cha bạn. Giáo dân mời cơm liên tục, dành cho cha xứ mới tình yêu và lòng kính trọng một cách chân tình không hình thức. Tôi ở ké vài ngày cũng được thơm lây, hạnh phúc với cha bạn, lãnh nhận những tấm chân tình trao ban vô vị lợi.

     

    Giáo dân luôn kính trọng và yêu mến các linh mục. Sự kính yêu này không phải bị chinh phục bởi tài năng, đức độ, hay hình thức bên ngoài. Cũng không có luật nào buộc phải kính yêu, không có chế tài nào ép họ làm điều đó. Giáo dân kính yêu Linh mục vì chỉ biết linh mục là Môn Đệ của Thầy Giê-su vô cùng kính yêu của họ: “Yêu ai yêu cả đường đi…”. Vô cùng kính yêu Thầy nên học trò của Thầy cũng được yêu là sự phản ứng rất tự nhiên từ tấm lòng chân thành.

     

    Xét theo bản tính con người, không phải Linh mục nào cũng đáng yêu và dễ yêu. Đâu đâu cũng có những sự than phiền về các linh mục nóng nảy hay la mắng, sống ích kỷ, bê bối, màu mè hình thức… và thậm chí cả thiếu cái cơ bản của con người là nhân bản.

     

    Mỗi lần xét mình tôi luôn cảm thấy xấu hổ vì rất nhiều thiếu sót, khuyết điểm của bản thân, không xứng chút nào với sự kính yêu giáo dân dành cho mình. Mỗi dịp lễ mừng sự kiện cá nhân, ngồi nghe vị đại diện chúc mừng với bao lời tốt đẹp, tôi rất ngại vì cảm thấy nó vượt xa thực tế. Lên Sài Gòn sống mới biết kiến thức xã hội mình có chẳng tới đâu, vậy mà nói thánh tướng ai ai cũng nể phục. Tiệc tùng quá đà cũng bê bối, lôi thôi; công việc hằng ngày thường xuyên biếng nhác; cũng đầy những đam mê xác thịt, vật chất…

     

    Giáo dân vẫn kính yêu tôi, đơn giản vì tôi là Linh mục của Chúa: “Yêu cha vì chỉ biết đó là cha…”. Tôi nhớ đến hai Tông Đồ vĩ đại của Thầy Giê-su là Phê-rô và Phao-lô: một đấng quê mùa dốt nát nhát đảm, một đấng ngang tàng kiêu căng tự mãn. Hai đấng trở thành Môn đệ của Thầy Giê-su rồi mà vẫn còn y đó những yếu đuối khuyết điểm của con người, nhưng “cái tật xấu thế gian”, giờ được ơn Chúa thánh hóa trở thành “khuyết điểm nhân đức”: thánh Phao-lô xem nó như cái dằm từng phút giây đâm vào thịt mình để nhắc ngài đừng tự mãn, ngạo mạn…; thánh Phê-rô mang cái tủi nhục của sự phản bội, để nhắc mình đừng bao giờ coi mình hơn anh em dù là Lãnh Đạo Giáo Hội, cũng đừng bao giờ rơi vào vết xe đổ thêm lần nào nữa với Chúa.

     

    Cảm ơn giáo dân luôn yêu mến linh mục chúng tôi. Tình yêu này nói lên mối tình của chúng ta với Thầy Giê-su Chí Thánh. Tình yêu này nhắc nhở Linh mục chúng tôi phải có thái độ đáp trả xứng hợp với những gì chúng tôi nhận được. Tôi xác định mình không cần phải sống mị dân, không phải dùng cách thế của thế gian để tìm kiếm điều này, đơn giản vì nó luôn có sẵn trong tâm hồn những người con cái Chúa sẵn sàng trao ban cho nhau.

