14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -NGƯỜI TỘI LỖI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Feb 28 at 8:58 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Tin mừng của lòng thương xót.

    29/02 – Thứ bảy sau lễ Tro.

    “Ta không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

     

     

    Lời Chúa: Lc 5, 27-32

    Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: “Hãy đi theo Ta”. Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài.

    Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: “Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

     

    SUY NIỆM 1: Kêu gọi người tội lỗi sám hối

    Suy niệm:

    Việc Thầy Giêsu kêu gọi anh Lêvi làm môn đệ

    phải được coi là một cuộc cách mạng lớn vào thời bấy giờ.

    Chẳng ai gọi một người thu thuế bị xã hội khinh miệt vào nhóm của mình.

    Làm thế là hạ giá chính Thầy và cả nhóm môn đệ.

    Đức Giêsu đã vượt qua những biên giới ngăn cách rạch ròi

    giữa tội lỗi và công chính, giữa thanh sạch và ô nhơ.

    Người Do Thái thường không giao tiếp với các người thu thuế,

    họ bị coi là tội nhân vì làm việc cho dân ngoại, vì dễ ích kỷ tham lam.

    Đức Giêsu chẳng sợ mời anh Lêvi đi theo mình: “Anh hãy theo tôi.”

    Ngài không nhìn anh bằng ánh mắt khác với các môn đệ kia.

    Chỉ một lời mời của ngài đủ lấp đi mọi hố sâu ngăn cách.

    Lêvi đã quảng đại đáp lại bằng hành động: bỏ tất cả, đứng dậy, đi theo.

    Đối với người Do Thái, bữa ăn có tính thiêng liêng.

    Đó là lúc người ta thông hiệp với nhau, nên một trong tình bạn.

    và cùng chia sẻ với nhau một thứ đồ ăn, thức uống.

    Chính vì thế ăn uống với người tội lỗi là điều không được phép,

    vì điều ấy sẽ khiến mình bị ô nhơ.

    Đức Giêsu có vẻ không sợ chuyện này,

    khi ngài nhận lời ăn tiệc chia tay do anh Lêvi khoản đãi.

    Bữa tiệc thật là lớn, có đông đủ bạn bè đồng nghiệp của anh.

    Trong số khách mời có cả các môn đệ.

    Đức Giêsu dám đến nhà người tội lỗi và ăn với họ.

    Hẳn là ngài rất vui và tự nhiên, chẳng có gì phải e dè, xa cách.

    Chỉ có những người Pharisêu là khó chịu và lẩm bẩm đặt câu hỏi tại sao.

    Đức Giêsu sẽ cho họ thấy những lý do.

    Vì những người thu thuế và tội nhân là những người đau yếu (c. 31).

    Những người đau yếu mới cần đến thầy thuốc Giêsu.

    Vì mục tiêu của đời Đức Giêsu là kêu gọi người tội lỗi sám hối (c. 32),

    nên ngài phải đến với họ, gần gũi và chia sẻ, mời gọi và yêu thương.

    Đức Giêsu cho họ thấy trái tim thật sự của Thiên Chúa.

    Không như người Pharisêu nghĩ, trái tim ấy có chỗ cho tội nhân.

    Đức Giêsu cũng dành chỗ cho anh Lêvi trong nhóm môn đệ.

    Đức Giêsu giúp chúng ta biết cách mời người khác hoán cải.

    Đến với họ, nhìn họ bằng cái nhìn mới, và vui vẻ làm bạn với họ.

    Trước khi làm cho người khác hoán cải,

    chính chúng ta phải hoán cải nơi cái nhìn của mình về người khác.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa,

    xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng

    trước mọi biến cố của cuộc sống,

    khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,

    hay gặp sự bất trung, bất tín

    nơi những người con tin tưởng cậy dựa.

    Xin giúp con gạt mình sang một bên

    để nghĩ đến hạnh phúc người khác,

    giấu đi những nỗi phiền muộn của mình

    để tránh cho người khác phải đau khổ.

