2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN LỄ CHÚA BA NGÔI

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi

(07-06-2020)

Chỉ vì yêu thương con người
mà Thiên Chúa cũng phải đau khổ

ĐỌC LỜI CHÚA

 

  • Xh 34,4b-6.8-9:(6) Thiên Chúa phán: Ta là Chúa Hằng Hữu, là Thượng Ðế có lòng thương xót, từ ái, chậm giận, đầy bác ái và chân thành. (7) Ta giữ lòng bác ái hàng ngàn đời, tha thứ sự bất chính, vi phạm và tội lỗi; nhưng không để kẻ phạm tội thoát hình phạt, và phạt con cháu họ đến ba bốn đời vì tội cha ông.

 

  • 2Cr 13,11-13:(11) Anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh em.


  • TIN MỪNG: Ga 3,16-18

 

Thiên Chúa yêu thương thế gian


[Ðức Giêsu nói với ông Nicôđêmô:] (16) Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.  (17) Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.  (18) Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.

 


CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:


  1.  Ðể cứu chuộc con người, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời, thì tội lỗi con người được tha hết. Tại sao Ngài phải cho Con Một của Ngài xuống trần chịu đau khổ làm chi cho phức tạp và khổ lụy như thế? 2.   Theo sự công bằng vô biên của Thiên Chúa, thì tội lỗi của con người đáng phạt thế nào? Ngài có phạt con người đúng theo sự công bằng của Ngài đòi hỏi không? Tại sao?

 

Suy tư gợi ý:


Thánh Gioan thuật lại lời của Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô: «Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một (...) Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian (…) để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ» (Ga 3,16-17). Ðể cứu chuộc con người, tại sao Thiên Chúa lại phải hành động một cách nhiêu khê là phải sai Con Một mình xuống thế, chịu đau khổ và chết nhục nhã trên thập giá? Ngài là Thiên Chúa quyền năng vô biên, trên nguyên tắc, Ngài chỉ cần phán một lời, thì tội lỗi con người dù to như núi lớn như biển cũng được tha hết, tại sao Ngài không làm như thế? 

Muốn hiểu được điều ấy ta phải hiểu được tội lỗi của con người lớn lao thế nào, đồng thời hiểu được sự xung đột kỳ diệu giữa hai thuộc tính công bằng và yêu thương của Thiên Chúa trước tình trạng tội lỗi ấy của con người.


1.  Tội lỗi con người

Muốn hiểu được tội lỗi con người, ta thử làm một so sánh. Khi nói một câu xúc phạm đến người bạn ngang hàng với ta, ta chỉ bị người bạn của ta buồn giận, và ta thấy tầm mức của lầm lỗi ấy không đến nỗi quan trọng lắm. Nếu ta xúc phạm đến một người dưới quyền ta, lỗi ấy lại càng nhỏ hơn. Nhưng nếu cũng câu xúc phạm ấy ta nói với cha mẹ ta, thì tội ta nghiêm trọng hơn rất nhiều, ta bị buộc tội bất kính hay bất hiếu với cha mẹ. Nếu cũng câu xúc phạm ấy ta nói với một ông vua, thì ta mắc tội khi quân là một trọng tội, nếu không bị bay đầu thì cũng phải tù tội. Như vậy, phẩm giá người bị xúc phạm càng cao, thì tội xúc phạm ấy càng lớn, cho dù hành động xúc phạm ấy hoàn toàn giống in hệt nhau. 

Phẩm giá của Thiên Chúa, là Chúa tể vũ trụ, cao hơn ông vua hàng tỷ lần (tạm diễn tả như vậy cho dễ hiểu), nên tội xúc phạm đến Ngài cũng lớn hơn lên hàng tỷ lần. Thế mà tổ tông loài người đã xúc phạm đến chính Ngài.

Một minh họa khác tuy què quặt nhưng giúp ta hiểu được phần nào sự di truyền của tội tổ tông. 