     

    Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh

     

     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - PALM SUNDAY-LẼ LÁ

 

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Apr 3 at 2:29 PM
     
     

     PALM SUNDAY OF THE PASSION OF THE LORD

                                                    YEARS A, B, C

    hinh.jpg

     

                          THE FORGIVENESS OF SINS

     

    A REFLECTION (Matthew 26: 14 – 27: 66)

    THE FORGIVENESS OF SINS. We see ourselves in the crowds who cried ‘Hosanna to the Son of David’ one day and ‘Crucify him’ just a few days later. Like Peter and the other disciples we can be fickle followers of Jesus. We should not, however, imitate Judas and despair at our infidelity. Rather, we should look to Jesus who allowed his blood to be poured out for many ‘for the forgiveness of sins’. Let us praise him with grateful hearts.

     

    🎤 Psalm 79 Song - Forgive Our Sins:

    https://www.youtube.com/watch?v=AyZbWSXg0Vg

     

    hat.jpg

     

    CHÚA VÀO THÀNH - Ns.LmND - Cs.TN,BH - Mp4.PS.

    https://www.youtube.com/watch?v=aqZ30s8ScIA

     

    **************************************************************************************************************************

    PALM SUNDAY OF THE PASSION OF THE CROSS - YEARS A, B, C

                                                      05 April 2020

     

    hinh.jpg

     

    ON THE ROAD AGAIN - WITH JESUS  

     

              ON THE ROAD AGAIN - WITH JESUS (Matthew 26: 14 - 47: 66)

     

    Today, we resume our journey of life with Jesus. We walk alongside him as he enters the holy city of Jerusalem for the last time. His fame as messenger of God has gone before him. He is riding triumphantly on a donkey. A big crowd has spread their cloaks on the ground before him, and has strewn his path with branches they have cut down from the trees. It’s ‘hip, hip hooray!’ time for their hero, as they yell with excitement: ‘Blessed is the one who comes in the name of the Lord!’ There and then it is definitely not Jesus as ‘the man of sorrows’ that we are seeing and accompanying. How quickly, however, will things change, and change for the worst!

     

    The Passion and Death of Jesus, the main focus of our remembering today, happened once at a definite time in history, when Emperor Tiberius Caesar ruled his vast empire from Rome, Herod Antipas ruled under him in Galilee, and Pontius Pilate ruled on the emperor’s behalf, in Judea and its capital, Jerusalem. But that historical event of the Passion of Jesus, there and then, continues in a real sense in the here and now, in fact till the very end of time. I am reminded of this by the whole history of human suffering.

     

    One graphic example! The story is told of a child killed on a scaffold by the Nazis. One witness of the horror sneered to a second witness: ‘What about your God now? Where is he?’ The other answered: ‘God is right there in that little boy.’

     

    In our own day the story of suffering human beings, so aptly called ‘the crucified of today’, continues in many people. Among the many suffering victims, are the thousands of persons crossing lands and seas all over the world, in search of a new home and a new start for themselves and their children. I feel deeply for the plight of these refugees and asylum seekers, and for everything they are made to endure as stateless persons. (Their plight is being currently captured most vividly and poignantly in the television drama ‘Stateless’ that is showing on Sunday night television throughout Australia at the present time).

    Things that were done to Jesus in his passion have been done to them in their ordeals. They have lost their possessions. They have been betrayed by people smugglers into the hands of border patrol officials. They have been accused of crimes they did not commit. They have been passed back and forth from one bunch of officials to another. They have been subjected to beatings, name-calling, and other expressions of disrespect and contempt. Their true motives and intentions have been misrepresented. In short, their human right to seek refuge, a right enshrined in the charter of the United Nations, has been systematically ignored, opposed, or delayed. They have found themselves powerless against the prevailing mantra: ‘We will decide who comes to this country and the circumstances in which they come.’

     

    As we feel for Jesus personally when Matthew’s story of his passion unfolds today, let us also feel, and feel deeply, for his fellow human beings around the world who, like Jesus, have been betrayed, denied, rejected, deserted, repudiated, and, in their own particular ways, left to die a death on a cross. And let us add a heart-felt prayer that the God of resurrection and life will release them, and release them quickly, from anything and everything that humiliates and dehumanises them. Let us hold them before God with resurrection hope, hope for new life and change!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    PALM SUNDAY | Hosanna - Palm Sunday Worship Intro:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=06xSfuknde8

     

    hat.jpg

     

    Vạn Tuế Con Vua Davit:

    https://www.youtube.com/watch?v=-r5DaXLJvgs

     
     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CẦU NGUYỆN- TẠ ƠN CHO THẾ GIỚI

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Fri, Mar 27 at 3:12 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    CẢ THẾ GIỚI NGUYỆN CẦU CHO ĐẠI DỊCH COVID-19 MAU CHẤM DỨT

     

    Trong cuộc chiến này, thật khó để diễn tả tâm tình tạ ơn trước hậu quả khủng khiếp mà Covid-19 gây ra. Chắc chắn chúng ta không đơn thuần tạ ơn Chúa vì có con virus này. 