    Xin dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời,

    để đau khổ làm con thêm mềm mại,

    chứ không cứng cỏi hay cay đắng,

    làm con nhẫn nại chứ không bực bội,

    làm con rộng lòng tha thứ,

    chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.

    Ước gì không ai sút kém đi

    vì chịu ảnh hưởng của con,

    không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,

    lòng cao thượng, tử tế,

    chỉ vì đã là bạn đồng hành của con

    trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.

    Khi con loay hoay với bao nỗi lo âu bối rối,

    xin cho con có lúc

    thì thầm với Chúa một lời yêu thương.

    Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,

    tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,

    và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.

    (dịch theo Learning Christ)

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Tin mừng của lòng thương xót

    Vua thánh Louis IX của Pháp nổi tiếng là khôn ngoan, ứng biến tài tình.

    Có một nông dân nọ được mùa củ cải. Để đánh dấu thành công, ông chọn củ cải lớn nhất trong vụ mùa và đem dâng kính Đức vua. Ông đến cung điện và xếp vào hàng những người ngày ngày đến dâng tặng vật cho đức vua. Ai cũng mang đến một lễ vật cao quí và cũng chuẩn bị xin vua một đặc ân.

    Người nông dân nghèo trái lại chỉ có một tâm tình duy nhất, là nói lên niềm vui được trung mùa của mình. Mọi người không ngờ rằng đây là tặng vật đã làm vua hài lòng nhất.

    Nhà vua sai các cận vệ đem đến một cái cân và truyền lệnh hãy cân số lượng vào bằng củ cải này và trao cho người nông dân. Hành động này của vua đã khơi dậy lòng ham muốn của các đình thần. Một tuần sau, một nịnh thần giầu có lựa con ngựa đẹp nhất đem tặng vua với hy vọng được tưởng thưởng. Thế nhưng, khi đón nhận con ngựa, nhà vua cám ơn và truyền cho các cận vệ: “Các khanh hãy mang tặng người này một củ cải, đó là phần thưởng dành cho những người suốt ngày chỉ biết nói những lời xua nịnh và chờ chực đặc ân”.

    Giai đoạn trên đây có thể gợi lại cho chúng ta thái độ của Chúa Giêsu đối với những kẻ bé mọn, nghèo hèn, đĩ điếm, thu thuế, nói chung những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngài kết thân với họ, đồng bàn với họ, và tuyên bố họ là những người vào Nước Trời trước những kẻ tự xưng là công chính. Những con người nghèo khổ ấy là một thể hiện cụ thể của mối phúc đầu tiên mà Chúa Giêsu đã công bố trong Bài giảng trên núi: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”. Tin mừng được loan bao cho những người nghèo, hay đúng hơn chỉ người nghèo mới có thể mở rộng tâm hồn để đón nhận Tin mừng.

    Tin mừng của Chúa Giêsu là Tin mừng của lòng thương xót: chỉ khi nào con người nhận thức được thân phận nghèo hèn tội lỗi cảu mình, con người mới thấy được tình thương bao dung hải hà của Chúa. Thánh Phaolô đã nói: “Nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó ân sủng càng dồi dào”. Tin mừng của Chúa Giêsu là Tin mừng của lòng tin tưởng phó thác: có thấy được nỗi bất toàn của mình, con người mới cảm nhận được sức mạnh nâng đỡ của Chúa. Tin mừng của Chúa là Tin mừng của an bình, hạnh phúc: có dốc cạn những ham muốn ích kỷ và những sức mạnh của danh vọng, có trở nên thực sự trống rỗng, thanh thoát, con người mới có thể được Thiên Chúa lấp đầy và tìm được hạnh phúc bình an đích thực.

