2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINHANH- HUẾ

  • LM MINH ANH
     

    ĐẤNG THÁO CỞI

    “Ephpheta”, “Hãy mở ra!”.

    Trong cuốn “Chiều Kích Thứ Tư”, “The Fourth Dimension”, Paul Yonggi Cho viết, “Có nhiều lý do khiến Chúa không nên gọi bạn. Nhưng đừng lo! Ngài không yêu cầu một cuộc phỏng vấn xin việc, không thuê và sa thải ai; Ngài là Chúa của chúng ta hơn là Sếp của chúng ta. Ngài không tính lãi, lỗ; không thành kiến, phán xét, thù dai, hay chảnh choẹ; không giả điếc, không nhắm mắt.

    Chúng ta cố gắng bao nhiêu cũng được, quà tặng của Ngài luôn miễn phí. Chúng ta có thể làm những điều tuyệt vời cho những người tuyệt vời nhưng vẫn không... tuyệt vời. Satan nói, “Bạn không xứng đáng”; Chúa Giêsu nói, “Vậy thì sao?”. Satan nhìn lại, chỉ thấy những sai lầm của chúng ta; Chúa Giêsu nhìn lại, Ngài thấy thập giá! Ngài là ‘Đấng tháo cởi’, xót thương!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘Đấng tháo cởi’, xót thương, mà Paul Yonggi Cho đề cập. Nhân việc Chúa Giêsu chữa lành một người câm điếc, Lời Chúa mời gọi mỗi người chúng ta tự hỏi, “Dẫu đã có niềm tin, nhưng tại sao nhiều lần, tai và miệng tâm linh của tôi không được mở ra?”.

    Phải chăng chúng ta đã quá quen thuộc và đắm chìm trong di sản đức tin Công Giáo của mình, đến nỗi coi thường những chân lý đã được lãnh nhận từ Giáo Hội? Phải chăng chúng ta đã coi thường khả năng nghe, nói của mình? Hãy biết, có nhiều người không thể đón nhận mặc khải của Thiên Chúa, không phải vì nó không được ban, nhưng bởi họ không được chuẩn bị để đón nhận. Vì thế, hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, ‘Đấng tháo cởi’, xin Ngài cũng tháo cởi tâm hồn và môi miệng chúng ta, hầu mỗi người biết vui mừng trong ân sủng đã lãnh nhận; đồng thời, biết tôn vinh Chúa với niềm cảm tạ tri ân.

    Chúa Giêsu, mặc khải và tình yêu của Chúa Cha, đã tỏ mình cho người câm điếc; quyền năng Ngài đã làm cho anh ta nghe và nói được. Cũng thế, nếu không được Chúa Giêsu tháo cởi; chúng ta không thể nói lên thông điệp ý nghĩa cuộc sống của mình, không thể hiến mình cho Thiên Chúa và tha nhân, và cuộc sống cứ thế trôi qua! Nhưng nếu Chúa Giêsu chạm vào ‘tai, vào lưỡi’ của chúng ta, nếu Ngài chữa trị và ban sức mạnh cho chúng ta bằng ân điển của Ngài, cuộc sống của chúng ta sẽ có một hướng đi và một ý nghĩa hoàn toàn mới. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói, “Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hãy nghe Ta răn bảo!”. Bài đọc Các Vua hôm nay cũng cho biết, giá mà Salômon biết nghe lời răn bảo của Thiên Chúa, Đấng đã hiện ra với ông đến hai lần, thì vương quốc của ông đâu đến nỗi bị phân thành mười hai mảnh!

    Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Tất cả chúng ta đều có đôi tai, nhưng rất thường xuyên, chúng ta không thể lắng nghe. Có một chứng điếc đặc nội tâm mà mỗi người có thể xin Chúa Giêsu, ‘Đấng tháo cởi’, chạm vào và chữa lành ngay hôm nay. Đó là điếc nội tâm, tệ hơn cả điếc thể chất, vì nó là điếc của trái tim. Mỗi ngày thức dậy, một cách vội vàng, bởi quá nhiều điều phải nói và phải làm, chúng ta không tìm thấy thời gian để dừng lại và lắng nghe những người khác. Hãy tự hỏi bản thân, khả năng lắng nghe của tôi đang diễn ra thế nào? Tôi có để mình xúc động trước cuộc sống của những người khác không? Tôi có biết dành thời gian cho những người thân yêu để lắng nghe họ không? Điều này liên quan đến tất cả chúng ta!”.

