2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - ƯU TƯ VÀ CHỌN LỰA

  •  
    Hong Nguyen
     
     

    Suy niệm Lời Chúa, ngày 17.8
    Thứ Hai tuần XX Thường niên


    Lời Chúa:
    Ez 24, 15-24; Mt 19, 16-22
    CÓ NHIỀU CỦA CẢI KHÓ VÀ NƯỚC TRỜI
    DÙ TÔI GIỮ ĐỦ THỨ LUẬT HÌNH THỨC


    Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay đã đến xin Chúa Giêsu chỉ cho một phương cách phải làm gì để tận hưởng sự sống đời đời. Sau khi lắng nghe thiện ý của người thanh niên, Đức Giêsu liền chất vấn anh về một điều tốt lành: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn”.

    Giữa một “rừng luật” tỉ mỉ của Do Thái, người thanh niên muốn Chúa Giêsu nhấn mạnh đến điều răn nào cụ thể nhất. Đức Giêsu kể ra một số điều luật căn bản như: không được giết người, không được ngoại tình, không được trộm cắp, không được làm chứng gian. Phải thờ cha kính mẹ và phải yêu đồng loại như chính mình.

    Sau khi nghe Chúa Giêsu kể ra những điều luật quan trọng nhất, người thanh niên tỏ ra là người “ngoan đạo” vì anh đã giữ tất cả những điều luật ấy. Cuối cùng Đức Giêsu đề nghị một điều đụng chạm mạnh mẽ đến tham vọng thâm sâu nhất của người thanh niên đó là bán tất cả của cải anh có để chia cho người nghèo thì sẽ có một kho tàng ở trên trời. Câu chuyện có một kết thúc đáng buồn, đó là cảnh người thanh niên bỏ đi chỉ vì anh ta có quá nhiều của cải. 

    Thái độ của người thanh niên cho thấy, của cải như một thứ keo dính đeo bám vào con người khiến họ không thể rời xa được “đồng tiền đi liền khúc ruột” là thế. Của cải tự nó không có gì là xấu, nhưng vì con người bị mê hoặc và tôn thờ nó như một thứ thần thánh, nó có sức lôi cuốn mãnh liệt, là vật cản vô hình khiến người ta không đến được với sự sống đời đời. Của cải có sức trói buộc khiến người ta mất ăn mất ngủ, mất cả mạng sống và linh hồn.

    Đôi lúc chúng ta cũng có thái độ giống người thanh niên quyến luyến và nô lệ cho tiền bạc mà từ chối kho tàng Nước Trời. Sống trong một xã hội đề cao sự hưởng thụ, con người bị cuốn hút vào cơn lốc của tiền bạc. Mọi người tranh thủ làm giàu, điên cuồng hưởng thụ nhanh chóng và cũng gánh chịu nhiều nỗi thất vọng ê chề. Trước thái độ ấy, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sử dụng tiền bạc cho đúng mục đích, hãy ưu tiên cho việc tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời.

    Niềm tin kitô giáo dạy chúng ta rằng: tất cả những gì chúng ta đang có như tiền bạc, thời gian, tài năng và ngay cả tội lỗi đều do ân sủng Thiên Chúa ban. Người là Đấng quảng đại hào phóng đã ban cho chúng ta đấu đủ lượng đã dằn đã lắc. Những ân huệ Thiên Chúa ban để chúng ta sử dụng và mưu ích cho người khác. Khi đi theo Chúa trên con đường trọn lành, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ dứt khoát, từ bỏ mọi sự quyến luyến của tiền bạc và sống nghèo khó theo tinh thần Phúc Âm. Một khi đã trút bỏ hết sự bảo đảm vật chất thế gian, chúng ta mới phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa.

    Thánh tiến sĩ Augustinô là người đã cảm nghiệm sâu sắc về sự giàu sang và khôn ngoan của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Thánh nhân nói: “Ai có nhiều của cải mà không có ơn nghĩa Chúa, ấy là kẻ nghèo nhất. Ai trở nên bần cùng mà có ơn nghĩa Chúa, người ấy có tất cả mọi sự”.