Một ông phù thủy quyền năng kia có một con chó mà ông hết mực yêu thương. Một hôm, khi tình yêu dâng lên dào dạt, ông đã tận dụng quyền năng của mình biến nó thành một người như ông, đồng thời nhận nó làm con. Thế là từ đấy con chó ‒giờ đã thành người‒ có thể suy nghĩ, nói năng như con người, tuổi thọ cũng dài như con người, có khả năng làm được tất cả những gì mà một con người có thể làm được. Thật là một thay đổi và thăng tiến vĩ đại! Ông phù thủy còn dự tính sẽ truyền đầy đủ những bí quyết phù thủy cho nó, để nó cũng có tài năng biến hóa như ông, và khi ông sang bên kia thế giới, toàn bộ sản nghiệp vĩ đại của ông sẽ để lại cho nó. Và con cháu do nó sinh ra cũng đều là người và cũng sẽ được kế thừa nghề phù thủy và sản nghiệp của ông.

Nhưng một hôm vì say rượu nó đã nói những lời xúc phạm đến ông, thậm chí còn đả thương ông. Vì thế, trong cơn giận dữ, ông đã biến nó trở lại thành chó. Thế là chó lại hoàn chó! Nó không còn nói được tiếng người, không còn làm được những việc mà chỉ con người mới làm được! Không còn sống đến 7, 8 chục tuổi như con người. Không còn được ngồi bàn ăn uống như người, mà phải ăn uống theo kiểu chó, v.v... Khả năng trở nên một thầy phù thủy hoàn toàn mất. Và tệ hại nhất là con cháu của nó, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng chỉ là chó và mãi mãi là chó!


Cũng vậy, con người đã được Thiên Chúa dựng nên làm người ở bậc tự nhiên như bao thú vật khác, có điều cao hơn thú vật một chút. Nhưng không chỉ có thế, vì yêu thương con người một cách đặc biệt, Thiên Chúa đã nâng con người lên bậc siêu nhiên để trở thành con cái Ngài, có đầy đủ những khả năng tương xứng với phẩm giá ấy. Các nhà thần học gọi bản chất được nâng cao thành con cái Thiên Chúa với quyền thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu là ơn siêu nhiên, và gọi khả năng được nâng cao như không phải chết, không phải đau khổ, hạnh phúc hơn, hướng thiện hơn, khôn ngoan hơn, v.v. là những ơn ngoại nhiên

Nhưng tổ tông con người đã phạm tội làm mất tất cả những ơn đặc biệt ấy ‒cả siêu nhiên lẫn ngoại nhiên‒ để trở lại thành con người hoàn toàn ở bậc tự nhiên. Các thế hệ sau của con người cũng không hơn gì tổ tông mình. Và vì tội lỗi ấy, con người phải đau khổ và chết, phần xác cũng như phần hồn.



2.  Sự xung đột giữa công bằng và yêu thương nơi Thiên Chúa

Tôi xin trình bày khái lược và tổng hợp cách lý giải vấn đề đặt ra ở trên của ba nhà thần học Tin Lành: Martin Luther (vị sáng lập đạo Tin Lành, người Ðức), J. Moltmann (người Ðức) và Kazo Kitamori (giáo sư chủng viện, người Nhật) để chúng ta cùng suy niệm.

Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa vừa công bằng vừa yêu thương. Vì là Thiên Chúa vô hạn và tuyệt đối, nên sự công bằng và yêu thương của Ngài cũng vô hạn. Công bằng và yêu thương là bản chất của Ngài, Ngài không bao giờ hành động ngược lại bản chất của Ngài, vì như vậy là tự phản lại chính mình. 

Chính vì bản chất hai mặt ấy mà Thiên Chúa trở nên khó xử. 