    Anh Chị em,

    “Hãy mở ra!”. Bằng việc chữa lành người câm điếc hôm nay, Chúa Giêsu tiết lộ một điều gì đó cấp bách mà Ngài muốn làm cho chúng ta. Ngài quyết tâm hành động, không do dự, không rụt rè hay nghi ngờ; tuyệt đối và rõ ràng… Ngài muốn tạo nên một sự khác biệt nơi chúng ta. Chính sự hiểu biết này sẽ mang lại cho chúng ta một niềm an ủi lớn lao, rằng, Chúa Giêsu sẵn lòng thi hành quyền năng để mang lại điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống chúng ta. Sau khi được chữa lành, người câm điếc đã trở thành một đại diện cho sự cứu rỗi của Thiên Chúa; giờ đây, ai có thể giữ anh ta im lặng về trải nghiệm tuyệt vời về một Đấng Cứu Độ, cũng là ‘Đấng tháo cởi’ miệng lưỡi anh! Anh đã tin; và vì vậy, anh đã nói! Vậy tại sao tôi lại im lặng? Tôi không biết rằng, với tư cách là người Công Giáo, tôi cũng là nhân chứng cho thế giới rằng, tình yêu tồn tại?

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, ‘Đấng tháo cởi’, xin cởi không chỉ tai con, miệng con, nhưng cả trái tim con; cho con luôn trở nên một khí cụ sắc bén, một tay thợ lành nghề trên đồng lúa thế giới của Chúa, đồng lúa xa, đồng lúa gần”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

    Kính chuyển:

    Hồng

     



     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER

  •  
    Mo Nguyen
     

     

     

                                                                SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                                                                       13 FEBRUARY 2022

      

     

                                                                                                                                                    

     

                                                                                 BREAKING OPEN THE WORD

                                                                                                                                  

                                                                FAITH IN OUR RESURRECTION (Luke 6: 17, 20-26)

     

    All of us search for the path that leads to life and this search calls us to make decisions. Which path should we choose? Where are we to find the wellsprings that will give us living water? Jeremiah places the two paths before us by contrasting the shrub that dies in the desert with the tree that is planted by water. In a similar fashion, Jesus places two options before his listeners in the beatitudes and the woes. God’s ways are often not ours and the path that leads to the living God may be marked by difficulty and persecution. As far as Paul was concerned some of the Corinthian Christians had taken the wrong path because they did not understand that bodily resurrection is an essential element of Christian belief. Some of them had come to the mistaken belief that a consequence of their baptism was that they were already in their glorified bodies. Paul sets out to shock the Corinthians by showing them the consequences and inherent dangers of their point of view. He knew that our present body must be changed into a glorified one at the resurrection of the dead. How could he bring them to see the error of their point of view? He bases his argument upon the fact that just as Jesus’ body was glorified at his resurrection, so it will be those who follow him. Jesus is to be seen as the first fruits of a harvest that is to come at the fullness of time.

     

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                                                    The Beatitudes:

                                                 https://www.youtube.com/watch?v=es02wV7Ej2Q

    https://www.bing.com/videos/search?q=the+beatitudes+imges+youtube&ru=%2fsearch%3fq%3dthe%2bbeatitudes%2bimges%2byoutube%26qs%3dn%26form%3dQBRE%26sp%3d-1%26pq%3dthe%2bbeatitudes%2bimges%2byoutube%26sc%3d1-28%26sk%3d%26cvid%3d0A971B9C31B04EAFAA124AF6D04CA8DB&view=detail&mid=8B9EACD8CF073B43AAC88B9EACD8CF073B43AAC8&&mmscn=vwrc&FORM=VDRVRV

     

     

     

      Phúc thật tám mối | SÁCH KINH NHỎ YOUTUBE / STT NGUYỆN:

     

    https://www.bing.com/videos/search?q=t%c3%a1m+m%e1%bb%91i+ph%c3%bac+th%e1%ba%adt+song+youtube&docid=608000935053369188&mid=B078361EB27997FE7779B078361EB27997FE7779&view=detail&FORM=VIRE

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN - MƠ

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Sáu tuần 5 Thường niên năm II (Mc 7,31-37)

    Tin mừng: Mc 7, 31-37

    31 Đức Giêsu lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xiđôn, đến biển hồ Galilê vào miền Thập Tỉnh. 32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh.

    33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. 34 Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Épphatha”, nghĩa là: hãy mở ra!

    35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. 36 Đức Giêsu truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.

