2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - MƠ- REFLECTION- 22 SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 28 at 2:22 AM
     
     

              TWENTY-SECON SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                               30 AUGUST 2020

     

    picture.jpg

     

               YOU HAVE SEDUCED ME, LORD!  

     

    A REFLECTION (Matthew 16: 21-27)

    YOU HAVE SEDUCED ME, LORD! The prophet Jeremiah was captivated by God. His attachment meant that he suffered greatly at the hands of God’s enemies but he also experienced a fire within, lit by God’s love, that urged him on. We too can follow Jesus wholeheartedly only if we are captivated by him. Like Peter, we may remonstrate with Jesus as we struggle to understand his ways, but we will follow him faithfully along the way of the cross to the fullness of life.

    You have seduced me Oh Lord. (English version):

    https://www.youtube.com/watch?v=pB0tLBL_PCE

     

     

    sing.jpg

     

    Chúa Không Lầm - Elvis Phương:

    https://www.youtube.com/watch?v=mSf7lRFO_VM&list=RDAPv15easGgI&index=18

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - MƠ- REFLECTION- 22 SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 28 at 2:22 AM
     
     

              TWENTY-SECON SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                               30 AUGUST 2020

     

    picture.jpg

     

               YOU HAVE SEDUCED ME, LORD!  

     

    A REFLECTION (Matthew 16: 21-27)

    YOU HAVE SEDUCED ME, LORD! The prophet Jeremiah was captivated by God. His attachment meant that he suffered greatly at the hands of God’s enemies but he also experienced a fire within, lit by God’s love, that urged him on. We too can follow Jesus wholeheartedly only if we are captivated by him. Like Peter, we may remonstrate with Jesus as we struggle to understand his ways, but we will follow him faithfully along the way of the cross to the fullness of life.

    You have seduced me Oh Lord. (English version):

    https://www.youtube.com/watch?v=pB0tLBL_PCE

     

     

    sing.jpg

     

    Chúa Không Lầm - Elvis Phương:

    https://www.youtube.com/watch?v=mSf7lRFO_VM&list=RDAPv15easGgI&index=18

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY CN20TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Fri, Aug 21 at 3:42 PM
     
     

    Thứ Bảy CN20TN-A

     

    THAM DỰ TIỆC Lời Chúa

    Bài Ðọc I: (Năm II) Ed 43, 1-7a

    "Uy nghi Chúa tiến vào đền thờ".

    Trích sách Tiên tri Êdêkiel.

    Thiên Thần dẫn tôi đến cửa phía đông. Và đây vinh quang Thiên Chúa Israel từ con đường phía đông tiến vào: tiếng của Người như tiếng nước lũ, và địa cầu sáng rực uy nghi của Người. Thị kiến mà tôi đã thấy giống như thị kiến trước kia tôi đã xem thấy khi Người đến huỷ diệt thành phố, và như thị kiến tôi đã xem thấy gần sông Côbar, nên tôi sấp mặt xuống đất. Uy nghi Chúa tiến vào đền thờ theo lối của hướng đông. Thần Trí đỡ tôi lên, và dẫn tôi vào hành lang phía trong. Ðây ánh vinh quang của Chúa tràn ngập đền thờ. Tôi đã nghe có người nói với tôi từ trong đền thờ và người đứng gần bên tôi, bảo tôi rằng: "Hỡi con người, đây là nơi đặt bệ ngai Ta, nơi Ta để chân, nơi Ta ngự giữa con cái Israel đến muôn đời".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14

    Ðáp: Vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi (x. c. 10b).

    Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi. - Ðáp.

    2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. - Ðáp.

    3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Ngài. - Ðáp.

     

    Alleluia: x. Cv 16, 14b

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con nghe lời của Con Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 23, 1-12

    "Họ nói mà không làm".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta: còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là "Thầy". Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là "Thầy", vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là "cha", vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là "người chỉ đạo": vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Mt 23,1-12 - Catholic For Life

     

     

    Suy Niệm/ Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

    "thày", "cha" và "xếp- không hưởng thụ nhưng phục vụ

     

     

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XX Thường Niên hôm nay cách bài Phúc Âm hôm qua 5 câu, 41-46, những câu cuối của Đoạn 22, những câu Phúc Âm về vấn đề Chúa Giêsu đặt ra cho thành phần biệt phái khiến "không ai dám hỏi Người một điều gì nữa từ đó trở đi" (Mathêu 22:46), đó là vấn đề nếu Đấng Kitô Thiên Sai là con của Vua Đavít thì tại sao chính vua lại gọi Người là Chúa

