14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- QUÀ TẶNG TIN MỪNG

 

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -CN4MC-A

Suy Niệm Tuần Lễ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY A

Chúa Nhật 4 MC

(Ga 9:1-41)

ÁNH SÁNG.

Chúng ta nhìn thấy được mọi sự chung quanh là nhờ có ánh sáng. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Nhờ qua cặp mắt sáng, chúng ta thấy sự hùng vĩ núi đồi, sông biển, sự cao siêu của vũ trụ, sự tuyệt vời của muôn vật và vẻ đẹp của thiên nhiên. Có được đôi mắt sáng là một hồng phúc Chúa ban. Đôi mắt là cửa sổ để chúng ta tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Bài phúc âm nói về việc Chúa chữa người mù. Mù lòa thật khổ sở. Họ lần mò trong đêm tối. Không nhìn thấy chi cả.  Họ bị thiệt thòi và mất mát quá nhiều. Chúa Giêsu đã chữa anh ta được sáng mắt. Sáng mắt cả thể xác lẫn tinh thần. Anh ta đã nhìn thấy rõ ràng minh bạch hơn cả những thầy Biệt Phái và Luật Sĩ. Anh ta nhìn thấy và tin vào Chúa là Đấng Cứu Thế. Nhìn thấy sự tốt lành và quyền năng nơi Chúa.

Có nhiều thứ đêm tối chúng ta đang bước đi. Có thứ đêm tối của u mê, ánh sáng văn minh có đó, sách vở có đó, nhưng chúng ta lại mù chữ không hiểu. Có thứ đêm tối của đức tin. Chúng ta thấy đó có các tôn giáo, các sự kiện lạ lùng xảy ra hàng ngày, sự hiện hữu của Thiên Chúa trong vũ trụ, nhưng chúng ta không thấy và không tin. Tin là thái độ của phó thác và dấn thân.

Chúng ta có mắt sáng, nhưng có lúc chúng ta như mù hoặc giả mù. Chúng ta muốn nhắm mắt làm ngơ trước những khổ đau của người khác.  Có nhiều hình thức mù lòa trong tâm hồn như ích kỷ, vô tâm, vô cảm và thiên kiến. Những thứ mù lòa này sẽ vây hãm cuộc đời chúng ta trong đêm tối.

Câu chuyện một gia đình công giáo nửa vời. Ba là người công giáo, mẹ là đạo thờ ông bà. Ba dần dần nguội lạnh thờ ơ. Cháu có ông nội bị mù. Thấy vậy, cháu đến đưa ông đi lễ mỗi tuần. Cháu không muốn đi nhà thờ, nhưng chỉ để giúp dắt ông đi thôi. Một ngày kia, dịp lễ Giáng sinh, như có lời mời gọi huyền nhiệm vang vọng trong tâm hồn. Cháu cố đi nhanh tới nhà thờ với cặp mắt thấm lệ. Cháu nói: Nội ơi, nay cháu thực sự tìm thấy Chúa. Chính nội đã dắt cháu đến với Chúa.

Chúa chính là ánh sáng đến trong trần gian. Chúa đã mở mắt người mù. Xin Chúa mở mắt tâm hồn của chúng ta để chúng ta được nhìn thấy công trình cứu độ của Chúa. Nhìn thấy những nhu cầu của anh em chung quanh. Xin cho con mắt linh hồn chúng ta luôn trong sáng để nhìn biết Chúa qua những người lầm than, nghèo khổ, bệnh tật, tù đầy, bất toại và mù lòa.

TUẦN 4 MÙA CHAY

THỨ HAI

Gioan 4: 43-54

 Chúa Giêsu chữa cho người con trai của một quan chức bị đau liệt. Ông đã đến gặp Chúa và xin Chúa chữa cho con ông. Chúa Giêsu bảo ông: Ông hãy về đi, con ông sống đấy. Đây là sự thách thức của lòng tin. Ông quan chức muốn Chúa Giêsu đến và đặt tay trên đứa con của ông. Nghe lời Chúa phán, ông tin vào Chúa và trở về nhà. Vào giờ đó, con ông đã khỏi bệnh. Ông đã tin vào Chúa.

 Chúa Giêsu chữa các bệnh tật bằng nhiều cách khác nhau. Khi thì Chúa đặt tay trên người bệnh, khi thì Chúa sai đi làm một việc gì như người mù đến giếng rửa mắt và người cùi đến trình diện với tư tế. Có người chỉ sờ tới gấu áo của Chúa, bệnh loạn huyết biến mất. Có khi Chúa chỉ phán một lời thì đã lành bệnh. Từ con người của Chúa có một sức siêu nhiên ngoại thường. Đây chính là dấu chỉ quyền năng nơi Chúa Giêsu bắt nguồn từ Thiên Chúa.

 Muốn được ơn chữa lành, cần nhất là có đức tin. Tin tuyệt đối vào quyền năng của Chúa. Dân chúng vây quanh Chúa, họ chứng kiến rất nhiều phép lạ nhưng sao nhiều người vẫn không tin. Có lẽ tâm hồn của họ bị khép kín và niềm cậy tin quá yếu.

 Chúng ta hãy chạy đến với Chúa và đặt niềm tin tưởng nơi Chúa. Ngoài Chúa ra, không còn thần nào khác.

 

THỨ BA

Gioan 5: 1-3a. 5-16

 Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabát lại làm cho người Do Thái cảm thấy khó chịu. Họ không nhìn thấy ân huệ Chúa ban cho người bị liệt lào đã ba mươi tám năm. Dân chúng chỉ muốn chu toàn luật ngày Sabát một cách máy móc. Họ đâu quan tâm đến nỗi khổ của người bị bại liệt. Đáng lẽ ra họ phải vui mừng và chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa.

 Chúa Giêsu gặp người đau yếu và hỏi cho biết cớ sự. Chúa thấu tỏ tâm hồn của ông, đã 38 năm chờ đợi không ai giúp đỡ. Ông vẫn kiên trì chờ đợi cơ hội xuống tắm hồ để được lành bệnh. Sau khi trao đổi câu truyện, Chúa nói với ông: Hãy chỗi dậy, vác chõng mà đi. Ông vui sướng vác chõng ra về.

 Anh vác chõng ra về vào ngày Sabát là không được phép. Dân chúng không cần biết sự gì xảy ra cho anh, họ chỉ nghĩ anh đã phạm luật ngày Sabát. Và họ đã đả kích Chúa Giêsu. Lòng hẹp hòi của con người đối với tha nhân là thế. Họ thiếu đi lòng nhân đạo của tình người. Họ đã không nhận ra quyền năng của Chúa mà họ còn phiền trách Chúa vì Chúa yêu thương con người bệnh hoạn liệt lào.

 Hãy đến với Chúa, hỡi những ai gồng gánh nặng nề, Chúa sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Xin Chúa cho chúng con biết lắng nghe và tin yêu Chúa. Chúa chính là nơi chúng con nương tựa là chỗ chúng con cậy trông.

 

THỨ TƯ.

Gioan 5: 17-30

 Chúa Giêsu chính là Con Một của Chúa Cha. Tất cả Kinh Thánh đều qui về Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu là hình ảnh của Chúa Cha. Ngài xuống trần để mặc khải cho chúng ta về Chúa Cha. Chúa Giêsu nói: Quả thật, tôi bảo các ông: Ai nghe lời tôi và tin Đấng sai tôi, thì có sự sống đời đời.