    Giữa những bôn ba tìm kiếm của cuộc sống, xin cho chúng ta luôn đặt Chúa vào chỗ nhất. Cho dù phải đánh mất tất cả, xin cho chúng ta luôn tin rằng chúng ta đang có tất cả và được Chúa làm gia nghiệp duy nhất.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     



 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CHÚA GIESU TRONG CƠN DỊCH

  •  
    Chi Tran - Feb 13 at 4:31 AM
     
     
     
     

    CHÚA GIÊSU NÂNG ĐỠ CON NGƯỜI TRONG CƠN DỊCH CORONA

     

    Có Chúa Giêsu ở cùng, chúng ta an lòng. Với Chúa Giêsu, chúng ta hy vọng. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được nâng đỡ giữa cơn dịch corona. Dù chưa biết diễn biến tương lai của corona sẽ ra sao, nhưng bám víu vào Chúa trong lúc này là cần thiết!

     

     

    Trong khi dịch corona bùng phát, nhiều người Công Giáo chạy đến với Thiên Chúa xin trợ giúp. Số người tham gia cầu nguyện tăng lên, với hy vọng cơn dịch sớm hạ xuống. Ngoài ra, biết bao thánh lễ, buổi lần hạt, lòng thương xót, chầu Thánh Thể, tuần cửu nhật cầu nguyện cho mỗi người trong cơn đại dịch này. Trên mạng Internet, chúng ta cũng bắt gặp biết bao chia sẻ lời kinh van xin Chúa nhậm lời.

     

    Chính Giáo Hội cũng thôi thúc giáo dân chung tay bảo vệ sức khỏe, liên đới với nhau trong hoàn cảnh u ám này. Chúng ta không thất vọng hay hoang mang. Ngược lại, Giáo Hội tin rằng khi bám vào Chúa Giêsu, chạy đến than thở với Ngài, đời sống con người sẽ khang khác, sẽ hy vọng và sẽ tươi sáng hơn mỗi ngày.

     

    Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân thứ 28[1], Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại tầm quan trọng của Thiên Chúa trong nỗi đau bệnh của con người. Chúa tiếp tục mời gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28). Nhất là trong cơn bệnh dịch, ai ai cũng cần nghỉ ngơi, được chăm sóc và bình an trong tâm hồn. Khi nói câu này, chính Đức Giêsu đã trải nghiệm được nỗi đau của bệnh dịch, tật nguyền. Suốt mấy chục năm trên dương thế, Giêsu chứng kiến biết bao người nghèo khổ, bệnh tật, tội lỗi, bị gạt ra khỏi xã hội do gánh nặng của lề luật và hệ thống xã hội áp bức, v.v. Họ cần được nâng đỡ, chữa lành, và chính Đức Giêsu cũng chữa cho rất rất nhiều người (Lc 6,19).

     

    Chữa lành là sứ mạng của Đức Giêsu. Đó không chỉ là chữa cho khỏi bệnh về mặt thân xác. Đó không chỉ là tác động cho cơn dịch bệnh sớm qua đi. Nhưng trên hết, Ngài chữa lành toàn diện cho con người: thể xác lẫn tâm hồn. Chúng ta thấy có điều gì đó vô lý ở đây! Nếu vậy tại sao mỗi ngày đều có người bệnh, số người chết trong dịch corona tăng lên mỗi giờ. Thiên Chúa ở đâu, Đức Giêsu ở đâu trong cơn đại dịch này? Sao Ngài không ra tay, phán một lời để cơn dịch chấm dứt? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời! 

     

    Đừng quên chính Đức Giêsu cũng chịu biết bao đau khổ và cái chết. Khi có kinh nghiệm về khổ đau bệnh tật, Ngài “biết cách” nâng đỡ con người, an ủi những bệnh nhân. Bạn nghĩ sao khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng: “Bệnh tật khiến cho anh chị em đặc biệt trở thành những người vất vả gồng gánh nặng nề. Và do đó, họ lôi kéo được cái nhìn và trái tim của Chúa Giêsu.” Chắc chắn Thiên Chúa không làm ngơ trước cơn đau quằn quại của con người. Ngài vẫn có đó. Ngài vẫn lao tác để cứu độ con người. Vấn đề là có khi con người đau khổ quá, hóa oán hờn. Nghĩa là, họ kêu hoài mà Chúa không nhậm lời, nên quay sang trách Chúa.   

