2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- BRENDAN 23RD SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Sep 4 at 4:23 PM
     
     

            TWENTY-THIRD SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR A

                                               06 SEPTEMBER 2020

     

    picture.jpg

                  

                                         WINNING PEOPLE BACK  

               

                  REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 18: 15-20)

                                          WINNING PEOPLE BACK

    The Church is not a community of the perfect. Allowance has to be made for dealing with moral lapses and dissensions that inevitably occur in a community still on the way to the Kingdom.

    In today’s Gospel the procedure Jesus lays down for dealing with conflict reveals his sense of the Church as the family of God. Correction should as far as possible be carried out in private. Only if that proves unsuccessful should a carefully staged progression of increasingly public procedures be set in place. The goal is not simply to win, but rather to ‘win back’ the ‘brother or sister’, to preserve as far as possible the dignity of the errant person, and to enhance everyone’s sense of being a valued member of the ‘family’.

    If, despite all, the process fails, there is nothing to be done but to treat the person as an outsider. There comes a point beyond which a community can no longer tolerate members who consistently defy its core values.

    To set someone outside the community is no light matter. The Church needs to know that its decisions in this regard enjoy heavenly sanction. Hence Jesus’ assurance that the ‘binding and loosing’ authority conferred personally upon Peter in regard to interpretations of the law (Matthew 16: 19), is also enjoyed by the local community with respect to the exclusion or non-exclusion of errant members. As risen Lord, Jesus remains ‘Emmanuel’, ‘God with us’, in community life and deliberation (see Matthew 1:23). The Church’s cannon law and way of proceeding has developed way beyond this simple instruction. But its fundamental spirit should remain.

    Brendan Byrne, SJ

     

    God Is Love by Nick & Becky Drake // Worship For Everyone // #UNIQUE Lyric Video:

    https://www.youtube.com/watch?v=Sc1wHXmXKsk

     

    sing.jpg

    Hãy tha bảy mươi lần bảy:

    https://www.youtube.com/watch?v=pLXoXqDnRe4

     

    Tha 70 lần 7:

    https://www.youtube.com/watch?v=glekK2MkGnU

     

    Our Father * Notre Père * Kinh lạy Cha:

    https://www.youtube.com/watch?v=_Pl5JD-hi4w

    https://www.youtube.com/watch?v=-dct-ZwJCh8

    https://www.youtube.com/watch?v=BJul8w_ePgQ

     

CẢM NGHIỆM SỐNG A REFLECTION- 23RD SUNDAYA

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Sep 4 at 2:38 AM
     
     

               TWENTY-THIRD SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR A

                                               06 SEPTEMBER 2020

     

    picture.jpg

     

                          I SHALL BE THERE WITH THEM  

     

    A REFLECTION (Matthew 18: 15-20)

    I SHALL BE THERE WITH THEM. Every Christian community experiences difficulties in one from or another. Misunderstandings occur, divisions arise. Today’s Gospel reminds us that Christ is present in our communities even when they are broken, when only two or three meet in his name. Healing occurs when we seek to embody in our communities the qualities of Christ, especially forgiveness and mutual love.

     

    Chris Tomlin - Jesus (Lyrics And Chords):

    https://www.youtube.com/watch?v=cEbQswNB6Wc

     

    sing.jpg

    Ngài Vẫn Ở Bên Con (Trầm Hương) - Ca đoàn Ngôi Ba:

    https://www.youtube.com/watch?v=lMSIPUl901A

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN22TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Aug 30 at 5:35 PM
     
     


    Suy Niệm Thứ Hai Tuần XXII Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 4: 16-30): KHÔNG MỘT NGÔN SỨ NÀO ĐƯỢC CHẤP NHẬN TẠI QUÊ HƯƠNG MÌNH" (C. 24
     

    16Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: 18Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19công bố một năm hồng ân của Chúa.20Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. 22Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?” 23Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” 24Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình 25“Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en; 26thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. 27Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người mắc bệnh phong ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi”. 28Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành – thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. 30Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi. 