 Chúa Giêsu đã dùng nhiều cách để dẫn dắt con người về với Thiên Chúa nhưng con người cũng có nhiều cách để chối từ Ngài. Chúa Giêsu đã dùng lời giảng dạy, thực hiện các phép lạ và cư xử nhân hậu với mọi người nhưng nhiều người vẫn không nhận ra sứ mệnh Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu cứ tiếp tục đem ánh sáng chân lý vào nơi tối tăm của lòng con người. Ngài làm việc luôn và không chán nản. Ngài hoàn toàn làm theo thánh ý Chúa Cha.

 Chúa Giêsu ra rao giảng vỏn vẹn ba năm. Ngài đã chuẩn bị 30 năm âm thầm và sống ẩn dật nơi vùng quê. Ba mươi năm đó, Chúa Giêsu đã học hỏi những kinh nghiệm sống và cách hành xử ở đời. Chúa dùng ba năm để rao giảng chân lý nước trời. Ngài đã hoàn tất mọi sự theo thánh ý Chúa Cha. Lời của Ngài được truyền lại từ đời này đến đời kia. Ánh sáng chân lý cần được tỏa lan đến mọi nơi.

 Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy là chứng nhân cho Ngài khắp mọi nơi. Ngài chính là đường, là sự thật và là sự sống.

 

THỨ NĂM

Gioan 5: 31-47

 Chúa Giêsu nói với người Do Thái rằng: Nếu tôi làm chứng về mình, thì chứng của tôi không xác thực. Chúa Giêsu phải chứng minh sứ mệnh của mình với người đương thời. Người ta lắng nghe lời tin mừng, họ chứng kiến các sự lạ, họ đi theo Chúa nhưng hình như có một khoảng cách nào đó. Người ta không thể suy nghĩ người mà họ đang chung đụng lại là Con Thiên Chúa.

Mầu nhiệm nhập thể vượt trên tất cả những suy nghĩ và dự tính của con người. Bởi thế người ta vẫn bị hụt hẫng khi đối diện với con người của Chúa Giêsu. Chúa nói về Gioan Tẩy Giả, ông ấy đã làm chứng cho sự thật. Gioan là đèn cháy sáng và nhiều người đã vui mừng nhất thời trong ánh sáng của ông. Khi Chúa Giêsu hỏi họ: Vậy chứng của Gioan bởi trời hay bởi người ta. Họ đã không trả lời được.

 Chúa Giêsu không cần chứng của người phàm, Ngài có chứng cớ cao trọng hơn chứng cớ của Gioan. Chính Cha của Ngài làm chứng về Ngài. Chứng của Chúa Giêsu chính là những việc Ngài đã thực hiện. Nhìn quả thì biết cây. Chúng ta nhìn những việc Chúa thực hiện, chúng ta biết Ngài bởi trời mà xuống.

 Phúc âm của thánh Gioan dẫn chúng ta đi vào mầu nhiệm của Con Thiên Chúa. Ngài đã xuống thế làm người. Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật. Lạy Chúa, con tin Chúa.

 

THỨ SÁU

Gioan 7: 1-2. 10: 25-30

 Bước gần đến những ngày cuối của mùa chay, Giáo Hội cho chúng ta nghe những đoạn phúc âm nói về các diễn tiến của các nhà lãnh đạo tôn giáo tìm cách bắt và giết Chúa Giêsu. Sự ganh ghét và chống đối Chúa đã lên cao độ. Các phe nhóm trong đạo đã bàn kế hoạch để diệt trừ Chúa Kitô.

 Chúa Kitô biết những âm mưu của họ nhưng thời gian chưa tới. Chúa Giêsu không xuất hiện nhiều ở Giuđêa, Ngài đi lại trong xứ Galilêa. Tuy nhiên, Ngài không trốn tránh hay chạy trốn. Ngài quyết định về thành dự Lễ Lều của người Do Thái. Hằng năm, người Do Thái trở về Giêrusalem mừng Lễ Lều để tạ ơn và thờ phượng Thiên Chúa.

 Chúa Giêsu cũng quyết định đi Giêrusalem, Ngài dũng cảm đối diện với những thử thách. Chúa Giêsu không bỏ lỡ cơ hội nào mà không tiếp tục giảng dạy. Các phe nhóm đã âm thầm cấu kết để luận tội Chúa. Chúa vào đền thờ và lớn tiếng nói rằng: Tôi không tự mình mà đến, nhưng Đấng sai tôi là Đấng chân thật mà các ông không biết. Còn tôi, tôi biết Ngài, bởi vì tôi từ Ngài mà đến.

 Dân chúng vẫn không hiểu Chúa Giêsu nói gì. Họ càng căm tức vì đầu óc và trái tim của họ bị thiên kiến và trì độn. Lạy Chúa, xin soi dọi ánh sáng chân lý của Chúa vào tâm hồn chúng con, để chúng con nhận ra mầu nhiệm ơn cứu độ.

 

THỨ BẢY

Gioan 7: 40-53

Dư luận đã xôn sao về việc lên án Chúa Giêsu. Có những phân rẽ giữa dân chúng, một số người tin vào Chúa Giêsu và sự giảng dạy của Ngài. Cũng có một số bất mãn và chống đối Chúa. Những tranh luận sôi nổi về nguồn gốc và sứ mệnh rao giảng của Chúa. Có người nói rằng: Người này thật là một vị tiên tri. Người khác lại nói: Người này là Đức Kitô.

 Họ tra cứu về nơi xuất thân và dòng dõi của Chúa nhưng không ai biết rõ. Trong đó cũng có người muốn bắt Chúa nhưng không ai dám ra tay. Còn các thượng tế và biệt phái đã dứt khoát diệt trừ Chúa. Họ tìm mọi lý chứng để cáo gian và buộc tội Chúa. Chúng ta cũng không nên vơ đũa cả nắm. Trong nhóm biệt phái cũng có người còn lòng đạo như ông Nicôđêmô. Ông không muốn kết tội người nào nếu không nghe người ấy nói hay nếu không hiểu rõ việc người ấy làm.

 Nhiều người bị lôi cuốn vào vòng dư luận và thổi phồng dư luận. Có nhiều người vẫn chịu ơn Chúa, nay cũng quay lưng lại với Chúa. Họ không nắm vững lập trường và có phần vì sợ các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính quyền. Phần vì sợ mất địa vị hay lợi lộc.

 Đúng thật không dễ gì nhận ra chân dung đích thực và căn tính của Chúa Giêsu. Dân chúng bị phân rẽ vì quyền lực thế gian áp đảo. Xin Chúa cho chúng con ơn khôn ngoan để xét xử mọi việc trong ánh sáng của Chúa.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- TINH CAO-CN3MC-A

  •  
    Tinh Cao
    Sat, Mar 14 at 6:02 AM
     
     

    Chúa Nhật 3 MC-A

     

     TIN MỪNG GIOAN 4, 5-12

    LỜI CHÚA LÀ NƯỚC HẰNG SỐNG

     

    Bài Ðọc I: Xh 17, 3-7

    "Xin cho chúng tôi nước để chúng tôi uống".

    Trích sách Xuất Hành.

    Trong những ngày ấy, dân chúng khát nước, nên phàn nàn với ông Môsê rằng: "Tại sao ông dẫn dắt chúng tôi ra khỏi Ai-cập, để cho chúng tôi cùng con cái và đoàn súc vật chúng tôi phải chết khát như vầy". Môsê kêu lên cùng Chúa rằng: "Con sẽ phải làm gì cho dân này? Còn một chút nữa là họ ném đá con rồi". Chúa liền phán bảo Môsê: "Ngươi hãy tiến lên, đi trước dân chúng và dẫn các bậc kỳ lão Israel đi theo, tay ngươi cầm gậy mà ngươi đã dùng mà đánh trên nước sông. Này đây, Ta sẽ đứng trước mặt ngươi, trên tảng đá Horeb, ngươi sẽ đánh lên tảng đá, từ tảng đá nước sẽ chảy ra cho dân uống". Môsê làm các điều nói trên trước mặt các bậc kỳ lão Israel. Ông đặt tên nơi đó là "Thử Thách", vì con cái Israel đã phàn nàn và thách thức Chúa mà rằng: "Chúa có ở với chúng tôi hay không?"