     

    Đây là thời cơ để chúng ta thấy uy quyền của Thiên Chúa. Thời cơ vì: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.” (Mc 2,17). Thời cơ vì: “Bệnh dịch cũng có thể làm cho con người phân định điều gì là chính yếu trong cuộc sống mà hoán cải, trở về với Thiên Chúa.”[2] Ngài, qua Giáo Hội, thúc giục mỗi người: “Hãy đến với Thiên Chúa”. Khi đó, chúng ta sẽ “tìm thấy sức mạnh để đối mặt với tất cả những lo lắng và vấn nạn đang tấn công anh chị em trong thời khắc đen tối này của thể xác và tâm hồn. Chúa Kitô đã không cho chúng ta những toa thuốc, nhưng nhờ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của cái ác.”[3] Đó là sức mạnh thiêng liêng, là nguồn sống để người Công Giáo đương đầu với đau khổ và dịch bệnh.

     

    Trong lời cầu xin và tín thác đó, Giáo Hội trở nên ngôi nhà thương để cứu giúp con người. Nhà thương ấy chan chứa lời cầu nguyện, tình người và liên đới với nhau. Nhà thương ấy luôn mời gọi mỗi người tuyệt đối tín thác vào Thiên Chúa. Ở đâu có hai ba người họp lại cầu nguyện nhân danh Chúa, Chúa hứa sẽ nhậm lời. Nhà thương ấy thôi thúc người ta chạy đến với Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và các thánh, ban bình an cho mỗi người, cho người dân trong các thành phố xảy ra dịch corona và cho mọi người trên toàn thế giới.[4] Bầu không khí nguyện cầu và linh thiêng đó sẽ “lay động”[5] Thiên Chúa soi sáng cho các nhà chức trách, nhà nghiên cứu sớm tìm ra giải pháp trong cơn dịch này.  

     

    Lời cầu nguyện của người Công Giáo sẽ không thừa. Phong trào mời gọi con người về với Thiên Chúa sẽ không vô ích trong bối cảnh này. Ngược lại, về mặt logic, khi trở về nẻo chính đường ngay, con người sẽ kiến tạo được bình an, hạnh phúc. Nhất là khi con người cảm nhận được, ít là một lần, Thiên Chúa đã an ủi, chữa lành và vực dậy, họ lại được mời gọi trở thành niềm ủi an cho anh chị em đồng loại. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu trong lời van xin, Thiên Chúa không ngoảnh mặt làm ngơ!   

     

    Có Chúa Giêsu ở cùng, chúng ta an lòng. Với Chúa Giêsu, chúng ta hy vọng. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được nâng đỡ giữa cơn dịch corona. Dù chưa biết diễn biến tương lai của corona sẽ ra sao, nhưng bám víu vào Chúa trong lúc này là cần thiết! Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhiều người, nhất là Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, cũng biết chạy đến với Thiên Chúa. Một khi đại dịch corona qua đi, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa quan phòng mọi sự. Vì, “Giữa cảnh gian truân, tôi đã kêu cầu Chúa, Chúa đáp lời và giải thoát tôi. Muôn ngàn đời Ngài vẫn trọn tình thương. (x. Thánh Vịnh 118, Tạ ơn sau cuộc chiến thắng.)

     

    Xin Chúa thấy những đau khổ của chúng con, cảm được nỗi lo lắng của chúng con, và chữa lành những bệnh tật của anh chị em chúng con. Amen.

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

    [1] Được cử hành vào ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11-2-2020

    [2] X. GLHTCG 1500 và 1501.

    [3] X. Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân thứ 28.

    [4] Xem thêm: Thư của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng về dịch bệnh viêm phổi do virus corona.