●  Một đằng sự công bằng đòi buộc Ngài phải phán xử tội lỗi của con người một cách hợp lý. Nếu thế thì con người phải chịu hình phạt tương xứng với tội lỗi mình. Con người hữu hạn nên tội của con người là hữu hạn. Nhưng Thiên Chúa là vô hạn, nên tội xúc phạm đến Thiên Chúa lại là vô hạn. Tội của con người đối với Thiên Chúa vì thế có hai mặt: vừa hữu hạn (vì bản tính người là hữu hạn) lại vừa vô hạn (vì phạm đến Thiên Chúa là Đấng vô hạn). Tội hữu hạn thì hình phạt phải hữu hạn, tội vô hạn thì hình phạt cũng phải vô hạn. Hình phạt của con người vì thế cũng có hai mặt: vừa hữu hạn vừa vô hạn. Dù thế nào thì con người cũng bị phạt rất nặng, nên phải thiệt hại vô cùng và đau khổ rất nhiều.

●  Đằng khác, Thiên Chúa không phải chỉ là một Thiên Chúa công bằng, mà còn là một Thiên Chúa đầy yêu thương. Tình thương vô hạn của Ngài không thể chấp nhận để cho con người phải vĩnh viễn đau khổ vì chính sự công bằng của Ngài. Tình thương ấy đòi hỏi Ngài phải cứu con người cho bằng được

Nhưng thật vô cùng khó vì phải cứu thế nào để vẫn thỏa mãn được sự công bằng của Ngài. Lúc này Thiên Chúa duy nhất dường như bị xẻ thành hai: một Thiên Chúa công bằng đòi hỏi phải xử phạt con người một cách xứng đáng, và một Thiên Chúa yêu thương đòi hỏi phải cứu con người với bất cứ giá nào. Trước sự đòi hỏi gắt gao của bản tính vừa công bằng vừa yêu thương ấy, trong nội tâm Thiên Chúa có sự xung đột vì con người. Ðó chính là nỗi đau khổ của Ngài, tạm dùng từ như thế. Thiên Chúa vô cùng hạnh phúc bây giờ trở nên đau khổ vì con người. Vì là Thiên Chúa, nên đau khổ ấy cũng là vô cùng.

Sự đau khổ vô cùng ấy của Thiên Chúa được biểu lộ qua sự đau khổ cùng tột và cái chết thê thảm của Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa.



3.  Giải pháp cứu con người: Ðức Giêsu đau khổ và chết

Vẫn theo quan điểm của ba nhà thần học trên, muốn cứu con người, thì trong số con người phải có một người có địa vị xứng đáng có khả năng đại diện cho con người để đền tội thay cho cả loài người. Vì tội ấy xúc phạm đến Thiên Chúa rất cao cả, nên để đền tội cho cân xứng theo sự đòi hỏi của lẽ công bằng, người đại diện cho loài người cũng phải cao cả ở một tầm vóc nào đó xứng với sự cao cả của Thiên Chúa. Nếu không thì người ấy chỉ có thể đền tội tối đa cho một mình mình thôi, không đền thay cho cả nhân loại được. 

Thật là nan giải! Làm sao trong hàng ngũ con người tội lỗi đang bị thất sủng trước Thiên Chúa có thể có được một con người như thế? Con người chắc chắn không thể làm nổi, nhưng Thiên Chúa quyền năng vô biên chắc chắn có thể. Do tình thương vô biên đối với con người thúc đẩy, đồng thời nhờ sự khôn ngoan và quyền năng vô hạn của mình, Thiên Chúa đã thực hiện một sáng kiến tuyệt vờicho Ngôi Hai nhập thể làm người để làm công việc đền tội ấy.

