CẢM NGHIỆM SỐNG-NGẮN GỌN-ANH MƠ-
- Details
- Category: 2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa
THIRTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A
28 JUNE 2020
HARD SAYINGS
A REFLECTION (Matthew 10: 37-42):
HARD SAYINGS. Today’s Gospel includes a number of so called ‘hard sayings’ of Jesus. They identify the basic paradox of our Christian faith: It is only by emptying ourselves in imitation of Jesus (Phil 2:7) that we can receive the fullness of life which is his gift (Jn 10: 10). There can be no real growth in the Spirit if self-interest prevails.
THIRTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A - 28 JUNE 2020
REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 10: 37-42)
WELCOMING CHRIST
The attractive themes of ‘welcome’ and ‘hospitality’ running through today’s readings sit a bit uncomfortably alongside the opening words of the Gospel, where Jesus starkly rules out ‘preferring’ family members to loyalty to himself.
The warning reflects the situation of the early church, where the experience, or at least the threat, of persecution was very real, and where some members of a family may have been Christian and some not. In contemporary societies that are either majority Christian or tolerantly post-Christian, we may not face this challenge so sharply. If, however, we are comfortable in our world, largely sharing its values and aspirations, then some aspect of Christ’s message is not getting through to us.
At this point, the theme of ‘welcome’ in the second part of today’s Gospel comes into play. In Matthew’s Gospel Jesus is from the start ‘Emmanuel – God with us’ (1: 23). This sense of divine presence stands behind the statement: ‘Anyone who welcomes you, welcomes me; and those who welcome me, welcome the One who sent me’.
The stranger, then, who stands before us comes as an emissary and representative of Christ and, further, of the Father, who sent Christ to be the divine presence in our world. In dealing with this person, we are in some sense dealing with our God.
As never before, save perhaps immediately after World War II, are so many people being displaced through war, tyranny or economic misery. In the light of this mass movement, Christ’s words about discipleship and welcome hold fresh challenge.
Brendan Byrne, SJ
Thứ Sáu CN12TN-A
CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA: BỆNH CÙI TÂM HỒN
NGÀI CÓ THỂ CHỮA TÔI SẠCH
Bài Ðọc I: (Năm II) 2 V 25, 1-12
"Cả dân Giuđa bị di chuyển khỏi lãnh thổ mình".
Trích sách Các Vua quyển thứ hai.
Ngày mồng mười tháng mười năm thứ chín triều đại Sêđêcia đã xảy ra như thế này: Nabucôđônôsor vua Babylon kéo cả đạo quân tấn công Giêrusalem, dựng trại quanh thành và đào hầm quanh tường thành. Thành bị bao vây cho tới năm thứ mười một đời vua Sêđêcia. Ngày mồng chín tháng tư, nạn đói hoành hành trong thành, dân chúng không còn bánh ăn. Tường thành bị chọc thủng một khoảng, thừa đêm tối tất cả các chiến sĩ chạy trốn qua lối cửa giữa hai tường, gần vườn vua. Khi ấy, quân Calđê vẫn bao vây thành. Vậy vua Sêđêcia chạy trốn qua con đường đi Araba. Nhưng quân Calđê đuổi theo kịp vua tại cánh đồng Giêricô: tất cả các chiến sĩ hộ tống vua đều bỏ vua mà chạy tứ tán.
Sêđêcia bị bắt và điệu về cho vua Babylon đang ngự tại Rebla: vua này tuyên án xử ngài; rồi truyền giết các con của Sêđêcia ngay trước mặt ngài, truyền khoét mắt vua và xiềng vua dẫn về Babylon.
Ngày mồng bảy tháng năm, chính là năm thứ mười chín triều đại vua Babylon, Nabuzarđan tướng quân, cận thần vua Baby-lon, đến Giêrusalem: đốt đền thờ Chúa, đền vua, và tất cả các nhà ở Giêrusalem. Tất cả các nhà đồ sộ, ông nổi lửa đốt hết. Quân binh Calđê đang ở với tướng quân, triệt hạ tường thành bao quanh Giêrusalem.
Nabuzarđan tướng quân bắt đi phần dân còn sót trong thành, cả những kẻ trốn theo vua Babylon và tất cả những người khác. Còn hạng cùng đinh chỉ để lại (làm) những kẻ trồng nho và những người làm ruộng.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 136, 1-2. 3. 4-5. 6
Ðáp: Lưỡi tôi dính vào cuống họng, nếu tôi không nhớ đến ngươi (c. 6a).