    [5]https://dongten.net/2020/02/12/chua-giesu-nang-do-con-nguoi-trong-con-dich-corona/#_ftnref5

     
     
     
     “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (x. Mt 7,7-12)

     

     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - ĐGM BÙI TUẦN

  •  
    Chi Tran - Jan 31 at 11:55 PM
     
     
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Fri, Jan 31, 2020, 10:40 PM
    Subject: Fw: Bám chặt lấy Chúa Giêsu để đón nhận ơn cứu độ ĐGM GB Bùi Tuần
    To:


     
     
     

    Bám chặt lấy Chúa Giêsu để đón nhận ơn cứu độ

    1.

    Ơn cứu độ là ơn tôi rất cần. Tôi cần một cách tuyệt đối. Mà ơn cứu độ thì ở nơi Chúa Giêsu. Người từ Trời xuống thế là để cứu độ loài người, cho con người khỏi tội, khỏi phải xuống hỏa ngục, nhưng được lên thiên đàng.

    2.

    Những điều tôi vừa tuyên xưng được tôi coi là điều có tính cách sống còn cho tôi. Vì thế, tôi thao thức gặp gỡ Chúa Giêsu, tôi luôn khát khao bám chặt lấy Chúa Giêsu.

    3.

    Tôi đã gặp được Ngài.

    Tôi đang bám chặt lấy Ngài. Nhờ những con đường nào? Thưa: Nhờ tin vào Thánh ngôn, Thánh thể, Thánh giá và Thánh mẫu của Ngài.

    Tôi sống với Lời Chúa.

    Tôi sùng mộ Phép Thánh thể. Tôi mộ mến Thánh giá Chúa. Tôi âu yếm ở bên Đức Mẹ.

    Nhờ vậy, mà tôi gặp được Chúa Giêsu, và bám chặt lấy Ngài.

    4.

    Khi bám chặt lấy Chúa Giêsu, tôi được Chúa cứu độ.

    Ngài cứu độ tôi bằng cách Ngài lấy máu mình mà rửa tôi cho sạch tội lỗi.

    Ngài cứu độ tôi bằng cách Ngài vác trên vai Ngài gánh nặng tội lỗi của tôi.

    Ngài cứu độ tôi bằng cách Ngài chết trên Thánh giá, để chuộc tội cho tôi.

    Ngài cứu độ tôi bằng cách trối lại cho tôi Phép Thánh thể và chính Mẹ của Ngài.

    Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra cho tôi là: Tôi có muốn lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa không?

    5.

    Xin thú nhận là muốn đón nhận ơn cứu độ của Chúa thì có muốn. Nhưng muốn một cách tha thiết thì do ơn Chúa. Chúa ban ơn đó cho tôi không phải một lúc, mà là qua một hành trình dài của cuộc sống.

    6.

    Hành trình dài đó đã có những loạng choạng, đã có những vấp ngã, đã có những thất bại, đã có những bắt đầu đi, bắt đầu lại.

    Sau cùng tôi đã gặp được Chúa Giêsu, tôi đã bám chặt lấy Ngài.

    7.

    Khi đã bám chặt lấy Chúa Giêsu, tôi có lúc cũng bị thử thách. Thử thách thì rất nhiều, nhất là những thử thách do chính sự yếu đuối của mình. Vì thế mà đã có lúc tôi không hiện diện thực sự bên Chúa, ngay tại bàn thờ, ngay khi rao giảng Lời Chúa, ngay khi làm chứng cho Chúa.

    8.

    Những trường hợp như thế rất cần ơn Chúa, để có thể trở về với Chúa. Nếu lại tự mãn, thì sẽ khốn khổ vô vàn.

    9.

    Hạnh phúc cho tôi là tôi có tính hay nhát sợ, nên dễ tránh được tự mãn.

    Nhưng vì hay nhát sợ, nên cần được an ủi. Và Chúa đã thương an ủi tôi.