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9

    Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Các ngươi đừng cứng lòng!" (c. 8)

    Xướng: 1) Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người! - Ðáp.

    2) Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người. - Ðáp.

    3) Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Ðừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta". - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Rm 5, 1-2. 5-8

    "Lòng mến Chúa đổ xuống lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần là Ðấng đã được ban cho chúng ta".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, khi được đức tin công chính hoá, chúng ta được hoà thuận với Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng cho chúng ta nhờ đức tin mà tiến đến ân sủng, đứng vững ở đó, và được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa. Nhưng cậy trông không làm hổ thẹn, vì lòng mến Chúa đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Ðấng đã được ban cho chúng ta. Ngay từ khi chúng ta còn yếu hèn, Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 4, 42 và 15

    Lạy Chúa, Chúa thật là Ðấng cứu chuộc thế gian; xin ban cho con nước hằng sống, để con không còn khát nữa.

     

    Phúc Âm: Ga 4, 5-42 (bài dài)

    "Mạch nước vọt đến sự sống đời đời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu tới một thành gọi là Sykar thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng của Giacóp. Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu.

    Một người đàn bà xứ Samaria đến xách nước, Chúa Giêsu bảo: "Xin bà cho tôi uống nước" (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Samaria thưa lại: "Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?" (Vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Sa-maria).

    Chúa Giêsu đáp: "Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: "Xin cho tôi uống nước", thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống".

    Người đàn bà nói: "Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? Phải chăng Ngài trọng hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?"

    Chúa Giêsu trả lời: "Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời". Người đàn bà thưa: "Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát và khỏi phải đến đây xách nước nữa". Chúa Giêsu bảo: "Bà hãy đi gọi chồng bà rồi trở lại đây". Người đàn bà đáp: "Tôi không có chồng". Chúa Giêsu nói tiếp: "Bà nói "tôi không có chồng" là phải, vì bà có năm đời chồng rồi, và người đàn ông đang chung sống với bà bây giờ không phải là chồng bà, bà đã nói đúng đó".

    Người đàn bà nói: "Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri. Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem".

    Chúa Giêsu đáp: "Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giêrusalem. Các người thờ Ðấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý".

    Người đàn bà thưa: "Tôi biết Ðấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự". Chúa Giêsu bảo: "Ðấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây".

    Vừa lúc đó các môn đệ về tới. Các ông ngạc nhiên thấy Ngài nói truyện với một người đàn bà. Nhưng không ai dám hỏi: "Thầy hỏi bà ta điều gì, hoặc: tại sao Thầy nói truyện với người đó?" Bấy giờ người đàn bà để vò xuống, chạy về thành bảo mọi người rằng: "Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Ðấng Kitô?" Dân chúng tuôn nhau ra khỏi thành và đến cùng Ngài, trong khi các môn đệ giục Ngài mà rằng: "Xin mời Thầy ăn". Nhưng Ngài đáp: "Thầy có của ăn mà các con không biết". Môn đệ hỏi nhau: "Ai đã mang đến cho Thầy ăn rồi chăng?" Chúa Giêsu nói: "Của Thầy ăn là làm theo ý Ðấng đã sai Thầy và chu toàn công việc Ngài. Các con chẳng nói: còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt đó ư? Nhưng Thầy bảo các con hãy đưa mắt mà nhìn xem đồng lúa chín vàng đã đến lúc gặt. Người gặt lãnh công và thu lúa thóc vào kho hằng sống, và như vậy kẻ gieo người gặt đều vui mừng. Ðúng như câu tục ngữ: Kẻ này gieo, người kia gặt. Thầy sai các con đi gặt những gì các con không vất vả làm ra; những kẻ khác đã khó nhọc, còn các con thừa hưởng kết quả công lao của họ".

    Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng: "Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm". Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: "Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Hoặc đọc bài vắn này: Ga 4, 5-15. 19b-26. 39a. 40-42

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu tới một thành gọi là Sykar thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng của Giacóp. Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu.

    Một người đàn bà xứ Samaria đến xách nước, Chúa Giêsu bảo: "Xin bà cho tôi uống nước" (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Samaria thưa lại: "Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?" (vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Samaria).

    Chúa Giêsu đáp: "Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: "Xin cho tôi uống nước", thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống".

    Người đàn bà nói: "Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? Phải chăng Ngài trọng hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này, và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?"

    Chúa Giêsu trả lời: "Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời". Người đàn bà thưa: "Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát, và khỏi phải đến đây xách nước nữa".

    Và người đàn bà nói với Chúa Giêsu: "Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri. Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem". Chúa Giêsu đáp: "Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giêrusalem. Các người thờ Ðấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý".

    Người đàn bà thưa: "Tôi biết Ðấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự". Chúa Giêsu bảo: "Ðấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây".

    Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng. Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: "Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for jn 4, 5-42

     

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ

     

     

    Từ một tội nhân lẻ loi cô độc đột nhiên biến thành một ngôn sứ công khai

     

     

    Sau hai Chúa Nhật 1 và 2 mở đầu cho Mùa Chay hơn 5 tuần lễ cho đến Tuần Thánh, Phụng Vụ Lời Chúa cho riêng chu kỳ phụng niên Năm A bắt đầu các bài Phúc Âm chủ đề theo Thánh Ký Gioan hơn là theo Thánh ký Mathêu là Phúc Âm vốn giành cho chu kỳ phụng vụ Năm A. Và loạt 3 bài Phúc Âm theo chủ đề của Thánh ký Gioan cho 3 Chúa Nhật 3, 4 và 5 Mùa Chay này hoàn toàn thích hợp cho tiến trình tái sinh của thành phần dự tòng Kitô giáo.

     

    Vì nội dung của bài Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Chay liên quan đến mạch nước sự sống (bể nước rửa tội Thanh Tẩy), của bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Chay liên quan đến ánh sáng sự sống (nến sáng đức tin Công Chính), và của bài Phúc Âm Chúa Nhật 5 Mùa Chay liên quan đến sự sống bất tử (sự sống thần linh Thánh Sủng).

     

    Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật 3 Mùa Chay hôm nay liên quan đến mạch nước sự sống, và vì thế phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều tập trung vào đề tài nước sự sống này.

     

    Trước hết, ở Bài Đọc 1, được trích từ Sách Xuất Hành, mạch nước sự sống này: 1- xuất phát từ một tảng đá trong sa mạc; 2- khi tảng đá (ám chỉ Chúa Kitô là Đá tảng) được đập vào bởi cái gậy (ám chỉ đức tin là khả năng giao tiếp thần linh) của Moisen; 3- để dân Do Thái được giãn cơn khát.

     

    Sau nữa, ở Bài Đọc 2, được trích từ Thư Thánh Phaolô gửi Kitô hữu giáo đoàn Rôma, mạch nước sự sống này được gói ghém trong lời Vị Tông Đồ Dân Ngoại, ám chỉ tình yêu của Thiên Chúa và Thánh Thần của Ngài: "tình yêu của Chúa đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Ðấng đã được ban cho chúng ta".

     

    Sau hết, ở chính Bài Phúc Âm, mạch nước sự sống ấy được Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai ban cho những ai tin vào Người, điển hình là người nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi, và mạch nước Người ban đây không phải là mạch nước tự nhiên được người phụ nữ này hằng ngày phải từ nhà mất công ra kín lấy tự dưới Giếng Giacóp, trái lại, mạch nước sự sống Người ban cho chị sẽ khiến chị "không bao giờ còn khát nữa" - Tại sao? - "vì nước Tôi ban cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời".