     

    Phải, Giáo Hội đã không chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu về vấn đề ấy, vì vấn đề này đã được Giáo Hội chọn đọc cho ngày Thứ Sáu Tuần IX Thường Niên theo Phúc Âm của Thánh ký Marcô rồi. Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc hôm nay liên quan đến thành phần luật sĩ và biệt phái, thành phần bị Người thậm tệ quở trách và vạch trần bộ mặt giả hình của họ, như chúng ta đã thấy 1 chút trong bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô ở Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên, và sẽ thấy tt cả ở trong các bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho 3 ngày đầu của tuần tới, tuần cuối cùng theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Phụng Vụ Lời Chúa ngày thường trong tuần từ Tuần X Thường Niên.

     

    Đúng thế, ngay từ bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã nghiêm thẳng vạch trần chân tướng của hai thành phần luật sĩ và biệt phái đầy kiêu hãnh và ham danh trong dân này:

     

    "Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là 'rabbi'".

     

    Tuy hai thành phần luật sĩ và biệt phái vốn được coi là thày dạy trong dân này có những cử chỉ và hành động đầy gương mù gương xấu phản tác dụng bất khả chấp như vậy, nhưng "Đức Giêsu (vẫn) nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: 'Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên toà ông Moisen mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm'". 

     

    Thế nhưng, trên thực tế rất khó thực hành theo bản tính tự nhiên của loài người. Chúng ta hay có khuynh hướng đồng hóa tội nhân với tội lỗi hay với gương mù gương xấu của họ. Ở chỗ, chúng ta chẳng những tỏ ra ghê tởm việc làm xấu xa hay tội lỗi của họ mà còn ghê tởm và khinh bỉ chính con người của họ nữa. Có những lúc hay nhiều lúc chúng ta thường tấn công họ bằng những lời nói nhục mạ họ, (thậm chí công khai qua phương tiện truyền thông: báo chí, email, internet, truyền thanh, truyền hình, thơ nặc danh, hay ngay cả trên tòa giảng v.v.), hơn là tế nhị và nhẹ nhàng khôn khéo sửa lỗi cho họ để họ dễ cảm nhận bản thân hèn yếu lỗi lầm của mình mà hoán cải trở về cùng Chúa theo tinh thần và đường lối được Chúa Giêsu huấn dạy trong bài Phúc Âm Thứ Tư tuần trước. 

     

    Chúng ta thường đối xử với anh chị em lầm lỗi của chúng ta như thể chúng ta là con người toàn hảo, không bao giờ sai lỗi, động một tí là ném đá nhau, thậm chí như thể là quan án của họ, có quyền tối thượng trong việc thưởng pht nhau, trong khi chúng ta chưa thấu suốt được thâm tâm của nhau như Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền phán quyết mọi người. Quả thực Chúa Giêsu nói về chúng ta quá đúng khi Người vừa khiển trách vừa nghiêm trọng cảnh giác chúng ta rằng: "Đồ giả hình! trước hết ngươi hãy lấy khỏi mắt của mình cái xà đi đã rồi ngươi mới thấy được một cách rõ ràng mà lấy đi cái rằm trong con mắt của anh chị em của ngươi" (Mathêu 7:5). 

     

    Tuy nhiên, không phải đối xử một cách cảm thông với những người anh chị em lỗi lầm của mình đến độ không còn biết phân biệt đâu là phải là trái nữa. Ở chỗ, thương tội nhân nhưng không chấp nhận tội lỗi của họ. Bởi thế, cho dù ở ngay đầu bài Phúc Âm Chúa Giêsu khuyên hãy tôn trọng quyền giáo huấn của thành phần luật sĩ và biệt phái, cuối bài Phúc Âm Người vẫn khuyên dạy dân chúng và các môn đệ của Người "đừng có làm theo những việc của họ", mà hãy sống ngược lại như sau:

     

    "Phần anh em, đừng để ai gọi mình là 'rabbi', vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên".
     