    37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Bị khuyết tật về thể lý đã là một đau khổ, nhưng bị khuyết tật về tâm linh lại càng đau khổ hơn. Chỉ có Đức Kitô là thầy thuốc tuyệt hảo sẽ chữa lành mọi khuyết tật thể xác và tâm linh.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, người bị bệnh câm điếc giao tiếp rất vất vả, khó khăn. Họ chỉ có thể nói và nghe bằng dấu hiệu bàn tay. Còn con, con cám ơn Chúa vì được diễm phúc vẫn là người lành lặn về thể xác. Nhưng lạy Chúa, rất nhiều lúc con lại câm điếc về cuộc sống thiêng liêng. Vâng, con câm điếc vì chẳng nghe Chúa nói và cũng chẳng biết nói Chúa nghe. Vì mải mê lạc thú trần gian và đi tìm vui chơi giải trí, con chẳng còn giờ đến với Chúa. Tiền bạc danh vọng chi phối con, nên con không còn thiết tha với việc cầu nguyện. Con hững hờ trước việc đọc kinh, các buổi phụng vụ, con dửng dưng với bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.

    Còn đối với những người chung quanh, nhiều lúc con cũng trở thành một kẻ câm điếc. Bên cạnh con, biết bao người đang cần đến con: cần một nụ cười, một lời thăm hỏi, hay một sự giúp đỡ nào đó. Thế mà vì ích kỷ khép kín, con đã bịt tai ngậm miệng. Con chỉ nghĩ đến con, chỉ lo cho gia đình con.

    Lạy Chúa Giêsu, hôm nay con đến với Chúa, xin cứu chữa con khỏi căn bệnh trầm trọng đó. Xin Chúa mở tai con, để con lắng nghe tiếng Chúa, để con nghe được những nhu cầu của tha nhân. Xin cho con biết thương xót, biết lo lắng cho những ai ở gần con. Xin cho con biết sống yêu thương.

    Xin Chúa dạy con biết lặng thinh khi không nên nói, và xin dạy con biết nói khi không được im lặng. Amen.

    Ghi nhớ: “Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM

  •  
    Chi Tran CHUYỂN

     
     
     
     
    LM THÁI NGUYÊN
     
       

    NGHÈO KHÓ VÀ GIÀU CÓ (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 6 TNC)

     

     
     
     
    NGHÈO KHÓ VÀ GIẦU CÓ

    Chúa Nhật 6 thường Niên năm C : Lc 6, 20-26

     

     

     

    Suy niệm

    Cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc thật. Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang phú quý, được danh thơm tiếng tốt và quyền cao chức trọng… ai cũng rất sợ nghèo nàn, túng thiếu, thấp kém… Đức Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác, với một não trạng khác:“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó…”. Các môn đệ Đức Giêsu là những người có phúc, vì phải chịu nghèo, chịu đói, chịu oán ghét, và bị khai trừ vì Ngài. Nước Trời thuộc về họ từ hôm nay và hạnh phúc sẽ trọn vẹn trong ngày sau hết.

     

    Người nghèo phải chăng là người thiếu thốn của cải vật chất? Phải chăng Đức Giêsu chúc phúc cho một giai cấp xã hội? Thật ra chẳng có thực trạng xã hội nào được phong thánh hay được đặt quan hệ trực tiếp với Nước Trời. Chúa Giêsu đến cho mọi thành phần xã hội chứ không chỉ riêng cho người nghèo. Tuy nhiên, sứ mạng của Đức Giêsu liên hệ cấp bách đến những người bị đói khát, khóc lóc, bách hại, ngược đãi… Họ là những người bị bỏ rơi, bị loại ra bên lề xã hội vì bệnh tật, nghèo hèn hay vì thành kiến của xã hội và tôn giáo. Chúa Giêsu đến trước tiên là để giải thoát họ khỏi tình trạng quá éo le trong đời. Họ phải là những người được chúc phúc đầu tiên khi Nước Trời đến, và như vậy Ngài đem lại một trật tự mới, vượt qua sự phân chia giai cấp giàu nghèo. Nghèo không thể là ý nghĩa dự phóng của đời người, vì Chúa đến là để cho mọi người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10, 10). 

     

    Thật ra, tự bản chất giàu – nghèo chưa là gì cả, không xấu cũng không tốt. Hạnh phúc hay đau khổ phát xuất từ trong tâm chứ không đến từ bên ngoài. Những gì bên ngoài chỉ làm tăng thêm cảm xúc chứ không tăng thêm hạnh phúc. Hạnh phúc hay không là tùy thuộc tâm thái của mỗi người trước mọi tình cảnh, dù nghèo vẫn sống vui. Hạnh phúc hay đau khổ là một tâm thái, nên nó cũng là một lựa chọn: sống yêu thương hay ích kỷ, tha thứ hay thù hằn, mở ra hay khép lại, đón nhận hay từ khước… Phúc hay họa đã nằm sẵn trong thái độ sống.