Xướng: 1) Trên bờ sông Babylon, chúng tôi ngồi khóc nức nở khi tưởng nhớ đến núi Sion. Trên những cây dương liễu miền đó, chúng tôi treo các cây lục huyền cầm của chúng tôi. - Ðáp.
2) Vì nơi này, quân canh ngục đòi chúng tôi vui vẻ hát lên. Họ giục chúng tôi rằng: "Hãy vui mừng; hãy hát cho chúng ta nghe điệu ca Sion". - Ðáp.
3) Lẽ nào chúng tôi ca hát ngợi khen Thiên Chúa trên đất khách quê người? Hỡi Giêrusalem, nếu tôi lại quên ngươi, thì cánh tay tôi sẽ bị khô đét. - Ðáp.
4) Lưỡi tôi dính vào cuống họng nếu tôi không nhớ đến ngươi, nếu tôi không đặt Giêrusalem trên tất cả mọi niềm vui thoả. - Ðáp.
Alleluia: Ga 8, 12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 8, 1-4
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người. Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch". Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: "Ta muốn. Anh hãy lành bệnh". Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi. Chúa Giêsu phán bảo anh ta: "Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết".
Ðó là lời Chúa.
Giao ước sự sống
ĐỜI SỐNG CÓ CHÚA HIỆN DIỆN
Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XII Thường Niên, Thánh ký Mathêu (8:1-4) đã cho biết ở ngay câu đầu của đoạn 8 là: "Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người". Tức là, sau Bài Giảng Trên Núi của Người, một bài giảng đã gây một tác dụng mãnh liệt nơi dân chúng như câu kết của đoạn 7 sau bài Giảng Trên Núi ở bài Phúc Âm hôm qua cho thấy: "Khi Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Đấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ".
Nhưng có một cái lạ là hình như trong đám đông dân chúng ấy có một người cùi, không biết nặng hay nhẹ, chắc là nhẹ thôi nên không ai chú ý lắm, bằng không anh ta đâu có thể lẻn vào đám đông như vậy được mà đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho một cách dễ dàng như thế: "Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: 'Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch'".
Còn một cái lạ hơn nữa, đó là, sau khi chữa cho người cùi được lành rồi, Chúa Giêsu chẳng những bảo anh ta đi trình diện các vị tư tế theo đúng luật định mà trước hết căn dặn anh ta phải giữ kín chuyện được chữa lành nữa: "Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: 'Ta muốn. Anh hãy lành bệnh'. Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi. Chúa Giêsu phán bảo anh ta: 'Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết'".
Nếu Chúa Giêsu đã chữa cho người cùi này lành mạnh ngay giữa đám đông dân chúng theo Người bấy giờ thì Người còn căn dặn "'Hãy ý tứ, đừng nói với ai" đây nghĩa là gì, trong khi đó bao nhiêu người bấy giờ đã biết chuyện anh ta được chữa lành và sẽ đồn ra khắp nơi, cho dù anh ta không nói. Hay là Chúa Giêsu đã gặp riêng người cùi này khi dân chúng đã tự động giải tán vào một lúc nào đó, vì Người cùng với các môn đệ đi vào một nơi hoang vắng nào đó, nơi ẩn náu của thành phần bị cùi hủi sống xa tránh dân chúng?
Thật ra, ngay trước Bài Giảng Trên Núi, theo Thánh ký Mathêu (4:23-25), Chúa Giêsu đã nổi tiếng tới tận Syria về các phép lạ Người chữa lành cho các thứ bệnh nạn tật nguyền rồi. Nhưng ngay sau Bài Giảng Trên Núi thì người cùi này là trường hợp cá nhân đầu tiên được kể đến bởi quyền năng chữa lành của Người.
Thái độ khiêm cung ("đến lạy Người") và hoàn toàn tin tưởng phó thác tùy ý Chúa muốn ("Lạy Ngài nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch") của nạn nhân phong cùi đã được Chúa Giêsu đáp ứng, bằng cách Người "giơ tay chạm đến anh ta và phán: 'Ta muốn. Anh hãy lành bệnh'".
Bệnh phong cùi là chứng bệnh làm hư hoại hình dạng của con người, một chứng bệnh tiêu biểu cho tác dụng của nguyên tội đã làm cho con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 1:26-27) không còn nguyên vẹn hình hài tốt lành như thuở ban đầu nữa.