    Trong huấn dụ của Chúa Kitô trên đây, về hình thức thì nên tránh ba danh xưng "thày", "cha" và "xếpđối với bản thân mình, ở chỗ, về tinh thần, cho dù mình có thực sự đóng vai là "sư phụ", là "thân phụ", là "lãnh tụ" chăng nữa, mình cũng phải dấn thân phục vụ hơn là hưởng thụ, hãy lợi dụng chức vụ là "thày", là "cha", là "xếp" của mình để mang lại lợi ích cho thành phần được trao phó cho mình, theo đúng dự định thần linh của Đấng đã tuyển chọn mình, theo gương của chính Đấng Kitô Thiên Sai, Đấng đã "đến không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ và hiến mạng sống mình cho nhiều người" (Mathêu 20:28). 

    Nếu để ý kỹ thứ tự và ba chức vụ được Chúa Giêsu nêu lên trong bài Phúc Âm hôm nay: 1. sự phụ - thày, 2. thân phụ - cha và 3. lãnh tụ - xếp, chúng ta mới thấy được rằng Chúa Giêsu ám chỉ huấn dụ của Người cho thành phần môn đệ tông đồ của Người hơn là dân chúng. Bởi vì chỉ có các tông đồ mới bao gồm cả 3 nhiệm vụ hay vai trò này, những nhiệm vụ và vai trò được thừa kế bởi hàng giáo phẩm sau các vị, bao gồm cả giáo hoàng lẫn các vị giám mục. Ba nhiệm vụ và vai trò của các tông đồ cũng như của hàng giáo phẩm thừa kế các ngài là gì, nếu không phái là 1- giảng dạy (với tư cách là thày), 2- thánh hóa (với tư cách là cha - điển hình nhất là ban Bí Tích rửa tội tái sinh và Bí Tích Thánh Thể dưỡng nuôi và Bí Tích Hòa Giải tha thứ hồi sinh v.v.), và quản trị (với tư cách là xếp, là mục tử v.v.)

    Tóm lại, nội dung của bài Phúc Âm hôm nay chính yếu và thành phần luật sĩ và biệt phái nhưng đối tượng mà Chúa Giêsu nhắm tới để giáo huấn lại là thành phần dân chúng và môn đệ. Sở dĩ bao gồm cả hai thành phần này cần phải nghe những gì Người nói về thành phần có thẩm quyền giảng dạy trong dân là vì hai loại người này dễ bị ảnh hưởng bởi gương mù gương xấu của họ, nhất là khi họ lại đóng vai trò làm thày dạy nữa. Gương mù gương xấu dễ gây ảnh hưởng nên cả dân chúng lẫn các môn đệ của Người cần phải tránh vì những gương mù gương xấu của họ rất hợp với bản tính tự nhiên và khuynh hướng phô trương tuụ cao tự đại của con người.

    Tuy nhiên, không phải vì thế mà Chúa Kitô phủ nhận danh xưng hay vai trò thực sự của những người làm thày (sư phụ - người có quyền về tinh thần của con người), của những người làm cha (thân phụ - người có quyền theo huyết nhục tự nhiên), và của những người làm đầu (lãnh tụ - người có quyền lãnh đạo về hành chính). Chúa chỉ có ý dạy dân chúng và các môn đệ của Người rằng dù họ có thực sự làm cha mẹ trong gia đình theo huyết nhục, có là giám mục hay linh mục trong Giáo Hội, có tài năng thế giá và chức quyền về bất cứ phương diện nào (nhất là về chính trị) trong xã hội đi nữa v.v. họ hãy phục vụ hơn là hưởng thụ, đó mới đúng ý nghĩa kẻ làm đầu là làm đầy tớ như Người làm gương (xem Mathêu 20:26-28).

    Bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến vấn đề Chúa Kitô giáo huấn môn đệ của Người, được chọn là để phục vụ chứ không phải để hưởng thụ, như chính Người đã làm gương cho họ. Có phục vụ mới cho thấy việc của Chúa chứ không phải việc của mình, muốn làm gì thì làm. Thiên Chúa chỉ có thể ngự trị và tỏ mình ra nơi những con người được sai đi làm theo ý của Ngài thôi, như Chúa Kitô Thiên sai của Ngài. Lời Thiên Chúa phán qua miệng Tiên Tri Êzêkiên trong Bài Đọc 1 hôm nay, về thành phần tôi tớ chỉ biết làm theo ý muốn cũng là ý hướng của Ngài, như họ hướng về phía đông, hướng Thiên Chúa tỏ mình ra như trong Bài Đọc 1 hôm nay:

    "Thiên Thần dẫn tôi đến cửa phía đông. Và đây vinh quang Thiên Chúa Israel từ con đường phía đông tiến vào... Uy nghi Chúa tiến vào đền thờ theo lối của hướng đông. Thần Trí đỡ tôi lên, và dẫn tôi vào hành lang phía trong. Ðây ánh vinh quang của Chúa tràn ngập đền thờ. Tôi đã nghe có người nói với tôi từ trong đền thờ và người đứng gần bên tôi, bảo tôi rằng: 'Hỡi con người, đây là nơi đặt bệ ngai Ta, nơi Ta để chân, nơi Ta ngự giữa con cái Israel đến muôn đời'".

