2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN19TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sat, Aug 8 at 4:47 PM
     
     


    Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 14: 22-33): KÉM ĐỨC TIN ! SAO LẠI HOÀI NGHI!? ĐỪNG SỢ!!!

    Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! "Ông Phêrô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài". Đức Giêsu bảo ông: "Cứ đến!" Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với!" Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?". Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!"

    Suy niệm/CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ
     
    /

    Qua đoạn Tin Mừng trên, thánh Mátthêu cho chúng ta thấy các Tông đồ thiếu đức tin vào Chúa Giêsu. Vì thiếu đức tin nên các ông sợ hãi vì gió to, biển lớn.

    Các Tông đồ đang lo chèo lái để giữ mạng sống của mình. Bên cạnh đó, từ xa xa các ông đã thấy một bóng người đang tiến dần đến với mình, bóng người này làm cho các ông sợ hãi tưởng rằng đó là ma. 

    Chúa Giêsu tiến lại gần các ông và trấn an các ông. Nhưng nỗi sợ hãi đó làm cho các ông mất hết tâm trí đến nỗi không nhận ra bóng người đang tiến đến gần mình đó chính là Chúa Giêsu. Mặc dù thánh Phêrô có một chút bản lĩnh hơn so với các Tông đồ khác nhưng ông vẫn còn nghi ngờ. Vì nghi ngờ nên ông mới nói:
    "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. 

    Qua hình ảnh của các Tông đồ, cụ thể nhất là nơi Tông đồ Phêrô, chúng ta có thắc mắc và hỏi tại sao các ông lại sợ hãi và hoảng sợ như thế không? Hay nguyên nhân gì khiến cho các Tông đồ hoảng sợ như vậy?

    Đó chính là thiếu đức tin. Điều này cho chúng ta thấy khi Chúa Giêsu giơ tay cứu lấy Phêrô, Chúa Giêsu đã nói:
    "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?”. 

    Có lẽ, ngày hôm nay, chúng ta cũng không khác gì so với các Tông đồ năm xưa, vì ít nhiều chúng ta cũng rơi vào tình trạng thiếu đức tin, nghi ngờ vào tình yêu, sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. 

    Nhiều khi cuộc đời của chúng ta bị những “
    cơn gió, sóng biển” của dục vọng, cái tôi, tính ích kỷ, v.v. nhận chìm, nhưng chúng ta có biết chạy đến với Chúa và kêu cầu Chúa cứu giúp như  thánh Phêrô đã cầu xin chúa cứu giúp: “Thưa Ngài, xin cứu con với!”?

    Lạy Chúa Giêsu, NHỜ Chúa Thánh Thần TÁC ĐỘNG trên chúng con, Người củng cố niềm tin và  ban thêm sức mạnh cho chúng con. Nhờ đó chúng con QUYẾT TÂM vượt qua những cơn cám dỗ, những ước muốn xấu xa như những cơn sóng gió nhấn chìm cuộc đời của chúng con. Amen.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY CN18TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Fri, Aug 7 at 9:03 PM
     
     


    Suy niệm Lời Chúa lễ Thánh Đaminh, linh mục - Lm. Huệ Minh



    Suy niệm Lời Chúa, ngày 8 tháng Tám
    Thánh Đaminh, linh mục

    1Cr 2, 1-10a; Lc 9, 57-62

    ĐỂ THẦY LO HẾT


    Thánh Đaminh sinh tại Calaruega miền Castilien, nước Tây Ban Nha khoảng năm 1172-1173. Sau khi học triết và Thần học, ngài trở thành Kinh sĩ ở Osma. Thời trai trẻ Ngài đã yêu sự khó nghèo cũng như người nghèo, thích cầu nguyện và ham học, hai lần phải dọc ngang Châu Âu đã giúp Ngài mở rộng tầm mắt và quyết định cuộc đời tương lai của mình. Trước nhất, Ngài nhìn thấy và bắt đầu hiểu sự nguy hiểm của nhiều lạc thuyết đang đe dọa Hội Thánh.