Khi nhập thể làm người, Ngôi Hai Thiên Chúa trở thành Ðức Giêsu, một con người thật sự. Nhưng con người này lại hết sức cao cả, cao cả ngang hàng với Thiên Chúa, vì đó chính là Ngôi Hai, Con Thiên Chúa. Vì thế, Ngài rất xứng đáng để đền tội thay cho cả nhân loại trước mặt Thiên Chúa. Và để đền một cách thật cân xứng với cái tội vô cùng to lớn của nhân loại ‒cả tội tổ tông được di truyền và vô số tội riêng của toàn thể loài người‒ Ðức Giêsu đã tự nguyện chịu biết bao đau khổ ở trần gian, và cuối cùng chết vô cùng nhục nhã và thê thảm trên thập giá. 

Công trình nghiên cứu đầy tính khoa học về tấm khăn liệm xác Ðức Giêsu của bác sĩ giải phẫu học Pierre Barbet cho thấy sự đau khổ mà Ðức Giêsu phải chịu là cùng tột và khủng khiếp như thế nào. 

Nhưng chính qua sự đau khổ và sự chết ấy, cả sự công bằng lẫn tình thương vô biên của Thiên Chúa đối với con người được hoàn toàn thoả mãn. Thật là một giải quyết tài tình, qua đấy ta thấy được sự công bằng và tình yêu thương của Thiên Chúa, đồng thời thấy được tội lỗi của ta trước con mắt của Thiên Chúa lớn lao như thế nào.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha là Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Thánh Gioan: «Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ» (Ga 3,16). Thì ra sự công bằng vô biên của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy! Cho con biết đáp lại tình yêu vô biên ấy bằng trọn tình yêu của con. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Ba Ngôi Thiên Chúa tuy đa dạng nhưng hiệp nhất (https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/06/bangoi2.html).

--------------------------------------------

 

 

CẢM NGHIỆM SỐNG -A REFLECTION THE MOST HOLY TRINITY

  • Mo Nguyen
    Thu, Jun 4 at 7:33 PM
     
     

    THE MOST HOLY TRINITY YEAR A       07 JUNE 2020

     

    hinh.jpg

     

    GOD'S TENDERNESS &

     

    COMPASSION

     

    A REFLECTION (John 6: 51 – 58)

     

    A GOD OF TENDERNESS. God did not wreak vengeance on the Israelites in the wilderness when they began to worship a golden calf. Rather, God came among them in tenderness and compassion, forgave their sin and restored the covenant. This God became incarnate in Jesus and dwells among us in the Spirit. As we marvel at the unconditional love of God we exclaim: Glory and praise forever!

     

    Glory and Praise Forever Daniel 3 by Bill Monaghan LYRIC VIDEO:

    https://www.youtube.com/watch?v=Z_MetG1p4ZI

     

    sing.jpg

    Chúa là Đấng từ bi:

    https://www.youtube.com/watch?v=rYgRu2iGOZg

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

  • Hong Nguyen 
    Sat, May 30 at 5:05 PM
     
     


    LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

    NGÔN NGỮ CỦA CHÚA THÁNH THẦN

     
    image.jpeg

     

    Tin Mừng Ga 20: 19-23

    Hiện nay trong các hội nghị quốc tế chẳng hạn như hội nghị Minh Ước Bắc Đại Tây Dương ở Paris, hay tại Liên Hiệp Quốc ở New York, các đại biểu trong hội nghị chỉ cần đưa máy nghe lên tai thì tức khắc họ sẽ nghe diễn giả đang nói tiếng Ba Tư nói thành tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ý… toàn thể bài diễn văn được dịch ra và chuyền lại cho các thính giả nghe.

    Nhưng cách đây hơn hai ngàn năm chính Chúa Thánh Thần đã làm công việc này trong ngày lễ Hiện Xuống. Lúc các tông đồ còn đang lo âu sợ sệt vì Đức Giêsu đã chết và lên trời. Họ đóng cửa ở lại trong phòng. Rồi một buổi sáng nọ, bỗng nhiên Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình lưỡi lửa đậu trên đầu các ngài. Các tông đồ trở nên vững tâm và mạnh dạn. Các ông mở cửa ra ngòai và bắt đầu rao giảng.Trước mặt họ là một đám đông dân chúng hỗn độn, từ 15 quốc gia và nói 15 thứ tiếng khác nhau, thế mà khi tông đồ nói, mỗi người đều nghe như các tông đồ đang nói tiếng bản xứ của mình.