     

     

     

    Có người nhận xét rằng: “Chúng ta đang sống trong chiến tranh thế giới thứ 3!” Cuộc chiến này không có súng đạn, không có chanh chấp chủ quyền quốc gia. Đối thủ duy nhất mà nhân loại phải đối đầu là con virus cực nhỏ Covid-19. Tổ chức y tế thế giới (WHO), xác nhận đây là đại dịch, nghĩa là toàn dân, mọi quốc gia phải phòng chống dịch. Lời hiệu triệu toàn dân phòng chống dịch sẽ không thừa trong thời gian này: Nào là ở nhà hạn chế tiếp xúc, nào là vệ sinh rửa tay sạch sẽ, tránh tâm lý hoang mang hoảng loạn. Những tín hữu, cụ thể người Công Giáo còn có một vũ khí hữu hiệu khác để bám vào: cầu nguyện.

     

    Cầu nguyện là trò chuyện, thưa lên Thiên Chúa những tâm tình: ngợi khen, tạ ơn và van xin:

    1. Tâm tình ngợi khen

     

    Người Công giáo ngợi khen Thiên Chúa vì muôn ngàn đời Ngài vẫn trọn tình thương. Thiên Chúa không bỏ con người. Ngược lại, lời hứa cứu độ của Thiên Chúa tồn tại muôn năm. Giáo Hội nhận thấy mọi biến cố xảy ra trên mặt đất này đều trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Giáo Hội luôn mời gọi mỗi người chạy đến với Thiên Chúa để nhận ra điều này: Thiên Chúa yêu thương con người, và con người có khả năng đáp lại tình yêu ấy.

     

    Chính tâm tình ngợi khen tán dương là nguồn sức mạnh để con người có thể sống còn trong cuộc chiến này. Thiên Chúa vẫn ở đó, hiện diện với mỗi người chúng ta. Nhất là chúng ta có lý do tán dương Thiên Chúa, giống như Mẹ Maria, chúng ta xin vâng để Chúa cứ làm cho chúng ta như điều Chúa muốn. (Lc 1,38)

     

    2. Tạ ơn

     

    Trong cuộc chiến này, thật khó để diễn tả tâm tình tạ ơn trước hậu quả khủng khiếp mà Covid-19 gây ra. Chắc chắn chúng ta không đơn thuần tạ ơn Chúa vì có con virus này. Chúa không làm ra sự dữ. Ngài cũng không tạo ra con virus quái ác này. Dù sao cuộc chiến với nó đang diễn ra. Chúng ta đang sống chung với dịch bệnh.

     

    Tâm tình tạ ơn mà Giáo Hội mời gọi là trong cuộc chiến, chúng ta còn có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là món quà cho nhân loại mà chúng ta cần mang tâm tình biết ơn. Giả sử trong cuộc chiến này: “Nếu không có Chúa, không có tôn giáo, thử hỏi con người biết bám víu vào điều gì, vào ai?”

     

    Tạ ơn vì Thiên Chúa nói một cách chắc chắn là chúng ta có thể an toàn lao vào vòng tay của Cha trên trời, Đấng đã ban sự sống cho chúng ta, và tiếp tục ban nó cho chúng ta mọi lúc. Ngài sẽ kiên quyết nâng đỡ chúng ta; đồng thời, chúng ta sẽ cảm thấy rằng Ngài hoàn toàn tôn trọng sự tự do của chúng ta[1].