     

    "Mạch nước sự sống đời đời" đây là gì đã được chính Thánh ký Gioan chú thích ở đoạn 7 câu 39: "(Ở đây Người ám chỉ Thần Linh mà những ai tin vào Người được lãnh nhận...)", Vị Thần Linh được ban cho họ qua cuộc phục sinh vinh hiển của Người (xem cùng đoạn chú thích này và ở đoạn 20:22). Đúng thế, con người được cứu chuộc bằng giá máu của Chúa Kitô tử giá, nhưng được công chính hóa bằng cuộc phục sinh của Người, nhờ Thánh Thần Người thông ban cho họ. Đó là lý do Giáo Hội Công giáo cử hành Phép Rửa cho thành phần dự tòng vào Thánh Lễ Vọng Phục Sinh hằng năm.

     

    Hình ảnh "thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước" ngay từ ban đầu, trước khi Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự, cho thấy quả thực "không ai được vào Nước Trời nếu không được tái sinh bởi nước và Thần Linh" (Gioan 3:5), và muốn làm con cái của Thiên Chúa cần phải có Thánh Thần của Ngài:

     

    "Quả thế, những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn thì đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Trí mà anh em đã lãnh nhận không phải là thứ thần trí nô lệ khiến anh em cảm thấy sợ sệt như trước; nhưng là Thần Trí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: 'Abba! Cha ơi!' Chính Thần Trí này chứng thực cho thần trí của chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa". (Roma 8:14-16).

     

    Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là người nữ Samaritanô ngoại lai trong bài Phúc Âm hôm nay đã được Chúa Giêsu ban cho mạch nước sự sống này hay chưa, thứ nước mà chị chỉ mới hiểu một cách mơ hồ theo hướng lợi ích tự nhiên cho bản thân của chị nhưng vẫn cứ xin: "Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát, và khỏi phải đến đây xách nước nữa"?

     

    Căn cứ vào những diễn biến sau đó thì chị đã được Chúa Giêsu ban cho chị mạch nước sự sống này rồi, vì chính Người là mạch nước sự sống ấy, khi Người tỏ mình ra cho chị: "Ðấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây". Đó là lý do, ngay sau khi Chúa Giêsu tỏ mình ra cho chị, tức ban cho chị mạch nước sự sống thì chị liền được biến đổi.

     

    Ở chỗ, nếu trước đó, chị sợ dân làng bao nhiêu, nên không dám ra kín nước ban sáng cho mát, mà chỉ dám lén ra ban trưa dù nắng nóng cho an toàn, vì ai cũng biết chị là một người đàn bà lăng loàn, sống với 6 người đàn ông không phải là chồng của chị, thì ngay sau khi được gặp gỡ Chúa Giêsu và được Người tỏ mình ra cho như mạch nước sự sống, chị đã mạnh dạn hẳn lên, không còn sợ gì nữa, hoàn toàn được biến đổi, từ thân phận một tội nhân lẻ loi cộ độc đột nhiên thành một ngôn sứ công khai bằng chính lời loan báo và chứng từ của bản thân mình: "Bấy giờ người đàn bà để vò xuống, chạy về thành bảo mọi người rằng: 'Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Ðấng Kitô?'"

     

    Như thế, lời Chúa Kitô phán với người đàn bà Samaritanô ở bờ giếng Giacóp này quả thực đã hoàn toàn ứng nghiệm và trở thành hiện thực"Nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời"chẳng những nơi chính bản thân của chị, ở chỗ biến đổi con người tội lỗi của chị thành một vị ngôn sứ khả tín, sống động, hùng hồn đầy thuyết phục, mà còn nhờ vai trò làm ngôn sứ của chị mà "Nước" Người ban cho chị đã "vọt đến sự sống đời đời" nơi cả dân làng ngoại lai của chị nữa:

     

    "Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng. Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: 'Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế'". 

    Tóm lại, cuộc gặp gỡ có vẻ tình cờ này đã được dàn dựng hết sức tài tình bởi một đạo diễn chuyên nghiệp câu cá đó là Nhân Vật Giêsu Nazarét:

    1- Câu cá không phải ở bờ sông hồ mà là ở một cái giếng nước sâu, đó là giếng Giacóp, và câu cá bằng cách ngồi chờ hơn là đứng;

    2- Con cá xộp này ở dưới giếng sâu tù túng kín đáo hơn là ở sông hồ lộ thiên phơi phới vì nó có một đời sống quá lăng loàn bê bối đầy mặc cảm;

    3- Đó chính là người phụ nữ Samaritanô ở khu làng gần Giếng Giacóp này, một người đàn bà sống với 6 người đàn ông không phải là chồng mình;

    4- Vì mặc cảm và sợ dân làng nên con cá này không dám ra giếng kín nước ban sáng cho mát như mọi người mà là ban trưa không có một ai;

    5- Không ngờ hôm ấy lại có một con người xa lạ ngối đấy, qua cách ăn mặc và nét mặt là người Do Thái, nên con cá không lo sợ bị điểm mặt chỉ tên;

    6- Chính vị nam nhân Do Thái lạ mặt này cũng đã cố tình đến giếng nước này vào buổi trưa, lúc các môn đệ của mình phải rủ nhau vào làng kiếm ăn;

    7- Bằng không làm sao nam nhân lạ mặt Do Thái này có thể dễ dàng gặp được người đàn bà lăng loàn vốn sợ đám đông và câu được con cá xộp này;

    8- Cuộc gặp gỡ này được mở đầu bằng lời "xin cho tôi uống" của vị nam nhân Do Thái, khởi đầu đóng vai trò thụ động của một người khốn khó ăn xin;

    9- Con cá xộp đầy im lặng và mặc cảm này nghe thế thoạt tiên muốn phản ứng chạy trốn bằng câu thoái thác như thể giữa ông và tôi kỵ nhau mà;

    10- Nhưng nam nhân đạo diễn chuyên nghiệp câu cá này nhất định không buông tha nên bắt đầu lật ngược thế cờ: nếu chị biết tôi và ơn Chúa thì...

    11- Con cá xộp nhất định tìm cách làm chủ tình hình nếu không thể thoát thân: ông không có gầu thì làm sao kín nước được nếu không nhờ đến tôi;

    12- Vị nam nhân càng tỏ ra cao cờ hơn ai hết khi đánh trúng tim đen của chị này, khiến chị đang làm chủ trở thành thụ động xin vị này thứ nước lạ;

    13- Đến độ chị ta đã dễ dàng và sẵn sàng tiết lộ đời tư của chị ra cho vị nam nhân lạ mặt Do Thái mới gặp lần đầu này biết rằng: tôi không có chồng;

    14- Cho đến khi chị thấy vị nam nhân lạ mặt không biết từ đâu tới này biết hết đời tư lăng loàn trắc nết của mình, chị mời giật mình trước một vị tiên tri;

    15- Để rồi chị đã tự động bỏ vò nước ở lại đó và chạy vội về làng để công khai loan báo về một vị mà chị đã gặp và cho rằng đó là Đấng Thiên Sai...

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC.CNIII-A.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpxNQLgkYcOnX4Mhe9gEPD4Y6dR%2BuKRj2qr%2Bi3ykhv7Cg%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - TĨNH CAO- CN4MC-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Mar 21 at 6:57 AM
     
     
     

    Chúa Nhật 4MC-A

     

    CÙNG THAM DỰ TIỆC Lời Chúa

    CHÚA CHỮA NGƯỜI MÙ TỪ KHI MỚI SINH

     

    Bài Ðọc I: 1Sm 16, 1b. 6-7. 10-13a

    "Ðavit được xức dầu làm vua Israel".

    Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Samuel rằng: "Hãy đổ dầu cho đầy bình và lên đường. Ta sai ngươi đến nhà Isai dân thành Bêlem, vì Ta chọn một người con của ông ấy lên làm vua".

    Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Eliab và nói: "Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?" Và Chúa phán cùng Samuel: "Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi. Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn". Isai lần lượt đem bảy đứa con mình ra trình diện với Samuel. Samuel nói với Isai: "Chúa không chọn ai trong những người này". Samuel nói tiếp: "Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?" Isai đáp: "Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên". Samuel nói với Isai: "Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về". Isai sai người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán: "Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó". Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

    Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).

    Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. - Ðáp.

    2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.

    3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.

    4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Ep 5, 8-14

    "Từ trong cõi chết, ngươi hãy đứng lên và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

    Anh em thân mến, xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng bây giờ, anh em là sự sáng trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con của sự sáng, bởi vì hoa trái của sự sáng ở tại tất cả những gì là tốt lành, là công chính và chân thật. Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì, nhưng phải tố cáo thì hơn. Vì chưng, việc chúng làm cách thầm kín, dầu có nói ra cũng phải hổ thẹn. Nhưng tất cả những việc người ta tố cáo, thì nhờ sự sáng mà được tỏ bày ra; vì mọi việc được tỏ bày, đều là sự sáng. Bởi thế, thiên hạ nói: "Hỡi kẻ đang ngủ, hãy thức dậy, hãy vùng dậy ra khỏi cõi chết, và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 8, 12b

    Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".

     

    Phúc Âm: Ga 9, 1-41 (bài dài)

    "Hắn đi rửa, rồi trở lại trông thấy rõ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" Chúa Giêsu đáp: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh. Bao lâu còn ban ngày, Ta phải làm những việc của Ðấng đã sai Ta. Ðêm đến không ai có thể làm việc được nữa. Bao lâu Ta còn ở thế gian, Ta là sự sáng thế gian". Nói xong, Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa" (chữ Silôê có nghĩa là được sai). Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.

    Những người láng giềng và những kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: "Ðó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?" Có kẻ nói: "Ðúng hắn!" Lại có người bảo: "Không phải, nhưng là một người giống hắn". Còn anh ta thì nói: "Chính tôi đây". Họ hỏi anh: "Làm thế nào mắt anh được sáng?" Anh ta nói: "Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã làm bùn xức mắt tôi và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy". Họ lại hỏi: "Ngài ở đâu?" Anh thưa: "Tôi không biết".

    Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt? Anh đáp: "Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt". Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat". Mấy kẻ khác lại rằng: "Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?" Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: "Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Ðó là một tiên tri".

    Nhưng người Do-thái không muốn tin anh đã mù và đã được khỏi trước khi đòi cha mẹ anh đến. Họ hỏi hai ông bà: "Người này có phải là con hai ông bà mà ông bà bảo bị mù từ khi mới sinh không? Do đâu mà bây giờ nó lại trông thấy?" Cha mẹ y thưa rằng: "Chúng tôi xác nhận đây chính là con chúng tôi, và nó đã bị mù từ khi mới sinh. Nhưng làm sao mà bây giờ nó trông thấy, và ai đã mở mắt cho nó thì chúng tôi không biết. Nó khôn lớn rồi, các ông hãy hỏi nó, nó sẽ tự thưa lấy". Cha mẹ anh ta nói thế bởi sợ người Do-thái, vì người Do-thái đã bàn định trục xuất khỏi hội đường bất cứ ai dám công nhận Chúa Giêsu là Ðấng Kitô. Chính vì lý do này mà cha mẹ anh ta nói: "Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó".

    Lúc ấy người Do-thái lại gọi người trước kia đã mù đến và bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa! Phần chúng ta, chúng ta biết người đó là một kẻ tội lỗi". Anh ta trả lời: "Nếu đó là một người tội lỗi, tôi không biết; tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi mù và bây giờ tôi trông thấy". Họ hỏi anh: "Người đó đã làm gì cho anh? Người đó đã mở mắt anh thế nào?" Anh thưa: "Tôi đã nói và các ông đã nghe, các ông còn muốn nghe gì nữa? Hay là các ông cũng muốn làm môn đệ Ngài chăng?" Họ liền nguyền rủa anh ta và bảo: "Mày hãy làm môn đệ của người đó đi, còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của Môsê. Chúng ta biết Thiên Chúa đã nói với Môsê, còn người đó chúng ta không biết bởi đâu mà đến". Anh đáp: "Ðó mới thật là điều lạ: người đó đã mở mắt cho tôi, thế mà các ông không biết người đó bởi đâu. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi, mà hễ ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý Chúa, thì kẻ đó mới được Chúa nghe lời. Xưa nay chưa từng nghe nói có ai đã mở mắt người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì". Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài.

    Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh thưa: "Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?" Chúa Giêsu đáp: "Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người. Chúa Giêsu liền nói: "Chính vì để luận xét mà Ta đã đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy, sẽ trở nên mù". Những người biệt phái có mặt ở đó liền nói với Người: "Thế ra chúng tôi mù cả ư?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu các ngươi mù, thì các ngươi đã không mắc tội; nhưng các ngươi nói "Chúng tôi xem thấy", nên tội các ngươi vẫn còn".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Hoặc đọc bài vắn này: Ga 9, 1. 6-9. 13-17. 34-38

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy, và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôe mà rửa" (chữ Silôe có nghĩa là được sai)". Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.

    Những người láng giềng và kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: "Ðó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?" Có kẻ nói: "Ðúng hắn". Lại có người bảo: "Không phải, nhưng là một người giống hắn". Còn anh ta thì nói: "Chính tôi đây".

    Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt. Anh đáp: "Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt". Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat". Mấy kẻ khác lại rằng: "Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?" Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: "Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Ðó là một Tiên tri". Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài.

    Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh thưa: "Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?" Chúa Giêsu đáp: "Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for John 9, 1-41

     

    CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

    NGÀI MỞ MẮT THỂ XAC VÀ TÂM HÔN TÔI

     

     

    ... để nhờ đó anh ta có thể nhìn thấy Người bằng cả đôi mắt thể lý của anh ta

    và nhận biết Người bằng đôi mắt tâm linh của anh ta nữa: "Lạy Ngài, tôi tin".  

     

     

    Vẫn theo chiều hướng dự tòng dọn mình lãnh nhận Phép Rửa Kitô giáo ở 3 tuần cuối của Mùa Chay, một chiều hướng tái sinh bởi nước và Thần Linh, vị Thần Linh được Chúa Kitô Vượt Qua ban cho các tông đồ là nền tảng của Giáo Hội khi Người phục sinh từ trong kẻ chết, Giáo Hội tiếp tục sử dụng bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan (hơn là Thánh ký Mathêu theo chu kỳ phụng vụ Năm A). Thật vậy, chủ đề cho chung phụng vụ lời Chúa, đặc biệt là nội dung của Bài Phúc Âm, nếu Chúa Nhật III Mùa Chay tuần trước phụng vụ Lời Chúa liên quan đến mạch nước sự sống, thì Chúa Nhật IV Mùa Chay tuần này phụng vụ Lời Chúa liên quan đến ánh sáng thần linh.

     

    Thật vậy, ở Bài Đọc 1 được trích từ Sách Samuel quyển một, tuy không hề đề cập rõ ràng đến ánh sáng, nhưng lại gián tiếp liên quan đến ánh sáng thần linh, đến việc sáng suốt nhận thức và khôn ngoan chọn lựa đúng như ý Chúa muốn. Ở chỗ, Vị sứ giả Samuel được Thiên Chúa sai "đến nhà Isai dân thành Bêlem", vì Ngài đã "chọn một người con của ông ấy lên làm vua", nhưng không cho Samuel biết đích danh là ai, để xem vị sứ giả này tự mình khôn ngoan tới đâu, sáng suốt đến cỡ nào.