    Cùng với người bạn tên là Didacus thành Acebedo, ngài bắt đầu đi rao giảng, giúp cải hối những người theo rối Albigeois. Khi Didacus qua đời, ngài lãnh đạo cơ quan truyền giáo do Didacus lập ở Toulouse miền nam nước Pháp. Ngài cùng với anh em giảng thuyết thực tập sám hối, đi chân không, tổ chức nhiều buổi đối thoại kéo dài ngày. Thế nhưng thất bại, nhóm Albigois cùng nhóm Catare đã không chấp nhận lý luận, họ đòi canh tân Hội Thánh và ly khai, thế là Đức Innocence III đã quyết định dùng binh lực để truy lùng lạc giáo. Cuộc chiến tiêu diệt bè Albigeois kéo dài từ 1208 đến 1213 gây biết bao tang tóc cho cả miền nam nước Pháp.

    Năm 1215 Đaminh sang Rôma để xin công nhận dòng Giảng Thuyết do ngài thành lập, mục đích là với lời rao giảng và mẫu gương đời sống khó nghèo, tập thể theo tu luật  thánh Âu Tinh có thể cải hối những người theo bè rối. Đức Thánh cha Honorius III đã châu phê luật dòng ngày 22.10.1216. từ đó dòng trở thành một sức lực canh tân mạnh mẽ trong Hội Thánh. Thánh Đaminh qua đời tại Bologna ngày 6.8.1221. Ngày 3. 7. 1231 Ngài được Đức Thánh Cha Gregonio IX, bạn than của thánh nhân, tuyên phong ngài lên hàng hiển thánh.

    Tin Mừng hôm nay, thánh Luca ghi tiếp những điều kiện Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các môn đệ. Một trong những điều kiện đó là chia sẻ cuộc sống nay đây mai đó với Ngài. Không nhà không cửa, sống nhờ vào sự bố thí của người khác, sống không có lấy một tiện nghi tối thiểu, Chúa Giêsu muốn những kẻ theo Ngài chuẩn bị đương đầu với số phận bi thảm mà Chính Ngài phải trải qua. Cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài trên thập giá là một sự lột bỏ trọn vẹn đối với tất cả mọi an toàn trong cuộc sống.

    Một điều kiện nữa Chúa Giêsu đòi nơi những kẻ theo Ngài, đó là dấn thân rao giảng Tin Mừng Nước Chúa. Một cuộc sống từ bỏ sẽ không có giá trị, nếu đó không là dấu chỉ của một cuộc đầu tư trọn vẹn vì Nước Trời. Cuối cùng, Chúa Giêsu đòi hỏi môn đệ phải cắt đứt ngay cả những liên hệ ruột thịt họ hàng. Ngài là tất cả đối với người môn đệ đến độ họ phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì Ngài, Ngài phải được đặt vào trọng tâm cuộc sống của người môn đệ.

    Môn đệ không phải là tước hiệu dành riêng cho một số người ưu tuyển. Mỗi Kitô hữu là một môn đệ của Chúa Kitô, và là môn đệ Chúa Kitô thiết yếu đi theo Ngài. Chúa Kitô cách đây 2000 năm cũng là Chúa Kitô ngày nay mà mỗi Kitô hữu đang đi theo. Ngài đồng hành với họ và cũng đòi hỏi những điều kiện mà Ngài đề ra cho các môn đệ tiên khởi của Ngài. Cuộc sống có cách biệt, hoàn cảnh có xoay chuyển, sinh hoạt có thay đổi, nhưng những điều kiện ấy không hề đổi thay. Tựu trung, người môn đệ ngày nay phải đồng hành với Chúa Kitô để tiếp tục là dấu chỉ, là tín hiệu của Nước Trời cho mọi người.

    Khi Đức Giêsu mời gọi người khác theo, thì anh do dự mặc cả lần khất với Thầy: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã” (Lc 9, 59b). Anh cũng muốn theo Thầy nhưng còn đang “khó” cái bổn phận làm con cha mẹ ở nhà. Chắc anh quên rằng “Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”!!! Nghĩa là phải “lấy Đức Chúa Trời làm hơn của cải, hơn cha mẹ, hơn mình cùng thà chết chẳng thà mất lòng Đức Chúa Trời.” (Chúng con học từ ngày xửa ngày xưa). Không được đặt bổn phận đối với con người lên trên bổn phận đối với Thiên Chúa.

    Phải đặt Thánh Ý Thiên Chúa lên trên hết ý hướng của con người, dù là tình cha mẹ, máu mủ ruột thịt. Thầy đã từng dạy: “Tiên vàn, các con hãy lo tìm Nước Thiên Chúa trước, còn mọi sự khác, Ngài sẽ quan phòng lo liệu cho các con sau” (Mt 6, 32). Nên Thầy bảo anh: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9, 60b).