     

    10.

    An ủi, mà Chúa thương ban cho tôi, thường là trong bình diện đức tin, chứ không trên bình diện cảm nghiệm theo sức tự nhiên. Xin phép cho tôi được tâm sự có tính cách tư riêng.

     

    11.

    Khi được chọn để chịu chức linh mục, tôi sợ quá, nên đã xin được từ chối. Nhưng cha linh hồn dạy hãy can đảm tiến lên. Tôi xin vâng. Tôi được an ủi, vì tin lời cha linh hướng là tin vào Chúa.

    Khi được chọn để lãnh chức Giám mục Phó GP Long Xuyên, tôi quá sợ, nên đã xin được từ chối. Nhưng Đức cố Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ đã dạy tôi là không nên, mà cũng không thể từ chối được. Nên tôi đã xin vâng. Tôi được an ủi, vì tin vào Bề Trên của mình là tin vào Chúa.

    12.

    Những thời gian gần đây, và cho đến bây giờ, tôi hay gặp những điều, mà tính nhát sợ của tôi làm tôi mất bình an, nhưng tôi lại được an ủi, nhờ tin vào Chúa. Cảm nghiệm được an ủi do những yếu tố tự nhiên cũng có mặt lúc này lúc nọ, nhưng an ủi do đức tin mới là chính yếu.

    13.

    Sở dĩ tôi muốn nhấn mạnh đến an ủi do đức tin, chính là vì sự bám chặt lấy Chúa Giêsu phải do đức tin, chứ không do cảm nghiệm. Cảm nghiệm, nếu có, thì vẫn là vai phụ mà thôi.

    14.

    Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tâm sự về thời điểm ngài được bầu làm Giáo Hoàng thế này: Ngài cảm thấy như một chiếc máy chém đặt trên đầu ngài. Tức là ngài sợ. Nhưng sau đó ngài tin vào sự nâng đỡ của Chúa, nên ngài được an ủi. Ngài bám vào Chúa.

    15.

    Suốt triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI đều được ngài nhắc đến cơn khủng hoảng về đức tin ở Âu châu. Khủng hoảng về đức tin, đó là một sự thực đau xót cũng đang xảy ra tại nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.

    16.

    Khủng hoảng về đức tin, đó là tình hình, mà các môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay cần để ý.

    Phải để ý ngay chính nơi bản thân mình.

    Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì khủng hoảng nguy hiểm và trầm trọng đó đang trên đà lan rộng.

    Hãy bám chặt lấy Chúa Giêsu, để đón nhận ơn cứu độ. Từng giờ, từng phút, từng giây.

    Khiêm nhường cầu xin cho các môn đệ Chúa, nhất là cho chính mình, để được thêm đức tin, đó là điều nên làm lúc này
    ĐGM GB Bùi Tuần

     “Theo Báo Công giáo và Dân tộc

     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - TINH NGƯỜI TRONG CƠN ĐẠI DỊCH

Tình người trong cơn đại dịch

Có lẽ một trong những hình ảnh và câu chuyện lan truyền trên các trang mạng xã hội trong những ngày gần đây gây xúc cảm người xem là về cậu bé 11 tuổi tên Andy Đào Nguyên đã trao toàn bộ số tiền 10 triệu đồng được lì xì dịp tết nguyên đán vừa qua cho mẹ mình mua thêm khẩu trang phát miễn phí cho người dân qua lại trước cửa thẩm mỹ viện của bà trên đường Lý Tự Trọng; q.1; thành phố Hồ Chí Minh. Em Đào Nguyên chia sẻ: “Con muốn mọi người cùng hiểu mối nguy hại từ dịch cúm do virus corona. Tiền lì xì để dành cũng không có ý nghĩa gì khi dân mình bị nguy hại về sức khỏe.”