     

    Thế nhưng, thực tế đã cho thấy ngài sứ giả Samuel theo trực giác tự nhiên đã bị lầm lẫn ngay từ đầu: "Samuel gặp ngay Eliab và nói: 'Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?' Và Chúa phán cùng Samuel: 'Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi. Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn'". Và cuối cùng, nhờ ánh sáng thần linh, sứ giả Samuel đã xức dầu phong vương đúng con người được Thiên Chúa tuyển chọn: "'Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó'. Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi".

     

    Bởi thế, tâm tình của chung Bài Đáp Ca hôm nay, cách riêng câu họa của bài Đáp Ca này thật là thích hợp cho cả sứ giả Samuel đã nhờ ánh sáng thần linh của Chúa mà xức dầu đúng nhân vật được Ngài dự tính tuyển chọn: "Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi". Phần thiếu niên Đavít, chính nhờ

    "Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi" mà Đavít đã có được cảm nghiệm thần linh về sự hiện diện của Chúa nơi bản thân mình, cũng như về sự dẫn dắt của Chúa trong cuộc đời của mình từ nhỏ, nhất là trong vai trò chăn dắt dân Chúa của Đavít, một cảm nghiệm thần linh đã được chính ngài là tác giả Thánh Vịnh sau này bày tỏ trong đoạn thứ 22 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.

    2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.

    3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.

    4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.

     

    Ở Bài Đọc 2, Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã nhắc nhở Kitô hữu thuộc Giáo đoàn Êphêsô gốc gác dân ngoại này rằng: "Xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng bây giờ, anh em là sự sáng trong Chúa". Bởi vì họ cũng như tất cả mọi dân tộc khác không phải là dân Do Thái là dân tộc được vị Thiên Chúa chân thật duy nhất "là ánh sáng" (1Gioan 1:5) tuyển chọn để tỏ mình ra cho trong suốt giòng lịch sử cứu độ của dân tộc ưu tuyển này, nên tất cả dân ngoại đều "ngồi trong tăm tối và trong bóng sự chết" (Luca 1:79), cho đến "thời gian viên mãn" (Galata 4:4), thời điểm "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9).

     

    Chính vì họ "được kêu gọi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9) như thế mà Thánh Phaolô đã khuyên dạy họ hãy sống xứng đáng với thân phận sáng láng của mình: "Anh em hãy ăn ở như con của sự sáng" - Như thế nào? Nếu không phải bằng những gì là lành thánh chân thật: "bởi vì hoa trái của sự sáng ở tại tất cả những gì là tốt lành, là công chính và chân thật", nhờ đó họ mới sống đẹp lòng Thiên Chúa là Đấng chân thật và thiện hảo: "Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì, nhưng phải tố cáo thì hơn".

     

    Thật vậy, bởi nguyên tội, bản tính loài người đã bị băng hoại đến độ họ trở thành như bị mù từ lúc mới sinh, một tình trạng mù lòa về tâm linh, đã được tỏ lộ ngay nơi hai nguyên tổ sau nguyên tội. Ở chỗ, cho dù có mở mắt ra sau nguyên tội mà vẫn không nhận biết mình, đến độ vẫn chối quanh chạy tội bằng cách đổ lỗi cho nhau (xem Khởi Nguyên 3: 7,12-13). Thậm chí có thể nói con người mù lòa trước cả nguyên tội nữa. Ở chỗ họ đã tin vào rắn quỉ gian dối hơn tin vào Vị Thiên Chúa Hóa Công vô cùng chân thật của mình mà ăn trái cấm bất tuân tối thượng lệnh và Thánh Ý tối cao của Ngài. Phải, người mù từ bẩm sinh trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật IV Mùa Chay hôm nay là hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng mù lòa từ lúc bẩm sinh của con người ngay từ khi còn ở trong vườn địa đàng, thậm chí ngay cả trước nguyên tội nữa; cho dù họ đã được Thiên Chúa dựng nên "rất tốt đẹp" (Khởi Nguyên 1:31) nhưng tự bản chất của mình là tạo vật hữu hạn, so với Thiên Chúa toàn hảo và vô hạn, họ vẫn là loài thụ sinh "bất toàn".

     

    Đúng thế, tự mình, là tạo vật thấp hèn và mang một bản tính thọ sinh không thể nào toàn hảo như Thiên Chúa và toàn hảo bằng Thiên Chúa, Đấng "là ánh sáng, nơi Ngài không có tối tăm" (1Gioan 1:5), mà con người, muốn được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa theo dự án tối hậu của việc Ngài dựng nên họ, không thể nào không nhận biết Ngài, nhưng lại cần phải được chính Ngài tỏ mình ra cho, nhờ đó họ mới có thể như người mù từ lúc mới sinh trong Bài Phúc Âm hôm nay, sau khi được chữa lành một cách lạ lùng, đã nhận biết Ngài qua Con của Ngài là Đấng "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18): "'Anh có tin Con Thiên Chúa không?' Anh thưa: 'Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?' Chúa Giêsu đáp: 'Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh'. Anh ta liền nói: 'Lạy Ngài, tôi tin', và anh ta sấp mình thờ lạy Người".

     

    Người mù từ lúc mới sinh được chữa lành trong Bài Phúc Âm hôm nay, cho dù đã được chữa lành và chưa biết vị đã chữa lành cho mình, nhưng vẫn tỏ ra khôn ngoan sáng suốt hơn thành phần có thẩm quyền trong dân nói chung và thành phần biệt phái duy luật đầy giả hình nói riêng, không bị mù từ thuở mới sinh như anh ta, qua những câu đối đáp của anh ta khiến họ không thể làm gì nổi anh ta, và đã phải đuổi anh ta đi, như Thánh ký Gioan thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay:

     

    "Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt. Anh đáp: 'Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt'. Mấy người biệt phái nói: 'Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat'. Mấy kẻ khác lại rằng: 'Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?' Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: 'Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?' Anh đáp: 'Ðó là một Tiên tri'. Họ bảo anh ta: 'Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?' Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài".

     

    Nếu so sánh thì cái mù lòa thiêng liêng về tâm linh và đức tin của thành phần biệt phái trong Bài Phúc Âm hôm nay mới đáng thương và cần được chữa lành, hơn là nạn nhân mù từ thuở mới sinh được chữa lành, đúng như Chúa Giêsu đã nhận định và cảnh giác họ: "Nếu các ngươi mù, thì các ngươi đã không mắc tội; nhưng các ngươi nói 'Chúng tôi xem thấy', nên tội các ngươi vẫn còn".

     

    Thật vậy, cái mù lòa về tâm linh mới là những gì gây ra tội, chứ cái mù lòa thể lý cho dù từ lúc mới sinh chẳng những không bởi tội mà còn là dịp để Thiên Chúa được vinh hiển nữa, như chính Chúa Kitô đã khẳng định với thành phần môn đệ của Người, thành phần, như các người biệt phái, vẫn quan niệm là do tội: "Môn đệ hỏi Người: 'Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?' Chúa Giêsu đáp: 'Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh". Mà quả thực Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi nạn nhân mù từ lúc mới sinh này, khi đích thân anh ta đã hiên ngang bênh vực và làm chứng cho Đấng chữa lành cho anh ta, dù anh ta chưa biết rõ Người là ai, và sau khi đã được Người chính thức tỏ mình ta cho thì đã nhận biết Người ngay lập tức bằng cử chỉ sụp lậy Người.