    Ngày nay nếu chúng ta sống gắn bó với tình Thầy, Thầy là lý tưởng sống mà chúng ta đã lựa chọn. Trong Thầy tự nhiên mọi sự đều trở thành thứ yếu đối với chúng con. Nhờ sức sống nơi Thầy luân chuyển, con tim của chúng tan sẽ được thanh lọc đổi máu, chúng ta sẽ hăng hái hân hoan theo Thầy mỗi ngày cho đến cùng đời, còn gia tài, nhà cửa, anh em… đã có Thầy lo hết.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAN -18TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 31 at 3:27 PM
     
     

     

                EIGHTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                                02 AUGUST 2020

              REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 14: 13-21)

     

    picture.jpg

     

                      ‘GIVE THEM SOMETHING TO EAT’  

                              ‘GIVE THEM SOMETHING TO EAT’

    The disciples function rather like a modern celebrity’s ‘minders’. When Jesus has finished healing the sick, they urge him to send the crowd away to buy food for themselves before nightfall.

    Jesus reacts to the word ‘buy’. He will not send people away to buy anything – nor should the disciples. When they point out with astonishment that they barely have enough for themselves (five loaves and two fish), Jesus, acting the part of divine Wisdom who speaks in the First Reading (Isa 55: 1-3), freely provides more than enough food for the whole multitude.

    His gestures in doing so – taking the loaves, blessing, breaking and giving them – clearly foreshadows the institution of the Eucharist at the Last Supper (Matt 26: 26). To participate in the Eucharist is to experience the same divine hospitality so lavishly provided by Jesus.

    The miraculous feeding and the Eucharist which it foreshadows bring out that the essence of what God wants to do for us is simply be a most generous Host at the banquet of eternal life. At the same time, since it depicts people being fed with real food, it bears directly, in a sacramental sense, upon the problem of world hunger. The Lord who took pity on the large crowd, looks with similar eyes upon our world and instructs us, as he instructed his disciples, ‘Give them something to eat yourselves’. In the words of the Venerable Pedro Arrupe (former Jesuit General): ‘The Eucharist will never be complete so long as people still go hungry in our world’.

    Brendan Byrne, SJ

    What is your "5 loaves & 2 fishes"?

    https://www.youtube.com/watch?v=fC3FLqDgWRE

     

    sing.jpg

    Chúa Làm Phép Lạ Bánh Và Cá - Hiệp Lễ (Chúa Nhật 18 Thường Niên Năm A):

    https://www.youtube.com/watch?v=1DNWg5BmXG

     

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU CN18TN-A

  •  
    Hong Nguyen
    Thu, Aug 6 at 6:53 PM
     
     


    Thứ Sáu 07/08/2020 – Thứ sáu tuần 18 thường niên. – Theo Chúa, hãy vác thập giá.

    Lời Chúa: Mt 16, 24-28

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?

    "Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm. Thật, Thầy bảo các con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết trước khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người".

    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ : ĐƯỢC VÀ MẤT

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Ai cũng muốn được. Không ai chịu mất. Nhưng thế nào là được và thế nào là mất thì không phải ai cũng hiểu. Nhất là vì con người có hai đời sống. Đời này và đời sau. Trong hai đời sống hai cách được và mất khác nhau. Được ở trần gian là thực tế trước mắt nên nhiều người tìm kiếm. Được ở Nước Trời xa vời nên nhiều người không thấy. Tuy nhiên được ở trần gian mau qua như trần gian. Được trên Nước Trời là vĩnh viễn. Được ở trần gian không bao giờ thoả mãn. Được trên Nước Trời là hạnh phúc trọn vẹn. Khác biệt lớn lao và khó khăn nhất là cách chiếm đoạt rất khác nhau. Được ở trần gian do vun quén cho bản thân. Được trên Nước Trời lại thủ đắc bằng từ bỏ hết những gì ở trần gian, kể cả bản thân và mạng sống mình. Như lời Chúa phán: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy”. Cái được ở trên Nước Trời là sự sống vĩnh cửu, dù cả trần gian cũng không so sánh được. “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình”? chính Chúa mới là Chúa Tể trời đất, có quyền xét xử định đoạt số phận chúng ta. Trần gian chỉ chiếm được đời này. Phải bó tay trước đời sau. Thiên Chúa làm chủ cả đời này lẫn đời sau. Ai bỏ Chúa theo trần gian chỉ được một chút đời này. Ai bỏ trần gian mà theo Chúa chỉ bị thiệt thòi một chút đời này. Nhưng sẽ được đời sau vô cùng phong phú sung mãn không gì sánh được. Thiên Chúa làm chủ. Điều đó được chứng tỏ qua dòng lịch sử.