    Như vậy dù có nhiều tiền mà không có Thiên Chúa, chúng ta vẫn là kẻ tay trắng. Trái lại, khi sống tâm tình của trẻ thơ tin tưởng vào Thiên Chúa, chúng ta sẽ có Thiên Chúa là gia nghiệp. Muốn được hưởng hạnh phúc dài lâu trong Nước Trời, chúng ta phải tuân giữ các điều răn của Chúa và sống siêu thoát với của cải vật chất. Sống tinh thần nghèo khó, chúng ta thoát được sự lo lắng ở đời và thảnh thơi lo việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.

    Ưu tư của chàng thanh niên trong Tin Mừng có vẻ xa vời đối với những bận tâm của chúng ta ngày nay. Vì chưng, xã hội nhìn nhận giá trị con người qua tiền của, sang giàu hơn bất cứ cái gì khác. Cho nên, người ta phải lo tranh dành, tranh đấu, tranh đua và tranh chấp để chiếm cho được nhiều tiền của, dù phải dùng các phương tiện bất nhân, bất nghĩa hay bất lương.

    Thế nhưng, được tiền được của mà mất tha nhân và mất Chúa thì nào ích gì! (Mt 16,26). Chúa Giêsu nhắc nhở chàng thanh niên và cả chúng ta rằng thực thi điều răn mến Chúa yêu người là kiến tạo một xã hội đầy tình Chúa và tình người lâu bền và vững chắc. Đó cũng là điều kiện cần thiết để được sự sống đời đời làm gia nghiệp.

    Có hai điều kiện để đạt đến sự sống đời đời là tuân giữ những lời Chúa dạy và từ bỏ mọi của cải vật chất trần gian. Thực hiện được hai điều kiện này quả là điều khó vì chúng ta còn mang thân phận yếu đuối. Chúng ta không đủ khiêm tốn và tin tưởng để trao phó cuộc đời cho Thiên Chúa lo liệu nên chỉ lo tìm sự bảo đảm nơi tiền bạc vật chất.

    Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đòi hỏi người niên: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán của cải của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. Nghe lời đó, anh ta buồn rầu bỏ đi, vì của cải vật chất đã ngăn cản anh ta theo Chúa.

    Để dễ dàng theo Chúa, chúng ta phải thành tâm quyết chí sống khó nghèo để được tự do và thong dong theo Chúa.

    Ngày nay, Ngài cũng lập lại đòi hỏi ấy đối với người chúng ta. Theo Ngài cũng có nghĩa là tin rằng: đang sống và sống một cách thiết thực trong cuộc sống. Do đó, những kẻ đi theo Ngài phải luôn tỉnh thức để nhận ra Ngài trong tất cả mọi sự và trong từng phút giây của sống. Đi theo Ngài cũng có nghĩa là sống như thế nào để người nhìn vào đều có thể thấy được gương mặt của Ngài.

    Một cuộc sống như thế hẳn đòi hỏi nhiều hy sinh bỏ, cũng như Lêô Narđô đã sẵn sàng xóa bỏ một chi tiết bức tranh cho dẫu đó là một cánh hoa đẹp để thu hút sự vào gương mặt Chúa Giêsu. Cũng thế, người môn đệ Ngài hãy luôn sẵn sàng tháo gỡ và vứt bỏ mọi thứ vướng để chỉ sống cho Ngài và làm cho mọi người nhận ra mặt của Ngài qua chính cuộc sống của mình.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     ----------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG -BRENDAN-20TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 14 at 10:45 PM
     
     

    TWENTIETH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                         16 AUGUST 2020

    picture.jpg
     
     

            FAITH THAT BREAKS BOUNDARIES  

     

         REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 15: 21-28)

                      FAITH THAT BREAKS BOUNDARIES

    The perseverance and faith of the desperate Canaanite woman in today’s Gospel is all the more striking because of the rebuff that she initially receives. Jesus’ treatment of her is, at first sight, one of the most disturbing things in the Gospels. At first, he ignores her, then he insists that his mission is restricted to Israel. Finally, he rebuffs her with a heartless image about not throwing the children’s food to dogs.