    Cha Ronald Rolheiser, OMI kể về cha Lorenzo Rosebaugh như sau: lúc đó cha Lorenzo vừa trở về sau một chuyến đi truyền giáo dài ở châu Mỹ La Tinh, nơi mà trong nhiều năm cha đã sống với người nghèo trên đường phố của Recife. Sau đó cha được gởi qua Pháp nhưng lại không nói được tiếng Pháp. Thế mà chưa đầy một tháng, người ta đã thấy cha ngồi trên bậc tam cấp nhà thờ gần khu dân cư với hơn chục người vô gia cư xúm quanh. Họ đang chia sẻ bữa ăn và đang trò chuyện với nhau, trông giống như một cuộc pícníc trong công viên vậy.

    Cha Lorenzo không nói được một từ tiếng Pháp và những người quây quần quanh cha cũng không nói được tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, nhưng rõ ràng họ đang giao tiếp với nhau, và giao tiếp một cách thân tình và sôi động. Làm thế nào mà họ có thể làm được như thế?  Đó chính là Chúa Thánh Thần.

    Lần đầu tiên mô tả Lễ Hiện Xuống, thánh Luca kể cho chúng ta rằng sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các môn đồ đầu tiên của Chúa Giêsu đi ra ngoài công chúng và bắt đầu nói, và tất cả mọi người, hết thảy mọi người, dù sắc tộc hay ngôn ngữ của họ thế nào, đều nghe những lời các tông đồ nói như nghe bằng ngôn ngữ của mình. Hàng rào ngôn ngữ ngăn cách cũ không còn cản trở việc nghe thấy hay hiểu được. Ngôn ngữ cất lên từ tâm hồn đã vượt lên trên mọi sắc tộc và tiếng mẹ đẻ.

    Như vậy ngôn ngữ có nhiều cấp độ khác nhau

    - Ở cấp độ rõ ràng nhất, ngôn ngữ phụ thuộc vào từ ngữ nói ra, mà lời nói thì luôn luôn phải là một ngôn ngữ cụ thể như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, hay tiếng Việt Nam.

    Ở cấp độ này, lời nói chỉ có một sức mạnh tương đối, nhưng chúng cũng có thể trở thành lừa dối và gian trá. Lời nói không phải lúc nào cũng chính xác phản chiếu tâm hồn. Và có lúc chúng ta không thể diễn tả bằng lời như trước cảnh đau thương chết chóc hay khi bị phản bội trắng trợn.

    - Nhưng chúng ta còn có một thứ ngôn ngữ khác: ngôn ngữ của cơ thể. Cơ thể của chúng ta còn có thể diễn tả được nhiều hơn và trung thực hơn lời nói của chúng ta. Qua cơ thể, qua điệu bộ, qua cử chỉ và từng dáng vẻ của cơ thể, chúng ta nói một cách sâu sắc hơn và chân thực hơn so với khi chúng ta nói bằng lời.

    - Và chúng ta còn một thứ ngôn ngữ sâu sắc hơn nữa: đó là ngôn ngữ của tâm hồn, ngôn ngữ của con tim, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, một thứ ngôn ngữ xuyên qua lời nói và ngôn ngữ của cơ thể chúng ta.