    Thời Mô-sê Thiên Chúa đã cứu người Ít-ra-en khỏi ách nô lệ Ai cập. Ít-ra-en đang nô lệ bỗng thành tự do. Đang tản mát bỗng thành một dân tộc. Đang bơ vơ bỗng được đất chảy sữa và mật. Đang yếu ớt bỗng chiến thắng quân đội Ai cập hùng mạnh nhất thế giới thời ấy. Đó chính là vì Chúa là Thiên Chúa của họ (năm lẻ).

    Ít-ra-en phản bội nên bị Chúa phạt. Phải làm nô lệ cho Ni-ni-vê. Nhưng rồi đến ngày Chúa phục hồi dân Chúa. “Phải, đức Chúa khiến cho Gia-cóp và Ít-ra-en lấy lại sức kiêu hùng”. Ngài cho Ni-ni-vê hùng mạnh một thời gian. Rồi trừng phạt vì họ không tuân hành thánh ý. “Bấy giờ, hễ ai nhìn thấy ngươi cũng đều phải tránh xa và nói: “Ni-ni-vê đã bị phá tan hoang!” Ai còn cảm thương nó? Ta tìm đâu cho ngươi những người an ủi”? (năm chẵn).

    Hôm nay Chúa mời gọi tôi. Hãy khôn ngoan đừng khờ dại. Hãy biết chọn Thiên Chúa chứ đừng chọn thế gian. Hãy biết bỏ đời này để được đời sau. Được chính Chúa. Là hạnh phúc muôn đời.
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN18TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Thu, Jul 30 at 10:37 PM
     
     


    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA

    Chúa Nhật 18 Thường Niên năm A

    Lời Chúa : Mt 14, 13-21

     

        Thánh Gioan Tẩy Giả vừa mới bị vua Hêrôđê giết. Chúa Giêsu muốn lánh mặt vào một nơi thanh vắng để không gây sự chú ý. Những Ngài không thoát khỏi  cái nhìn của đám đông dân chúng. Họ biết nơi Chúa đến và đã đi trước để đón Ngài.Thánh Matthêu kể lại : Bước lên khỏi thuyền, Ngài nhìn thấy một đám đông dân chúng ; Ngài động lòng thương và chữa lành những bệnh nhân của họ.

        Đám dân lành khao khát nghe lời Chúa và đi tìm Ngài. Chúng ta có khao khát nghe lời Chúa không ? Chúng ta có bỏ công đi tìm Ngài không ? Điều nầy xem ra khó đấy, vì chúng ta thích những gì hợp với sở thích của chúng ta hơn, chúng ta cứ bấm điện thoại thông minh của chúng ta hơn là lắng nghe lời Chúa.

        Chúa Giêsu không bao giờ để chúng ta trở về tay không. Ngài thương chúng ta và chữa lành những bệnh tật tâm hồn chúng ta. Nhưng chúng ta có cảm thấy cần đến Ngài không ? Chỉ khi nào gặp những khó khăn, thất bại, chúng ta mới cảm thấy cần đến    Ngài ? Đừng ngại tìm Chúa, đừng ngại lắng nghe  Lời Chúa. “Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”.

        Chúng ta thấy Chúa Giêsu đối xử với đám dân như thế nào ? Ngài chạnh lòng thương và chữa hết mọi bệnh tật của họ”.  Như thế cũng chưa thấm gì. Ngài giảng dạy họ đến chiều. Các môn đệ lo lắng và có lẽ cũng muốn nhắc khéo Ngài. Không lẽ Ngài không biết là trời đã xế chiều ! Chúa Giêsu đã biết phải làm gì , nhưng Ngài dùng dịp nầy để giúp các môn đệ đi sâu vào chương trình sau nầy của Ngài. Những việc Ngài làm trong dịp nầy mang tính chất tiên tri. Những gì Ngài làm hôm nay báo trước những gì sẽ xảy ra sau nầy.