Thế nhưng, Thiên Chúa đã hứa cứu độ con người ngay sau khi nguyên tổ của họ sa ngã (xem Khởi Nguyên 3:15), để họ có thể lấy lại dung nhan hình hài thần linh của mình, bằng cách được trở nên giống Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài "là hình ảnh Thiên Chúa vô hình" (Colose 3:15).
Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy một vương quốc Giuđa nói chung và Thành Thánh Giêrusalem nói riêng bị phong cùi đến độ hoàn toàn biến dạng và trở thành dị dạng gây ra bởi bàn tay của đế quốc dân ngoại Babylon. Chỉ vì sau đợt lưu đầy sang Babylon thứ nhất, vua Sêđêcia là chú của vua Gioakim, được Vua Babylon đặt lên thay người cháu bị bắt đầy sang Babylon, nhưng bất chấp biến cố người cháu làm vua trước mình có bị đi đầy sang Babylon và vương quốc của mình đang bị Babylon đô hộ, vẫn tiếp tục sống một cách gian ác. Để rồi cuối cùng phải hứng chịu một hậu quả còn ghê gớm hơn cháu của mình, liên quan đến bản thân vua, gia đình vua, dân của vua và thành trì của vua nữa, thật là tan hoang, chẳng còn hình thù gì nữa, chẳng khác gì như bị một chứng phong cùi rùng rợn:
"Vua Sêđêcia chạy trốn qua con đường đi Araba. Nhưng quân Calđê đuổi theo kịp vua tại cánh đồng Giêricô: tất cả các chiến sĩ hộ tống vua đều bỏ vua mà chạy tứ tán. Sêđêcia bị bắt và điệu về cho vua Babylon đang ngự tại Rebla: vua này tuyên án xử ngài; rồi truyền giết các con của Sêđêcia ngay trước mặt ngài, truyền khoét mắt vua và xiềng vua dẫn về Babylon. Ngày mồng bảy tháng năm, chính là năm thứ mười chín triều đại vua Babylon, Nabuzarđan tướng quân, cận thần vua Baby-lon, đến Giêrusalem: đốt đền thờ Chúa, đền vua, và tất cả các nhà ở Giêrusalem. Tất cả các nhà đồ sộ, ông nổi lửa đốt hết. Quân binh Calđê đang ở với tướng quân, triệt hạ tường thành bao quanh Giêrusalem. Nabuzarđan tướng quân bắt đi phần dân còn sót trong thành, cả những kẻ trốn theo vua Babylon và tất cả những người khác".
Và cũng chỉ khi nào thành phần dân ưu tuyển này phải hứng chịu gian nan khốn khổ đến tận cùng như thế, xứng với thái độ quá ư là mù quáng và cứng đầu cứng cổ ương ngạnh của họ, họ mới nhận biết tội lỗi mình mà kêu khóc xin Chúa đoán thương, như tâm tình ai oán than thân trách phận nơi lưu đầy tha hương ở đất khách quê người của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Trên bờ sông Babylon, chúng tôi ngồi khóc nức nở khi tưởng nhớ đến núi Sion. Trên những cây dương liễu miền đó, chúng tôi treo các cây lục huyền cầm của chúng tôi.
2) Vì nơi này, quân canh ngục đòi chúng tôi vui vẻ hát lên. Họ giục chúng tôi rằng: "Hãy vui mừng; hãy hát cho chúng ta nghe điệu ca Sion".
3) Lẽ nào chúng tôi ca hát ngợi khen Thiên Chúa trên đất khách quê người? Hỡi Giêrusalem, nếu tôi lại quên ngươi, thì cánh tay tôi sẽ bị khô đét.
4) Lưỡi tôi dính vào cuống họng nếu tôi không nhớ đến ngươi, nếu tôi không đặt Giêrusalem trên tất cả mọi niềm vui thoả.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
--
THIRTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A - 28 JUNE 2020
REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 10: 37-42)
WELCOMING CHRIST
The attractive themes of ‘welcome’ and ‘hospitality’ running through today’s readings sit a bit uncomfortably alongside the opening words of the Gospel, where Jesus starkly rules out ‘preferring’ family members to loyalty to himself.