Trước đó  suốt trong ngày 1/2/2020, cậu bé cùng mẹ và các nhân viên thẩm mỹ viện đã tự nguyện phát miễn phí 10 ngàn chiếc khẩu trang y tế cho người dân. Tổng số tiền hai mẹ con bỏ ra làm từ thiện lên đến 110 triệu đồng. Những nghĩa cử nói lên tình người trong cơn đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019, lây lan  nhiều quốc gia, cướp đi bao sinh mạng và đang đe dọa mạng sống bao người trên thê giới.

Trong cơn khốn khó hoành hành xã hội, đã có những hành vi cao cả quãng đại vì đồng bào đồng loại như hai mẹ con cậu bé Andy Đào Nguyên. Mặc cho một số ít những cá nhân hám tiền trục lợi, thừa cơ ‘đục nước béo cò”, ém hàng nâng giá đáng bị lên án. Vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái đáng trân trọng . Trùng hợp từ sáng ngày 1/2/20120, một nữ dược sỹ tên Uông Thị Phương Dung, chủ một siêu thị thuốc tây và thiết bị y tế trên đường Hải Thượng Lãng Ông; thành phố Hà Tĩnh đã cùng các nhân viên của mình phát miễn phí 5.000 chiếc khẩu trang cho người dân. Người nữ dược sỹ từ tâm này đã bỏ  15 triệu đồng tiền túi mua số khẩu trang trên.

Tình người trong cơn đại dịch vượt trên những kỳ thị tôn giáo phân biệt thể chế chính trị. Nhiều chính phủ và các tổ chức nhân đạo quốc tế đã khẩn trương hỗ trợ các phương tiện tối ưu giúp Trung Quốc sớm ngăn chặn đại dịch, chăm sóc và điều trị các bệnh nhân. Cảm kích trước những thiết bị y tế  chính phủ Nhật Bản hỗ trợ cho Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc phát biểu: “Tôi tin nhiều người sử dụng mạng Trung Quốc cũng cảm nhận được những hành động làm ấm lòng người của người dân Nhật Bản. Virus vô tình, người có tình. Dịch bệnh là nhất thời, tình bạn mới dài lâu”.

Hẳn nhiên giáo hội Công Giáo hoàn vũ không đứng ngoại cuộc. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào sáng Chúa Nhật 26 tháng 1 vừa qua, Đức giáo hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho các bệnh nhân bị nhiễm virus corona đang lan rộng tại Trung Quốc. Còn các bệnh nhân đã qua đời, ngài chia sẻ: “Xin Chúa đón nhận các bệnh nhân đã qua đời vào trong cõi an bình. Xin an ủi gia đình họ và ban ơn giúp sức cho cộng đồng Trung Quốc đang hết sức nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh”. Thông qua nhà thuốc Vatican và các cộng đồng Kitô giáo Trung Quốc tại Ý, Đức giáo hoàng đã gởi tặng 600.000  khẩu trang y tế cho Trung Quốc.

Điều đáng ghi nhận nhất là tại quốc gia đang có những cuộc bách hại đạo Công giáo nghiêm trọng trước khi dịch bệnh xãy ra này, giáo hội Công giáo Trung Quốc là thành phần đi tiên phong trong việc chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Một nữ tu giám đốc một bệnh viện Công giáo thuộc hội dòng Hy Vọng Thánh ở giáo phận Hiến Huyện, tỉnh Hà Bắc đã gởi đến hãng thông tấn Fides thuộc Vatican dòng tin: “Nguồn cung cấp dụng cụ y tế và thuốc men đang cạn dần. Các bác sỹ, y tá, nữ tu và giáo dân chúng tôi đang phải đối diện nguy cơ lây nhiễm virus corona. Là một giám đốc bệnh viện tôi rất buồn và lo lắng. Nhưng là một nữ tu, tôi tin tưởng vào Đức Kitô, Chúa của chúng tôi và sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria. Chúng tôi biết Đức Thánh Cha Phanxicô và các cộng đoàn Công giáo trên khắp thê giới đang cầu nguyện cho chúng tôi và ở cùng chúng tôi. Điều này mang lại cho chúng tôi rất nhiều sức mạnh”.