    Suy niệm 
     

    Quê hương của Chúa Giêsu là Nadaret. Ngày ấy dân Nadaret đón tiếp Người chẳng ra gì. Đó cũng là điềm báo Người bị dân Người chối bỏ. Và Chúa Giêsu là người thật sự đến để thoát khỏi luật tâm lý muôn đời “bụt nhà không thiêng”. Thế nên chúng ta cũng nhận ra câu nói bất hủ của Chúa Giêsu như sau: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Người cũng cảm nhận được cái đớn đau, khó khăn, đã từng bị bạn bè, xóm giềng ruồng rẫy,  khi hy sinh lãnh nhận sứ mệnh làm ngôn sứ tại xứ sở mình. 

    Quả thật, trong cuộc sống chúng ta hay có cái nhìn, hay còn gọi là “bệnh thành kiến” về con người. Thành kiến là căn bệnh chung của nhiều người, có khi trở thành kinh niên bất trị. Thành kiến cũng có khi là một tâm trạng thiên lệch rất tai hại, là một sự yên trí, phán đoán, nhất là những tư tưởng suy đoán không hay cho người khác. Khi người ấy quen quá, gần quá, thân cận quá, thì chúng ta không nhận ra cái tài năng của họ, hoặc khi có một vĩ nhân về quê hương, chúng ta lại có cái nhìn tò mò, soi mói tìm hiểu, hơn là kính nể khi họ về quê hương hay xứ sở của mình. Nếu người đó có tài nhưng gia đình nghèo thì bị coi là rẻ rúng, cũng như Chúa Giêsu khi trở về quê nhà cũng bị dân làng nhìn theo kiểu “Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria, anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Gioxép, Simon và Giuđa sao? Bởi đâu ông được như thế?” (Mt 13, 55-56). Cũng vậy, Chúa hiểu rõ tâm lý của họ, nên bảo họ: “Ngôn sứ có rẻ rúng thì cũng chính là ở quê hương mình và trong gia đình mình thôi” ( Mt 13, 58).

    Để có thể chữa trị tâm bệnh này, ít nhiều mỗi người hãy cố gắng vượt qua và loại bỏ, nhờ đó con người không còn chê bai nhau, ghen ghét nhau nữa; bởi vì hiện thân của mỗi người luôn là hiện thân đền thờ của Thiên Chúa ngự trị, và đồng thời đều được nhận ân sủng theo cách đặc biệt mà Chúa đã ưu ái trao tặng riêng cho từng người. 

    Lạy Chúa, xin cho chúng con có một trái tim rộng mở, đón nhận những cái tốt của nhau, để sống chân thành trong ơn thánh  Chúa tuôn đổ nơi bao tâm hồn hiền hậu và khiêm nhường, giúp đời sống chúng con luôn trở thành chứng nhân cho Tin Mừng Nước Trời. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU CN22TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Sep 3 at 4:19 PM
     
     

    Thứ Sáu CN22TN-A

     

    Rượu cũ với rượu mới cùng bình mới đây là gì?

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 4, 1-5

    "Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, như vậy người ta coi chúng tôi như những thừa tác viên của Ðức Kitô, và những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Do đó, người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hoá. Ðấng đoán xét tôi chính là Chúa. Vì thế, anh em đừng đoán xét trước thời gian cho đến khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 5-6. 27-28. 39-40

    Ðáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).

    Xướng: 1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.

    2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Ðáp.

    3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu; bởi vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.

    4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.

     

    Alleluia: Cl 3, 16a và 17c

    Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Ðức Kitô mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 5, 33-39

    "Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, những người biệt phái và luật sĩ nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống?" Người đáp lại rằng: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy".

    Người còn nói với họ thí dụ này rằng: "Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai. Và không ai đang uống rượu cũ mà lại thèm rượu mới, vì người ta nói: 'Rượu cũ thì ngon hơn' ".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Lucas 5, 33-39: Cuando el esposo les sea quitado, entonces tendrán ...

     

    Suy Nguyện Lời Chúa

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên hôm nay không liên tục với bài Phúc Âm hôm qua. Bài Phúc Âm hôm qua bao gồm 11 câu đầu của Đoạn 5, liên quan đến việc Chúa Giêsu tuyển chọn các môn đệ tiên khởi, còn bài Phúc Âm hôm nay bao gồm 6 câu cuối cùng của Đoạn 5, liên quan đến lần đối đầu lần thứ ba giữa Người với "những người biệt phái và luật sĩ".