The warning reflects the situation of the early church, where the experience, or at least the threat, of persecution was very real, and where some members of a family may have been Christian and some not. In contemporary societies that are either majority Christian or tolerantly post-Christian, we may not face this challenge so sharply. If, however, we are comfortable in our world, largely sharing its values and aspirations, then some aspect of Christ’s message is not getting through to us.
At this point, the theme of ‘welcome’ in the second part of today’s Gospel comes into play. In Matthew’s Gospel Jesus is from the start ‘Emmanuel – God with us’ (1: 23). This sense of divine presence stands behind the statement: ‘Anyone who welcomes you, welcomes me; and those who welcome me, welcome the One who sent me’.
The stranger, then, who stands before us comes as an emissary and representative of Christ and, further, of the Father, who sent Christ to be the divine presence in our world. In dealing with this person, we are in some sense dealing with our God.
As never before, save perhaps immediately after World War II, are so many people being displaced through war, tyranny or economic misery. In the light of this mass movement, Christ’s words about discipleship and welcome hold fresh challenge.
Brendan Byrne, SJ
THỨ HAI TUẦN XII THƯỜNG NIÊN A
NGÀY 22/06/2020
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 7: 1-5)
CÁC CON ĐỪNG XÉT ĐOÁN
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét. Các con đoán xét thể nào thì các con cũng bị đoán xét như vậy. Các con dùng đấu nào mà đong, thì cũng sẽ đong lại cho các con bằng đấu ấy. Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt ngươi? Hoặc sao ngươi bảo anh em: "Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh", và này: cái đà đang ở trong mắt ngươi. Đồ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh em ngươi".
SUY NIỆM/CẢM MGHIÊM SỐNG VÀ CHIA SẺ
Khoa tâm lý chiều sâu cho rằng: ai hay xét người khác về tội gì, thì chính người ấy phạm tội đó, hoặc ít nữa là người đó có khuynh hướng về tội ấy.
Chưa kể đến Lời Chúa dạy, thì người hay xét đoán anh em về tội gì, thì chính mình đã tự tố cáo mình với người khác là tôi phạm tội đó, hay tôi cũng hướng về tội đó. Thật dại dột: cứ hét cho to, kể cho nhiều, loan truyền cho rộng tội của người khác, tưởng rằng mình tốt hơn, nhưng lại trở thành lời tố cáo mình.
Kinh nghiệm một cha xứ kể lại: Vừa về nhận nhiệm sở mới, một bà đạo đức đến gặp thưa rằng: “Thưa cha, cha mới về xứ này, còn lạ nước lạ cái, con thương cha, nên trình cha những điều cha cần đề phòng. Cha đừng tin bà này, cha cẩn thận với bà kia. Cha đề phòng với ông nọ. Mỗi người, bà đều đưa ra những nhận định cho cha xứ biết vì sao bà ta cảnh giác cha. Ngài cảm ơn tấm lòng “tốt” của bà. Nhưng ngài tự nghĩ: chính bà là người tôi phải cẩn thận, đề phòng. Quả đúng như thế, ba năm sau, nhờ đề phòng trong khi gặp gỡ bà mà ngài đã thoát được những rắc rối do bà gây nên trong cộng đoàn. Người nào hay xét đoán anh em, ta phải đề phòng, trước sau cũng gặp những rắc rối. Sống bên cạnh người mà tâm không an bình là tai họa gần kề. Biểu lộ cái tâm không an bình là tật hay xét đoán anh em.
Chúa cũng đã cảnh báo chúng ta: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa kết án”. Chúng ta xét đoán anh em thì chưa chắc đúng. Nhưng Chúa xét đoán và tố cáo tội ta thì không thể sai lầm. Liều mình xét đoán anh em thật là tai hại. Mình xét đoán người khác, thì cũng bị người khác xét đoán, đó là lẽ tự nhiên. Nhưng cái hại siêu nhiên mới đáng sợ. Chúa sẽ xét đoán chúng ta tùy theo cách chúng ta xét đoán anh em. Chúng ta lấy đấu nào mà đong cho anh em, Thiên Chúa cũng lấy đấu đó mà đong trả lại cho chúng ta. Hãy lấy đấu nhân từ bao dung mà đong cho anh em, để chúng ta được Chúa đong lại bằng đấu tha thứ nhân từ.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con tránh xa tật hay xét đoán anh em, để cuộc sống được an vui, tâm hồn được thanh thản. Và nhất là để Chúa không xét đoán, kết án chúng con. Amen.