Đối với các tín hữu Kitô giáo, phương thế giúp ngăn chặn một tai ương đang xãy ra cho cá nhân mình hoặc cho người khác hoặc cho một cộng đồng rộng lớn không gì hữu hiệu bằng việc cầu nguyện. Với tâm tình quan tâm và lo âu trước dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới, trong một thông báo đề ngày 02/02/2020 của Ban thường vụ Hội đồng giám mục Việt Nam mời gọi các cộng đoàn tín hữu cầu nguyện, xin Chúa ban cho các nhà khoa học sớm tìm được thuốc ngăn chặn dịch bệnh, xin Người chữa lành anh chị em bị nhiễm bệnh, và cho mọi người khỏi bị lây nhiễm vì dịch bệnh này.

Riêng tại giáo phận Sài Gòn, Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng đã có  thư đề ngày 5 tháng 2 năm 2020 kính gởi: quý cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em trong gia đình tổng giáo phận. Với thư này, Đức cha Giuse mời gọi các tín hữu trong tổng giáo phận Sài Gòn làm tuần chín ngày kể từ ngày 9/2 đến 17/ 2 để cầu xin như ý chỉ trong thông báo của Ban Thường vụ Hội đồng giám mục Việt Nam. Thơ của vị chủ chăn giáo phận Sài Gòn còn mời gọi: “Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cộng đồng nhân loại biết yêu thương nhau, quãng đại hy sinh giúp đỡ nhau trong những giờ phút khó khăn, đừng vì tham lam ích kỷ mà trục lợi trên sự đau khổ của tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần ban cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được ơn khôn ngoan để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phục vụ người dân trong sự thật và tình thương.

Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện để tình thương tình người lan tỏa xoa dịu ủi an lẫn nhau trong cơn đại dịch.

 

                    Gioan Long Vân, giáo xứ Nhân Hòa

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA -BRENDAN -DÂNG CHÚA NGÀY XUÂN

  •  
    Mo Nguyen
    Jan 25 at 1:18 AM
     
     

    THIRD SUNDAY IN ORDINARY TIME / A   -   26 JANUARY 2020

    dang.jpg

     

                     DÂNG CHÚA MÙA XUÂN

     

                                   REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                      THE COMING OF A GREAT LIGHT (Mt 4: 12-23)

    In today’s Gospel Jesus moves back to Galilee to begin his public mission. St Matthew describes his return as the coming of a ‘great light’ to people who ‘sit in darkness and the shadow of death’. Taken from the prophet Isaiah, these words beautifully capture the hope that his appearance and his message have to bring to a darkened world – then and now.

    Central to that message is the summons: ‘Repent, because the kingdom of heaven is close at hand’. For Jesus, ‘repent’ means more than sorrow for sin. The Greek word implies a ‘change of mind’ – not merely in an intellectual sense but in the sense of a wholesale transformation of attitude at a deeply personal level. It means being prepared to let the rule of God (‘the kingdom of heaven’) rearrange one’s life.

    In Jesus’ day there was a widespread sense that Israel had somehow fallen out of God’s hand and lay in helpless bondage to malign influences, chief among them being the oppressive occupation of the land by the Romans. People longed for the restoration of God’s ‘rule’. Jesus proclaimed the coming of that reign of God. But for him what was central and prior to any political or economic freedom was a transformed relationship with God, a divine reclaiming of the human heart.

    And his first action is to call disciples, the nucleus of the later Church. From now on, these fishermen will ‘fish for people’, ‘catching’ them for the community of the Kingdom, to be hope and light for the world.

    Brendan Byrne, SJ

    Light of the world - Tim Hughes with lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=Aa9FIUHKIWQ

     

    cung.jpg

    Xuân tạ ơn (Tố Hà) David Dong:

    https://www.youtube.com/watch?v=m8VsRcN-Mts