     

    Thật vậy, Giáo Hội đã không chọn đọc những câu giữa của Đoạn 5 này, bao gồm 3 biến cố: 1- Chúa Giêsu chữa một người phong cùi (5:12-16), một biến cố đã được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại trong bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XII Thường Niên; 2- Chúa Giêsu chữa một người bất toại được thòng xuống từ mái nhà (5:17-26), một biến cố cũng đã được Thánh ký Mathêu thuật lại trong Phúc Âm cho Thứ Tư Tuần XIII Thường Niên, và 3- Chúa Giêsu kêu gọi chàng thu thuế Levi là tông đồ Mathêu (6:27-32), một sự kiện cũng đã được Thánh ký Mathêu thuật lại trong bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên.

     

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, như đã nói, Chúa Giêsu đã đụng độ với thành phần luật sĩ và biệt phái là loại thông luật kiêm thày dạy trong dân. Lần thứ nhất về quyền tha tội của Người khi Người chữa lành một người bất toại được thòng xuống từ trần nhà (xem Luca 5:21), và lần thứ hai về việc Người giao du với thành phần thu thuế và tội lỗi trong nhà của tên thu thuế Levi được Người kêu gọi (xem Luca 5:33)

     

    Lần đụng độ thứ ba là lần đụng độ liên quan đến vấn đề được họ đặt ra với Chúa Giêsu là: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ tha hồ ăn uống?". Biến cố đụng độ lần này thật ra đã được Giáo Hội cho đọc theo bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên rồi. 

     

    Tuy nhiên, so sánh hai bài Phúc Âm về cùng một sự kiện đối chất này, chúng ta thấy có 3 chi tiết khác nhau như sau: 

     

    1-  Phúc Âm Thánh ký Mathêu thì vấn đề được đặt ra bởi các môn đệ của Tiền hô Gioan Tẩy Giả, còn ở Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay thành phần đặt vấn đề là luật sĩ và biệt phái; 

     

    2-  Phúc Âm Thánh ký Luca hôm nay, trong câu chất vấn của những người luật sĩ và biệt phái dài hơn một chút, không phải chỉ vắn gọn "còn môn đệ của Thày thì không (tức là chẳng kiêng cữ gì hết)?" như ở Phúc Âm Thánh Mathêu, mà còn thòng thêm một mệnh đề phụ: "còn môn đệ của Thầy lại cứ tha hồ mà ăn uống"; 

     

    3-  Phúc Âm Thánh ký Luca hôm nay, trong câu trả lời của Chúa Giêsu còn thêm câu cuối cùng như sau: "Không ai đang uống rượu cũ lại thèm rượu mới. Họ cho rằng: 'Rượu cũ ngon hơn'".

     

    Những chi tiết khác đã được suy diễn và chia sẻ ở Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên: Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XIII Thường Niên. Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào chi tiết thứ 3, một chi tiết hơi liên quan đến chi tiết thứ 1 mà thôi. Vậy vấn đề  "rượu cũ" được đặt ra ở đây nghĩa là gì và "ai đang uống rượu cũ" đây ám chỉ thành phần nào?? Câu trả lời rất đơn giản. Ở chỗ, Chúa Giêsu đang đối đáp với thành phần nào trong bài Phúc Âm hôm nay đây? 

     

    Nếu không phải là "những người biệt phái và luật sĩ", thành phần mà, căn cứ vào những lần đụng độ với Chúa Giêsu, phải nói là thành phần "đang uống rượu cũ", ám chỉ khuynh hướng duy luật của họ, họ say sưa với thứ "rượu cũ" lề luật, và họ cảm thấy "ngon hơn" thứ "rượu mới" được Chúa Kitô cống hiến cho họ là "lòng nhân lành" (Mathêu 9:13), là niềm cảm thương, những gì họ vì không có hay chưa có hoặc không muốn chấp nhận hay không thể nào hiểu được, nên họ cứ lẩn quẩn đặt hết vấn đề này vấn đề kia với Chúa Giêsu, kiểu lè nhè lảm nhảm của kẻ say "rượu " được họ thưởng thức đến độ không còn đủ tỉnh táo để biết mình, do đó sống một đời "giả hình". 