    Chúa Thánh Thần không chỉ là một bản vị thiêng liêng trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Trái lại Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Chúa Thánh Thần lại rất cụ thể như niềm vui, bình an, kiên nhẫn, lòng tốt, đức chịu đựng, trung tín, dịu dàng và trong sạch. Dù có mặt hay vắng mặt, tất cả cất tiếng nói với chúng ta rất to và rõ ràng hơn bất kỳ lời nói hay cử chỉ, điệu bộ nào của chúng ta. Đó chính là ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, ngôn ngữ đó đã được thể hiện trong trường hợp của cha Lorenzo. Khi làm việc ở châu Mỹ La Tinh, cha Lorenzo Rosebaugh chỉ bập bẹ nói thứ tiếng Tây Ban Nha sai bét và thứ tiếng Bồ Đào Nha cũng sai bét. Vậy mà người nghèo ở đó vẫn nghe được và hiểu những gì cha Lorenzo nói. Cha không hề biết tiếng Pháp mà cha vẫn có thể ngồi trên bậc tam cấp nhà thờ ở Pháp và quây tụ quanh mình những người vô gia cư chỉ nói được tiếng Pháp - và họ hiểu cha một cách rõ ràng như thể đang nghe ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Đó là ngôn ngữ của con tim,

    Ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, Ngôn ngữ của Tình Yêu Thiên Chúa. Đó chính là ngôn ngữ của Lễ Hiện Xuống mà chúng ta mừng kính hôm nay. Amen

    Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI 01-6-2020

  • Hong Nguyen
    Sun, May 31 at 5:14 PM


    THỨ HAI TUẦN IX THƯỜNG NIÊN A

    NGÀY 01/06/2020
     

    LỄ THÁNH JUSTINÔ TỬ ĐẠO


    image.jpeg

     


    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô (Mc 12: 1-12)

    ÔNG SẼ TIÊU DIỆT BỌN TÁ ĐIỀN GIAN ÁC

    Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy đi phương xa. Đến kỳ hạn, ông sai đầy tớ đến với tá điền thu phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người  này bắt tên đầy tớ đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai đầy tớ khác đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào đầu và làm sỉ nhục. Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người khác nữa; nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết. Ông chỉ còn lại một cậu con trai yêu quý cuối cùng, ông cũng sai đến với họ, ông nghĩ rằng: "Chúng sẽ kiêng nể con trai ta".Nhưng những tá điền nói với nhau rằng: "Người thừa tự đây rồi, nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về ta". Đoạn chúng bắt cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh này sao: Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Đó là việc Chúa làm. Thật lạ lùng trước mặt chúng ta". Họ tìm bắt Đức Giêsu, nhưng họ lại sợ dân chúng. Vì họ quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi họ bỏ Người mà đi.
     
    SUY NIỆM: TÔI CÓ LÀ BỌN TÁ ĐIỀN SAT NHÂN KHÔNG?

     

        Trách nhiệm và bổn phận chăm sóc Israel, là vườn nho, nhưng đã không biết làm cho vườn nho sinh lời Trong dụ ngôn này, ông chủ vườn nho ám chỉ Thiên Chúa; còn các tá điền sát nhân ám chỉ các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão được nói tới trong Mc 11, 27.

    Trái lại, họ đã ngược đãi các đầy tớ của “ông chủ” là “các ngôn sứ”. Và rồi, nhân vật cuối cùng được cử đến là chính Chúa Giêsu - Người Con yêu dấu của “ông chủ”. Tuy nhiên, vì muốn chiếm đoạt gia tài, nên họ đã bắt và đã giết chết Người ngoài Giêsusalem (bên ngoài vườn nho). Do vậy, vườn nho sẽ được giao lại cho người khác, là các tín hữu gốc dân ngoại. Còn, đá tảng chỉ về Chúa Giêsu (Tv 118, 12). Người như đá tảng góc tường làm vững chắc ngôi nhà.

    Chúng ta thấy, khi nghe dụ ngôn, người Do Thái đã hiểu ngay là Chúa Giêsu muốn ám chỉ về họ. Do vậy, họ đã định tâm tìm cách bắt Người. Nhưng tại sao thay vì ăn năn hối cải, họ lại muốn bắt và loại trừ Chúa Giêsu?