    Instead of taking offence at what the image implies for her and her people, the woman seizes upon it and, with superb wit, turns it to her own advantage. Certainly, food prepared for the children is not intended for domestic animals. But children eat untidily. That provides opportunity for pet dogs under the table to gobble up the scraps that fall.

    Developing the image in this way, the woman boldly challenges the restriction of Jesus’ messianic mission to Israel alone, and wins from him recognition that he is Messiah not only for the Jews but also the One ‘in whose name Gentiles (non-Jews, like herself) will place their hope’ (Matthew 12: 21)

    The boundary-breaking faith of this woman of Canaan foreshadows the great mission to the nations of the world, upon which, at the end of the Gospel, the risen Lord will send the infant Church (Matthew 28: 16-20).

    But the woman also stands in for women of faith of all times, including our own, who challenge outworn structures and restricted vision that can cause the Church to lag behind the outreach of God’s grace.

    Brendan Byrne,  SJ

    For the Lord is good - Women of faith:

    https://www.youtube.com/watch?v=5aivxSb9lg0

     

    sing.jpg

     

    Đáp Ca Chúa Nhật 20A Thường Niên _ Vinam:

    https://www.youtube.com/watch?v=4ff1tptgmO4T

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - FR BRENDAN -19TH SUNDAY-A

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 7 at 3:29 PM
     
     

                 NINETEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                                   09 AUGUST 2020

                 REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Mathew 14: 22-33)

     

    picture.jpg

     

            WALKING ON THE SEA WITH JESUS  

     

                              WALKING ON THE SEA WITH JESUS

    Jesus sends his disciples off to cross the lake by boat, while he disperses the crowd. When eventually he rejoins the disciples, now battling with a headwind and heavy seas, he does so by walking on the sea.

    In the biblical imagery to tread down raging water is something only God can do (Psalm 77: 19; Job 9:8; Isaiah 43: 16). Jesus’ reassurance to the terrified disciples, ‘It is I; fear not’, echoes the revelation of God to Moses at the Burning Bush (Exodus 3: 14).

    What prompts Peter’s desire to come to Jesus across the sea? Love or bravado? Perhaps a mixture of both – but also, surely, faith. Faith enables him to trample for a time the forces of destruction. But when he looks away from his Lord, to focus instead upon the wind and sea, doubt creeps in, and with doubt the gravest danger.

    Peter ‘models’ the mixture of faith and doubt to which all believers are prone. Jesus’ gentle rebuke, ‘O you of little faith, why did you doubt?’, applies to us all. Sometimes the Lord calls us to leave the security of the boat and come to him across the waves. We begin to falter when we take our eyes off Jesus and focus only on the difficulties that come our way.

    Then we can make our own Peter’s cry for rescue and feel, as he felt, the Lord’s strong hand reaching out to raise us up. The Lord is not absent: he is ‘with us’ (‘Emmanuel’: Matthew 1: 17; 28: 19) to the end of time.

    Brendan Byrne, SJ

    NeedtoBreathe - Walking on Water with Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=xh49C6vxB40

     

    sing.jpg

    ĐI TRÊN SÓNG NƯỚC- Lm Mi Trầm:

    https://www.youtube.com/watch?v=QO4uNNRxQTs

    https://www.youtube.com/watch?v=PIEYDfkv0_k

     

     

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - MẸ HỒN XAC LÊN TRỜI

  •  
    Hong Nguyen
     
    Fri, Aug 14 at 2:57 PM
     
     


    Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 1:39-56)

    39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."