      

    Các tông đồ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên về cùng Cha của Người cũng đã trở thành những kẻ "đầy rượu" (Tông Vụ 2:13) nhờ các vị ngay trước đó mới được "đầy Thánh Linh" (Tông Vụ 2:4), nhưng là một tình trạng "đầy rượu" có sức thu hút và chinh phục lòng người (xem Tông Vụ 2:6,7,12) chứ không phải kiểu lè nhè lảm nhảm của thành phần biệt phát và luật sĩ cứ say sưa với thứ "rượu cũ ngon hơn" của họ. 

      

    Chỉ có duy một mình Chúa Giêsu Kitô Vượt Qua và Thăng Thiên mới có thể tuôn đổ Thánh Thần xuống trên các tông đồ và Giáo Hội trần gian của Người mà thôi, bởi vì, như Thánh Phaolô đã xác tín và tuyên xưng trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay:

      

    "Đức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật, vì trong Người, muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình, dù là các Bệ thần hay Quản thần, dù là Chủ thần hay Quyền thần: Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài, và mọi loài tồn tại trong Người. Người là đầu thân thể, tức là Hội thánh, là nguyên th và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài. Vì chưng, Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người, và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất".

      

    Bài Đáp Ca hôm nay vẫn tiếp tục chiều hướng của các Bài Đáp Ca trước đây trong tuần kêu gọi ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa là Mục Tử từ bi nhân hậu đã tỏ ra chăm sóc thụ tạo của Ngài và đàn chiên của Ngài, qua Con của Ngài, một Người Con như đã được Thánh Phaolô cảm nhận trong Bài Đọc 1 hôm nay, và Bài Đáp Ca đã kêu gọi thế này:  

      

    1) Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Thiên Chúa, hãy phụng sự Thiên Chúa với niềm vui vẻ! Hãy vào trước thiên nhan với lòng hân hoan khoái trá.

     2) Hãy biết rằng Chúa là Thiên Chúa, chính Người đã tạo tác thân ta, và ta thuộc quyền sở hữu của Người, ta là dân tộc, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi. 

     3) Hãy vào trụ quan nhà Người với lời khen ngợi, vào hành lang với khúc ca vui, hãy tán dương, hãy chúc tụng danh Người.

     4) Vì Thiên Chúa, Người thiện hảo, lòng từ bi Người tồn tại muôn đời, và lòng trung tín Người còn tới muôn muôn thế hệ. 

     

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.XXIIL-6.mp3  

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAN 22ND SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen/ BRENDAN
     
    Fri, Aug 28 at 3:38 PM
     
     

         TWENTY-SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                               30 AUGUST 2020 - BRENDAN

     

    picture.jpg

                   

              THE COST OF FOLLOWING JESUS  

               

                 REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 16: 21-27)

                                   THE COST OF FOLLOWING JESUS

    In last week’s Gospel, Peter expressed his God-given insight concerning Jesus’ identity as ‘the Christ, the Son of the living God’. He received a blessing in response and appointment as the ‘rock foundation’ of the future Church.

    But when, in today’s Gospel, Jesus goes on to tell his disciples that he is destined to go to Jerusalem to suffer and die, Peter, who had so conspicuously stumbles at the truth Jesus now goes on to reveal: the more closely, as ‘(beloved) Son’ he is related to God, the more closely he is aligned to the divine will that he enter into the pain and suffering of the world. Peter’s protest is subtle. The suggestion, ‘Lord, this sort of thing is not for you!’ recalls Satan’s earlier attempt (4: 8-9) to lure Jesus away from his God-given path by proposing an easy route to rulership of the world. Hence the sharpness of Jesus’ rebuke: ‘Get behind me, Satan!’

    Peter’s understandable human desire to preserve the Master from suffering aligns him with the demonic in a way that would thwart Jesus’ God-given mission to save the world.

    Jesus goes on to speak more generally to all the disciples, describing the conditions for any who want to follow him. It is human to want to avoid suffering and preserve those we love from it. But evil cannot be defeated without cost. Joining Jesus in his mission will mean taking up one’s own cross and, in various ways, losing life, in order to find it.

    Brendan Byrne, SJ

     

    I Left Everything to Follow You:

    https://www.youtube.com/watch?v=4t5mZ9EeEwo

     
    sing.jpg

    Con Đường Chúa Đã Đi Qua - Karaoke Lm Nguyễn Sang:

    https://www.youtube.com/watch?v=gMCvTdb9aMU