    Thực ra, họ đã muốn loại trừ Chúa Giêsu từ lúc Người mới sinh ra tại Bêlem, khi Người còn là một hài nhi bé bỏng, chưa thể nói ra được một lời nào. Vì thế, nguyên nhân ý đồ của họ không phải là do lời giảng dạy của Chúa Giêsu đã chạm tự ái họ, nhưng vì sự có mặt của Người đã làm xáo trộn cuộc sống ổn định của họ. Hêrôđê thì sợ mất ngôi vua, còn các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão thì lại sợ mất chỗ đứng của họ. Vì lẽ, trong xã hội Do Thái thời bấy giờ, họ là những người có địa vị, những đấng bậc được trọng vọng nhất. Đó là lý do sâu xa!

    Ngày nay cũng thế, muốn sống Lời Chúa thì buộc ta phải thay đổi sao cho phù hợp với tin thần Phúc Âm. Đây là điều mà không mấy người dễ chấp nhận, bởi vì sự thay đổi như thế sẽ đem đến sự xáo trộn trong cuộc sống đã ổn định, bắt ta phải hy sinh và từ bỏ nhiều thứ. Vì thế, ta không tìm cách loại trừ Chúa, nhưng lại loại trừ Lời Chúa, và loại trừ cả những đòi hỏi của Lời Chúa nữa. Đó là nghịch lý của cuộc sống!

    Lạy Chúa Giêsu, Lời của Chúa hôm nay đã cảnh tỉnh chúng con trước trách nhiệm phải làm sao để dung mạo của Chúa được chiếu toả trong đời sống chúng con và trong Giáo Hội. Chúa chính là đá tảng góc tường, là nền tảng và là sức sống cho cuộc đời chúng con, xin đừng để chúng con lìa xa Chúa bao giờ. Amen.
     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
    --------------------------------
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - PENTECOTE SUNDAY-ASƯ HUYNH BREBDAN

  • Mo Nguyen
    Fri, May 29 at 6:05 AM
     
     

      PENTECOST SUNDAY YEAR A                  31 MAY 2020                 

     

    image.jpeg
     
     

     

                                               RECONCILING SPIRIT  

                  

                  REFLECTIONS ON THE GOSPEL (John 20: 19 – 23) 

                                        RECONCILING SPIRIT

    Today’s rich array of scriptural readings brings out the Church’s sense of being a community equipped by the Spirit to take up the mission of Jesus.

    The first reading, from the Acts of the Apostles, locates the imparting of the Spirit on the Jewish feast of Pentecost, a pilgrimage feast celebrated fifty days after Passover.

    In biblical tradition, wind and fire signal the presence and power of God, as when Israel stood before God at Mount Sinai. What is described here seems to be a central fiery mass from which distinct ‘tongues’ (‘as if of fire’: not real fire!) separate off and come to rest on individuals.

    The sense is that the Spirit, which rested solely upon Jesus during his own life, is now, as he promised (Luke 24: 49), being distributed among those who are to carry on his mission – in first instance to Israel, eventually ‘to the ends of the earth’ (Acts 1: 8).

    The variety of people who hear and understand the testimony of the apostles in their own language foreshadows this worldwide mission. In many languages the Church will communicate the single message of God’s reconciling love.

    The Gospel (John 20: 19-23) associates the gift of the Spirit more closely with the resurrection. On Easter Sunday evening the risen Lord breathes out upon his disciples the Spirit that will empower them to take up the mission that he has received from the Father. Central to this will be passing on the reconciliation (‘whose sins you shall forgive …’) that he, as Lamb of God (1: 29), has brought into the world.

    Brendan Byrne, SJ

    Holy Spirit w/ Lyrics (Bryan & Katie Torwalt):

    https://www.youtube.com/watch?v=71ompcWWwZk

     

    image.jpeg
     
     

    Cầu Xin Chúa Thánh Thần:

    https://www.youtube.com/watch?v=LSMqikGFAFI