     

    3. Van xin

     

    Đây là điều quá cần thiết đến nỗi các nhà thiêng liêng khuyên người cầu nguyện nên có lòng khao khát. Khao khát xin điều mình muốn. Đặc biệt trong đại dịch này, dĩ nhiên ai cũng xin Thiên Chúa cho nó mau chấm dứt. Nếu đọc những bình luận trên Internet, chúng ta có thể thấy hàng tỷ lời van xin như thế. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu van xin Thiên Chúa ra tay quyền lực dẹp tan virus này.

     

    Là người Công Giáo, chúng ta không chỉ cầu nguyện, hoặc van xin một mình. Nếu để ý, chúng ta thấy lời van xin của hàng triệu, hàng tỷ người dâng về Thiên Chúa. Bằng cách nào? Số là các tín hữu đang hưởng ứng tích cực lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: cùng nhau đọc kinh Lạy Cha, cùng nhau chầu Thánh Thể, cùng nhau lần hạt mân côi. Tắt một lời, cùng với vị cha chung, vị đại diện của Chúa ở trần gian, chúng ta xin Thiên Chúa cho dịch Covid-19 mau chấm dứt!

     

    Chúng ta thử tưởng tượng đã có bao ước nguyện dâng về Thiên Chúa vào buổi trưa hôm qua (25-03-2020). Số là như đã hẹn, tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới cùng đọc Kinh Lạy Cha, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Trong đó có biết bao lời van xin thật đẹp. Chúng ta hướng về Chúa Cha, như những người con đầy lòng tin tưởng. Giây phút đó chúng ta ước mong khẩn cầu lòng thương xót xuống trên toàn nhân loại trong cơn thử thách của đại dịch virus Corona này. Chúng ta cùng cầu nguyện với nhau, những Kitô hữu thuộc mọi Giáo Hội và Cộng đoàn, mọi truyền thống, thuộc mọi lứa tuổi, thuộc mọi ngôn ngữ và quốc gia.[2]

     

    Trên đây chỉ là một ví dụ để chúng ta thấy hằng phút giây, Thiên Chúa đón nhận biết bao lời khẩn nài. Trong niềm tin yêu phó thác, chúng ta biết Thiên Chúa sẽ nhận lời. Bởi, “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49,15).

     

    Trong cuộc chiến này, dẫu có đau đớn nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi! Vì con virus này, dẫu cho mất mát tang thương, nhưng bình an sẽ đến. Đại dịch sẽ chấm dứt, cuộc chiến sẽ vào hồi kết, nếu chúng ta cùng nhau phòng chống dịch và tiếp tục nguyện cầu với Thiên Chúa.

     

    Thay lời kết

     

    Thiên Chúa của chúng ta thì gần gũi. Ngài vẫn đang mời gọi chúng ta hãy gần gũi với nhau, đừng xa cách người khác.[3] Cùng nhau nguyện cầu, trở về và làm hòa với Thiên Chúa. Đừng quên, chúng ta “được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình. Mọi loài khác dưới đất cũng được tạo dựng cho con người, để giúp chúng ta đạt tới cùng đích Đấng Tạo Hóa đặt cho chúng ta.”[4]

     

    Một khi dịch chấm dứt, chúng ta nhìn lại thời gian này quả là một kinh nghiệm đẹp. Không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc gia văn hóa, nhà nhà, người người ước mong, nguyện cầu cho thế giới được an bình, hết đại dịch. Là người Công Giáo, khi đó chúng ta cũng sẽ thấy được sức mạnh của lời cầu nguyện trong thời khắc nguy hiểm này.

     

    Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa yêu con người. Lúc này, xin giúp chúng con cố gắng ngừng lại trong giây lát, để chúng con được ở trong vòng tay yêu thương của Ngài, để nguyện cầu với Ngài thật nhiều. Amen

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     
     --------------------------------------
    *MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ CÙNG VÀO NỘI DUNG # 13 TRONG WEB: www.ChiaseLoiChua.com
    ĐỂ BIẾT COVID-19 LÀ GÌ? VÀ TÍCH CỰC CẦU NGUYỆN VỚI: "KINH BẢY MỐI TỘI ĐẦU" RỒI SỐNG VÀ CHIA SẺ. CÁM ƠN.