        Các môn đệ đến nhắc Ngài là trời đã xế chiều, phải giải tán dân chúng. Nhưng Ngài lại bảo : “  Họ không cần đi đâu cả. Anh em hãy cho họ ăn đi”. Một câu nói bất ngờ làm cho các môn đệ bối rối. Cả một đám người như thế nầy làm sao cho họ ăn ? Bao nhiêu tiền cho đủ ? Mua ở đâu đây? Lời nói nầy báo trước sứ mệnh quan trọng của các tông đồ. Sau nầy các ông không những chỉ nuôi ăn bao nhiêu người nầy mà thôi, mà phải nuôi cả thế giới, bằng một thứ của ăn mà Thầy sẽ ban cho.

        Chúa Giêsu bảo các ông cho người ta ngồi trên cỏ từng nhóm. Các môn đệ chỉ còn năm chiếc bánh và hai con cá hấp. Ngài cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ít lâu sau, trong nhà Tiệc Ly , Ngài cũng làm y như thế, với một điều khác biệt là Ngài thêm vào mấy câu : “  Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em...” Bữa ăn tạm bợ trong nơi hoang vắng nầy báo trước một bữa tiệc khác quan trọng hơn và tồn tại cho đến tận thế, đó là bữa tiệc Thánh Thể.

        Mọi người được ăn no nê và người ta thu lại mười hai giõ đầy những mẫu bánh thừa.  Điều nầy chứng tỏ những người đi tìm Chúa, khao khát lời Chúa không bao giờ thua thiệt, vì Chúa là sự sung mãn tràn trề.  Từ sự sung mãn của Ngài, chúng ta sẽ lãnh nhận ơn nầy đến ơn khác. Nhưng chúng ta có tin vào sự sung mãn đó không ? Chúng ta đòi hỏi nhiều mà không tin bao nhiêu. Dân chúng theo Ngài không thể ngờ họ được một bữa ăn miễn phí như thế ! Chúng ta cứ tin và cứ đến với Ngài, Ngài sẽ không để chúng ta thất vọng đâu.

        Trước khi Ngài làm dấu lạ cả thể nầy, Ngài bảo các môn đệ :     “  Anh em hãy cho họ ăn đi”. Đó cũng là một câu nói vừa thách thức các ông vừa cho họ nhận ra quyền năng vô song của Ngài. Đó cũng là một mệnh lệnh mà sau nầy các ông mới hiểu được. Thánh Thể Chúa là của ăn mà các ông sẽ lấy và nuôi dưỡng những con người đang lữ khách trên trần thế, để họ tiếp tục bước đi, đi tìm Đấng đã yêu thương và sẽ là nguồn hạnh phúc bất diệt của họ. Từ nay, các linh mục sẽ nhân bánh ra nhiều và phân phát cho mọi người cần đến, những con người khao khát Chúa. Không phải bánh trần gian mà là bánh bởi trời.

        Chúng ta có một kho tàng quí báu mà nhiều người không hay biết, đó là Chúa chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta và đã đến tận trần gian nầy tìm kiếm chúng ta, cứu vớt chúng ta và vẫn tiếp tục sống với chúng ta qua dấu lạ của tấm bánh trường sinh là mình và máu Ngài. Chúng ta không thấy mặt Ngài, chúng ta chỉ thấy một tấm bánh, vì thế chúng ta cảm thấy như không có gì đáng lưu ý.

    Niềm tin của chúng ta mờ nhạt yếu ớt. Giáo Hội cũng biết điều đó, vì thế sau khi truyền phép, Giáo Hội tuyên bố cho mọi người biết rằng chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm : Đây là mầu nhiệm đức tin. Mầu nhiệm cao cả của Tình Yêu thần linh. Dù mắt phàm trần không thể thấy, nhưng lòng cứ vững tin, thánh Tôma Aquinô đã bảo như thế. Đức tin là bảo đảm cho hạnh phúc.

       BẠN VÀ TÔI tin vững mạnh thì mới cảm thấy được hạnh phúc có Thiên Chúa ở cùng chúng ta, từng lúc, từng ngày, vì Ngài đã trở thành của ăn cho TÔI. Ngài thấm vào xương thịt, ĐỂ TÔI CŨNG LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM NHƯ CHÚA ĐÃ LÀM GƯƠNG!    .

        Khao khát Chúa, lằng nghe Lời Chúa sẽ không bao giờ thất vọng.

    Lm Trầm Phúc

    Kính chuy