    46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:

    "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,

    47 thần trí tôi hớn hở vui mừng

    vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

    48 Phận nữ tỳ hèn mọn,

    Người đoái thương nhìn tới;

    từ nay, hết mọi đời

    sẽ khen tôi diễm phúc.

    49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi

    biết bao điều cao cả,

    danh Người thật chí thánh chí tôn!

    50 Đời nọ tới đời kia,

    Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.

    51 Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,

    dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.

    52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế,

    Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.

    53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,

    người giàu có, lại đuổi về tay trắng.

    54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,

    55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta,

    vì Người nhớ lại lòng thương xót

    dành cho tổ phụ Áp-ra-ham

    và cho con cháu đến muôn đời."
     
    56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.

     
    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ

    Lên trời cả hồn xác là một đặc ân mà Thiên Chúa dàng cho Đức Mẹ. Mặc dù mãi tới ngày 01 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo hoàng Piô XII mới công bố tín điều Đức Maria hồn xác lên trời, thế nhưng ngay từ những buổi đầu Giáo Hội đã sống niềm tin này. Điều này được thể hiện qua dòng lịch sử tên gọi của lễ này.

    Theo dòng lịch sử lễ này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: lễ Đức Mẹ Ngủ, lễ Đức Mẹ Chấm Dứt Cuộc Sống Ở Trần Gian, lễ Đức Mẹ Vượt Qua, lễ Đức Mẹ Mông Triệu (tức là lễ mừng Đức Mẹ được Thiên Chúa đưa về trời), và cuối cùng là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Nhưng dù được gọi bằng tên gì thì cũng diễn tả một niềm tin Mẹ Maria không chết, Mẹ Maria không chết theo cái nghĩa bình thường, Mẹ Maria được đưa về trời. Niềm tin này không phải là một suy diễn vô căn cứ. Nhưng niềm tin này được suy tư và rút ra từ chính nền tảng Kinh Thánh.

    Thánh Giêmanô Contantinô khi suy tư về đặc ân Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn xác đã xác tín hùng hồn như sau: “Nếu thân xác Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, không bị hư hoại và được đưa về trời, thì điều đó không những xứng hợp với thiên chức làm mẹ Thiên Chúa, mà còn xứng hợp với thân xác đồng trinh rất thánh của Mẹ nữa.

    Một tác giả cổ thời quả quyết: “Vì Đức Maria là Mẹ hiển vinh của Đức Kitô, mà Đức Kitô chính là Thiên Chúa, là Đấng cứu độ chúng ta, Đấng ban sự sống và sự trường sinh bất tử, nên Mẹ phải được Đức Kitô làm cho sống và cho thân xác Mẹ được nên giống như thân xác Người, nghĩa là không bao giờ bị hư hoại. Chính Người là Đấng đã cho Mẹ được trỗi dậy, ra khỏi mồ và là Đấng đã đưa Mẹ lên với Người, bằng cách nào thì chỉ một mình Người biết”.

    Thánh Phaolô cũng chia sẻ niềm tin này qua thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô, ngài nói: Đức Kitô đã sống lại và Người cũng cho những kẻ liên đới với Người, kẻ thuộc về Người cũng được sống lại như Người (x. 1Cr 15, 20-23). Mà nói đến liên đới, nói đến thuộc về Đức Kitô, thì không ai có thể sánh được với Đức Maria: Đức Maria không chỉ gắn bó với Đức Kitô về thể xác theo nghĩa Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu; nhưng Mẹ còn đặt cả cuộc sống của mình trong ý định của Thiên Chúa.

    Qua lời “xin vâng”, Mẹ đã cưu mang Chúa vào trong lòng dạ của mình, Mẹ đã bồng ẵm Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập, Mẹ hằng ghi nhớ tất cả rồi suy đi nghĩ lại trong lòng. Ngay cả khi đứng dưới chân thập giá, Mẹ đã liên đới với Chúa Giêsu với tất cả những đau khổ của con người, và làm theo ý Chúa Giêsu đón nhận Giáo Hội làm con của Mẹ mà Gioan là đại điện. 