     

    Thành phần giả hình biệt phái mù quáng thật sự là bị mù về tâm linh, một cái mù nguy hiểm hơn là cái mù về thể lý của nạn nhân mù từ lúc mới sinh, vì cái mù tâm linh liên quan đến phần rỗi đời đời của họ. Nhưng, để chữa lành cái mù tâm linh ấy, họ cũng cần phải được Thiên Chúa, qua Con của Ngài "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), tái diễn phương pháp chữa lành người mù từ lúc mới sinh, như đầu bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy, và bảo: 'Anh hãy đến hồ Silôe mà rửa' (chữ Silôe có nghĩa là được sai). Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được".

     

    Đúng thế, để chữa lành cái mù về tâm linh liên quan đến đức tin cứu độ của thành phần biệt phái giả hình trong bài Phúc Âm hôm nay, hay của bất cứ ai mang triệu chứng hoặc bệnh trạng như họ, bất cứ là thành phần nào, họ đều cần đến một yếu tố bất khả thiếu đó là "bùn", một thứ "bùn linh", vì được trộn bởi "nước miếng" từ miệng của chính Chúa Giêsu, và thứ "bùn linh" này còn phải được bôi lên "mắt" của họ, rồi sau đó họ còn cần phải tự rửa sạch thứ "bùn linh" này nữa ở nơi họ cần phải tới (được sai đi = hồ Siloe).

     

    Thứ "bùn linh" đây là gì, nếu không phải là một hợp chất sang hèn lẫn lộn (sang bởi chất nước bọt từ miệng lưỡi của Vị Thiên Chúa làm người + hèn bởi đất là chất làm nên xác thể tầm thường của con người), một hợp chất "bùn linh" bất khả thiếu tiêu biểu cho cả Lời Chúa cao cả lẫn bản chất yếu hèn của con người, một hợp chất có thể nói là tiêu biểu cho mầu nhiệm ngôi hiệp (hypostatic union) ở nơi chính Ngôi Vị Thần Linh là Lời Nhập Thể, Đấng có hai bản tính: Thiên Tính cao sang và nhân tính thấp hèn, Đấng mà "ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:32), Đấng đã thực sự chữa lành và tỏ mình ra cho nạn nhân mù từ lúc mới sinh: "Chính Người đang nói với anh đây", để nhờ đó anh ta có thể nhìn thấy Người bằng cả đôi mắt thể lý của anh ta và nhận biết Người bằng đôi mắt tâm linh của anh ta nữa: "Lạy Ngài, tôi tin". 

     

    Cho dù đã được bôi thứ bùn linh này lên đôi mắt bị lù từ lúc mới sinh như thế, nạn nhân này vẫn chưa được sáng mắt, cho đến khi đi rửa ở Hồ Siloe, nhờ đó anh ta mới dễ dàng tỏ ra hành động tin tưởng và tôn thờ khi gặp lại chính Đấng chữa lành cho mình, một Đấng tỏ mình ra cho anh bằng tất cả ngôi vị của Người bao gồm cả thần tính lẫn nhân tính, được biểu hiệu qua bùn linh ở trên mắt anh ta, vi nước ở Hồ Siloe lẫn ý nghĩa "sai đi" của hồ này liên quan đến vai trò của Chúa Thánh Thần, một thứ "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8), nhắm đến chỗ "dẫn các con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) là Chúa Giêsu Kitô. Và vì thế, kinh nghiệm tu đức và sống đức tin cho thấy, cho dù Kitô hữu có được chính Chúa Kitô tỏ mình ra cho, như thể họ được Người đắp bùn lên đôi mắt mù lòa của họ, nhưng họ vẫn chưa nhận ra Người, cho đến khi họ đi rửa, tức là được tác động bởi Thánh Thần, sau đó họ mới nhận ra Chúa Kitô, như người mù từ lúc mới sinh ở đoạn cuối của Bài Phúc Âm hôm nay.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHohhk77QuUv-vCdFLT5mAZmfjC44v7OMHGTYn%3Diui4hcA%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI- THỨ HAI CN2MC-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Mar 8 at 3:03 PM
     
     

    Thứ Hai sau Chúa Nhật II Mùa Chay

    THẠM DỰ TIỆC LỜI CHÚA&THÁNH THỂ

     

    Bài Ðọc I: Ðn 9, 4b-10

    "Chúng con đã phạm tội và đã làm điều gian ác".

    Trích sách Tiên tri Ðaniel.

    Lạy Chúa là Thiên Chúa cao cả và đáng kính sợ, Ðấng giữ lời giao ước và lòng từ bi đối với những ai kính mến Người và tuân giữ những giới răn của Người. Chúng con đã phạm tội và làm điều gian ác; chúng con đã bỏ các giới răn và lề luật Chúa. Chúng con đã không nghe lời các tiên tri tôi tớ Chúa, những người đã nhân danh Chúa nói với các vua chúa, thủ lãnh, cha ông và toàn dân trong xứ chúng con. Lạy Chúa, sự công chính thuộc về Chúa, còn phần chúng con là phải chịu hổ mặt như ngày hôm nay, chúng con là những người thuộc dòng dõi Giuđa, những dân cư ở Giêrusalem, toàn dân Israel, những kẻ gần xa, sống trong mọi nước mà Chúa đã phân tán họ tới đó, vì tội ác mà họ đã phạm nghịch cùng Chúa. Lạy Chúa, điều dành cho chúng con, các vua chúa, thủ lãnh, cha ông chúng con là phải chịu hổ mặt, vì đã phạm tội. Lòng từ bi và tha thứ thuộc về Chúa là Thiên Chúa chúng con, vì chúng con phản bội cùng Chúa. Chúng con đã không vâng theo tiếng Chúa là Thiên Chúa chúng con, để sống theo lề luật mà Chúa đã dùng các tiên tri, tôi tớ Chúa, rao giảng cho chúng con.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 78, 8. 9. 11 và 13

    Ðáp: Lạy Chúa, xin đừng xử với chúng con như chúng con đáng tội (Tv 102, 10a).

    Xướng: 1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi! - Ðáp.

    2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài. - Ðáp.

    3) Xin cho tiếng tù binh rên siết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời; đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ca khen Chúa. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 3, 16

    Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người; mọi kẻ tin Ngài, thì được sống đời đời.

     

    Phúc Âm: Lc 6, 36-38

    "Hãy tha thứ thì các con sẽ được thứ tha".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán thì các con khỏi bị xét đoán; đừng kết án thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!"

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Lk 6, 36-38

     

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG LC

     

          "Cha các con là Ðấng thương xót" 

     

    "lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con"

     

     

    Ngày Thứ Hai trong Tuần 2 Mùa Chay hôm nay, chủ đề "Tôi đã tự ý bỏ sự sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17) cho toàn Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh được phản ảnh trong phụng vụ lời Chúa trong ngày, ở chỗ nhờ việc Người "đã tự ý bỏ sự sống mình đi" bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người mà Người đã "lấy nó lạinơi việc làm cho con người nhờ đó có thể nhận biết Lòng Thương Xót của Cha Người mà được "sự sống và là sự sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10) của Người và với Người.

    Thật vậy, trong Bài Phúc Âm hôm nay, "Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán thì các con khỏi bị xét đoán; đừng kết án thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!'"

    Nội dung của Bài Phúc Âm hôm nay, cũng là những gì Chúa Giêsu muốn nói hay muốn dạy trong Bài Phúc Âm hôm nay, đó là huấn dụ các môn đệ của Người làm sao để cho thể sống "nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ", một đời sống "nhân từ như Cha" được thể hiện hay được chứng tỏ ở những hành động, về phần tiêu cực: "Ðừng xét đoán ... đừng kết án", và về phần tích cực "hãy cho" đi một cách đầy đặn, một cách "tràn đầy", đến độ "như Cha các con là Ðấng nhân từ". 

    Đúng thế, để biết được mình có thật sự "nhân từ" hay "thương xótchăng, và "nhân từ" hay "thương xótđến đâu, có trọn vẹn và hoàn toàn chăng, cần phải căn cứ vào mẫu mực tối hậu của "nhân từ", của "thương xót" là chính "Cha các con là Ðấng nhân từ / thương xót". 

    Trước hết, về phần tiêu cực, liên quan đến việc "Ðừng xét đoán ... đừng kết án", nếu Thiên Chúa mà "xét đoán" và "kết án" thì chẳng có một tạo vật "nhân vô thập toàn" nào thoát khỏi ánh mắt vô cùng nghiêm minh thưởng phạt của Ngài, trái lại, Ngài đã "nhân từ", đã "thương xót" thành phần loài người vô cùng thấp hèn và khốn nạn trước nhan Ngài mà đã dám cả gan xúc phạm đến Ngài là Đấng vô cùng thánh hảo và uy nghi cao cả.

    Và thực sự là thế, đến độ Thiên Chúa là "Cha thương xót" chẳng những không "đoán xét" và "kết án" con người chỉ là một tạo vật mà đã cả gan phạm thượng, ở chỗ đã dám nghe theo tên dối trá quay ra bất tuân ý muốn chân thật và thiện hảo tối thượng của Ngài, ngược lại, Ngài còn vô cùng cảm thương và cứu độ họ nữa, bằng cách, đã "kết án" chính Con Một của mình là Bản thân Ngài, ở chỗ, Ngài "đã không dung tha cho Con Một của mình, một đã phó nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32), đến độ "vì chúng ta Thiên Chúa đã làm cho Đấng không biết đến tội lỗi thành tội lỗi để trong Người chúng ta được trở nên chính sự thánh thiện của Thiên Chúa" (1Corinto 5:21). 

    Sau nữa, về phần tích cực, liên quan đến việc "cho" đi một cách đầy đặn bằng "đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc" còn một cách "đầy tràn", "Cha các con là Ðấng nhân từ / thương xót" cũng đã làm gương và đã thực hiện ở chỗ, chẳng những "đã yêu thế gian đến ban Con Một của mình, để những ai tin vào Người thì không phải chết nhưng được sự sống" (Gioan 3:16), mà nhất là ở chỗ ban Thánh Linh của Ngài cho Giáo Hội là Nhiệm Thể Con của Ngài, để nhờ Giáo Hội chứng nhân của Con Ngài mà "canh tân bộ mặt trái đất" (Thánh Vịnh 104:30) như Ngài mong muốn thành một "trời mới đất mới" (Khải Huyền 21:1). 

    Thiên Chúa là "Cha nhân từ / thương xót" đã ban Thánh Linh của Ngài cho chung Giáo Hội cũng như cho từng chi thể của Nhiệm Thể Giáo Hội. Ở chỗ, Chúa Cha đã ban Thánh Thần của Ngài qua việc Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha sai Thánh Thần đến với chung Giáo Hội của Người nơi biến cố Thánh Thần Hiện Xuống trên các vị tông đồ ở Giêrusalem vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Tông Vụ 2:1-4; Gioan 15:26:). 

    Chúa Cha, nơi Phép Rửa được Giáo Hội thừa tác cử hành và ban phát các mầu nhiệm thánh, cũng đã ban Thánh Thần của Ngài cũng là của Chúa Giêsu Kitô đang ngự bên hữu Ngài cho từng Kitô hữu là phần thể của Nhiệm Thể Giáo Hội Chúa Kitô, ở chỗ: "tình yêu của Thiên Chúa được tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta" (Roma 5:5).

    Và chỉ nhờ Thánh Thần được "Cha nhân từ / thương xót" ban cho chung Giáo Hội cũng như cho riêng mỗi Kitô hữu mà Nhiệm Thể Chúa Kitô mới có thể được "Thần Chân Lý ... dẫn vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) là Chúa Kitô, nhờ đó Giáo Hội mới có thể được sâu xa hiệp thông thần linh với Cha và Con (xem Gioan 16:14) cùng nên một như Cha và Con (xem Gioan 17:21), và nhờ đó Giáo Hội mới có thể thông ban "sự sống viên mãn" của mình cho thế giới bằng chứng từ của mình về Chúa Kitô cho tới tận cùng trái đất (xem Gioan 15:26 và Tông Vụ 1:8). 

    Vị Thiên Chúa là "Cha nhân từ / thương xót" quả thực đã từng tỏ hiện bản chất "nhân từ / thương xót" này của Ngài ra nơi lịch sử cứu độ của dân Do Thái, như chính họ đã cảm nhận thấy thế trong Bài Đọc 1 được trích từ Sách Tiên Tri Đaniên hôm nay: "Lạy Chúa là Thiên Chúa cao cả và đáng kính sợ, Ðấng giữ lời giao ước và lòng từ bi đối với những ai kính mến Người và tuân giữ những giới răn của Người".

    Và sở dĩ dân Do Thái cảm nhận được Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ "nhân từ / thương xót" là vì: 

    1- Trong khi họ phản bội Ngài và bất tuân lệnh Ngài: 

    "Chúng con đã phạm tội và làm điều gian ác; chúng con đã bỏ các giới răn và lề luật Chúa. Chúng con đã không nghe lời các tiên tri tôi tớ Chúa, những người đã nhân danh Chúa nói với các vua chúa, thủ lãnh, cha ông và toàn dân trong xứ chúng con". 

    2- Ngài vẫn "công chính" ở chỗ không bỏ họ, chứ không bất chính như họ ở chỗ họ bỏ Ngài, và chính vì họ bỏ Ngài mà họ đã phải gánh chịu hậu hoạn của việc họ làm: 

    "Lạy Chúa, sự công chính thuộc về Chúa, còn phần chúng con là phải chịu hổ mặt như ngày hôm nay, chúng con là những người thuộc dòng dõi Giuđa, những dân cư ở Giêrusalem, toàn dân Israel, những kẻ gần xa, sống trong mọi nước mà Chúa đã phân tán họ tới đó, vì tội ác mà họ đã phạm nghịch cùng Chúa. Lạy Chúa, điều dành cho chúng con, các vua chúa, thủ lãnh, cha ông chúng con là phải chịu hổ mặt, vì đã phạm tội".

    3- Hơn thế nữa, trái lại, Ngài còn thương cảm và thương xót họ, bằng cách theo đuổi họ để đánh động họ và lôi kéo họ về với Ngài

    "Lòng từ bi và tha thứ thuộc về Chúa là Thiên Chúa chúng con, vì chúng con phản bội cùng Chúa. Chúng con đã không vâng theo tiếng Chúa là Thiên Chúa chúng con, để sống theo lề luật mà Chúa đã dùng các tiên tri, tôi tớ Chúa, rao giảng cho chúng con".

    Nếu dân Do Thái tỏ ra nhận biết tội lỗi của mình trong Bài Đọc 1 hôm nay, thì trong Bài Đáp Ca cùng ngày này, họ đã bày tỏ tấm lòng tan nát khiêm cung của họ nhận biết Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ là vị Thiên Chúa "nhân từ / thương xót", vị Thiên Chúa cứu độ của họ, cứu họ vì danh của Ngài hơn là chấp tội họ, nên Ngài đáng muôn đời chúc tụng ngợi khen

    1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi! 

    2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài. 

    3) Xin cho tiếng tù binh rên siết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời; đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ca khen Chúa. 

     

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC.Tuan.II-2.mp3  

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHo1ha_-oD9vVL79LLKg0AfD2gjB6ODJgUQLiuXd4XK4tA%40mail.gmail