     

    Đúng thế, "Vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi", đúng như Câu Họa của Bài Đáp Ca hôm nay, một khi chúng ta có được những nhận thức như thánh vịnh gia trong bài Thánh Vịnh 84 ở Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

     

    1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi.

    2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống.

    3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Ngài.

     

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    Thu.7.XX.TN.mp3  

     

    LeMeNuVuong-2.mp3  

     

     

     

    LỄ MẸ NỮ VƯƠNG Ngày 22 tháng 8

     

    Kitô Hữu Nhìn Lên Nữ Vương Maria

    ĐTC Gioan Phaolô II

     

    Pin by Juan on Art | Diego velázquez, Catholic pictures, Queen of ...


    1.- Lòng tôn sùng thịnh hành vốn kêu cầu Mẹ Maria như là một Vị Nữ Vương. Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhắc lại Việc Đức Trinh Nữ Mông Triệu “cả xác lẫn hồn vào vinh quang thiên quốc”, đã giải thích rằng Mẹ “được Chúa tôn làm Nữ Vương trên tất cả mọi sự, để Mẹ có thể hoàn toàn nên giống hơn Con Mẹ là Chúa các chúa (x Rev 19:16) và là Đấng chiến thắng tội lỗi cùng sự chết” (Lumen Gentium, 59).

    Thật vậy, bắt đầu từ thế kỷ thứ năm, hầu như trong cùng một giai đoạn Công Đồng Chung Êphêsô công bố Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, thì tước hiệu Nữ Vương cũng đã được bắt đầu được gán cho Mẹ. Nhận biết hơn về vai trò cao cả của Mẹ như thế, dân Kitô giáo muốn đặt Mẹ lên trên tất cả mọi thụ tạo, vinh thăng vai trò và tầm quan trọng của Mẹ nơi đời sống của hết mọi người cũng như của cả thế giới.

    Thế nhưng, trong một khúc bài giảng được cho rằng của giáo phụ Origen, cũng đã chất chứa lời dẫn giải này về những lời bà Elizabét thốt lên trong biến cố Thăm Viếng: “Đáng lẽ chị phải đến thăm em, vì em có phúc hơn mọi người nữ, em là Người Mẹ của Chúa chị, em là Vị Tôn Nữ của chị” (Fragment, PG 13, 1902 D).

    Bản văn chuyển một cách tự nhiên từ lời diễn tả “Người Mẹ của Chúa chị” sang tước hiệu “Vị Tôn Nữ”, trước cả những gì Thánh Gioan Đamascênô sau này nói khi thánh nhân gán cho Mẹ tước hiệu “Vương Chủ”: “Khi Mẹ trở nên Mẹ của Đấng Hóa Công, Mẹ thực sự trở nên nữ vương của tất cả mọi tạo vật” (De fide orthodaxa, 4, 14, PG 94, 1157).

    2.- Vị Tiền Nhiệm đáng kính Piô XII của Tôi, trong bức Thông Điệp Ad coeli Reginam, một văn kiện được bản văn của Hiến Chế Lumen Gentium qui chiếu, xác định việc Mẹ cộng tác vào công cuộc Cứu Chuộc đã là nền tảng cho vai trò nữ vương của Mẹ Maria, thêm vào vai trò mẫu thân của Mẹ. Bức Thông Điệp đã lập lại bản văn phụng vụ: “Có Thánh Maria, Nữ Vương thiên đàng và là Vị Vương Chủ thế giới, đau thương đứng kề bên cây Thập Giá của Chúa Giêsu Kitô” (AAS 46 [1954] 634). Như thế, bức Thông Điệp này đã nêu lên tính cách tương tự giữa Mẹ Maria và Chúa Kitô, một tính cách tương tự giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng nơi trạng thái trung thành của Đức Trinh Nữ. Chúa Kitô là Vua không phải chỉ vì Người là Con Thiên Chúa, mà còn vì Người là Đấng Cứu Chuộc; Mẹ Maria là Nữ Vương không phải chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà còn vì Mẹ đã cộng tác vào công cuộc cứu chuộc loài người, với tư cách là tân Evà cùng với tân Adong.

    Trong Phúc Âm Thánh Marcô, chúng ta đọc thấy rằng, vào ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu “được đưa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (16:19). Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, “ngồi bên hữu Thiên Chúa” nghĩa là chia sẻ quyền bính tối cao. Ngồi “bên hữu Cha”, Người thiết lập vương quốc của Người, vương quốc của Thiên Chúa. Được đưa lên trời, Mẹ Maria được liên kết với quyền năng của Con Mẹ, và được giành vào việc phát triển Vương Quốc này, ở chỗ thông phần vào việc ban phát ân sủng thần linh trên thế giới.

    Nhìn vào tính cách tương tự giữa việc Chúa Giêsu Thăng Thiên và việc Mẹ Maria Mông Triệu, chúng ta có thể kết luận rằng, Mẹ Maria, dựa vào Chúa Kitô, là một Vị Nữ Vương nắm thượng quyền và thực hiện thượng quyền do Con Mẹ ban Mẹ trên vũ trụ.

    3.- Tước hiệu Nữ Vương dĩ nhiên không thay thế cho tước hiệu Làm Mẹ, ở chỗ, vai trò làm nữ vương của Mẹ vốn là hệ quả của sứ vụ đặc biệt làm mẹ, và chỉ để thể hiện quyền năng được ban cho Mẹ để Mẹ thi hành sứ vụ ấy mà thôi.

    Trích lại Trọng Sắc Ineffabilis Deus của Đức Piô IX, Đức Piô XII nhấn mạnh đến chiều kích làm mẹ nơi vai trò nữ vương của Đức Trinh Nữ: “Cảm thương chúng ta với lòng từ mẫu và quan tâm đến phần rỗi của chúng ta, Mẹ vươn vòng tay săn sóc của Mẹ ra ôm ấp tất cả loài người. Được Chúa cắt đặt làm Nữ Vương trời đất, được nâng lên trên tất cả mọi ca đoàn thiên thần cũng như tất cả mọi hàng ngũ các thánh trên trời, ngự bên hữu Người Con duy nhất của mình là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ chắc chắn chiếm được những gì Mẹ muốn dùng lời nguyện cầu từ mẫu của Mẹ mà kêu xin; Mẹ chiếm được những gì Mẹ tìm kiếm và không bị khước từ” (xem AAS 46 [1954] 636-637).

    4.- Bởi thế, Kitô hữu hãy tin tưởng nhìn lên Nữ Vương Maria, và điều này chẳng những không làm suy giảm mà thực sự làm tăng thêm việc trao phó bản thân mình với tình con thảo của họ cho Mẹ, Đấng làm mẹ theo cấp trật ân sủng.

    Thật vậy, nỗi quan tâm của Nữ Vương Maria đối với loài người có thể hoàn toàn tác hiệu chính là vì trạng thái vinh hiển của Người xuất phát từ việc Mẹ Mông Triệu. Thánh Germanus I ở Contantinôpôli đã cho thấy sự kiện này rất hay. Thánh nhân chủ trương rằng trạng thái này bảo toàn mối liên hệ thân mật giữa Mẹ Maria với Con của Mẹ, và cho phép Mẹ thực hiện việc Mẹ can thiệp hộ giúp chúng ta. Ngỏ lời cùng Mẹ Maria, thánh nhân viết, Chúa Kitô muốn “có một kết nối giữa môi miệng của Mẹ với lòng trí của Mẹ; bởi thế Người đồng ý với tất cả mọi ước muốn Mẹ bày tỏ cùng Người, khi Mẹ chịu đựng vì con cái của Mẹ, Người làm tất cả mọi sự Mẹ kêu xin Người bằng quyền năng thần linh của Người” (Hom. 1 PG 98, 348).

    5.- Người ta có thẻ kết luận rằng Việc Mông Triệu làm cho Mẹ Maria chẳng những hoàn toàn hiệp thông với Chúa Kitô, mà còn với mỗi một người trong chúng ta nữa, ở chỗ, Mẹ ở bên chúng ta, vì tình trạng vinh hiển của Mẹ khiến cho Mẹ có thể theo chúng ta trong cuộc hành trình trần thế hằng ngày của chúng ta. Như chúng ta cũng đọc thấy ở Thánh Germanus: “Mẹ ở với chúng con một cách thiêng liêng, và việc Mẹ hết lòng coi sóc chúng con cho thấy Mẹ hiệp thông đời sống với chúng con” (Hom. 1, PG 98, 344).

    Bởi vậy, thay vì tạo nên khoảng cách giữa Mẹ và chúng ta, tình trạng vinh hiển của Mẹ Maria lại tạo nên một tình trạng liên tục gần gũi và chăm sóc. Mẹ biết hết mọi sự xẩy ra trong đời sống của chúng ta, và nâng đỡ chúng ta bằng tình yêu từ mẫu của Mẹ trong những cơn thử thách cuộc đời của chúng ta.

    Được đưa về trời vinh hiển, Mẹ Maria hoàn toàn hiến mình cho công cuộc cứu độ, để thông truyền cho hết mọi con người sống động thứ hạnh phúc Mẹ lãnh nhận. Mẹ là một Vị Nữ Vương ban phát tất cả những gì Mẹ chiếm hưởng, trước hết, ở chỗ Mẹ tham dự vào cuộc sống và tình yêu của Chúa Kitô.

     


    (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
    Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 30/7/1997)
     

     

    --

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAN 21 SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 21 at 8:30 PM
     
     

              TWENTY-FIRST SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                                23 AUGUST 2020

    picture.jpg

     

                      TREASURED KNOWLEDGE  

     

                         REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 16: 13-20)

     

                                TREASURED KNOWLEDGE

     

    Jesus questions his disciples about popular perceptions of who he is. Their report shows that people cast him in familiar but totally inadequate roles. The reality requires a leap in imagination and faith achieved in Simon Peter’s response: ‘You are the Christ, the Son of the Living God’. Beyond being Messiah of Israel, Jesus is God’s Son in a unique way.

    Peter has conferred a title upon Jesus. Now Jesus confers a blessing and three roles upon him.

    He is ‘blessed’, not because he is virtuous, but because God has revealed to him a knowledge that unaided human understanding could never achieve. Everything the Church has to say flows from this God-given knowledge of Jesus. This is the inexhaustible treasure that it holds in trust for the world.

    Simon’s first role is indicated by his name: ‘Peter’ (= ‘Rock’). He is ‘rock’, again not because of his personal qualities, but because of his knowledge of Jesus. Built on this ‘rock’, the Church will be a community of life, against which the powers of death (‘gates of the underworld’) will not prevail.

    The gift of keys, a biblical image (see the First Reading) signifies delegated authority (from Jesus) in the household of God (the Church).

    The final role, ‘binding and loosing’, refers to the power to interpret and apply Jesus’ authoritative teaching to new situations. In this way the Church, as both expression and foretaste of God’s reign (‘Kingdom of Heaven’) on earth, is equipped to discern God’s will in the changing circumstances that will confront its passage down the ages.

     

    Bredan Byrne, SJ

     

    English Christian Song 2018 "God Has Revealed His Entire Disposition to Man":

    https://www.youtube.com/watch?list=PLpM-3lQN10LLQGFdDKJQPEBkFQ7HtruiN&v=gGfQ8iNzl-Q

     

    sing.jpg

    Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN A – ĐÁP CA & Ca Hiệp lễ – Cs. Thanh Hoài & Cs. Sơn Túi Đỏ:

    https://www.youtube.com/watch?v=fyBEoFzUMCE

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -NGẮN GỌN- 21 SUNDAY -A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Aug 21 at 5:55 AM
     
     

              TWENTY-FIRST SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                                23 AUGUST 2020

     

    picture.jpg

                        WHO DO YOU SAY I AM?  

     

    A REFLECTION (Matthew 16: 13-20)

     

    WHO DO YOU SAY I AM? Jesus asks his disciples this question in today’s Gospel. He asks us the same question. He is not seeking a textbook response or for us to repeat what others have said about him. He wants to hear our personal response. May we answer his question as truthfully as possible, and then listen as he speaks to us.

     

    Gospel Music "The Identity of Christ Is God Himself":

    https://www.youtube.com/watch?v=qHaUBOjYvdY

     

    sing.jpg

    Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa:

    https://www.youtube.com/watch?v=I7RLqAZPCHQ

    https://www.youtube.com/watch?v=Nt_hEKhU6gM