     

    Giàu có bị phủ nhận vì mãi lực của nó muốn biến thành tuyệt đối, đòi được tôn thờ, khiến toàn thể cuộc sống con người bị cuốn hút vào đó. Giàu có làm ta xao lãng và xa cách Thiên Chúa, vì nghĩ rằng hạnh phúc phát sinh từ những gì ta có. Thực chất, giàu chỉ đem lại một thứ an toàn giả tạo, vật hóa tinh thần, vô hiệu hóa khả năng hiệp thông. Những kẻ giàu phải bảo vệ những gì họ có, nên khó sống chân tình với mọi người. “Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân”. Không yêu tiền bạc, không đặt nặng vật chất, không coi nhẹ tình nghĩa, sao có thể làm giàu?

     

    Lời Chúa hôm nay cũng cảnh cáo:khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có”. Chúa Giêsu đã từng nói nhiều về vấn đề này: Ngài gọi kẻ lo thu tích của cải là “đồ ngốc” (Lc 12, 20), coi sự ham muốn giàu có là “bất chính” (Lc 16, 9), ham mê tiền của là điều “ghê tởm” (Lc 16, 14), và khẳng định: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19, 24). Ngài yêu cầu các môn đệ phải lựa chọn dứt khoát giữa Thiên Chúa và tiền của (x. Lc 16, 13).

     

    Tuy nhiên, nghèo không phải là không có nguy cơ. Nghèo cũng dễ đưa tới gian tham, trộm cắp và mọi thứ tội phạm, có khi đưa tới tuyệt vọng. Những lý do nghèo có thể là tiêu cực, nhưng căn nguyên của nó vẫn là sự bóc lột lẫn nhau, tạo nên một phân chia giai cấp, bất bình đẳng và phi nhân hóa. Chỉ khi từ bỏ não trạng chạy theo lợi nhuận, xa hoa và thu tích tài sản, con người mới tạo được một xã hội nhân bản, công bình và huynh đệ. Lúc đó giàu mới là điều tốt và được chúc phúc, vì giữ được tâm hồn sạch tội, không chạy theo của cải, tiền tài (x. Hc 31, 8).

     

    Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Kitô (x. Lc 6, 20) nhằm xây dựng Nước Trời tại trần gianngười Kitô hữu cần phải sống đơn sơ giản dị, giảm bớt nhu cầu, để có thể sống yêu thương và chia sẻ cho bao người đang lâm cảnh túng thiếu. Điều cần thiết là sống thân phận thụ tạo, thoát khỏi sự kiềm chế của bản năng tham lam, quyền hành và độc chiếm, để đón nhận và trao ban. Mọi của cải đều là ân huệ Chúa ban, nên cũng phải biến thành ân huệ cho người khác. Đã được cho không thì cũng phải cho không. Điều quan trọng là hoàn thiện bản thân, trong việc sống gắn bó và tùy thuộc vào Thiên Chúa. Đây là cốt lõi của tinh thần khó nghèo, cho ta có được hạnh phúc siêu nhiên thanh thoát ngay ở đời này.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa Giêsu!
    Mối phúc đầu tiên Chúa công bố,
    dành cho ai có tâm hồn nghèo khó,
    là điều làm cho con phải giằng co,
    giữa việc sở hữu và sống đời từ bỏ.

     

    Thật ra chẳng có gì là mâu thuẫn,
    giữa văn minh tiến bộ và hồng ân cứu độ,
    giữa đời này và hạnh phúc đời sau,
    vì ơn Chúa trao là cuộc sống dồi dào.

     

    Nhưng lời Chúa cho con biết rõ hơn,
    tâm hồn nghèo khó là yếu tố quyết định,
    để mọi phát triển trở thành điều chân chính,
    vì chúng con dễ ham mê tiền tài danh vọng,
    nên cũng dễ lật lọng và đối xử bất công,
    gây ra bao khốn cùng cho cuộc sống.

     

    Nghèo khó tinh thần cho con sự bình tâm,
    không để cho cảm xúc đẩy đưa hay chế ngự,
    không bị lôi cuốn theo những thứ bên ngoài,
    để tâm hồn luôn thoải mái an vui.

     

    Hạnh phúc không chỉ là tinh thần nghèo khó,
    mà còn dám có một cuộc sống khó nghèo,
    là cuộc sống rất thanh cao và giản dị,
    tự giải thoát mình khỏi tính tham sân si.

     

    Thật ra sự nghèo khó tự nó chẳng tốt gì,
    khi người ta đành phải chịu vì cam phận,
    chứ không vui lòng đón nhận vì tình yêu,
    hay không chờ đợi mọi điều từ nơi Chúa.

     

    Con nghèo khó khi không ham mê giàu có,
    coi mọi sự trong đời dù có cũng như không,
    để mở rộng lòng quảng đại biết cho đi,
    và dám dâng hiến ngay những gì còn lại.


    Cho con sống trọn vẹn giây phút hiện tại,
    luôn bên Chúa với tâm hồn thư thái. Amen.

    Lm. Thái Nguyên