    Hành trình về trời là hành trình liên đới với Đức Kitô, là hành trình để cho mình thuộc về Đức Kitô. Thế nhưng, nhiều khi vì các nhu cầu của cuộc sống mà nhiều người chúng ta để cho mình gắn chặt với những đòi hỏi của đời sống vật chất mà quên đi mối liên đới với Chúa. 

    Trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm nay, xin Chúa cho chúng ta nhận ra được hành trình về trời là hành trình liên đới với Đức Kitô, là hành trình để cho mình thuộc về Đức Kitô, để rồi chúng ta biết theo gương Đức Mẹ dấn thân vào hành trình này qua việc đặt cuộc sống của mình dưới sự hướng dẫn của Lời Chúa, của các giá trị Tin Mừng. Amen.

     

    GKGĐ Giáo phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN19TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sat, Aug 8 at 4:47 PM
     
     


    Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 14: 22-33): KÉM ĐỨC TIN ! SAO LẠI HOÀI NGHI!? ĐỪNG SỢ!!!

    Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! "Ông Phêrô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài". Đức Giêsu bảo ông: "Cứ đến!" Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với!" Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?". Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!"

    Suy niệm/CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ
     
    /

    Qua đoạn Tin Mừng trên, thánh Mátthêu cho chúng ta thấy các Tông đồ thiếu đức tin vào Chúa Giêsu. Vì thiếu đức tin nên các ông sợ hãi vì gió to, biển lớn.

    Các Tông đồ đang lo chèo lái để giữ mạng sống của mình. Bên cạnh đó, từ xa xa các ông đã thấy một bóng người đang tiến dần đến với mình, bóng người này làm cho các ông sợ hãi tưởng rằng đó là ma. 

    Chúa Giêsu tiến lại gần các ông và trấn an các ông. Nhưng nỗi sợ hãi đó làm cho các ông mất hết tâm trí đến nỗi không nhận ra bóng người đang tiến đến gần mình đó chính là Chúa Giêsu. Mặc dù thánh Phêrô có một chút bản lĩnh hơn so với các Tông đồ khác nhưng ông vẫn còn nghi ngờ. Vì nghi ngờ nên ông mới nói:
    "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. 

    Qua hình ảnh của các Tông đồ, cụ thể nhất là nơi Tông đồ Phêrô, chúng ta có thắc mắc và hỏi tại sao các ông lại sợ hãi và hoảng sợ như thế không? Hay nguyên nhân gì khiến cho các Tông đồ hoảng sợ như vậy?

    Đó chính là thiếu đức tin. Điều này cho chúng ta thấy khi Chúa Giêsu giơ tay cứu lấy Phêrô, Chúa Giêsu đã nói:
    "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?”. 

    Có lẽ, ngày hôm nay, chúng ta cũng không khác gì so với các Tông đồ năm xưa, vì ít nhiều chúng ta cũng rơi vào tình trạng thiếu đức tin, nghi ngờ vào tình yêu, sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. 

    Nhiều khi cuộc đời của chúng ta bị những “
    cơn gió, sóng biển” của dục vọng, cái tôi, tính ích kỷ, v.v. nhận chìm, nhưng chúng ta có biết chạy đến với Chúa và kêu cầu Chúa cứu giúp như  thánh Phêrô đã cầu xin chúa cứu giúp: “Thưa Ngài, xin cứu con với!”?

    Lạy Chúa Giêsu, NHỜ Chúa Thánh Thần TÁC ĐỘNG trên chúng con, Người củng cố niềm tin và  ban thêm sức mạnh cho chúng con. Nhờ đó chúng con QUYẾT TÂM vượt qua những cơn cám dỗ, những ước muốn xấu xa như những cơn sóng gió nhấn chìm cuộc đời của chúng con. Amen.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng